Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp bảo tồn loài đinh hương (dysoxylum cauliflorum hiern) tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HOÀNG THỊ LAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO
TỒN LOÀI ĐINH HƢƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Việt Hà

Hà Nội, 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan. Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài
liệu, kết quả công bố trong luận văn là trung thực, chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ
kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
Hà Nội, tháng 10 năm 2018


Ngƣời viết cam đoan

Hoàng Thị Lan


ii
LỜI CẢM ƠN
Để khóa học của bản thân được hồn thành và có kết quả như ngày
hơm này, trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo
trong khoa Lâm học và các thầy cơ giáo khoa sau đại học, đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập tại trường. Đặc biệt trân trọng cảm ơn thầy TS.
Trần Việt Hà, Thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức để giúp tơi
hồn thành luận văn này.
Tơi xin trận trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng chí chuyên viên tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh tuyên Quang, đã giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ để tơi hồn thành luận văn của mình.
Trong q trình thực hiện luận văn mặc dù bản thân tôi đã cố gắng hết
sức để đạt được kết quả tốt nhất, tuy nhiên cịn rất nhiều những khó khăn và
hạn chế như: về thời gian, kinh phí, kinh nghiệm...
Từ những hạn chế đó dẫn đến những thiếu sót khơng thể tránh khỏi.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô, các nhà khoa học
và bạn bè đồng nghiệp để luận văn này được hồn thiện hơn,
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Hoàng Thị Lan



iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................i
Lời cảm ơn.....................................................................................................ii
Mục lục.........................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................... ...........v
Danh mục các bảng.......................................................................................vi
Danh mục các hình......................................................................... ..............vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về loài Đinh hương..................................................................... 3
1.2. Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu..................................................................... 4
1.2.1. Trên thế giới................................................................................................. 4
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................ 9
1.2.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ...................................................................... 9
1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng...................................................................... 13
1.3. Các nghiên cứu tại KBTTN Na Hang.................................................................. 17
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 19
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
2.2. Mục tiêu ................................................................................................ 19
2.2.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................19
2.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ................................................................... 20
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp..............................................20
2.4.3. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 28
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘIKHU VỰC NGHIÊN

CỨU .............................................................................................................................. 29


iv
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 29
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, phạm vi diện tích:................................................ 29
3.1.2. Địa hình, đá mẹ và đất đai: ...................................................................... 29
3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn ...................................................................... 30
3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội ......................................................................... 31
3.2.1. Tình hình dân cư, lao động, việc làmcác xã trong khu bảo tồn ............. 31
3.2.2. Sản xuất lâm nghiệp .................................................................................. 31
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 33
4.1.Đặc điểm phân bố của loài Đinh hương tại khu vực nghiên cứu. ........... 33
4.1.1.Phân bố của loài Đinh hương ............................................................. 33
4.1.2. Nghiên cứu điều kiện nơi mọc của loài Đinh hương .............................. 36
4.1.3. Đặc điểm cấu trúc lầm phần nơi có lồi Đinh hương phân bố ............. 39
4.1.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Đinh hương .......................................... 43
4.1.5. Đặc điểm nhóm lồi cây đi kèm với Đinh hương.................................... 52
4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống loài Đinh hương bằng hạt .............................. 54
4.2.1. Đặc điểm hình thái, chất lượng hạt giống ............................................... 54
4.2.2. Nghiên cứu thành phần hỗn hợp ruột bầu............................................... 55
4.2.3. Nghiên cứu chế độ che sáng cho cây con trong vườn ươm.................... 60
4.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Đinh hương .................................... 65
4.3.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 65
4.3.2. Thực trạng công tác bảo tồn tịa KBTTN Na Hang................................. 69
4.3.3. Một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Đinh Hương ..................... 70
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 75
PHỤ BIỂU



v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BQL

Ban quản lý

ĐH

Đinh hương

KBTTT

Khu bảo tồn thiên nhiên

VQG

Vường quốc gia

OTC

Ô tiêu chuẩn


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Phân bố Đinh hương theo đai cao và trạng thái rừng .................... 33
Bảng 4.2. Kết quả phân bố Đinh hương theo địa hình ..................................... 34
Bàng 4.3. Tổng hợp kết quả điều tra đinh hương trên tuyến .......................... 34
Bảng 4.4. Một số tính chất đất tại khu vực nghiên cứu.............................................. 36
Bảng 4.5. Tổ thành tầng cây cao rừng hỗn giao tre nứa ............................................ 40
Bảng 4.6. Tổ thành tầng cây cao rừng gỗ tự nhiên lá rộng ........................................ 41
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp lớp cây bụi thảm tươi......................................................... 43
Bảng 4.8. Tổ thành cây tái sinh theo rừng hỗn giao tre nứa –gỗ tự nhiên (HG2) tại
ONC I ............................................................................................................................ 44
Bảng 4.9. Tổ thành cây tái sinh theo rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh giàu
(TXG) tại ONC III ........................................................................................................ 45
Bảng 4.10: Phân bố cây tái sinh theo chiều caocủa các trạng thái rừng.................... 46
Bảng 4.11: Nguồn gốc Đinh hương tái sinh của các trạng thái rừng ........................ 49
Bảng 4.12: Chất lượng Đinh hương tái sinh của các trạng thái rừng ........................ 50
Bảng 4.13: Cây tái sinh có triển vọng của các trạng thái rừng .................................. 51
Bảng 4.14. Mối liên quan giữa các thành phần loài câyđi kèm với Đinh hương tại
khu vực nghiên cứu ...................................................................................................... 53
Bảng 4.15. Một số đặc điểm hình thái của quảvà hạt cây Đinh hương .................... 54
Bảng 4.16. Tỷ lệ sống của Đinh hươngtheo từngthành phần ruột bầu khác nhau ... 56
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của thành phần ruột bầuđến sinh trưởng của cây Đinh
hương............................................................................................................................. 58
Bảng 4.18. Tỷ lệ sống của Đinh hươngtheo từngchế độ che sáng khác nhau .......... 61
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của chế độ che sángđến sinh trưởng của cây Đinh hương. 63


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Một số hình ảnh khu vực nghiên cứu ......................................................... 35
Hình 4.2. Một số hình ảnh về phẫu diện đất nghiên cứu ........................................... 38
Hình 4.3. Một số hình ảnh về cây Đinh hương tại khu vực nghiên cứu ................... 42

Hình 4.4. Biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều caocủa các trạng thái rừng . 47
Hình 4.5. Biểu đồ nguồn gốc cây tái sinhcủa các trạng thái rừng ............................. 49
Hình 4.6: Biểu đồ chất lượng cây tái sinh của các trạng thái rừng ............................ 51
Hình 4.7. Trạng thái cây Đinh hương tái sinhtheo các cơng thức che sáng khác
nhau ............................................................................................................................... 62
Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ sống của Đinh hương............................................................. 57
Hình 4.9. Nhân giống Đinh hương bằng hạt............................................................... 60
Hình 4.10. Biểu đồ tỷ lệ sống của Đinh hươngtheo các công thức khác nhau ......... 62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước nằm trong vành đai nhiệt đới, bán
cầu bắc,có tínhđa dạng cao về cáchệ sinh thái rừng. Trong những năm nửa
cuối thế kỷ 20, diện tích rừng của Việt Nam đã có nhiều biến động đáng kể,
chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm. Trước tình
hình đó chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp bảo vệ rừng, bảo vệ giá trị
đa dạng sinh học.Một trong những giải pháp quan trọng là việc thành lập các
khu rừng đặc dụng với mục đích bảo tồn và duy trì tính đa dạng sinh học.
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang nằm ở huyện Na Hang của tỉnh
Tun Quang, có diện tích rộng khoảng 41.061 ha, trong đó có 33.061 ha đất
rừng và 8.000 ha mặt nước.Trong khu bảo tồn có trên 21.000 ha là rừng đặc
dụng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, có độ đa dạng sinh học cao. Cho đến nay,
các nhà khoa học đã xác định được trên 2.000 loài thực vật, nhiều loại được
ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Trai, nghiến, lát hoa, đinh, thơng tre, hồng
đàn, trầm gió, nhiều lồi lan hài, cây thuốc quý…
Quỹ bảo tồn thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đâyKBTTT Na
Hang là một trong những hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên
thế giới.Trong đó có nhiều lồi q hiếm cấp toàn cầu và cấp quốc gia ghi

trong Danh lục Đỏ IUCNvà Sách Đỏ Việt Nam (2007). Đặc biệt, năm 1992,
vùng rừng nhiệt đới trên núi đá vôi ở huyện Na Hang đã gây ra sự chú ý lớn
đối với các nhà khoa học trong việc tái phát hiện quần thể Voọc mũi hếch.
Đây là loài linh trưởng đang trong tình trạng rất nguy cấp trên tồn cầu, có tên
trong Sách đỏ thế giới.
Đinh hương (Dysoxylum cauliflorum Hiern, 1875.) thuộc chi Chặc khế
(Dysoxylon) trong họ Xoan (Meliaceae), là một trong những lồi cây rừng có
giá trị kinh tế, mọc trong rừng thường xanh, nguyên sinh hay thứ sinh, chân
núi đá vôi, thung lũng ở độ cao dưới 700m và chiếm tầng cao của tán rừng.


2

Tái sinh thiên nhiên kém thường gặp cây con dọc đường đi trong rừng. Gỗ
Đinh hương không bị mối mọt, có mùi thơm đặc trưng được dùng cho xây
dựng và đóng đồ cao cấp, vì vậy Đinh hương đang bị săn lùng và khai thác
đến kiệt quệ ở nhiều khu vực khác nhau. Hiện nay, lồi này chỉ cịn rất ít ở
một số khu rừng tự nhiên, khu Bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia. Tại
KBTTN Na hang, Đinh hương phân bố với số lượng khá ít và làđối tượng.
cần được phát triển và bảo tồn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc lựa chọn đề tài“Nghiên cứu đặc điểm
lâm học và đề xuất biện phápbảo tồn loài Đinh hƣơng (Dysoxylum
cauliflorum Hiern) tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang” là rất cần thiết góp phần làm cơ sở để đề xuất biện pháp bảo tồn và
phát triển loài cây này.


3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về loài Đinh hƣơng
Trong tài liệu “Sách đỏ Việt Nam” Phần II, phần Thực vật đã giới thiệu
vềloài:
Đinh hương(Dysoxylum cauliflorum Hiern, 1875.)
Tên khác: Huỳnh đàn
Họ xoan: Meliaceae
Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ, cao 30 - 40 m. Thân thẳng, vỏ nhẵn
màu xám hoặc nâu, vỏ trong màu vàng nhạt. Cành mập, có lơng màu vàng. Lá
kép lơng chim lẻ, lá chét 11-13 mọc đối hay gần đối, phiến lá thn, đầu có
mũi nhọn, gốc hình nêm xiên, cỡ 12 - 24 x 4 - 10 cm. Cụm hoa chùm, dài 9
- 13 cm trên cành già hoặc trên thân. Hoa màu vàng, dài 1-1,5 cm. Lá đài 4.
Cánh hoa 4, có lơng; ống nhị có 8 răng, 8 bao phấn khơng thị ra ngồi;
Bầu 4 ơ, có lơng; vịi hình chỉ, có lơng ở gốc; núm hình đầu; triền hình trụ,
nhăn, dài vượt q bầu, nhưng ngắn hơn vịi. Quả nang, vỏ quả dày, gần
nhẵn, dài 2 - 3 cm, màu đỏ, khi chín nứt thành 3-4 mảnh. Hạt gần hình cầu,
đường kính 1,2 -1,3cm.
Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 8 - 10. Tái
sinh bằng hạt. Mọc trong rừngthường xanh, nguyên sinh hay thứ sinh, chân
núi đá vôi, thung lũng, ở độ cao dưới 700 m.
Phân bố:
-Trong nước:Tuyên Quang, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Quỳ
Châu), Hà Tĩnh (Hương Sơn), Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.
-Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Malaixia.
Giá trị sử dụng:
Cây cho gỗ tốt, khối lượng lớn, dùng trong xây dựng và làm đồ dùng


4


thơng thường.
Tình trạng: Lồi sẽ nguy cấp, do khai thác gỗ và diện tích rừng bị giảm
sút ít nhất trên 20% hiện tại và trong tương lai 5 - 10 năm tới. Tuy nhiên, loài
sẽ được bảo tồn ở Vườn quốc gia Cúc Phương.
Phân hạng: vu Ala,c,d+2d.
1.2. Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp, tổ hợp
của các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời
gian (Phùng Ngọc Lan, 1986). Cấu trúc rừng là kết quả của quá trình chọn lọc
tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực
vật và giữa thực vật với hồn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc
rừng chính là hình thức bên ngồi phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh
thái rừng. Hệ sinh thái rừng, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng tự nhiên nhiệt
đới là những hệ sinh thái có cấu trúc phức tạp nhất. Bởi vậy, những nghiên
cứu về cấu trúc rừng này luôn là con đường đầy chông gai đối với các nhà
khoa học.[13]
Baur G.N (1979), đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái học trong kinh
doanh rừng mưa, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng,
các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng vào từng rừng mưa tự nhiên.[1]
- Mô tả hình thái cấu trúc rừng
Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc
hình thái của quần xã thực vật rừng và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
David và P.W.Risa (1933-1934) đã đề xướng và sử dụng phương pháp vẽ
biểu đồ mặt căt đứng của rừng trong nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng.
Cho đến nay, phương pháp này vẫn có hiệu quả, tuy nhiên nhược điểm của nó


5


là chỉ minh họa được cách săp xếp theo chiều thẳng đứng của các lồi cây gỗ
trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục nhược điểm trên bằng
cách vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về khơng gian ba
chiều. David và Richards (1933-1934) đã đề xuất phương pháp biểu đồ trăc
diện khi nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới theo chiều nằm ngang và chiều
thẳng đứng (Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa, 2003) [15].
Catinot R (1965) đã nghiên cứu các nhân tố câu trúc sinh thái thông qua
việc mô tả, phân loại theo các khái niệm, dạng sống, tầng phiên. Ngoài ra, tác
giả cịn biểu diễn cấu trúc hình thái rừng mưa bằng những phẫu đồ rừng.[3]
Meyer (1952) đã mô tả phân bố N/D13 bằng phương trình tốn học có
dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer hay gọi là
hàm Meyer.
Richards P.W (1952) cũng đã đề cập đên phân bố số cây theo câp
đường kính. Tác giả coi dạng phân bố này là một dạng đặc trưng của rừng tự
nhiên.[14]
Roollet (1971) đã biêu diễn các mối tương quan giữa đường kính ngang
ngực và chiều cao vút ngọn, giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực
bằng các năm hồi quy, đồng thời mơ tả câu trúc hình thái rừng mưa bằng các
phẫu đồ (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [6]
Bally (1973) đã sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường cong
cộng dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba khi nghiên cứu về quy luật
N/D (dẫn theo Vũ Tiên Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997) [9]
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về mơ tả hình thái câu trúc rừng
trên thê giới, các tác giả đều đưa ra những nhận xét mang tính định tính, chưa
mang tính định lượng nên chưa thực sự phản ánh được sự phức tạp về câu
trúc của rừng tự nhiên nhiệt đới.
- Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng



6

Đểkhắc phục nhược điểm của các cơng trình nghiên cứu về mơ tả hình
thái cấu trúc rừng, cùng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học giúp
cho việc nghiên cứu cấu trúc rừng chuyển dần từ mơ tả định tính sang định
lượng. Nhiều tác giả đã sử dụng các cơng thức và hàm tốn học để mơ hình
hố cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc của rừng.
Raunkiaer (1934) đã tìm ra cơng thức xác định phổ dạng sống chuẩn
theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của từng dạng sống so với tổng số
cá thể trong một khu vực. Từ đó, tác giả đã xây dựng cơng thức xác định phổ
dạng sống chuẩn cho hàng nghìn lồi cây khác nhau. Để biểu thị tính đa dạng
về lồi, một số tác giả đã xây dựng các công thức xác định chỉ số đa dạng loài
như Simpson (1949), Margalef (1958), Menhinik (1964)...
Khi các hàm toán học được đưa vào sử dụng để mô phỏng các quy luật
kết cấu lâm phần thì các nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng càng phát triển
mạnh mẽ hơn. Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu cấu trúc rừng theo
không gian và thời gian, tiêu biểu như Rollet B. L (1971) đã biểu diễn mối
quan hệ giữa đường kính và chiều cao bằng các hàm hồi quy, phân bố đường
kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác suất, Belly
(1973) sử dụng hàm Weibull để mơ hình hố cấu trúc đường kính thân cây
lồi Thơng.. .(dẫn theo Trần Văn Con, 2001) [4].
Andel S. (1981) [18] đã chứng minh cấu trúc rừng có ảnh hưởng tới tái
sinh rừng thơng qua việc xác định độ đầy tối ưu cho sự phát triển bình thường
cây gỗ là 0,6 - 0,7. Tác giả cho rằng độ khép tán của rừng có quan hệ với mật
độ và sức sống của cây con.
Tóm lại, trên thế giới các cơng trình nghiên cứu về cấu trúc rừng nói
chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, đa dạng, có nhiều cơng trình
nghiên cứu cơng phu và đã đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng. Tuy
nhiên, các cơng trình nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới cịn rất ít



7

nên cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho rừng tự nhiên
nhiệt đới vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
1.2.1.1. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ
yếu là tầng cây gỗ. Hiểu theo nghĩa rộng tái sinh rừng là sự tái sinh của một
hệ sinh thái rừng. Nó có biểu hiện là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của
những loài cây gỗ ở những nơi cịn hồn cảnh rừng, dưới tán rừng, chỗ trống
trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của
lớp cây con này là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Do đó, tái sinh rừng là một
q trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây tái sinh
và đặc điểm phân bố.
Lowdermilk (1927), đã xây dựng phương pháp điều tra tái sinh tự
nhiên. Tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống, với ô đo đếm
điều tra tái sinh có diện tích từ 1 - 4 m2. Do diện tích điều tra nhỏ nên việc đo
đếm có nhiều thuận lợi nhưng số lượng ô phải đủ lớn và trải đều trên diện tích
khu rừng mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng. Cho đến nay, nhiều
tác giả đã sử dụng phương pháp này khi điều tra tái sinh tự nhiên. Barnard
(1950), đã đề nghị một phương pháp “điều tra chuẩn đoán” để giảm sai số
trong khi thống kê tái sinh tự nhiên. Theo tác giả kích thước ơ đo đếm có thể
thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng
khác nhau (dẫn theo Nguyễn Văn Hồng, 2010) [11].
Richards (1952), đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây
tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Tác giả đã đưa ra nhận xét: trong các ơ
dạng bản có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng
phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson.[14]



8

Một số tác giả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới châu Á như
Bara (1954), Budowski (1956) có nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn
chung có đủ lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện
pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh này là cần thiết (dẫn theo Nguyễn
Thị Thoa, 2003) [15]. Nhờ những nghiên cứu này nhiều biện pháp tác động
vào lớp cây tái sinh đã được xây dựng và đem lại hiệu quả đáng kể.
Van Steenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của
rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán - liên tục của các lồi cây chịu bóng và
tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Hai đặc điểm này khơng chỉ thấy ở rừng
ngun sinh mà cịn thấy cả ở rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ
biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự
nhiên, nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ âm của đất, kết
cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi được đề cập thường xuyên. Baur G.N (1979)
[1] cho rằng trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến phát
triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm, ảnh
hưởng này thường khơng rõ ràng. Ngồi ra, các tác giả nhận định, thảm cỏ và
cây bụi có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Mặc dù ở
những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn
ảnh hưởng đến cây tái sinh. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng lồi cây trên một
đơn vị diện tích thường lớn nhưng số lượng lồi cây có giá trị kinh tế thường
khơng nhiều và được chú ý hơn, cịn các lồi cây có giá trị kinh tế thấp lại ít
được quan tâm mặc dù chúng có vai trị sinh thái quan trọng. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đề cập một cách đầy đủ tất cả các loài
cây xuất hiện trong lớp cây tái sinh để có những đánh giá chính xác tình hình
tái sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng


9

trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu,
quy luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về
quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý
tài nguyên rừng bền vững.
1.2.1.3. Các nghiên cứu vềĐinh hương
Trên thế giới, lồi Đinh hương có phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc,
Campuchia, Mailaixia, Lào và Việt Nam.
Trong tài liệu “Flora of Sabah anh Sarawak” tâp IV của tập thể nhiều
tác giả đã mơ tả Đinh hương là cây gỗ trung bình, cao tới 30m, đường kính
đạt 50cm, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam á và phân bố ở tây
Mailaixia trong các khu rừng mưa nhiệt đới có lượng mưa trên 1500 mm/năm.
Trong tài liệu “Plant Resources of South - East Asia” tập V phần cây
lấy gỗ đã giới thiệu về một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài
Đinh hương, vềphân bố tài liệu đề cập lồi này có ở Việt Nam, Thái Lan,
Campuchia, Mailaixia, Philippines có thể gặp phân bố ở độ cao trên 2000m.
1.2.2. Tại Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc
1.2.3. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Rừng tự nhiên Việt Nam thuộc kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới núi
thấp, rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc.
Trước năm 1945, vấn đề nghiên cứu về cấu trúc rừng ở các nước Đông
Dương, chủ yếu là do người Pháp thực hiện. Sau đó, trong những năm đầu
của thế kỷ 20, các nhà khoa học trong nước mới tiến hành nghiên cứu về cấu
trúc rừng. Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu làm cơ sở cho việc định hướng phát triển rừng

và đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.
Nguyễn Văn Hồng (2010) [11] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên


10

tại BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Tĩnh đưa ra kết luận ở các trạng thái
IIIA1 mật độ tương đối thưa (480 cây/ha), phân bố không đều, độ tàn che đạt
0,53. Trạng thái IIB độ tàn che 0,41, mật độ thấp 390 cây/ha chủ yếu là cây
ưa sáng. Hàm Weibull mô phỏng tốt quy luật phân bố N/D, N/H. Tất cả các ô
tiêu chuẩn đều không phù hợp với hàm Meyer
Bùi Thị Diệp (2012) [5] khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tại khu bảo
tồn thiên nhiên - văn hoá Đồng Nai cho thấy tổ thành và số lượng loài cây
trong khu vực nghiên cứu phong phú, phân bố số cây theo đường kính tuân
theo quy luật phân bố khoảng cách, đỉnh phân bố tương ứng với cỡ kính
12cm. Phân bố số cây theo chiều cao tuân theo quy luật phân bố của hàm
Meyer và giá trị a biến động từ 2,4 đến 2,8; phân bố số cây theo chiều cao có
dạng phân bố một đỉnh lệch trái.
Lê Hồng Việt (2012) [17] khi nghiên cứu về cấu trúc của ba trạng thái
rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho
thấy: phân bố số cây theo đường kính N/D của cả ba trạng thái rừng đều có
dạng phân bố giảm và có thể biểu diễn bằng mơ hình N = a*exp(-b*D) + k;
phân bố số cây theo chiều cao N/H có dạng phân bố nhiều đỉnh.
Nguyễn Tuấn Bình (2014) [2] khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng
thứ sinh thuộc rừng kín thường xanh nhiệt đới khu vực Mã Đà, Đồng Nai cho
thấy rừng thứ sinh có 6 lồi cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đó là Dầu song
nàng, Chị nhai, Làu táu, Trường, Cầy và Bằng lăng ổi. Mật độ trung bình của
quần thụ là 737 cây/ha trong đó 6 lồi cây ưu thế và đồng ưu thế đóng góp
294 cây/ha cịn lại 142 lồi cây gỗ khác. Tiết diện ngang trung bình là
15,1m2/ha trong đó 6 lồi cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp 7,1 m2/ha.

Trữ lượng trung bình là 106,6 m3/ha, trong đó 6 lồi ưu thế và đồng ưu thế là
53 m3/ha. Tổ thành trung bình của 6 lồi cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế là
45,5% cao nhất là Dầu song nàng (16,3%), thấp nhất là Bằng lăng ổi (3,6%).


11

Rừng có độ tàn che trung bình 0,8.
Phùng Văn Khang (2014) [12] khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của
rừng kín thường xanh hơi âm nhiệt đới ở khu vực mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho
thấy phân bố N/D của ba trạng thái nghiên cứu IIB, IIIA2 và IIIA3 đều có dạng
phân bố giảm, phân bố N/H đều dạng một đỉnh lệch trái, phân bố liên tục.
Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Thị Thu Hà (2014) [8] khi nghiên cứu một
số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Vườn quốc gia Vũ
Quang - Hà Tĩnh cho thấy tổng giá trị về chỉ số quan trọng (IV%) của tổ hợp
lồi ưu thế ở 6 ơ tiêu chuẩn định vị có biến động rất lớn từ 11,9% đến 48,4%.
Chỉ số IV% của các loài ưu thế chưa cao. Phân bố N/D được mô phỏng tốt
bằng hàm khoảng cách, đường cong phân bố số cây theo cỡ đường kính có
dạng giảm.
Võ Đại Hải (2014) [7] khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái rừng
IIA tại khu vựcrừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổ thành
rừng tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng với nhiều
loài cây khác nhau, dao động từ 28 đến 45 lồi, trong đó chỉ có từ 4 - 7 lồi
tham gia vào cơng thức tổ thành; lồi Dóc nước là lồi ưu thế chính của tầng
cây cao. Các lâm phần rừng tự nhiên trạng thái IIA tại khu vực nghiên cứu
đều có 2 tầng tán là tầng tán chính và tầng dưới tán, độ tàn che thấp từ 0,3 0,5. Quy luật phân bố số cây theo đường kính và quy luật phân bố số cây theo
chiều cao có thể mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách.
Đoàn Thị Hoa (2015) [10] khi nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái
rừng IIA, IIB, IIIA2 tại Khu di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường
Phăng, Điện Biên cho thấy tổ thành tầng cây cao tương đối đa dạng. Ở trạng

thái IIA và IIB có tổ thành tầng cây cao tương đối giống nhau những lồi cây
có ý nghĩa sinh thái trong quần xã bao gồm các loài cây Vối thuốc - Ba soi Dẻ gai đỏ - Dẻ gai Ân độ. Phần lớn là những lồi cây ưa sáng, có ý nghĩa lập


12

quần cao. Cụ thể, trạng thái rừng IIA bao gồm 10 lồi với mật độ trung bình
291 cây/ha, tiết diện ngang trung bình 5,51 m2/ha và trữ lượng trung bình
27,29 m3/ha. Trạng thái rừng IIB bao gồm 13 loài với mật độ trung bình 303
cây/ha, tiết diện ngang trung bình 12,46 m2/ha và trữ lượng trung bình 66,59
m3/ha. Trạng thái rừng IIIA2 bao gồm 18 loài với mật độ trung bình 209 cây/ha,
tiết diện ngang trung bình 14,28 m2/ha và trữ lượng trung bình 103,14 m3/ha.
Trạng thái rừng IIA có 2 tầng là tầng tán chính A2 với chiều cao trung bình dao
động từ 12,77 - 13,04m; và tầng dưới tán A3 với chiều cao trung bình dao động
từ 10,16 - 10,30m; độ tàn che trung bình của rừng 0,45. Trạng thái rừngIIB có 3
tầng tán đó là tầng vượt tán A1 có chiều cao trung bình dao động từ 15,70 16,25m; tầng tán chính A2 có chiều cao trung bình dao động từ 12,33 12,65m; tầng dưới tán A3 có chiều cao trung bình dao động từ 7,65 - 8,80m;
độ tàn che trung bình của rừng là 0,52. Trạng thái rừng IIIA2 có 3 tầng rõ rệt
đó là tầng vượt tán A1 có chiều cao trung bình dao động từ 21,25 - 21,50m;
tầng tán chính A2 có chiều cao trung bình dao động từ 17,00 - 17,42m; tầng
dưới tán A3 có chiều cao trung bình dao động từ 10,50 - 12,29m; độ tàn che
trung bình của rừng là 0,61. Phân bố số cây theo đường kính N/D13 của 3 trạng
thái rừng có thê mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố khoảng cách,
đều có dạng đường cong một đỉnh. Phân bố số cây theo chiều cao N/Hvn của
trạng thái rừng IIA có thê mơ phỏng tốt bằng phân bố Weibull và phân bố
khoảng cách; trạng thái rừng IIB và IIIA2 có thê mơ phỏng tốt bằng phân bố
Weibull; các phân bố đều có dạng đường cong một đỉnh.
Cù Thị Thanh Lộc (2017) cũng đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của
một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác tại huyện Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình.
Bùi Văn Thoại (2017) Nghiến cứu về đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ trên

hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh ở vườn quốc gia Cúc Phương,


13

Ninh Bình.
Phan A Sinh (2017) Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng
loài cho một số trạng thái rừng tự nhiên tại Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Nguyễn Thị Nga (2017) Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh trên
một số trạng thái rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Lng
tỉnh Hịa Bình.
Lê Trung Hưng (2017) Nghiên cứu cấu trúc lồi cây gỗ trên hai trạng
thái rừng lá rộng thường xanh thuộc ban quản lý rừng phòng hộ A Lưới Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về câu trúc rừng gần đây
thường thiên về việc mơ hình hố các quy luật kết cấu lâm phần. Việc mơ
hình hóa quy luật phân bố số cây theo đường kính và chiều cao đã được các
tác giả quan tâm nhiều hơn, đây được coi là quy luật cơ bản nhất trong các
quy luật kết cấu lâm phần. Biết được các quy luật phân bố, có thể xác định
được số cây tương ứng từng cỡ kính hay từng cỡ chiều cao, làm cơ sở xác
định trữ lượng lâm phần. Biết được quy luật cấu trúc cơ bản lâm phần và kết
cấu mật độ tầng thứ để tác động phù hợp vào rừng nhằm điều chỉnh cấu trúc
rừng, dẫn dắt rừng đến cấu trúc có thể đáp ứng các mục tiêu mong muốn.
1.2.4. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng nước ta mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới
nói chung nhưng do phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động của con người nên
những quy luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu về tái sinh rừng nhưng tổng kết thành quy luật tái sinh cho từng loại rừng
thì cịn rất ít. Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong
các cơng trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và
một phần cơng bố trên các tạp chí.

Khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành tầng cây cao của rừng đặc dụng tại


14

Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tuyên (2009) [39] đưa ra kết
luận: tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái như sau: Trạng thái IIB mật độ cây
tái sinh dao động 4400 - 6320 cây/ha, số lồi tham gia vào cơng thức tổ thành
là 35 lồi trong đó có 21 lồi có hệ số tổ thành lớn hơn 0,5. Trạng thái IIIAi:
Mật độ cây tái sinh dao động từ 5440 - 5920 cây/ha, số loài tham gia vào
cơng thức tổ thành là 37 lồi trong đó 21 lồi có hệ số tổ thành lớn hơn 0,5.
Số cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 0,5 - 1,5m sau đó giảm
dần khi cỡ chiều cao tăng lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng từ 20 - 37,8%
chiếm tỷ lệ tương đối thấp.
Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên tại BQL rừng đặc dụng Hương
Sơn, Hà Tĩnh, Nguyễn Văn Hồng (2010) [11] đưa ra kết luận: cây tái sinh
chủ yếu là cây ưa sáng trong giai đoạn đầu, hầu hết các lồi cây sinh trưởng
trung bình, mật độ tái sinh ở trạng thái IIB là 5680 cây/ha, IIIA1 là 5360
cây/ha, phần lớn có nguồn gốc từ hạt 78,1 %, phẩm chất tái sinh trung bình.
Cây tái sinh thưa thớt trên sườn và đỉnh núi đặc biệt là cây tái sinh có triển
vọng do lớp thực vật quá dày ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng
cây tái sinh. Cây tái sinh chủ yếu tập trung ở cỡ chiều cao 0,5 - 1,5 m sau đó
giảm dần khi cỡ chiều cao tăng lên.
Khi nghiên cứu về tái sinh rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên - văn hoá
Đồng Nai, Bùi Thị Diệp (2012) [5] đưa ra kết luận: tổ thành cây tái sinh kém
đa dạng hơn tổ thành tầng cây cao, phần lớn là các loài cây ưa sáng và giai
đoạn cịn non có khả năng chịu bóng. Mật độ cây tái sinh biên động lớn, mật
độ cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triên vọng phụ thuộc vào độ tàn che và
tầng cây bụi thảm tươi. Phần lớn cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số ít
là phân bố ngẫu nhiên, khơng có khu vực nào có phân bố đều.

Khi nghiên cứu về tái sinh của ba trạng thái rừng: rừng giàu, rừng
trung bình và rừng nghèo ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai, Lê Hồng Việt


15

(2012) [17] cho thây tái sinh dưới tán rừng ở đây diễn ra rất tốt, mật độ cây
tái sinh trung bình dao động từ 24.000 cây/ha (trạng thái rừng giàu) đến
28.500 cây/ha (trạng thái rừng nghèo)
Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng thứ sinh thuộc rừng kín
thường xanh nhiệt đới khu vực Mã Đà, Đồng Nai, Nguyễn Tuân Bình (2014)
[2] đã đưa ra kết luận: có 84 lồi cây gỗ bắt gặp tái sinh dưới tán rừng. Mật
độ tái sinh là 2800 cây/ha trong đó 4 lồi cây đồng ưu thế (Trâm, Cầy, Chịi
nịi, Bình linh) có mật độ 536 cây/ha chiếm 19,1%, trung bình 4,8%/lồi.
Những lồi cây gỗ khác (80 lồi) đóng góp 2264 cây/ha hay 80,9% tổ thành.
Hệ số tương đồng giữa thành phần loài cây tái sinh và cây mẹ là 72,4%. Điều
đó chứng tỏ tổ thành lồi cây gỗ ở rừng thứ sinh có thể thay đổi ít nhiều trong
q trình hình thành rừng.
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng kín thường xanh hơi ẩm
nhiệt đới ở khu vực mã Đà tỉnh Đồng Nai, Phùng Văn Khang (2014) [12] cho
thấy mật độ cây tái sinh dưới tán ba trạng thái rừng IIB, IIIA2 và IIIA3 tương
ứng là 11.700, 11.100 và 9.400 cây/ha; đa phần cây tái sinh có nguồn gốc từ
hạt và sinh trưởng tốt. Sự tương đồng giữa thành phần cây ở tầng trên với
thành phần cây tái sinh ở tầng dưới có hệ số tương đồng thấp, điều đó cho thấy
cây tái sinh có thể thay thế khơng hồn tồn thành phần cây mẹ ở tầng trên.
Đoàn Thị Hoa (2015) [10] khi nghiên cứu tái sinh của trạng thái rừng
IIA, IIB, IIIA2 tại Khu di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường
Phăng, Điện Biên cho thấy tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thiêu cả về số
lượng và kém về chất lượng. Tổ thành cây tái sinh gần giống với tổ thành
tầng cây cao, vì vậy trong tương lai tổ thành rừng chưa có sự thay đổi rõ rệt

về thành phần loài cây. Mật độ cây tái sinh dao động từ 828 cây/ha (trạng thái
rừng IIA) đến 995 cây/ha (trạng thái rừng IIIA2). Tỷ lệ cây tái sinh có chất
lượng tốt vẫn ở mức thấp. Cây tái sinh chủ yếu ở cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5m.


16

Phân bố cây tái sinh trên mặt đất chủ yếu phân bố cụm (chỉ có ơ tiêu chuẩn số
2 của hai trạng thái IIA và trạng thái IIB là phân bố đều); do đó có thể đánh giá
là tình hình tái sinh tự nhiên ở các trạng thái rừng đều chưa ổn định.
Thực tế đã chứng minh rằng, nếu muốn đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm
sinh chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế thì cần phải có những nghiên
cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng đối tượng rừng. Nó càng cần thiết
hơn với điều kiện ở nước ta hiện nay vì nhiều khu vực vẫn phải trơng cậy vào
tái sinh tự nhiên cịn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai trong quy mơ
hạn chế. Các cơng trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ
việc nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng.
1.2.4.1. Các nghiên cứu về Đinh hương
Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển thực vật thông dụng” tâp I, đã mơ tả
cây Đinh hương (cịn gọi là Huỳnh đường hoa than, cây Gỏi mật) nhánh cây
có long nhung, lá mỏng và chắc, mờ có điểm tuyến trong suốt. Cụm hoa chùy
trên thân gỗ già có 3 - 4 nhánh từ gốc, dạng bông ngắn hơn cuống lá, hoa gần
như không cuống. Tái sinh thiên nhiên kém chỉ gặp cây con dọc đường đi
trong rừng.
Trong cuốn “Danh mục các loài thực vật Việt Nam” tập II, tác giả giới
thiệu Đinh hương có tên khác là Huỳnh đàn ở hoa thân, cây phân bố ở Ninh
Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Cổ Ba), Hà Tĩnh, Kon Tum, Gia Lai (Kon Hà
Nừng), Lâm Đồng (Bảo Lộc). Còn ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia,
Mailaisia.Mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng thứ sinh.
Theo Nguyễn Xuân Liệu (2000) đã đưa ra 61 loài cây ưu tiên cho các

gen bảo tồn tại Việt Nam, trong đó có cây Đinh hương, lồi này có giá trị về
sản phẩm ngồi gỗ (nhựa cây có đầu, làm thuốc...), phân bố từ miền Trung trở
ra Bắc.
Tiêu chuẩn xây dựng (TCVN 204 - 1998) cho biết Đinh hương thuộc


17

nhóm gỗ khơng cần xử lý bảo quản bằng hóa chất trong sử dụng thơng
thường.
Kết quả giám sát lồi Đinh hương tại Vườn Quốc gia Bến En tỉnh
Thanh Hóa cho thấy, vùng núi đất ít gặp Đinh hương, có 6/8 tuyến gặp Đinh
hương, nhưng chỉ gặp 0,6 -1,9 cây/km. Về phân bố tại Vườn Quốc gia Bến
En, Đinh hương phân bố tự nhiên ở độ cao 65 - 150m, độ dốc từ 5° - 20°; trên
các trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3 thuộc vừng lõi của vườn.
Trong cuốn “Cẩm nang ngành nơng nghiệp (2004) có nêu Đinh hương
là cây sử dụng trong các chương trình trồng cây, gây rừng ở Việt Nam.
Từ những nghiên cứu Đinh hương cho thấy đây là một trong những lồi
cây bản địa có giá trị kinh tế, mọc rải rác ở nhiều khu vực khác nhau và có số
cây cịn ít và lồi cây này hiện đang bị khai thác đến mức cạn kiệt. Nhìn
chung các cơng trình nghiên cứu quan tâm đến mơ tả giới thiệu đặc điểm của
lồi. Cịn những nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học, đặc điểm nơi mọc của
Đinh hương rất hạn chế.
1.3. Các nghiên cứu tại KBTTN Na Hang
Ngô Ngọc Tuyên (2007) Nghiên cứu tác động của người dân địa
phương tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Nguyễn Văn Hợp (2009) Đánh giá khả năng phục hồi của rừng thứ sinh
nghèo sau khoanh nuôi tại xã Thượng Lâm - huyện Na Hang - tỉnh Tuyên
Quang.
Hoàng Thị Hồng (2009) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho

rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Na Hang - Tuyên Quang
Đặng Thị Tâm (2009) Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm nơi
mọc thành phần loài đi kèm và khả năng tái sinh của loài đinh hương
(Dysoxylum cauliflorum Hiern) tại xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang.


×