Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy HOC THEO NHÓM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG dạy TIN học lập TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.58 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tin học là hành trang thiết yếu trên con đường nghề nghiệp. Phần lớn
các ngành nghề trong xã hội hiện đại đòi hỏi hiểu biết tin học. Thêm nữa, rất
nhiều ngành nghề mới xuất hiện trong lĩnh vực tin học như: lập trình viên,
quản trị mạng, thiết kế cơ sở kỹ thuật, an ninh mạng,… Đối với chính ngành
giáo dục, tin học là cơ sở hạ tầng của giáo dục. Tin học là môi trường dạy
học, công cụ quản lý giáo dục, công cụ sư phạm, thiết bị học tập cá nhân,
làm việc của nhóm giáo viên, học sinh.
Đảng và Nhà nước đã vạch ra đường lối rất đúng đắn về “chiến lược
con người” là“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Ngành giáo dục và đào tạo cũng đang hướng tới phát triển tối đa những năng
lực còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Trong các trường học hiện nay, việc phát
triển bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được
xem là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Nhiều năm qua tôi được sự tín
nhiệm của trường đã tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi mơn tin học. Qua q
trình bồi dưỡng, tơi ln cố gắng tìm hiểu nội dung cơ bản và nâng cao, tìm
ra phương pháp tối ưu để cho cơng tác bồi dưỡng có hiệu quả nhất. Cơng tác
bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vinh dự cho
giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Những câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia
bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là: Làm thế nào để các em lĩnh hội
tốt các kiến thức khi tham gia ôn luyện? Làm thế nào để kết quả đạt được tốt
nhất? Làm thế nào để mang lại thành tích cho các em và mang lại vinh dự
cho nhà trường. Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ khó khơng chỉ từ việc
lựa chọn học sinh, lựa chọn phương pháp mà còn đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ
năng vận dụng cao.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc nâng cao mục tiêu giáo dục,
nâng cao chất lượng dạy và học nói chung cũng như dạy học mơn Tin học
nói riêng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của mỗi giờ lên lớp. Mỗi thầy
giáo, cô giáo đều phải lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học phù hợp
với nội dung kiểu bài lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh và đạt được


mục tiêu giáo dục hiện nay góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Riêng bản thân tôi, qua q trình dạy học tơi đã chọn được cho mình
một phương pháp dạy học phù hợp và cũng là đề tài trong sáng kiến kinh
nghiệm của tơi đó là: “Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong
q trình giảng dạy tin học lập trình”.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra một số phương pháp để giải quyết các bài toán cơ bản về phương
pháp dạy học theo nhóm, nâng cao khả năng tư duy, độc lập, sáng tạo cho học
sinh, nâng cao chất lượng học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
+ Học sinh lớp 11 Trường PT Nguyễn Mộng Tuân - huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.
+ Giáo viên giảng dạy mơn tin học trong nhà trường.
+ Một số bài toán giải bằng phương pháp dạy học theo nhóm.
+ Máy tính, máy chiếu mơ tả bài tốn, thuật tốn và cài đặt chương trình.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu dạy học theo nhóm.
+ Tìm hiểu phát triển kỹ năng của học sinh.
+ Phát triển tư duy của học sinh.
+ Tham khảo các tài liệu lấy từ nhiều nguồn nhất là các tài liệu mở trên
mạng internet và phân tích có hệ thống các dạng bài tập theo nội dung đã đề ra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc giảng dạy lý môn Tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo

viên. Không thể áp đặt kiến thức của giáo viên hay sách giáo khoa làm chuẩn.
Với Tin học một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu khác
nhau. Giáo viên cần chú ý đến cái lõi của kiến thức, đến kỹ năng thực hành sử
dụng phần mềm và kết quả cuối cùng của bài làm học sinh. 
Để giúp học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực và sáng tạo của mình
với mơn tin học lớp 11 một trong những phương pháp tơi sử dụng đó là phương
pháp thảo luận nhóm
Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học
thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay
tránh được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp
để kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
Có thể nói, mơ hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm
hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh
thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành
viên trong nhóm.
Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của giáo viên, những
thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn,…ít nhiều sẽ bị
loại trừ. Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng ở
mỗi cá nhân có dịp được bộc lộ.
2


Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên
diễn ra. Thơng thường thì trong một nhóm trình độ học sinh khơng khi nào tuyệt
đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học
sinh cịn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học
thầy không tày học bạn) và khi được giáo viên tổng kết giải đáp học sinh sẽ hiểu
bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy
tính tích cực cao, tính chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác lại chú trọng

sự phối hợp, hợp tác giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp
năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả
phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong
nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng chung:
Đa phần học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường PT Nguyễn Mộng Tuân
đều học theo phương pháp cũ truyền thống là đọc chép. Nên việc học tập của
học sinh còn thụ động, khơng hứng thú với việc học lập trình tin học, ỷ lại cho
giáo viên.
2.2.1. Thuận lợi:
* Nhà trường:
- Bộ môn Tin học được đưa vào giảng dạy cấp trung học phổ thông đã
được 10 năm, nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất như máy tính, trang
thiết bị để phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
* Giáo viên:
- Giáo viên được đào tạo chuẩn kiến thức cơ bản và nâng cao về Tin học.
- Giáo viên giảng dạy đã qua đào tạo chuyên ngành Sư phạm Tin học,
bồi dưỡng kiến thức qua các đợt tập huấn do Sở tổ chức.
* Học sinh:
- Học sinh học tốt các môn tự nhiên rất hứng thú đối với môn học này,
nhất là những tiết thực hành.
- Môn học rất trực quan và sinh động cho nên học rất chịu khó tìm hiểu
và học hỏi thêm. Một số học sinh có khả năng phát triển về lập trình và u
thích lập trình.
2.2.2. Khó khăn:
* Nhà trường:
Nhà trường đã có phịng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn
còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng.


3


Điều kiện phục vụ dạy học, tài liệu, sách báo cho giáo viên và học sinh
tham khảo chưa được phong phú.
* Giáo viên:
Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh là khác nhau nên tính hiệu quả
chưa đồng đều. Địi hỏi sự đầu tư thời gian cơng sức của giáo viên nhiều.
Giáo viên thường gặp khó khăn về phân hố học sinh và bồi dưỡng học
sinh u thích và học mơn tin.
* Học sinh:
Học sinh thường ít đọc sách, các em thường học chay, và ít tiếp xúc với
máy tính. Đa số học sinh trong trường đều là con em nơng dân nên điều kiện
kinh tế cịn nhiều khó khăn nên rất ít học sinh ở nhà có máy tính.
Học sinh đa số chưa tiếp cận ngơn ngữ lập trình nên rất khó khăn trong
học lập trình.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
2.3.1. Khái niệm của “phương pháp dạy học theo nhóm”.
Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học
đã phát huy được tính tích cực, tự giác của người học. Phương pháp này đã tạo
được một môi trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được phát huy
cũng như vai trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm.
a. Các bước tiến hành thảo luận nhóm:
 Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu của cuộc thảo luận.
 Thứ hai, xây dựng nội dung thảo luận.
 Thứ ba, xây dựng cấu trúc tiến trình thảo luận từng vấn đề.
 Thứ tư, dự kiến hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi mở sẽ được
sử dụng trong quá trình thảo luận.

 Thứ năm, kế hoạch thảo luận cần thông báo cho học sinh biết trước.
b. Một số yêu cầu khi tiến hành thảo luận nhóm:
 Chia nội dung bài dạy thành những vấn đề nhỏ có liên kết với nhau.
 Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ.
 Cử ra một nhóm trưởng và một thư ký trong mỗi nhóm.
 Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, các nhóm.
 Trong mỗi chủ đề thảo luận, nên thực hiện theo quy trình chung thảo luận.
 Các sản phẩm được giới thiệu và trình bày trước nhóm, lớp.
 Đảm bảo yếu tố cạnh tranh và thi đua trong các nhóm.
 Đảm bảo yếu tố thơng tin phản hồi từ các nhóm.
4


 Giáo viên đóng vai trị trọng tài, cố vấn, kiểm tra, kết luận.
2.3.2. Quy trình các bước thực hiện phương pháp thảo luận nhóm
Theo tơi quy trình này là một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn và 10 bước,
được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Bước

Giáo viên

1

Xác định mục tiêu bài học

Giai đoạn

Học sinh

Xác định nhiệm vụ bài học

Lập kế hoạch thảo luận

2

Xây dựng, thiết kế nội dung bài học

Nghiên cứu nội dung bài học

3

Lựa chọn phương pháp, phương tiện

Lựa chọn phương pháp, phương tiện

4

Thành lập nhóm, giao nhiệm vụ

Gia nhập nhóm, nhận nhiệm vụ, tự nghiên cứu

5

Tổ chức thảo luận theoThực
cặp hiện nội dung thảo luận
Hợp tác với bạn cùng bàn

6

Tổ chức thảo luận trong nhóm


Hợp tác với bạn trong nhóm

7

Tổ chức thảo luận giữa các nhóm

Tham gia thảo luận lớp

8

Trọng tài, cố vấn, kiểm tra

Tự kiểm tra, đánh giá

9

Tổng kết, nhận xét, đánh giá

Tóm tắt rút ra kết luận

10

Giao nhiệm vụ cho bài học mới

5
Tiếp nhận nhiệm vụ của bài học

Tổng kết, đánh giá



2.3.3. Các phương pháp cụ thể để dạy học bằng phương pháp hoạt động
theo nhóm.
Việc phân chia nhóm thường dựa trên: số lượng học sinh của lớp học,
đặc điểm học sinh và chủ đề bài học. Cách chia nhóm như thế nào là hợp lí: có
thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể
hồn tồn ngẫu nhiên hoặc có thể theo số điểm danh, theo giới tính, theo vị trí
ngồi…
Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết
lên bảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm…) hướng dẫn học sinh cách
thực hiện, phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi
chính thức đi vào hoạt động, đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng, máy
chiếu hay thiết bị khác…
Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số các cách chia
nhóm sau đây (tuỳ theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học). Bản thân tôi
đã áp dụng linh hoạt tùy theo bài theo các cách như sau:
Cách 1: Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận
Với cách này có thể chia theo chỗ ngồi 2 bàn quay lại thành một nhóm
nhỏ (khoảng 6-8 học sinh) để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn
đề nào đó. Sau thời gian thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý
kiến của cả nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên u cầu các nhóm trình bày ý kiến
của nhóm sau khơng được lặp lại ý của nhóm trước đã trình bày).

6


Bài toán 1:
+ GV: Yêu cầu học sinh xác định Input và Output?
+ GV: Trình chiếu chương trình cho học sinh quan sát và nhận xét:
program Giai_PTB2;
uses crt;

var a,b,c:real;
D,x1,x2:real;
begin
clrscr;
write(‘a,b,c:’);
readln(a,b,c);
D:=b*b-4*a*c;
if D<0 then writeln(‘PT vo nghiem’)
else
begin
x1:=(-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);
7


x2:=-b/a-x1;
writeln(‘x1=’,x1:8:3,’x2=’,x2:8:3);
end;
readln;
end.
+ HS: Xác định Input và Output.
- Input: a,b,c
- Output: Nghiệm x hoặc thơng báo phương trình vơ nghiệm.
+ HS: Quan sát và nhận xét:
Trong chương trình trên có sử sụng câu lệnh If – then dạng đầy đủ:
if <điều kiện> then <câu lệnh1> else
<câu lệnh2>;
Sau else có sử dụng câu lệnh ghép:
begin
x1:=(-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);
x2:=-b/a-x1;

writeln(‘x1=’,x1:8:3,’x2=’,x2:8:3);
end;
+ HS: Xác định Input và Output.
- Input: N
- Output: Đưa số ngày của năm N ra màn hình.
+ HS: Quan sát và nhận xét:
Trong chương trình trên có sử sụng câu lệnh If – then dạng đầy đủ:
if <điều kiện> then <câu lệnh1> else
<câu lệnh2>;
Giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm nào trình bày ý kiến nhưng
nhóm sau khơng lặp lại ý của nhóm trước sau đó giáo viên nhận xét, kết
luận.
Cách thực hiện giáo viên chia lớp làm 6 nhóm (mỗi nhóm gồm 2 bàn
ghép với nhau), mỗi nhóm một phương hướng để thảo luận.
 Nhóm 1: Tìm hiểu và xác định Input và Output của bài tốn.
 Nhóm 2: Liệt kê ý tưởng của thuật toán.
8


 Nhóm 3: Xây dựng thuật tốn bằng phương pháp liệt kê.
 Nhóm 4: Viết chương trình cho bài tốn.
 Nhóm 5: Thực hiện chương trình.
 Nhóm 6: Báo cáo kết quả và cho nhận xét.
Cách 2: Chia nhóm theo tổ
Nhóm này được xây dựng dựa trên các tổ đã được chia sẵn trên lớp
để thảo luận các vấn đề giáo viên giao cho các nhóm (tùy theo đặc điểm
của lớp mà có các nhóm tương ứng, thơng thường trong lớp học có 4 tổ
giáo viên sẽ chia làm 4 nhóm để thảo luận).
Hoạt động của mỗi nhóm dựa trên sự trao đổi, thảo luận từ đó xây
dựng phương án tối ưu nhất để giải quyết bài toán một cách chính xác và

nhanh nhất.
Sau khi các nhóm thảo luận xong, lần lượt từng nhóm trong lớp học
sẽ cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình trước cả lớp, sau đó các
nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến và cuối cùng giáo viên nhận xét kết
luận ý kiến của từng nhóm.

Bài tốn 2: (SGK-T41):
+ GV: u cầu học sinh xác định Input và Output?
+ GV: Trình chiếu chương trình cho học sinh quan sát và nhận xét:
9


program Nam_nhuan;
uses crt;
var N,SN:integer;
begin
clrscr;
write(‘Nam:’); readln(N);
if(N mod 400=0) or ((N mod 4=0) and
(N mod 100<>0))
then SN:=366 else SN:=265;
writeln(‘So ngay cua nam’,N,’la:’,SN’);
readln;
end.
Cách thực hiện giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm một phương
hướng để thảo luận.






Nhóm 1: Tìm hiểu và xác định Input và Output của bài tốn.
Nhóm 2: Liệt kê ý tưởng của thuật tốn.
Nhóm 3: Xây dựng thuật tốn bằng phương pháp liệt kê.
Nhóm 4: Viết chương trình cho bài toán.
Cách 3: Giảng – Viết - Thảo luận

Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra các phương án
lựa chọn và yêu cầu học sinh giải thích tại sao phải chọn phương án đó (cách
này thực hiện sau mỗi bài học), sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so
sánh với các học sinh khác. Sau đó, giáo viên tổ chức thảo luận để kiểm tra các
câu trả lời hợp lí.

10


Bài tốn 3: Tính Tổng
1 1
1
1
+
+
+.. .+
+ .. .
a+ N
S2= a a+ 1 a+2

Với điều kiện

1

< 0 .0001
a+N

While<Điều kiện> Do <Câu lệnh>;
Trong đó
- while,do: từ khố
- Điều kiện là biểu thức quan hệ hoặc logic.
- Câu lệnh: có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép.

sai

điều kiện

đúng

11


Ý nghĩa : Khi điều kiện cịn đúng thì cịn thực hiện câu lệnh sau Do sau
đó lại quay lại kiểm tra điều kiện.Nếu điều kiện sai thì thốt khỏi vịng lặp.
vd1:
s:=1/a; n:=0;
while (1/(a+n)>=0.0001) do
begin
n:=n+1;
s:=s+1/(a+n);
end;
vd2: tìm UCLN của 2 số nguyên dương M,N.
Hướng dẫn:
- Nếu M=N thì UCLN =M

- Nếu M<>N thì xét:
Nếu M>N thì M:=M-N;
ngược lại: N:=N-M;
=> câu lệnh lặp:
while M<>N do
if M>N then M:=M-N else N:=N-M;
Đưa kết quả:
write('ucln la:',M);
* Vai trò của giáo viên:
Thứ nhất: Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí
người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là
nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp
thời để mang lại hiệu quả cao. Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm giáo
viên cần:
+ Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không được
12


tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận. Giáo viên cần phải di
chuyển, quan sát và giám sát mọi hoạt động của lớp.
+ Chú ý lắng nghe q trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó,
giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng học
sinh, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời.
+ Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động khơng? Nếu
có, giáo viên tìm cách đưa các em vào khơng khí chung của nhóm.
Thứ hai: Trong tiết học, giáo viên phải chú ý nhận biết bầu không khí
xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”.
Thứ ba: Giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để khi vấn đề giáo viên
đặt ra lại là nguyên nhân gây nên sự thay đổi khơng khí hoạt động của nhóm.
Nếu vấn đề q khó, học sinh khơng đủ khả năng giải quyết, hoặc ngược lại,

nếu vấn đề quá dễ sẽ khiến học sinh khơng có gì phải làm. Cả hai trường hợp
này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu khơng khí trong lớp.
Thứ tư: Giáo viên cần khen ngợi, khuyến khích và gợi ý cho học sinh
trong quá trình thảo luận nếu thật sự cần thiết.
Thứ năm: Giáo viên định rõ lượng thời gian hoạt động nhóm cụ thể, và
nhắc thời gian để các nhóm hồn thành phần hoạt động của mình đúng thời
gian quy định.
Thứ sáu: Giáo viên cần đi vịng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến
học sinh trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích
nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với
những vấn đề nhạy cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy
bối rối, ngại ngùng khi phải nói trước mặt giáo viên.
* Vai trị của nhóm trưởng
Thứ nhất: Phải có khả năng tổ chức, phân cơng nhiệm vụ cho các thành
viên, bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, hướng dẫn các thành viên thảo luận đúng với
nội dung đã giao.
Thứ hai: Phải biết linh hoạt và nhạy bén, có khả năng điều động tất cả
các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi, quan sát
từng người để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; lắng nghe ý kiến đóng góp thảo
luận của các thành viên trong nhóm mình, động viên khuyến khích những bạn
ít nói, rụt rè phát huy tính năng động, sáng tạo của các bạn trong nhóm.
Như vậy, vai trị của nhóm trưởng là rất quan trọng vì vậy trong quá
giảng dạy giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học
sinh để lựa chọn các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên, nhóm trưởng
khơng phải là người quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận.
* Trình bày kết quả thảo luận
Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời,
đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ to…có thể do một người thay mặt nhóm
13



trình bày, có thể nhiều người trình bày mỗi người một đoạn nối tiếp nhau...Các
nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết
luận. Cho học sinh ghi nội dung bài học vào vở.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau quá trình áp dụng đề tài nghiên cứu trong việc dạy học môn tin học
lớp 11 ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân. Tôi đã thu được kết quả khả quan, học
sinh đã nâng cao được tính tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong quá trình
học tập. Khắc phục được tình trạng học theo lối cũ học một cách thụ động.
Phương pháp này đã được tôi áp dụng đối với 4 lớp 11 của trường PT
Nguyễn Mộng Tuân trong năm học 2016 – 2017, năm học 2017-2018 này.
Trước khi áp dụng, để có được số liệu so sánh kết quả học tập của học
sinh 4 lớp trong 2 năm học. Tôi căn cứ vào kết quả học tập trong năm học 2016 20147của học sinh 4 lớp và một số tiết kiểm tra khảo sát để nắm được tình hình
cụ thể của học sinh 4 lớp khi chưa áp dụng, kết quả được tổng hợp như sau:
1. Bảng thống kê kết quảbài kiểm tra định kì khi chưa áp dụng SKKN
cho 4 Lớp 11(1,2,3,4)năm học 2016 – 2017:

số

Lớp
11A1

0 – 2.0

2.5
3.0

SL %


S
L

Tổng

7.0 - 8.0

8.5–
10.0

S
L

S
L

S
L

S
L

%

51% 16

39
%

3


8%

55% 14

35
%

1

2%

60% 10

25
%

0

0

59% 8

21
%

0

0


4

2%

%

%

0

0

0

1

2%

21

0

0

0

3

8%


22

40
0

11A4

5.0 – 6.5

40
0

11A3

%

3.5 – 4.5

41
0

11A2



0

1

2% 5


13% 24

38
159

0

0

1

2% 7

18% 22

0

0

2

1
%

10
%

16


89 56%

48

%

31
%

2. Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra định kì sau khi áp dụng SKKN
cho 4 Lớp 11A(1,2,3,4) năm học 2017- 2018:
Lớp

Sỉ
số

0 – 2.0

2.5
3.0

S
L

S
L

%

– 3.5

4.5
%

S
L


%

5.0 – 6.5

7.0 - 8.0

8.5– 10.0

S
L

SL

S
L

%

%

%
14



11A1 41

0

0

0

0

0

0

16 39%

16

39% 9

22%

11A2 40

0

0

0


0

0

0

13 32%

20

51% 7

17%

11A3 40

0

0

0

0

1

2% 19 47%

17


42% 3

9%

11A4 38

0

0

0

0

2

5% 21 55%

13

34% 2

7%

159 0

0

0


0

3

2% 69 43%

66

42% 21

13
%

Tổn
g

Từ kết quả thu được ở bảng trên ta nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về
chất lượng học tập của học sinh. So sánh kết quả tương đối giữa 2 năm ta thấy:

 Khi chưa thực hiện SKKN thì:
 Mức điểm yếu, kém là: 11%
 Mức điểm trung bình, khá là: 86%
 Mức điểm giỏi là: 3%

 Sau khi thực hiện SKKN thì:
 Mức điểm yếu, kém giảm cịn: 0%
 Mức điểm trung bình, khá: 73%
 Mức điểm giỏi: 27%
Điều này mang lại niềm khích lệ rất lớn với những giáo viên như tơi.

Ngồi ra tơi đã áp dụng phương pháp dạy học này trong việc thi giáo viên giỏi
cấp trường tơi đã đạt loại giỏi và đồng chí: Lê Thị Thanh Huyền áp dụng
phương pháp dạy học theo nhóm đã đạt giáo viên giỏi tỉnh năm học 2017-2018.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giảng
dạy có hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình, tính năng động và sáng tạo của
học sinh, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận nhóm và học sinh theo đó
cũng có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau. Đồng thời, học sinh cũng dần dần
làm quen với những tình huống phức tạp và có thật trong cuộc sống sau này.
Cụ thể là:
+ Xây dựng cho học sinh có được lối sống hịa nhập với cộng đồng, tinh
thần hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết, sự phối hợp, hiểu biết về
tinh thần trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên.Từ đó, tạo ra
những giải pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn.
+ Thu được kết quả học tập cao hơn.
+ Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ, nhớ nhanh và lâu hơn do
được trao đổi học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
15


+ Giúp học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của
mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác nhờ
khơng khí thảo luận nhóm cởi mở, và xây dựng tốt một lớp học thân thiện,
học sinh tích cực.
3.2. Kiến nghị.
Trên đây là đề tài SKKN: “Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính
tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy tin học lập
trình” mà tơi đã nghiên cứu vận dụng trong q trình giảng dạy thực tế các lớp
mình dạy. Với kết quả bước đầu có khả quan cùng với sự nhiệt tình và nỗ lực

theo khả năng, tơi cũng đã tích lũy được một số bài học thực tiễn,nhưng chắc
chắn trong quá trình thực hiện đề tài, tơi sẽ khơng tránh khỏi những sơ sót.
+ Để giúp học sinh u thích lập trình có nhiều điều kiện rất mong được sự
quan tâm của nhà trường cùng các ngành có liên quan giúp đỡ về cơ sở vật chất.
+ Thư viện cần bổ sung thêm tài liệu tham khảo, bồi dưỡng về môn tin học.
+Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp mà tơi đã rút ra được trong
q trình dạy học, trao đổi với đồng nghiệp và đã áp dụng để bồi dưỡng học
sinh khá giỏi. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan và vẫn còn
nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để tơi
có thể hồn chỉnh hơn đề tài này, có thêm hành trang phục vụ chun mơn của
mình ngày càng tốt hơn trong những năm học tới, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học. 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.

Thanh hóa, ngày 24 tháng 05 năm 2018
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Lê Thị Thư

16



×