Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây dó bầu (aquilaria crassna)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ TRỌNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MƠI TRƢỜNG ĐẤT TỚI
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY DÓ BẦU
(AQUILARIA CRASSNA)

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ

Hà Nội, 2019


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số


liệu , kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong các
cơng trình khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất cứ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học
Hà Nội, ngày……tháng……năm……..
Ngƣời cam đoan

Lê Trọng Trình


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trường đại học Lâm nghiệp. Trong q
trình làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn
tất luận văn.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy GS.TS Nguyễn Thế
Nhã đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa sau Đại học, Trường đại học
Lâm nghiệp, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong
thời gian học tập vừa qua.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên
lớp 24B1 khoa học môi trường đã luôn động viên, giúp đỡ tơi trong q trình
làm luận luận văn. Đồng thời xin giửi lời cám ơn đến các anh/chị đáp viên đã
nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát giúp tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …..tháng …… năm 2019

Học viên

Lê Trọng Trình


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.......................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. Tổng quan về cây Dó bầu ....................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái .......................................... 3
1.1.2. Tổng quan về đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu ..................... 6
1.2 Cây Dó bầu ở Tiên Phước tỉnh Quảng Nam ........................................... 9
1.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên xã hội huyện Tiên Phước ............. 9
1.2.2. Trồng Dó bầu ở huyện Tiên Phước ............................................... 10
1.3. Tổng quan về đất trồng ......................................................................... 12
1.3.1. Đặc điểm cơ bản của đất .............................................................. 12
1.3.2. Đặc điểm của đất khu vực Tiên Phước, Quảng Nam .................... 22
1.3.3. Tổng quan về quan hệ của đất - Dó bầu ....................................... 27
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU ................................................................ 29
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 29

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 29


iv

2.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 29
2.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 29
2.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 29
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 30
2.4.1. Phương pháp kế thừa .................................................................... 31
2.4.2. Phương pháp điều tra đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu...... 31
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm của đất ...................... 32
2.4.4. Phương pháp xác định mối quan hệ giữa một số đặc điểm cơ bản
của đất và cây Dó bầu............................................................................. 34
2.4.5. Phương pháp đề xuất giải pháp phát triển cây Dó bầu trong khu
vực nghiên cứu ........................................................................................ 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 37
3.1. Đặc điểm cơ bản của rừng trồng cây Dó bầu tại khu vực nghiên cứu.. 37
3.1.1. Khái quát tình hình trồng cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước. ...... 37
3.1.2. Tình hình sinh trưởng của cây Dó bầu trong khu vực nghiên cứu 39
3.2. Kết quả điều tra đặc điểm cơ bản của đất tại khu vực nghiên cứu ....... 48
3.2.1. Đặc điểm vật lý của đất tại khu vực nghiên cứu ........................... 48
3.2.2. Đặc điểm hóa học của đất tại khu vực nghiên cứu ....................... 50
3.3. Mối quan hệ giữa một số đặc điểm cơ bản của đất và cây Dó bầu.......... 51
3.3.1. Mối quan hệ giữa đất và sinh trưởng phát triển của cây Dó bầu 51
3.3.2. Quan hệ đất - một số đặc điểm cơ bản của trầm hương............... 59
3.4. Đề xuất giải pháp phát triển cây Dó bầu trong khu vực nghiên cứu ... 69



v

3.4.1.Giải pháp về khoa học kỹ thuật...................................................... 69
3.4.2.Giải pháp về cơ chế chính sách ..................................................... 73
3.4.3.Giải pháp về bảo vệ môi trường .................................................... 74
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 1


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BTB

Bắc Trung Bộ

ĐNB

Đông Nam Bộ

NTB

Nam Trung Bộ


TNB

Tây Nam Bộ

CEC

Khả năng trao đổi cation

D1,3

Đường kính ngang ngực

Dt

Đường kính tán

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiêù cao dưới cành

TH

Tiên Hiệp

TC


Tiên Cảnh

TK

Tiên Kỳ

ÔTC

Ô tiêu chuẩn


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu một số khu vực điển hình của
Việt Nam ........................................................................................................... 8
Bảng 1.2. Một số nguyên tố thiết yếu cho cây trồng; lượng cần thiết và dạng
cây hút ............................................................................................................. 18
Bảng 1.3. Thang pH đất và mức độ chua của đất ........................................... 19
Bảng 1.4. Giá trị khả năng trao đổi cation của một số loại đất

(theo

J.Janick,1972) .................................................................................................. 21
Bảng 1.5. Phân loại đất tỉnh Quảng Nam........................................................ 22
Bảng 3.1. Số lượng và diện tích cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước, Quảng
Nam (2004) ..................................................................................................... 38
Bảng 3.2. Tình trạng sinh trưởng của cây Dó bầu ở Tiên Phước.................... 39
Bảng 3.3. Đánh giá sự khác biệt về sinh trưởng của cây Dó bầu tại 3 xã
nghiên cứu ....................................................................................................... 41

Bảng 3.4. Đánh giá sinh trưởng của Dó bầu tại xã Tiên Hiệp ........................ 43
Bảng 3.5. Sinh trưởng của Dó bầu ở các ơ tiêu chuẩn thuộc xã Tiên Cảnh .. 45
Bảng 3.6. Đánh giá sự khác biệt chỉ tiêu sinh trưởng giữa các ÔTC nghiên
cứu tại thị trấn Tiên Kỳ ................................................................................... 47
Bảng 3.7. Thành phần cơ giới đất tại khu vực nghiên cứu ............................. 49
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu đất trồng cây Dó bầu ................................. 51
Bảng 3.9. Hàm lượng mùn và đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu ............ 52
Bảng 3.10. Đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu và tổng phốt pho của các ....... 53
ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu ........................................................... 53
Bảng 3.11. Đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu và lượng Phốt pho dễ tiêu của
các ô tiêu chuẩn trong khu vực nghiên cứu..................................................... 55
Bảng 3.12. Quan hệ của phốt pho dễ tiêu với sinh trưởng của Dó bầu .......... 56
Bảng 3.13. Đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu và hàm lượng ni tơ trong
đất trồng........................................................................................................... 58


viii

Bảng 3.14. Đặc điểm của đất trồng có trầm hương chất lượng khác nhau .... 59
Bảng 3.15. Kết quả đo vùng gỗ biến màu sau sáu tháng của cây thí nghiệm số
07 tại khu vực Khối 19, thị trấn Hương Khê .................................................. 61
Bảng 3.16. Kết quả phân tích mẫu gỗ cơng thức thí nghiệm với nấm Fusarium
sau 12 tháng ..................................................................................................... 63
Bảng 3.17. Đặc điểm của đất, cây thí nghiệm tiếp chế phẩm sinh học và kích
thước vùng gỗ chuyển màu ............................................................................. 64
Bảng 3.18. Lượng phốt pho trong đất và kích thước vùng gỗ biến màu sau 12
tháng tiếp chế phẩm ........................................................................................ 65
Bảng 3.19. Kết quả xác định hàm tương quan giữa Phốt pho với kích thước vùng gỗ
chuyển màu xung quanh lỗ khoan tiếp chế phẩm sau 12 tháng ........................ 66
Bảng 3.20. Kết quả xác định hàm tương quan giữa Ni tơ với kích thước vùng

gỗ chuyển màu xung quanh lỗ khoan tiếp chế phẩm sau 12 tháng ................. 68


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ phẫu diện đất (Theo Phan Tuấn Triều, 2009) ....................... 13
Hình 1.2. Các dạng cấu trúc (cơ cấu) đất (Theo Phan Tuấn Triều, 2009) ...... 16
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu ............................................................. 30
Hình 2.2. Chọn vị trí lấy mẫu đất trong ơ tiêu chuẩn...................................... 33
Hình 2.3. Lấy mẫu đất của cây thí nghiệm ..................................................... 34
Hình 3.1: So sánh đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu của ba xã trong ............ 40
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 40
Hình 3.2. So sánh đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu của ba ơ tiêu chuẩn thuộc
xã Tiên Hiệp .................................................................................................... 44
Hình 3.3. So sánh đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu của ba ơ tiêu chuẩn thuộc
xã Tiên Cảnh.................................................................................................... 46
Hình 3.4. So sánh đặc điểm sinh trưởng của Dó bầu của ba ơ tiêu chuẩn thuộc
thị trấn Tiên Kỳ ............................................................................................... 48
Hình 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm tới q trình hình thành trầm hương
thơng qua kích thước vùng gỗ biến màu sau sáu tháng thí nghiệm ................ 62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm hương là phần gỗ thơm ở cây dó mọc trên rừng tự nhiên ở nhiều
nước như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Ấn độ, Trung
Quốc..... Đây là hương liệu và dược liệu rất quý, có giá trị kinh tế cao. Là
phần gỗ của cây dó nhiễm dầu. Một số lồi dó trong q trình sinh trưởng, do

những tác động bên ngoài, gây ra những “tổn thương hoặc nhiễm bệnh” lâu
ngày cây tích tụ chất dầu, lan dần ra, làm biễn đổi các phần tử gỗ, tạo nhiều
màu sắc, nhiều tính chất, mùi vị, nhiều hình dáng ở nhiều vị trí trong cây dó.
Theo nhiều thơng tin trầm hương và tinh dầu trầm có nhiều tác dụng:
trong y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa trị các chứng đau ngực, hen suyễn,
khó thở, cảm hàn, đau bụng,...; trong công nghiệp mỹ phẩm dùng làm chất
định hướng, chế biến các loại dầu thơm, nước hoa cao cấp,...; trong văn hóa
cổ truyền dùng làm hương nhang và nến đốt trong các dịp lễ tết.
Về cơ chế hình thành trầm hương nhiều tác giả cho rằng có liên quan
đến quá trình cây bị tổn thương, sau đó cây bị nhiễm bệnh bởi vật gây bệnh
chính là một số lồi vi sinh vật, chủ yếu là nấm; Để tự vệ cây sản sinh ra
nhiều loại chất chuyển hóa khiến gỗ bị chuyển màu, có hương vị đặc trưng.
Q trình cây bị tổn thương, nhiễm bệnh có thể là một q trình tự nhiên, xảy
ra một cách “ngẫu nhiên” khi cây bị tổn thương cơ giới do gió bão, sét, bị sâu
hại đục khoét, vi sinh vật xâm nhiễm và cũng có thể là một quá trình nhân tạo
khi con người chủ ý tạo ra vết thương cho cây và đưa vi sinh vật vào các vết
thương này.
Quá trình hình thành trầm hương, số lượng và chất lượng trầm hương
được diễn giải là một quá trình phức tạp, kéo dài, chịu ảnh hưởng tổng hợp
của nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong. Các yếu tố bên ngồi bao gồm khí
hậu, đất, nước, gió bão..., các sinh vật cư trú trên cây như côn trùng, vi sinh


2

vật. Các yếu tố bên trong liên quan đến đặc điểm di truyền và sinh trưởng,
phát triển của cây.
Chất lượng trầm hương Việt Nam được nhiều nhà khoa học đánh giá
rất cao, đặc biệt là trầm hương của cây Dó bầu. Chất lượng này được nhiều
người cho là có đặc điểm vùng miền, trong đó yếu tố đất được cho là yếu tố

quan trọng.
Hiện nay nguồn cùng với sự mất rừng thì nguồn Trầm hương tự nhiên
cũng ngày càng cạn dần. Các lồi thuộc chi Aquilaria có khả năng cho Trầm
bị khai thác cạn kiệt. Ở Việt Nam những người khai thác Trầm chặt đốn bừa
bãi những cây Dó bầu ở bất kỳ độ tuổi nào. Với cách khai thác như vậy thì chỉ
trong một thời gian ngắn những cây thuộc họ Dó bầu gần như bị diệt chủng.
Trước tình hình đó Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay thuộc Chính Phủ) Đã ban hành
Nghị Định số 18-HDBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 quy định danh mục thực
vật rừng, động vật rừng quý hiếm và có chế độ bảo vệ, đã xếp cây Dó bầu vào
danh mục nhóm 1A, tức là được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trước tình trạng này ở nước ta đã có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân
trồng cây Dó bầu đại trà, nhằm mục đích cải thiện kinh tế, phủ xanh đất trống
đồi trọc, góp phần xóa đói giảm nghèo.v.v.... Trong điều kiện đó việc tìm hiểu
yếu tố đất có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng sinh trưởng phát triển cũng
như quá trình hình thành trầm hương là rất quan trọng
Với mục đích tìm hiểu điều kiện môi trường đất tốt nhất phục vụ cho
điều kiện trồng cây Dó bầu nhằm cho ra sản phẩm tốt nhất. Vì vậy tơi tiến
hành thực hiện đề tài : Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh
trưởng và phát triển của cây Dó bầu (Aquilaria crassna)”


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về cây Dó bầu
1.1.1. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái
Dó bầu cịn có các tên gọi khác nhau dựa vào những sản phẩm của
chúng như cây Tok, cây Trầm, cây Trầm hương, cây Kỳ nam.v.v… Theo
Nguyễn Hiền và Võ Văn Chi (1991) cây Dó bầu được chính thức đặt tên

khoa học và công bố dựa vào những mẫu vật do nhà thực vật học người
Pháp là Pierre thu nhập tại đảo Phú Quốc (Việt Nam) và núi Aral tỉnh
Samrongtong (Campuchia) vào tháng 5 -1870. Pierre đã dựa vào tên
Campuchia là Krasna để đặt cho cây Dó bầu là Aquilaria crassna nhưng đó
chỉ là tên trầm chưa có bảng mơ tả và việc cơng bố chưa được hợp thức
hố. Sau đó Henri Lecomte trong bộ sách Thực Vật Chí Đơng Dương lần
đầu tiên mơ tả các lồi thuộc chi Aquilaria ở Đơng Dương và cơng bố
chính thức trong thực vật học của Pháp năm 1914 và xếp chi này vào họ
Trầm. Phạm Hồng Hộ (1992) trong cơng trình gần đây nhất xác nhận ở
Việt Nam, chi Aquilaria thuộc họ Trầm hương có ba lồi được định danh là:
Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte: Dó bầu, Trầm; ghi nhận ở Phú
Khánh, Bảo Lộc và Phú Quốc.
Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte Dó baillon; ghi nhận ở rừng dầy ẩm
Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Aquilaria banaensae Phạm Hồng: Dó Bà Nà; ghi nhận ở rừng dầy ẩm
Quảng Nam, Đà Nẵng.
Các tác giả khác như GS. Lê Văn Ký (1993), các tác giả trong quyển
“Cây Gỗ Rừng Việt Nam Tập IV” (1991); “Phân Loại Thực Vật” (Nxb
Giáo dục, 1972” và “Danh Mục Thực Vật Tây Nguyên” của đoàn điều tra
thực vật (1984) đã ghi nhận cây Dó bầu với tên khoa học Aquilaria
agallocha Roxb.
Tuy nhiên, theo Vũ Văn Chiên (1976) trong “Tóm tắt đặc điểm họ
cây thuốc” thì Aquilaria agallocha Roxb chỉ có ở Ấn Độ khơng có ở Việt
Nam, khơng ghi nhận trong quyển “Thực vật chí Đơng Dương” của Henri


4

Lecomte. Một số cơng trình nghiên cứu khác như: “Định danh Dược thảo
và Dược liệu Đơng Y” của đồn Dược sĩ Việt Nam (xuất bản ở Sài Gòn,

1973” và “Những cây Thuốc vị thuốc Việt Nam” (Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội 1981) lại cho rằng Aquilaria agallocha Roxb là đồng danh
của Aquilaria crassna Pierre.
Theo Vũ Văn Dũng, Nguyễn Quốc Dựng (2007) Dó bầu - Aquilaria
crassna Pierre ex Lecomte, 1899; tên khác: tên khác: Dó tía, Dó trắng, Dó
núi, Dó bầu xanh, Dó bầu trắng, Dó bầu ơ, Dó bầu ếch, Trầm dó, Trầm
hương, thuộc chi Dó trầm (Aquilaria Lamk.), họ Trầm (Thymeleaceae), bộ
Bơng (Malvales), có đặc điểm nhận biết như sau:
*Đặc điểm hình thái:.
Mơ tả: Cây gỗ lớn, cao 15-30m, thân thẳng, đường kính tới 1m; vỏ
nhẵn, dễ tách khỏi phần gỗ bên trong; cành non có vỏ xám, nhiều sợi, có
lơng, có rãnh dọc; khi già thường nhẵn và có lỗ bì; chồi lá phủ lơng vàng
nhạt. Lá hình trái xoan đến hình mác, kích thước 8- 9,5cm (-12,5) x 3,6 5,5cm, gốc nhọn hay tù; đỉnh nhọn, hơi dai, mặt trên có lơng mịn; khi khơ
nhẵn, màu nâu nhạt hay nâu sáng ở mặt trên và nhẵn hoặc chỉ có ít lơng
trên các gân ở mặt dưới.; gân cấp hai 15-18 đôi. mảnh, hơi nổi, gần song
song, mép lá dày và hơi cuộn lại; gân cấp 3 hình mạng, rất mảnh, hơi rõ,
cách nhau và gần thẳng góc với gân chính; cuống lá dài 4-5mm, mảnh, có
lơng, có đốt ở gốc.
Cụm hoa mọc ở nách các lá phía đầu cành, dạng tán đơn hay kép (12 lần); có lơng màu xám; trục cụm hoa dài 0,3-1cm, có lơng mềm. Hoa
màu vàng, có cuống dài 0,6-1cm, có lơng mịn. Gốc hoa hình chng, cao
3,5-4,5mm, có lơng mịn ở 2 mặt. Lá đài 5, hình trứng, xoè ra hay hơi lật
lại, có lơng; phần phụ hình cánh hoa hình trứng, cao 1mm, có lơng dày;
đính trên họng của gốc hoa. Nhị 10, xếp thành 2 vòng; các nhị đối diện với
lá đài đính ở đỉnh, chỉ nhị dài 1mm, nhẵn; bao phấn thuôn, nội hướng, dài


5

1mm, nhẵn. Bầu hình trứng, cao 2,5-4,5mm, hơi dẹt ở đỉnh, khơng cuống,
có lơng với 2 ơ ở phía gốc, lên phía trên chỉ cịn 1 ơ; mỗi ơ 1 nỗn, đính

gần phía đỉnh; vịi dài 0,7-1mm, có lơng; núm hình đầu, màu đen nhạt.
Quả nang, kích thước 4x 3cm, dẹp, có cuống dài 1cm, nhọn, có lơng
màu vàng nhạt; vỏ quả ngồi đồng trưởng, 1,5cm, nhẵn; có 2 van dầy, xốp,
có gân thưa; 2 ơ. Hạt 1(-2), màu đen nhạt, bóng, có dây treo phát triển.
*Đặc điểm sinh học: Lá Dó bầu phát triển qua ba giai đoạn: (1) Xuất
hiện lá non nhưng phiến lá chưa mở, còn cuộn lại. (2) Lá bánh tẻ, phiến lá
bắt đầu mở đến khi mở hoàn toàn. (3) Lá hoàn chỉnh - lá già. Thời kỳ lá
non và lá bánh tẻ đều kéo dài khoảng ba ngày, giai đoạn lá trở thành lá
hoàn chính kéo dài 11,5 ngày.
Cây Dó bầu trồng sau khoảng 4-5 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa quả.
Tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra hoa quả có khác
nhau. Ở Miền Bắc và Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 - 4,
quả chín vào tháng 6 - 7. Khu vực Miền Nam thời gian ra hoa tháng 2, quả
chín tháng 5 - tháng 6. Đôi khi ở miền Bắc cây có thể có hoa quả vào cuối
năm, từ tháng 10 - 11. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Sơn (2011) cho thấy:
thời điểm bắt đầu và kết thúc cũng như khoảng thời gian kéo dài của các
pha vật hậu rất khác nhau, từ pha rụng lá, ra chồi, ra lá non, ra nụ, nở hoa,
kết quả và quả chín. Điều đáng chú ý là các pha vật hậu thường bắt đầu và
kết thúc sớm hơn ở khu vực Quảng Nam và muộn hơn ở Kiên Giang, mặc
dù nhiệt độ bình quân năm tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam, nhưng
lượng mưa và số ngày mưa lại cao nhất ở Quảng Nam, có lẽ đây là ngun
nhân chính gây nên hiện tượng này.
*Đặc điểm sinh thái: Dó bầu là cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, khi
lớn thiên về sáng, mọc rãi rác trong các khu rừng thuộc kiểu ẩm nhiệt đới
nguyên sinh hoặc thứ sinh, xanh quanh năm, sống thích hợp trong rừng hỗn


6

giao, cây lá rộng. Cây dó bầu có thể tái sinh bằng chồi hoặc bằng hạt, sinh

trưởng, phát triển trong các điều kiện: Nhiệt độ bình quân 20 - 25oC; lượng
mưa hàng năm trên 1.200 mm; độ ẩm khơng khí trên 80%; độ cao dưới
1.200m so với mặt nước biển; độ dốc dưới 45o. Cây Dó bầu có thể sinh
trưởng trên nhiều loại đất núi, đất đỏ xám, đỏ vàng, đất feralit, thích hợp
nhất là đất nâu vàng, đất thịt lẫn đá cịn tính chất rừng, khơng thích hợp đất
đá vôi, đất cát, đất ngập úng.
Phân bố: Việt Nam: Từ Hồ Bình, Thanh Hố trở vào Nam. Tập
trung nhiều ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Các tỉnh thuộc vùng Tây Ngun, Bình Định, Khánh Hồ, các tỉnh
thuộc Đông Nam Bộ; An Giang (Bảy Núi), Kiên Giang (Phú Quốc).
CamPuChia: Kômpong Thom; Núi A ral; Nông Pênh; Kampot. Lào, Thái
Lan.
Sâu bệnh: Giai đoạn cây con có bệnh lở cổ rễ, thối thân, phấn trắng,
cháy lá... Các loại sâu hại quan trọng là sâu ăn lá như Sâu xanh (Heortia
vitessoides thuộc họ Crambidae) thường xuyên gây trụi lá. Sâu đục thân
(Zeuzera conferta hoặc Zeuzera sp. thuộc họ Cossidae) được nhiều người
cho là yếu tố kích thích cây tạo trầm.
Tình trạng bảo tồn: Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Dó bầu đang
trong tình trạng nguy cấp (EN, Endangered). Theo Danh lục đỏ IUCN năm
2018 Dó bầu thuộc dạng rất nguy cấp (CR critical endangered).
1.1.2. Tổng quan về đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu
Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cây Dó bầu, Nguyễn Huy
Sơn, Lê Văn Thành (2009, 2011) cho biết: Kết quả điều tra và phân tích
cho thấy có thể trồng cây dó trầm được ở ... trên các loại đất phát triển trên
các loại đá mẹ: phiến mica, đá vôi, đá phiến clorit, dăm kết tím, phiến
thạch sét, đá granit/nai, riolit và sa thạch, tầng đất từ mỏng đến trung bình


7


và đến rất dày, độ dốc từ 5 - 25 độ hoặc hơn. Những nơi có nhiệt độ bình
qn năm từ 21-27,60C, lượng mưa trung bình năm tờ 1.444 - 3.850mm.
Có thể trồng thuần lồi hoặc hỗn lồi với các loài cây lá rộng thường xanh
như Trám trắng, Sồi phảng, Dẻ, Xoan đào, Xoan ta,…cây con trong giai
đoạn vườn ươm thích hợp với chế độ che sáng 50%, sau 6 tháng có thể
giảm dần xuống 25% và trước khi xuất vườn từ 1 - 2 tháng có thể dỡ bỏ
dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây. Để tạo cây con có thể sử dụng hỗn
hợp ruột bầu như sau: 90% đất tầng A + 8% phân chuồng hoai + 2% phân
vi sinh hữu cơ hoặc 90% đất tầng A + 8% phân chuồng hoai + 2% NPK
tổng hợp (tỷ lệ 5:10:3). Nghiên cứu đặc điểm sinh tưởng của Dó bầu 5, 8
và 12 năm tuổi, trồng ở bốn vùng sinh thái khác nhau: Hà Tĩnh (Bắc Trung
Bộ); Quảng Nam (Nam Trung Bộ); Bình Phước (Đơng Nam Bộ) và An
Giang (Tây Nam Bộ), Nguyễn Huy Sơn (2011) đã xác định: “Khả năng
sinh trưởng kém nhất ở cả 3 cấp tuổi (từ 5-12 năm tuổi) là trồng ở Hà Tĩnh,
khả năng sinh trưởng của cây trồng kém có thể có nhiều ngun nhân,
nhưng ngun nhân chính có thể lý giải rằng do khu vực Bắc Trung bộ chịu
ảnh hưởng của khí hậu miền Bắc có mùa đơng kéo dài đã làm cho cây
trồng sinh trưởng rất chậm trong mùa đông, thậm chí ngừng sinh trưởng.
Ngược lại, ở khu vực từ Nam Trung bộ trở vào chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm, khơng có mùa đơng lạnh, có thể sinh trưởng
quanh năm nên khả năng sinh trưởng lớn hơn. Đặc biệt, cây Dó trầm trồng
ở Bình Phước có khả năng sinh trưởng tốt nhất ở cả 3 cấp tuổi. Xếp thứ
trung gian là ở Quảng Nam và An Giang“.


8

Bảng 1.1. Đặc điểm sinh trƣởng của Dó bầu một số khu vực điển hình
của Việt Nam
Số tt


Tỉnh (vùng Sinh

D1.3

thái)

(cm)

Vd (%) H (m)

Vh

Hdc

Vhdc

(%)

(m)

(%)

Rừng trồng 5 tuổi
1

Hà Tĩnh (BTB)

4,97


48,15

3,78

25,14

1,06

43,55

2

Quảng Nam (NTB)

8,09

16,97

5,37

16,62

1,43

39,90

3

Bình Phước (ĐNB)


10,20

23,97

6,85

10,11

1,89

26,44

4

An Giang (TNB)

7,71

24,21

5,16

14,38

1,23

48,14

Rừng trồng 8 tuổi
1


Hà Tĩnh (BTB)

8,93

28,74

5,28

16,89

1,73

25,56

2

Quảng Nam (NTB)

9,91

22,90

6,63

16,45

2,11

32,61


3

Bình Phước (ĐNB)

18,15

19,49

8,84

12,33

3,36

28,47

4

An Giang (TNB)

12,29

16,91

7,48

13,96

2,33


27,77

Rừng trồng 12 tuổi
1

Hà Tĩnh (BTB)

11,92

31,34

6,38

19,82

2,01

32,68

2

Quảng Nam (NTB)

17,61

21,25

8,58


18,90

2,45

29,50

3

Bình Phước (ĐNB)

24,88

23,70

13,59

10,87

4,57

26,90

4

An Giang (TNB)

17,11

19,02


7,43

18,93

2,97

32,00

(Nguồn: Nguyễn Huy Sơn, Lê Văn Thành (2009, 2011)
Số liệu thống kê trong bảng 1.1 cho thấy cùng ở một cấp tuổi, nhưng
khả năng sinh trưởng của cây Dó trồng ở các vùng sinh thái khác nhau khá rõ
rệt (Ft>F05). Khả năng sinh trưởng kém nhất ở cả 3 cấp tuổi (từ 5-12 năm
tuổi) là rừng trồng ở Hà Tĩnh, có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên
nhân chính theo Nguyễn Huy Sơn là do khu vực Bắc Trung bộ chịu ảnh


9

hưởng của khí hậu miền Bắc có mùa đơng kéo dài đã làm cho cây trồng sinh
trưởng rất chậm trong mùa đơng, thậm chí ngừng sinh trưởng. Ngược lại, ở
khu vực từ Nam Trung bộ trở vào chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, nóng
ẩm quanh năm, khơng có mùa đơng lạnh, có thể sinh trưởng quanh năm nên
khả năng sinh trưởng lớn hơn. Ngồi yếu tố khí hậu, đất đai cũng là yếu ảnh
hưởng rất rõ đến khả năng sinh trưởng của chúng, tuy nhiên các tác giả chưa
có điều kiện nghiên cứu về đất đai.
1.2 Cây Dó bầu ở Tiên Phƣớc tỉnh Quảng Nam
1.2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên xã hội huyện Tiên Phước
Tiên Phước là một huyện trung du phía tây của tỉnh Quảng Nam. Về
hành chính, huyện gồm 15 xã và thị trấn. Phía Tây giáp huyện Bắc Trà My,
phía Đơng giáp huyện Phú Ninh, phía Nam giáp huyện Núi Thành, phía Bắc

giáp huyện Hiệp Đức. Diện tích tự nhiên của Tiên Phước là 45.322 ha (2001).
Thị trấn Tiên Kỳ nằm ở vị trí trung tâm của huyện nằm trên tỉnh lộ ĐT 616,
là cầu nối giữa thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ và huyện Bắc Trà My. Toạ độ địa lý
được giới hạn bởi vĩ tuyến 150 20’ đến 150 36’ vĩ độ Bắc và kinh tuyến từ
1080 4’ 46” đến 1080 27’ 56” kinh đông.
Dân số Tiên Phước 75.001 người (16.258 hộ), phân bố trên địa bàn 14
xã và 1 thị trấn, trong đó có 124 khẩu đồng bào dân tộc thiểu số (KOR) sống
ở 02 xã Tiên An, Tiên Lập. Mật độ dân số bình qn 165 người/km2, phân bố
khơng đồng đều. Tốc độ tăng dân số 1,5%, thấp hơn mức bình qn của tỉnh.
Tổng số lao động tồn huyện 34.030 người, chiếm 45% dân số, cơ cấu lao
động tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 85% số hộ, tiểu thủ
công nghiệp 8,5%, dịch vụ 4,7% và các ngành quản lý 1,8%.
Tiên Phước có 02 con sơng chính là sơng Tranh và sơng Tiên. Ngồi ra
cịn có một số sông, suối nhỏ như: sông Yên, sông Tam, sông Ta Nao, sông Ta
Cao, sông Hương Quế... Sông Tranh dài 23 km chảy qua xã Tiên Lãnh, nguồn


10

nước của sông này được sử dụng xây dựng các cơng trình thuỷ điện quy mơ
lớn. Sơng Tiên dài 43 km chảy qua các xã Tiên Lộc, Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên
Kỳ, Tiên Châu, Tiên Cẩm. Sơng Tiên có nhiều tên gọi: từ địa phận Tam Kỳ
chạy vào đầu Tiên Lộc gọi là sông Bông Miêu. Từ đầu Tiên Lộc đến đầu Tiên
Kỳ gọi là sông Tiên. Từ đầu Tiên Kỳ đến cuối Tiên Hà gọi là sông Khang. Từ
cuối Tiên Hà chạy qua địa phận Hiệp Đức gọi là sơng Chang.
Địa hình huyện Tiên Phước có đặc trưng phức tạp, đa dạng, ruộng đồng
phân tán, nhỏ hẹp, có thể chia thành 03 vùng. Vùng núi cao nằm chủ yếu về
phía Tây và Tây Nam của huyện thuộc lãnh thổ các xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc,
Tiên Lãnh. Độ cao đổ từ Tây Nam sang Đông Bắc thấp dần, độ cao trung bình
từ + 200 m đến + 500 m với các đỉnh cao như: Hòn Che (+ 1.000 m), núi Hà

Nội (+1.003 m), Da Cao (+ 670 m) thuộc xã Tiên Lãnh, núi Bằng Lim (+ 683
m) thuộc xã Tiên Ngọc. Vùng đồi gị chuyển tiếp giữa địa hình núi cao với địa
hình bậc thang, có độ cao trung bình từ + 100 m đến + 180 m, phần lớn là
đồi hình bát úp, đỉnh nhọn nhấp nhơ lượn sóng. Vùng bậc thang, do cấu tạo
phức tạp của địa hình núi cao và đồi gị nên hình thành những vùng đất bậc
thang nối tiếp phân tán nhỏ hẹp từ Tây sang Đơng Bắc.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 45.322 ha. Trong đó đất nơng
nghiệp 7.515 ha, đất lâm nghiệp 22.925 ha (bao gồm đất rừng sản xuất 18.760
ha, đất rừng phòng hộ 4.164 ha), đất xây dựng và thổ cư 926 ha, đất chưa sử
dụng có khả năng sản xuất nông-lâm nghiệp 10.230 ha. Do những đặc thù
riêng về địa hình và tính chất đất đai mà vùng Tiên Phước có tỷ lệ đất lâm
nghiệp rất lớn, chiếm hơn 50% đất tự nhiên.
1.2.2. Trồng Dó bầu ở huyện Tiên Phước
Đối với tỉnh Quảng Nam, có thể nói huyện Tiên Phước là huyện trọng
điểm trong việc trồng Dó bầu;
Huyện miền núi Tiên Phước xưa nay được xem là lãnh địa vàng của cây


11

Hồ tiêu Quảng Nam. Nhưng kể từ khi cây Dó bầu lên cơn sốt thì tiêu bị mất địa
vị độc tơn. Những cây Dó trong vườn từ lâu chỉ được xem như những cây rừng
bình thường khác bỗng trở thành cây có giá trị rất cao và được săn lùng khắp nơi.
Năm 1990, anh Nguyễn Huy Hồng ở thơn 5 xã Tiên Mỹ, là người đầu
tiên tạo ra một cơn “địa chấn” mở đường thốt nghèo và cứu cây Dó khỏi
nguy cơ bị tuyệt diệt. Anh bỏ ra 1,6 triệu đồng mua 20 cây Dó bầu ở vườn nhà
dân trong huyện, khoan và đưa chất xúc tác vào nuôi cấy trầm. 4 năm sau
(1996), 2 cây Dó bầu từ năm 1992 tại thôn 2 xã Tiên Lập đã cho anh 30 kg
trầm loại 6, loại 5 và 1 kg trầm loại 4, bán được 5,5 triệu đồng.
Từ đó người dân ở đây đổ xơ đi tìm cây Dó bầu về trồng, trong khi số

lượng cây con trên rừng ngày càng kiệt, các hộ dân lại nhặt quả về gieo ươm
và thế là những vườn ươm đua nhau ra đời.
Vì đây là lồi cây lớn nhanh, thích hợp với loại đất đai, địa hình và thời
tiết khắc nghiệt, chỉ sau vài năm đã có thể cao đến 6m, đường kính 15-20cm.
Cho đến nay theo thống kê chưa đầy đủ thì huyện Tiên Phước đã trồng
gần 1 triệu cây từ 1-10 năm tuổi, chưa kể hàng triệu cây con khác sẵn sàng
xuất vườn. Số lượng cây con tăng dần, cụ thể:
Trong năm 1997 - 2000: Mỗi năm người dân chỉ tạo khoảng vài ngàn
cây, chủ yếu là bứng từ rừng tự nhiên về trồng phân tán ở những vùng đất
trống, vườn nhà.
Nhưng từ năm 2001 - 2002: Số lượng của cây Dó được tăng lên đáng
kể. Có khoảng 5 vườn ươm (tập trung ở các xã Tiên Cảnh, Tiên Mỹ, Tiên Kỳ),
mỗi vườn tạo khoảng 20-30 ngàn cây; cây con tạo được mỗi năm trồng tại
huyện khoảng 50 ngàn cây, số còn lại bán ra ngoài tỉnh. Ngay trong vụ trồng
rừng năm 2001 cây vừa ươm đã bán sạch; riêng ở thôn 5, Tiên Mỹ, gần cả
làng trồng Dó con.
Năm 2003 - 2007: Trên tồn huyện có khoảng vài chục vườn ươm, đa


12

số các vườn ươm này tự gieo tại các hộ gia đình. Số lượng cây con trong
những năm này tăng lên đáng kể, trung bình gieo ươm mỗi năm khoảng vài
triệu cây.
1.3. Tổng quan về đất trồng
1.3.1. Đặc điểm cơ bản của đất
1.3.1.1. Đặc điểm hình thái
Dựa vào đặc điểm hình thái có thể phân biệt đất với đá, đất này với đất
khác và có thể biết được chiều hướng và cường độ quá trình hình thành đất.
Những đặc điểm hình thái học đất bao gồm:

*Phẫu diện đất (trắc diện đất)
Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ.
Các loại đất khác nhau có độ dày và đặc trưng phẫu diện khác nhau. Phẫu
diện đất là hình thái biểu hiện bên ngồi phản ánh q trình hình thành, phát
triển và tính chất của đất.
Phẫu diện đất được chia thành các tầng phát sinh khác nhau theo đặc
trưng của chúng.
Khi quan sát một mặt cắt thẳng của bất kỳ loại đất nào trong tự nhiên,
ta cũng có thể thấy sự hiện diện của nhiều hay ít các lớp đất có thể phân biệt
được với nhau, một mặt cắt bao gồm nhiều lớp đất đó gọi là một phẫu diên
đất (trắc diện đất).
Vậy phẫu diện đất là một tiết diện thẳng đứng trong đất gồm có những
lớp (layer) hay tầng liên tiếp nhau. Một phẫu diện đầy đủ thường được chia
thành các lớp chính từ trên xuống dưới như sau:


Lớp đất mặt/ hay tầng mặt (top soil): thường được ký hiệu là tầng A,

thường chứa nhiều chất hữu cơ, các rễ cây, vi khuẩn, nấm, các động vật nhỏ
(trùng, dế, …) và có màu tối do sự tập trung chất hữu cơ. Đất tơi xốp, thống
khí. Rễ cây phát triển chủ yếu trong tầng đất này, nhất là những cây có bộ rễ


13

cạn. Khi được cày và canh tác, lớp này được gọi là tầng canh tác.


Lớp đất bên dưới (sub soil): thường được ký hiệu là tầng B, thường


cứng hơn tầng mặt, chứa nhiều sét và ít chất hữu cơ hơn. Ở vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm, lớp này thường chia làm hai: (a) tầng chuyển tiếp nằm phía trên,
bị rửa trơi các muối khống và tập trung ít chất hữu cơ, và (b) tầng tích tụ
nằm phía bên dưới, có sự tập trung các oxid sắt và nhôm, sét,… nên đất khá
cứng rắn.


Lớp mẫu chất/ hay đá mẹ đã bị phân hóa phần nào, được ký hiệu là

tầng C.


Lớp đá mẹ (bed rock): Cứng, chưa phân hóa, được ký hiệu là tầng D.

Hình 1.1. Sơ đồ phẫu diện đất (Theo Phan Tuấn Triều, 2009)


14

* Thành phần của đất
Đất là một vật xốp, bao gồm 3 thành phần (hay còn gọi là pha): rắn,
lỏng và khí. Các thành phần rắn được kết dính lại với nhau hình thành các
hạt, keo đất. Giữa chúng là các lỗ hổng (còn gọi là các tế khổng - spore)
chứa khơng khí và nước.


Thành phần rắn - bao gồm tất cả các vật liệu vơ cơ (khống sét) và

hữu cơ (mùn). Thành phần này thường chiếm 50% thể tích đất.



Thành phần lỏng - bao gồm nước trong đất hoặc dung dịch đất, trong

một môi trường lý tưởng, thành phần nước sẽ chiếm 25% thể tích.


Thành phần hơi/khí - phần khơng khí trong đất sẽ chiếm khoảng 25%

thể tích cịn lại, bao gồm tất cả các loại khí chủ yếu như cacbonic (CO2),
oxygen và nitơ (N2), trong các đất bùn có thêm khí metan và H2S (hyđro
sulfit). Khơng khí trong đất chứa nhiều CO2 (do sự phân giải các chất hữu cơ,
sự hô hấp của rễ cây thải ra) và ít O2.
* Sa cấu đất (soil texture)
Còn được gọi là thành phần cơ giới đất (hay chính là các thành phần các vật
thể rắn vô cơ), sa cấu đất đề cập đến các tỷ lệ khác nhau của ba loại hạt: cát, thịt và
sét trong một loại đất nào đó. Thành phần hạt sẽ xác định kích thước và số lượng
các lỗ hổng giữa các hạt, mà sẽ là nơi được nước hoặc khơng khí chiếm giữ.
Đất cát có tỷ lệ lỗ hổng vào khoảng 25%, trong khi ở đất sét khoảng 60%.
Trung bình đất canh tác có tỷ lệ # 35 - 45 %, đất tốt như nâu đỏ đạt đến 65%.
Các hạt được phân định dựa theo đường kính (D) hạt như sau:


Cát: 0.2 mm > D > 0.02mm



Thịt: 0.02mm > D > 0.002mm




Sét: 0.002 mm > D

*Cơ cấu đất (soil structure)
Cơ cấu đất (cấu trúc đất) đề cập đến sự sắp xếp hoặc tập hợp các loại


15

đất khác nhau. Các hạt đất này được dính kết nhau nhờ các keo sét và hữu cơ,
tạo thành các tập hợp đất có cơ cấu lớn, nhỏ khác nhau. Đất có thể có các
dạng cơ cấu chính như sau:
 Khơng
 Có

có cơ cấu: Các hạt đơn rời rạc nhau như đất cát ven biển;

cơ cấu như: Cụm (viên), hạt, phiến dẹp, khối.

Sự sinh trưởng cây trồng đòi hỏi đất có một cơ cấu tốt, vì nó làm ảnh
hưởng đến:
 Việc

thấm và thoát nước;

 Việc

cung cấp nước cho cây trồng;

 Việc


hút dưỡng chất của rễ cây;

 Độ

thống khí;

 Việc

phát triển của rễ cây;

 Việc

cày bừa và chuẩn bị đất;

 Việc

nẩy mầm và mọc của hạt giống sau khi gieo.

Một loại đất có cơ cấu lý tưởng là có cơ cấu viên và có nhiều lỗ hổng.
Trong điều kiện này, đất dễ canh tác (cày bừa, chuẩn bị đất), cho phép rễ cây
ăn sâu vào đất tốt hơn, và thống khí.


×