Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) xây DỰNG CHUYÊN đề dạy học NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học PHẦN cảm ỨNG ở THỰC vật SINH học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.37 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
PHẦN CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT SINH HỌC 11

Người thực hiện: Lê Văn Lập
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh Học


THANH HÓA, NĂM 2019.
MỤC LỤC.
Trang
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung của sáng kiến.
2.1. Cơ sở lý luận.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Cấu trúc chuyên đề
2.3.2. Biên soạn câu hỏi cho chuyên đề
2.3.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn
đề - Chuyên đề Cảm ứng ở thực vật


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

01.
01.
01.
02.
02.
02
02.
04.
04
04
05.
08.
18
18.
18
19
20


1.Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến

thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập chung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học,
tôi đã đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học và đặc biệt là tôi cùng các đồng nghiệp của mình
trong nhóm sinh - trường THPT Triệu sơn 4 đã mạnh dạn xây dựng các chuyên
đề dạy học để nâng cao hiệu quả trong dạy học và tạo hứng thú cho học sinh khi
học mơn sinh học.
Trong chương trình sinh học 11, việc xây dựng các chuyên đề dạy học
giúp học sinh hiểu sâu hơn, liền mạch hơn về từng mảng kiến thức và tránh sự
lặp lại nhàm chán. Với nội dung của chương II: Cảm ứng – Phần A- Cảm ứng ở
thực vật (sinh học 11 –cơ bản) cũng vậy, thay cho việc dạy học được thực hiện
theo từng bài: Hướng động; Ứng động; Thực hành hướng động, trong sách giáo
khoa như hiện nay tôi và các đồng nghiệp đã nghiên cứu đề tài: “Xây dựng
chuyên đề dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần cảm ứng ở thực
vật sinh học 11”. Với mong muốn sau khi học chuyên đề này các em sẽ thấy dễ
dàng hơn trong việc nhận biết các hiện tượng ứng động và hướng động trong
thực tiễn. Có cơ sở khoa học để ứng dụng trong đời sống sản xuất đạt hiệu quả
cao. Với các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong chuyên đề sẽ giúp các em
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu kiến thức và xây dựng thành chuyên đề cảm ứng ở thực vật
1


để


2


học sinh có cái nhìn tổng qt về sự cảm ứng ở thực vật từ đó các em dễ dàng
phân biệt được hướng động và ứng động đồng thời giải thích được các hiện
tượng cảm ứng của thực vật ngồi thực tiễn cuộc sống như: hiện tượng cụp lá
của cây trinh nữ khi va chạm, hiện tượng bắt mồi của cây gọng vó, hiện tượng
nở hoa của cây bồ cơng anh... Từ đó nâng cao chất lượng và hứng thú học tập
môn sinh học 11 của học sinh.
Thông qua chuyên đề cũng giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh, ý
thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống thơng qua hoạt động trồng và
chăm sóc cây xanh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Kiến thức bài Hướng động, Ứng động và Thực hành : Hướng động
thuộc bài 23,24,25 trong chương trình sinh học 11 cơ bản.
- Cấu trúc của chuyên đề dạy học và cách xây dựng chuyên đề.
- Học sinh lớp 11 trường THPT Triệu Sơn 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thông qua nghiên cứu các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh dành cho học
sinh lớp 11 hằng năm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp dạy học tích cực, dạy học thực nghiệm.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2. 1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: Cảm ứng, tính cảm ứng, hướng động, ứng động.
- Phân biệt được hướng động và ứng động, các kiểu hướng động, các kiểu
ứng động.
- Giải thích được cơ chế chung của hướng động, ứng động.

- Lấy được ví dụ phù hợp với các loại cảm ứng ở thực vật.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với đời sống thực vật.
- Giải thích một số hiện tượng thực tiễn liên quan tới cảm ứng ở thực vật.
- Vận dụng tính cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn sản xuất.
2.1.2. Kĩ năng:
3


- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng khoa học: quan sát; phân loại; định nghĩa.
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp.
- Kĩ năng thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, rút ra kết luận.
2.1.3. Thái độ
- Biết vận dụng cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn trồng trọt.
- Có ý thức bảo vệ mơi trường đất thơng qua động tưới nước, bón phân hợp lí
tạo điều kiện bộ rễ phát triển, trồng cây với mật độ phù hợp.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh
gây ra những thay đổi lớn trong môi trường.
- Nhận thức được khả năng biến đổi của thực vật để thích nghi với mơi trường là
có mức độ.
2.1.4. Các năng lực cần hướng tới
- Năng lực tự học:
+ Tìm hiểu tác dụng sinh lý của auxin.
+ Tìm hiểu cơ chế ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng.
+ Phân biệt hướng động và ứng động.
+ Tiến hành thí nghiệm theo sự phân công của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Quan sát hình và xác định đúng các hình thức cảm ứng tương ứng với mỗi
hình.
+ Nhận dạng được các kiểu hướng động và ứng động.

+ Vận dụng cơ chế hướng động và ứng động để giải quyết tình huống cụ thể.
- Năng lực quản lí: quản lí nhóm, quản lí bản thân, quản lí các phương tiện trong
quá trình học tập.
- Năng lực giao tiếp: Tăng khả năng sáng tạo, xử lí tình huống, hình thành kĩ
năng tranh luận, hùng biện, tự tin khi trình bày vấn đề hay phát vấn, biết lắng
nghe.
- Năng lực hợp tác: Qua trao đổi thơng tin trong nhóm học tập.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Khai thác trang thơng tin trên các trang
Web, chụp hình, quay camera.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Báo cáo sản phẩm học tập.
- Năng lực thiết kế thí nghiệm hướng động và ứng động.
2.1.5. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học:
4


- Hình thức: Dạy học trên lớp.
- Phương pháp: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án.
- Kỹ thuật: Chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não, tia chớp.
2.1.6. Một số kiến thức lồng ghép vào chuyên đề :
- Kiến thức về sinh trưởng ở bài 34: Sinh trưởng ở thực vật – sinh học 11- cơ
bản
- Kiến thức về hoocmôn Auxin ở bài 35: Hoocmôn thực vật – sinh học 11- cơ
bản
- Kiến thức về phát triển ở bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa – sinh 11 cơ bản
2.2- Thực trạng của vấn đề:
Dạy học từng bài theo cấu trúc nội dung sách giáo khoa:
- Bài 23: Hướng động:
I. Khái niệm hướng động.
II. Các kiểu hướng động.
III. Vai trò của hướng động trong đời sống thực vật.

- Bài 24: Ứng động:
I. Khái niệm ứng động.
II. Các kiểu ứng động.
III. Vai trò của ứng động.
- Bài 25: Thực hành hướng động.
Với nội dung dạy học cấu trúc từng bài theo từng tiết như trên học sinh sẽ
gặp khó khăn trong việc phân biệt hướng động và ứng động, cũng như việc phân
loại hướng động và ứng động. Học sinh không biết được cơ sở khoa học của các
hiện tượng hướng động và ứng động nên việc ứng dụng vào đời sống sản xuất
hiệu quả sẽ thấp. Bài thực hành bố trí cuối cùng chỉ phát huy được một hiệu quả
là năng lực làm thực hành của học sinh.
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện:
2.3.1. Cấu trúc chuyên đề: ‘‘Cảm ứng ở thực vật”
I. Khái niệm cảm ứng ở thực vật.
5


II. Các kiểu hướng động và ứng động.
1. Các kiểu hướng động.
2. Các kiểu ứng động.
III. Cơ chế hướng động và ứng động.
1. Tác động của hoocmon Auxin đối với sự sinh trưởng của thực vật.
2. Cơ chế hướng sáng, hướng trọng lực.
3. Cơ chế ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng.
Nội dung trong chuyên đề được sắp xếp lại giúp học sinh dễ dàng phân biệt
hướng động và ứng động cũng như phân biệt các hình thức ứng động và hướng
động. Trong chuyên đề có thêm phần cơ chế hướng sáng, hướng trọng lực, cơ
chế ứng động sinh trưởng và khơng sinh trưởng để học sinh có cơ sở khoa học
vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, sản xuất. Nội dung thực hành hướng động
được đưa lên đầu chun đề để học sinh ngồi việc có kỹ năng thực hành cịn

biết sử dụng chính sản phẩm thực hành của mình minh họa cho phần báo cáo kết
quả nghiên cứu bài học.
2.3.2. Biên soạn câu hỏi để dạy học cho chuyên đề
Sau khi học sinh học xong nội dung: "A. Cảm ứng ở thực vật" theo cấu trúc
từng bài trong sách giáo khoa sinh 11 – cơ bản, tôi tiến hành khảo sát ở 5 lớp
11B1, 11B2, 11B3, 11B4, 11B6 ( năm học 2017 -2018) tại trường THPT Triệu
Sơn 4 với 15 câu hỏi sau:
Câu 1: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:
a/ Do sự sinh trưởng khơng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế
bào tại phía khơng được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ
quan uốn cong về phía tiếp xúc.
b/ Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại
phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong
về phía tiếp xúc.
c/ Do sự sinh trưởng khơng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào
tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về
phía tiếp xúc.
6


d/ Do sự sinh trưởng khơng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào
tại phía khơng được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn
cong về phía tiếp xúc.
Câu 2: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
a/ Hoa.

b/ Thân.

c/ Rễ.


d/ Lá.

Câu 3: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
d/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 4: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
a/ Hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
b/ Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.
c/ Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
d/ Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 5: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như
thế nào?
a/ Chiếu sáng từ hai hướng.

b/ Chiếu sáng từ ba hướng.

c/ Chiếu sáng từ một hướng.

d/ Chiếu sáng từ nhiều hướng.

Câu 6: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
a/ Ứng động đóng mở khí kổng.

b/ Ứng động quấn vịng.

c/ Ứng động nở hoa.

d/ Ứng động thức ngủ của lá.


Câu 7: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.
b/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây
bàng.
c/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.
d/ Lá cây họ đậu x ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.
Câu 8: Ứng động là:
a/ Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
7


b/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vơ
hướng.
c/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích khơng định
hướng.
d/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích khơng ổn định.
Câu 9: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
a/ Tác nhân kích thích khơng định hướng.
b/ Có sự vận động vơ hướng
c/ Khơng liên quan đến sự phân chia tế bào.
d/ Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 10: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
a/ Hướng đất, hướng sáng.

b/ Hướng nước, hướng hoá.

c/ Hướng sáng, hướng hoá.

d/ Hướng sáng, hướng nước.


Câu 11: Khi khơng có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
a/ Mọc vống lên và có màu vàng úa.
b/ Mọc bình thường và có màu xanh.
c/ Mọc vống lên và có màu xanh.
d/ Mọc bình thường và có màu vàng úa.
Câu 12: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
b/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
c/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.
d/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.
Câu 13: Hướng động là:
a/ Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích
theo nhiều hướng.
b/ Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một
hướng xác định.
c/ Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích
theo một hướng xác định.
8


d/ Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 14: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
a/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương
và hướng trọng lực dương.
b/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng
âm và hướng trọng lực dương.
c/ Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương
và hướng trọng lực âm.
d/ Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm

và hướng trọng lực dương.
Câu 15: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
a/ Hướng sáng.

b/ Hướng đất

c/ Hướng nước.

d/ Hướng tiếp xúc.

Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %)
Câu 1
2
3
4
5
6 7
8
9
10
11 12 13 14 15
Đúng 38,2 43,1 39,3 11,6 29,1 39 47,7 88,7 72,8 59,4 50 30 60 35 72,8
Sai
61,8 56,9 60,7 88,4 70,9 61 52,2 11,3 27,2 40,6 50 70 40 65 27,2

Kết luận: dạy học theo phương pháp cũ học sinh tiếp thu bài thụ động, không
áp dụng được kiến thức để giải các bài tập lý thuyết và thực tiễn nên kết quả bài
kiểm tra đạt điểm thấp.
2.3.3 – Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Tiết 24,25,26: CHUYÊN ĐỀ: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

(Bài 23, 24, 25)
I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
Trước thời điểm học một tuần
Chia lớp thành 4 nhóm ( 9 học sinh/nhóm) , gợi ý học sinh tìm hiểu về cảm
ứng ở thực vật:
- Trồng đậu xanh để thấy được các hiện tượng:
+ Thí nghiệm đối chứng: Gieo khoảng 5 hạt đậu xanh trong cốc nhựa
9


(đường kính 7cm), ln giữ ẩm cho đất và để ngoài sáng (ánh sáng chiếu đều
xung quang) rồi theo dõi sự sinh trưởng của các cây đậu mọc lên.
+ Hướng sáng: Gieo khoảng 5 hạt đậu xanh trong cốc nhựa (đường kính
7cm), ln giữ ẩm cho đất và để ở cửa sổ (ánh sáng chiếu từ một phía) rồi theo
dõi sự sinh trưởng của các cây đậu mọc lên.
+ Hướng trọng lực: Gieo khoảng 2 hạt đậu trong bông ẩm, để trong ống
nhựa (đường kính 1,5cm, dài 4cm), giữ cho bông luôn ẩm và đặt ống nhựa nằm
ngang rồi theo dõi sự sinh trưởng của thân, rễ cây.

Phần hướng dẫn về nhà của tiết 24:
Sưu tầm hình ảnh và clip về hướng động và ứng động.
- Đề xuất các ứng dụng của cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn sản xuất.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung:
+ Tìm hiểu cơ chế tác động của hoocmon Auxin với sự sinh
trưởng của cây (gợi ý nghiên cứu bài 35 SGK).
+ Tìm hiểu cơ chế hướng sáng, hướng đất, vai trị và ứng
dụng.
+ Tìm hiểu cơ chế ứng động sinh trưởng và khơng sinh
trưởng, vai trị và ứng dụng.

+ Phân biệt hướng động và ứng động.
Dùng các mẫu thí nghiệm, hình ảnh, clip của nhóm để minh họa cho
phần trình bày.
2. Học sinh: Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
theo biểu mẫu:
Họ tên

Nội dung
cơng việc

Phương tiện

Sản phẩm dự

Thời gian

kiến

hồn thành

II. Tiến trình bài dạy
10


1. sĩ số:
Trước mỗi tiết học tiến hành kiểm tra sĩ số học sinh của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở bài tập về nhà của 2 học sinh.
3. Bài mới
TIẾT 1:

- Dạy khái niệm cảm ứng, cảm ứng ở thực vật, phân loại cảm ứng ở thực
vật. Tìm hiểu các kiểu hướng động và ứng động
- Vai trò của hướng động và ứng động
- Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh để chuẩn bị 2 tiết học sau:
Vì sao một số cây mọc uốn cong về một hướng, những cây khác thì
khơng?
Tìm sự khác biệt trong phản ứng của cây đặt ở cửa sổ và vận động ở hoa?
TIẾT 2,3:
Báo cáo sản phẩm, nghiệm thu, đánh giá sản phẩm, củng cố, kiểm tra đánh
giá chuyên đề.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng, cảm ứng ở thực vật, phân loại
cảm ứng ở thực vật
- Giáo viên cho học sinh quan sát 2 hình:

+ Hình 1. Chim sẻ xù lơng khi trời lạnh.
+ Hình 2. Cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm

11


Gợi ý: khi nhiệt độ thấp, chim sẻ phản ứng như thế nào? Khi tay chạm
nhẹ vào lá trinh nữ thì lá có hiện tượng gì ?  Học sinh hình thành khái niệm
cảm ứng ? Từ đó phát biểu cảm ứng ở thực vật ?

+ Hình 3. Hướng sáng ở thực vật.
+ Hình 4. Cụp lá của cây trinh nữ khi có va chạm.
Gợi ý: Hãy xác định tác nhân kích thích ở mỗi trường hợp trên? hướng
của tác nhân kích thích ở 2 trường hợp trên khác nhau như thế nào?  Hình
thành khái niệm hướng động và ứng động.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thêm một số ví dụ khác về hướng động và

ứng động.
Kết luận:
- Khái niệm cảm ứng: Cảm ứng là phản ứng của sinh vật trước kích thích của
mơi trường.
- Khái niệm cảm ứng ở thực vật: Cảm ứng ở thực vật là phản ứng của thực
vật trước kích thích của mơi trường.
- Phân loại: Hướng động và ứng động.
- Khái niệm hướng động: là hình thức phản ứng một bộ phận của cây trước
một tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
- Khái niệm ứng động: là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân
không định hướng.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hướng động và ứng động, vai trò của
hướng động và ứng động.
1.Các kiểu hướng động:
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình hướng sáng (Sinh học 11 cơ bản)
để phân biệt hướng động âm, dương.

12


- Giáo viên cho học sinh quan sát hình, yêu cầu học sinh vận dụng xác định
hướng động âm, dương ở các bộ phận của cây.

- Tương ứng với các tác nhân kích thích, học sinh cho biết các kiểu hướng
động?
Kết luận:
- Hướng động dương: khi vận động hướng về tác nhân kích thích.
- Hướng động âm: khi vận động tránh xa tác nhân kích thích.
- Các kiểu hướng động: Hướng sáng, hướng trọng lực, hướng nước,
hướng hóa, hướng tiếp xúc.

2. Các kiểu ứng động:
- Cho học sinh quan sát 2 hình:

13


+ Hình 1. Vận động của cây bắt cơn trùng.
+ Hình 2. Vận động nở hoa.
- Trường hợp nào có liên quan đến sự sinh trưởng của cây ?
Kết luận:
- Ứng động khơng sinh trưởng: là vận động khơng có sự phân chia và
lớn lên của các tế bào của cây.
- Ứng động sinh trưởng: là vận động có sự phân chia và lớn lên của
các tế bào của cây.
- Bài tập: Giáo viên cho học sinh quan sát 8 hình tương ứng với các kiểu
cảm ứng ở thực vật:

Hình 1

Hình 3

Hình 2

Hình 4

14


Hình 5


Hình 6

Hình 7
Giáo viên u cầu học sinh hồn thành bảng sau:
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8

Hướng động
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………

Hình 8

Ứng động
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………

Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………
Kiểu ……………………………

Kết luận:

Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6

Hướng động
Kiểu hướng đất
Kiểu hướng sáng
Kiểu hướng nước
Kiểu hướng hóa

Ứng động

Ứng động khơng sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng
15


Hình 7
Hướng tiếp xúc
Hình 8

Ứng động sinh trưởng
3. Vai trị của hướng động và ứng động:
- Hãy nêu vai trò hướng sáng dương của thân, cành cây và cho ví dụ minh họa?
- Hướng sáng âm, hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa gì đối với đời sống
của cây?
- Nêu vai trị của hướng hóa đối với sự dinh dưỡng khoáng và nước của cây?
- Hãy nêu những lồi cây trồng có hướng tiếp xúc?
- Hãy nêu vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật?
Kết luận:
- Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân mơi trường thuận lợi "
giúp cây thích ứng với biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát
triển.
-Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường bảo
đảm cho cây tồn tại và phát triển.
Hoạt động 3. Dự án: “Tìm hiểu cơ chế hướng động, ứng động và thực hành
hướng động, ứng động”.
-Nhóm 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu cơ chế tác động của hoocmon Auxin đối với
sự sinh trưởng của thực vật.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá, đưa ra câu hỏi phản biện.
- Giáo viên: Nhận xét, đánh giá.
Kết luận:
Ở mức tế bào Auxin kích thích q trình ngun phân và sinh trưởng dãn dài
của tế bào. Auxin tham gia vào nhiều hoạt động sống của cây như hướng động,
ứng động, kích thích nảy mầm của hạt,của chồi…
- Nhóm 2: Báo cáo kết quả tìm hiểu cơ chế hướng sáng, hướng trọng lực của
thực vật, vai trị và ứng dụng.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá, đưa ra câu hỏi phản biện.
- Giáo viên: Nhận xét, đánh giá.
Kết luận:
Do tốc độ sinh trưởng không đều của các tế bào tại hai phía đối diện của cơ

quan (thân, rễ, lá, mầm…)

16


Do sự tái phân bố Auxin dẫn tới nồng độ hoocmon này khơng đồng đều tại
hai phía của cơ quan.
Do sự khác biệt trong tính nhạy cảm của các tế bào thân và tế bào rễ đối với
Auxin.
- Nhóm 3: Báo cáo kết quả tìm hiểu cơ chế ứng động sinh trưởng và khơng sinh
trưởng, vai trị và ứng dụng.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá, đưa ra câu hỏi phản biện.
- Giáo viên: Nhận xét, đánh giá.
Kết luận:
Ứng động sinh trưởng: Do tốc độ sinh trưởng khơng đều của các tế bào ở hai
phía đối diện nhau của cơ quan.
Ứng động không sinh trưởng: Do cử động trương nước.
Do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa học.
- Nhóm 4: Báo cáo kết quả phân biệt hướng động và ứng động.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá, đưa ra câu hỏi phản biện.
- Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, đưa ra câu hỏi.
Em hãy điền khuyết cho câu sau và giải thích : “Cơ sở tế bào của hướng động và
ứng động ….... là như nhau”
-> Đáp án: “sinh trưởng”
Giải thích: đều là sự sai khác trong tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai
phía đối diện của cơ quan.
Kết luận:

17



Đặc điểm
so sánh
1. Khái niệm

2. Hướng tác
động của kích
thích

Hướng động

Ứng động

- Phản ứng của cây
với tác nhân kích
thích từ 1 hướng xác
định

- Phản ứng của cây
với tác nhân kích
thích khơng định
hướng

- Theo 1 hướng xác
định

- Không định hướng

3. Phản ứng
của cây


- Có hướng (+ hoặc -)

- Khơng định hướng

4. Mức độ
phản ứng

- Chậm

- Nhanh

V. Củng cố, ra bài tập, rút kinh nghiệm chuyên đề:
1.Củng cố, ra bài tập:

Câu 1:
1.1. Quan sát hình và mơ tả hiện tượng trên.
1.2. Hiện tượng trên thuộc hình thức cảm ứng nào?
1.3.Lấy thêm 1 ví dụ khác trong thực tiễn thuộc hình thức cảm ứng đó?
Câu 2. Trong một lần đi chơi bạn An chụp được các hình ảnh sau:

2.1. Em hãy giúp bạn An điền tên hình thức cảm ứng phù hợp cho mỗi hình.
2.2. Lấy thêm ví dụ khác cho mỗi hình thức trên.
2.3. Em hãy mơ tả q trình vận động cảm ứng với mỗi hiện tượng trong
hình.
2.4. Chỉ ra trong vườn trường có những loại cây nào có hình thức cảm ứng
như trên.

18



Câu 3. Một nhà khoa học bố trí thí nghiệm như sau: Trồng cây đậu vào 3
chậu nhỏ: chậu 1 để ngồi sáng bình thường; chậu 2 để trong bóng tối; chậu
3 để ngồi sáng được úp bằng hộp có khoét 1 lỗ bên cạnh. Kết quả thí
nghiệm được chụp lại như sau:

3.1. Nhà khoa học bố trí thí nghiệm trên nhằm chứng minh điều gì?
3.2. Ngồi ra cịn có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến vận động sinh trưởng
của cây ?
3.3. Em hãy tự thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự ảnh hưởng của từng
yếu tố đó đến vận động sinh trưởng của cây
3.4. Em hãy chỉ ra cơ sở khoa học cho từng vận động sinh trưởng của cây
với thí nghiệm mà em đã thiết kế được?
Câu 4. Trong mục “Em có biết” sách sinh học 11 có đoạn thơng tin sau:
“Các lơng tuyến của cây gọng vó phản ứng đối với sự tiếp xúc của con mồi
bằng sự uốn cong và bài tiết ra axit phoocmic. Cây gọng vó khơng phản ứng
đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc)
rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích
thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan
truyền kích thích từ lơng tuyến của cây gọng vó đến con mồi khoảng 20mm/
giây”
Em hãy nghiên cứu đoạn thông tin trên và trả lời câu hỏi sau:
4.1. Vận động của cây gọng vó gọi là hiện tượng gì?
4.2. Đặt tên cho hiện tượng đó?
4.3. Ý nghĩa của hiện tượng trên đối với đời sống của cây gọng vó?
4.4. Em hãy trình bày cơ chế của hiện tượng đó?
4.5. Hãy lấy ví dụ khác phù hợp với hiện tượng trên?
2.4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghệm:
Sau khi học sinh học xong chuyên đề: "Cảm ứng ở thực vật" tôi tiến hành
khảo sát ở 5 lớp 11 C1, 11C2, 11C3, 11C4, 11C6 ( năm học 2018 -2019) tại

trường THPT Triệu Sơn 4 với 15 câu hỏi như đã tiến hành với 5 lớp 11 của năm
học trước.
Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %)
19


Câu 1
Đúng 90,4
Sai
9,6

2
93,7
6,3

3 4
87 91,9
13 8,1

5 6
89 95,2
11 4,8

7
94,7
5,3

8
98,5
1,5


9
91,4
8,6

10
88,5
11.5

11 12 13 14 15
81 88 86 96 94
19 12 14 4 6

Như vậy sau khi học chuyên đề “Cảm ứng ở thực vật” kết quả nhận thức của
các em đã được nâng lên rõ rệt. Các em còn được rèn luyện các năng lực tự học,
giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình và hoạt động hợp tác nhóm có hiệu quả
cao.
3. Kết luận và đề nghị:
3.1. Kết luận :
Với chuyên đề dạy học: "Cảm ứng ở thực vật" đã giúp tôi dễ dàng hơn trong
việc định hướng cho các em tiếp nhận nội dung kiến thức theo mục tiêu đề ra.
Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã tạo cho khơng khí lớp học sơi
nổi, học sinh chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu bài học. Sử dụng công nghệ
thông tin trong bài dạy thông qua các đoạn phim, hình ảnh thật sống động thực
tế do chính các em thu thập từ nhiều nguồn khác nhau hoặc chụp ảnh, quay
phim trong thực tế khi các em thực hiện nhiệm vụ học tập. Điều đó giúp các em
gần gũi hơn với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, gắn nội dung lý
thuyết với thực tiễn.
3.2. Đề nghị:
Từ hiệu quả của đề tài mang lại tôi xin đề nghị giáo viên giảng dạy môn sinh

học cần thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình độ
cơng nghệ thơng tin để ứng dụng vào cơng tác giảng dạy; cần xây dựng các
chuyên đề dạy học khác để nâng cao chất lượng dạy học và tạo hứng thú học tập
môn sinh học cho học sinh.
Là một giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy nên trong q trình
viết sáng kiến khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tơi rất mong
được sự đóng góp ý kiến q báu của các thầy Cơ, các bạn đồng nghiệp để ngày
càng hồn thiện hơn .
Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN

Thanh hóa, ngày 21 tháng 05 năm 2019.

CỦA HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
20


mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Lê Văn Lập

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định

hướng phát triển năng lực của học sinh (Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục
trung học năm 2014)
- Tài liệu: Nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực giáo dục
trung học (Phú Thọ - Năm học 2015 – 2016)
- Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2014 của hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
- Văn bản số 5555/BGDĐT – GDTrH hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Văn bản số 1514/SGD&ĐT-GDTrH

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

GDTrH năm học 2015 – 2016.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn sinh học( Bộ giáo dục – Vũ Đức Lưu chủ
biên).
- Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản .
- Sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao.
- Sách giáo viên sinh học 11 cơ bản.
- Sách giáo viên sinh học 11 nâng cao.
- Các thông tin trên mạng công nghệ thông tin.

22



×