BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN HỮU THU
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG THƠNG
CARIBÊ (Pinus caribaea) TẠI TỈNH CAO BẰNG VÀ TỈNH YÊN BÁI
NHẰM CUNG CẤP GỖ LỚN
Ngành: Lâm học
Mã số: 8620201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÊ XUÂN TRƢỜNG
2. TS. LÊ VĂN BÌNH
Hà Nội, 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Trên cơ sở một số mơ hình khảo nghiệm loài đã thực hiện từ những năm
trước đây, nhất là mơ hình khảo nghiệm lồi của đề tài cấp Bộ (Bộ NN&PTNT) giai
đoạn 2012-2015 do Ths. Bùi Trọng Thuỷ là chủ nhiệm và tơi là cộng tác viên chính
thực hiện đề tài này, được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài, tơi đã kế thừa mơ hình và
một phần số liệu, đồng thời nghiên cứu bổ sung thêm để hồn thiện luận văn theo
chương trình đào tạo Thạc sĩ của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam năm 20162018
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề được sử dụng, được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào khác. Các thơng tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Hữu Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để có kết quả này, tác giả xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, và Phòng đào
tạo Sau đại học, đặc biệt đến PGS.TS. Lê Xuân Trường và TS Lê Văn Bình, người đã
trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tơi thực hiện luận văn này
Hồn thành luận văn này phải kể đến sự giúp đỡ Chủ nhiệm đề tài: Th.S Bùi
Trọng Thủy đã tạo điều kiện cho tác giả có cơ hội tham gia làm cộng tác viên cho
đề tài "Khảo nghiệm mở rộng một số lồi có triển vọng và biện pháp kỹ thuật trồng
rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam" về mặt mơ hình thí nghiệm cũng như các
điều kiện đi lại thu thập số liệu ngoài hiện trường tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái
Xin chân thành cảm ơn Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Hạt kiểm
lâm, Ban quản lý rừng các tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tác giả triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp.
.Mặc dù đã rất cố gắng nhưng thời gian thực hiện ngắn, kinh nghiệm hạn chế
nên luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót, đây là đề tài mới, chưa có nhiều tài liệu nghiên
cứu về lĩnh vực này nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy giáo, cơ giáo, các nhà khoa học và
các bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan...............................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................ii
Mục lục......................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................v
Danh mục các bảng....................................................................................................vi
Danh mục các hình...................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 3
1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 3
1.1.1. Các nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ Thông caribê ................................... 3
1.1.2. Các nghiên cứu chọn giống và trồng rừng trên các dạng lập địa khác nhau5
1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng ........................................................ 7
1.2. Ở Việt Nam...................................................................................................... 9
1.2.1. Các nghiên cứu khảo nghiệm giống ............................................................. 9
1.2.2 Nghiên cứu về trồng rừng thâm canh .......................................................... 14
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 18
2.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 18
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 18
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18
2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng của Thơng caribê trong mơ
hình khảo nghiệm loài tại hai tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái. ........................... 18
2.3.2. Nội dung 2: Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng
thâm canh đến khả năng sinh trưởng của cây Thông caribê . ............................ 18
2.3.3. Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng rừng thâm canh đến
khả năng sinh trưởng của cây Thông caribê . ..................................................... 18
2.3.4. Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng rừng Thông
caribê cung cấp gỗ lớn. ........................................................................................ 18
iv
2.3.5. Nội dung 5: Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông
caribê cung cấp gỗ lớn cho vùng cao tại hai tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái. ..... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
2.4.1. Phương pháp chung .................................................................................... 19
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................. 19
2.4.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 20
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU.25
3.1. Đặc điểm khí hậu, địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu ................................ 25
3.1.1: Huyện Trà Lĩnh - Tỉnh Cao Bằng ................................................................ 25
3.1.2: Huyện Trạm Tấu - Tỉnh Yên Bái: ............................................................... 27
3.1.3. Tính chất đất tại các địa điểm xây dựng mơ hình....................................... 32
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................................... 33
4.1. Sinh trưởng Thơng caribê trong mơ hình khảo nghiệm lồi tại Cao Bằng và tỉnh
Yên Bái ................................................................................................................. 33
4.1.1 Kết quả tỷ lệ sống: .......................................................................................................... 33
4.1.2 Kết quả về sinh trưởng: .................................................................................................. 34
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến
khả năng sinh trưởng của cây Thơng caribê .......................................................... 38
4.2.1.Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Thông caribê tại
Cao Bằng .............................................................................................................. 40
4.2.2. Sinh trưởng của rừng trồng Thông caribê tại Yên Bái theo các cơng thức bón
phân khác nhau....................................................................................................... 44
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng của cây Thông
caribê
................................................................................................................. 49
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng rừng thâm canh Thơng caribê . 52
4.4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê cung cấp
gỗ lớn cho vùng cao tại 2 tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái..................................... 55
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..61
PHỤ BIỂU
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
TT
Ý nghĩa
1
2
3
Cm
Cen ti mét
CT
Cơng thức
D00
Đường kính gốc (mm)
4
D1.3
Đường kính thân cây ngang ngực (cm)
5
6
Dtán
Hvn
Đường kính tán (cm)
Chiều cao vút ngọn (cm)
7
8
9
Ha
Héc ta
KTLS
m3
N
Kỹ thuật lâm sinh
mét khối
Mật độ (cây/ha)
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thơn
NPK (5.10.3)
NS
Phân tổng hợp có tỷ lệ 5 đạm, 10 lân, 3 kali.
Năng suất
ƠTC
PB
Sig
Ơ tiêu chuẩn
Phân bón
Phương sai
TC
TLS
TN
Tiêu chuẩn cây giống
Tỷ lệ sống
Thí nghiệm
V%
Hệ số biến động
∆H
∆D1,3
Dtb
Tăng trưởng chiều cao/năm
Tăng trưởng đường kính ngang ngực/năm
Đường kính trung bình
Htb
Dttb
Chiều cao vút ngọn trung bình
Đường kính tán trung bình
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên ở địa điểm xây dựng mô hình....... 27
Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất tại địa điểm nghiên cứu .................................................... 32
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống trong mơ hình khảo nghiệm lồi tại Cao Bằng và n Bái ............ 33
Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm Thông caribê tỉnh Cao Bằng ...................................................... 34
Bảng 4.3: Sinh trưởng của Thông caribê mơ hình tại n Bái........................................... 36
Bảng 4.4 :Sinh trưởng của Thơng Caribê trên 2 mơ hình ................................................... 37
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây Thông caribê tại
Cao Bằng .................................................................................................................................. 40
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Thơng Caribee tại Cao
Bằng .......................................................................................................................................... 41
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của Thông caribê ở các giai đoạn tuổi
tại Yên Bái................................................................................................................................ 44
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng ................................ 46
Thơng caribê tại Yên Bái ........................................................................................................ 46
Bảng 4.9 :Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng Thông caribê tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh
Yên Bái ..................................................................................................................................... 50
Bảng 4.10 : Sinh trưởng chiều cao và năng suất của các lô rừng………………….52
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng Thơng caribê(Tính theo thời điểm giá
hiện tại) ..................................................................................................................................... 54
Bảng 4.12 : Hiệu quả kinh tế cho 1ha rừng trồng Thông caribê (chu kỳ 15 năm) ........... 54
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Trà Lĩnh...........................................................25
Hình 3.2. Bản đồ hành chính huyện Trạm Tấu, tỉnh n Bái ..................................28
Hình 4.1: Tỷ lệ sống trong mơ hình khảo nghiệm tại tỉnh Cao Bằng .......................33
Hình 4.2: Tỷ lệ sống trong mơ hình khảo nghiệm tại tỉnh n Bái ..........................33
Hình 4.3: Thơng caribê 48 tháng tuổi trồng khảo nghiệm tại tỉnh Cao Bằng ( Nguồn:
Nguyễn Hữu Thu ) ....................................................................................................35
Hình 4.4: Thơng caribê 38 tháng tuổi trồng khảo nghiệm tại tỉnh Cao Bằng( Nguồn:
Nguyễn Hữu Thu ) ....................................................................................................35
Hình 4.5: Sinh trưởng của Thơng Caribê trên 2 mơ hình .........................................37
Hình 4.6 : ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của Thơng caribê tại .................41
Cao Bằng ...................................................................................................................41
Hình 4.7 : Ảnh hưởng của cơng thức bón phân 3 đến sinh trưởng của Thơng caribê
tại Cao Bằng ..............................................................................................................44
Hình 4.8 : Ảnh hưởng của cơng thức bón phân 2 đến sinh trưởng của Thơng caribê
tại Cao Bằng ..............................................................................................................44
Hình 4.9: ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của Thơng caribê tại n Bái ...45
Hình 4.10 : Ảnh hưởng của cơng thức bón phân 3 đến sinh trưởng của Thơng caribê
tại n Bái ( Nguồn: Nguyễn Hữu Thu ) ..................................................................47
Hình 4.11 : Ảnh hưởng của cơng thức bón phân 2 đến sinh trưởng của Thông caribê
tại Yên Bái ( Nguồn: Nguyễn Hữu Thu ) ..................................................................47
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) thuộc họ Thông (Pinaceae) có phân
bố tự nhiên ở vùng Trung Mỹ. Đây là loài cây sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ,
thân thẳng đẹp, tỉ lệ lợi dụng gỗ cao, có khả năng cung cấp gỗ lớn... nên đã có trên
65 nước gây trồng, chủ yếu là các nước ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Thơng
Caribê là lồi cây trồng phù hợp với đất đồi ở nhiều tỉnh nước ta, từ vùng ven biển
đến vùng Tây Nguyên và đã trở thành một trong những loài cây trồng rừng kinh tế
chủ lực.
Nhằm phát huy vai trị, tác dụng của Thơng Caribê góp phần đáp ứng nhu
cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng và đa dạng hiện nay của xã hội, vấn đề đặt ra là phải
trồng rừng thâm canh tăng năng suất, cung cấp gỗ nguyên liệu có chất lượng và giá
trị cao. Tuy nhiên thực tiễn của công tác trồng rừng Thông Caribê trong những năm
qua chưa đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn đang địi hỏi. Ngun nhân chính là do chưa hiểu biết một cách toàn diện
về điều kiện gây trồng và áp dụng biện pháp kỹ thuật thích hợp, vì vậy chưa phát
huy được tiềm năng đất đai, ưu thế của lồi cây trồng này.
2. Những đóng góp mới của đề tài
- Về khoa học: Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật
trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng đến sinh trưởng rừng Thông Caribê ở vùng núi cao
miền bắc Việt Nam để cung cấp gỗ lớn.
- Về thực tiễn: Đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh Thông Caribê ở
vùng núi cao miền bắc Việt Nam để cung cấp gỗ lớn.
Vì vậy, việc nghiên cứu và thực hiện luận văn “Đánh giá sinh trưởng mô hình
rừng trồng Thơng caribê (Pinus caribaea) tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Yên Bái
nhằm cung cấp gỗ lớn” là cần thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Mục tiêu
của đề tài là xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng
thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng Thông caribê đáp
ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất.
2
Luận văn Thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa những số liệu ban đầu và mơ hình trồng
rừng thâm canh của đề tài cấp bộ: “Khảo nghiệm mở rộng một số lồi có triển vọng
và biện pháp kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam” do Ths. Bùi
Trọng Thuỷ là chủ nhiệm và tôi là cộng tác viên chính thực hiện đề tài này. Do điều
kiện thời gian thực hiện của đề tài cấp bộ có hạn (2012 -2016) chưa thu thập và
đánh giá được khả năng sinh trưởng của những năm tiếp theo, nên đề tài luận văn
này đã kế thừa và tiếp tục đánh giá cả về số lượng và chất lượng gỗ rừng trồng của
mơ hình làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh ở tại tỉnh
Cao Bằng và tỉnh Yên Bái để hoàn thiện luận văn theo chương trình đào tạo Thạc sĩ
của Trường Đại học Lâm nghiệp khóa 2016-2018.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Nhằm tăng năng suất và chất lượng rừng trồng đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu trên thế giới, từ khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm giống để
chọn loài, xuất xứ hoặc giống phù hợp với đặc điểm sinh thái và lập địa nơi trồng.
Ngồi ra, cũng có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm
sóc và ni dưỡng rừng. Trong phạm vi tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài có
thể xem xét tới các khía cạnh liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài như:
1.1.1. Các nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ Thông caribê
Thông caribê (Pinus caribaea Morelet) là loài hạt trần được trồng nhiều nhất
ở vùng nhiệt đới. Các chương trình trồng rừng trên tồn thế giới bao gồm 4 châu lục
lên tới khoảng 90,000 ha mỗi năm, làm cho là loài hạt trần chiếm ưu thế nhất trong
trồng rừng trên thế giới. Có 4 lý do để Thơng caribê trở thành lồi cây hạt trần được
trồng nhiều nhất là: (1) tăng trưởng và phát triển nhanh; (2) chống chịu tốt với côn
trùng và bệnh; (3) chất lượng tốt của sợi gỗ; (4) có thể thích nghi tốt trong các môi
trường sống khác nhau. Việc chọn Thông caribê cho các chương trình trồng rừng
vùng nhiệt đới chủ yếu được xác định dựa trên việc sử dụng trong ngành công
nghiệp giấy và các sử dụng khác như cho sản phẩm gỗ và gỗ củi. Vì vậy nó được
biết đến như một loài cây sinh trưởng nhanh và đa mục đích. Tuy nhiên một vấn đề
chính hiện nay là sản lượng hạt giống của loài này bên ngoài xuất xứ của nó cịn rất
thấp và chi phí nhập khẩu hạt giống này là quá đắt đối với nhiều quốc gia kém phát
triển (Berlyn, Kohls et al. 1991). [18]
Một khảo nghiệm quốc tế do Viện nghiên cứu Lâm nghiệp thuộc trường Đại
học Oxford thực hiện với các xuất xứ của loài Pinus caribaea Morlet and P.
oocarpa Schiende ở khu vực trung Mỹ và vùng Caribê được thực hiện từ những
năm đầu 1960. Đến đầu những năm 1970 hạt của chúng được khảo nghiệm ở trên
50 quốc gia với hàng trăm các mơ hình thực nghiệm. Kết quả khảo nghiệm đã chỉ ra
sự khác nhau giữa các xuất xứ của loài Pinus caribaea. Với xuất xứ P. caribaea
4
var. caribaea có hình thân đẹp, cành nhánh nhỏ và có mật độ sợi gỗ cao, có thể
chống chịu được với lồi sâu đục ngọn của vùng Đơng Nam Á. Tuy nhiên xuất xứ
này có tỉ lệ sống thấp ở giai đoạn đầu đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Xuất xứ P.
caribaea var. bahamensis có đặc điểm giống như xuất xứ P. caribaea var. caribaea
nhưng có sự chống chịu với gió kém hơn. Xuất xứ coastal của P. caribaea var.
hondurensis có tăng trưởng rất tốt, hình thân đẹp, vỏ mỏng và có thể chống chịu
được gió. Cành nhánh nhỏ, tuy nhiên có hiện tượng ngọn sinh trưởng dạng đi
cáo, nhược điểm của xuất xứ này là mật độ sợi gỗ thấp và loài này dễ bị sâu đục
ngọn tấn cơng ở vùng Đơng Nam Á. Với xuất xứ có nguồn gốc inland của P.
caribaea var. hondurensis có sự rất khác nhau về tăng trưởng với hầu hết ở các
khảo nghiệm có tăng trưởng rất thấp tuy nhiên có một số lại có tăng trưởng rất cao,
về tỷ trọng gỗ ở xuất xứ này lại cao hơn xuất xứ có nguồn gốc coastal, ngọn ít có xu
hướng biểu hiện dạng đi cáo và ra hoa kết hạt sớm. Hình dáng thân thẳng chống
chịu với gió tốt nhưng cành nhánh khơng được tốt như xuất xứ có nguồn gốc coastal
và ít chịu được với sâu đục ngọn. Xuất xứ có nguồn gốc insular (Guanaja) của P.
caribaea var. hondurensis có tăng trưởng và tỷ trọng gỗ cao nhưng kém chống chịu
với gió và có cành nhánh cong qoeo, tỉa cành tự nhiên kém, ít chịu được với sâu đục
ngọn (Birks and Barnes 1990) [19]
Thơng caribê được đưa vào trồng tại phía Nam Trung Quốc từ năm 1961 với
xuất xứ Pinus caribaea var. caribaea từ Cuba và xuất xứ từ Guatemala Pinus
caribaea var. hondurensis, Pinus caribaea var. bahamensis được giới thiệu vào
năm 1973. Tuy nhiên cho tới tận 1983 khảo nghiệm xuất xứ mới được thực hiện
trên một số lập địa. Kết quả khảo nghiệm cho thấy có sự khác nhau về chất lượng
gen trong tăng trưởng giữa các xuất xứ và P. caribaea var. bahamensis cho tăng
trưởng tốt nhất (Wang, Malcolm et al. 1999).[32]
Năm 1988 một nghiên cứu thực hiện để tìm ra xuất xứ tốt nhất phục vụ cho
trồng rừng thương mại và xây dựng vườn giống được tiến hành khảo nghiệm với 5
xuất xứ gồm 47 gia đình được xây dựng tại Planaltina, Brazil. Các xuất xứ đưa vào
khảo nghiệm gồm có xuất xứ Poptun (Guatemala), Gualjoco, Los Limones, El
Porvenir và Santa Cruz de Yojoa (Honduras). Đánh giá sau 12 năm tuổi kết quả
5
khảo nghiệm cho thấy xuất xứ Poptun và Gualjoco có trữ lượng cao nhất, xuất xứ
Los Limones và El Porvenir ít có hiện tượng phân nhánh và hình dạng ngọn đuôi
cáo. Kết quả khảo nghiệm các xuất xứ so sánh với P. caribaea var. hondurensis
được khảo nghiệm tại các vùng khác của Brazil, Colombia và Venezuela cho thấy ít
có sự ảnh hưởng tác động qua lại lớn giữa lập địa với nguồn gốc xuất xứ và các gia
đình đưa vào khảo nghiệm giống như các lồi thơng khác (Moura and Dvorak
2001). [23]
Số liệu tăng trưởng ở tuổi 15 từ một nghiên cứu về so sánh tăng trưởng di
truyền giữa 4 dòng gồm P. elliottii var. elliottii, P. caribaea var. hondurensis, và
cây lai F1 và F2 giữa hai dòng P. elliottii var. elliottii and P. caribaea var.
hondurensis, cây con được trồng trên 3 lập địa khác nhau tại đông nam Queensland,
Úc. Số liệu tăng trưởng cho thấy 17,6, 23,0, 23,7 và 23,5 m3/năm tương ứng cho các
dòng PEE, PCH, F1 và F2. Nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo rằng nên sử dụng cây lai
F1 cho mục đích trồng rừng lấy gỗ tại tồn bang Queensland (Dieters and Brawner
2007).[20]
Tóm lại, qua các khảo nghiệm của loài Pinus caribaea Morelet với nhiều
xuất xứ khác nhau cho thấy xuất xứ Pinus caribaea var. hondurensis là có ưu điểm
hơn cả, điều này cũng trùng khớp với một số nghiên cứu của Việt Nam cho thấy
xuất xứ này đã được trồng và được chuyển hóa làm rừng giống tại Đại Lải cho thấy
rừng trồng từ nguồn giống này có mức sinh trưởng là trội hơn cả so với các xuất xứ
khác trên nhiều vùng sinh thái và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
khuyến nghị sử dụng nguồn giống này cho trồng rừng rộng rãi.
1.1.2. Các nghiên cứu chọn giống và trồng rừng trên các dạng lập địa khác nhau
Các dạng lập địa khác nhau, nhất là các loại đất ở độ cao khác nhau ảnh hưởng
rất rõ đến năng suất chất lượng rừng trồng. Vì vậy, các nhà khoa học trên thế giới đã
chú ý đến việc khảo nghiệm và chọn giống cho các dạng lập địa khác nhau cũng
như ở các độ cao khác nhau từ rất sớm, điển hình là các nghiên cứu;
Năm 1987 một nghiên cứu về phục hồi rừng bằng 83 loài cây đã được tiến
hành, tỷ lệ sống và sinh trưởng của các loài cây được trồng khảo nghiệm trên lập địa
là đồng cỏ tại nam Kalimantan, Indonesia. Khảo nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên
6
theo từng block và được lặp lại 6-8 lần, 5 hàng trên một plot. Sau 2 năm một số loài
ngoại lai như Acacia, Gmelina arborea, Paraserianthes falcataria và Cassia siamea
có tỷ lệ sống 90-100%, đường kính tán 3-6m và chiều cao trung bình đạt 5-8m. Một
số lồi cây bản địa triển vọng như Anthocephalus chinensis, Peronema canescens
và Parkia roxburghii nhưng sinh trưởng của chúng lại không được mong đợi như
những lồi ngoại lai trên. Các lồi bạch đàn và thơng khơng được xếp vào những
lồi có sinh trưởng nhanh và khơng được khuyến khích trồng rừng ở những lập địa
là đồng cỏ. Ở tuổi 7-8 các loài trên vẫn chiếm ưu thế về sinh trưởng nhưng tỉ lệ
sống một số loài đã giảm xuống. Đặc biệt loài Acacia crassicarpa và A. cincinnata
bị ảnh hưởng, loài bản địa Anthocephalus chinensis hầu hết bị chết. Nghiên cứu chỉ
ra và khuyến nghị rằng các lồi cây có giai đoạn đầu sinh trưởng nhanh trong trồng
phục hồi rừng là rất cần thiết và là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo của hoạt động
phục hồi rừng (Otsamo, Adjers et al. 1997). [25]
Một nghiên cứu về sinh trưởng của 6 loài cây bản địa và 2 loài cây nhập nội
mọc nhanh (Pinus caribaea var hondurensis và Gmelina arborea Roxd) trên vùng
khí hậu ẩm đến bán ẩm của vùng Nam Costa Rica. Số liệu được quan sát hàng năm
và kết quả sinh trưởng sau 7 năm cho thấy các lồi bản địa có phản ứng rõ nét đối
với lập địa, đối với cây nhập nội thì ngược lại. Sinh trưởng của lồi cây nhập nội
trên lập địa có tính axit và có mùa khơ rõ rệt cao hơn của các loài cây bạn địa được
chọn trong nghiên cứu. Tuy nhiên khi yếu tố về chế độ dinh dưỡng đất và nước
được bổ sung thì khoảng cách về sự tăng trưởng giữa loài bản địa và lồi nhập nội
càng được rút ngắn.
Thơng caribê (Pinus caribaea Morelet) gồm 3 biến chủng là Pinus caribaea
var caribaea, Pinus caribaea var hondurensis và Pinus caribaea var bahamensis có
phân bố tự nhiên ở vùng Trung Mỹ. Trong đó, biến chủng Caribaea sinh trưởng tập
trung ở những vùng thấp, đồi bát úp của quần đảo Cuba và đảo Juventus thuộc vùng
biển Caribê; phân bố từ 160 - 200 độ vĩ Bắc, thường ở độ cao 330m so với mặt biển,
ngoài ra biến chủng Caribaea còn xuất hiện ở độ cao gần 760m, ít có trường hợp
phân bố ở độ cao trên 1200m (Poyton, 1977) [27]. Biến chủng Bahamensis phân bố
tự nhiên từ 220 - 270 độ vĩ Bắc, thuộc vùng đảo Bahamas và Caicos, ngồi ra cịn
7
tìm thấy ở bán đảo Yucatan thuộc vùng Đơng Bắc Mỹ (Perry, 1977) [26]. Biến
chủng Hondurensis phân bố tự nhiên từ 120- 160 độ vĩ Bắc, tập trung chủ yếu ở đảo
Belize, Guatemala, Poptun, Guanaja, Nicaragua. Sinh trưởng tập trung chủ yếu trên
các khu vực đồng cỏ, đồng bằng ven biển có độ cao so với mặt biển là 460 - 760m,
nhưng phân bố tập trung nhiều nhất ở độ cao 460m (Perry, 1977) [26].
Một số nghiên cứu đã cho thấy đây là loài đã được dẫn nhập và gây trồng ở
trên 65 nước trên thế giới với giới hạn vĩ độ vùng trồng được mở rộng đáng kể so
với nơi nguyên sản, từ 550 vĩ độ Nam ở Argentina tới 330 vĩ độ Bắc ở Ấn Độ. Độ
cao từ mặt nước biển tới 1.200m ở Zaire, lên tới 1.220m ở Nigeria, trên 1.820m ở
Uganda và 2.400m ở Kenya. Thông caribê đã được gây trồng trên nhiều vùng tiểu
khí hậu của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới (Noruo A. O. and G. P. Berlyn,
1993) [24].
1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng
Cùng với các nghiên cứu về khảo nghiệm giống, kỹ thuật trồng rừng cũng là
một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng đã được nhiều
nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, điển hình là cơng trình
nghiên cứu của Appanah, S. and Weiland, G. (1993) [17], các tác giả đã tổng kết
những kinh nghiệm trồng rừng gỗ lớn ở bán đảo Malaysia, trong đó có hơn 40 loài
cây đã được xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng lấy gỗ. Mayhew, J.E. và
Newton, AQ.C. (1998) [22] đã tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong kinh
doanh cây gỗ thương mại nổi tiếng loài cây Mahogany (Swietenia macrophylla).
Khi nghiên cứu về mật độ trồng rừng, Evans Julians (1992) [21] cho thấy mật
độ có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng, năng suất gỗ rừng trồng khá rõ.
Đồng thời tỉa thưa cũng là biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng rừng,
khi nghiên cứu rừng trồng thông Pinus patula, ở giai đoạn 19 tuổi chưa qua tỉa thưa
chiều dài tán lá bằng 29% tổng chiều dài thân, nhưng ở rừng cùng tuổi đã tỉa thưa
một lần vào tuổi 9, chiều dài tán lá lên tới 40% chiều dài thân cây. Chứng tỏ tỉa thưa
đã làm tăng sự phát triển của tán lá, tức là tăng diện tích quang hợp của lá, từ đó đã
nâng cao được năng suất rừng trồng.
8
Với sự trợ giúp của tổ chức JICA Nhật Bản, hiện nay ở Trung Quốc đang phát
triển việc tạo bầu ươm cây con bằng giá thể hữu cơ, các loài cây đang được nghiên
cứu sử dụng giá thể hữu cơ từ giai đoạn vườn ươm là các loài Pinus yunnanensis,
Pinus armandi, Pinus densata, Acacia richii, Acacia mearnsii, Eucalyptus maidenii,
Picea balfouriana, Larix kaemperi (Toshiaki 2005, 2007) [30],[31]. Ưu điểm của
phương pháp này là ruột bầu rất nhẹ (trọng lượng chỉ bằng ¼ trọng lượng bầu đất
thông thường) rễ cây con cuốn chặt trong bầu hữu cơ, do vậy khi mang cây đi trồng
rừng người dân sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn do cơng vận chuyển cây
con lên rừng, đặc biệt là do rễ cây con cuốn chặt với nhau trong giá thể hữu cơ do
vậy khi mang cây đi trồng rừng người ta không sợ bầu cây bị vỡ, cây con không bị
đứt rễ khi nhổ từ vườn ươm do vậy tỷ lệ sống sẽ cao hơn so với trồng cây bằng giá
thể bầu đất bình thường.
Bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh
ảnh hưởng trực tiếp đến hệ rễ của cây trồng nói chung và rừng trồng acacias nói
riêng nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng. Vấn đề này đã được các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm cho các loài cây rừng khác
nhau, điển hình như cơng trình Herrero at al (1988) nghiên cứu bón phân cho Pinus
caribeae... Tuy nhiên, việc bón phân cho rừng trồng dựa trên cơ sở khoa học nào thì
hiện nay chỉ có một số ít cơng trình đề cập đến, điển hình là cơng trình của
Simpson, J.A. (2000) [28] nghiên cứu phân bón cho rừng trồng A. mangium ở
Kalimantan và Trung Quốc. Tác giả đã phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá
cây và trong đất, đặc biệt là hàm lượng các nguyên tố đa lượng như N, P, K. Hàm
lượng các nguyên tố này trong lá sẽ chỉ cho biết trong đất thiếu chất dinh dưỡng
nào, hoặc nhu cầu của cây đang cần nguyên tố nào, từ đó tác giả đã xác định P là
nguyên tố cần bổ sung cho đất và đã bón 50 kg super lân/ha. Ngồi ra, tác giả cịn
cho thấy K là nguyên tố thường ít thiếu hụt trong đất trồng rừng ở Kalimantan,
Trung Quốc và Việt Nam, các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Mg, Bo, Ca,
Zn, Mn và Cu không thực sự thiếu hụt trong các loại đất trồng rừng nói chung.
9
1.2.
Ở Việt Nam
Việc khảo nghiệm chọn loài, chọn xuất xứ và chọn giống trồng rừng cũng đã
được các nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, tập
trung nhiều nhất vào những năm 80 của thế kỷ trước. Bắt đầu từ dự án PAM đã
nhập hàng chục tấn hạt keo và bạch đàn vào trồng ở các tỉnh miền núi nước ta. Mục
tiêu ban đầu chỉ là phủ xanh đất trống đồi núi chọc, tạo dựng hồn cảnh mơi trường
sinh thái, sau đó mới là lấy gỗ làm bột giấy. Đến những năm cuối của thế kỷ XX,
việc trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu cho chế biến bột giấy và ván nhân
tạo mới được quan tâm nghiên cứu và phát triển mạnh. Có thể tóm tắt các cơng trình
nghiên cứu theo các lĩnh vực điển hình sau đây:
1.2.1. Các nghiên cứu khảo nghiệm giống
Do đặc thù của cây lâm nghiệp với chu kỳ dài tới hàng chục năm, nếu chọn
được những giống tốt phù hợp nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong đầu tư
trồng rừng. Trước đây các dự án trồng rừng của nhà nước chủ yếu trồng các loài cây
như thông mã vĩ và thông nhựa, tuy nhiên hai lồi cây này hiện nay so với cây
Thơng caribê thì kém hơn hẳn về khả năng sinh trưởng. Đặc biệt cây Thơng caribê
là cây có thể sinh trưởng tốt trên các lập địa mà các cây trồng khác khó có thể sinh
trưởng tốt. Do vậy cây Thông caribê hiện nay đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đưa vào danh lục các lồi cây trồng chính trên một số vùng sinh
thái của nước ta.
Thông caribê được nhập vào trồng thử nghiệm ở nước ta từ năm 1963 tại
Lâm Đồng (theo Lê Đình Khả, 1999).[8] Tiếp tục được khảo nghiệm khá hoàn
chỉnh theo dự án Sida ở Phú Thọ trong giai đoạn 1978 - 1984 (Stahl, 1984) [29]. Từ
năm 1980 đến 1990, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học
lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với nhiều cơ quan trong và ngoài Viện, đã tiến hành
khảo nghiệm Thông caribê trên các vùng trồng khác nhau của nước ta. Các kết quả
nghiên cứu bước đầu cho thấy Thơng caribê là lồi cây có sinh trưởng nhanh , thích
ứng rộng với nhiều vùng sinh thái (Lê Đình Khả, 1980, 1996, 1999)[7][8][9]. Đặc
biệt Thông caribê sinh trưởng khá tốt trên các vùng đất trống, đồi trọc nghèo dinh
10
dưỡng, một bộ phận đất đai rất lớn ở nước ta (Phí Quang Điện, 1981 - 1985,
1989).[4]
Điều đó cho thấy Thơng caribê là một trong số những lồi cây trồng rừng có
triển vọng cung cấp gỗ với nhiều cơng dụng như: làm gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ, ván
dăm, ván ép, bột sợi giấy dai, gỗ đóng tàu thuyền, ván ốp tường, gỗ đóng Contenơ,
gỗ làm cột điện, gỗ làm cột nhà, gỗ đóng đồ nội thất, v.v.., cho nền kinh tế quốc
dân, đồng thời sớm nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần ổn định mơi trường
sinh thái. Vì vậy, Thơng caribê đang được nhiều cơ quan và nhiều cơ sở sản xuất
lâm nghiệp hết sức quan tâm.
Kết quả khảo nghiệm Thông caribê tại Đà Lạt năm 1963, bước đầu cho thấy
PCH của Thơng caribê có sinh trưởng nhanh, hình dáng thân đẹp, thân cao, thon
đều, tán lá nhỏ, cành mọc ngang có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn Thơng ba lá. Ở
tuổi 12, cây cao bình qn 14,3 m và đường kính ngang ngực bình qn đạt 16,3
cm, tăng trưởng bình quân về chiều cao là 1,19 m và đường kính là1,35 cm. Ở tuổi
16, cây cao bình qn 19,9 m, đường kính ngang ngực trung bình 27,9 cm, tăng
trưởng chiều cao bình quân là 1,24 m/ năm và đường kính là 1,65 cm / năm. Khảo
nghiệm tại Mang Linh cho thấy PCH trồng trên đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá
mẹ Granit có tầng đất sâu, ẩm có lớp mùn khá dày có sinh trưởng nhanh hơn Thông
Ba lá Đà Lạt. Sau 16 năm trồng, cây có chiều cao bình qn là 17 m và đường kính
là 16,6 cm, tăng trưởng bình qn hàng năm về chiều cao là 1,21 - 1,22 m/ năm và
đường kính là 1,76 - 1,80 cm/ năm (Lê Đình Khả, Hồ Viết Sắc, 1980).[7]
Năm 1976, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã xây dựng 4 khảo
nghiệm loài và xuất xứ để đánh giá sự sai khác giữa các loài và biến dị xuất xứ bên
trong loài. Các khảo nghiệm này bao gồm tất cả 3 biến chủng của Thông caribe. Kết
quả chỉ ra rằng Thơng caribê có khả năng sinh trưởng khá ở vùng miền Bắc Việt
Nam với xuất xứ tốt nhất (Mountain Pine Ridge, 206) có thể đạt độ cao gần 20m ở
giai đoạn 25 năm tuổi trên lập địa Sơn Nam. Những kết quả được quan sát ở đây chỉ
ra mức độ sai khác về khả năng sinh trưởng giữa các xuất xứ của PCH là khá nhỏ,
song PCC lại sinh trưởng khá chậm so với PCB hoặc PCH, và được xem như không
phù hợp với lập địa miền Bắc Việt Nam. Trái lại PCB có sinh trưởng chiều cao
11
nhanh nhất ở giai đoạn 8 năm tuổi và nằm trong nhóm thứ 2 chỉ sau xuất xứ
Mountain Pine Ridge của PCH ở giai đoạn 25 năm tuổi (Dieter et al., 2006) Trong
số các xuất xứ PCH được khảo nghiệm, thì nhóm xuất xứ vùng cao Poptún và
Mountain Pine Ridge chứng tỏ khả năng sinh trưởng tốt hơn xuất xứ Guanaja.
Giai đoạn 1978 – 1982: Một khảo nghiệm xuất xứ khá đầy đủ theo dự án
Sida tại Phú Thọ (thuộc Vĩnh Phú cũ) (P.Stahl, 1984) [29]. Vật liệu nghiên cứu gồm
4 lồi Thơng: Thơng nhựa (P. merkusii) với 5 xuất xứ, Thông ba lá (P.kesya) với 6
xuất xứ, Thông oocarpa (P. oocarpa) với một xuất xứ, Thông caribê (P. caribaea)
gồm 3 biến chủng, trong đó PCC (1 xuất xứ), biến chủng Bahamesis (1 xuất xứ) và
biến chủng Hodurensis (4 xuất xứ). Khảo nghiệm được xây dựng trên 4 địa điểm là
Thái Long, Sơn Nam (Tuyên Quang), Đền Hùng và Yên Kiện (Vĩnh Phú cũ). Trong
4 lồi thơng đưa vào khảo nghiệm thì Thơng caribê là lồi có sinh trưởng nhanh
nhất, cịn trong các biến chủng Thơng caribê được khảo nghiệm thì PCH có sinh
trưởng nhanh nhất, tiếp đến là PCB và cuối cùng là PCC. Tại Thái Long và Sơn
Nam, nhìn chung các xuất xứ của PCH sinh trưởng tốt. Tăng trưởng đường kính
hàng năm tại Sơn Nam là 1,88 cm/ năm, tại Thái Long là 2,76 cm/ năm, thấp nhất ở
Đền Hùng là 1,76 cm/ năm và Yên Kiên là 1,95 cm/ năm. Tăng trưởng chiều cao
bình quân trong khảo nghiệm tại Thái Long là cao nhất 1,23 m/ năm, tiếp theo là
Yên Kiện 1,14 m/ năm, Đền Hùng 1.10 m/ năm và thấp nhất là ở Sơn Nam (0,97 m/
năm (Lê Đình Khả, Phí Quang Điện, Đồn Văn Nhưng,1989) [3]. Kết quả khảo
nghiệm ở tuổi 8 cho thấy trong 3 biến chủng Thơng caribê thì PCH và PCB là hai
biến chủng có sinh trưởng nhanh nhất, PCC có sinh trưởng kém nhất. Những xuất
xứ có sinh trưởng tốt của hai biến chủng này là xuất xứ Poptun (Guatemala),
Guanaja (Honduras), Cardwell (Queensland, Australia), Almicamba (Nicaragua) và
Andros (Bahamas). Tác giả cũng đã đi đến kết luận: ở khu vực này nếu trồng rừng
quy mô lớn chỉ tập trung vào các xuất xứ tốt của PCH và PCB (Stahl, 1988). Trong
báo cáo của Ståhl (1988), ông đã nhấn mạnh một vấn đề là nhìn chung PCB có thân
thẳng hơn, ít thót ngọn hơn PCH ở tất cả các khảo nghiệm, cũng như ở Queensland
và một số nơi khác trên thế giới. Một điều chắc chắn rằng PCB có độ dày vỏ mỏng
hơn PCH. Khi những đặc tính (hình dáng thân đẹp, ít thót ngọn và vỏ mỏng hơn)
12
kết hợp với nhau thì chắc chắn PCB có thể cho lượng sinh khối có khả năng sử
dụng lớn hơn PCH khi được trồng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Hơn nữa, PCB
vẫn được biết về khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại có thể cũng là một ưu thế
hơn PCH trên một số khảo nghiệm ở các tỉnh miền Bắc.
Từ năm 1980 đến 1990, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phối hợp với
nhiều cơ quan trong và ngồi Viện bố trí khảo nghiệm ở nhiều vùng trồng khác
nhau trong cả nước như: Đại Lải (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Yên Lập (Quảng
Ninh), Đại Huệ (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị), Pleyku (Gia Lai), Sông Mây
(Đồng Nai), Hàm Thuận (Nam Bình Thuận). Kết quả đánh giá cho thấy giai đoạn
sau 9 năm trồng khảo nghiệm Thông caribê tại Đại Lải (Vĩnh Phúc), Đông Hà
(Quảng Trị), Sơng Mây (Đồng Nai),vv.., tăng trưởng chiều cao bình qn của các
xuất xứ Thông caribê từ 1,2 m - 1,6 m/năm, tăng trưởng về đường kính từ 1,1 cm 1,4 cm/năm. Kết quả bước đầu cho thấy đây là loài cây có triển vọng về sinh trưởng
nhanh, trong đó biến chủng P. caribaea var hondurensis được đánh giá là biến chủng
có sinh trưởng nhanh hơn hai biến chủng cịn lại, trong PCH có xuất xứ Poptun,
Alamicamba, Guanaja và Cardwell là những xuất xứ có triển vọng nhất và phù hợp
với một số vùng trồng của nước ta (Phí Quang Điện, 1989).[4]
Đánh giá những kết quả khảo nghiệm được xây dựng gần đây (Lê Đình Khả,
1996, 1999),[8][9] cũng cho thấy Pinus caribaea var hondurensis là một trong
những biến chủng triển vọng hơn hai biến chủng còn lại. Những xuất xứ triển vọng
của biến chủng này là Poptun, Cardwel, Guanaja và Alamicamba và một số xuất xứ
Abaco của PCB. Trên những dạng lập địa đất đai tương đối tốt, PCC có sinh trưởng
chậm hơn PCH và PCB, nhưng PCC có sinh trưởng khá hơn trên đất nghèo xấu
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu nhiều năm về Thông caribê ở nước ta cho
thấy PCH với các xuất xứ Poptun, Alamicamba, Guanaja và Cardwell cũng như
xuất xứ Abaco của PCB là có triển vọng nhất trong các xuất xứ được đưa vào khảo
nghiệm (Lê Đình Khả, Nguyễn Quang Tặng, 1981).
Phan Thanh Hương (2000) [6] tiến hành đánh giá sinh trưởng của các khảo
nghiệm ở giai đoạn 10 đến 20 năm tuổi. Kết quả đánh giá ở giai đoạn này cho thấy
PCH vẫn có sinh trưởng nhanh nhất trên hầu khắp các khảo nghiệm, PCB có sinh
13
trưởng tốt trên lập địa đất nghèo dinh dưỡng tầng đất mỏng ở Xuân Khanh và Cẩm
Quỳ, Hà Tây. PCC có sinh trưởng kém nhất. PCB và PCC có dạng thân đẹp hơn so
với PCH. Sai khác về sinh trưởng giữa các xuất xứ được ghi nhận trên một số lập
địa ở vùng cao như Lang Hanh, Lâm Đồng và Pleiku, Gia Lai mà không thấy ở các
địa điểm khác ở vùng thấp. Các xuất xứ có sinh trưởng tốt ở giai đoạn dưới 10 tuổi
như Poptun, Byfield và Cardwell của PCH vẫn duy trì khả năng sinh trưởng tốt ở
giai đoạn sau 10 tuổi.
Nguồn hạt đã được cải thiện của Thơng caribê được nhập từ Queensland mà
có trong các khảo nghiệm này có biểu hiện sinh trưởng tương đương hay tốt hơn các
nguồn hạt tự nhiên của PCH đã được khảo nghiệm. Số lô hạt của Queensland đã
được khảo nghiệm có thể được lấy từ vườn giống thế hệ 1, bao gồm phần lớn các
cây đã được chọn lọc của xuất xứ Mountain Pine Ridge (MPR) từ Belize. Trong chu
kỳ đầu tiên của chương trình cải thiện giống ở Queensland hầu hết tập trung vào
việc cải thiện hình dáng thân của Thông caribe, và đạt được mức tăng thu di truyền
tương đối nhỏ về sinh trưởng. Tuy nhiên, rõ ràng rằng nguồn vật liệu được chọn từ
Queensland có thể và đã thể hiện khả năng sinh trưởng tốt khi được trồng ở hầu hết
các loại lập địa ở Việt Nam.
Khả năng sinh trưởng chung của 3 biến chủng ở các khảo nghiệm này là
hoàn toàn phù hợp với những kết quả đã được báo cáo cho các khảo nghiệm xuất xứ
quốc tế, nơi mà PCH luôn thể hiện khả năng sinh trưởng nhanh hơn nhiều trên dải
lập địa rộng so với hoặc PCB hoặc PCC, song lại có độ thẳng thân và khả năng chịu
gió nhìn chung lại kém hơn (Birks and Barnes 1990) [19]. Tuy nhiên, với lượng khá
nhỏ biến dị xuất xứ của PCH được tìm thấy trong loạt khảo nghiệm này và các khảo
nghiệm trước tương phản với những nghiên cứu trước đây (chẳng hạn như của
Birks and Barnes 1990, Dvorak et al. 1993, Dvorak et al. 2000, Hodge and Dvorak
2001), các sai khác lớn đã quan sát được giữa các xuất xứ của PCH. Các biến dị
xuất xứ hạn chế quan sát được ở các khảo nghiệm ở Việt Nam, có thể là kết quả của
một thực tế là các khảo nghiệm này nhìn chung chi có những xuất xứ sinh trưởng
nhanh – ví dụ như Birks and Barnes (1990) liệt kê 3 xuất xứ Guanaja, Alamicamba
và Queensland như là 3 trong số 5 xuất xứ đứng đầu; báo cáo của Crockford và cs.
14
(1990) Queensland và Guanaja, Mountain Pine Ridge và Alamicamba như là 4
trong 5 xuất xứ đứng đầu; Dvorak và cs. (2000, p. 28) liệt kê Limón, Queensland,
Guanaja, Poptún và Alamicamba nằm trong số những xuất xứ sinh trưởng nhanh
nhất. Ngược lại các xuất xứ mà những báo cáo trước đây coi như là tiềm năng sinh
trưởng rất kém trên các khảo nghiệm quốc tế (Los Limones, Dvorak và cs. 2000) đã
khơng có mặt trong các khảo nghiệm xuất xứ ở Việt Nam.
Giai đoạn 1996 đến nay
Từ năm 2001, trong khuôn khổ dự án 661, Trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng đã xây dựng một số khảo nghiệm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh sử dụng hạt
giống biến chủng PCB, PCH từ Đại Lải và Queensland. Kết quả đánh giá tại Hà
Tây chỉ ra sự tương tác có ý nghĩa giữa các cơng thức bón phân và các biến chủng
tham gia trong khảo nghiệm, PCB đã đạt tỷ lệ sinh trưởng cao nhất, và tỷ lệ sinh
trưởng trung bình cao nhất ở tất cả các cơng thức bón phân. Hơn nữa, PCB sinh
trưởng đạt tối đa ở mức phân bón thấp hơn (150g P2O5/cây) so với PCH (450g
P2O5/cây như PCH ở Đại Lải và 200g P2O5/cây + 200g NPK/cây cho PCH của
Queensland). Như vậy là PCB có khả năng đạt được tỷ lệ sinh trưởng cao hơn PCH
ở miền Bắc Việt Nam với đầu vào phân bón ít hơn (Dieter et al., 2006).
Cũng trong năm 2001, hai khảo nghiệm khác cũng đã được xây dựng ở Lang Hanh,
Lâm Đồng. Khảo nghiệm đầu tiên so sánh PCH, PCC và giống lai F2 giữa PEE và
PCH. Khảo nghiệm thứ 2 so sánh khả năng sinh trưởng của PCC và PCH dưới 3 chế
độ phân bón khác nhau. Khi cùng đánh giá, hai khảo nghiệm này đều thể hiện khả
năng sinh trưởng vượt trội của PCH so với PCC trên các điểm khảo nghiệm ở Tây
Nguyên - ở giai đoạn 5 tuổi PCC thể hiện khả năng sinh trưởng rất kém so với PCH.
1.2.2 Nghiên cứu về trồng rừng thâm canh
Trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng đã được các nhà khoa học
trong nước quan tâm từ những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay cũng đã đạt được
những thành tựu nhất định. Đặc biệt, là một số cơng trình nghiên cứu gần đây tại
một số vùng trọng điểm trên các lập địa khác nhau, cùng một giống đã được cải
thiện và kỹ thuật trồng giống nhau, nhưng sinh trưởng và năng suất gõ ở mỗi địa
điểm đều khác nhau. Nghiên cứu mở rộng rừng trồng Thông caribê trên một số
15
dạng lập địa vùng Đông Bắc, năm 2000-2004, (Nguyễn Ngọc Đích và Lương Thế
Dũng, 2004) [1] đã xây dựng 25 ha mơ hình ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Ngun,
Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Kết quả đánh giá rừng trồng có triển vọng, ở giai đoạn 2
tuổi rừng khơng có sự sai khác rõ về sinh trưởng ở các địa điểm trồng. Thông caribê
xuất xứ hondurensis giống ở Đại Lải – Vĩnh Phúc tỏ ra phù hợp để gây trồng rừng ở
vùng Tây Bắc kể cả ở độ cao 800m lên đến 1.300m.
Trong báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài Nghiên cứu các giải pháp
khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu (2006) do Tiến sĩ
Nguyễn Huy Sơn làm chủ nhiệm đề tài đã có những tổng kết bước đầu về sinh
trưởng của Thông caribê với phương thức trồng thâm canh và mật độ trồng là 1.330
cây/ha cho sinh trưởng bình quân đạt 4,7 cm về đường kính và 2,3m về chiều cao
sau 2,5 năm tuổi (Ngyễn Huy Sơn, 2006) [12]. Kết quả đề tài nghiên cứu cấp Bộ
“Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo, bạch đàn, Thông
caribê cung cấp gỗ lớn” chỉ ra mật độ trồng phù hợp là 1.100 cây/ha và với phương
thức trồng thâm canh Thơng caribê ở tuổi 4 có thể đạt trên 17 m3/ha/năm, và Thơng
caribê có thể mở rộng vùng trồng trong điều kiện khí hậu với nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
từ 6-12oC (Đặng Văn Thuyết – 2010) [14].
Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng
Nghiên cứu điều kiện lập địa tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh
trưởng của thực vật rừng với các yếu tố của mơi trường thơng qua khí hậu, địa hình,
đất đai. Xác định lập địa nghĩa là tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng và
quyết định tới sự hình thành các kiểu quần thể thực v ật khác nhau và năng suất sinh
trưởng của chúng. Nghiên cứu xác định điều kiện gây trồng cây Thông caribê cung
cấp gỗ lớn của Đặng Văn Thuyết, Lương Thế Dũng và Nguyễn Thanh Sơn (2009)
[13] cho thấy cây Thơng caribê có thể gây trồng ở cả 6 tỉnh vùng Đông Bắc Bộ, tuy
nhiên diện tích có điều kiện thích hợp để trồng rừng cung cấp gỗ lớn phân bố thành
các dải, chủ yếu tập trung ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng và Thái nguyên .
Về kỹ thuật trồng rừng ở Việt Nam cũng có nhiều thành tựu và tiến bộ trong
nghiên cứu và thực tiễn, đặc biệt là các thành tựu trong kỹ thuật trồng rừng thâm
canh với suất đầu tư cao để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Tuy nhiên
16
các nghiên cứu chủ yếu được triển khai ở vùng thấp (<600 m), nhiều đề tài nghiên
cứu về các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đã được tiến hành trong những
năm gần đây, có thể kể các cơng trình điển hình như: Nguyễn Xuân Quát (1990)
[10] nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lạng ở Tây
Nguyên. Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [11] ở Bình Dương, Gia Lai, Quảng Trị.
Nguyễn Huy Sơn (2006) [12] đã nghiên cứu các biện pháp khoa học công nghệ để
phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu, chưa đi vào gỗ lớn và áp dụng các biện
pháp thâm canh tổng hợp.
Bón phân cho cây rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan
trọng nhằm làm ổn định, tăng năng suất rừng trồng. Trên thực tế cho thấy, bón phân
nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh chóng
trong giai đoạn đầu, làm tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của
mơi trường. Ở các nước có nền Lâm nghiệp phát triển cao đều áp dụng bón phân
cho rừng trồng và đạt được chỉ số sử dụng phân bón cao, từ 40 - 50% đối với phân
đạm và khoảng 30% đối với phân lân (Ngơ Đình Quế, 2004) [29].
Tại việt nam vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các mức
độ khác nhau, điển hình có cơng trình nghiên cứu bón phân cho Thơng caribeae ở
Đơng Bắc Bộ. Thơng caribê được Nguyễn Đình Hải nghiên cứu gây trồng ở Đại Lải
bước đầu có triển vọng. Nguyễn Đình Hải đã bố trí 8 cơng thức thí nghiệm bón
phân lót khác nhau cho 3 giống thơng Pinus caribaea var bahamensis 1167, var
hondurensis 1160 và var hondurensis - giống ở Đại Lải trên đất nghèo xấu ở Cẩm
Quỳ - Ba Vì - Hà Nội. Kết quả thí nghiệm cho thấy rừng trồng của cả 3 giống thống
trên đều sinh trưởng tốt ở cơng thức bón phân Supe lân (P205) với liều lượng là
200gam/cây khi rừng đạt 14 đến 36 tháng tuổi [5].
Như vậy, bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật
thâm canh đã được nghiên cứu nhiều nhất. Hầu hết các tác giả đều kết luận rằng
phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các loài cây trồng, đặc biệt là
đối với các loài cây trồng rừng nguyên liệu. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực của
phâ n b ón thì điều quan trọng là phải bón đúng loại phân, đúng thời vụ và đúng liều
lượng cùng với kỹ thuật hợp lý.
17
Mật độ trồng rừng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất
lượng của rừng trồng. Nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh
trưởng của cây trồng, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn cơng chăm sóc. Để
tận dụng tối đa khơng gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm làm giảm chi phí trồng rừng và nâng cao năng
suất rừng trồng như mong muốn. Mật độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại
lập đ ịa khác nhau với mục đích kinh doanh khác nhau là khơng giống nhau. Theo
quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền
núi phía Bắc đã qui định mật độ trồng cho một số lồi Thơng, Keo lá to và Bồ đề là
từ 1.200 - 1.500 cây/ha; Mặc dù các qui trình, qui phạm trên đã qui định các loại
mật độ cụ thể cho m ột số loại rừng trồng thâm canh song đó cũng chỉ mang tính
chất tạm thời, chưa ổn định và chi tiết cho từng vùng
Nhận xét đánh giá chung
Tóm lại về kỹ thuật trồng rừng hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu
trong nghiên cứu cả cây ngoại nhập và cây bản địa. Công tác cải thiện giống được
chú trọng, nhiều cơng trình khảo nghiệm giống được nghiên cứu, đặc biệt là các
thành tựu trong kỹ thuật trồng rừng thâm canh đầu tư cao để nâng cao năng suất và
chất lượng rừng trồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được triển khai ở các
vùng thấp (≤600m), rất ít các cơng trình nghiên cứu cho vùng núi cao trên 600m so
với mực nước biển, nhất là ở các tình vùng núi phía Bắc, nơi có điều kiện khó khăn
về khí hậu và địa hình. Bên cạnh đó cơ cấu cây trồng rừng ở vùng cao cũng rất
nghèo nàn, theo các nhà khoa học nghiên cứu về lâm nghiệp thì việc xác định lồi
và giống cây phù hợp với lập địa có ý nghĩa lớn trong sự thành công của công tác
trồng rừng sản xuất hiện nay.