Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) kinh nghiệm tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tại trường THPT lê lai, ngọc lặc, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.66 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI TÌM HIỂU
TẠI TRƯỜNG THPT LÊ LAI, NGỌC LẶC, THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Văn Thảo
Chức vụ: Thư ký Hội đồng
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Khác

THANH HỐ NĂM 2017


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................3
2.3. Các giải pháp đã thực hiện.........................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................15
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................19
3.1. Kết luận....................................................................................................19
3.2. Kiến nghị..................................................................................................19





I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trường THPT Lê Lai là một trường công lập được thành lập theo Quyết
định số: 2539/1999/QĐ-UB ngày 19/11/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa. Trường đóng trên địa bàn thơn Thọ Liên, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc.
Nhà trường có nhiệm vụ giáo dục tri thức phổ thơng cho con em 09 xã
phía nam của huyện như: Vân Am, Phùng Minh, Phùng Giáo, Phúc Thịnh,
Nguyệt Ấn, Kiên Thọ, Lam Sơn, Minh Tiến, Minh Sơn và một số xã của huyện
Thọ Xuân như: Xuân Lam, Xuân Thiên, Xuân Châu... Đối tượng học sinh của
nhà trường được sinh sống tại nhiều địa bàn khác nhau, trong đó có nhiều xã,
nhiều thơn thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhiều xã giáp ven với
thị trấn, thị tứ, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Kinh, Mường, Thái, Dao…
Từ khi thành lập trường đến nay, Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
chính trị được giao. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng không ngừng
tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong công tác giáo dục, nhà trường
không chỉ làm tốt cơng tác giáo dục đức, trí, thể, mĩ mà cịn làm tốt cơng tác
giáo dục truyền thống cho học sinh thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp
như tham quan các khu di tích lịch sử, tìm hiểu về văn hóa truyền thống của địa
phương, trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh khu di tích lịch sử… Đặc biệt,
trong những năm qua, nhà trường đã hưởng ứng và phát động đến học sinh, cán
bộ giáo viên trong tồn trường tham gia nhiệt tình các cuộc thi tìm hiểu do các
cơ quan ban ngành tổ chức. Trong những năm gần đây, nhà trường ln có cán
bộ giáo viên và học sinh nhận được giải thưởng trong các cuộc thi này. Bản thân
tôi là Thư ký Hội đồng nhà trường, được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc
cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức, triển khai các cuộc thi ở cấp trường, qua quá
trình thực hiện nhiệm vụ, tôi nhận thấy để các cuộc thi này đạt kết quả cao
không phải là một điều đơn giản mà cần phải có một q trình làm việc khoa

học, sáng tạo, đồng thời đây là một hoạt động rất có ý nghĩa khơng chỉ ở Trường
THPT Lê Lai mà cịn có thể áp dụng ở tất cả các trường THPT trong tồn tỉnh
và có thể mở rộng hơn nữa. Với lí do trên, tơi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Kinh
nghiệm tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tại Trường THPT Lê Lai, Ngọc Lặc,
Thanh Hóa” để các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các cuộc thi
tìm hiểu do các cấp, các ngành tổ chức, có liên quan đến đối tượng cán bộ giáo
viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục…
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu, tổng kết đưa ra kinh nghiệm về việc tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu tại trường THPT Lê Lai, Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Đối tượng
nghiên cứu cụ thể của đề tài là việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tại Trường
THPT Lê Lai, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

1


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện đề tài này tôi đã lựa chọn các phương pháp như: Phương
pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý
số liệu… [1]
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Về mặt lí luận, việc triển khai tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tại các cơ sở
giáo dục hiện nay chưa có một quy định hay văn bản nào chỉ đạo cụ thể, thường
xuyên. Hoạt động này chỉ được lồng ghép trong chương trình giáo dục của nhà
trường nhằm hình thành ở các em tình yêu, niềm tự hào về truyền thống lịch sử
văn hóa của dân tộc, của quê hương, đất nước. Từ đó các em ý thức được trách
nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước…

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành đã luôn quan
tâm đến công tác giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai. Ngày 04/11/2013,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về
“Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết khẳng định: “Đối với giáo dục phổ thông, tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn”[2]. Trong Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của
Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng nhấn mạnh: “Triển khai
đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát
triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự
học” [3]. Ngày 25/7/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số
2653 /QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục
triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng nhấn mạnh đến việc chú trọng giáo dục
lý tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống cho học sinh ở các cấp học.
Như vậy có thể khẳng định, việc giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức,
lối sống cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc giáo dục
2



lý tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống cho học sinh trong nhà trường, bên
cạnh các môn học như: Lịch sử, Giáo dục Cơng dân và Ngữ văn thì việc tổ chức,
triển khai và tham gia các cuộc thi tìm hiểu là một hoạt động không thể không
thực hiện. Đây chính là cở sở lý luận của sáng kiến.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Như trên đã nói, việc giáo dục truyền thống cho học sinh trong nhà
trường, bên cạnh môn học Lịch sử, mơn học Ngữ văn thì việc triển khai hưởng
ứng và tham gia các cuộc thi tìm hiểu là một hoạt động khơng thể khơng thực
hiện. Bởi vì, thơng qua các cuộc thi tìm hiểu - những cuộc thi mang tính chất
tuyên truyền sẽ giúp học sinh và cả cán bộ giáo viên hiểu được về truyền thống
vẻ vang của Đảng, của Đoàn, của các lực lượng trong xã hội, của từng địa
phương trong sản xuất và chiến đấu, hiểu và thực hiện tốt các quy định của Hiến
pháp, Pháp luật, biết cách ứng xử có văn hóa, văn minh trong cuộc sống…
Trong những năm qua, Trường THPT Lê Lai đã thực hiện tương đối tốt
việc triển khai, hưởng ứng và tham gia các cuộc thi tìm hiểu do các cấp, các
ngành, các tổ chức đồn thể chính trị xã hội tổ chức. Tuy nhiên, kết quả đạt
được của các cuộc thi chưa cao, hiệu quả giáo dục đạt được từ các cuộc thi đang
còn nhiều hạn chế. Cụ thể: nhiều cuộc thi chưa được nhà trường triển khai và
phát động, hoặc có triển khai nhưng mang tính hình thức, thiếu sự quan tâm chỉ
đạo của Cấp ủy Chi bộ, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể nhà trường. Giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng không quan tâm hướng dẫn. Học sinh
làm bài thi theo cách đối phó, chép qua loa, đại khái, mượn người khác chép hộ,
thậm chí photo sau đó nộp cho Ban Tổ chức cuộc thi cấp trường…
Qua q trình tìm hiểu, nghiên cứu, tơi nhận thấy việc tồn tại thực trạng
này là do các nguyên nhân sau:
Về nguyên nhân khách quan:
Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin là một xu thế tất yếu, điều
này làm cho xã hội không ngừng phát triển, tiến bộ nhưng kéo theo nó có nhiều

hệ lụy xấu như: học sinh dùng điện thoại để lướt web, chơi game, lên facebook,
zalo, messenger, xem phim có nội dung đồi trụy, không lành mạnh... không cần
quan tâm đến việc học, do đó cũng khơng chú ý đến thực hiện nghĩa vụ của
mình trong việc làm các bài thi. Việc lạm dụng điện thoại đã khiến các em quên
đi việc học tập, trau dồi kiến thức, thiếu ý trong rèn luyện tư tưởng, đạo đức lối
sống, quên đi truyền thống văn hóa của địa phương, của dân tộc, thiếu ý thức
hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật…
Về nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất: Về phía học sinh và phụ huynh:
Học sinh còn ham chơi, chưa nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của
các cuộc thi, chưa hưởng ứng nhiệt tình nên khơng tập trung, khơng chú trọng
đến việc làm bài.
Việc học tập ở trên lớp và học thêm q nhiều nên khơng có thời gian để
học sinh tìm hiểu, đầu tư để viết bài có chất lượng cao, do đó các em chỉ viết bài

3


mang hình thức đối phó, chiếu lệ, viết để cho có, cho đủ số lượng phải nộp theo
sĩ số của lớp.
Một số ít phụ huynh khơng quan tâm đến việc học tập của con cái, hoặc
có phụ huynh chỉ quan tâm đến việc học của con, không ủng hộ việc con làm bài
dự thi mà cho rằng đó là những cuộc thi vơ bổ, khơng có hiệu quả, khơng phục
vụ cho mục đích học tập trước mắt. Thậm chí có những phụ huynh cấm đốn,
khơng cho con làm các bài thi tìm hiểu mà chỉ tập trung vào việc học…
Thứ hai: Về phía giáo viên:
Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thường xuyên quan tâm đến các hoạt
động của lớp mình phụ trách, phó mặc các hoạt động cho Bí thư, Lớp trưởng và
các cán sự lớp. Chưa chỉ đạo sâu sát việc triển khai, hưởng ứng và tham gia các
cuộc thi của học sinh. Chưa động viên, khích lệ học sinh lớp mình chủ nhiệm

tham gia một cách tích cực. Chưa có sự đầu tư cho các cá nhân tích cực, chịu
khó, sáng tạo để làm những bài thi có chất lượng. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm
chưa có sự khuyến khích, động viên và khen thưởng kịp thời đối với học sinh…
Một số giáo viên bộ môn, nhất là các môn trọng điểm ôn thi khối lại
không muốn học sinh tham gia vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng của các buổi dạy
thêm do mình phụ trách. Khơng động viên, khuyến khích các em tham gia,
ngược lại thậm chí cịn mỉa mai, châm biếm các cá nhân tích cực trong việc
tham gia những cuộc thi này.
Thứ ba: Về phía Đồn trường:
Chưa phối hợp chặt chẽ với Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, giáo
viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để triển khai và thực hiện tốt các cuộc thi.
Không xây dựng và triển khai kịp thời kế hoạch tổ chức cuộc thi một cách
khoa học, sáng tạo, phù hợp theo từng thời gian nhất định. Thạm chí có những
cuộc thi triển khai đúng lúc học sinh tập trung vào việc ôn và thi, kiểm tra.
Chưa chỉ đạo các Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường hướng dẫn, kiểm
tra, đơn đốc các Chi đồn làm bài có chất lượng, hiệu quả. Việc triển khai, thực
hiện làm bài thi đang cịn phó mặc cho Ban Chấp hành các Chi đồn…
Thứ tư: Về phía Ban Giám hiệu nhà trường
Chưa có sự phân cơng rõ ràng về trách nhiệm cá nhân trong Ban Giám
hiệu để chỉ đạo việc tổ chức các cuộc thi.
Việc phát động, triển khai các cuộc thi đã có nhưng lại thiếu tổng kết,
đánh giá, rút kinh nghiệm.
Cơ chế động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với các tập thể và cá
nhân có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi chưa kịp thời và không tương
xứng với những gì mà họ đã đầu tư cho việc làm bài thi…
Vậy cần phải làm gì để việc triển khai, hưởng ứng và tham gia các cuộc
thi tìm hiểu đạt hiệu quả cao hơn so với những năm trước? Qua nhiều năm được
Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, cho Hiệu trưởng
trong việc tổ chức, triển khai các cuộc thi tìm hiểu, cá nhân tôi đã chủ động
tham mưu cho Hiệu trưởng, phối hợp với các tổ chức Cơng đồn, Đồn Thanh

niên, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn, giáo
4


viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn thực hiện đồng bộ các giải pháp
tuyên truyền, giáo dục, động viên, khuyến khích và giúp đỡ các em học sinh
tham gia một cách tích cực trong việc làm các bài thi tìm hiểu mỗi khi các cấp,
các ngành tổ chức, triển khai và phát động.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện
Việc tổ chức, triển khai, hưởng ứng và tham gia làm các bài dự thi tìm
hiểu khơng phải năm học nào cũng thực hiện theo một nội dung, hình thức nhất
định và giống nhau. Tùy thuộc từng năm, từng tổ chức phát động và phụ thuộc
vào mục đích ý nghĩa của từng sự kiện mà nội dung triển khai có sự khác nhau.
Nhưng phải khẳng định, trong mấy năm gần đây, khơng năm nào là khơng có
các cuộc thi tìm hiểu. Ví dụ như: Cuộc thi tìm hiểu về “Hiến pháp Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Cuộc thi tìm hiểu “Pháp luật Nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Cuộc thi tìm hiểu “Lực lượng vũ trang Thanh Hoá
65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”. Cuộc thi tìm hiểu “Thanh Hóa
với chiến thắng Điện Biên Phủ; phát huy truyền thống Điện Biên Phủ xây dựng
Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu”. Cuộc thi tìm hiểu Pháp luật về “Phịng chống
tham nhũng”, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo
lời Bác Hồ dạy”. Cuộc thi tìm hiểu “Cơng tác Dân vận của hệ thống chính trị”.
Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử xứ Thanh” …
Tùy từng năm học và tùy từng kế hoạch tổ chức các cuộc thi cụ thể, Hiệu
trưởng nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch chung của nhà trường và giao cho các
bộ phận cá nhân có liên quan đến nội dung của cuộc thi để tổ chức thực hiện.
Mỗi một cuộc thi có thể tổ chức, triển khai khác nhau nhưng nhìn chung
cần thực hiện tốt các bước sau đây:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thi.
Như trên đã nói, tùy từng năm học và từng giai đoạn cũng như đặc điểm

tình hình cụ thể của các sự kiện chính trị, văn hóa xã hội mà có những cuộc thi
tìm hiểu khác nhau. Khi xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thi cần phải căn cứ
vào kế hoạch và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
Các nội dung trong kế hoạch cần đảm bảo:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý
ban hành kế hoạch;
- Số kế hoạch, ngày, tháng, năm ban hành kế hoạch;
- Tên kế hoạch;
- Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch;
- Mục đích, yêu cầu;
- Đối tượng dự thi;
- Nội dung, hình thức;
- Cơ cấu giải thưởng;
- Kinh phí khen thưởng;
- Tổ chức thực hiện;
- Đại diện tổ chức xây dựng kế hoạch ký tên, đóng dấu.

5


Ví dụ, với Cuộc thi tìm hiểu “Em u lịch sử Xứ Thanh” chúng ta có thể
xây dựng kế hoạch như sau:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Số: 248 /KH-THPT LL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Ngọc Lặc, ngày 08 tháng 11 năm 2016

KẾ HOẠCH
Tổ chức Cuộc thi “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017
Căn cứ Kế hoạch năm học 2016-2017 của Trường THPT Lê Lai (Ban hành
kèm theo Quyết định số 16/QĐ-THPT LL ngày 05/9/2016 của Hiệu trưởng
Trường THPT Lê Lai);
Thực hiện Hướng dẫn số: 2242/SGDĐT- GDTrH gày 07/11/2016 của Giám
đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa V/v: Hướng dẫn tổ chức và phát động Cuộc thi
“Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017, Trường THPT Lê Lai xây
dựng kế hoạch tổ chức và phát động cuộc thi như sau:
I. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1. Mục đích
- Triển khai và thực hiện Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo,
góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục và đào tạo[4],
đặc biệt là chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT Lê Lai.
- Tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của
nhân dân Thanh Hóa, từ đó nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào
dân tộc, trên cơ sở đó xác định ý thức trách nhiệm của người công dân tương lai
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và quê hương Thanh Hóa nói
riêng ngày càng phồn vinh, giàu đẹp [4].
- Giúp học sinh hứng thú và say mê học tập môn Lịch sử, tìm hiểu quá
trình hình thành, phát triển của quê hương Thanh Hóa anh hùng [4].
2. Yêu cầu
Tất cả học sinh của nhà trường đều phải làm bài dự thi nghiêm túc, đảm
bảo thực hiện đúng nội dung và hình thức của cuộc thi.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Học sinh toàn trường.
III. NỘI DUNG CUỘC THI

Học sinh dự thi phải trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu
(tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nơi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng
những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một
trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất [4].

6


Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một
trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn:
Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011,
Tổ chức UNESCO đã chính thức cơng nhận cơng trình này là Di sản văn hóa
thế giới. Đó là cơng trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để
giúp cộng đồng hiểu biết về cơng trình này [4].  
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tơi muốn cưỡi cơn gió
mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô,
giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người
ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất
khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh [4].
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu
những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng
nhất?[4]
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn:
“Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính
trị, kinh tế, quân sự phải là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc
kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016)
Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất
góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách

nhiệm bản thân?[4]
* Lưu ý:
- Các câu trả lời được trình bày ngắn gọn, đánh máy vi tính một mặt trên
khổ giấy A4 (Bài dự thi không quá 20 trang).
- Trong các bài dự thi, khuyến khích những bài có hình ảnh minh họa, phù hợp
với nội dung. (Hình ảnh minh họa khơng tính vào số trang bài thi)[4]
IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Giải cá nhân
- Giải Nhất: 01 giải.
- Giải Nhì: 02 giải.
- Giải Ba: 03 giải.
- Giải Khuyến khích: 04.
Các cá nhân đạt giải cấp trường được Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Giấy
chứng nhận và gửi bài dự thi cấp tỉnh và lớp có học sinh đạt giải cá nhân thì
được cộng điểm theo quy chế cộng điểm của nhà trường.
2. Giải tập thể
- Giải Nhất: 01 giải.
- Giải Nhì: 01 giải.
- Giải Ba: 01 giải.
Các tập thể đạt giải cấp trường thì được cộng điểm theo quy chế cộng điểm
của nhà trường.
V. KINH PHÍ KHEN THƯỞNG
7


Kinh phí khen thưởng được trích từ nguồn quỹ khen thưởng của nhà
trường. Các bài dự thi cấp tỉnh sẽ được nhà trường hỗ trợ kinh phí in bài thi.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi
- Nhà trường thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo cuộc thi,

(Có quyết định kèm theo)
2. Tổ chức cuộc thi
- Tổ chức phát động cuộc thi trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần.
- Ban Chuyên mơn phối hợp với Ban Chấp hành Đồn trường phát động
Cuộc thi tới toàn thể học sinh và thu, nhận bài thi về Ban Tổ chức cuộc thi.
- Ban Giám khảo chấm sơ khảo các bài dự thi của học sinh và lựa chọn
những bài dự thi có chất lượng tốt nhất gửi về Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh để
tham gia chấm chung khảo. Số lượng bài thi gửi về Ban tổ chức Cuộc thi cấp
tỉnh là 10 bài.
- Giao cho nhóm Sử hướng dẫn 10 em học sinh làm bài để chấm chọn thi
cấp tỉnh, thành tích bài thi được tính điểm cộng cho người hướng dẫn theo quy
chế hiện hành. Đồng thời các GVCN có thể trực tiếp hướng dẫn học sinh lớp
mình đầu tư làm bài để tham gia chọn lấy 10 bài dự thi cấp tỉnh nhằm nâng cao
điểm cộng cho lớp mình.
- Các bài dự thi cấp tỉnh nhà trường sẽ có trách nhiệm nộp về Ban Tổ
chức cuộc thi cấp tỉnh theo hướng dẫn của Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh.
- Bài dự thi phải ghi rõ các thông tin: Họ tên, lớp, trường, huyện, dân tộc.
3. Thời gian tổ chức thi
- Thời gian phát động Cuộc thi : Ngày 14/11/2016.
- Thời gian thu, nhận bài dự thi và chấm sơ khảo từ ngày 05/12/2016 đến
hết ngày 10/12/2016.
- Thời gian nộp bài dự thi tại Sở GDĐT: trước ngày 15/12/2016.
- Lễ Tổng kết và trao giải thưởng sẽ được tiến hành vào trung tuần của
tháng 12 năm 2016.
Nhận được Kế hoạch, yêu cầu các cá nhân, bộ phận liên quan và GVCN các lớp
triển khai Cuộc thi và báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Cuộc thi trước ngày
13/12/2016.
Nơi nhận:
- Ban Giám hiệu (để chỉ đạo);
- CĐ, ĐTN (để phối hợp);

- Mail CBGV toàn trường;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Hữu Hải

2.3.2. Xây dựng Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo
cuộc thi.
Sau khi ban hành kế hoạch, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, năng lực của cán bộ giáo viên để ban hành quyết định thành lập Ban
8


Tổ chức, Ban Giám khảo (Tuy nhiên cũng có những trường hợp phải thành lập
ban Tổ chức trước khi ban hành kế hoạch.).
Danh sách Ban Tổ chức thường là các thành viên đại diện trong Ban
Giám hiệu, Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Tổ trưởng hoặc Tổ phó chun
mơn…
Ví dụ: Để tổ chức tốt cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử Xứ Thanh” có thể
ban hành Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo như sau:
- Quyết định thành lập Ban Tổ chức
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HỐ
TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Số: 249/ QĐ-THPTLL

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Lặc, ngày 18 tháng 11 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
V/v Thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử Xứ Thanh”
Năm học 2016-2017
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và
trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ Hướng dẫn số 2242/SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 11 năm 2016
của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc Hướng dẫn tổ chức và
phát động Cuộc thi “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017;
Căn cứ Kế hoạch số 429/KH-THPT LL ngày 18/11/2016 của Trường THPT Lê
Lai về triển khai Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017;
Xét đề nghị của Ban Chuyên môn nhà trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu Lịch sử xứ
Thanh” năm học 2016-2017 gồm các ơng, bà có tên sau:
Chức vụ trong
Ghi
TT
Họ và tên
Chức vụ
Ban Tổ chức
chú
1 Lê Hồng Kỳ
P. Hiệu trưởng
Trưởng ban
2 Lê Đức Quang

Bí thư Đồn trường
Phó ban
3 Lê Văn Thảo
Thư ký Hội đồng
Thư ký
4 Trương Thị Lan
Tổ trưởng CM
Thành viên
5 Lê Hồng Hạnh
Tổ trưởng CM
Thành viên
Điều 2. Ban Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học
2016-2017 có nhiệm vụ:

9


- Tổ chức chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn và giám sát cơng tác làm bài thi
trong tồn trường đảm bảo đúng tiến độ về thời gian, chất lượng và số lượng.
- Xét chọn những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong trong cuộc
thi trình Hiệu trưởng xem xét khen thưởng theo quy định.
- Tổng kết cuộc thi của đơn vị từ đó đề xuất với Hiệu trưởng về kế hoạch
tổ chức, phát động và chỉ đạo các cuộc thi khác (nếu có).
Điều 3. Các tổ chuyển mơn, các bộ phận chức năng có liên quan của nhà
trường và cá nhân có tên ở Điều 1, căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Như điều 3;

- Lưu VT.

(Đã ký)
Trần Hữu Hải

- Quyết định thành lập Ban Giám khảo:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Số: 250/ QĐ-THPTLL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Lặc, ngày 18 tháng 11 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
V/v Thành lập Ban Giám khảo Cuộc thi tìm hiểu
“Em yêu lịch sử Xứ Thanh”, Năm học 2016-2017
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và
trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ Hướng dẫn số 2242/SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 11 năm 2016
của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc Hướng dẫn tổ chức và
phát động Cuộc thi “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017;
Căn cứ Kế hoạch số 429/KH-THPT LL ngày 18/11/2016 của Trường THPT Lê
Lai về triển khai Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017;
Xét đề nghị của Ban Chuyên môn nhà trường,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Giám khảo Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu Lịch sử xứ
Thanh” năm học 2016-2017 gồm các ơng, bà có tên sau:
Chức vụ trong
Ghi
TT
Họ và tên
Chức vụ
Ban Giám khảo
chú
1 Trịnh Thị Hà
Giáo viên
Trưởng ban
2 Lê Thị Thu
Giáo viên
Phó ban
10


3
4
5

Nguyễn Thị Hoa
Phạm Hồng Huân
Hoàng Thị Dinh

Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên


Thư ký
Thành viên
Thành viên

Điều 2. Ban Giám khảo Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm
học 2016-2017 có trách nhiệm tổ chức chấm các bài dự thi nghiêm túc, trung
thực, chính xác, khách quan và được hưởng mọi chế độ theo quy định hiện hành.
Điều 3. Các tổ chuyển mơn, các bộ phận chức năng có liên quan của nhà
trường và cá nhân có tên ở Điều 1, căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Hữu Hải

2.3.3. Xây dựng và ban hành Quyết định phân công cán bộ giáo viên
hướng dẫn học sinh làm bài dự thi hoặc trực tiếp tham gia làm bài dự thi.
Sau khi ban hành Kế hoạch, các Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban
Giám khảo, căn cứ vào tính chất, mức độ của cuộc thi, để đảm bảo chất lượng
bài thi và nâng cao thành tích thi đua của nhà trường, Hiệu trưởng có thể ban
hành Quyết định về việc phân công giáo viên làm bài dự thi hoặc phân công
giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài dự thi. Việc phân công giáo viên trực tiếp
làm bài thi và giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài dự thi phải có sự lựa chọn
kỹ càng. Giáo viên được lựa chọn phải là giáo viên có năng lực chun mơn
vững vàng, có sự nhiệt tình, làm việc khoa học, sáng tạo…Song song với giáo
viên thì việc lựa chọn học sinh cũng phải đáp ứng được tiêu chí học sinh có học
lực khá, giỏi, năng động, nhiệt tình, chịu khó. Đối với các em học sinh, nên có

sự lựa chọn, giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Sau khi
giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn giới thiệu, Ban Tổ chức nên thống
nhất để lựa chọn và tham mưu cho Hiệu trưởng ra quyết định cụ thể.
Vị dụ, có thể xây dựng Quyết định phân công giáo viên hướng dẫn học
sinh tham gia làm bài thi và Quyết định phân công giáo viên tham gia làm bài
thi như sau:
- Quyết định phân công giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài dự thi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Số: 251/ QĐ-THPTLL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Lặc, ngày 22 tháng 11 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phân công giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài dự thi
Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử Xứ Thanh”, Năm học 2016-2017
11


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ Hướng dẫn số 2242/SGDĐT-GDTrH ngày 07/11/2016 của Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc Hướng dẫn tổ chức và phát động

Cuộc thi “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017;
Căn cứ Kế hoạch số 429/KH-THPT LL ngày 18/11/2016 của Trường THPT Lê
Lai về triển khai Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017;
Xét đề nghị của Ban Tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Em yêu Lịch sử xứ Thanh” của
nhà trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công cán bộ giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài dự thi
Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử Xứ Thanh” năm học 2016-2017 gồm các ơng,
bà có tên sau:
Họ và tên Giáo viên
Họ và tên Học sinh
Ghi
TT
hướng dẫn
được hướng dẫn
chú
1 Lê Thị Thúy
Lê Thị Bích Nga - Lớp 12 B5
2 Đinh Thị Nhàn
Bùi Ngọc Ánh - Lớp 12B6
3 Bùi Chính Hữu
Hà Thị Hảo - Lớp 12B6
4 Hồ Sĩ Tâm
Nguyễn Thị Hà - Lớp 12B6
5 Nguyễn Thị Mai
Lê Thị Quỳnh Như - Lớp 12B6
6 Lê Thị Sang
Lê Thị Thắm - Lớp 12B5
7 Trương Văn Hiến
Lê Phương Thảo - Lớp 11A3

8 Lê Văn Bằng
Trương Thảo Liên - Lớp 11A3
9 Mai Thị Nhung
Nguyễn Văn Long - Lớp 11A3
10 Dương Thị Lan
Nguyễn Thị Thủy - Lớp 12 B8
Điều 2. Cán bộ giáo viên được phân công hướng dẫn học sinh làm bài dự
thi Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử Xứ Thanh” năm học 2016-2017 có trách
nhiệm hướng dẫn học sinh sưu tâm tài liệu, tranh ảnh, cách thức viết bài dự thi
để đảm bảo đạt kết quả cao và được hưởng mọi chế độ theo quy định trong Quy
chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
Điều 3. Các tổ chuyển môn, các bộ phận chức năng có liên quan của nhà
trường và cá nhân có tên ở Điều 1, căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Hữu Hải

12


- Quyết định phân công cán bộ giáo viên tham gia làm bài dự thi:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HỐ
TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Số: 148/ QĐ-THPTLL


CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Lặc, ngày 20 tháng 9 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phân cơng giáo viên làm bài dự thi
Cuộc thi tìm hiểu “Cơng tác Dân vận của hệ thống chính trị năm 2016”
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT LÊ LAI
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ Kế hoạch số 32-KH/HU ngày 09/9/2016 của Ban Thường vụ Huyện
ủy Ngọc Lặc về việc tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Cơng tác Dân vận của hệ thống
chính trị năm 2016” ;
Căn cứ Kế hoạch số 385/KH-THPT LL ngày 15/9/2016 của Ban Chấp hành Chi
bộ Trường THPT Lê Lai về việc tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Cơng tác Dân vận của
hệ thống chính trị năm 2016” ;
Xét năng lực của CBGV và theo đề nghị của Ban Chuyên môn nhà trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công cán bộ giáo viên tham gia làm bài dự thi tìm hiểu
“Cơng tác D4ân vận của hệ thống chính trị năm 2016” gồm các ơng, bà có tên
sau:
TT
Học và tên
Giáo viên bộ môn
Ghi chú
1 Nguyễn Thị Dậu
Giáo viên Lịch sử

2 Lê Văn Thảo
Giáo viên Ngữ văn
3 Lê Thị Tâm
Giáo viên Ngữ văn
4 Lê Thị Thúy
Giáo viên Giáo dục Cơng Dân
5 Hịa Thị Loan
Giáo viên Sinh
Điều 2. Cán bộ giáo viên được phân cơng làm bài dự thi có trách nhiệm
tìm hiểu, sưu tâm tài liệu, tranh ảnh để viết bài dự thi đảm bảo đạt kết quả cao và
được hưởng mọi chế độ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
Điều 3. Các tổ chuyển môn, các bộ phận chức năng có liên quan của nhà
trường và cá nhân có tên ở Điều 1, căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
13


Trần Hữu Hải
2.3.4. Cách thức làm bài dự thi
Việc làm bài dự thi, chất lượng hiệu quả của bài thi có được giải hay
khơng sẽ tùy thuộc vào q trình làm bài của học sinh và việc tham gia hướng
dẫn của giáo viên. Qua quá trình hướng dẫn học sinh làm bài và cá nhân trực
tiếp làm bài, bản thân tơi nhận ra một điều để bài thi có thể có giải cần phải thực
hiện tốt các nội dung sau.
- Cần phải nghiên cứu kỹ câu hỏi của cuộc thi, xác định rõ phạm vi tư liệu

cần có để trả lời câu hỏi làm sao đảm bảo vừa đúng, vừa trúng lại vừa hay.
- Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh minh họa sao cho hình ảnh minh họa đẹp,
phù hợp với nội dung từng phần trả lời của câu hỏi.
- Sau khi đã sưu tầm được các hình ảnh minh họa cho câu trả lời và đã
chuẩn bị tốt các câu trả lời chúng ta sẽ tiến hành làm bài. Bố cục của bài dự thi
cần đảm bảo các phần sau :
+ Mục lục
+ Lời nói đầu
+ Phần trả lời các câu hỏi dự thi
+ Kết luận
+ Tài liệu tham khảo
+ Phụ lục
Trong quá trình làm bài thi, cần chú ý khâu in ấn, thiết kế phần bìa sao
cho phù hợp. Bìa bài thi cần đơn giản, đảm bảo nội dung theo u cầu của cuộc
thi. Ví dụ, có thể thiết kế các mẫu bìa như sau:
Bìa bài thi Bác Hồ với Thanh HóaThanh Hóa làm theo lời Bác Hồ dạy
2.3.4. Chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với cán bộ giáo viên và học sinh
tham gia dự thi có bài thi đạt giải.
Trong quá trình thực hiện, nhà trường đã có nhiều cơ chế khuyến khích,
động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân có thành tích cao.
Đối với học sinh: Các cá nhân và tập thể đạt giải cấp trường sẽ được nhận
giải thưởng bằng tiền mặt, được Hiệu trưởng cấp Giấy chứng nhận và được cộng
điểm thi đua cho tập thể. Điểm thi đua này sẽ cộng vào tổng điểm cuối học kỳ
hoặc cuối năm học. Đối với học sinh đạt giải cấp tỉnh, Nhà trường sẽ thưởng
theo Quy chế chi tiêu nội bộ từng năm. Năm 2017 mức thưởng đối với học sinh
đạt giải cấp tỉnh là: Nhất: 200.000đ/giải; Nhì: 150.000đ/giải; Ba: 100.000đ/giải;
Khuyến khích: 80.000đ/giải.
Đối với cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia làm bài dự thi và hướng dẫn
học sinh làm bài dự thi theo quyết định phân công của Hiệu trưởng, nếu được
giải cấp tỉnh sẽ được cộng điểm trong đánh giá xếp loại thi đua cuối năm học và

được thưởng tiền theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Đối với điểm thưởng, cộng cụ
Bìa bài thi Em yêu lịch sử Xứ Thanh

14


thể từng mức giải như sau: Nhất: 6 điểm, Nhì: 5 điểm, Ba: 3 điểm, Khuyến
khích: 2 điểm. Song song với việc cộng điểm, cá nhân giáo viên được thưởng
tiền theo quy chế như sau: giải Nhất: 1.000.000đ/giải; giải Nhì: 600.000đ/giải;
giải Ba: 300.000đ/giải; giải Khuyến khích: 200.000đ/giải.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình thực hiện từ năm học 2012-2013 đến nay, kết quả cho thấy:
- Về số lượng bài thi:
Tình hình học sinh tham gia làm bài dự thi tích cực, nghiêm túc, đảm bảo
số lượng bài thi gần bằng và bằng số lượng học sinh của toàn trường.
Số lượng thống kê từng năm học cụ thể như sau:
Năm học

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

2016-2017

Tên cuộc thi
Cuộc thi tìm hiểu: "Lực lượng vũ

trang Thanh Hoá 65 năm xây dựng,
chiến đấu và trưởng thành".
Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với
Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo
lời Bác Hồ dạy”.
Cuộc thi tìm hiểu “Thanh Hóa với
chiến thắng Điện Biên Phủ; phát huy
truyền thống Điện Biên Phủ xây
dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu
mẫu”.
Cuộc thi “An tồn giao thơng cho nụ
cười ngày mai”.
Cuộc thi “An tồn giao thơng cho nụ
cười ngày mai”.
Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử
Xứ Thanh”.
 Cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam”.
Cuộc thi “An tồn giao thơng cho nụ
cười ngày mai”.
Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử
Xứ Thanh”.
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về
“Phịng chống tham nhũng”.
Cuộc thi “An tồn giao thơng cho nụ
cười ngày mai”.
Cuộc thi tìm hiểu “Em yêu lịch sử
Xứ Thanh”.
Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thanh
Hóa – Thanh Hóa làm theo lời Bác

Hồ dạy”.

Tình hình bài thi
Số bài thi/
Số bài thi/
học sinh
CBGV
1353/1423

33/73

1423/1423

69/73

1298/1303

69/73

1303/1303

69/73

1097/1097

65/70

Ghi
chú


1097/1097
1097/1097

65/70

976/976

63/69

976/976
976/976

63/69

952/952

66/69

952/952
952/952

66/69

15


Năm học

Tình hình bài thi
Số bài thi/

Số bài thi/
học sinh
CBGV

Tên cuộc thi
Cuộc thi “Tìm hiểu Cơng tác Dân
vận của hệ thống chính trị năm
2016”.

Ghi
chú

69/69

- Về chất lượng bài thi:
+ Về mặt hình thức: Bài thi được viết tay trên giấy A4 cẩn thận, sạch đẹp,
đóng bìa nghiêm túc. Các câu trả lời có hình ảnh minh họa hợp lý, phong phú,
đa dạng, hhiều bài thi được đầu tư đóng bìa cứng và in mầu cẩn thận.
Hình ảnh về một số bài dự thi.
+ Về mặt nội dung: Tất cả các bài dự thi đều thực hiện đầy đủ nội dung
các câu hỏi trong thể lệ cuộc thi. Nhiều câu trả lời chuẩn xác, có sự sưu tầm các
tài liệu để làm nổi bật nội dung cần phải trả lời của câu hỏi. Nhiều bài thi đã thể
hiện sự sâu sắc trong nhận thức của giáo viên và học sinh về các vấn đề có liên
quan.
- Kết quả cụ thể được đánh giá và ghi nhận.
+ Cuộc thi tìm hiểu “Bác
Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa
làm theo lời Bác Hồ dạy” nhân
dịp 65 năm lần đầu tiên Bác Hồ
về thăm Thanh Hóa, tập thể

Trường THPT Lê Lai đạt giải
Nhất cấp huyện, cá nhân đồng
chí Lê Văn Thảo- Bí thư Đồn
trường đạt giải Nhất cá nhân.
+ Cuộc thi tìm hiểu “Thanh Hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ: Phát
huy truyền thống Điện Biên Phủ xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu”.
Trường THPT Lê Lai đạt giải Nhất tập
thể
cấp huyện

Đ/c Lê Văn Thảo (đứng thứ 11 từ phải
sang) nhận giải KK cá nhân cấp tỉnh

+ Cuộc thi tìm hiểu về
pháp luật “Phịng chống tham
nhũng” năm học 2015-2016
giáo viên Ngơ Cơng Cảnh đạt
giải khuyến khích cấp tỉnh và
giáo viên Nguyễn Thị Dậu
được Ban Chấp hành Công
16


đồn Giáo dục Thanh Hóa
tặng Giấy khen vì đã có
thành tích xuất sắc trong việc
tham gia cuộc thi.
+ Cuộc thi “Em yêu lịch sử Xứ Thanh” năm học 2016-2017 nhà trường có
10 em học sinh được chọn bài tham gia dự thi cấp tỉnh.
Theo Quyết định số: 1095b/QĐ-SGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của

Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc Công nhận kết quả Cuộc thi “Em yêu
Lịch sử Xứ Thanh”, nhà trường có 8/10 đạt giải:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Họ và tên
Nguyễn Thị Hà
Lê Thị Quỳnh Như
Hà Thị Hảo
Lê Thị Thắm
Nguyễn Thị Thu Thủy
Chung Thị Bích Loan
Hà Thị Lộc
Bùi Thị Yến

Lớp
12B6
12B6
12B6
12B5
12B8
11A3
11A3

12B5

Giải
Ba
Ba
KK
KK
KK
KK
KK
KK

Ghi chú

+ Cuộc thi “An tồn giao thơng cho nụ cười ngày mai” năm học 20162017, nhà trường có học sinh Trương Thị Dự, học sinh lớp 11A3 đạt giải
Khuyến khích tồn quốc.
+ Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác
Hồ dạy” nhân dịp kỷ niệm 70 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm Thanh Hóa
(20/02/1947-20/02/2017) nhà trường có học sinh Nguyễn Thị Thắm, lớp 12 B6
đạt giải Ba cấp tỉnh.
Anh Lê Văn Trung, Tỉnh Ủy viên-Bí
thư Tỉnh đồn chụp ảnh lưu niệm với
học sinh Nguyễn Thị Thắm.

Giấy chứng nhận đạt giải Ba cuộc
thi của học sinh Nguyễn Thị Thắm,
lớp 12 B6 trường THPT Lê Lai.
+ Cuộc thi “Tìm hiểu Cơng tác Dân
vận của hệ thống chính trị năm
2016”, đối tượng dự thi là cán bộ,

đảng viên, giáo viên nhà trường. Đơn
vị Trường THPT Lê Lai đã đạt Giải
Nhất tập thể và có 02 cá nhân đạt
giải, trong đó giáo viên Hịa Thị
Loan đạt giải Nhất, giáo viên Nguyễn
Thị Dậu đạt giải Nhì.

17


Như vậy, qua số liệu vừa nêu trên, có thế thấy, bằng sự quan tâm, tạo điều
kiện, sự động viên khích lệ kịp thời của Ban Giám hiệu nhà trường cùng với sự
nỗ lực của cán bộ giáo viên và đặc biệt là các em học sinh, việc tham gia các
cuộc thi tìm hiểu của nhà trường trong những năm gần đây đã có kết quả đáng
khích lệ. Qua đó cho thấy, nhà trường không chỉ quan tâm đến chất lượng giáo
dục văn hóa mà cịn chú trọng giáo dục tồn diện cho học sinh. Chính hoạt động
này đã góp phần hình thành ở các em những phẩm chất tốt đẹp, đó là tình u
q hương, đất nước, tinh thần tự hào về truyền thống dân tộc, có ý thức trong
việc sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có ý thức, trách nhiệm đối
với bản thân và cộng đồng xã hội…
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu là dịp để học sinh, cán bộ giáo viên có điều
kiện để hiểu rõ hơn về Đảng, về Đồn, về Bác Hồ kính yêu, về các tổ chức chính
trị - xã hội, các lực lượng vũ trang và truyền thống lịch sử, truyền thống yêu
nước, truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, hiểu được sự phát triển về
kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Qua
các cuộc thi tìm hiểu, nhà trường và các tổ chức chính trị-xã hội có điều kiện bổ
sung thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực cho học sinh, giúp học sinh được giáo
dục một cách tồn diện để hình thành nhân cách, phẩm chất của con người mới.

Làm tốt công tác tổ chức, triển khai, hưởng ứng và thực hiện các bài dự thi
khơng phải là việc khó mà điều quan trọng là tạo được hứng thú cho học sinh và
cán bộ, giáo viên tham gia dự thi mới là điều đáng nói. Vì vậy việc tổ chức triển
khai, hưởng ứng và thực hiện làm các bài dư thi là một việc rất có ý nghĩa đối
với các nhà trường.
Thơng qua các cuộc thi tìm hiểu sẽ giúp các em thêm u thích các mơn
học như Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục Công dân và nhiều môn học khác nữa. Từ
đó các em sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình, xã hội và có
trách nhiệm với non sông, đất nước.
Để tổ chức tốt hơn các cuộc thi tìm hiểu, địi hỏi Hiệu trưởng nhà trường,
các thành viên trong Ban Giám hiệu, các tổ chức đồn thể - chính trị trong nhà
trường và các thầy giáo, cô giáo phải làm tốt công tác chỉ đạo, phối hợp, động
viên, khuyến khích học sinh tham gia, phải biết hy sinh thời gian, hy sinh vật
chất, xem việc tham gia, động viên học sinh tham gia là động lực, là nội dung rất
quan trọng trong công tác giảng dạy và giáo dục của mình. Có như vậy chúng ta
mới làm tốt cơng tác giáo dục tồn diện học sinh, góp phần xây dựng mơi trường
học đường theo đúng phong trào “trường học thân thiện-học sinh tích cực”.
3.2. Kiến nghị
Để làm tốt hơn nữa việc tổ chức, triển khai, hưởng ứng và tham gia các
cuộc thi tìm hiểu trong nhà trường, cá nhân tôi kiến nghị một số nội dung sau:
- Đối với Ban Giám hiệu Nhà trường:
18


+ Khi tiếp nhận kế hoạch triển khai cuộc thi của cấp trên cần triển khai
nhanh chóng, kịp thời để đảm bảo cuộc thi diễn ra đúng thời gian quy định.
+ Căn cứ vào nội dung của từng cuộc thi để có sự phân cơng các tổ
chun mơn tham gia hướng dẫn học sinh trong quá trình làm bài.
+ Đầu tư, hỗ trợ kinh phí để học sinh in các bài dự thi có chất lượng cao.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền về mục đích, ý

nghĩa của cuộc thi, tuyên dương trên loa phóng thanh của địa phương về những
gương học sinh tích cực tham gia các bài thi.
+ Nâng mức thưởng đối với các bài dự thi của học sinh đạt giải cấp
huyện, cấp tỉnh…
- Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:
+ Phân cơng các đồn viên trong tổ chức mình trực tiếp tham gia làm bài
thi và tham gia hướng dẫn học sinh làm bài dự thi.
+ Tạo cơ chế động viên, khuyến khích các đồn viên tham gia dự thi.
+ Phối hợp chặt chẽ với Hiệu trưởng nhà trường, các tổ trưởng chuyên
môn và giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đơn đốc và khích lệ các em học
sinh tham gia làm bài dự thi.
+ Riêng Đoàn thanh niên của nhà trường phải tích cực phối hợp với các
đơn vị đồn nơi có học sinh sinh sống để tuyên truyền, vận động học sinh tích
cực tham gia dự thi; Phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động phát
động, hoạt động tổng kết và trao giải.
- Đối với Giáo viên chủ nhiệm lớp và Giáo viên bộ mơn:
+ Chủ động nắm tình hình làm bài của học sinh lớp mình phụ trách để có
kế hoạch định hướng tiếp theo.
+ Tích cực, chủ động phối hợp, trao đổi với các giáo viên bộ mơn có liên
quan để giúp đỡ học sinh lớp mình trong quá trình làm bài.
+ Tham mưu cho Hiệu trưởng và các tổ chức đồn thể về những học sinh
có năng lực để đầu tư làm bài trọng điểm.
+ Giáo viên bộ môn cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học sinh
tham gia dự thi…
- Đối với phụ huynh học sinh:
Cần tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, động viên, khuyến khích con em
mình tham gia làm tốt bài thi…
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 5 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Văn Thảo
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Văn Thảo - GV Trường THPT Lê Lai, Ngọc Lặc, Thanh Hóa –
“Cơng tác quản lý, giáo dục học sinh chưa ngoan tại Trường THPT Lê Lai,
Ngọc Lặc, Thanh Hóa” - SKKN năm học 2015 - 2016.
[2]. Nghị Quyết số 29-NQ/TW, BCH TW Đảng khóa XI.
[3]. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về việc Ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI.
[4]. Hướng dẫn số: 2242/SGDĐT- GDTrH gày 07/11/2016 của Giám đốc
Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa V/v: Hướng dẫn tổ chức và phát động Cuộc thi
“Em yêu Lịch sử xứ Thanh” năm học 2016-2017.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Văn Thảo
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lai, Ngọc Lặc, Thanh Hóa

TT


1.

2.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phịng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Cơng tác quản lí học sinhđồn viên thanh niên trong hè
Sở GD&ĐT
của trường THPT Lê Lai,
Ngọc Lặc, Thanh Hóa
Cơng tác quản lý, giáo dục
học sinh chưa ngoan tại
Sở GD&ĐT
Trường THPT Lê Lai, Ngọc
Lặc, Thanh Hóa

Năm học
đánh giá xếp
loại


C

2014

B

2016

----------------------------------------------------



×