Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng môi trường huyện đại từ, tỉnh thái nguyên và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN THẾ CƢỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHỐNG SẢN ĐẾN CHẤT LƢỢNG
MƠI TRƢỜNG HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------------

NGUYỄN THẾ CƢỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHỐNG SẢN ĐẾN CHẤT LƢỢNG
MƠI TRƢỜNG HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Chuyên ngành:
Mã số:

Khoa học môi trƣờng
60440301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGÔ THỊ LAN PHƢƠNG

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tơi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu, Phịng đào tạo, Khoa sau đại học và các thầy cô trong Khoa Môi
trƣờng- Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội đã
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian tơi
học tập ở trƣờng.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị Lan Phƣơng
ngƣời đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp
đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp
trong Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi
trƣờng Thái Nguyên đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
tơi hồn thành tốt khóa học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, ủng
hộ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Thái Ngun, ngày

tháng năm 2014
Học viên


Nguyễn Thế Cường

-1-


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 1
MỤC LỤC .....................................................................................................- 2 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................- 4 DANH MỤC HÌNH ........................................................................................- 6 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................- 8 MỞ ĐẦU .....................................................................................................- 11 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN ..........................................................................- 11 -

1.1. Tổng quan về hoạt động khoáng sản ...................................................- 11 1.1.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam ..................................- 11 1.1.2. Khai thác khoáng sản và những vấn đề môi trƣờng liên quan .........- 15 1.1.2.1. Thay đổi cảnh quan, suy giảm diện tích rừng ..............................- 15 1.1.2.2. Ơ nhiễm mơi trƣờng .....................................................................- 16 1.1.2.3. Ảnh hƣởng đến cộng đồng dân cƣ ...............................................- 18 1.2. Tổng quan về huyện Đại Từ ................................................................- 20 1.2.1. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên ....................................- 20 1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ....................................................................- 20 1.2.1.2. Sơng ngịi thủy văn ........................................................................- 21 1.2.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết ............................................................- 21 1.2.1.4. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất.................................................- 22 1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ ...................................- 24 1.2.2.1. Điều kiện kinh tế ..........................................................................- 24 1.2.2.2. Điều kiện xã hội ...........................................................................- 25 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................- 26 -

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................- 26 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................- 32 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................- 32 -

-2-


2.2.2. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn ngoài thực địa .............................- 32 2.2.3. Phƣơng pháp thu mẫu và phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm .......- 33 2.2.3.1. Phƣơng pháp lấy mẫu ngoài thực địa ............................................- 33 2.2.3.2. Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ...........................- 33 2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................- 34 Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................- 35 -

3.1. Kết quả nghiên cứu hiện trạng khu vực Mỏ than Núi Hồng ...............- 35 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng môi trƣờng do khai thác khoáng sản Núi Pháo - 42 3.2.1 Kết quả nghiên cứu mơi trƣờng khơng khí khu dân cƣ xung quanh Núi Pháo - 43 3.2.3.Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt suối Cát tiếp nhận nƣớc thải Núi Pháo ......- 51 3.2.4. Chất lƣợng môi trƣờng đất khu dân cƣ gần Núi Pháo .....................- 53 3.2.5.Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ngầm ...................................................- 54 3.4. Đề xuất các giải pháp khắc phục và kiểm sốt ơ nhiễm ......................... 59
3.4.1 Giải pháp quản lý .................................................................................. 59
3.4.2 Giải pháp kĩ thuật .................................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 61

1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 61
2. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 63

-3-



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại đất theo độ cao và theo độ dốc ............................................ - 21 Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 và 2011 .......................................... - 22 Bảng 1.3. Diện tích rừng năm 2009 và 2011 ....................................................... - 24 Bảng 1.4 Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế của huyện Đại Từ ............................ - 24 Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu khu vực mỏ và văn phịng Cơng ty than Núi Hồng ...... - 27 Bảng 2.2. Thống kê các vị trí quan trắc khu dân cƣ gần Núi Pháo ...................... - 29 Bảng 2.3. Vị trí các điểm quan trắc sơng suối xã Hà Thƣợng gần Núi Pháo ...... - 32 Bảng 2.4. Một số phƣơng pháp phân tích đối với các tác nhân ô nhiễm ............. - 33 Bảng 3.1.Khối lƣợng đất đá bóc và sản lƣợng khai thác than của mỏ Núi Hồng
từ 1986-2010 ......................................................................................... - 35 Bảng 3.2. Kết quả phân tích khí thải khu văn phịng và khu vực sản xuất công
ty than Núi Hồng ................................................................................... - 38 Bảng 3.3 Kết quả đo và phân tích mơi trƣờng khơng khí trung bình qua các
năm tại mỏ Than Núi Hồng .................................................................. - 39 Bảng 3.4. Chất luợng nƣớc thải mỏ than Núi Hồng ............................................ - 40 Bảng 3.5. Chất lƣợng nƣớc suối tại cầu Bất tiếp nhận nƣớc thải Than Núi
Hồng năm 2012-2013 ........................................................................... - 41 Bảng 3.6. Ƣớc tính thải lƣợng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác, tuyển
hàng năm ............................................................................................... - 42 Bảng 3.7. Kết quả quan trắc chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí khu vực giáp
ranh Xóm 3 và 4, xã Hà Thƣợng năm 2003 ......................................... - 43 Bảng 3.8. Kết quả đo và phân tích mơi trƣờng khơng khí khu vực Xóm 2, xã
Hà Thƣợng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ...................................... - 44 Bảng 3.9. Kết quả đo và phân tích mơi trƣờng khơng khí khu vực Xóm 3, xã
Hà Thƣợng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ...................................... - 44 Bảng 3.10. Kết quả đo và phân tích mơi trƣờng khơng khí khu vực Xóm 4, xã
Hà Thƣợng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ...................................... - 45 -

-4-


Bảng 3.11 Giá trị nồng độ trung bình của bụi TSP, bụi PM10 hiện tại so với
năm 2003 tại khu vực Xóm 3 và Xóm 4 ............................................... - 47 Bảng 3.12. Kết quả phân tích mơi trƣờng nƣớc thải Núi Pháo trong năm 2013: - 50 Bảng 3.13 Kết quả phân tích nƣớc mặt suối Cát trƣớc điểm tiếp nhận nƣớc
thải của cơng ty TNHH Núi Pháo 150m về phía thƣợng lƣu và sau
điểm tiếp nhận nƣớc thải 150m về phía hạ lƣu . ................................... - 51 Bảng 3.14. Kết quả đo và phân tích mơi trƣờng đất ............................................ - 53 Bảng 3.15. Kết quả đo và phân tích mơi trƣờng nƣớc dƣới đất ........................... - 54 Bảng 3.16. Chất lƣợng nƣớc tại một số sông suối huyện Đại Từ ............................ 56
Bảng 3.17. Hàm lƣợng As trong tóc của một số ngƣời dân xã Hà Thƣợng ............. 58

-5-


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí Mỏ Than Núi Hồng ..................................................................... - 27 Hình 2.2 Vị trí Núi Pháo và khu vực nghiên cứu................................................. - 29 Hình 3.1 Sơ đồ sản xuất than của mỏ than Núi Hồng .......................................... - 37 Hình 3.2. Biểu đồ diễn biến nồng độ trung bình (mg/m3) và Mức độ biến đổi
nồng độ (%) của bụi tổng số (TSP) năm 2003 so với hiện nay – Khu
vực Xóm 3, xã Hà Thƣợng, Đại Từ, Thái Nguyên ............................... - 48 Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến nồng độ trung bình (mg/m3) và Mức độ biến đổi
nồng độ (%) của bụi PM10 năm 2003 so với hiện nay – Khu vực
Xóm 3, xã Hà Thƣợng, Đại Từ, Thái Nguyên ...................................... - 48 Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến nồng độ trung bình (mg/m3) và Mức độ biến đổi

nồng độ (%) của bụi tổng số (TSP) năm 2003 so với hiện nay – Khu
vực Xóm 4, xã Hà Thƣợng, Đại Từ, Thái Nguyên ............................... - 49 Hình 3.5. Biểu đồ diễn biến nồng độ trung bình (mg/m3) và Mức độ biến đổi
nồng độ (%) của bụi PM10 năm 2003 so với hiện nay – Khu vực
Xóm 4, xã Hà Thƣợng, Đại Từ, Thái Nguyên ...................................... - 49 Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến nồng độ TSS trƣớc và sau điểm tiếp nhận nƣớc
thải NTNP ............................................................................................. - 52 Hình 3.7. Biểu đồ diễn biến nồng độ As, Zn, Fe, Cu của suối Cát trƣớc và sau
điểm tiếp nhận nƣớc thải NTNP ........................................................... - 52 -

-6-


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APHA

: American Public Health Association

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

HD

: Hoạt động

KHD


: Không hoạt động

KHP

: Không phát hiện

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

: Uỷ ban nhân dân

-7-


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tính cấp thiết của đề tài
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách
thành phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích tự nhiên là 57,847,86 ha, chiếm
16,33% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, Trên địa bàn huyện, nguồn tài nguyên, đất,
nƣớc, khoáng sản phong phú và đa dạng, có khu du lịch Hồ Núi Cốc huyền thoại,
huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, trong những năm gần đây tốc độ
phát triển kinh tế của huyện luôn ở mức độ cao.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề gia tăng ô nhiễm,
suy giảm chất lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí, đa dạng sinh học; gây tác
động trực tiếp đến đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững trền địa bàn huyện.
Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trƣờng trên địa bàn huyện và số liệu từ
nhiều dự án, đề tài nghiên cứu cho thấy không khí ở nhiều điểm tại các vùng khai
thác khống sản đã bị ơ nhiễm do bụi, khí SO2, Nguồn nƣớc các sông Công; nƣớc
ngầm ở một số vùng dân cƣ đã bị ô nhiễm rõ rệt do chất hữu cơ, dầu mỡ, vi sinh;
Ơ nhiễm mơi trƣờng đã và đang là thách thức cho phát triển bền vững của
huyện. Có thể nói khơng do dự rằng phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng sinh
thái là một trong những mối quan tâm hàng đầu có tính chất sống cịn của nhân loại
ngày nay, Làm thế nào để kết hợp hài hồ giữa mơi trƣờng và phát triển, giữa con
ngƣời và thiên nhiên, giữa hiện tại và tƣơng lai, Đó là mối quan tâm của nhiều Quốc
gia trên thế giới cũng nhƣ của Chính phủ Việt Nam và của tồn xã hội.
Huyện Đại Từ cũng khơng nằm ngồi xu thế đó, Hiện nay huyện đang trong
q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời phát triển theo xu hƣớng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố, nhiều ngành kinh tế mới xuất hiện.
Nhƣng một vấn đề cũng đƣợc đặt ra, thách thức sự nghiệp phát triển kinh tế
của huyện trong giai đoạn mới, đó là phải đảm bảo phát triển kinh tế trong sự phát
triển bền vững môi trƣờng.

-8-



Thực tế cho thấy cần thiết phải có các nghiên cứu những biến động môi
trƣờng tự nhiên do tác động của các nhân tố hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời dự
báo biến động môi trƣờng tự nhiên do thực hiện quy hoạch phát triển, làm cơ sở
khoa học cho việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững
nền kinh tế huyện Đại Từ.
Kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu là tìm những giải pháp khai thác sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực do hoạt
động sản xuất, khai thác khoáng sản của con ngƣời đến môi trƣờng tự nhiên.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của các hoạt động khai thác khoáng sản đến chất lượng môi trường huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên và giải pháp khắc phục’’
Với mục đích nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lƣợng môi trƣờng
do các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Từ, trên cơ sở
đó đề xuất những chính sách và giải pháp khắc phục bảo vệ môi trƣờng trên
địa bàn huyện.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Làm sáng tỏ thêm bức tranh về hiện trạng môi trƣờng huyện Đại Từ.
- Góp phần hồn thiện phƣơng pháp nghiên cứu hiện trạng, đánh giá ảnh
hƣởng do các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện,
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp bảo vệ, khắc phục, xử lý ô nhiễm trên
địa bàn huyện.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng tại một số khu vực khai thác khoáng sản
trên địa bàn huyện.

-9-


- Đánh giá hiện trạng và diễn biễn chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc, khơng khí;

Xác định các ngun nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng; sự tác động do phát
triển kinh tế xã hội, do các hoạt động khai thác khống sản tới mơi trƣờng.
- Đề xuất các chính sách và giải pháp khắc phục bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo
sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý mơi trƣờng
khống sản của huyện.

- 10 -


MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động khoáng sản
1.1.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam
1.1.1.1. Phân loại tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam
Những điều tra cơ bản và tìm kiếm khống sản của các nhà địa chất Việt
Nam cùng với các kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trƣớc cách mạng
tháng Tám đến nay đã phát hiện Việt Nam có trên 5000 điểm mỏ và tụ khống của
hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lƣợng, kim loại đến
khống chất cơng nghiệp và vật liệu xây dựng.
Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam phần lớn là tụ khống
có quy mơ vừa và nhỏ, phân bố rải rác, các loại khoáng sản có quy mơ cơng nghiệp
khơng nhiều. Phần lớn các mỏ đều nằm ở vùng sâu vùng xa không thuận lợi về giao
thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn,
hiệu quả kinh tế khơng cao.
Có thể chia ra khống sản nƣớc ta thành 3 nhóm nhƣ sau:
* Nhóm khống sản năng lượng
Việt Nam có tiềm năng trung bình, nhƣng do đặc điểm đã khai thác trong
nhiều năm qua nên có nguy cơ bị cạn kiệt trong thời gian tới. Theo tính tốn trữ
lƣợng dầu khí đã đƣợc thăm dị cho đến nay của Việt Nam chỉ đảm bảo khai thác

trong vòng 30 năm nữa. Tiềm năng than đƣợc dự báo rất lớn (bể than Đông Bắc, bể
than Đồng bằng sông Hồng) nhƣng trữ lƣợng đã đƣợc thăm dò đến nay là rất nhỏ.
Theo Báo cáo Nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý và sử dụng tài nguyên
khoáng sản Việt Nam, trong tổng số khoảng 929 tỷ tấn trữ lƣợng than tin cậy của
thế giới tính đến tháng 1 năm 2006, Việt Nam chỉ đƣợc gộp trong số các nƣớc cịn
lại của châu Á khơng nằm trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD Organization for Economic Cooperation and Development) với tổng trữ lƣợng
chung chỉ có 9,7 tỷ tấn. Trong đó, Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục
địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài ngun trữ lƣợng đạt

- 11 -


36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3.500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến
210 tỷ tấn. Than biến chất trung bình (bitum) đã đƣợc phát hiện ở Thái Nguyên,
vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lƣợng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên
gần 80 triệu tấn. Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than
Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ
tấn, trong đó bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lƣợng đạt trên 3 tỷ tấn.
* Nhóm khống chất cơng nghiệp và vật liệu xây dựng
Việt Nam có nhiều loại khống chất cơng nghiệp nhƣ apatit, phosphorit, baryt,
than bùn, sét gốm sứ, magnesit, dolomit, kaolin, pyrophylit, quartzit, cát thuỷ tinh,
thạch anh tinh thể…. Các khống chất cơng nghiệp ở Việt Nam đã đƣợc đánh giá và
nhiều mỏ đã đƣợc khai thác phục vụ cho các ngành nông, công nghiệp. Các mỏ lớn
đáng chú ý là apatit, baryt và graphit.
+ Apatit phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía
Bắc đến vùng Văn Bàn, Lào Cai dài trên 100km, rộng trung bình 1km, đƣợc
đánh giá có tài nguyên đến độ sâu 100m là 2,5 tỷ tấn và trữ lƣợng đã đƣợc
thăm dò đạt 900 triệu tấn.
+ Baryt phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, thƣờng đi kèm với quặng PbZn và đất hiếm. Tổng tài nguyên dự báo đạt 25 triệu tấn [19] (trong tụ khống Đơng
Pao, Lai Châu có 4 triệu tấn).

+ Graphit có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi với tổng tài nguyên và trữ
lƣợng đạt gần 20 triệu tấn.
Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng nhƣ: sét gạch ngói, sét xi măng,
puzzolan, cát sỏi, đá vơi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong ... phân bố ở nhiều khu vực
trên cả nƣớc.
* Nhóm các loại khống sản kim loại q hiếm
Nhóm kim loại q hiếm mà thế giới đang rất cần nhƣ vàng, bạc, đồng, chì,
kẽm, thiếc… thì trữ lƣợng của Việt Nam lại ít và chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ
cạn kiệt. Việt Nam chƣa phát hiện đƣợc kim cƣơng, các loại đá quý nhƣ ruby,
saphia, peridot tuy có nhƣng chƣa rõ trữ lƣợng. Một số loại khống sản có trữ lƣợng

- 12 -


đáng kể nhƣ bơxít, đất hiếm, ilmenit… nhƣng chủ yếu vẫn đang ở dạng tiềm năng
dự báo. Ngoài ra, thế giới cũng có rất nhiều các loại khống sản này và nhu cầu tiêu
dùng trên thế giới đối với các loại khống sản này là khơng cao và hiện tại gần nhƣ
bão hịa.
+ Tài ngun bơxít đƣợc đánh giá khá dồi dào nhƣng chất lƣợng thấp và có
nhiều thách thức, bất lợi lớn khi khai thác tài nguyên này nhƣ vốn đầu tƣ cao, nguồn
nƣớc và đặc biệt là vấn đề môi trƣờng.
+ Quặng titan, theo báo cáo nghiên cứu đánh giá thực trạng về quản lý và sử
dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam đƣợc biết Titan trong cồn cát đỏ ở tỉnh Bình
Thuận dự báo khoảng 130 triệu tấn. Uớc tính trữ lƣợng titan trong cả nƣớc đạt mức
500 - 600 triệu tấn và có thể cịn lớn hơn.
Nhƣ vậy, tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại nhƣng
tiềm năng hạn chế. Các loại khống sản có giá trị, đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa
chuộng thì Việt Nam khơng có nhiều (nhƣ vàng, bạc…) hoặc đã khai thác gần nhƣ
cạn kiệt (nhƣ dầu mỏ, than). Những loại khống sản chúng ta có nhiều (nhƣ bơxít,
ilminite, đất hiếm…) một mặt chƣa đƣợc đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các

loại khoáng sản này trên thế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại khơng cao, cịn
có thể sử dụng hàng trăm năm tới.
1.1.1.2. Các hình thức khai thác, chế biến khống sản
Có thể chia các hình thức khai thác, chế biến khống sản ra thành 3 nhóm:
* Khai thác, chế biến khống sản quy mơ cơng nghiệp
Việc khai thác, chế biến khống sản quy mô công nghiệp tập trung ở các tổ
chức sau: Tổng cơng ty Khống sản khai thác và chế biến chì, kẽm, đồng, thiếc,
ilmenit, chromit. Tổng cơng ty Thép khai thác các mỏ quặng sắt, các mỏ nguyên
liệu phụ gia luyện kim, vật liệu chịu lửa. Tổng công ty Than khai thác vùng than
Quảng Ninh và một số mỏ than rải rác ở các tỉnh khác. Tổng cơng ty Hố chất khai
thác mỏ apatit Lào Cai, các mỏ pyrit, các mỏ ngun liệu hố chất. Tổng cơng ty Xi
măng khai thác các mỏ đá vôi xi măng, sét xi măng và các mỏ nguyên liệu phụ gia
xi măng. Tổng công ty Dầu - Khí khai thác các mỏ dầu, khí đốt thiên nhiên.

- 13 -


Một số Cơng ty liên doanh có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi khai thác đồng, chì, kẽm,
ilmenit, vàng, dầu-khí, đá vơi trắng, v.v.
Khai thác, chế biến khống sản quy mơ công nghiệp đang từng bƣớc đƣợc
nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh doanh
nhìn chung đảm bảo theo nội dung phƣơng án, đề án, thiết kế, báo cáo đánh giá tác
động môi trƣờng đã đƣợc phê duyệt; từng bƣớc gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi
nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ mơi trƣờng, an tồn lao động, bảo vệ tài
ngun khống sản. Do khả năng đầu tƣ cịn hạn chế nên các mỏ khai thác quy mô
công nghiệp ở nƣớc ta hiện chƣa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về việc chấp hành
các quy định của pháp luật về khống sản, pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng.
* Khai thác, chế biến khống sản quy mơ nhỏ, tận thu
Khai thác tận thu là hình thức khai thác khống sản trong điều kiện việc
đầu tƣ khai thác quy mô cơng nghiệp khơng có hiệu quả tại các khu vực có

khống sản phân bố khơng tập trung, khu vực khai thác lại ở các mỏ đã quyết
định đóng cửa; khai thác khống sản làm vật liệu xây dựng thơng thƣờng khơng
theo quy mơ cơng nghiệp.
Hình thức khai thác này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phƣơng trong
cả nƣớc và tập trung chủ yếu vào các loại khống sản làm vật liệu xây dựng, ngồi
ra nhiều tỉnh phía Bắc khai thác quặng sắt, antimon, thiếc, chì, kẽm, bơxít, quặng
ilmenit dọc theo bờ biển để xuất khẩu.
Mặc dầu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác theo quy định,
có đề án khai thác, chế biến, có bản đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lƣợng mơi trƣờng
đƣợc phê duyệt, nhƣng do vốn đầu tƣ ít, khai thác bằng phƣơng pháp thủ công hoặc
bán cơ giới là chính nên trong q trình khai thác, chế biến đã ảnh hƣởng đến môi
trƣờng, cảnh quan.
* Khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản
Hoạt động khai thác trái phép tài ngun khống sản đang là một vấn đề thời
sự, địi hỏi các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền phải quan tâm, xử lý. Việc
khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản kéo theo các hậu quả nghiêm trọng nhƣ

- 14 -


tàn phá mơi trƣờng, làm thất thốt, lãng phí tài nguyên, gây mất an toàn lao động,
làm mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội, v.v. Việc khai thác trái phép tài nguyên
khoáng sản gây hậu quả lớn đến môi trƣờng chủ yếu là nạn khai thác vàng, sử dụng
cyanur, hoá chất độc hại để thu hồi vàng đã diễn ra ở Quảng Nam, Lào Cai, Lâm
Đồng, Đà Nẵng; khai thác chì, kẽm, thiếc ở các tỉnh miền núi phía Bắc; khai thác
quặng ilmenit dọc bờ biển đã phá hoại các rừng cây chắn sóng, chắn gió, chắn cát
ven biển; khai thác cát, sỏi lịng sơng gây xói lở bờ, đê, kè, ảnh hƣởng các cơng
trình giao thơng, gây ô nhiễm nguồn nƣớc; khai thác đá vật liệu xây dựng phá hoại
cảnh quan, môi trƣờng, gây ô nhiễm không khí.
1.1.2. Khai thác khống sản và những vấn đề mơi trường liên quan

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, các hoạt động
khai thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào cơng cuộc đổi mới đất
nƣớc. Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động khai
khống sản đã đóng góp tới 5,6% GDP. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt
đƣợc, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trƣờng.
1.1.2.1. Thay đổi cảnh quan, suy giảm diện tích rừng
Q trình khai thác khống sản thƣờng qua ba bƣớc: mở cửa mỏ, khai thác và
đóng cửa mỏ. Nhƣ vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên
và môi trƣờng đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chƣa hợp lý, đặc biệt các
mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì
vậy, việc khai thác khoáng sản trƣớc hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh
vùng mỏ.
Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ
che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm, đất bị thoái hoá. Hoạt
động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lƣợng hoặc
tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nƣớc xấu đi.
Một số loài thực vật bị giảm số lƣợng, động vật phải di cƣ sang nơi khác. Ví dụ hoạt
động khai thác Than ở Quảng Ninh đã gây ảnh hƣởng đến khoảng 750 ha rừng, làm

- 15 -


cho đất nông nghiệp hiện nay so với năm 1985 đã giảm 79 ha, trong đó đất trồng lúa
giảm khoảng 30 ha. Do mất rừng nên nguồn nƣớc phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt
sẽ bị đe dọa, ảnh hƣởng đến đời sống cộng đồng dân cƣ; cùng với đó là diện tích đất
nơng, lâm nghiệp bị thu hẹp, ảnh hƣởng đến sản xuất do chiếm dụng đất nông, lâm
nghiệp để làm khai trƣờng.
Do đặc thù của khai thác mỏ là một hoạt động công nghiệp không giống các
hoạt động công nghiệp khác về nhiều mặt, nhƣ phải di dời một khối lƣợng lớn đất

đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu. Một khối lƣợng lớn
chất thải rắn đƣợc hình thành do những vật liệu có ích thƣờng chỉ chiếm một phần
nhỏ của khối lƣợng quặng đƣợc khai thác, dẫn đến khối lƣợng đất đá thải vƣợt khối
lƣợng quặng nằm trong lòng đất. Chất thải rắn, khơng sử dụng đƣợc cho các mục
đích khác, đã tạo nên trên bề mặt đất địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và
các đống đất, đá.
Đặc biệt ở những khu vực khai thác trái phép, tình hình cịn khó khăn hơn
nhiều. Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lấp do sạt lở,
xói mịn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất mặt. Việc đổ bỏ đất đá thải
tạo tiền đề cho mƣa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía
chân bãi thải và các khu vực lân cận. Khi có mƣa lớn thƣờng gây ra các dịng bùn di
chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới hoa màu, ruộng vƣờn,
nhà cửa, vào mùa mƣa lũ thƣờng gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trƣờng kinh
tế và môi trƣờng xã hội.
Hiện nay, nhiều mỏ đã hoạt động khai thác từ lâu, nhƣng vẫn chƣa có mục tiêu
rõ ràng về việc sử dụng đất sau khi kết thúc khai thác. Việc dự trữ lớp đất mặt (lớp
đất phủ là đất trồng trọt trong khu vực khai thác mỏ không đƣợc thu hồi mà bóc đổ
đi cùng đất đá thải theo trình tự bóc đất), do đó cơng việc phục hồi đất sau này đã
gặp rất nhiều khó khăn và chi phí tốn kém.
1.1.2.2. Ơ nhiễm mơi trường
Hoạt động khai thác khống sản đã và đang gây ra nhiều ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, đặc biệt đối

- 16 -


với môi trƣờng nƣớc. Trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, nƣớc đƣợc
sử dụng với khối lƣợng lớn cho hầu hết cơng đoạn sản xuất. Q trình sản xuất,
tháo khô mỏ, đổ thải, v.v... đã gây ra những tác động tiêu cực tới nguồn nƣớc sinh
hoạt cũng nhƣ nguồn nƣớc sản xuất nông nghiệp ở khu vực xung quanh khai trƣờng

nhƣ: làm thay đổi địa hình, hệ thống nƣớc mặt, điều kiện tàng trữ và thoát nƣớc (tác
động cơ học); làm thay đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học của nƣớc (tác động
hoá học).
- Những tác động cơ học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước
Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trƣờng bị
hạ thấp, ngƣợc lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bị thải đƣợc tăng cao.
Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của
dòng chảy trong khu mỏ nhƣ thay đổi khả năng thu, thoát nƣớc, hƣớng và vận tốc
dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy nhƣ mực nƣớc, lƣu lƣợng, v.v...
Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mƣơng tƣới
tiêu có thể làm thay đổi lƣu lƣợng dịng chảy, dung tích chứa nƣớc, biến đổi chất
lƣợng nguồn nƣớc và làm suy giảm công năng của các công trình thuỷ lợi nằm liền
kề với các khu khai thác mỏ.
Khi tiến hành các hoạt động sẽ hình thành các moong sâu đến hàng trăm mét,
là nơi tập trung nƣớc cục bộ. Ngƣợc lại, để đảm bảo hoạt động của mỏ, phải thƣờng
xuyên bơm tháo khô nƣớc ở đáy moong, hầm lị, hình thành các phễu hạ thấp mực
nƣớc dƣới đất với độ sâu mực nƣớc từ vài chục đến hàng trăm mét và bán kính
phễu hàng trăm mét. Điều đó dẫn đến tháo khơ các cơng trình chứa nƣớc trên mặt
nhƣ hồ ao,... xung quanh khu mỏ.
Các hồ, suối tự nhiên bị bồi lấp, làm giảm đáng kể khả năng tiêu thoát lũ của
khu vực, nhiều moong khai thác quặng trở thành hồ nƣớc mặt. Tình trạng khai thác,
đổ thải bừa bãi và quá tải đã làm cho chất thải rắn là bùn, cát từ bãi thải tràn ra
ngoài, bồi lấp một một vùng rộng lớn đất canh tác, làm ô nhiễm đất và nguồn nƣớc
nông nghiệp.
- Những tác động hóa học của hoạt động khai thác khống sản tới nguồn nước

- 17 -


Song song với những tác động cơ học đến nguồn nƣớc nói chung và nguồn

nƣớc nơng nghiệp nói riêng, những tác động hoá học đối với nguồn nƣớc cũng rất
đáng kể. Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan
nổ sẽ thúc đẩy các q trình hồ tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất
đá, q trình tháo khơ mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nƣớc, chất thải rắn, bụi thải
không đƣợc quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nƣớc mƣa, nƣớc chảy
tràn cung cấp cho nguồn nƣớc tự nhiên,... là những tác động hố học làm thay đổi
tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nƣớc xung quanh các khu mỏ.
Mức độ ơ nhiễm hố học các nguồn nƣớc phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ đặc
điểm thân quặng, thành phần thạch học và độ bền vững của đất đá chứa quặng,
phƣơng pháp và trình độ cơng nghệ khai thác, chế biến quặng, biện pháp quản lý và
xử lý chất thải...
1.1.2.3. Ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư
Hoạt động khoáng sản mới chỉ thể hiện rõ phần lợi ích của doanh nghiệp, một
phần lợi ích của nhà nƣớc, cịn lợi ích của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng nơi có hoạt
động khoáng sản hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện. Ngƣời dân vùng mỏ chƣa đƣợc hỗ
trợ trực tiếp về trích từ nguồn thu hoạt động khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội
địa phƣơng, trong khi phải hứng chịu hậu quả về môi trƣờng và những áp lực do
hoạt động khống sản gây ra nhƣ việc hình thành những cộng đồng dân cƣ mới và
tự phát triển.
Hoạt động khai thác khống sản đã làm cho khơng khí bị ơ nhiễm do khí thải
và bụi từ các hoạt động khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải và chế biến gây ra. Hầu hết
các khâu sản xuất của dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến đều gây ra hàm
lƣợng bụi vƣợt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt ở các mỏ than, mỏ đá. Môi trƣờng lao
động bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất là tại các vùng nhà sàng than, trạm nghiền đá,
trong các lò và các đƣờng lò độc đạo, tại các vùng khoan nổ mìn, xúc bốc, dọc
đƣờng vận tải quặng, đất đá.

- 18 -



Hoạt động khai thác khoáng sản đã ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời lao động,
gần một nửa số ngƣời mắc bệnh bụi phổi silic trong toàn quốc tập trung tại các vùng
khai thác mỏ. Ngoài ra, các bệnh khác nhƣ viêm phế quản mãn tính chiếm tới 60%,
lao 4 - 5%. Tiếng ồn ở nhiều mỏ lên cao từ 97 - 106 dBA [21], vƣợt tiêu chuẩn cho
phép nên đã làm nhiều công nhân mỏ bị bệnh điếc nghề nghiệp. Rung cục bộ do
điều khiển búa khoan cầm tay cũng đã gây các tổn thƣơng đến xƣơng, khớp và hệ
thần kinh của ngƣời lao động. Có những khu vực khai thác, nhà sàng tuyển than,
trạm xay nghiền đá phát ra nguồn bụi lớn, nằm gần khu dân cƣ và khu đô thị nên đã
ảnh hƣởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cƣ. Khai thác khoáng sản cũng là nơi
thƣờng xảy ra nhiều tai nạn lao động ở mức nghiêm trọng, đặc biệt là trong khai
thác than và khai thác vật liệu xây dựng. Những năm 90 của thế kỷ trƣớc, nhiều tai
nạn nghiêm trọng và tai biến môi trƣờng đã xảy ra trong khai thác khoáng sản ở
nhiều nơi nhƣ ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Nghệ An… Liên tiếp trong các
năm gần đây nhiều sự cố về tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra nhƣ khai thác đá ở Nghệ
An, Hà Tĩnh, Kiên Giang… sự cố sập hầm lị ở mỏ than Mơng Dƣơng hay ở Khe
Tam (Cơng ty than Hạ Long).
Bên cạnh đó, đa số cộng đồng dân cƣ ở các vùng có mỏ khống sản đều sống
dựa vào nguồn thu chính từ nơng lâm nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản... Việc thu hồi đất cho hoạt động khoáng sản đồng nghĩa với
mất đất sản xuất và ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh kế của ngƣời dân. Hoạt động khai
khoáng tuy có tạo thêm việc làm và tạo điều kiện phát triển thêm các dịch vụ kèm
theo nhƣng cũng không đảm bảo đƣợc việc làm cho cộng đồng địa phƣơng. Mặt
khác những tác động bất lợi từ hoạt động khai khoáng đến nguồn nƣớc (ô nhiễm,
suy giảm…), đất sản xuất (ô nhiễm, bị đất đá, bùn cát… xâm lấn) có tác động
không nhỏ đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Việc đền bù, bồi thƣờng thiệt hại
mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu trƣớc mặt mà chƣa đảm bảo ổn định sinh kế
lâu dài cho ngƣời dân. Phần lớn khai trƣờng sau khai thác chƣa đƣợc cải tạo
phục hồi môi trƣờng hiệu quả nên các địa phƣơng chƣa giao lại cho ngƣời dân
nhận khoán bảo vệ.


- 19 -


Cùng với đó, khi lợi ích từ khai thác tài ngun khống sản khơng đƣợc chia
sẻ hợp lý giữa doanh nghiệp, nhà nƣớc và cộng đồng chắc chắn sẽ nảy sinh mâu
thuẫn và xung đột xã hội. Từ phân chia nguồn lợi không công bằng và những bức
xúc về môi trƣờng, chế độ đền bù… đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, xung đột ở
nhiều địa phƣơng vùng khai khoáng. Nhiều nơi các mâu thuẫn này đã trở nên gay
gắt, điển hình nhƣ ở các vùng khai thác vàng, đá quí, khai thác than ở Quảng Ninh,
khai thác titan ở các tỉnh ven biển Miền Trung...
1.2. Tổng quan về huyện Đại Từ
1.2.1. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách
thành phố Thái Nguyên 25 km, với tổng diện tích tự nhiên là 57,790 ha [26], Huyện
nằm trong tọa độ từ 21030’ đến 21050’ độ vĩ Bắc, 105032’ đến 105042’ độ kinh
Đông, Ranh giới của huyện xác định cụ thể theo các hƣớng: phía Bắc giáp huyện
Định Hóa, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Ngun, phía Đơng
giáp huyện Phú Lƣơng, phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh
Phú Thọ, Bản đồ hành chính của huyện Đại Từ đƣợc đƣa ra ở Phụ lục 1.
Với điều kiện vị trí địa lý nhƣ trên, huyện Đại Từ có điều kiện phát huy khai
thác tiềm năng đất đai cũng nhƣ các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện nói riêng và tồn tỉnh Thái Ngun nói chung.
Đại Từ là huyện có địa hình tƣơng đối phức tạp thể hiện đặc trƣng của vùng
trung du miền núi phía Bắc, Hƣớng chủ đạo địa hình của huyện theo hƣớng Tây
Bắc - Đơng Nam.
Tổng diện tích của huyện đƣợc phân theo độ cao và độ dốc đƣợc thể hiện
ở Bảng

- 20 -



Bảng 1.1. Phân loại đất theo độ cao và theo độ dốc
Độ cao

Diện tích

Tỷ lệ

Độ dốc

Diện tích

Tỷ lệ

(m)

(ha)

(%)

(o)

(ha)

(%)

1

> 300m


10,580

18%

>15

35,947

62%

2

100 - 300

22,087

38%

8-15

6,343

11%

3

< 100m

25,123


44%

<8

15,500

27%

57,790

100%

57,790

100%

STT

Tổng

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đại Từ - Thái Ngun năm 2012
1.2.1.2. Sơng ngịi thủy văn
- Sơng ngịi: Sơng Cơng đƣợc bắt nguồn từ khu vực Đèo Khế, tỉnh Thái
Nguyên chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam qua huyện Đại Từ với chiều dài
24km, Hệ thống các suối, khe nhƣ suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê,,, cũng là
nguồn nƣớc quan trọng cho đời sống và trong sản xuất của huyện.
- Hồ đập: Hồ Núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nƣớc là 769ha, vừa là địa
điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nƣớc cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình,
thị xã Sơng Cơng, thành phố Thái Ngun và một phần cho tỉnh Bắc Giang, Ngồi

ra cịn có các hồ: Phƣợng Hoàng, Đoàn ủy, Vai Miếu, đập Minh Tiến, Phú Xuyên,
Na Mao, Lục Ba, Đức Lƣơng với dung lƣợng nƣớc tƣới bình quân từ 40-50 ha mỗi
đập và từ 180-500 ha mỗi Hồ.
1.2.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Đại Từ là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4
mùa song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mƣa và mùa khơ, mùa mƣa bắt đầu từ tháng
4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, Do ảnh hƣởng
của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc mà huyện thƣờng có lƣợng mƣa lớn
nhất tỉnh, trung bình lƣợng mƣa hàng năm từ 1,800mm - 2,000mm rất thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp (đặc biệt là cây chè), lƣợng mƣa phân bố không

- 21 -


đều theo khơng gian và thời gian, có sự chênh lệch lớn giữa mùa mƣa và mùa khô,
Về mùa mƣa cƣờng độ mƣa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lƣợng mƣa trong năm.
Do mƣa nhiều nên độ ẩm khơng khí khá cao, độ ẩm trung bình từ 70-80%,
nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,90C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là
27,20C, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 200C (là miền nhiệt độ phù hợp
cho nhiều loại cây trồng phát triển).
1.2.1.4. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất
Theo số lƣợng thống kê đất đai của huyện Đại từ tháng 1 năm 2009, tổng diện
tích tự nhiên là 57,790 ha, tình hình sử dụng đất năm 2009 và 2011 đƣợc thể hiện
qua Bảng 1.2
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 và 2011
Năm

Năm 2009
Số lƣợng


Mục đích sử dụng

(ha)

Năm 2011

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng
(ha)

Tỷ lệ (%)

Đất sản xuất nông nghiệp

16,601,4

28,7

18,799,02

32,74

Đất lâm nghiệp

27,814,71

48,1

27,765,3


48,35

650,88

1,2

767,96

1,33

Đất phi nông nghiệp

8,438,16

14,6

8,910,86

15,52

Đất tự nhiên chƣa sử dụng

4,285,25

7,4

3,483,16

6,06


Tổng diện tích

57,415,71

100

57,415,71

100

Đất ni trồng thủy sản

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đại Từ - Thái Nguyên 2011
Thông qua hiện trạng sử dụng đất ta thấy rằng, mặc dù diện tích đất nơng
nghiệp năm 2011 (chiếm 32,74% tổng diện tích) tăng hơn so với năm 2009 (chiếm
28,7% tổng diện tích), việc phát triển kinh tế của huyện vẫn phụ thuộc nhiều vào
sản xuất nông nghiệp, Bên cạnh đó diện tích đất dành cho lâm nghiệp chiếm tỷ lệ
nhiều nhất là do đặc điểm địa hình của huyện tạo nên, Đây là điều kiện rất thuận lợi

- 22 -


cho sản xuất nông nghiệp của huyện bởi rừng là nơi dự trữ và cung cấp phần lớn
nƣớc cho các hoạt động sản xuất nơng nghiệp của tồn huyện.
* Tài nguyên khoáng sản
Đại Từ đƣợc thiên nhiên ƣu đãi phân bố trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng
sản nhất của tỉnh Thái Nguyên, có 18 trong 31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng
[24], Đƣợc chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu:
- Nhóm khống sản là ngun liệu cháy: chủ yếu là than nằm ở 7 xã của

huyện: Yên Lãng, Hà Thƣợng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê,
Có 2 mỏ lớn thuộc Trung ƣơng quản lý và khai thác: Mỏ Núi Hồng, Mỏ Làng Cẩm,
- Nhóm khống sản kim loại:
+ Nhóm kim loại màu: chủ yếu là thiếc và Vônfram, Mỏ thiếc Hà Thƣợng lớn
nhất đƣợc đƣa vào khai thác từ năm 1988, có trữ lƣợng khoảng 13 nghìn tấn, mỏ
Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lƣợng lớn khoảng 28 nghìn tấn, Ngồi các mỏ
chính trên quặng thiếc cịn nằm rải rác ở 9 xã trong Huyện: Yên Lãng, Phú Xuyên,
La Bằng, Hùng Sơn, Tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù Vân.
+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là TiTan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các
xã phía Bắc của Huyện nhƣ Khôi Kỳ, Phú Lạc, trữ lƣợng khơng lớn lại phân tán.
- Nhóm khống sản phi kim loại: Pyrit, Baryt nằm rải rác ở các xã trong
huyện, trữ lƣợng nhỏ, phân tán,
- Khoáng sản và vật liệu xây dựng: Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh
ở xã Phú Lạc, ngồi ra cịn có nguồn đất, cát, sỏi dọc theo các con sông, khu vực Hồ
Núi Cốc, và bãi bồi của các dòng chảy phục vụ vật liệu xây dựng của Huyện và các
vùng lân cận,
* Tài nguyên rừng
Hiện nay toàn huyện Đại Từ có 27,814,71ha rừng [26], trong đó rừng đặc dụng
là 11,372,43ha, rừng sản xuất 13,738,4ha và rừng phòng hộ là 2,703,88ha, So với
năm 2008, tổng diện tích rừng tăng thêm 544,99ha, trong đó chỉ có diện tích rừng
phịng hộ tăng 1,022,46ha, cịn lại cả hai diện tích rừng đặc dụng và rừng sản xuất
đều giảm.

- 23 -


×