Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số kinh nghiệm khi dạy đọc hiểu những bài đọc thêm ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.75 KB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong các mơn học ở nhà trường, đặc biệt là đối với các mơn xã hội, mơn
Ngữ Văn ln có ưu thế và vai trị quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng
và phát triển nhân cách cho học sinh. Môn Ngữ Văn ln hướng người học tới
những chân giá trị đích thực trong cuộc sống. Chính vì vậy mặc dù hiện nay
lượng học sinh say mê môn Ngữ Văn một cách thực thụ khơng nhiều nhưng nó
chưa bao giờ vắng mặt trong những kỳ thi quan trọng mang tính chất quốc gia
và mất đi tính thức thời của nó.
Tuy vậy, bên cạnh những ưu thế vượt trội, mơn Ngữ Văn trong đó có cả
người học và người dạy cũng đứng trước những thách thức không nhỏ do những
tác động của xu thế xã hội, đặc biệt trong thời đại của nền kinh tế 4.0 như hiện
nay. Môn Ngữ Văn trên một phương diện nào đó đang tỏ ra yếu thế trong một xã
hội đang dần chuyển mình từ thời đại kinh tế tri thức sang thời đại sáng tạo –
nếu nó vẫn giữ những quan niệm dạy, học truyền thống. Hệ quả tất yếu là người
dạy không mặn mà, người học tỏ ra thờ ơ, và môn Văn trở nên lạc lõng trước
những mơn học thiết thực như Tốn hay thời thượng như Ngoại ngữ.
Đứng trước thực trạng đó, mơn Ngữ Văn bắt buộc phải có sự đổi mới một
cách đồng bộ, từ nội dung chương trình đến phương pháp dạy học, cách ra đề,
đánh giá kết quả...Một trong những nội dung trong chương trình mà cả người
học lẫn người dạy vẫn chưa có sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng là hệ thống các
bài đọc thêm. Có rất nhiều nguyên nhân dân tới điều này, trước hết từ chính tên
gọi của nó: Đọc thêm. Hiểu một cách giản dị, đọc thêm nghĩa là khơng phải học
chính, khơng phải bắt buộc. Và quan trọng hơn, với tâm lí nặng về điểm số và
thi cử hiện nay của đa phần học sinh và cả giáo viên khi bài đọc thêm không
hoặc rất ít xuất hiện trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học kỳ, thi
THPT Quốc gia...nên phần nào có tâm lý chủ quan và coi nhẹ. Giáo viên thường
không đầu tư nhiều nên thường dạy cho có, cho xong. Học sinh cũng học với
tâm lí tương tự như vậy.
Các giờ đọc thêm vì thế thường khơng có hứng thú với học sinh và hiệu
quả của giờ dạy chắc chắn sẽ không cao.


Về mặt khách quan, loại bài đọc thêm cũng không được chú ý khai thác,
định hướng trong các giáo trình về phương pháp dạy học nên dù là một kiểu bài
khơng mới nhưng nó cũng ít nhiều gây khó khăn, lúng túng cho giáo viên, nhất
là những giáo viên mới ra trường.
Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan như trên, trong khuôn
khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài không mới nhưng
luôn là một vấn đề gây trăn trở đối với người dạy, đó là “ Một số kinh nghiệm
khi dạy đọc - hiểu những bài đọc thêm Ngữ văn 11”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là đưa tới những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu
quả các bài Đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 11. Thơng qua đó giúp các
em rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, giúp các em khắc sâu kiến thức.
Từ đó góp phần hồn thành mục tiêu bài học một cách tốt nhất.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này tôi sẽ tập trung vào các bài Đọc thêm, Tự
học có hướng dẫn trong chương trình Ngữ Văn 11. Chùm tác phẩm đọc thêm Vi
hành, Cha con nghĩa nặng, Tinh thần thể dục (Ngữ Văn 11 – Học kì 1) sẽ được
tôi thiết kế giáo án thể nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu, tìm tịi,
tổng hợp các tư liệu từ nhiều nguồn làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.Tìm
hiểu, nghiên cứu các nội dung kiến thức của bộ môn Ngữ Văn phục vụ cho đề
tài.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Khảo sát trong phạm vi nhỏ sự
hứng thú/ không hứng thú với các tiết dạy Ngữ Văn để có sự điều chỉnh phương
pháp phù hợp. Trị chuyện, tìm hiểu học sinh, tích cực dự giờ thăm lớp, thu thập
trực tiếp những thông tin dạy và học ở nhà trường để làm cơ sở thực tiễn cho đề

tài.
 - Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh ở hai lớp với cách tiếp cận khác
nhau để đánh giá, rút kinh nghiệm.

2
2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Bài đọc thêm thực chất cũng là một bài đọc hiểu, nó chỉ khác ở thời lượng
giảng dạy và phương pháp tiếp cận.
Đọc – hiểu là một trong những khái niệm cơ bản dùng để xây dựng
chương trình mơn Ngữ văn ở tất cả các cấp học. Đọc – hiểu, hiểu một cách đơn
giản là vừa đọc vừa tìm hiểu. Bởi trong thực tế có người đọc mà khơng hiểu,
hoặc hiểu khơng hết, khơng sâu những ý nghĩa tiềm ẩn trong văn bản. Theo lí
luận văn học, đọc – hiểu là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy học Ngữ văn
theo hướng đổi mới, bởi nội dung trong bài học Ngữ văn là“ Đọc- hiểu văn
bản”. Bản chất của đọc- hiểu là tìm hiểu, phân tích để chiếm lĩnh văn bản bằng
nhiều biện pháp và hình thức dạy học văn, trong đó biện pháp dạy học bằng hệ
thống câu hỏi cảm thụ văn bản thực hiện dưới hình thức đối thoại, đây là hình
thức dạy học chủ đạo trong một giờ “ đọc thêm ”. Từ  khi thực hiện đổi mới
trong dạy học Văn hiện đến nay, chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn tập
trung  rất nhiều vào các tiết  “Đọc thêm”. Điều này cho thấy việc rèn kĩ năng
đọc là rất cần thiết, giúp các em học sinh chủ động nắm tác phẩm, tự làm sống
dậy tác phẩm theo cách riêng. Cách ra đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn
những năm gần cũng rất coi trọng kĩ năng đọc hiểu của học sinh, đặc biệt văn
bản đọc hiểu đã vượt ra khỏi đường biên là những tác phẩm chính khóa mà mở
rộng cả văn bản đọc thêm và những văn bản mới ngồi chương trình. Vì vậy các
giờ dạy đọc thêm càng phải được chú trọng, bởi ngồi việc giúp các em củng cố

kiến thức, cịn giúp các em củng cố kĩ năng đọc hiểu một văn bản để các em
không bỡ ngỡ, lúng túng khi tiếp cận một văn bản hoàn toàn mới. Bởi theo tác
giả Nguyễn Duy Bình “nhiệm vụ then chốt trước hết của giáo viên đối với học
sinh là giúp các em biết đọc tác phẩm, rèn luyện kĩ năng đọc cảm thụ tác phẩm
văn học để sau này suốt cuộc đời có thể tự mình biết đọc”.
Đọc hiểu một văn bản phải trải qua một quá trình, từ đọc đúng, đọc hay,
đọc diễn cảm đến việc hiểu cặn kẽ những điều mình đã đọc. Theo đó đọc một
tác phẩm văn chương là một hoạt động tiếp nhận thẩm mĩ thông qua hai phương
diện là kĩ thuật đọc (phát âm, ngữ điệu, nhịp điệu...) và nội dung đọc (thông hiểu
nội dung, ý nghĩa trên cơ sở tri giác văn bản). Vì vậy đọc hiểu không đơn thuần
chỉ là hoạt động của con mắt hay của sự hiểu thơng thường mà cịn là q trình
phân tích, khám phá khơng gian chữ nghĩa của tác phẩm để thấy được ý nghĩa
nhân sinh được đặt trong một hình thức nghệ thuật mang tính thẩm mĩ. Q trình
đọc hiểu sẽ kích thích người học cùng tham gia vào việc cảm thụ, giải mã tác
phẩm một cách thực sự bởi “Giảng nghĩa, bình văn cũng là đọc hiểu, nhưng là
đọc hiểu của người dạy, còn đọc hiểu của người học sẽ là chiếm lĩnh văn học
bằng đối thoại, lấy câu hỏi do thầy thiết kế làm phương tiện”. Đọc hiểu rõ ràng
mang tính định hướng dạy học cụ thể hơn, tích cực hơn so với các khái niệm tìm
hiểu, phân tích trong các giáo án truyền thống. Nói như vậy để thấy kĩ năng đọc
hiểu rất quan trọng, nói như GS Trần Đình Sử “Dạy văn là phải chỉ ra cách hiểu
cho người đọc văn, cơ sở của nó là sự đọc hiểu”. Dạy, học một tác phẩm Đọc
thêm cũng khơng nằm ngồi q trình khám phá tác phẩm thơng qua q trình
3


đọc hiểu ấy. Đọc hiểu một bài đọc thêm văn học là cách thức phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh trong q trình dạy học văn, góp phần bồi dưỡng tri
thức đọc hiểu, rèn luyện năng lực đọc và khả năng đọc cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi

Bên cạnh những tác phẩm học chính thì những bài đọc thêm được lựa
chọn trong chương trình nói chung và Ngữ Văn 11 nói riêng đều là những tác
phẩm hay, tiêu biểu cho một giai đoạn văn học và phong cách sáng tác của các
nhà văn nhà thơ. Điều này đã tạo nên những hứng thú cho cả người dạy và
người học. Vì xét đến cùng dù là bài chính hay phụ thì mục đích cuối cùng của
người giáo viên là dẫn dắt các em khám phá, lĩnh hội những vẻ đẹp, những ý
nghĩa sâu sắc, nhân văn ẩn sau lớp ngơn từ. Hơn nữa nó cũng được sắp xếp theo
thể loại để phù hợp với cấu trúc của chương trình nên giúp các em củng cố kiến
thức về thể loại. Một thuận lợi nữa hết sức quan trọng khi đọc hiểu những bài
đọc thêm nói chung đó là thơng qua giờ học, người dạy giúp học sinh rèn luyện
kĩ năng - phương pháp tự học, tự  nghiên cứu một văn bản – văn chương, góp
phần hình thành cho các em một “văn hóa đọc” đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi
mới dạy học Văn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
2.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như vậy, dạng bài đọc thêm cũng đưa tới những
thách thức không nhỏ đối với không chỉ người dạy mà ngay cả người học.
Về phía người học: Với tâm lí đây là bài phụ, khơng quan trọng nên học
sinh khơng hoặc ít chú ý. Thậm chí khi chuẩn bị bài trước ở nhà có em bỏ qua
bài đọc thêm này hoặc như chính các em giãi bày là chép tài liệu tham khảo để
đối phó với các thầy cơ giáo. Vì vậy khi trên lớp các em không tiếp cận bài học
với một tâm lí chủ động, hứng thú mà hồn tồn thụ động. Thói quan đọc – chép
của lối giảng văn truyền thống phần nào cũng chi phối cách học của các em, đặc
biệt đối với bài đọc thêm, kiểu bài đề cao tính tích cực, chủ động của người học.
Về phía người dạy: Qua thực tế giảng dạy và sự khảo sát cá nhân, hầu hết
các giáo viên đều không chú trọng tới chùm bài đọc thêm. Có một số tình trạng
xảy ra với phần kiến thức này:
- Để cho học sinh tự hoạt động thơng qua hình thức giáo viên nêu một số
câu hỏi - trò trả lời (Đây là cách phần lớn giáo viên lựa chọn)
- Có dạy nhưng qua loa, sơ sài. Bài nào gây hứng thú cho giáo viên hoặc
có mặt trong đề thi THPT Quốc gia (như bài Tương tư chẳng hạn) thì nói sâu

hơn.
- Thuyết giảng đơn thuần cho học sinh về nội dung và nghệ thuật cơ bản
của tác phẩm...
- Cho qua, không đề cập tới, dành những tiết này để đào sâu những bài
học chính khác.
Những tình huống trên đây xuất phát từ nhận thức và quan niệm của giáo
viên về bài đọc thêm khi có người cho rằng bài đọc thêm khơng cần thiết lắm,
để thời gian dạy kĩ hơn các tác phẩm chính; lại có ý kiến dạy bài đọc thêm chủ
yếu cho học sinh đọc, tóm tắt nội dung cơ bản là được...
4


Qua thực trạng trên ta thấy bài đọc thêm đã chưa được dạy theo đúng tinh
thần của nó. Và nó khiến những tiết đọc thêm trở nên nhàm chán, nặng nề. Đó
cũng là những lí do thơi thúc tơi viết về mảng đọc thêm trong khuôn khổ của
sáng kiến kinh nghiệm này.
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Các giải pháp chung:
2.3.1.1. Hệ thống các bài đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 11
STT
TÊN BÀI
SỐ LƯỢNG
THỂ LOẠI
TIẾT DẠY
1
- Khóc Dương Khuê (Nguyễn
1
Khuyến)
Thơ trung đại
- Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế

Xương)
2
- Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Bài ca phong cảnh Hương Sơn
1
Thơ trung đại
(Chu Mạnh Trinh)
3
Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường
1
Điều trần
Tộ)
- Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu
Văn xuôi
4
Chánh)
2
(Tiểu thuyết,
- Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
Truyện ngắn)
- Tinh thần thể dục (Nguyễn Công
Hoan)
- Lai Tân (Hồ Chí Minh)
Thơ ca cách
5
- Nhớ đồng (Tố Hữu)
2
mạng
- Tương tư (Nguyễn Bính)
Thơ Mới

- Chiều xuân (Anh Thơ)
6
Bài thơ số 28 (R.Ta-go)
1
Thơ nước ngồi
Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng
7
các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An
1
Nghị luận
Ninh)
8
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
1
Điếu văn
(Ăng-ghen)
Qua bảng thống kê trên ta thấy các bài đọc thêm có số lượng khá nhiều và
đều là các bài đọc hiểu (Khơng có tiết đọc thêm Tiếng Việt hay Làm Văn như
chương trình Ngữ Văn 10, 12). Các văn bản trải đều ở mọi thể loại và đều được
kết cấu theo cụm thể loại với nhiều tác giả tiêu biểu thuộc nhiều giai đoạn khác
nhau. Các bài đọc thêm phần lớn thuộc phần văn học trung đại và hiện đại Việt
Nam, ngồi ra có 2 tác phẩm văn học nước ngồi. Điều đó định hướng cho giáo
viên và học sinh khi tiếp cận các tác phẩm phải luôn gắn với đặc trưng loại thể.
Bên cạnh đó thời lượng dành cho mỗi tác phẩm rất ít (Tỉ lệ 0,67 tiết/bài) nên
việc tiếp cận mỗi tiết đọc thêm là hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại
của bài dạy.

5



2.3.1.2. Đặc trưng của bài đọc thêm
Bài đọc thêm nằm trong cấu trúc của phân mơn văn học trong chương
trình Ngữ văn. Đây là một bộ phận của hệ thống tác phẩm văn chương trong
trường THPT. Qua các lần cải cách và thay đổi chương trình SGK Ngữ văn
THPT, các bài đọc thêm vẫn là một phần không thể thiếu của chương trình Ngữ
văn. Có thể nói, khơng thể dạy tốt và học tốt môn văn mà lại tách rời việc đọc.
Mục tiêu của chương trình ngữ văn là bồi dưỡng, nâng cao năng lực đọc cho học
sinh. Rèn luyện kĩ năng đọc văn là một trong những mục tiêu cơ bản của dạy
học văn hiện nay. Bài đọc thêm văn học ra đời cũng chính nhằm mục đích đó.
Cần nhìn nhận bài đọc thêm văn học như một trong những mơi trưịng để nâng
cao văn hố đọc, đặc biệt là khả năng tự học, tự nghiên cứu một cách có ý thức
và tự giác của học sinh.
Về dung lượng thời gian: Các bài đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn
thường kết cấu theo chùm bài theo thể loại (thơ hoặc văn xuôi) với dung lượng
từ 1- 2 tiết. So với các tiết dạy chính khóa thì khá ít nhưng thực ra đây đều là
những tiết rất nặng do trong một khoảng thời gian ngắn học sinh phải tiếp cận,
khám phá với khá nhiều tác phẩm.
Về phương pháp: Nếu các bài học chính khóa là thầy và trị cùng hoạt
động, cùng sáng tạo và cùng cảm thụ thì bài đọc thêm đề cao yếu tố tự học của
trị thơng qua sự hướng dẫn một cách khoa học của thầy. Các bài đọc thêm vì
vậy thường mang tính định hướng, gợi mở về phương pháp hơn là dạy kĩ phần
kiến thức.
Về kiến thức: Cũng như các bài học chính khóa, bài đọc thêm cung cấp
cho người học những kiến thức phong phú về tác giả, giai đoạn văn học, vẻ đẹp
của tác phẩm... nhưng khơng đậm nét như tác phẩm chính. Tuy vậy, với những
kiến thức ấy, người học có thể đọc hiểu tốt hơn các văn bản văn học được giảng
dạy chính thức cũng như các văn bản có trong đời sống.
2.3.2.Các giải pháp cụ thể
Tiên trình thực hiện được phác thảo như sau:
B1> Khâu chuẩn bị bài

Do đặc trưng của bài đọc thêm nên bước đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan
trọng là khâu chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Chuẩn bị thông thường
Hoạt động tự học của học sinh sẽ không thể thực hiện được nếu khơng có
và học sinh khơng thực hiện tốt khâu này. Do vậy, giáo viên muốn thực hiện
hiệu quả giờ đọc hiểu bài đọc thêm phải đặc biệt chú ý. Bởi trên thực tế học
sinh cũng không coi trọng khâu soạn bài, nhất là với bài đọc thêm. Nếu có chuẩn
bị cũng chỉ mang tính chiếu lệ đối phó. Giáo viên vì áp lực thời gian thường
khơng kiểm tra hoặc nếu muốn cũng khơng có thời gian để kiểm tra việc chuẩn
bị bài ở nhà của HS một cách hiệu quả. Hoạt động đọc tác phẩm của học sinh
phải diễn ra ở khâu này chứ không phải chờ đến lớp mới đọc. Đây là bước cần
thiết để dẫn dắt người học đi vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Có thể khắc
phục tình trạng này bằng một số cách như:
> Kiểm tra vở soạn của HS trong phần kiểm tra bài cũ.
6


> Đối với các tác phẩm thơ ngắn (như Lai Tân) hay đã tương đối quen
thuộc như Tương tư, trước khi dạy các bài này có thể kiểm tra bài cũ bằng cách
để HS xung phong đọc thuộc lòng trước bài thơ (đối với HS khá có thể hỏi thêm
về cảm nhận ban đầu của em về bài thơ) và cho điểm để khuyến khích các em.
> Kiểm tra trong q trình dạy.
- Chuẩn bị nâng cao
Tuy vậy theo tơi để có thể dạy học sinh theo định hướng phát triển năng
lực, giáo viên cũng khơng thể đứng ngồi cuộc ở khâu chuẩn bị bài của học sinh.
Giáo viên phải chủ động giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một
cách tốt nhất chứ không đơn thuần kiểm tra vở soạn như đã nói ở trên. Với văn
bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, giáo viên giao nhiệm vụ trước cho lớp
theo 2 nhóm mà tơi tạm gọi là Nhóm tiền đề và Nhóm chuyên sâu.
Nhóm tiền đề có nhiệm vụ tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh và những câu

chuyện cảm động về tình bạn của 2 con người vĩ đại Các Mác và Ăng-ghen.
Nhóm chuyên sâu sẽ chia thành 3 nhóm nhỏ hơn để tìm hiểu về 3 cống
hiến vĩ đại của Các Mác.
Đây sẽ là tiền đề đầu tiên giúp người dạy và người học sẽ nhẹ nhàng hơn
khi vào tiết học. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng được nâng cao.
B2> Tiến trình dạy học
Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên sẽ tổ chức giờ dạy. Đầu tiên là bước
tiếp xúc với văn bản. Đây là bước mà giáo viên hướng dẫn sinh đọc và cảm thụ
văn bản thông qua các quy trình như:
+ Đọc diễn cảm: mục đích là biến văn bản thành tác phẩm trong từng học
sinh, làm sống dậy tâm tư tình cảm của nhà thơ gửi gắm, giãi bày trong đó. Vì
vậy giáo viên tổ chức thao tác này cho học sinh cũng phải linh hoạt, nghĩa là
không phải bài nào cũng đọc và đọc hết. Nhất là các tác phẩm văn xuôi dài như
Cha con nghĩa nặng hay Vi hành. Đối với những tác phẩm này chỉ cần đọc một
số đoạn tiêu biểu, hoạt động này diễn ra trong quá trình dạy. Quan trọng đối với
tác phẩm truyện là học sinh phải nắm được cốt truyện và các tuyến nhân vật.
Còn tác phẩm thơ thì phải đọc, giáo viên có thể đọc mẫu hoặc mở băng đĩa có
giọng đọc, giọng ngâm truyền cảm của các nghệ sĩ để tạo cảm hứng cho học
sinh (có thể áp dụng cách này với bài Tương tư hoặc Nhớ đồng).
+ Giải nghĩa các từ ngữ cần thiết: Khâu này thường áp dụng với những tác
phẩm trung đại, những tác phẩm mang sắc thái địa phương, vùng miền rõ rệt
như Bài ca phong cảnh Hương Sơn, Xin lập khoa luật, Cha con nghĩa nặng...
+ Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Với dung lượng của bài đọc
thêm thì phần này nên lướt nhanh, chú ý khắc sâu đặc điểm sáng tác của nhà
văn.
+ Hiểu và nắm được bao quát toàn bộ tác phẩm: nhan đề, bố cục, hình
tượng thơ hoặc cốt truyện, nhân  vật.
+ Tìm hiểu văn bản
*Đối với tác phẩm thơ cần làm rõ:
+ Hình tượng khách thể: là bức tranh cuộc sống được tái tạo lại bằng cảm xúc

của nhà thơ với các chặng đường phát triển của nó.
7


+ Hình tượng chủ thể trữ tình là mạch cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ được
bộc lộ trực tiếp qua ngơn từ, hình ảnh, kết cấu và các chặng đường phát triển của nó.
+ Cần đọc- hiểu để thấy rõ hai hình tượng đó nương tựa vào nhau, đan xen nhau
trong bài thơ.
+  Khám phá chủ đề tư tưởng tác phẩm
+ Vấn đề đặt ra ở đây ra sao?
+ Thái độ xử lí vấn đề như thế nào?
+ Điều sâu kín mà nhà thơ muốn bày tỏ.
+ Ý nghĩa khái qt tốt ra từ hình tượng thơ
 *Đối với tác phẩm truyện: Tùy vào từng loại truyện trong từng giai đoạn
khác nhau mà có những sự khai thác khác nhau, có truyện khai thác tuyến nhân
vật (như Cha con nghĩa nặng), có truyện khai thác tình huống (như Vi hành), có
truyện khai thác mâu thuẫn..
Đối với chùm tác phẩm này, để tiết kiệm thời gian và tạo hứng thú cho
HS, GV nên sử dụng giáo án điện tử như một phương tiện hỗ trợ, kết hợp với
những kĩ thuật dạy học mới.
Khi tiếp cận tác phẩm Cha con nghĩa nặng, ở phần Tiểu dẫn, giáo viên
cho trình chiếu một số tư liệu liên quan tới Hồ Biểu Chánh và tác phẩm Cha con
nghĩa nặng. GV có thể trình chiếu slide về mối quan hệ giữa các nhân vật để HS
nhìn vào đó và tự tóm tắt như slide sau:
Trần Văn Sửu

Thị Lựu

Tí, Qun, Sung


Ơng ngoại

Sau khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu, trong phần Củng cố, giáo viên trình
chiếu slide trong đó có mẩu tin nói về một nhân vật nổi tiếng hành xử không
đúng đắn, hiếu thuận với cha mẹ, từ đó học sinh có sự so sánh và nhận thức về
tình mẫu tử, phụ tử xưa và nay. Ví dụ như Slide sau:
Mẹ đẻ tố Ngọc Thúy chửi mắng, đuổi bố mẹ ra khỏi
nhà: Trước Hoa hậu Diêm Hương, cựu người mẫu Ngọc Thúy
cũng từng bị bà Nguyễn Thị Bê (mẹ đẻ) tố cáo cô chửi mắng và
đuổi bố mẹ ra khỏi nhà trên mặt báo. Do phản đối mối quan hệ
yêu đương giữa con gái và một luật sư, mẹ của Ngọc Thúy ra sức
can ngăn để mong cơ tìm được hạnh phúc, chun tâm chăm sóc
các con. Tuy nhiên, theo bà, chỉ sau một đêm, con gái bà bỗng
dưng thay đổi tất cả mọi thứ từ cách suy nghĩ cũng như thái độ
với cha mẹ. Khi bố mẹ khun cơ nên tìm con đường đúng đắn thì
cơ tức giận, chửi mắng bố mẹ, gọi cảnh sát đến trục xuất cha mẹ
ra khỏi nhà. Khơng cịn nơi nương tựa, hai người đành lủi thủi trở
về Việt Nam. Cũng sau khi đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, Ngọc Thúy
trở về Việt Nam với yêu cầu mẹ sang tên tất cả những tài sản
trước đó đã nhờ bà Bê đứng tên. Khi bà không chịu sang tên tài
sản, Ngọc Thúy tức giận, lại lớn tiếng cự cãi, chửi mắng cha mẹ.
Khơng chỉ thế, cơ cịn bảo em trai đưa bà đến bệnh viện tâm thần
khám. Người đẹp trong lúc tức giận cịn gọi cơng an tố em trai ăn
cắp xe và đòi bắt giam. (Nguồn Zing News)

8


* Đối với các tác phẩm nghị luận: Cần chú ý làm rõ nghệ thuật lập luận
của tác giả. HS phải thấy được sức hấp dẫn, thuyết phục của lập luận để từ đó

hình thành, trau dồi những kĩ năng trong các bài nghị luận của mình.
* Đối với các tác phẩm văn học nước ngoài
Các tác phẩm này thường tạo nên sự hứng thú cho HS bởi sự mới mẻ và
đặc sắc nhưng cũng gây khó khăn cho chính các em khi tiếp cận, nhất là trong
khuôn khổ một bài đọc thêm ngắn. Đối với dạng này cần đưa HS tới khơng gian
văn hóa mà tại đó tác phẩm được sinh thành. Bài thơ số 28 của Tagore là một
bài thơ tình nổi tiếng nhưng trước hết nó thể hiện cách tư duy rất Ấn Độ: chiêm
nghiệm, triết lý sâu sắc nhưng đã chạm tới vấn đề chung của nhân loại, đó là
hành trình khám phá trong tình u.
Tuy nhiên không phải tiết đọc thêm nào người dạy cũng đi theo trình tự
đó một cách máy móc khiến cho tiết đọc thêm trở nên nặng nề và khơng kích
thích được sự sáng tạo, chủ động của người học. Giáo viên nên dành thời lượng
của tiết đọc thêm này như một nơi để các em được thể hiện, sáng tạo. Quay trở
lại với văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác, trong phần này giáo viên sẽ
cho học sinh chủ động trình bày những phần mà từng nhóm đã chuẩn bị. Tiến
trình này đã diễn ra như sau:
Nhóm tiền đề trình chiếu slide về cuộc đời và sự nghiệp của Các Mác,
Ăng –ghen (có thuyết minh ngắn gọn). Nhóm cũng đã sưu tầm và giới thiệu
trước lớp về tình bạn hiếm có của hai nhân cách cao cả này. Ví dụ “Hai con
người xa lạ, từ những hồn cảnh xuất thân, mơi trường giáo dục và q trình
đào tạo rất khác nhau đã trở thành hai người đồng chí rồi sau trở thành hai
người bạn, một tình bạn vĩ đại và cảm động, gắn quyện tình đồng chí sắt son
chung thuỷ tới mức mà sau khi Các Mác qua đời Ăng – Ghen đã đề xuất rằng
những công trình sáng tạo riêng cũng như những cơng trình hợp tác chung của
hai người nên lấy tên là học thuyết Các Mác.
Lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa Các Mác và Ăng – Ghen là tháng
8/1844 ở Paris. Không giống như một lần gặp mặt trước đó diễn ra rất lạnh
nhạt, lần này thì hồn tồn khác vì đã đọc của nhau một cách rất cẩn trọng nên
đã yêu nhau vì nết, trọng nhau vì tài. Sau này, Ăng – Ghen đã kể lại rằng: “Vào
mùa hạ năm 1844, khi tôi đến thăm Các Mác ở Paris, chúng tôi thấy mình hồn

tồn nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề lý luận và chính từ lúc đó, chúng tôi
bắt đầu cộng tác với nhau”. Cuộc gặp gỡ ở Paris khơng những đã xây dựng tình
bạn của hai ơng vì mục tiêu chung mà bằng cơng việc của mình, các ông đã hỗ
trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau
một cách kỳ diệu. Do đó, ý nghĩa cuộc gặp gỡ ở Paris là ở chỗ: một mặt, đối với
sự ra đời của lý luận cách mạng của giai cấp công nhân, nó mang ý nghĩa đáp
ứng nhu cầu của thời đại. Tiếp đó, cuộc gặp mặt là khởi nguồn cho sự ra đời
“đứa con tinh thần” của hai người là cuốn sách “Gia đình thần thánh”. (Theo
Internet).
Nhóm chun sâu sẽ cử đại diện lên để trình bày về 3 cống hiến lớn của
Các Mác. Giáo viên bổ sung, góp ý và nâng cao vấn đề.
9


Để kích thích sự chuẩn bị bài và hợp tác của các em trong quá trình học,
giáo viên nên cho điểm theo từng nhóm, tùy vào sự thể hiện của các em.
Ngồi phương pháp làm việc theo nhóm như trên, người dạy cũng có thể
cho học sinh sân khấu hóa một trích đoạn trong 1 tác phẩm tự sự để thay đổi
khơng khí. Trích đoạn Cha con nghĩa nặng với nội dung giản dị, sâu sắc, tình
cảm chân thực sẽ tạo nên một khơng khí trầm lắng, xúc động, phù hợp với tâm
thế tiếp nhận của học sinh.
THIẾT KẾ GIÁO ÁN
Trên cơ sở những định hướng trên, tôi mạnh dạn thiết kế một giáo án thể
nghiệm như sau:
Tiết 57 – 58 : Đọc thêm :
- CHA CON NGHĨA NẶNG (Hồ Biểu Chánh)
- VI HÀNH (Nguyễn Ái Quốc)
- TINH THẦN THỂ DỤC (Nguyễn Công Hoan)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được :

Về tác phẩm Cha con nghĩa nặng :
- Tình cha con sâu nặng, mãnh liệt
- Lời thoại của cha và con thúc đẩy mâu thuẫn truyện
Về tác phẩm Vi hành :
- Bản chất bù nhìn của Khải Định và thủ đoạn của chính quyền thực dân
đối với người Việt Nam yêu nước.
- Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, giọng điệu và hình thức kể chuyện
độc đáo.
Về tác phẩm Tinh thần thể dục :
- Cuộc săn lùng người đi xem đá bóng; sự “mẫn cán” của chức dịch địa
phương và “tinh thần thể dục” của người dân nghèo đói.
- Nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, tạo mâu thuẫn
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đă ̣c trưng thể loại.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm gia đình tốt đẹp
- Nhận thức bộ mặt bịp bợm của thực dân Pháp và vua bù nhìn Khải Định
- Nhận thức bộ mặt bịp bợm của thực dân Pháp dưới hình thức cổ động
phong trào thể dục
B. Phương tiện thực hiện : SGK, SGV, máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành : GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng
tạo, nêu vấn đề, thảo luận trả lời các câu hỏi.
D.TiÕn trình dạy học
1. n nh t chc (1 phỳt)
2. Kim tra bài cũ – Kết hợp kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS (4 phút)
3. Bài mới:
10



Hoạt động của GV và HS

Thời
lượng

Tiết 57
* Hoạt động 1
7 phút
- Gọi 1 HS đọc tiểu dẫn SGK
- HS tóm tắt nội dung chính trong
phần Tiểu dẫn.
- GV trình chiếu một số hình ảnh tư
liệu về Hồ Biểu Chánh, tác phẩm
Cha con nghĩa nặng và chốt lại
những ý cơ bản.
-Trong phần tóm tắt tác phẩm giáo
viên trình chiếu mối quan hệ giữa
các nhân vật, theo đó HS tự theo dõi
và tóm tắt trước lớp.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú
thích, vị trí đoạn trích
*Hoạt động 2
15 phút
- GV trình chiếu đoạn từ “Xuống tới
cầu…không cha” và gọi một học
sinh đọc. Có thể in đậm một số từ
ngữ chỉ tâm trạng của nhân vật Sửu
và những từ ngữ mang màu sắc Nam
Bộ.
- Đoạn văn trên nói về điều gì?

- Nêu tâm trạng người cha sau 11
năm trở về quê hương?

- Tâm trạng của người con khi nghe
được cuô ̣c đối thoại giữa cha và ông
ngoại?

- Đoạn này khá dài, GV chọn trình
chiếu đoạn tiêu biểu để học sinh đọc.
Ví dụ đoạn từ “ Thằng Tí nghe nói
vậy…cha chứ” và đoạn “ Cha tính
như vầy…trở lại liền”.

Yêu cầu cần đạt.
A. Cha con nghĩa nă ̣ng
(Hồ Biểu Chánh)
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả
2. Tác phẩm Cha con nghĩa
nặng
- Xuất xứ
- Tóm tắt
- Chủ đề

3. Đoạn trích
II. Đọc hiểu văn bản.

a/ Tâm trạng người cha:
người cha rất vui khi được
biết con mình đã được cưu

mang, sắp thành gia thất.
Trần Văn Sửu nghĩ bây giờ
chết cũng yên tâm, không
còn băn khoăn gì nữa.
b/ Tâm trạng người con:
thằng tí ngỡ cha nó chết rồi.
Sự xuất hiê ̣n của cha là mô ̣t
bất ngờ với nó. Nghe được
câu chuyê ̣n giưa cha và ông
ngoại, thằng Tí càng thương
và quý cha nó hơn.

11


- Tâm trạng của hai cha con có gì đặc
biệt ?
(HS sẽ chỉ ra là tâm trạng mâu thuẫn
trong lòng 2 cha con)
- Qua cuô ̣c đối thoại giữa hai cha con
Tí, tác phẩm ca ngợi điều gì?
Nêu đă ̣c sắc nghê ̣ thuâ ̣t của tác
phẩm?

- Qua bài học, em hãy nêu ý nghĩa
câu truyê ̣n?
- Để củng cố bài học, GV trình chiếu
một mẩu tin và cho HS phát biểu về
tình mẫu tử hiện nay.(HS thảo luận
và phát biểu trong vịng 4-5 phút)


* Hoạt đơ ̣ng 3:
HS đọc phần tiểu dẫn SGK và nêu 3 phút
hoàn cảnh sáng tác truyê ̣n.

* Hoạt động 4.
15 phút
- Gọi 1 HS đọc tác phẩm, chú ý
giọng điệu dí dỏm, hài hước.
- GV đặt câu hỏi chung mang tính

c/ C ̣c đới thoại giữa hai
cha con:
Sửu vì thương con mà muốn
tự tử, Tý vì chữ hiếu mà
quyết định chạy theo cha, từ
bỏ hạnh phúc riêng của
mình
-> Chữ hiếu đã chiến thắng.
Ca ngợi tình nghĩa cha
con sâu nặng
3. Nghệ thuật
- Tạo tình huống phức tạp
căng thẳng, mâu thuẫn được
đẩy lên qua lời thoại.
- Ngôn ngữ giản dị, giàu sắc
thái Nam Bộ.
4. Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp lòng hiếu thảo và
tình thương con là bài học

của muôn đời.
B. Vi hành(Nguyễn Ái
Quốc)
I. Tiểu dẫn:
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Viết nhân sự kiện vua
Khải Định sang Pháp dự
cuộc đấu xảo thuộc địa -> tố
cáo, vạch trần bọn Pháp và
tên vua bù nhìn Khải Định.
+ Viết bằng tiếng Pháp,
đăng trên báo Nhân đạo.
- Vi hành tiêu biểu cho bút
pháp hiện đại và nghệ thuật
châm biếm thâm thúy, sâu
cay của truyện và kí Nguyễn
Ái Quốc.
II. Đọc – hiểu:
1. Đọc: giọng châm biếm,
bông đùa, mỉa mai
2. Nô ̣i dung và nghê ̣
12


gợi mở: Nhân vật trung tâm là vua
Khải Định. Nhân vật này có xuất
hiện trực tiếp khơng, qua hình thức
nào ?
- Sau khi HS phát hiện vua Khải
Định hiện ra gián tiếp qua tình huống

nhầm lẫn thì GV tiếp tục nêu câu
hỏi : Đó là những tình huống nhầm
lẫn nào và chia lớp thành nhiều
nhóm nhỏ (2 bàn một nhóm) để tìm
hiểu.
- Sau 5 phút GV gọi 2 HS đại diện
lên trình bày
- GV chốt lại ý chính.

th ̣t:
a. Tình huống nhầm lẫn:
- Nhầm lẫn của đôi thanh
niên nam nữ người Pháp ở
toa tàu điện ngầm: nhầm
nhân vật tôi là vua Khải
Định.
-> Lột tả khách quan bản
chất bù nhìn của Khải Định:
với người Pháp, Khải Định
chỉ là thứ đồ chơi hiếm hoi
qua viê ̣c miêu tả chân dung
Khải Định:
+ Mặt mũi: Vô duyên
+ Trang phục: lố lăng
+ Điệu bộ cử chỉ: Lấm lét,
lúng túng
+ Hành động: Lén lút vi
hành
 Không trực tiếp xuất
hiện, chân dung Khải Định

hiện lên một cách đầy đủ
trong mọi trường hợp: một
thằng hề mua vui, một con
rối, một công cụ rẻ tiền dưới
sự điều khiển của thực dân
Pháp.
Sự đánh giá khách quan
nhất của người dân Pháp.
Hắn dần dần bị hạ thấp: Từ
một ông vua – thằng hề –
một con rối – và cuối cùng
là một đứa con nít.
- Nhầm lẫn của chính phủ
Pháp: Chính phủ Pháp nhìn
bất cứ người An Nam nào
cũng đề cho là mô ̣t vị hoàng
đế. Thâ ̣m chí chính phủ còn
cho người theo dõi “bám sát
đế giày tôi”
-> Tố cáo thái đô ̣ thù địch
của chính phủ Pháp đối với
người Viê ̣t Nam, vạch trần
cái gọi là văn minh, khai
hóa của chủ nghĩa thực dân
13


Tiết 58 : Ổn định và kiểm tra bài 5 phút

- Hình thức câu chuyện này có gì đặc

biệt?
- Nhận xét về giọng điệu tác phẩm ?
- Từ đó HS rút ra ý nghĩa văn bản

* Hoạt động 5.
HS đọc tiểu dẫn SGK
Tóm tắt nội dung chính.

7 phút

* Hoạt động 6.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai

5 phút

- Nội dung tờ trát là gì ?

Pháp với các nước thuộc
địa.
b. Câu chuyện viết dưới
hình thức một lá thư
c. Cách kể chuyê ̣n hóm
hỉnh, tự nhiên, có duyên,
đồng thời mang ý nghĩa phê
phán rõ nét
3. Ý nghĩa văn bản:
Vi hành là truyê ̣n ngắn tiêu
biểu cho bút pháp văn xuôi
hiê ̣n đại của Nguyễn Ái
Quốc, thể hiê ̣n tài châm

biếm sâu sắc của tác giả về
hoàng đế An Nam, triều
đình nhà Nguyễn và chính
phủ Pháp.
C. Tinh thần thể dục
(Nguyễn Công Hoan)
I. Tiểu dẫn:
1. Giới thiệu tác giả.
- sở trường: Truyện ngắn
trào phúng
- tác phẩm tiêu biểu: Kép
Tư Bền, Lá ngọc cành vàng,
Bước đường cùng...
2. Giới thiệu tác phẩm.
- Đăng báo Tiểu thuyết thứ
bảy số 251 ngày 25-3-1939.
- Vạch trần tính chất bịm
bợm của phong trào thể dục
thể thao mà thực dân Pháp
cổ động nhằm đánh lạc
hướng thanh niên.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc
2. Nô ̣i dung và nghê ̣
thuâ ̣t:
a/ Nô ̣i dung:
- Trát của quan tri huyê ̣n
sức hương lí xã Ngũ Vọng:
Nô ̣i dung tờ trát của quan
huyê ̣n Lê Thăng: tầm quan

trọng của cuô ̣c giao đấu,
mê ̣nh lê ̣nh nghiêm như quân
14


- Chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản của
truyện?
20 phút
- GV chia lớp thành 4 nhóm để tìm
hiểu 4 cảnh.
- Sau 5 phút, đại diện mỗi nhóm lên
trình bày.
- GV cho HS nhận xét phần trình bày
của mỗi nhóm và chốt lại những ý
chính.
- Nghệ thuật dựng truyện của tác giả
có gì độc đáo?
- Hãy nêu ý nghĩa phê phán của
truyện?

* Hoạt động 7 :
GV củng cố bằng cách phát phiếu 7 phút
học tập cho HS.
- HS làm trong 6 phút – GV thu

lê ̣nh, chỉ dẫn rõ ràng về số
người tham gia, về cách ăn
mă ̣c, thời gian, thái đô ̣..
- Sự hưởng ứng của nhân
dân:

Đối với tinh thần thể dục
của các quan chức là tình
cảnh thảm hại những người
nông dân bị bắt đi xem bóng
đá: anh Mịch, bác Phô gái,
bà cụ Phó Bính, thằng Cò…
+ Lời xin của anh Mịch ><
sự từ chối của lí trưởng
+ Yêu cầu của bà phó Bính
>< sự giải quyết của ơng Lí.
+ Cảnh tróc nã của tuần
phiên >< sự sợ hãi của
thằng Cị
+ Kết quả tróc nã >< thái
độ của ơng Lí.
b. Nghê ̣ thuâ ̣t:
cách dựng cảnh, chọn tình
huống, ngôn ngữ và đối
thoại, tạo ra mâu thuẫn.
3. Ý nghĩa của truyện.
Sự giả dối, bịm bợm của
phong trào thể dục thể thao
thời Pháp thuộc, trong khi
đời sống nhân dân cịn vơ
cùng nghèo khổ, đói cơm
rách áo thì mọi sự cổ đô ̣ng
chỉ là trò bịp bợm.
Củng cố
Câu 1: Nối 2 cột cho phù
hợp giữa nhân vật và tính

cách:
Nhân vật

Tính cách

A Sửu
B Khải

1
2

C

Định
Ơng lí

3

D Thằng

4



Bù nhìn
Thương
con
Hiếu
thuận
Hách

dịch

Đáp
án
A -2
B-1
C-4
D-3

15


1 phút

Câu 2: Viết
đoạn văn
khoảng 5 -7 dòng thể hiện
cảm nhận của em về một chi
tiết đặc sắc của 1 trong 3
truyện vừa học.
Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học.
Đọc lại văn bản, tóm tắt nội
dung.
- Soạn bài theo phân phối
chương trình.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, bài đọc thêm ít nhiều gây nên sự nhàm
chán và lúng túng cho chính giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, khi giáo viên ý

thức được cơng việc của mình và có sự đầu tư một cách nghiêm túc, không phân
biệt bài chính, bài phụ thì chất lượng dạy học của giờ Đọc thêm được nâng lên
đáng kể. Học sinh nhiệt tình, hứng khởi hơn, bởi giờ đọc thêm đã trở nên nhẹ
nhàng, học sinh được đọc, học và đắm chìm vào khơng khí của tác phẩm. Đặc
biệt với dạng câu hỏi mở, như cho HS cảm nhận về tình phụ tử, mẫu tử qua Cha
con nghĩa nặng và 1 mẩu tin, HS đã có những cảm nhận rất sâu sắc khiến bản
thân người dạy cũng cảm thấy bất ngờ. Hay khi cho các em đọc Tinh thần thể
dục theo cách phân vai, các em rất nhiệt tình và nhập vai khá đạt.
Kết quả cụ thể của giờ đọc văn như sau:
Trước khi thực nghiệm:

Lớp


số

Không
hiểu bài

Số
%
lượng
11A3 40
6
15,0
11A8 45
8
17,8
Sau khi thực nghiệm:


Lớp

11A3
11A8


số
40
45

Hiểu bài
Số
lượng
34
37

Không
hiểu bài
Số
lượng
1
3

%
2,5
6,7

Số
lượng
85,0

15
82,2
16
%

Hiểu bài
Số
lượng
39
42

Không
hứng thú

%
97,5
93,3

%
37,5
35,6

Không
hứng thú
Số
lượng
2
3

%

5,0
6,7

Hứng thú
Số
lượng
25
29

%
62,5
64,4

Hứng thú
Số
lượng
38
42

%
95,0
93,3

Kết quả kiểm tra cuối tiết học:

16


Trả lời đúng,
đủ ý


Trả lời đúng
nhưng còn thiếu ý

Trả lời chưa
đúng, sơ sài

Lớp 11A3

27/40

12/40

1/40

Tỉ lệ (%)

67,5

30,0

2,5

Lớp 11A8

28/45

14/45

3/45


Tỉ lệ (%)

62,2

31,1

6,7

3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận
Việc đưa ra cách tiếp cận những tác phẩm đọc thêm trong chương trình
Ngữ văn 11 xuất phát từ những thắc mắc, băn khoăn của giáo viên về cách
hướng dẫn như thế nào để học sinh có hứng thú và khơng coi nhẹ những tiết đọc
thêm như thế này. Bản thân tôi khi thực hiện tiết dạy này cũng rất hứng thú và
học sinh cũng dần gỡ bỏ tâm lí chỉ chú trọng bài chính khóa mà bỏ quên bài đọc
thêm. Tuy nhiên văn chương có những quy luật riêng, vì vậy cũng có rất nhiều
con đường để có thể đi tới vẻ đẹp tận cùng của tác phẩm. Trong quá trình giảng
dạy, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt những cách thức, phương pháp, kĩ
thuật dạy học khác nhau để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất.
3.2. Kiến nghị
- Ở phạm vi tổ, nhóm chuyên môn: Thường xuyên tổ chức những buổi sinh
hoạt chuyên đề để cùng nhau thảo luận, tháo gỡ vướng mắc của bản thân mỗi
giáo viên trong tổ về đổi mới tồn diện nội dung và phương pháp dạy học, trong
đó có các tiết đọc thêm. Tích cực tổ chức các tiết học thao giảng có chất lượng
để đồng nghiệp được học hỏi lẫn nhau.
- Trong những năm học tiếp theo, năm học bản lề để tiếp cận chương trình
sách giáo khoa mới, nhà trường tổ chức thêm các đợt hội giảng để giáo viên
trong và ngoài tổ được dự giờ lẫn nhau, học hỏi những phương pháp, kĩ thuật
dạy học để áp dụng phù hợp theo đặc trưng của bộ mơn mình. Đồng thời đầu tư

cơ sở vật chất của nhà trường thật đồng bộ để đáp ứng những yêu cầu đổi mới
tiếp theo của ngành giáo dục.
Tập hợp những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A, B hàng năm thành
những tập san để giáo viên trong tỉnh được tham khảo, học hỏi và vận dụng.
Trên đây là một vài suy nghĩ được đúc kết trong quá trình giảng dạy mà
bản thân tơi đã thực hiện và thấy có hiệu quả thiết thực với nỗ lực đem đến
những giờ dạy lý thú, sinh động cho học sinh. Sẽ còn rất nhiều thiếu sót trong
bài viết này, rất mong các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm được
hồn thiện hơn và phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy.
17


Tôi xin chân thành cảm ơn!  
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 05 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng
sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trịnh Thị Minh Hảo

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
2.Bộ GD&ĐT (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá

theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thơng, mơn Ngữ
Văn cấp THPT.
3. Nguyễn Duy Bình( 1980), Coi trọng sự cảm thụ của học sinh trong giảng dạy
văn học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
4. Trần Đình Sử (2004) “Đọc- hiểu văn bản- một khâu đột phá trong việc dạy
học văn hiện nay”, Tạp chí giáo dục số 102
5. Đỗ Ngọc Thống (2003), Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thành
năng lực văn học cho học sinh.
6. Nguyễn Trọng Hoàn - Trần Bá Hoành - Nguyễn Trí (2003), Áp dụng dạy và
học tích cực trong môn Văn học, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội
7. Bùi Thị Nga (2008), Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản đọc thêm theo đặc
trưng loại thể trong SGK Ngữ Văn 10 THPT – Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo
dục.
8. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet và SKKN của đồng nghiệp

19


20



×