Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng thí nghiệm biễu diễn của giáo viên và thí nghiệm nghiên cứu của học sinh khi dạy bài bài amoniac và muối amoni

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.19 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài:
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN CỦA GIÁO VIÊN
VÀ THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU CỦA HỌC SINH
KHI DẠY BÀI AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
( SGK HĨA 11-THPT)
BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ MỘT TIẾT DẠY HẤP DẪN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Hố học

THANH HOÁ NĂM 2018


PHỤ LỤC
Trang
Phần 1: Đặt vấn đề

…………………………………………..

1

Phần 2: Giải quyết vấn đề
2.1. Phân loại thí nghiệm hóa học và mức độ tích cực của mỗi
loại thí nghiệm


…………………..

2

2.2. Các hình thức thí nghiệm thường gặp khi nghiên cứu bài mới.

3

2.3. Các bước lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm

6

...………….

2.4. Đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm sau mỗi tiết dạy.......................6
2.5.Giáo án minh họa tiết dạy học có sử dụng thí nghiệm biễu diễn
của giáo viên và thí nghiệm nghiên cứu của học sinh

.......................... 7

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết quả

....................................................................................14

3.2. Đề xuất

....................................................................................15



PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hố học là mơn khoa học thực nghiệm vì vậy trong dạy học hiện nay việc
sử dụng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra hiệu quả. Đặc trưng
của phương pháp thực hành thí nghiệm là học sinh suy nghĩ và làm việc nhiều
hơn. Học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên. Thơng qua thí
nghiệm học sinh chủ động tìm tịi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng. Sử dụng thí nghiệm sẽ tạo
điều kiện cho học sinh mạnh dạn, chủ động do được sự hỗ trợ của các hiện tượng
xảy ra trong thí nghiệm và sự khuyến khích của giáo viên từ đó phát triển kĩ năng
nhận thức kiến thức mơn học. Thí nghiệm thực hành rất phù hợp với đặc điểm
tâm lí lứa tuổi học sinh.Sử dụng thí nghiệm giúp học sinh có sự hăng say, hứng
thú hơn với mơn học, các em thích tham gia các hoạt động tìm tịi, khám phá
đồng thời giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận cần cù, kiên trì, tiết kiệm giúp
học sinh hình thành và phát triển nhân cách.Giáo viên tổ chức sử dụng thí
nghiệm thực hành trong quá trình dạy học sẽ từng bước giảm tỉ lệ học sinh yếu
kém, nâng cao chất lượng đại trà. Chính vì nhận thấy tầm quan trong của thí
nghiệm trong dạy và học hóa học nên trong q trình dạy học, tơi đã cố gắng
tăng cường đưa thí nghiệm vào nội dung bài học, cho học sinh làm đầy đủ các
bài thực hành. Thơng qua thí nghiệm học sinh nắm kiến thức vững chắc và sâu
sắc hơn. Trong quá trình làm thí nghiệm học sinh tự hình thành cho mình các kĩ
năng và từ đó rèn luyện thành kĩ xảo.Ngoài ra, bắt buộc học sinh phải tư duy vận
dụng các kiến thức cũ để tìm ra các mối liên hệ bản chất giữa sự vật và hiện
tượng. Thí nghiệm giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng
và ngược lại. Khi làm thí nghiệm, học sinh sẽ làm quen với những chất hoá học
và trực tiếp nắm bắt các tính chất lí hố của chúng giúp các em hiểu được các
q trình hố học, nắm vững các khái niệm, định luật hoá học. Nếu khơng có thí
nghiệm, người thầy tốn nhiều thời gian để giảng nhưng vẫn khơng rõ và hết ý vì
khơng phải mọi thứ đều có thể diễn đạt trọn vẹn bằng lời. Vì vậy, trong đề tài
sáng kiến kinh nghiệm lần này, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của



mình đã được áp dụng thành cơng khi giảng dạy mơn Hóa ở trường THPT và
minh họa bằng giáo án cụ thể bài Amoniac và muối amoni. Rất mong các đồng
nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để tơi hồn thiện đề tài này, giúp cho
việc thực hành, thí nghiệm mơn Hóa học được thành cơng và làm cho học sinh
tin tưởng vào chân lí khoa học, từ đó các em hứng thú học tập và đạt kết quả cao
ở môn học.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Phân loại thí nghiệm hóa học và mức độ tích cực của mỗi loại thí
nghiệm
2.1.1Phân loại thí nghiệm hóa học
Đối với bộ mơn Hóa học thì có nhiều hình thức thí nghiệm như :
+ Thí nghiệm do tự tay giáo viên biểu diễn trước học sinh gọi là thí nghiệm biểu
diễn của giáo viên
+ Thí nghiệm do học sinh tự làm gọi là thí nghiệm của học sinh, được chia làm
hai loại:
Thí nghiệm của học sinh trong khi học bài mới ở trên lớp để nghiên cứu sâu hơn
nội dung một bài học.
Thí nghiệm thực hành ở lớp học cũng do học sinh tự làm nhưng để ôn tập củng
cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo làm thí nghiệm.
 Ngồi các hình thức trên được dùng trong nội khóa cịn có những thí nghiệm
ngoại khóa như các thí nghiệm vui dùng trong các buổi hội vui về hóa học.
2.1.2 Mức độ tích cực của mỗi loại thí nghiệm
Mức 1 (ít tích cực): Giáo viên hoặc 1 học sinh thực hiện thí nghiệm biểu
diễn – học sinh quan sát hiện tượng nhưng chỉ để chứng minh có phản ứng xảy ra
hoặc một tính chất, một quy luật mà giáo viên đã nêu ra.
Mức 2 (tích cực): Học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu
diễn: Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm; quan sát mơ tả hiện tượng;
giải thích hiện tượng; học sinh rút ra kết luận



Mức 3 (Rất tích cực): Nhóm học sinh trực tiếp thực hiện, nghiên cứu thí
nghiệm. Học sinh nắm mục đích thí nghiệm; học sinh làm thí nghiệm; học sinh
quan sát mơ tả hiện tượng; giải thích hiện tượng; rút ra kết luận.
Việc sử dụng có hiệu quả thí nghiệm cần chú ý đến nội dung, vị trí bài dạy
trong chương trình, tính phức tạp của dụng cụ và độc hại của hố chất, kĩ năng
thí nghiệm đã có của học sinh. Với các thí nghiêm độc hại, dễ gây cháy nổ thì
cần được thực hiện bởi giáo viên. Các thí nghiệm đơn giản hơn, giáo viên có thể
giao cho học sinh làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Các thí nghiệm của giáo viên cần tăng cường theo phương pháp nghiên
cứu hạn chế việc sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ nhằm phát huy
tính tích cực nhận thức của học sinh, rèn luyện tính tự học và tư duy của học
sinh.
2.2. Các hình thức thí nghiệm thường gặp khi nghiên cứu bài mới
2.2.1. Thí nghiệm biễu diễn của giáo viên
Thí nghiệm biểu diễn thường là thí nghiệm do giáo viên hoặc một (một
vài) học sinh trình bày ở trên lớp. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí
nghiệm biểu diễn, bản thân tơi ln có gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
- Thí nghiệm phải đảm bảo thành cơng : Nếu thí nghiệm thất bại học sinh
sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu đến uy tín của giáo viên. Muốn
làm tốt được điều này, giáo viên phải:
+ Am hiểu bản chất của các hiện tượng Hóa học xảy ra trong thí nghiệm.
+ Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm
cùng với những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kịp thời khi phải sửa chữa.
Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bị bài.
+ Giáo viên phải làm trước thí nghiệm để đảm bảo thành công, tránh
trường hợp thí nghiệm thất bại do chất lượng hóa chất, dụng cụ…
- Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí : Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ
khó tập trung sự chú ý của học sinh và dễ cháy giáo án. Muốn vậy giáo viên phải



hạn chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm. Thí nghiệm đảm bảo thành cơng ngay
khơng phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước
coi như một thí nghiệm nhỏ.
- Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát : Để làm tốt điều này,
giáo viên cần phải:
Chuẩn bị dụng cụ thích hợp, có kích thước đủ lớn, có cấu tạo đơn giản thể
hiện rõ được bản chất của hiện tượng cần nghiên cứu.
Sắp xếp dụng cụ một cách hợp lí. Điều này biểu hiện:
+ Chỉ bày những dụng cụ cần thiết cho thí nghiệm, khơng bày la liệt những
dụng cụ chưa dùng đến hoặc chưa dùng xong.
+ Bố trí sao cho cả lớp đêu nhìn rõ. Muốn như vậy nên sắp xếp dụng cụ
trên mặt phẳng cao so với mặt đất, tốt nhất dùng mặt bàn giáo viên. Nếu không
được phải đem đến tận bàn cho học sinh xem. Giáo viên cũng cần chú ý khơng
che lấp thí nghiệm khi thao tác.
-Thí nghiệm phải đảm bảo an tồn cho người và dụng cụ thí nghiệm:
Đối với các chất dễ cháy, nổ phải để xa ngọn lửa và nếu nó bốc cháy thì phải
dùng cát hoặc bao tải ướt phủ lên. Với những chất độc hại như clo, khí SO2 thì
phải hết sức thận trọng phải bố trí thí nghiệm ở nơi thoáng gió như cạnh cửa theo
hướng hút gió ra ngoài
- Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, hợp lý.
Cần tính tốn hợp lý số lượng thí nghiệm cần biểu diễn trong một bài lên lớp và
thời gian dành cho mỗi thí nghiệm. Khơng kéo dài thời gian thí nghiệm trong
một tiết học. Chỉ nên chọn làm một số thí nghiệm phục vụ trọng tâm bài học.
- Để phát huy được tác dụng của thí nghiệm biểu diễn:
+ Thí nghiệm phải được tiến hành hữu cơ với bài học, tuỳ vào mục đích
của bài học mà đưa thí nghiệm đúng lúc.
+ Thí nghiệm phải tiến hành kết hợp với phương pháp giảng dạy khác nhất
là phương pháp đàm thoại và vẽ hình.



+ Thí nghiệm chỉ có hiệu quả tốt khi có sự tham gia tích cực, có ý thức của
học sinh. Vì vậy giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ mục đích của thí
nghiệm, cách bố trí thí nghiệm và các dụng cụ của thí nghiệm. Học sinh trực tiếp
quan sát và rút ra kết luận cần thiết.
2.2.2. Thí nghiệm nghiên cứu của học sinh
 Nếu thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, học sinh chỉ được nghiên cứu
bằng thị giác và thính giác thì thí nghiệm nghiên cứu bài mới của học sinh giúp
học sinh được trao dụng cụ tận tay và được tự làm thí nghiệm, việc làm quen với
các dụng cụ hóa chất sẽ cụ thể và đầy đủ hơn. Ở đây học sinh được tự tay điều
khiển các quá trình làm biến đổi các chất nên có sự phối hợp giữa họat động trí
óc với hoạt động tay chân trong quá trình nhận thức của học sinh → học sinh tích
cực tham gia xây dựng bài, hình thành các kiến thức, khái niệm một cách chủ
động, kích thích hứng thú của học sinh vì thí nghiệm rèn luyện cho học sinh nhận
thức, phân tích những dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của
chính mình, thu hút mọi khả năng của học sinh vào nhận thức đối tượng.
Loại thí nghiệm này phù hợp với quá trình giảng bài mới. Tùy vào điều kiện
trang bị cơ sở vật chất giáo viên có thể tiến hành bằng 2 cách:
* Tồn lớp cùng 1 làm thí nghiệm: Nếu điều kiện trang thiết bị hạn chế
* Từng nhóm làm thí nghiệm khác nhau: Bằng cách này giáo viên nên tổ chức để
tạo điều kiện cho các học sinh trong nhóm lần lượt được làm thí nghiệm. Nếu
khơng thí nghiệm sẽ trở thành thí nghiệm biểu diễn mà trong đó chỉ có một số em
khá, giỏi phụ trách. Nếu thí nghiệm phức tạp thì nên có sự phân cơng giữa các
học sinh trong nhóm. Có thể tiến hành loại bài thí nghiệm này theo phương pháp:
minh họa - nghiên cứu.
2.3. Các bước lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và nội dung thí nghiệm được sử dụng.
Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (của Bộ giáo dục đào tạo) để xác định
mục tiêu dạy học. Lưu ý mục tiêu dạy học phải được diễn đạt bằng các động từ



hành động có thể lượng hóa, đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng
của HS, nghĩa là cần chỉ rõ các kiến thức, kĩ năng HS cần lĩnh hội ở các mức độ
biết, hiểu, vận dụng,..Mục tiêu được diễn đạt càng chi tiết, cụ thể sẽ định hướng
các hoạt động dạy học.
Bước 2: Xác định được các kiến thức, kĩ năng liên quan mà HS đã có.
GV cần xác định ở các lớp trước, các bài trước HS đã được học kiến thức
cần lĩnh hội chưa (có thể được học rồi nhưng chỉ ở mức độ biết hoặc được giới
thiệu) hay đã được học các kiến thức tương tự chưa, cách tiến hành TN có tương
tự TN nào mà HS đã biết khơng, hay đã được học lí thuyết chung nào liên quan
đến kiến thức cần lĩnh hội,…
Bước 3: Lựa chọn phương pháp sử dụng TN phù hợp
Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung TN và kiến thức, kĩ năng đã có của
HS, so với bản chất, nét đặc trưng của mỗi phương pháp sử dụng TN ở trên mà
GV có sự lựa chọn phù hợp.
2.4. Đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm sau mỗi tiết dạy.
Đánh giá năng lực người học là một khâu then chốt trong dạy học. Đối với
việc thực hành thí nghiệm, giáo viên cần tập trung vào các năng lực thực nghiệm,
bao gồm các kỹ năng: hình thành giả thuyết nghiên cứu; thiết kế thí nghiệm, thực
hiện thí nghiệm, phân tích dữ liệu và rút ra kết luận.Việc này dễ dàng thực hiện
được đối với các thí nghiệm trên lớp, bằng cách giáo viên lắng nghe các giả
thuyết của học sinh (thông qua vấn đáp hoặc qua phiếu học tập), quan sát kĩ năng
tiến hành thí nghiệm, và việc thảo luận kết quả thí nghiệm của học sinh. Tuy
nhiên, đối với các thí nghiệm thực tế được giao về nhà, việc đánh giá chủ yếu
dựa vào kết quả học sinh thu thập được và các kết luận tương ứng được rút ra qua
các thí nghiệm. Bên cạnh đó, những thí nghiệm được tiến hành theo nhóm cần
được giáo viên thiết kế phiếu đánh giá cụ thể để các thành viên trong nhóm tự


đánh giá lẫn nhau về quá trình thực hiện, từ đó làm căn cứ để giáo viên đánh giá

chung về năng lực hợp tác và năng lực thực hành của học sinh.
2.5.Giáo án minh họa tiết dạy học có sử dụng thí nghiệm biễu diễn của giáo
viên và thí nghiệm nghiên cứu của học sinh.
Bài 8 “ AMONIAC VÀ MUỐI AMONI ( tiết 12 -SGK Hóa học 11-THPT)”
( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS biết được: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu,
mùi), ứng dụng chính, điều chế amoniac trong phịng thí nghiệm và trong cơng
nghiệp .
- HS hiểu được: Tính chất hố học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng
với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo).
2.Kĩ năng:
- Dự đốn tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được
tính chất hố học của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất
vật lí và hóa học của amoniac.
- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
 - Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hố
học.
3.Thái độ: 
Nhận biết được NH3 có trong mơi trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh để giữ
bầu khơng khí và nguồn nước trong sạch khơng bị ô nhiễm bởi NH3
II. TRỌNG TÂM:
- Cấu tạo phân tử  amoniac


- Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngồi ra cịn
có tính khử.
III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
a. Dụng cụ và hóa chất:
+Chậu thuỷ tinh đựng nước, đèn cồn, giá đỡ, ống thủy tinh chịu nhiệt
+Lọ đựng khí NH3 với nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua.
+Giấy quỳ tím ẩm, phenolphtalein
+Dung dịch AlCl3 và dd NH3
+Dung dịch HCl đặc, dd NH3.
b. Phiếu học tập
Phiếu 1: Thí nghiệm "Sự hịa tan của amoniac trong nước"
Nạp đầy khí NH3 vào bình thủy tinh. Đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh
vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng đầu ống thủy tinh vào chậu chứa nước có pha dung
dịch phenolphtalein
1. Nêu hiện tượng xảy ra
2. Giải thích các hiện tượng quan sát được.
Phiếu 2: Thí nghiệm nghiên cứu tính bazơ của dung dịch NH3
1. Học sinh làm thí nghiệm sau và ghi lại hiện tượng
a. Dùng mẫu quỳ tím khơ và mẫu quỳ tím ẩm để ghé vào miệng bình chứa
khí NH3
b. Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 cho đến dư
c. Dùng 2 đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch NH3 đậm đặc và HCl đậm đặc.
Đưa 2 đũa thủy tinh lại gần nhau
2. Từ hiện tượng của các thí nghiệm trên, em hãy cho biết:
a. Cách nhận biết khí NH3 đơn giản nhất.
b. Tính bazơ của NH3 mạnh hay yếu. Viết PTHH minh họa tính bazo của
dung dịch NH3
Phiếu 3. Thí nghiệm nghiên cứu tính khử của NH3


1. Từ số oxi hóa của N trong NH3. hãy dự đốn khả năng oxi hóa, khử của NH3 .
2. Thực hiện thí nghiệm đốt cháy NH3 trong khơng khí. Quan sát màu ngọn lửa

và viết PTHH
3. Dự đoán hiện tượng xảy ra khi dẫn khí NH3 vào bình chứa khí Clo. Minh họa
bằng PTHH
2. Học sinh: 
- Đọc kĩ nội dung bài học
- Ơn lại các thao tác thí nghiệm thực hành để tiến hành thí nghiệm:
+ Chứng minh tính bazơ của dd NH3
+ Chứng minh tính khử của NH3
IV. PHƯƠNG PHÁP: 
Hoạt động nhóm: chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4-6 em
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu tính chất hóa học của Nitơ ? Lấy PTHH minh họa
Câu 2: Xác định số oxi hóa của N trong các chất sau: N2O, NH3 , N2 , Li3N,
NO2, NO , HNO3 . Sắp xếp số oxi hóa của N theo mức độ từ thấp đến cao.
- Gv nhận xét, cho điểm.
3. Nội dung:           Bài mới AMONIAC VÀ MUỐI AMONI( TIẾT 1)
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
Hoạt động 1:

NỘI DUNG
A.  AMONIAC

- Gv: Dựa vào cấu tạo của ngtử N và H I. Cấu tạo phân tử:
hãy mơ tả sự hình thành ptử NH3 ? Viết - CTPT : NH3 ( số oxi hóa -3: thấp nhất)
CTe và CTCT ptử  NH3?

-N hình thành 3 liên kết cộng hóa trị có


Hs: Dựa vào kiến thức lớp 10 và sgk :

cực với 3 nguyên tử H

Trong ptử NH3

 - NH3 có cấu trúc chóp tam giác

+ Nguyên tử N liên kết với 3 ngun tử N cịn 1 cặp electron hóa trị chưa liên


H bằng 3 LK CHT có cực.
+ Nguyên tử N cịn có 1 cặp e hố trị.
+ Ngun tử N có SOXH thấp nhất -3
- Gv bổ sung: Phân tử có cấu tạo khơng

kết
 
 
 

đối xứng nên phân tử NH3 phân cực.
Hoạt động 2:

II. Tính chất vật lý:

Gv: Cho hs quan sát bình đựng khí NH3.
Yêu cầu hs kết hợp SGK rút ra nhận xét
về trạng thái, màu sắc, mùi, tỉ khối, tính
tan trong H2O của NH3 .

Gv: Phát phiếu học tập số 1 cho học
sinh.
Yêu cầu học sinh nêu dụng cụ và hóa

Là chất khí khơng màu, mùi khai, xốc,
nhẹ hơn khơng khí
Hiện tượng: Nước phun mạnh vào bình,
tia nước có màu hồng

chất, cách tiến hành thí nghiệm thử tính - Khí NH3 tan nhiều trong nước làm áp
tan của khí NH3.

suất trong bình giảm đột ngột và nước bị

GV làm thí nghiệm biễu diễn. Khi làm hút vào bình để cân bằng áp suất.
TN, GV cần nhúng đầu ống thủy tinh - Phenolphtalein chuyển thành màu
vuốt nhọn và chậu nước trước khi cắm hồng vì dd NH3 có tính bazơ.
vào bình chứa khí NH3

  Dd NH3 đậm đặc trong phịng thí

- Hs: Quan sát hiện tượng và giải thích. nghiệm có nồng độ 25% (N =
 Hoạt động 3:
- Gv thơng báo: Thí nghiệm thử

0,91g/cm3).
 

tính tan của NH3 trong nước đã


 

chứng tỏ dd NH3 có tính bazơ

 

yếu.
- GV phát phiếu học tập số 2 cho
học sinh, yêu cầu học sinh thảo
luận cách làm thí nghiệm và tiến

 
 


hành làm thí nghiệm trong thời
gian 5 phút
- Sau thời gian thí nghiệm, u cầu
học sinh trong mỗi nhóm báo cáo

 III. Tính chất hố học:

kết quả thí nghiệm. Các nhóm

1. Tính bazơ yếu:

khác nghe, so sánh kết quả và

Hiện tượng quan sát được ở các thí


nhận xét

nghiệm:

? Nêu cách nhận biết khí NH3 đơn giản 1. Khí NH3 khơng làm đổi màu quỳ tím
nhất

khơ. Khí NH3 làm quỳ tím ẩm hóa

? Viết phương trình hóa học chứng minh xanh=> dùng quỳ tím ẩm nhận biết khí
tính bazơ của NH3

NH3 
2.Tạo kết tủa trắng với dung dịch AlCl3.
Kết tủa khơng tan khí NH3 dư
3. Tạo khói trắng khi tác dụng với HCl
đặc
Phương trình hóa học
NH3 + H2O  NH4+ + OHAl3++3NH3+3H2O → Al(OH)3+ 3NH4+

Hoạt động 4:

NH3 (k) +           HCl (k) →  NH4Cl

GV phát phiếu học tập số 3 cho học sinh (khơng màu)  (ko màu) (khói trắng)
Phiếu 3. Thí nghiệm nghiên cứu tính
khử của NH3
1. Từ số oxi hóa của N trong NH3. hãy
dự đốn khả năng oxi hóa, khử của
NH3 .

2. Thực hiện thí nghiệm đốt cháy NH3
trong khơng khí. Quan sát màu ngọn lửa
và viết PTHH

  2. Tính khử:
- Trong ptử NH3, N số oxi hóa -3- Là số
oxi hóa thấp nhất của N=> NH3 có tính
khử
 - NH3 cháy trong khơng khí với ngọn
lửa màu vàng.
4 NH3 + 3O2 → 2N2 + 6 H2O


3. Dự đốn hiện tượng xảy ra khi dẫn

- Khí NH3 cháy mạnh trong khí Clo, tạo

khí NH3 vào bình chứa khí Clo. Minh

khói trắng

họa bằng PTHH

2 NH3 + 3Cl2 → N2 + 6 HCl

Kết luận về tính chất hóa học của NH3 : Sau đó:
NH3 + HCl → NH4Cl (khói trắng)
* Kết luận: Amoniac có các tính chất
hố học cơ bản:
Hoạt động 5:

Hs nghiên cứu SGK trả lời về ứng dụng
của amoniac

- Tính bazơ yếu
- Tính khử    
IV. Ứng dụng
- Sản xuất axit nitric, phân đạm,
điều chế hidrazin làm nhiên liệu
tên lửa

Hoạt động 6.

- NH3 lỏng dùng làm chất gây lạnh
trong thiết bị lạnh

? Viết PTHH điều chế khí NH3 trong
phịng thí nghiệm.

V. Điều chế

Nêu cách thu khí NH3 và cách làm khơ 1. Trong phịng thí nghiệm
khí NH3 có lẫn hơi nước. Giải thích cách
làm

2NH4Cl + Ca(OH)2

to

2NH3


+ CaCl2 +

2H2O
Thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy

Trong cơng nghiệp khí NH3 được tổng khơng khí và để úp ống nghiệm vì NH3
hợp từ N2 và H2
- Viết PTHH của phản ứng
- Nêu rõ đặc điểm của phản ứng và

tan nhiều trong nước và nhẹ hơn khơng
khí
 N2 + 3H2

to , P , xt

 2NH3

 H<0

biện pháp nâng cao hiệu suất tạo  Phản ứng thuận nghịch, tỏa nhiệt
NH3

 Cần nhiệt độ không quá cao, áp suất cao


và chất xúc tác
Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm những
khí nào? Tìm cách tách NH3 ra khỏi hỗn
hợp sau phản ứng


Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm NH3,
H2, N2 . Làm lạnh hỗn hợp để NH3 hóa
lỏng và tách ra.

Hoạt động 7. Củng cố
Hoàn thành PTHH:
a. NH3 + H2O + MgSO4

b. NH3 + O2

Trong các phản ứng trên NH3 thể hiện tính chất gì?
Hoạt động 8. Đánh giá mức độ hoạt động của học sinh.
Thu phiếu học tập của học sinh. Chấm và phân tích, đánh giá kết quả hoạt
động của học sinh trong 1 tiết học


PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. KẾT QUẢ
Tôi đã tiến hành dạy với giáo án như trên ở 2 lớp 11A1 và 11A3. Sau mỗi
tiết dạy, tôi đều thu phiếu học tập, xem đó như một bài kiểm tra nhanh để chấm ,
phân tích kết quả và so sánh với bài kiểm tra trước đó , kết quả thu được như sau:
Lớp 11A1.
Kết quả bài kiểm tra gần nhất
Số
HS

0

1


2

3

Số HS đạt điểm Xi
4 5
6
7

42

0

0

0

0

1

3

7

8

9


10

X

13

10

7

1

7,26

8

9

10

X

11

12

8

8,48


8

9

10

X

14

6

9

0

7,14

8

9

10

X

13

10


6

8,05

Kết quả chấm phiếu học tập
Số
HS

0

1

2

3

Số HS đạt điểm Xi
4 5
6
7

42

0

0

0

0


0

1

3

7

Lớp 11A3.
Kết quả bài kiểm tra gần nhất
Số
HS

0

1

2

3

Số HS đạt điểm Xi
4 5
6
7

41

0


0

0

0

1

4

7

Kết quả chấm phiếu học tập
Số
HS

0

1

2

3

Số HS đạt điểm Xi
4 5
6
7


41

0

0

0

0

0

2

4

6


Qua đánh giá về sự chủ động, hào hứng của học sinh khi tiếp thu bài mới
và kết quả chấm phiếu học tập , so sánh với kết quả của bài kiểm tra 15 phút gần
nhất ,tôi thấy công sức của mình bỏ ra đã được đáp trả xứng đáng bằng những
kiến thức, kĩ năng và điểm số mà các em đạt được. Qua đây tơi muốn khẳng định
rằng, Hố học là một mơn học khơng q khó đối với học sinh nếu như giáo
viên biết khơi dậy sự đam mê hứng thú với môn học trong mỗi cá nhân học sinh
bằng những tiết học sinh động, thực tế, hấp dẫn . Đối với những bài nghiên cứu
kiến thức mới, khi kết hợp thí nghiệm của giáo viên và học sinh một cách hợp lí,
tất cả học sinh trong lớp đều tích phải tích cực tham gia các hoạt động nhằm tự
chinh phục kiến thức, kĩ năng. Điều đó sẽ góp phần lớn vào việc giải quyết vấn
đề bất cập hiện nay là đa số học sinh lười biếng, không học bài cũ, tiếp thu một

cách thụ động, máy móc nên sẽ nhanh quên kiến thức, không vận dụng kiến thức
vào làm bài tập. Qua khảo sát thực tế, các em ở lớp đối chứng cảm thấy rất hào
hứng và tiếp cận nhanh, có hiệu quả với phương pháp này.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi xin kiến nghị với một số ban
ngành, GV, HS để các đề tài được triển khai hiệu quả hơn.
Đối với các cấp: Nên định kì tổ chức cuộc thi thực hành cho giáo viên trung học
để giáo viên có cơ hội trau dồi kĩ năng làm thí nghiệm
Với các trường trung học phổ thơng: Chú trọng xây dựng phịng bộ mơn và
trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học, dụng cụ hóa chất, giúp GV có điều kiện
đổi mới PPDH .
Với giáo viên : Qua tìm hiểu thực tế, tơi nhận thấy trong các tiết dạy bài mới đa
số giáo viên còn ngại sử dụng thí nghiệm, phần vì cơ sơ vật chất thiếu thốn, phần
vì thời gian nghỉ giữa các tiết ngắn . Tuy nhiên với những hiệu quả mà đề tài
mang lại tôi thiết nghĩ, giáo viên bộ mơn chúng ta nên nhìn nhận lại cách dạy học
của mình, tất cả phải vì học sinh. Tôi rất mong muốn thầy cô sẽ là người khơi
dậy những đam mê sáng tạo, là nguồn động viên, khích lệ cho các em nghiên cứu
khoa học và chinh phục chân trời tri thức.


Với học sinh : cần tích cực tìm tịi, sáng tạo để tự mình khám phá, chinh phục
kiến thức.
Trên đây là những nghiên nhỏ của tôi về mảng đề tài này, do thời gian có
hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân cịn hạn chế nên khơng thể tránh được
những thiếu sót. Tơi rất mong được những ý kiến đóng góp phê bình của các thầy
cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để có thể áp dụng đề tài này cho những bài học
khác.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hố ngày 20/5/2018

CAM KẾT KHƠNG COPY
Tác giả
Nguyễn Thị Hằng


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo giáo dục và thời đại
2. Sách giáo viên hóa 11 - NXB Giáo dục
3. Sách giáo khoa hóa 11 -NXB Giáo dục
NHỮNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC XẾP
LOẠI CẤP TỈNH
Năm học
2004-2005

Tên đề tại SKKN
Sử dụng phương pháp Graph giảng dạy chương

Xếp loại
B

2007-2008

hidrocacbon khơng no ( SGK Hóa 11)
Một số sai lầm của học sinh THPT khi giải bài tập

C

2008-2009

hóa học vơ cơ lớp 11 và biện pháp khắc phục

Sử dụng phương pháp bảo tồn electron giải nhanh

B

2012-2013

bài tốn kim loại tác dụng với các axit có tính oxi hóa
Sử dụng sơ đồ tư duy giảng dạy bài luyện tập về clo

C

và hợp chất của clo ( SGK 10 nâng cao) nhằm phát
2013-2014

huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
Một số biện pháp khắc phục khó khăn để thực hiện

C

2014-2015

thí nghiệm khi dạy bài 22: Photpho
Tích hợp giáo dục, bảo vệ mơi trường vào dạy bài

C

2016-2017

ozon-hidropeoxit ( SGK Hóa 10- Nâng cao THPT)
Sử dụng phương pháp góc giảng dạy bài liên kết cộng


C

hóa trị (SGK Hóa học 11- Nâng cao THPT)



×