Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy một số tác phẩm văn học trung đại lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.81 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG
DẠY MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
LỚP 10 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC
VĂN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thêm
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2018

MỤC LỤC


Nội dung
1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................
2. NỘI DUNG..........................................................................................................................
2.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................................
2.2. Thực trạng vấn đề.............................................................................................................
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề...........................................................................
2.3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu liên quan.............................................................


2.3.2. Vận dụng khi giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị bài..............
2.3.3. Vận dụng trong khâu giới thiệu bài học............................................................
2.3.4. Vận dụng trong quá trình đọc hiểu tác phẩm...................................................
2.4. Hiệu quả................................................................................................................................
2.4.1. Về nhận thức...................................................................................................................
2.4.2. Kết quả cụ thể................................................................................................................
3`. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................................................
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
3
3
3
4
4
5
6
6
7
10
12
15
15
16
17
17
17



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Điều 5 - Luật Giáo dục đã yêu cầu về phương pháp giáo dục: "Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” [1]
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành
mục tiêu lớn của ngành giáo dục và đào tạo nước ta. Dạy học theo hướng “tích
hợp, liên mơn” cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện
nay. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI cũng nêu rõ về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực”. [2]
Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục thì phát triển năng lực của
người học được coi là mục tiêu quan trọng và cần được coi trọng. Mặt khác,
khái niệm năng lực ở đây được hiểu là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng và
mong muốn của người học. Cũng theo tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về việc
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì phương pháp dạy học văn
cũng cần phải thay đổi để theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Như vậy, việc liên hệ
kiến thức các bộ môn khác vào đọc hiểu tác phẩm văn học cũng là một trong
những biện pháp cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục hiện
nay.
Mối quan hệ giữa bộ môn Lịch sử và Văn học trong nhà trường phổ thơng
vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Về căn bản, đối tượng nghiên
Ghi chú:

- Ở mục 1.1: Các đoạn in nghiêng tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 1,2.

1


cứu của văn học cũng như lịch sử đều là Con Người. Nếu như văn học ngợi ca
vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi những con người mang phẩm chất tốt
đẹp, cao quý hay lên án cái xấu của họ thì lịch sử cũng ghi nhận cơng lao, đóng
góp của những nhân vật lịch sử và phán xét nghiêm minh đối với những kẻ có
tội với dân, với nước. Khơng phải ngẫu nhiên mà trong chương trình văn học lại
có bài văn học sử và trong bài học lịch sử lại có phần trích dẫn văn, thơ. Khi
giáo viên giảng dạy lịch sử, giảng dạy đến sự kiện hay nhân vật lịch sử nào,
chúng ta cũng thường liên tưởng đến những bài thơ, áng văn đã từng đề cập đến
sự kiện và con người đó mà ta từng được học, được đọc. Trong thực tế, hiện
tượng “văn - sử - triết bất phân” đã từng tồn tại suốt một thời gian dài khơng
phải là khơng có cơ sở; và cũng có khơng ít người vừa là nhà văn, nhà thơ đồng
thời là nhà sử học mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta trở thành ví dụ điển hình.
Cũng bởi có hiện tượng văn - sử - triết bất phân mà việc tiếp nhận tác
phẩm văn học trung đại càng cần phải có sự am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan,
nhất là về lịch sử, triết học. Có như thế, người đọc mới có thể hiểu hết giá trị sâu
sắc của tác phẩm. Vì vậy, khi tiếp cận, tìm hiểu một tác phẩm văn học nào đó,
chúng ta cần thiết phải đặt trong bối cảnh mà nó ra đời.
Nhìn lại thực tế dạy học tác phẩm văn học trung đại lớp 10 thì thấy rằng
cả giáo viên và học sinh - cả người định hướng và người chủ động khám phá
kiến thức đều hiểu biết chưa nhiều về lịch sử phát sinh của tác phẩm văn học
trung đại hoặc ít nhiều chưa nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của nó
đối với q trình tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Đó là những nguyên nhân,
là rào cản người dạy và người học tìm hiểu, khám phá giá trị nội dung và nghệ
thuật của những tác phẩm văn học trung đại- những tác phẩm cách khá xa chúng
ta về thời gian lịch sử. 

Từ những nhu cầu đổi mới giáo dục cấp thiết cùng thực tế nhiều năm
đứng lớp, đặc biệt là trong năm học 2017 - 2018, tôi được phân công giảng dạy
3 lớp 10, tôi luôn trăn trở về cách dạy thế nào cho hiệu quả nhất. Chính vì vậy
mà ở học kỳ II của năm học, tôi đã chú trọng vận dụng kiến thức bộ môn liên
môn trong giờ đọc văn, và thực sự đã đem lại những hiệu quả nhất định. Bên
2


cạnh nội dung cốt lõi, mang tính chất ổn định, các giờ đọc văn cịn đem đến nội
dung những mơn học có liên quan gần gũi, giúp học sinh có thêm kiến thức và
nhất là đem đến cho các em sự hứng thú và vì vậy mà hiệu quả học tập bộ mơn
ngày càng được nâng cao.
Đó là lí do tôi chọn đề tài Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy một
số tác phẩm văn học trung đại lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc văn để
trao đổi cùng đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao hiệu quả trong các giờ đọc văn.
- Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Chương trình chuẩn).
- Học sinh lớp 10: 10A4, 10A5, 10A8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.

3



2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Theo phương pháp dạy học văn hiện đại, học sinh là một chủ thể sáng tạo
đa dạng, phong phú. Để chủ thể ấy phát huy được tối đa khả năng tiếp cận, lĩnh
hội văn bản văn học nói chung và tác phẩm văn học trung đại nói riêng thì cần
có một kênh thơng tin, một cây cầu nối - đó là lịch sử, để có sự đối thoại, gặp
gỡ giữa những giá trị của một thời với tâm lí tiếp nhận của người học hiện nay.
Khi đã hiểu về lịch sử, các em sẽ cảm nhận và tin vào những thông điệp mà các
tác giả gửi gắm, sẽ không còn cảm giác “chơi vơi”, mơ hồ, sáo rỗng về những
tác phẩm xưa cũ. Khi đó, học sinh vừa là người tiếp nhận tác phẩm văn học vừa
là người đồng sáng tạo với tác giả nếu được đặt mình trong khơng gian văn hóa
và thời gian lịch sử mà tác phẩm đó ra đời. 
Văn học nói chung, tác phẩm văn chương nói riêng luôn ra đời trong
những bối cảnh lịch sử xã hội, văn hố cụ thể. Nhà thơ, nhà văn đóng vai trị là
“người thư kí trung thành của thời đại” (Banlzac). Vì vậy, nếu không đặt tác
phẩm văn chương trong môi trường sinh thành thì khơng thể có cơ sở để khẳng
định hay ngợi ca về những giá trị hiện thực, nhân đạo mà nó thể hiện. 
Tuy nhiên, văn học không phản ánh lịch sử một cách khơ cứng, gượng ép
mà rất hình tượng và mang màu sắc thẩm mĩ. Như vậy, ở phương diện nào đó,
lịch sử là chất liệu, là đối tượng phản ánh của văn học và lịch sử soi mình trong
văn học để mãi lung linh trong tâm hồn mỗi con người. 
Mỗi nhà văn đều được sinh ra trong một hoàn cảnh lịch sử và chịu sự tác
động trở lại hoàn cảnh lịch sử. Mỗi nhà văn đều có khuynh hướng khẳng định
tài năng và nhân cách riêng, khẳng định vị thế cuả mình trong dịng chảy văn
học. Do vậy, việc nghiên cứu văn học phải dựa vào lịch sử là một tất yếu. Ví dụ,
tác phẩm Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi phải đặt trong hồn cảnh lịch sử
nửa đầu thế kỉ XV; hay khi tiếp nhận tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của
Trương Hán Siêu phải đặt trong hồn cảnh chống qn Mơng Ngun sơi sục
của qn dân đời Trần thì mới hiểu sâu sắc giá trị của tác phẩm, hiểu được khí
thế của thời đại và thế đứng của dân tộc trong giai đoạn lịch sử hào hùng.

4


“Văn học là nhân học” (M.Gook-ki) - học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn
con người và đồng thời cũng là để học cách làm người. Cái cách học làm người
ấy có gì khác ngồi những giá trị đạo đức, những truyền thống đạo lí của người
Việt Nam được bồi đắp qua bao thế hệ. Đây chính là điểm gặp gỡ đẹp đẽ giữa
giá trị giáo dục của môn văn học với các môn học khác. 
Điểm đồng quy giữa văn học với lịch sử và giáo dục công dân là giá trị
giáo dục con người. Dù mỗi mơn học có con đường - hành trình riêng để đi đến
nhận thức và trái tim của người học, nhưng tất cả đều hướng đến giáo dục đạo
đức, tình u đất nước, con người, lịng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ Tổ
quốc. Lịch sử phản ánh quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của đất
nước, dân tộc bằng những cứ liệu lịch sử. Văn học phản ánh hiện thực đời sống
thơng qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo, khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ cao
đẹp. Giáo dục cơng dân thì bằng những quan niệm, phạm trù của đạo đức mà
hướng con người đến trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, đặc biệt là
trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo viên lên lớp, ngoài nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức
cịn phải hình thành cho các em những khái niệm về tư tưởng, nhân cách, tâm
hồn,…Và xưa nay trong việc đào tạo con người, văn chương vẫn được sử dụng
như một cơng cụ đắc lực. Khơng ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của văn
chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội, đúng như vai trị xã hội nhân văn của nó. Nếu nói người giáo viên là những kỹ sư tâm hồn thì điều đó
đúng nhất đối với các thầy cơ giáo dạy môn Ngữ văn. Hơn nữa việc bồi đắp tâm
hồn dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng cần thiết trong xu thế hội nhập thế giới hiện
nay để họ không tự đánh mất mình mà phát huy đầy đủ năng lực nội sinh của
dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu của thời
đại mới.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Ghi chú:

- Ở mục 2.1: tác giả tự viết, có tham khảo TLTK số 6,7.

5


Văn học trung đại là một thời kì lớn trong lịch sử văn học nhân loại. Văn
học trung đại Việt Nam là một trong ba thời kì lớn của nền văn học nước nhà, là
một thời kì phát triển rất phong phú và kéo dài suốt mười thế kỉ và đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn và đỉnh cao như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,…
Nhìn lại chương trình Ngữ văn 10, văn học trung đại chiếm số lượng
không nhỏ. Việc dạy cho hay, hiểu cho đúng những tác phẩm này vẫn là thách
thức, trăn trở và là mục tiêu phấn đấu của cả thầy và trò. Bởi lẽ, những tác phẩm
văn học thời kì này đã trở nên cũ kĩ và xa lạ với tâm lí tiếp nhận của học sinh
ngày nay. Ngồi ra việc vận dụng về sự phát triển của lịch sử, xã hội góp phần
vào việc lí giải các tác phẩm văn học thời kì này cũng gặp rất nhiều khó khăn,
nhất là các sự kiện lịch sử cụ thể liên quan đến sự ra đời của các tác phẩm. 
Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy nói chung, và ở một số tiết dự giờ
đồng nghiệp nói riêng, tơi thấy các thầy, cơ giáo chưa thực sự coi trọng điều
này. Phần đông chỉ chú trọng việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, ít chú
ý đến việc vận dụng kiến thức các bộ mơn khác để lí giải hoặc khắc sâu kiến
thức văn học cho học sinh.
Chính vì vậy, ở bài viết này, tôi muốn đề cập đến việc vận dụng kiến thức
liên môn trong đọc hiểu một số tác phẩm văn học trung đại ở lớp 10, giúp học
sinh có hứng thú hơn với những giờ học và từ đó mà đến gần hơn với cuộc đời.
Cũng có nghĩa là giúp các em có được sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm văn học,
trau dồi cho mình những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp để hoàn thiện bản thân.
2.3. Các giải pháp.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy, quy trình học
tập cũng như mơi trường đào tạo. Vì vậy, việc vận dụng kiến thức liên mơn phải
phù hợp, thiết thực. Có nhiều giải pháp vận dụng hướng đến việc tạo tâm thế

cho học sinh bước vào giờ học cũng như giúp các em có được phương pháp tiếp
nhận kiến thức hiệu quả nhất. Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm và
xuất phát từ thực tế đối tượng học sinh, tôi chỉ đưa ra một số giải pháp mà tơi đã
thực hiện có hiệu quả.
2.3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu liên quan.
6


Trước khi bắt tay vào thiết kế Kế hoạch bài dạy (Giáo án), giáo viên
thường tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu có liên quan. Với bộ mơn Ngữ văn thì đó là
kiến thức các bộ mơn lịch sử, địa lí, giáo dục cơng dân,… Việc làm này có thể
sẽ mất ít nhiều thời gian nhưng lại rất cần thiết bởi đặc thù bộ môn và cũng bởi
đặc trưng văn học Việt Nam thời trung đại là hiện tượng văn - sử - triết bất
phân. Có nghĩa là trong văn có sử, có triết và việc hiểu biết về lịch sử, triết học
sẽ giúp cho việc hiểu văn được sâu sắc hơn. Tài liệu tham khảo là phương tiện
giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập
của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giờ đọc văn.
Chẳng hạn, trước khi dạy Phú sơng Bạch Đằng, tơi đã tìm hiểu, nghiên
cứu tài liệu về các cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, quân Tống, quân
Mông - Nguyên, về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: bài 27 (Lịch sử lớp 6), bài
9, bài 14 (Lịch sử 7), bài 19 (Lịch sử 10); tài liệu về hai vị vua anh minh: Trần
Thánh Tông, Trần Nhân Tông (trên mạng internet). Riêng về người anh hùng
dân tộc Trần Quốc Tuấn, tôi đã kết hợp tham khảo văn bản “Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn” (Trích Đại Việt sử kí tồn thư của Ngơ Sĩ Liên, Ngữ
văn 10, Tập II) với tìm hiểu tài liệu trên mạng internet.
Tương tự, khi soạn giảng Đại cáo bình Ngơ, tơi đã tìm hiểu và nghiên cứu
về lịch sử cuộc kháng chiến chống Minh, về nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi, Lê
Lợi. Tơi cũng tìm hiểu thêm về khu di tích lịch sử Lam Kinh, cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn và các anh hùng hào kiệt.
Cũng như vậy, trước khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Tình

cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích Chinh phụ ngâm, Ngun tác: Đặng
Trần Cơn, dịch giả: Đồn Thị Điểm), giáo viên cần tìm hiểu bối cảnh lịch sử mà
tác phẩm ra đời. Những kiến thức này có trong tài liệu liên quan là: bài 20,22,24
(Lịch sử lớp 7), bài 21,22 (Lịch sử lớp 10).
Ghi chú:
- Ở mục 2.3.1: tác giả tự viết; ở trang này có tham khảo TLTK số 3,4,5,6.

7


Việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu liên quan giúp giáo viên có những kiến
thức cần thiết, định hướng cho việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài, có
lời dẫn vào bài sinh động, hấp dẫn cũng như có được những lời giảng bình sâu
và hay trong q trình đọc hiểu tác phẩm.
2.3.2. Vận dụng khi giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị bài.
Chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là một khâu rất quan trọng trong tiến
trình giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn học trung đại
nói riêng. Sở dĩ nó quan trọng là bởi, nếu khơng chuẩn bị bài ở nhà dưới sự
hướng dẫn của giáo viên thì sẽ cản trở việc học sinh cảm thụ tác phẩm ở trên
lớp, thậm chí các em dễ có những cảm nhận sai lạc ban đầu. Tuy nhiên, trong
thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh thường không chăm chú việc chuẩn bị
bài ở nhà. Giáo viên thì đa phần là khơng giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, mà
thường chỉ hướng dẫn chung chung trong khoảng vài phút còn lại của giờ học. 
Nội dung công việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh có nhiều mặt, đa
dạng. Có thể là đọc văn bản, tìm hiểu điển cố, từ ngữ khó, suy nghĩ về một chi
tiết nghệ thuật, một kiến thức cụ thể cần thiết có liên quan đến việc tiếp nhận tác
phẩm, trả lời câu hỏi Hướng dẫn học bài. Mà phần lớn những câu hỏi hướng
dẫn học bài thường chỉ tập trung, xoay quanh kiến thức văn học, kiến thức trong
sách giáo khoa mà ít vận dụng những kiến thức ngồi sách giáo khoa, ngồi
mơn học (như lịch sử) để khám phá và hiểu sâu hơn về tác phẩm - điều mà rất

cần đối với quá trình đọc hiểu văn bản văn học trung đại. Tất nhiên khơng phải
bất kì tác phẩm văn học trung đại nào trong q trình tìm hiểu cũng có thể được
liên hệ kiến thức lịch sử ở mức độ như nhau. Giáo viên phải tìm hiểu kĩ tác
phẩm, sau đó đặt những câu hỏi thật sát với nội dung bài học, tận dụng tối đa
những hiểu biết ngoài tác phẩm của học sinh, để các em có cái nhìn tin cậy hơn,
đúng hơn về tác phẩm, lại tránh được tình trạng tản mạn trong kiến thức của
mình.
* Ví dụ: một trong những nội dung hỏi ở câu hỏi 1, phần Hướng dẫn học
bài bài Phú sông Bạch Đằng trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập II là: “…vị
trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử”. Nếu chỉ dựa vào phần Tiểu dẫn thì
8


mới chỉ là những định hướng, gợi ý về sông Bạch Đằng: “… nơi ghi dấu nhiều
chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Đáng nhớ nhất là các trận thủy
chiến: năm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán, giết Lưu Hoằng Thao;
năm 1288, Trần Quốc Tuấn đánh tan qn Mơng - Ngun, bắt sống Ơ Mã
Nhi”.
Để học sinh có được những hiểu biết cần thiết, tơi đã hướng dẫn các em
chuẩn bị bài theo Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 và giao
thêm câu hỏi bổ sung:
- Từ việc tìm hiểu kiến thức lịch sử bài 27 (Lịch sử 6), bài 9, bài 14 (Lịch
sử 7), bài 19 (Lịch sử 10 – mục II), em hãy trình bày tóm tắt diễn biến và ý
nghĩa các trận đánh trên sông Bạch Đằng?
(Ở 3 bài này trình bày rõ hơn, đầy đủ hơn về những chiến thắng trên sông
Bạch Đằng: năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, năm 981 Lê Hoàn
đánh thắng quân Tống lần 1, năm 1288 Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên
lần 3).
- Những vị vua anh minh, những anh hùng dân tộc nào được nhắc đến
trong bài Phú sơng Bạch Đằng? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bản

thân về những vị vua, những anh hùng đó.
* Tương tự, trước khi đọc hiểu văn bản Đại cáo bình Ngơ, ngồi việc
hướng dẫn học sinh chuẩn bị theo Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ
văn 10, tơi cịn giao cho các em tìm hiểu, liên hệ kiến thức lịch sử bài 19 (Lịch
sử 7), bài 19 (Lịch sử 10 - mục III) để có thêm những hiểu biết cần thiết về cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu hỏi cụ thể là:
- Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về giai đoạn đầu cuộc khởi
nghĩa?
- Tóm tắt diễn biến hai trận đánh Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng Xương Giang.
Ghi chú:

9


- Ở mục 2.3.2: tác giả tự viết; ở trang này có tham khảo TLTK số 4,5.

Q trình giao nhiệm vụ cho học sinh, đặc biệt là việc đặt câu hỏi, giáo
viên cần lưu ý:  
Thứ nhất là có thể đặt câu hỏi gợi nhắc lại kiến thức liên quan mà học
sinh đã được học ở lớp dưới (THCS), cũng có thể đặt câu hỏi để các em tìm
kiếm kiến thức mới (THPT). 
Thứ hai là cần lựa chọn những câu hỏi thực sự có ý nghĩa trong cả việc
khai thác kiến thức bài học Ngữ văn vừa củng cố, khắc sâu kiến thức các bộ
môn liên quan mà học sinh đã học hoặc sẽ học trong chương trình theo phương
pháp “ơn cố tri tân”.
2.3.3. Vận dụng trong khâu giới thiệu bài học.
Lời dẫn vào bài cũng có vai trị quan trọng trong tiến trình của một giờ
học, nhất là giờ đọc văn. Chỉ khi nào người thầy tạo được hứng thú học tập cho
học sinh, thì khi đó người học mới có tâm thế đón nhận giờ học. Đối với những

tác phẩm văn học trung đại khơng có nhiều hình ảnh lịch sử minh họa thì giáo
viên nên chọn cách dẫn dắt đồng thời tích hợp kiến thức liên môn mà các em đã
học hoặc đã tự tìm hiểu để tạo ấn tượng mạnh trong phần giới thiệu bài học.
* Chẳng hạn, khi dạy bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, tôi
đã vào bài như sau: Yêu nước là cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong dòng
chảy của văn chương dân tộc suốt bao thế kỉ qua. Có cái âm vang từ thuở Nam
quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) cất lên bên bến sông Như Nguyệt. Có cái khí thế
của đội qn Sát Thát nhà Trần trong khúc hùng ca Thuật hồi (Phạm Ngũ Lão).
Có cái ngút ngàn của binh tướng Lam Sơn trong  Đại cáo bình Ngơ (Nguyễn
Trãi).… Và hơm nay, cơ trị ta sẽ đến với khúc hùng ca bất diệt cuồn cuộn dâng
trào trên dòng sông đã nhiều lần ghi dấu chiến công oanh liệt của cha ơng - đó là
sơng Bạch Đằng trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
Với cách vào bài như trên, giáo viên đã đưa các em trở về với những dấu
mốc thời gian, những sự kiện lịch sử không thể nào quên của cha ông ta một
Ghi chú:

10


- Ở mục 2.3.3: tác giả tự viết; ở trang này có tham khảo TLTK số 7.

thời dựng nước và giữ nước: khó khăn, gian khổ nhưng bừng bừng khí thế quyết
chiến, quyết thắng. Việc giới thiệu bài học một cách ấn tượng như thế không chỉ
tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học mà cịn có tác dụng định hướng, dẫn
dắt các em đi vào tìm hiểu, khám phá tác phẩm. Những hiểu biết về lịch sử ấy sẽ
tác động tới tư tưởng, tình cảm của các em. Từ ngưỡng mộ, tự hào về thế hệ cha
anh đi trước, các em sẽ có được bài học nhận thức và hành động cho tuổi trẻ,
cho bản thân.
* Với đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích Chinh
phụ ngâm, Ngun tác: Đặng Trần Cơn, dịch giả: Đồn Thị Điểm), có thể vào

bài như sau:
Vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, xã hội phong kiến vô cùng rối ren.
Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê - Mạc đánh nhau đến Trịnh - Nguyễn phân
tranh, chia cắt đất nước làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng, vua chỉ
là bù nhìn, chúa lo ăn chơi, quan lại thì ra sức hà hiếp, áp bức nhân dân. Cuộc
sống thê thảm đã khiến nơng dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, triều
đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải ra trận. Nhân dân sống trong cảnh
loạn li “nồi da nấu thịt”, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập
trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ
của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Một trong những tác phẩm thành
công nhất phải kể đến Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Cơn. Khơng chỉ ốn
ghét, lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa, khúc ngâm còn đặc biệt là đề cao
quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đơi của con người - điều
đó đã được thể hiện trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” mà
cơ trị ta sẽ tìm hiểu hơm nay.
Việc dẫn dắt học sinh trở về hoàn cảnh lịch sử những năm đầu thế kỉ
XVIII đã giúp học sinh hình dung rõ hơn cuộc sống khốn khổ của nhân dân, đặc
biệt là tình cảnh của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Cũng như
Ghi chú:

11


- Ở mục 2.3.3: tác giả tự viết; ở trang này có tham khảo TLTK số 6,7.

vậy, ngay từ bắt đầu vào bài học, giáo viên đã khơi dậy ở các em sự căm phẫn
chế độ phong kiến thối nát và nỗi xót xa cho tình cảnh thê thảm của người dân.
Đây cũng là cách để giáo viên hướng học sinh đến những nhận thức, suy nghĩ
đúng đắn, tích cực. Là cách giúp các em biết trân trọng cuộc sống mới, tốt đẹp,
từ đó có ý thức rèn luyện, phấn đấu, hoàn thiện bản thân.

Một kinh nghiệm rút ra trong việc liên hệ kiến thức lịch sử vào phần giới
thiệu bài học là giáo viên nên đặt các thông tin về lịch sử lên trước sau đó kết
nối thơng tin đó với nội dung bài học có liên quan. Và lưu ý, khơng nên gượng
ép trong việc liên hệ. Vì nếu việc liên hệ mang tính chất khiên cưỡng khơng
những khơng giúp học sinh hiểu thêm về lịch sử mà còn làm mất hứng thú,
không đáp ứng được sự chờ đợi của các em trước một giờ học văn. 
2.3.4. Vận dụng trong quá trình đọc hiểu tác phẩm.
Khi đọc hiểu Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi, phải thấy rằng việc tiếp
cận văn bản này không thể tách rời với cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm
lược. Khi giảng về những chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giáo viên
rất cần phải liên hệ, vận dụng các kiến thức lịch sử. Bởi để biến yếu thành mạnh
và có được những chiến thắng phải do những kế sách tài giỏi đã được thực hiện
trong cuộc khởi nghĩa đó. Phải nói rằng, trong những ngày đầu khởi nghĩa, lực
lượng cịn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân
Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần rút lên
núi Chí Linh (Lang Chánh - Thanh Hóa) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét
của giặc. Trước tình hình đó, Nguyễn Chích (một nơng dân nghèo ở Thanh Hóa,
đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Minh) đề nghị tạm thời rời núi rừng
Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất
hiểm yếu. Kế hoạch đó đã giúp nghĩa quân Lam Sơn thoát khỏi thế bị bao vây,
mở rộng địa bàn hoạt động, củng cố và tăng cường lực lượng, từ đó tiến đánh và
giải phóng một vùng rộng lớn phía trong, đưa nghĩa quân giành thế chủ động.
Ghi chú:

12


- Ở mục 2.3.4: tác giả tự viết; ở trang này có tham khảo TLTK số 4,5,6,7.

Cũng từ đây lực lượng đi theo nghĩa quân, ủng hộ cuộc khởi nghĩa càng nhiều,

quân ta ngày càng mạnh và có được những trận đánh vang dội như Ninh Kiều,
Tốt Động.
Về chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, giáo viên cũng cần đưa thêm
những kiến thức lịch sử về trận chiến này. Ta đã đánh bại lực lượng hùng mạnh
của giặc ở ải Chi Lăng để rồi giặc phải rút tàn quân về. Ở Bắc Giang ta tuyệt
nguồn lương thực của giặc, giặc không đánh mà đã chủ động ra hàng. Từ đó làm
sáng lên kế sách tâm cơng của Nguyễn Trãi, khiến cho cánh quân của Mộc
Thạnh chưa đánh đã tự mở cửa ra hàng.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về khu di tích Lam Kinh cũng đem lại nguồn tư
liệu quý giá trong quá trình đọc hiểu Đại cáo bình Ngơ. Giáo viên có thể nói rõ
hơn về vùng đất Lam Sơn (hay còn gọi là Lam Kinh) là quê hương của vị anh
hùng dân tộc Lê Lợi. Đây đồng thời cũng là nơi phát tích ra cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh 10 năm đầy gian khổ (1418-1427), và sau này là
nơi an nghỉ vĩnh hằng của 6 vị vua thời Lê Sơ. Lam Kinh là một trung tâm hành
lễ thờ tự các vua Lê và Hoàng Thái hậu thời Lê Sơ vào loại lớn nhất, tiêu biểu
nhất trong một ngàn năm phong kiến ở Việt Nam, và có thể là cả khu vực Đơng
Nam Á. Sau nhiều khảo cứu, các nhà khoa học đã xác định: Lam Kinh hiện vẫn
còn lưu giữ khá nguyên vẹn và khẳng định nơi đây từng tồn tại một công trình
kiến trúc độc nhất vơ nhị trong lịch sử. Đặc biệt trong số 6 bia cổ được lưu giữ
đến nay, đã có 3 bia được cơng nhận Bảo vật Quốc gia, trong đó bia Vĩnh Lăng
được đánh giá là một trong những tấm bia thời Lê Sơ cổ, to và đẹp nhất Việt
Nam hiện nay.
Người anh hùng Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, di tích lịch sử Lam
Kinh mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc nói chung, của người dân xứ Thanh nói
riêng về mảnh đất địa linh nhân kiệt đã góp phần đem đến hịa bình, độc lập cho
quốc gia Đại Việt ở thế kỉ XV.
Ghi chú:

13



- Ở mục 2.3.4: tác giả tự viết; ở trang này có tham khảo TLTK số 4,5,6,7.

* Khi đọc hiểu hai lời ca cuối bài Phú sông Bạch Đằng, giáo viên giảng
bình: Sau khi nghe lời kể, lời ca của các vị bô lão về chiến thắng trên sông Bạch
Đằng và ngợi ca những anh hùng lưu danh sử sách, tác giả cũng nối tiếp ca ngợi
công lao hai vị minh quân Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và đại tướng Trần
Hưng Đạo. Vua Trần Thánh Tông được sử sách ca ngợi là một vị vua nhân hậu,
ln hịa thuận với anh em trong hoàng gia và giữ vững cơ nghiệp của triều đại.
Vua Trần Nhân Tông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có
nhiều đóng góp cho sự bền vững của nước Việt cuối thế kỉ XIII, cũng như việc
bảo vệ và mở rộng lãnh thổ đất nước.
Về người có vai trị quyết định trong trận Bạch Đằng đại thắng - Hưng
Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, giáo viên cần giảng rõ hơn. Trần Quốc Tuấn
là một trong những tướng soái kiệt xuất trong lịch sử nhân loại. Một con người
có tấm lịng rộng lớn, bao dung, tận trung, tận hiếu với vua, với nước. Trần
Quốc Tuấn là con của An Sinh vương Trần Liễu, anh ruột vua Trần Thái Tông.
Trần Liễu vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tơng. Trước lúc qua đời, ơng
dặn Trần Quốc Tuấn: “Con mà khơng vì cha lấy được thiên hạ thì cha chết dưới
suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Hưng Đạo Vương nghe nhưng khơng
cho đó là phải.
Là vị tổng chỉ huy, ơng ln coi trọng việc rèn binh luyện tướng. Những
lời nhắc nhở của ông như từ gan ruột đã thực sự lay động lịng người: “Có kẻ
lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn
ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lịng vị kỷ. Có
kẻ tính đường sự nghiệp mà qn việc nước; có kẻ ham trị săn bắn mà trễ việc
qn. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm”.
Và ơng chỉ ra: “Nếu bất chợt có giặc Mơng Thát tràn sang thì cựa gà
trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu
lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con

Ghi chú:

14


- Ở mục 2.3.4: tác giả tự viết; ở trang này có tham khảo TLTK số 4,5,6,7.

bận khơng ích gì cho việc quân quốc. Tiền dẫu lắm không mua được đầu giặc;
chó săn tuy hay khơng đuổi được qn thù. Chén rượu ngon không làm giặc say
chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”.
Kiến thức mở rộng của giáo viên về Trần Quốc Tuấn, vừa củng cố kiến
thức lịch sử, vừa đem đến cho học sinh bài học sâu sắc: muốn thành công, mỗi
người phải gạt bỏ sự ích kỉ và thói quen hưởng thụ, phải biết nỗ lực khơng
ngừng.
Giáo viên chốt lại lời giảng bình về hai lời ca cuối bài phú: Tài năng, đức
độ, sự cống hiến của các “thánh quân”, các “anh hùng” mãi mãi được hậu thế
tôn xưng, thờ phụng và là “gương báu răn mình” cho mn đời sau.
Như vậy, việc vận dụng kiến thức liên mơn khi giảng bình trong q trình
đọc hiểu tác phẩm đã làm cho giờ văn tránh được sự đơn điệu nhàm chán, làm
cho học sinh được sống thực trong một cảm hứng hào hùng của những áng văn
chương và những trang sử oai hùng của dân tộc. Và từ đó cũng có những tác
động nhất định trong tư tưởng, tình cảm của các em.
2.4. Hiệu quả.
2.4.1. Về nhận thức.
Việc chú trọng vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm văn
học nói chung và trong các giờ đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại lớp 10 đã
làm cho những tiết đọc văn trở nên phong phú, sống động hơn. Học sinh có cảm
giác như bản thân đang được chứng kiến, gần gũi với cuộc sống và trải nghiệm
về cuộc sống. Lớp học vì thế trở nên thân thiện, học sinh hoạt động tự giác hơn,
tích cực hơn. Có nhiều em lúc đầu cịn nhút nhát, e dè nhưng về sau đã mạnh

dạn bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ của bản thân. Đặc biệt, nhiều em có sự cải thiện
đáng kể trong mối quan hệ, tình cảm với thầy cô, bạn bè, người thân.
Kết quả học tập của học sinh không chỉ phản ánh sự tiếp nhận kiến thức
nghiêm túc mà còn là thể hiện của sự say mê học tập, ý chí vươn lên của các em.
Ghi chú:

15


- Ở mục 2.3.4: tác giả tự viết; ở trang này có tham khảo TLTK số 4,5,6,7.

Đó là cơ sở, là nền tảng để các em tiếp tục hành trình chiếm lĩnh tri thức ở
những năm học tiếp theo.
2.4.2. Kết quả cụ thể.
Việc vận dụng kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học nói
chung và trong các giờ đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại lớp 10 nói riêng đã
giúp học sinh có được sự say mê, hứng thú hơn trong các giờ học. Nhiều em đã
thực sự tiến bộ và kết quả học tập vì thế cũng khả quan hơn (Qua bảng so sánh
giữa hai học kỳ về số lần học sinh xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài và
về kết quả xếp loại học lực).
Số lần học sinh xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài
Lớp
10A4
10A5
10A8

Sĩ số
45
41
44


Học kì I
35
45
66

Học kì II
89
93
109

Kết quả xếp loại học lực

Lớp
10A4
10A5
10A8

Sĩ số
45
41
44

Khá, Giỏi
Trung bình
Yếu
Học kì I Học kì II Học kì I Học kì II Học kì I Học kì II
13
17
20


19
24
26

29
24
25

24
17
19

3
0
0

2
0
0

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
16


Việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm văn học nói
chung và trong các giờ đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại lớp 10 là rất cần
thiết. Hơn nữa, trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiên nay, việc làm này cũng đi
đúng quỹ đạo chung của việc cải cách giáo dục; quan tâm đến đối tượng trung

tâm của quá trình dạy và học là học sinh, đồng thời cũng bồi dưỡng cho các em
niềm say mê học tập và ý chí vươn lên.
Chú trọng vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy tác phẩm văn học
trong các giờ đọc văn cũng giúp tôi giáo dục học trị của mình hiệu quả hơn.
Cùng với lượng kiến thức cơ bản, các em có thêm hiểu biết về nhiều lĩnh vực
liên quan, đặc biệt là về kiến thức lịch sử, từ đó mà giáo dục tư tưởng, tình cảm,
và khơi dậy ở các em niềm tự hào, tự tôn dân tộc từ những trang sử của cha ơng.
3.2. Kiến nghị.
Giáo viên Ngữ văn trong q trình giảng dạy cần chú trọng hơn đến việc
vận dụng kiến thức liên mơn vào giảng dạy văn học nói chung, tác phẩm văn
học trung đại nói riêng. Điều đó sẽ rất có tác dụng trong giáo dục tư tưởng, tình
cảm cho học sinh. Tôi thiết nghĩ, người thầy dạy Ngữ văn khi làm trịn thiên
chức của mình cũng là đã góp phần đào tạo những con người trong xã hội hiện
đại khơng chỉ có tri thức, mà cịn có tư tưởng đúng đắn, có phẩm chất, tâm hồn
đẹp; khơng chỉ là cách sống, mà cịn là lí tưởng sống, là ý thức dân tộc, tinh thần
phấn đấu, cống hiến, hi sinh cho sự nghiệp chung. Tư tưởng ấy, phẩm chất ấy
chính là hành trang giúp các em tự tin vào đời và gặt hái được nhiều thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 22 tháng 5 năm
2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác
Nguyễn Thị Thêm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
17



*********
[1]. Luật Giáo dục năm 2005.
[2]. Nghị quyết 29 - NQ/TW.
[3]. Sách giáo khoa Lịch sử 6.
[4]. Sách giáo khoa Lịch sử 7.
[5]. Sách giáo khoa Lịch sử 10.
[6]. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10.
[7]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet

DANH MỤC
18


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thêm
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn, Tổ Ngữ văn - Trường
THPT Nguyễn Trãi
Cấp đánh
giá xếp loại
TT Tên đề tài SKKN
(Phịng, Sở,
Tỉnh...)
1. Cách ghi bảng trong giờ dạy văn
Sở
2. Cơng tác chủ nhiệm lớp ở
Sở
3.


Trường Bán công
Vận dụng thao tác so sánh khi

Kết
quả
Năm học
đánh
giá
đánh giá
xếp loại (A,
xếp loại
B, hoặc C)
C
2005
B
2008

Sở

A

2010

Sở

B

2012


Sở

B

2013

Sở

A

2014

Tỉnh

A

2015

Sở

B

2015

hướng dẫn học sinh đọc - hiểu
4.

văn bản văn học
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
lớp trong công tác giáo dục đạo

đức và rèn kỹ năng sống cho học

5.

sinh
Cách dạy phần Tiểu dẫn góp
phần nâng cao hiệu quả giờ đọc

6

văn
Hướng dẫn học tập cho học sinh,
góp phần nâng cao hiệu quả giờ

7

học Ngữ văn
Hướng dẫn học tập cho học sinh,
góp phần nâng cao hiệu quả giờ

8

học Ngữ văn
Rèn kỹ năng sống cho học sinh
THPT qua đọc hiểu một số tác
phẩm trong chương trình Ngữ
văn 10

19



9

Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề,

Sở

B

2016

Sở

B

2017

lập dàn ý bài văn nghị luận cho
10

học sinh lớp 11 THPT
Một số kỹ năng tích hợp trong
giờ đọc văn nhằm giáo dục tư
tưởng tình cảm cho HS lớp 12

----------------------------------------------------

20




×