Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong tiết mỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.04 KB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TIẾT
MỸ THUẬT"

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong thời đại ngày nay và phương
pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học đổi mới lấy học sinh
làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học là một nghệ thuật, nhưng dạy nghệ thuật lại càng phải nghệ thuật hơn. Do
vậy trong thời gian dạy học môn Mĩ thuật tai trường THCS Lê Lợi tôi luôn tìm tòi và vận
dụng phương pháp dạy học môn Mĩ thuật theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
Khi dạy học người giáo viên phải có vai trò dẫn dắt khéo léo để biến quá trình dạy học
thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của mỗi học sinh. Để làm tốt
điều đó người giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của đổi
mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh
thông qua việc học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến
thức, biến học sinh thành một chủ thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự
nhiên, không gò bó. Giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn… Tôi thấy phương pháp
làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp áp dụng rất hiệu quả vào việc dạy
và học Mĩ thuật đăc biệt đối với phân môn thường thức mĩ thuật, nó hình thành sự đoàn
kết phấn đấu thi đua của từng cá nhân, từng nhóm học sinh trong tập thể lớp, kích thích
học sinh tính tích cực suy nghĩ, động não tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo.
Nhưng sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm sao cho hiệu quả, kích thích tối đa sự
tích cực tham gia của học sinh vào hoạt động học là một vấn đề cần thiết trong giảng
dạy… Qua thời gian dạy học môn Mĩ thuật tôi thấy việc sử dụng phương pháp thảo luận


nhóm còn nhiều hạn chế ảnh hưởng lớn đến kết quả dạy và học môn Mĩ thuật ở cấp
Trung học cơ sở. Là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi rất băn khoăn và trăn trở về
vấn đề này. Do vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Áp dụng phƣơng pháp làm việc
theo nhóm theo hƣớng đổi mới trong dạy học Mĩ thuật ” để nghiên cứu .
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới để nâng cao chất lượng
dạy và học môn Mĩ thuật.
C/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2


- Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn Mĩ thuật và tìm hiểu vai trò của phương pháp
làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật.
- Tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc áp dụng hình thức
làm việc theo nhóm ở một số tiết dạy Mĩ thuật.
- Đưa ra phương pháp dạy học tích cực bằng cách sử dụng hình thức làm việc theo nhóm
phù hợp, đạt hiệu quả trong giảng dạy Mĩ thuật bậc Trung học cơ sở giúp nâng cao chất
lượng môn học.
D/ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Giáo viên dạy Mĩ thuật Trường THCS Lê Lợi – Quảng Xương – Thanh Hoá.
- Học sinh Trường trung học cơ sở Lê Lợi .
E/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới trong dạy học Mĩ
thuật thì kết quả học tập sẽ cao hơn.
F/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc những tài liệu liên quan đến dạy học, môn Mĩ
thuật, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp làm việc theo nhóm…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp được những ưu, nhược điểm
của việc dạy học theo nhóm của môn Mĩ thuật ở trường THCS Lê Lợi để đề ra những giải

pháp khắc phục những nhược điểm đó.
- Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng những phương pháp làm việc theo nhóm theo
hướng tích cực đã nghiên cứu xem kết quả dạy học có tốt hơn không.
- Phương pháp so sánh và chứng minh:
+ So sánh kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng các giải pháp đã đề
ra.
+ Chứng minh cách dạy phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi mới nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường THCSLê Lợi đã thành công.
- Nhóm phương pháp thống kê: Thống kê bằng biểu bảng nhằm đánh giá thực trạng và
thấy được hiệu quả của việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm theo hướng đổi
trong môn Mĩ thuật.
G/ PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Việc dạy và học mĩ thuật trong trường THCS Lê Lợi.
3


- Phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật.
- Thực hiện: Từ 15 tháng 8 năm 2012 đến hết tháng 4 năm 2013
PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I/ Cơ sở lí luận của việc áp dụng phƣơng pháp làm việc theo nhóm theo hƣớng đổi
mới trong dạy học môn Mĩ thuật.
Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của hình thức làm việc theo nhóm là tạo điều
kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả
năng của mình. Phương pháp dạy học này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, ý thức
cộng đồng với công việc chung, đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc
khoa học ( tự lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch). Đối với môn học Mĩ thuật,
phương pháp làm việc theo nhóm thường được thực hiện khi học thường thức mĩ thuật,
bày mẫu và lựa chọn mẫu vẽ, trong trò chơi ghép hình, vẽ màu.. để học sinh có điều kiện
bộc lộ ý kiến, tăng khả năng hợp tác và khả năng làm việc cá nhân. Phương pháp dạy học
theo hình thức làm việc theo nhóm có rất nhiều cách tổ chức thực hiện khác nhau cụ thể

là:
-

Hình thức động não.

-

Hình thức động não viết.

-

Hình thức động não công khai.

-

Kĩ thuật XYZ.

-

Kĩ thuật bể cá.

-

Kĩ thuật ổ bi.

-

Hình thức tranh luận ủng hộ – phản đối.

-


Hình thức thông tin phản hồi trong quá trình dạy học.

-

Kĩ thuật tia chớp( Phỏng vấn nhanh)

-

Kĩ thuật “ 3 lần 3”

Những hình thức làm việc theo nhóm trên hay còn gọi là kĩ thuật dạy học tích cực, mỗi
hình thức có một đặc thù riêng và mang lại hiệu quả rất cao trong giảng dạy không chỉ
cho môn học Mĩ thuật mà nó phù hợp với rất nhiệu môn học khác nhau… Tuy nhiên áp
dụng phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy học Mĩ thuật như thế nào cho hiệu quả
là một bài toán khó trong phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên cần thường
xuyên nghiên cứu và học hỏi.
4


Được sự chỉ đạo của nghành Giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ khoa học xã
hội… tích cực tham gia dự và dạy hội giảng, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
cấp trường, cấp cụm, cấp huyện…Qua mỗi giờ dạy đều được đánh giá nhận xét rút kinh
nghiệm và tìm ra những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng đổi mới phương pháp trong giờ
dạy. Thực tế bản thân tôi đã dạy một số tiết dạy Mĩ thuật và nhận thấy việc áp dụng
phương pháp làm việc theo nhóm trong từng tiết dạy còn rất nhiều hạn chế cần được khắc
phục để nâng cao chất lượng môn học. Nhận thức được điều đó tôi đã dạy, dự giờ và phát
hiện ra những hạn chế mà giáo viên thường mắc phải và đưa ra giải pháp khắc phục
những hạn chế đó.
II. Thực trạng những hạn chế khi áp dụng phƣơng pháp làm việc theo nhóm

Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã tiến hành dạy và khảo sát một số giờ
dạy. Kể quả như sau:
Bảng 1: Kết quả trƣớc thực nghiệm
Tổng số tiết

Số tiết

Số
tiết Số tiết đạt Số tiết đạt
đạt Khá
Trung bình
Yếu

đạt Giỏi
SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

14.3

2

28.6

4

57.1

0

0

7

Bản thân tôi nhận thấy:
- Hình thức làm việc theo nhóm còn đơn điệu.
- Học sinh không tập trung chú ý, mất trật tự, những HS lười có cơ hội trốn tránh công
việc ỷ lại vào các bạn trong nhóm.
- Trong 1 tiết dạy còn diễn ra 2 đến 3 lần thảo luận nhóm.
- Học sinh chưa thực sự hứng thú tham gia hoạt động nhóm, và thi đua giữa các nhóm.
- Học sinh lạc đề, thảo luận chưa đúng nội dung yêu cầu.
- Trình bày ý kiến thảo luận hoặc sản phẩm hoạt động nhóm còn sơ sài. Các nhóm chỉ
đọc kết quả, giáo viên nhắc lại, chưa có ý kiến phản biện, phỏng vấn, tranh luận để khai
thác sâu hơn nội dung bài.

5



Kết luận: Áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm còn mang tính hình thức, phong
trào, ít hiệu quả ...
1. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
1.1: Nguyên nhân chủ quan: ( Là nguyên nhân chủ yếu.)
Với kết quả giờ dạy trên tôi đánh giá việc áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm
trong dạy học Mĩ thuật là rất kém, nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu trên là :
- Giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, quy trình, những ưu điểm, hạn chế của
hình thức làm việc theo nhóm.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm chưa cụ thể, câu hỏi thảo luận chưa cô đọng.
- Giáo viên chưa quan tâm đến chất lượng hoạt động của các nhóm , không động viên
gây hừng thú kịp thời.
- Giáo viên chưa hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động của nhóm khi trình bày ý kiến,
nêu quan điểm.
1.2.Nguyên nhân khách quan:
- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có phòng bộ môn cho môn học mĩ thuật.
- Học sinh phải học nhiều các môn học khác nên ít thời gian học môn Mĩ thuật.
- Đối tượng học sinh nông thôn không mạnh dạn để tham gia các hình thức làm việc theo
nhóm.
- Còn phải tự tạo đồ dùng dạy học nhiều, phương tiện dạy học hiên đại thiếu do nhiều
giáo viên có nhu cầu sử dụng.
- Học sinh không chuẩn bị đồ dùng học tập tốt trước khi đến lớp...
Qua phát hiện những hạn chế trên sau đây tôi đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế
trên như sau:
2. Giải pháp khắc phục hạn chế
Để áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm hiệu quả trong giảng dạy Mĩ thuật, điều
đầu tiên giáo viên và học sinh cần làm tốt những yêu cầu sau:
2.1. Yêu cầu đối với giáo viên:


6


- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, phòng bộ
môn phù hợp, thuận tiện cho việc áp dụng hình thức thảo luận nhóm( sắp xếp sơ đồ chỗ
ngồi, vị trí bày mẫu…)
- Không lạm dụng hình thức làm việc theo nhóm. Mỗi tiết dạy chỉ lập kế hoạch cho 1 lần
thảo luận nhóm( đối với lí thuyết) hoặc áp dụng làm việc theo nhóm đối với yêu cầu của
bài thực hành.
- Nghiên cứu kĩ phương pháp dạy học để hiểu rõ bản chất của hình thức làm việc theo
nhóm giúp áp dụng hợp lý trong từng bài dạy.
- Cần hiểu rõ được những ưu điểm để áp dụng, lường được hạn chế của hình thức làm
việc theo nhóm để có kế hoạch khắc phục.
- Giáo viên cần nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
- Giáo viên cần có kĩ năng tổ chức, chuẩn bị chu đáo đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa
học, tính sư phạm.
- Bám sát mục tiêu bài học để đưa ra yêu cầu làm việc theo nhóm( hệ thống câu hỏi ngắn
gọn , xúc tích, phù hợp đối tượng.)
- Giao nhiệm vụ và quy định thời gian cụ thể cho các nhóm.
- Xác định rõ vai trò của người giáo viên trong hoạt động này chỉ là người hướng dẫn để
học sinh chủ động hoạt động nhóm , không áp đặt học sinh làm theo ý tưởng của giáo
viên.
- Giáo viên cần đưa ra những tiêu chí thi đua, tránh ganh đua giữa các nhóm để các em
tích cực, đoàn kết tham gia hoạt động học...
- Trong thời gian hoạt động nhóm giáo viên bao quát lớp nhắc nhở những học sinh cá
biệt không tích cực tham gia.
- Phương pháp thảo luận cần kết hợp vấn đáp để bổ xung, khắc sâu kiến thức.
- Khi trình bày ý kiến thảo luận, giáo viên nên cử những học sinh có năng khiếu thuyết
trình lên bảng, nêu lên nội dung thảo luận của nhóm mình dựa trên cơ sở hình ảnh trực

quan cụ thể.
- Giáo viên nên gợi ý để học sinh nêu lên một số câu hỏi phỏng vấn và phản biện các
nhóm khác giúp bổ xung kiến thức bài, tạo tâm lí hứng thú trong giờ học.
- Giáo viên nhận xét bổ sung cần chính xác, đánh giá công bằng, khách quan.
- Biểu dương nhóm hoàn thành xuất sắc.

7


- Giáo viên cần nắm vững quy trình thực hiện hình thức làm việc theo nhóm trong bài
giảng.
Sau đây là quy trình của thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm trong dạy Mĩ thuật
Bậc THCS. “ Theo sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật bậc
THCS – Tác giả Đàm Luyện, Ngọc Diệp, Quốc Toản Năm 2008”

STT
1

CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
- Xác định hình thức học tập
( giao bài tập thực hành hay lí thuyết...theo nhóm)

2

3

4

5


6

7

8

- Chia nhóm.
- Đặt tên nhóm.
- Cử nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc cho các thành
viên.
- Sắp đặt vị trí nhóm.
- Giao công việc cụ thể cho nhóm.
- Nêu nhiệm vụ, nội dung công việc.
- Đề xuất thời gian thực hiện.
8


9

10

- Yêu cầu thực hiện.
- Chuẩn bị những nhận xét bổ xung và tổng kết đối với từng nội
dung hoặc toàn bài.

* Một số lƣu ý.
- Các mục tiêu nêu ra cần cụ thể.
- Nội dung làm việc theo nhóm cần cụ thể, có trọng tâm .
- Cần khuyến khích học sinh tham gia với thái độ đúng đắn.
- Động viên khích lệ những học sinh ít nói, dụt dè cùng tham gia.

- Đối với học sinh kém giáo viên cần có hệ thống những câu hỏi phụ dễ hiểu để yêu cầu
các em trao đổi và nêu ý kiến.
- Có phương pháp tổ chức điều hành dạy học theo nhóm.
- Kiến thức của giáo viên phải vững vàng để đáp ứng được nội dung thảo luận (đặc biệt
đối với phân môn thường thức Mĩ thuật)
- Cần làm rõ các vấn đề đưa ra thảo luận.
- Tóm tắt kết quả làm việc của nhóm, nhận xét xác đáng, không chung chung, trên tinh
thần khích lề động viên học sinh là chính...
2.2. Yêu cầu đối với học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho môn học
- Biết giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả
học tập…
- Có tinh thần đoàn kết, tất cả học sinh đều phải nhiệt tình có trách nhiệm tham gia vào
công việc được giao.
3. Ví dụ minh họa
Áp dụng hình thức làm việc theo nhóm “Tranh luận ủng hộ – phản đối”
3.1. Khái quát về hình thức làm việc theo nhóm“Tranh luận ủng hộ –
phảnđối”
9


- Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng trong thảo
luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến khác nhau và
những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều
góc độ khác nhau.
- Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà
nhằm
xem
xét
* Cách thực hiện:


chủ

đề

dưới

nhiều

phương

diện

khác

nhau.

- Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một
luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo
nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.
- Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận
cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.
- Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai
nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng
hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. Nếu mỗi
nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập
luận.
- Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết
luận thảo luận.
3.2. Áp dụng vào bài cụ thể. “Bài 20. Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây cuối thế

kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX”
* Cách tổ chức :
Bƣớc 1: Chia lớp làm 4 nhóm( mỗi nhóm 10 học sinh)
Bƣớc 2: Đặt tên nhóm. (các nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư kí)
Nhóm 1: Nhóm Ấn tượng 1.

Nhóm 3: Nhóm Tân Ấn tượng

Nhóm 2: Nhóm Ấn tượng 2.

Nhóm 4: Nhóm Hậu Ấn tượng

Bƣớc 3: Sắp đặt vị trí nhóm theo sơ đồ chỗ ngồi sau.
- Với cách sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi như sau tất cả học sinh đều có thể hướng lên bảng,
giáo viên dễ quan sát học sinh, các nhóm có sự thảo luận bàn bạc độc lập.
Bàn giáo viên

10


Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Ấn
Tượng

1

Ấn
Tượng
2

Tân
Ấn
Tượng

Hậu
Ấn
Tượng

Bƣớc 4: Giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1+2 thảo luận về hội hoạ hàn lâm và hội hoạ ấn tượng.
- Nhóm 3 +4 thảo luận trường phái hội hoạ tân ấn tượng và hậu ấn tượng.
Bƣớc 5: Giới thiệu câu hỏi thảo luận của nhóm
* Câu hỏi thảo luận của nhóm 1 + 2
? Hội hoạ Ấn tượng ra đời trong hoàn cảnh nào.
? Em hãy so sánh sự khác nhau của hội hoạ hàn lâm và hội hoạ Ấn tượng.
* Câu hỏi thảo luận của nhóm 3 + 4
? Hãy so sánh sự thể hiện khác nhau của hội hoạ Hậu Ấn tượng và Tân Ấn tượng.
? Em hãy kể tên 1 số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội hoạ Ấn tượng và
Tân Ấn tượng.
Bƣớc 6: Đề xuất thời gian thực hiện( 5 phút)
Bƣớc 7: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung thảo luận và tiến hành thảo luận nhóm
- Yêu cầu thời gian thảo luận trong 5 phút
- Giáo viên bao quát lớp nhắc nhở học sinh tập trung thảo luận.
Bƣớc 8: Yêu cầu trình bày ý kiến thảo luận, nhận xét, phản biện, tranh luận, bổ sung

Giáo viên yêu cầu đại diện của nhóm lên bảng trình bày ý kiến của nhóm mình và giới
thiệu trực tiếp bằng trực quan, và gợi ý để học sinh có ý kiến phỏng vấn và phản biện-

11


Qua mỗi phần giáo viên là trọng tài tổng hợp ý kiến, nhận xét, bổ xung cho điểm động
viên.


Ví dụ minh họa cụ thể:

BÀI 20: SƠ LƢỢC VỀ MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI PHƢƠNG TÂY
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của mĩ thuật hiện đại
phương Tây.
2. Kĩ năng: Bước đầu làm quen với một vài trường phái hội họa hiện đại như :
trường phái hội họa Ấn tượng, trường phái Dã thú, trường phái Lập thể…
II. Chuẩn bị :
-Giáo viên : Một số tranh minh họa ở SGK, tài liệu mĩ thuật hiện đại phương Tây.
-Học sinh : Xem trước bài 20 SGK, sưu tầm tài liệu liên quan.
III. Tiến trình bài học
-Ổn định tổ chức lớp (1’)
-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài vẽ tranh chân dung. (3’)
-Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Các em thường nghe nhiều về các trường phái hội hoạ như Ấn
tượng, Dã thú, Lập thể... thuộc mĩ thuật hiện đại phương Tây. Để hiểu kĩ hơn về các
trường phái hội họa này chúng ta cùng tìm hiểu bài 20: Thường thức mĩ thuật: “Sơ lược
về mĩ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX”.

b. Các hoạt động dạy học bài mới:
Giáo viên

Học sinh

HĐ1 : Hƣớng dẫn tìm - Học sinh ghi bài
hiểu vài nét về bối
cảnh xã hội. (5’)
? Em hãy nêu một số sự

Nội dung
I/. Vài nét
về
bối
cảnh

hội.
12


kiện lịch sử giai đoạn Trả lời
cuối thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX .
? Thời kì này có những
thay đổi gì ?
GV củng cố
-Công xã Pa-ri (1871),
chiến tranh thế giới lần - Học sinh lắng nghe
thứ nhất (1914 – 1918),
cách mạng tháng mười

Nga (1917).
-Chính trị xã hội có
nhiều biến động, nên - Học sinh ghi bài
xuất hiện nhiều trào lưu
mới trong đó mĩ thuật
có nhiều khuynh hướng
mới thay đổi liên tục.
HĐ 2 : Hƣớng dẫn học
sinh tìm hiểu Sơ lƣợc
về một số trƣờng phái
mĩ thuật.
1 .Tìm hiểu về trƣờng
phái hội họa Ấn tƣợng
(10’)
- Giáo viên chia lớp
Học sinh ghi bài
thành bốn nhóm theo
tổ. Mỗi nhóm 10 học
sinh.
- Đặt tên nhóm:
N1:NhómẤn tượng 1.
N2:NhómẤn tượng 2.

- Có các sự
kiện
lớn
gây chuyển
biến

Châu Âu.


- Sự biến
động
về
chính
trị
kéo theo sự
biến đổi về
nghệ thuật.

II. Sơ lƣợc
về một số
trƣờng
phái

thuật

1.Trƣờng
phái hội
họa
Ấn
tƣợng

N3:NhómTânẤntượng

13


N4:NhómHậuẤntượng.
* Thời gian thực hiện 5 - Học sinh ngồi theo vị trí nhóm - Ấn tượng

phút
tổ.
được lấy
tên từ một
* Câu hỏi thảo luận:
tác phẩm
- Nhóm 1 + 2:
- Các nhóm
tự bầu nhóm có tên gọi
“Ấn tượng
? Hội hoạ Ấn tượng ra trưởng, thư kí.
trời
đời trong hoàn cảnh - Các nhóm nhận câu hỏi thảo mặt
mọc”
nào?
luận.
được triển
? Em hãy so sánh sự
lãm năm
khác nhau của hội hoạ
1874
tại
hàn lâm và hội hoạ Ấn
Pari
(
tượng?
Pháp)
* Nhóm 1+2 trình bày ý kiến
- Hãy so sánh sự thể hiện khác
nhau của hội hoạ hậu Ấn tượng

? Hãy so sánh sự thể và tân Ấn tượng?
hiện khác nhau của hội
hoạ Hậu Ấn tượng và  Hội hoạ Ấn tượng ra đời
trong hoàn cảnh: Lấy tên Ấn
Tân Ấn tượng?
tượng từ bức tranh cùng tên “
? Em hãy kể tên 1 số Ấn tượng mặt trời mọc” của hoạ
tác giả, tác phẩm tiêu sĩ Mô- Nê trong cuộc triển lãm
biểu của trường phái của các hoạ sĩ trẻ tại Pa ri năm
hội hoạ Ấn tượng và 1874.
Tân Ấn tượng?
* Sự khác nhau của hội hoạ hàn
lâm và hội hoạ ấn tượng:
- Nhóm 3 + 4:

- Họ không
chấp nhận
lối vẽ kinh
điển khuôn
vàng thước
ngọc mà
vẽ
cảnh
- Hội hoạ hàn lâm thể hiện trau thực.
chuốt, chú trọng nhiều đến đặc
- Giáo viên gợi mở để điểm, đề tài chú trọng nhiều đến
học sinh nhận xét, đặt sự tích trong kinh thánh, thường
câu hỏi phỏng vấn và vẽ trong nhà…
phản biện ý kiến.
- Hội hoạ ấn tượng đã thay đổi

lối vẽ, quan tâm nhiều đến ânh
sáng, đưa thiên nhiên vào trong

14


- Giáo viên hướng dẫn
các nhóm tập trung ý
kiến và đi đến kết luận
về hội hoạ hàn lâm và
hội hoạ Ấn tượng.

tranh, lối thể hiện phóng khoáng, - Đặc điểm
màu sắc rực rỡ và đa dạng về đề chú trọng
tài.
tới
ánh
* Nhóm 3 đặt câu hỏi để phỏng sáng,
không gian
vấn cho nhóm 1 và ngược lại

màu
? Dựa vào đặc điểm nào của hội sắc...
hoạ hàn lâm mà bạn cho rằng
tranh hội hoạ hàn lâm thể hiện
khô
cứng,
không
phóng
khoáng…Theo tôi hội hoạ hàn

lâm không hề khô cứng mà nó
đã đạt đỉnh cao về nghệ thuật hội
hoạ…

* Nhóm 1 đặt ra lời giải thích để - Một số
bảo vệ ý kiến đúng.
tác phẩm:
Hội hoạ hàn lâm thường được Ấn tượng
trời
thể hiện trong nhà, gò bó khi thể mặt
mọc, Bữa
- Giáo viên yêu cầu hiện bằng người mẫu cụ thể, hội ăn
trên
hoạ ấn tượng đã đưa thiên nhiên
nhóm 3+4 trình bày câu
vào trong tranh, chú trọng ánh cỏ...
trả lời.
sáng , nét vẽ phóng khoáng
hơn…
- Học sinh tập trung ý kiến và đi
đến kết luận về hội hoạ hàn lâm
và hội hoạ Ấn tượng.
* Nhóm 3 + 4 trình bày ý kiến
thảo luận
Các họa sĩ trường phái hội họa
Ấn tượng đã vẽ người và ảnh
thực bên ngoài thay cho việc vẽ
người mẫu trong phòng, các hoạ
sĩ rất chú trọng ánh sáng đặc biệt
là ánh sáng mặt trời chiếu vào

con người và cảnh vật.

15


- Các hoạ sĩ và tác phẩm tiêu
biểu là: Bữa ăn trên cỏ của hoạ
sĩ Ma Nê, Ấn tượng mặt trời

mọc của hoạ sĩ Mô Nê…
trường
* Các hoạ sĩ Tân ấn tượng chưa phái
hội
bằng lòng với sự sáng tạo của họa
Tân
hoạ sĩ Ấn tượng họ tiếp tục tìm Ấn tượng
dấu ấn riêng. Họ thể hiện màu và Hậu Ấn
sắc bằng cách dùng những màu tượng.
nguyên chất chấm hàng trăm
ngàn chấm nhỏ đến khi đạt hiệu
quả mong muốn.
- Giáo viên gợi mở để
học sinh nhận xét, đặt
câu hỏi phỏng vấn và
phản biện ý kiến.

- Các hoạ sĩ và tác phẩm tiêu
biểu là: Chiều chủ nhật trên đảo
Grăng, Sân khấu, Tắm của hoạ
sĩ Xơ ra, Phòng ăn của hoạ sĩ Xi

Nhắc…
* Nhóm 2 đặt câu hỏi để phản
biện nhóm 4
? Dựa vào đâu mà bạn phân biệt
được hội hoạ Tân ấn tượng và
Hậu ấn tượng.
* Nhóm 4 đưa ra ý kiến giải
thích câu hỏi của nhóm 2.
- Hội hoạ Tân ấn tượng và Hậu
ấn tượng đều giống nhau ở
điểm:

- Đều sử dụng chất liệu sơn dầu,
đa dạng về đề tài, đều đưa thiên
Yêu cầu các nhóm bình nhiên vào trong tranh, rất chú
xét kết quả và tìm ra trọng ánh
nhóm hoàn thành xuất
sáng nhưng dựa vào đặc điểm
sắc .
sau tôi có thể phân biệt được hội
- Giáo viên nhận xét , hoạ Tân ấn tượng và Hậu ấn
16


tổng kết ý kiến thảo tượng: hai trường phái này khác
luận
nhau về phong cách và cách sử
dụng màu (Hội hoạ tân Ấn
tượng dùng màu nguyên chất
chấm nhiều chấm nhỏ tạo nên

hiệu quả tác phẩm, hội hoạ hậu
2. Tìm hiểu về trƣờng ấn tượng dùng tương phản ánh
phái hội họa Dã thú sáng mạnh qua các mảng đậm
nhạt lớn…)
(9’)
? Em biết gì về trường
phái Dã thú?
- Học sinh trả lời: trường phái
hội họa Dã thú ra đời trong tại
cuộc triển lãm mùa thu năm
1905. Tại cuộc triển lãm có một
bức tượng của Macke tạc theo
kiểu cổ điển, tượng nhỏ được tạc
nuột nà nhìn mạnh mẽ như một
?Em hãy nêu đặc điểm con mãnh thú...nên gọi là Dã
trường phái hội họa Dã thú.
thú?

- Trường phái hội họa
Dã thú với các tác giả
và tác phẩm như : Matít-xơ (thiếu nữ mặc áo
dài trắng, cá đỏ..); Đuyphi (sân quần ngựa,
thuyền buồm ở đôvin…); Mác-kê(bến tàu
Phê-cum…); và các hoạ

2. Trƣờng
phái hội
họa

thú.

-Ra
đời
năm 1905
ở Pari.

-Trường phái hội họa Dã thú sử
dụng phép giản ước, cách nhìn
đơn giản và dùng màu nguyên
sắc, dữ dội, (đỏ, vàng, lam…),
đường viền mạnh bạo, dứt khoát,
không vẽ vờn sáng tối...
-Đặc
sử
phép
ước,

điểm:
dụng
giản
cách
17


sĩ Vla-manh, Van Đônghen.
*Kết luận : Trường
phái hội họa Dã thú sử
dụng phép giản ước và
dùng màu nguyên sắc hi
vọng tạo ra nền hội họa
mới, tranh của họ rất có

ảnh hưởng tới các hoạ
sĩ sau này.
Học sinh ghi bài
3. Trƣờng phái hội
hoạ Lập thể (9’)
?Nêu hoàn cảnh ra
đời của trường phái hội
họa Lập thể ?
? Đặc điểm của
trường phái hội họa Lập
thể?
? Kể tên một số họa sĩ
của trường phái hội họa
-Trường phái này ra đời vào
Lập thể?
năm 1907 tại Pháp, tiếp sau
trường phái hội họa Dã thú.
*Kết luận : Trường
- Không lệ thuộc vào đối tượng
phái Lập thể đã thể hiện
miêu tả, vẽ cái cơ bản nhất, bản
lối vẽ đơn giản qua các
chất nhất, giản lược hình thể
hình học cơ bản giúp
bằng những hình kỉ hà , những
cho việc cảm thụ tranh
khối lập phương hình ống.
nhẹ nhàng, thoải mái.
-Tiêu biểu cho trường phái này
*Những biến động

là hoạ sĩ Brắc-cơ và Pi-cát-xô
sâu sắc của xã hội Châu
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ ở các
Âu đã tác động mạnh
hoạ sĩ hậu ấn tượng.
đến sự ra đời của các
trường phái mĩ thuật,

nhìn đơn
giản

dùng màu
nguyên
sắc.
(đỏ,
vàng,
lam…).
- Các tác
giả và tác
phẩm như :
Ma-tít-xơ
(cá đỏ..);
Đuy-phi
(sân quần
ngựa, …);
Máckê,Vlamanh, Van
Đôn

3.
Hoạ

phái lập
thể.
-Ra
đời
vào năm
1907
tại
pháp.
-Trường
phái
lập
thể đã thể
hiện lối vẽ
đơn giản
qua
các
hình học
18


đến nay vẫn còn ảnh
cơ bản.
hưởng mạnh về giá trị
- Tiêu biểu
nghệ
thuật…
4. Đánh giá kết quả học tập.(4’)
cho trường
Hoạt
- Nêu đặcđộng

điểm của3:
trường phái hội họa Ấn tượng, Dã thú,phái
Lập này
thể? là
hoạ

Hƣớng dẫn học sinh
5.
Hướng
dẫn
bài
tập
về
nhà.(1)
Brắc-cơ và
tìm hiểu đặc điểm
-chung
Xem lại
cũ, hoàn
thành bài tập trong vở thực hành.
Pi-cát-xô
cácbài
trƣờng
phái
hội
họa trên.
phút)
- Chuẩn
bị bài(3
mới:

bài 29: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn
?tượng.
Nêu những đặc điểm
chung của ba trường
phái Ấn tượng, Dã thú,
Lập thể?

Bƣớc
9:
Nhận xét bổ
xung
,tổng
kết, đánh giá
khen thưởng.

- Không chấp nhận lối vẽ kinh
điển, tranh vẽ phải chân thực
khoa học hơn trên cơ sở của sự
quan sát và phân tích thiên
nhiên.

III/Đặc
điểm
chung các
trƣờng
phái hội
họa trên.

- Yêu cầu các
nhóm

bình
xét kết quả và
tìm ra nhóm
hoàn thành
xuất sắc .

Không
chấp nhận
lối vẽ kinh
điển.

- Giáo viên
nhận xét ,
tổng kết ý
kiến
thảo
luận

- Xuất hiện nhiều họa sĩ và các Xuất hiện 4. Kết quả
nhiều họa
tác phẩm nổi tiếng.
sĩ,
tác đạt đƣợc khi
vận
dụng
phẩm.
sáng kiến.
- Bài giảng được diễn ra một cách tự nhiên, có trọng tâm.
- Giáo viên giữ đúng vai trò chỉ là người hướng dẫn điều khiển theo phương pháp dạy
học tích cực.,


19


- Thu hút được cả tập thể lớp tập trung chú ý, tham gia vào hoạt động học một cách tích
cực, tạo nên không khí lớp học sôi nổi...
- Học sinh hiểu bài, hình thành ở các em tính đoàn kết, thi đua để vươn lên trong học
tập...
- Kết quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt:
Bảng 2: Kết quả sau khi áp dụng phƣơng pháp làm việc theo nhóm
theo hƣớng đổi mới.
Tổng số tiết

Số tiết

Số
tiết Số tiết đạt Số tiết đạt
đạt Khá
Trung bình
Yếu

đạt Giỏi
SL

TL%

SL

TL%


SL

TL%

SL

TL%

5

71.4

2

28.6

0

0

0

0

7
*Qua bảng 1 và bảng 2 cho thấy sau khi áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm
theo hướng đổi mới chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật được nâng cao. Trước thực
nghiệm, số tiết Giỏi đạt 14.3% tiết nhưng sau thực nghiệm đã đạt 71.4% . Số tiết Khá đạt
28.6%, sau thực nghiệm đạt 28.6%. Số tiết Trung bình đạt 57.1% nhưng sau thực nghiệm
đã không có tiết nào. Như vậy các biện pháp được áp dụng đã mang lại đa mang lại kết

quả rã rệt.
5. Những bài học rút ra
Qua thời gian áp dụng, và thực hiện áp dụng phương pháp làm việc theo nhóm
theo hướng đổi mới tôi đã có được bài học kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng môn
học Mĩ thuật đó là :
- Giáo viên cần đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, chuẩn
bị tốt phương tiện dạy học.
- Áp dụng phương pháp dạy học hợp lí để phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh
theo hướng đổi mới.
- Lập kế hoạch giảng dạy và soạn giáo án chi tiết giúp Giáo viên nắm được mục tiêu bài
dạy và phân bố thời gian hợp lí cho từng hoạt động của tiết dạy.
- Giáo viên phải thường xuyên học hỏi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu phương pháp
giảng dạy để ứng dụng phương pháp phù hợp với môn học.

20


- Cần bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán của lớp có năng lực tốt về chuyên môn và ngôn ngữ
hội hoạ để các em chủ động và có kiến thức khi tham gia vào một số hình thức làm việc
theo nhóm đạt hiệu quả. Khi hoạt động nhóm diễn ra một số học sinh lười suy nghĩ chỉ
trông đợi kết quả làm việc nhóm của bạn đưa ra do vậy giáo viên cần khắc phục bằng
cách đưa yêu cầu cho cả những học sinh trung bình, yếu, kém từ đó các em có điều kiện
được giao lưu cùng các bạn.
- Lời nhận xét cần khéo léo, động viên kịp thời những học sinh có tiến bộ.
- Tham gia đầy đủ các tiết dạy chuyên đề, dự giờ, rút kinh nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.

Kết luận


Sau khi nghiên cứu đề tài tôi đã tìm ra một số phương pháp dạy học để nâng cao chất
lượng dạy học. Áp dụng những phương pháp đó trực tiếp vào trường tôi đang công tác
kết quả cho thấy những phương pháp tôi đã đưa ra để nâng cao chất lượng dạy và học
môn Mĩ thuật đã thành công.
Nghiên cứu đề tài đã giúp tôi hiểu được vai trò của người giáo viên trong sự nghiệp giáo
dục. Tâm huyết với nghề giúp tôi có những phương pháp hay, tìm ra những giải pháp tốt
nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Mĩ thuật nói
riêng.
Tuy nhiên không có phương pháp dạy học nào là vạn năng muốn nâng cao chất lượng
môn học Mĩ thuật người giáo viên phải biết vận dụng những phương pháp dạy học một
cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh, nắm vững những yêu cầu đổi
mới phương pháp và kĩ năng dạy học, sao cho thu hút được sự tập trung chú ý của học
sinh, biến học sinh thành một chủ thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự
nhiên, không gò bó giáo viên chỉ cần đứng vai trò là người hướng dẫn... Hiện nay việc
dạy và học Mĩ thuật còn thiếu thốn về học cụ và học liệu, do vậy việc áp dụng phương
pháp dạy học thêo yêu cầu đổi mới còn gặp nhiều khó khăn... không thể một sớm, một
chiều mà chúng ta có thể khắc phục được. Do vậy việc nghiên cứu học hỏi và trang bị
cho mình kiến thức về phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp một cách khoa học
giúp khắc phục tối đa những hạn chế, nâng cao được chất lượng môn học là việc làm cần
thiết, là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên. Chính từ những việc làm thiết thực đó
minh chứng cho chúng ta tham gia một cách tích cực vào việc áp dụng đổi mới phương
pháp dạy học...
21


2. Khuyến nghị
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức nhiều buổi chuyên đề để giáo viên được tham gia, giao lưu học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau cùng nâng cao trình độ chuyên môn.

- Mỗi năm nên tổ chức Hội thi giáo viên giỏi để giáo viên có dịp cọ sát, học hỏi nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Trang bị thêm đồ dùng học tập cho bộ môn Mĩ thuật,nhất là mẫu vật thật, tranh, ảnh,
băng đĩa hình minh hoạ...
Có chính sách khuyến khích giáo viên đưa ra nhưng ý kiến đóng góp hay trong bài dạy
của mình để biên soạn thành sách cho giáo viên trong toàn huyện tham khảo.
- Có chính sách khuyến khích giáo viên đưa ra ý kiến trong bài dạy của mình. Từ đó sẽ
tập hợp, lựa chọn và biên soạn thành sách về những giáo án tốt, bài dạy hay để tất cả các
giáo viên trong toàn huyện được biết và cùng tham khảo, học hỏi.
* Đối với nhà trƣờng:
- Nhà trường cần tổ chức nhiểu buổi chuyên đề để các giáo viên học hỏi lẫn nhau.
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học chuyên môn cho bộ môn Mĩ thuật.

22



×