Mười điều một nhà đầu tư cần biết về mua một franchise
Hiệp hội nhượng quyền quốc tế cho rằng đầu tư dưới hình thức nhận quyền là một cơ hội đầu tư
lớn, khi bạn đầu tư vào một thương hiệu nổi tiếng, không chỉ về vấn đề tiền bạc mà còn có khả
năng thay đổi phong cách sống của bạn. Bạn có muốn thoát khỏi những rủ ro, đây là một số điều
bạn cần cân nhắc trước khi kinh doanh theo hình thức nhận quyền.
1. Khảo sát và điều tra kỹ càng.
Trước khi ký vào một bản hợp đồng nhượng quyền, bạn nên tìm hiểu về quy mô và phạm vi của ngành
kinh doanh mà bạn để ý tới, cũng như là những sự lựa chọn hiện có bởi có rất nhiều cơ hội nhận quyền
để bạn sử dụng. Theo một nghiên cứu mới đây của tổ chức giáo dục IFA cho thấy thì giữa những năm
2003 và 2004 có gần 900 ý tưởng mới được sử dụng trong nhượng quyền.
Sự đầu tư vào khoảng từ 10,000 USD cho đến trên 1 triệu USD trong mọi nghành nghề kinh doanh với
quy mô khác nhau.
Trong khi khảo sát, các nhà đầu tư tương lai nên hỏi ý kiến các chuyên gia, nhà tư vấn, gia đình, bạn bè,
tìm hiêu công ty mà bạn định nhận quyền từ nó, kiêm tra tài chính và đọc các bản nghiên cứu gần đây
nhất về franchising.
2. Tìm hiểu những điều cơ bản về nhượng quyền.
Bạn cần tìm hiểu những điều cơ bản nhất về nhượng quyền như; nhượng quyền là gì, hệ thống pháp luật
điều chỉnh hoạt động nhượng quyền, những lợi ích mà hình thức nhượng quyền đem lại trong khi các cơ
hội kinh doanh khác không thể có được, những khó khăn hay hạn chế của hình thức nhượng quyền…
3,4,5. Tiền, tiền , tiền.
Để tham gia một hệ thống nhượng quyền đòi hỏi bạn phải có một nguồn vốn
lớn. Phí tổn và các chi phi khác nhau là khác nhau giữa các hệ thống khác
nhau do sự đa dạng như lãnh vực và khu vực hoạt động của hệ thống
nhượng quyền, các thiết bị cần thiết, số lượng công nhân yêu cầu, các chi
phí cố định khác nhau, phí dịch vụ công cộng và chi phí sử dụng thương
hiệu các bí quyết kinh doanh.
Bạn cần quyết định xem sử dụng các nguồn tài chính nào để đầu tư có thể là
sẵn có, vay từ các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư tài chính độc lập,
bạn phải đặt câu hỏi sự lựa chọn nào là phù hợp nhất.
6. Nghiên cứu các tài liệu được nhà nhượng quyền cung cấp và công
bố.
Các công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, được yêu cầu cung
cấp cho những nhà nhận quyền tương lai một tài liệu công khai về nhượng
quyền kinh doanh trong 14 ngày trước khi việc ký kết và thanh toán được thực hiện, những thông tin
trong tài liệu bao gồm; kinh nghiệm của những nhân viên cấp cao trong công ty, tài chính, các vụ kiện
tụng, hệ thống nhượng quyền và mẫu hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Mục đích của những tài liệu
này là để bảo vệ các nhà nhận quyền khỏi sự lừa đảo. Trong khi đó, phải chắc chắn rằng thông tin từ các
tài liệu này là chính xác.
7. Tìm những luật sư và kế toán có hiểu biết về nhượng quyền.
Bởi vì các tài liệu được phía nhà nhượng quyền cung cấp thường rất dài và đôi khi khó mà hiểu được
một cách đầy đủ, điều này rất quan trọng do đó các nhà dự định nhận quyền cần có các luật sư và nhân
viên kế toán có kinh nghiệm tham gia trợ giúp.
8. Liên hệ với những nhà nhận quyền hiện tại và trước đây.
Một nguồn thông tin tốt nhất để đánh giá về công ty nhượng quyền là những người đã nhận quyền kinh
doanh trước đây và hiện tại. Tài liệu do công ty nhượng quyền cung cấp có bao gồm các thông tin về
những nhà quản lý, những nhà nhận quyền hiện tại và những nhà đã từng nhận quyền của công ty
nhưng bây giờ không còn hợp tác nữa. Bạn có thể thông qua những nhà nhận quyền hiện tại và trước đó
để tìm hiểu về mối quan hệ giữa họ và nhà nhượng quyền như thế nào.
9. Tìm hiểu về ban điều hành hệ thống nhượng quyền.
Những người điều hành hệ thống muốn những người tham gia vào hệ thống của họ thành công, sự
thành công của những nhà nhận quyền sẽ đóng góp lớn vào sự thành công của cả hệ thống. Tạo ra điều
kiện để gặp gỡ lãnh đạo hệ thống là rất quan trọng đối với nhà nhậnquyền trong tương lai để tìm hiểu về
những con người giữ những vị trí chính trong công ty.
10. Biết mình.
Tự kiểm tra kỹ lưỡng về mình là một công việc hết sức cần thiết, Bạn phải xem mình có phù hợp là một
thành viên của hệ thống nhượng quyền hay không. Bởi vì, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền bạn
hạn chế được rủ ro nhưng lại không có gì để đảm bảo cho rủ ro, không có gì đảm bảo rằng bạn thành
công, trong khi đó kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền không có chỗ cho những sáng tạo, bạn phải
kinh doanh theo những ý tưởng của cả hệ thống. Vậy bạn hãy tự tìm hiểu về mình về khả năng của mình
xem bạn có phù hợp khi tham gia vào một hệ thống nhượng quyền nào đó.