Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sử dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 8 ở Trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.7 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

Mở đầu

1

1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4


Phương pháp nghiên cứu

2

2

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1

Cơ sử lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

1

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Xác định phạm vi, mức độ kiến các môn học vào một văn bản
2.3.1 nhật dụng

4


2.3.2 Giáo viên kết hợp các phương pháp trong một tiết dạy

5

2.3.3 Giáo viên hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa cho học sinh

9

2.3.4 Minh họa bằng một giáo án cụ thể

11

2.3

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

Kết luận và kiến nghị

16

3.1

Kết luận

16


3.2

Kiến nghị

16

2.4
3

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn cũng như các môn học khác trong nhà trường không chỉ có vai trò
tác động đến con người về trí tuệ mà còn tác động cả về tư tưởng, tình cảm. Đặc
biệt văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp để càng yêu quý con
người, dân tộc Việt Nam và giúp các em bồi dưỡng tình yêu cuộc sống, sự chia
sẻ, đồng cảm với mọi người xung quanh mình. Chính văn học góp phần quan
trọng vào việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan cho học sinh giúp các em
có được vốn sống phong phú và có cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi
mỗi tác phẩm chính là bài học sâu sắc về cuộc sống.
Tuy nhiên, hiện nay môn Ngữ văn cũng như các môn học xã hội luôn bị xem
nhẹ vì xu thế nghề nghiệp của xã hội, vì định hướng của gia đình. Chính vì thế
các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, qua loa. Các em chỉ xác định Ngữ
văn là môn điều kiện để thi cấp 3 mà thôi.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân song cơ bản không phải do bản thân
môn Ngữ văn mà do quan niệm, phương pháp học chưa phù hợp, chưa đáp ứng
được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy văn chưa phát huy được thế mạnh
của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học cần

có sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc…nên giờ văn rơi vào thụ động, chưa phát
huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, giờ học
trở nên nặng nề.
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn hiện nay có cụm văn bản nhật dụng,
đây là những văn bản mang tính cập nhật gắn liền với đời sống, gần gũi mà các
em bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản nhật dụng giúp học sinh rèn
luyện ý thức, rèn luyện con người trước thực tế cuộc sống. Nhưng để giảng dạy
cụm văn bản này hay và sinh động thì còn là một vấn đề đặt ra đối với giáo viên.
Trong khi đang băn khoăn về quá trình dạy văn bản nhật dụng thì năm học
2012 – 2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra vấn đề vận dụng kiến thức liên
môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tôi thấy đây là một vấn đề mới
mẻ và qua nghiên cứu, tìm tòi tôi thấy rằng một trong những phần vận dụng kiến
thức liên môn giúp cho giờ học văn sẽ tránh được nhàm chán đó là cụm văn bản
nhật dụng. Chính từ thực tế đó, tôi đã chọn giải pháp “ Sử dụng kiến thức liên
môn vào giảng dạy phần văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 8 ở Trường THCS
Nga Văn”.

2


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Sử dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy cụm văn bản nhật dụng giúp cho
kiến thức trong bài dạy không quá nhồi nhét mà học sinh được hoạt động nhiều,
gắn học tập với cuộc sống hàng ngày trong mối quan hệ với các tình huống cụ
thể mà các em bắt gặp giúp các em hòa nhập với cuộc sống.
- Giảm bớt tâm lí ngại học, khơi gợi cho em tình yêu đối với môn học, đồng
thời cho các em có cái nhìn mới về môn học.
- Giúp các em được làm quen với thực tế cuộc sống, đây là một trong những
điều kiện giúp học sinh có năng lực sống tự lập và định hướng sau này để trở
thành một công dân có ích cho xã hội.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy cụm văn bản nhật dụng trong
Ngữ văn 8 để nâng cao hiệu quả giờ dạy và góp phần đổi mới quá trình dạy học.
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã lựa chọn đối tượng học sinh để áp
dụng đề tài: Học sinh khối 8 năm học 2014 – 2015 ở Trường THCS Nga Văn
không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và học sinh khối 8 năm học 2015 – 2016
ở Trường THCS Nga Văn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nhằm so sánh, đối
chứng kết quả để thấy được hiệu quả của đề tài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp sưu tầm tài liệu.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát.
5. Dạy thử nghiệm trên lớp.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học.
Đây được coi là là quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với nhau, những khái niệm, những tư tưởng chung của các môn học,
tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với
nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng
tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm
của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái
toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này. Dạy học vận dụng kiến thức

liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn. Vì không chỉ có giáo viên
là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức,
từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát
triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong
tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy
chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
Bắt đầu từ năm học 2012 – 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vấn đề vận
dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên
đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa tiếp xúc nhiều và chưa có kinh
nghiệm giảng dạy. Vì vậy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các
bộ môn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng…
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy cụm văn bản nhật dụng vừa có tính cập
nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Mục đích của các văn
bản này là mở rộng hiểu biết toàn diện tạo điều kiện tích cực để học sinh hòa
nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và cuộc sống.
Đặc biệt, cụm văn bản nhật dung ở Lớp 8 đề cập đến các vấn đề cụ thể như: vấn
đề bảo vệ môi trường, tác hại của thuốc lá với mỗi người với cộng đồng, sự
bùng nổ dân số và tác hại của nó. Học các văn bản này các em rèn luyện được ý
thức tiếp cận với môi trường và xã hội, đồng thời giúp cá em học tập môn học
khác cũng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, ở học sinh phần lớn các em chưa yêu thích môn Ngữ văn, đặc
biệt hơn phần văn bản nhật dụng nếu giáo viên không chú ý sẽ giảng dạy giống
môn Giáo dục công dân. Khi nghiên cứu các văn bản nhật dụng, tôi thấy cụm
văn bản này tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau: thuyết minh, biểu cảm,
nghị luận, bài báo, tự sự… Trong các văn bản sử dụng nhiều kiến thức khác
nhau ở nhiều môn học mà các em được học trong nhà trường. Chính vì thế tôi
thiết nghĩ nếu vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy cụm văn bản nhật
dụng thì rất hợp lí, vừa tạo không khí sôi nổi vừa giúp học sinh tổng hợp được
kiến thức. Đồng thời các em được tham gia vào nhiều hoạt động trong quá trình
học tập.

4


Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này để góp
phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản nhật dụng lớp 8 và góp phần đổi mới
quá trình dạy học.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình giảng dạy khối 8 năm học 2014- 2015 ở Trường THCS Nga
Văn qua bài khảo sát tôi dã thống kê được điểm của học sinh khi chưa vận dụng
kiến thức liên môn như sau:
Lớp

Số học
sinh

Xếp loại
Giỏi

Khá

8A

23

SL
1

%
4.3


SL
5

%
21.7

Trung bình
SL
%
12
52.3

8B

24

1

4.1

6

25.0

13

54.2

Yếu
SL

5

%
21.7

4

16.7

Qua bảng số liệu trên có thể thấy kết quả học tập chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu
còn nhiều, tỉ lệ học sinh giỏi, khá còn thấp. Điều này do nhiều nguyên nhân khác
nhau: Do học sinh còn hời hợt với môn học, lớp 8 khả năng tiếp thu bài của học
sinh không đồng đều, một số em nhác học mải chơi … Do giáo viên sử dụng
phương pháp dạy học chưa phù hợp với cụm văn bản nên ảnh hưởng đến chất
lượng tiếp thu bài của học sinh...Đặc biệt những câu hỏi liên quan đến kiến thức
của môn khác trong bài học sinh hầu như không trả lời được.
Vấn đề vận dụng kiến thức liên môn đối với mỗi nhà trường, đối với mỗi
giáo viên là vấn đề mới. Để dạy được một chủ đề liên môn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: Các kiến thức trong nội dung hoặc mỗi chủ đề liên môn, tích hợp
cần có tính thực tiễn, sinh động, hấp dẫn với học sinh, từ đó học sinh hứng thú,
đam mê và việc ghi nhớ kiến thức không còn máy móc. Tuy vậy, đây không
phải là mục tiêu đơn giản mà phải là một quá trình đòi hỏi có sự đầu tư và định
hướng lớn của giáo viên.
Hiện nay, giáo viên cũng rất e ngại bởi khi đào tạo chỉ có một đến hai
chuyên ngành nhưng dạy liên môn thì giáo viên không chỉ hiểu sâu môn mình
dạy mà phải tham khảo, học thêm các môn học liên quan càng sâu càng tốt. Với
xu thế hiện nay giáo viên luôn phải đổi mới phương pháp dạy học, phải vận
dụng quan điểm liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn hiệu quả
giáo dục. Điều này cũng là một trong những khó khăn để thực hiện dạy liên
môn.

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định phạm vi, mức độ kiến các môn học vào một văn bản nhật
dung
Cụm văn bản nhật dụng của Lớp 8 có 3 văn bản: Thông tin về Ngày Trái
đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số. Mỗi một văn bản đề cập đến
một vấn đề khác nhau. Trong mỗi văn bản lại có nhiều kiến thức của các môn
5


học mà không phải chỉ sử dụng môn Ngữ văn là giảng giải hết. Vì thế khi chuẩn
bị bài dạy, giáo viên cần định hình trước môn học mình cần tích hợp trong từng
bài cụ thể:
Văn bản: Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 giáo viên có thể dùng kiến
thức Giáo dục công dân để làm rõ khái niệm môi trường, vai trò ý thức bảo vệ
môi trường; kiến thức Địa lí để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi
trường; kiến thức Sinh học để biết được khái niệm ô nhiễm môi trường, các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường, nguyên nhân đột biến gen, NST ở người; kiến
thức Hóa học để hiểu rõ các thành phần chất dẻo một trong những chất độc để
làm ra bao bì ni lông.
Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá giáo viên có thể dùng kiến thức Hóa học để làm
rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức Sinh học để thấy chất độc có trong thuốc
lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào. Các phép tính Toán học còn giúp
các em thấy được thuốc lá không những có hại cho sức khỏe mà còn tiêu tốn tiền
bạc. Kiến thức môn Giáo dục công dân giúp các em hiểu được tác hại từ thuốc lá
dẫn đến hủy hoại về đạo đức, nhân cách con người.
Văn bản: Bài toán dân số giáo viên có thể sử dụng kiến thức toán học để giải
thích “ bài toán cổ “ của nhà thông thái khi kén rể. Dùng kiến thức Địa lí giải
thích dân số tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì? Kiến thức hiểu biết xã hội để biết
chính sách dân số KHHGĐ. Kiến thức Lịch sử để biết nguồn gốc kinh thánh của
Đạo Thiên Chúa giải thích câu chuyện chàng Addam và nàng Eva…

2.3.2. Giáo viên kết hợp các phương pháp trong một tiết dạy
Phần Văn bản nhật dụng ở mỗi bài dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau trong một bài học:
+ Văn bản Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 giáo viên có thể sử dụng
một số phương pháp sau:
- Sử dụng sơ đồ tư duy: Sau phần đọc văn bản và tìm hiểu chú thích, giáo
viên đưa mô hình bản đồ tư duy lên máy chiếu. Bản đồ tư duy gồm từ khóa
Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 và có 4 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể
phân thành nhiều nhánh nhỏ tùy thuộc vào nội dung bài học. Mô hình được vẽ
như sau:

6


Để có thể hoàn thiện được mô hình bản đồ tư duy của bài học, giáo viên sử
dụng hệ thống câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức:
Câu hỏi khái quát: Hãy nêu bố cục của văn bản? Học sinh sẽ dựa vào văn
bản để xác định các ý chính ( Sự ra đời của Ngày Trái Đất; tác hại của bao bì ni
lông; các biện pháp hạn chế; lời khuyên ). Mỗi ý là một nhánh lớn của sơ đồ tư
duy. Tiếp tục hoàn thành các nhánh của bản đồ tư duy bằng hệ thống câu hỏi có
tính gợi mở:
Nhánh 1: Sự ra đời của Ngày Trái đất gồm các câu hỏi: Câu 1: Ngày Trái
Đất ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Việt Nam tham gia khi nào? Câu 3: Chủ
đề gì?
Nhánh 2: Tác hại của bao bì ni lông gồm các câu hỏi: Câu 1: Bao bì ni lông
có những tác hại nào đối với môi trường? Câu 2: Nêu tác hại của bao bì ni lông
đối với con người? Câu 3: Ngoài ra em còn biết bao bì ni lông còn có tác hại
nào?
Nhánh 3: Cách hạn chế sử dụng bao bì ni lông: Câu 1: Để hạn chế sử dung
bao bì ni lông gia đình và địa phương em có những giải pháp nào? Câu 2: Giải

pháp nào tích cực, giải pháp nào còn hạn chế? Câu 3: Trong văn bản tác giả đã
đưa ra mấy cách hạn chế sử dụng bao bì ni lông?
Nhánh 4: Lời khuyên gồm các câu hỏi: Câu 1: Để bảo vệ môi trường tác giả
đẫ đưa ra những lời khuyên nào? Câu 2: Những câu cầu khiến ở cuối văn bản có
tác động như thế nào đến người đọc?... )
Qua việc khai thác hệ thống câu hỏi sẽ hình thành được kiến thức của từng
nhánh tương ứng với từng phần trong văn bản. Kết quả hình thành được sơ đồ tư
duy như sau:

7


- Sử dụng phương pháp điều tra bằng số liệu: Trước khi học văn bản giáo
viên đưa ra chủ đề của bài là vấn đề bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó học sinh
tự điều tra tại địa phương: Thực trạng của vấn đề rác thải sinh hoạt, rác thải công
nghiệp, các biện pháp đang xử lí hiện nay, tính hiệu quả và hạn chế của những
biện pháp đang thực hiện?
- Phương pháp trực quan: Giáo viên cho học sinh quan sát những tranh ảnh
mình sưu tầm được hoặc do học sinh sưu tầm qua máy chiếu: Tranh ảnh về thực
trạng ô nhiễm môi trường, tranh ảnh về những hoạt động bảo vệ môi trường,
tranh ảnh về hậu quả dùng bao bì ni lông mang lại… Từ đó các em có thể trình
bày suy nghĩ của mình về những bức ảnh đó?
+ Văn bản Ôn dịch, thuốc lá giáo viên sử dụng các phương pháp sau:
- Khăn phủ bàn: Sau khi xong phần tìm hiểu chung sang phần phân tích giáo
viên có thể cho các em tìm hiểu ý 1 là tác hại của thuốc lá. Câu hỏi giáo viên
phân công cho các nhóm là: Thuốc lá có những tác hại nào? Nguyên nhân nào
dẫn đến con người nghiện thuốc lá? ( Để hoàn thành nội dung thảo luận học
sinh vừa dùng kiến thức trong văn vừa kết hợp kiến thức hiểu biết xã hội)
Khi tiến hành thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn giáo viên có thể chia lớp
thành bốn nhóm, mỗi nhóm gồm 4 đến 5 em. Căn cứ vào số thành viên trong

nhóm, các em sẽ chia tờ giấy của nhóm mình ra 4 hoặc 5 phần, mỗi thành viên
viết ý kiến riêng của mình vào phần đã chia. Sau đó, cả nhóm thống nhất ý kiến
và ghi vào phần trung tâm của trang giấy. Ví dụ: Học sinh chia trang giấy của
nhóm mình như sau:
8


Trịnh Thị Thủy:

Nguyễn Bá Anh

Nhóm 1:

Trịnh Thị Chi

Nhóm 1 khi chia trang giấy của nhóm các em đã thực hiện nhiệm vụ của
mình và thu được kết quả như sau:

Mai Văn Trình:
- Nghuyên nhân:
+ Đua đòi, a dua theo bạn bè.
+ Gia đình chiều chuộng, buông lỏng

- Nguyễn Bá Anh:
- Tác hại: + Đối với sức khỏe con người:
+ Ảnh hưởng xấu đến đạo đức
- Nguyên nhân: đua đòi, gia đình buông lỏng

Trịnh Thị Thủy:
- Tác hại: gây ho hen, viêm phế quản, ung thư vòm họng

sức khỏe, người xung quanh bị vạ lây.
-- Nguyên nhân: Bị rủ rê, lôi kéo, không có bản lĩnh.

Nhóm 1:
- Tác hại:
+ Đối với sức khỏe con người: gây ho hen, viêm phế
ung thư vòm họng, phổi, suy giảm sức khỏe, huyết á
nhồi máu cơ tim…Người xung quanh: tim mạch, un
non, thai nhi yếu…
+ Ảnh hưởng xấu đến đạo đức: Để có tiền sinh ra trộ
thanh thiếu niên, từ thuốc lá có thể dẫn đến nghiện m
- Nghuyên nhân:
+ Đua đòi, a dua theo bạn bè.
+ Gia đình chiều chuộng, buông lỏng; bạn bè rủ rê, l
Trịnh Thị Chi:
- Tác hại: Ho hen, viêm phế quản, tim mạch, ung thư
- Nghuyên nhân: bạn bè rủ rê, lôi kéo

9


- Sử dụng phương pháp KWL: Trước khi vào tiết học Ôn dich, thuốc lá
giáo viên phát phiếu cho học sinh để hoàn thành cột 1 và cột 2. ( Học sinh hoàn
thành cột 1, 2 bằng kiến thức hiểu biết xã hội)
Tên chủ đề: Ôn dịch, thuốc lá
Tên học sinh:.........................Lớp:..........Trường:..........................................
K ( Điều đã biết)
W( Điều muốn biết)
L(Điều học được)
- Hiện nay có rất nhiều - Tác hại của thuốc lá.

người nghiện thuốc lá.
- Cách phòng chống thuốc
lá.
Sau đó giáo viên thu phiếu học tập và đọc sơ lược. Khi dạy xong bài giáo
viên trả lại phiếu cho học sinh hoàn chỉnh cột thứ 3.
Tên chủ đề: Ôn dịch, thuốc lá.
Tên học sinh:.........................Lớp:..........Trường:..........................................
K ( Điều đã biết)
W( Điều muốn biết)
L(Điều học được)
- Hiện nay có rất - Tác hại của thuốc lá. - Tác hại:
nhiều người nghiện - Cách phòng chống + Đối với người nghiện thuốc
thuốc lá.
thuốc lá.
lá:...
+ Đối với cộng đồng:...
- Biện pháp:
+ Khẩu hiệu.
+ Phạt.
+ Tuyên truyền...
Hết tiết học học sinh nạp lại phiếu cho giáo viên để giáo viên đánh giá, từ đó
có thể tự điều chỉnh được cách dạy của mình còn học sinh điều chỉnh được cách
học.
- Sử dụng phương pháp trực quan: Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh
về hiện tượng hút thuốc lá, hậu quả hút thuốc lá đem lại. Học sinh trình bày suy
nghĩ của bản thân.
2.3.3. Giáo viên hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Như chúng ta đã biết, văn bản nhật dụng luôn đề cập tới những vấn đề gần
gũi, thiết thực với đời sống con người. Cụm văn bản nhật dụng lớp 8 tồn tại dưới
góc độ của từng chủ đề như: Bảo vệ môi trường; tệ nạn xã hội; sự bùng nổ dân

số… Những vấn đề này học sinh bắt gặp ngay trong thôn xóm, địa phương nơi
mình sinh sống. Chính điều đó giúp các em biết được thực trạng đang diễn ra và
những hoạt động, những giải pháp để khắc phục tình trạng tồn tại mà mình đang
chứng kiến của địa phương. Đồng thời có em sẽ nảy sinh được ý tưởng hay để
góp phần khắc phục thực trạng trên.
Để dạy cụm văn bản nhật dụng theo tôi có nhiều hoạt động thiết thực tổ chức
cho học sinh trước hoặc sau khi học văn bản. Trong quá trình đó tôi đã sử dụng
một số hoạt động sau:

10


- Hoạt động quan sát thực tế: Giáo viên có thể cùng học sinh đi quan sát tại
địa phương để quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài học về tình hình rác thải,
biện pháp xử lí rác thải ở địa phương. Các tệ nạn xã hội hay thực tế cuộc sống
của những gia đình đông con hiện nay… Điều này giúp học sinh khi học các bài
học sẽ thấy được vấn đề rất gần gũi chứ không xa lạ.
- Hoạt động điều tra số liệu: Học sinh và giáo viên có thể điều tra vấn đề dân
số qua cán bộ dân số địa phương, điều tra vấn đề tệ nạn xã hội qua công an xã…
Hoạt động này giúp học sinh hiểu rõ thực trạng vấn đề tại địa phương.
- Hoạt động làm khẩu hiệu: Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết trước
những chủ đề mà các em sẽ học trong cụm văn bản nhật dụng, yêu cầu các nhóm
học sinh tự làm khẩu hiệu để nạp về giáo viên trước khi học bài mới. Học sinh
có thể có các khẩu hiệu: “ Hãy bảo vệ Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta”, “
Nói không với thuốc lá”, “ Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở hai con để nuôi con
khỏe, dạy con ngoan”…hoạt động này sẽ làm sinh động bài học.

Học sinh nhóm 2 - Lớp 8B làm khẩu hiệu cho bài Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000

11



Qua các hoạt động này, tôi thấy học sinh rất hào hứng, tích cực, nhiệt tình
tham gia, đặc biệt khi giáo viên phân công thành tổ, nhóm thì bao giờ cũng có
đánh giá kết quả công sức làm việc của các em. Các hình ảnh, các số liệu, kết
quả mà các em làm được sẽ trở thành tư liệu trong từng văn bản ở mỗi tiết dạy.
Chính nhờ các hoạt động này mà giờ học sinh động, học sinh khắc sâu kiến
thức, giờ học không còn nhàm chán, tẻ nhạt…
2.3.4. Minh họa bằng một giáo án cụ thể

Tiết 39

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Thấy được cái tác hại, mặt trái của sự việc bao bì ni lông, tự mình tự hạn chế
sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
- Thấy được tính thuyết phục trong thuyết minh về tác hại của sự việc sử dụng
bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
2. Kĩ năng
- Làm việc theo nhóm: Vẽ bản đồ tư duy.
- Thu thập thông tin.
- Quan sát thực tế.
3. Thái độ
- Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương
tự trong vấn đề sử lý rác thải sinh hoạt, một vận động vào loại khó giải quyết
nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
- Bước đầu hiểu vai trò của văn bản thuyết minh và đặc điểm của kiểu văn bản
này.

4. Nội dung tích hợp các môn học
Môn tích hợp
Nội dung tích hợp
Khái niệm môi trường, vai trò và ý thức bảo vệ
Giáo dục công dân 7
môi trường.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm
Địa lí 7
nước.
Các nguyên nhân làm đột biến gen, NST ở
người.
Sinh học 9
Khái niệm ô nhiễm môi trường, các tác nhân
gây ô nhiễm.
Một số nội dung của Luật bảo vệ môi trường.
Hóa học 9
Các thành phần của chất dẻo.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu, các tranh ảnh, các tư liệu tham khảo.
- Học sinh: Tài liệu, SGK các môn học có liên quan, những đồ dùng hoạt động
nhóm, một số tranh ảnh.
C. Tổ chức các hoạt động day học
I. Bài cũ: Kể tên các văn bản nhật dụng học ở lớp 6,7 ? Nêu chủ đề của các văn
bản đó?
12


II. Bài mới: GV đưa ra các bức tranh và yêu cầu học sinh nêu nhận xét của
mình qua các bức tranh đó
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung
I. Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản
G/v hướng dẫn h/s đọc văn bản
? Văn bản này có thuộc văn bản kiểu
thuyết minh không? Vì sao?
- H/s: Cung cấp cho mọi người về căn cứ
rõ ràng về tác hại của việc dùng bao bì ni
lông và việc hạn chế sử dụng chúng
? Hãy phân tích bố cục của văn bản? Nhận
xét?

I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ:
2. Chú thích:

3. Bố cục: 3 phần
- Phần1: Từ đầu…ni lông.
=> Nguồn gốc và nguyên nhân ra
đời Ngày Trái Đất.
- Phần 2: Tiếp theo… trẻ sơ sinh.
=> Tác hại của việc dùng bao bì
ni lông.
- Phần 3: Vì vậy…môi trường.
=> Những biện pháp hạn chế sử
dụng chúng.
- Phần 4: Còn lại
=>Lời kêu gọi bảo vệ môi trường
Trái đất.
=> Hợp lí, chặt chẽ…
II. Tìm hiểu chi tiết

1. Nguồn gốc Ngày Trái đất
- Ngày 22 – 4 hàng năm: Ngày
trái đất mang chủ đề bảo vệ môi
trường.
- Có 141 nước tham gia.
- Năm 2000, Việt Nam tham gia
với chủ đề Một ngày không sử
dụng bao bì ni lông.

II. Hướng dẫn phân tích văn bản
Theo dõi phần mở bài cho biết :
? Những sự kiện nào được thông báo?
- H/s: Nêu các sự kiện.
? Dựa vào kiến thức đã học trong bài 14:
“Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên”- GDCD 7, hãy cho biết môi trường
là gì và vai trò của môi trường trong đời
sống con người?
- H/s: Môi trường là …
? Văn bản này chủ yếu nhằm thuyết minh * Vấn đề thuyết minh : Một ngày
cho sự kiện nào?
không dùng bao bì ni lông.
? Nhận xét cách trình bày sự kiện đó?
Thuyết minh bằng: có 3 ý
+ Số liệu cụ thể.
+ Thông tin về khái quát và cụ
thể.
+ Lời thông báo trực tiếp ngắn

13



? Từ đó em nhận được những nội dung
quan trọng nào được nêu trong phần đầu
văn bản? Vì sao Việt Nam lại chọn chủ đề
này?
? Dựa vào kiến thức đã học trong bài 14:
“Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên”- GDCD 7, hãy cho biết bảo vệ môi
trường là gì?
-H/s: giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái…
? Qua việc tìm hiểu môn Sinh học 9 – Bài
54: “Ô nhiễm môi trường”, hãy cho biết ô
nhiễm môi trường là gì? túi ni lông thuộc
tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường?
- H/s: Là hiện tượng môi trường …
Hãy theo dõi phần thân bài và cho biết :
? Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc
dùng bao bì ni lông có thể gây hại đối với
môi trường và sức khoẻ con người?
? Qua bài 54: Polime – Há học 9: hãy nêu
các thành phần của chất dẻo ( pla- xtic)?
- H/s: Chủ yếu là polime ( chất rắn, không
bay hơi, không tan trong nước)…
? Những nguyên nhân nào dẫn đến việc ô
nhiễm không khí và nước?
- H/s: dựa vào Bài 17 - Địa lí 7: “Ô nhiễm
môi trường đới ôn hòa” để giải thích.
? Năm 2013 các tổ chứa từ thiện của nước

ta kêu gọi phong trào ủng hộ cho nhân dân
ở vùng nào bị ngập lụt?
- H/s: dựa vào kiến thức tìm hiểu thực tiễn
trả lời.

gọn.
=> Thế giới rất quan tâm đến vấn
đề bảo vệ môi trường Trái đất.
=> Việt Nam cùng hành động
“một ngày không dùng bao ni
lông” để tỏ rõ sự quan tâm này.

2. Tác hại của việc dùng bao bì ni
lông.
Do tính không phân huỷ của Pla –
xtíc.

- Đối với môi trường:
+ Lẫn vào đất làm cản trở quá
trình sinh trưởng của thực vật dẫn
đến xói mòn.
+ Vứt xuống cống, làm tắc cống
=> Ngập lụt; muỗi phát sinh dẫn
đến lây truyền dịch bệnh.
+ Trôi ra biển -> Chết các sinh vật
khi nuốt phải.
- Đối với con người:
+ Làm ô nhiểm thực phẩm, gây
tác hại cho não, là nguyên nhân
? Ngoài những dẫn liệu ở sgk về tác hại gây nên ung thư.

của việc dùng bao bì ni lông, em còn biết + Khi đốt => khí đi ô xin gây ngộ
thêm tác hại nào nữa?
độc, khó thở, rối loạn chức năng,
- H/s: dựa vào thực tế tìm hiểu để trình dị tật, ung thư …
bày( mất cảnh quan nơi công cộng).
? Hãy xác định rõ phương pháp thuyết => Kết hợp liệt kê tác hại của việc
minh của đoạn văn này trong các phương dùng bao bì ni lông và phân tích
14


pháp sau (liệt kê, phân tích, kết hợp liệt kê
và phân tích)
? Sau khi đọc được những thông tin này,
em thu nhận những kiến thức nào về hiểm
hoạ của việc dùng bao bì ni lông?
? Sinh học 9 - Bài 61 : « Luật bảo vệ môi
trường ». Theo em luật này có những nội
dung nào ? Trình bày một số nội dung cơ
bản ?
- H/s : Trình bày Chương II :

? Theo em có cách nào tránh được những
hiểm hoạ đó?
Theo dõi : “Vì vậy… môi trường”
? Phần này trình bày nội dung gì?
? Tác giả đã đưa ra những biện pháp nào
? Theo em biện pháp nào có hiệu quả
nhất?
? Nhận thức của em về các biện pháp hạn
chế sử dụng bao bì ni lông trước và sau

khi đọc thông tin này?
H/s đọc phần kết
? Nội dung của phần này là gì?
? Văn bản đã đưa ra những kiến nghị nào
để thuyết phục người đọc để bảo vệ môi
trường trái đất khỏi nguy cơ ô nhiểm
? Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước,
hành động cụ thể nêu ra sau ?
? Các câu cầu khiến ở cuối văn bản có ý
nghĩa gì?
III. Hướng dẫn tổng kết
? Văn bản này đã đưa lại cho em hiểu biết
mới mẻ nào về việc “Một ngày… ni lông”
? Em sẽ làm gì, hành động cụ thể nào sau
khi đọc văn bản này?
? Hãy nêu những hành động, việc làm

cơ sở thực tế và khoa học của
những tác hại đó.
=> Vừa mang tính khoa học, vừa
mang tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn
gọn nên dễ hiểu, dễ nhớ.
- Dùng bao bì ni lông bừa bãi sẽ
góp phần ô nhiễm môi trường,
phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo
có thể làm chết người.
- Như vậy dùng ni lông bừa bãi
rất có hại cho sự trong sạch của
môi trường sống, cho sức khoẻ
con người.

3. Các biện pháp hạn chế tác hại
của bao bì ni lông:
- Giảm thiểu chất thải ni lông
bằng cách giặt khô để dùng lại.
- Không sử dụng bao bì ni lông
khi không cần thiết.
- Thay thế các bao bì giấy, lá để
gói thực phẩm.
- Nói cho mọi người thấy tác hại
của việc dùng bao bì ni lông.
=> Hợp lí, có tính khả thi…
4. Lời kêu gọi bảo vệ môi trường
Trái đất
- Nhiệm vụ to lớn của chúng ta là
bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô
nhiểm => Nhấn mạnh nhiệm vụ to
lớn, thường xuyên lâu dài.
- Hành động: Một ngày…ni lông.
=> Hạn chế dùng bao bì ni lông là
công việc trước mắt.
=> Sử dụng yêu cầu khiến: hãy…
Có tác dụng khuyên bảo, yêu cầu,
đề nghị.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
Những tác hại của việc dùng
bao bì ni lông và lợi ích của việc
giảm bớt chất thải ni lông là hành
động tích cực góp phần bảo vệ
môi trường trong sạch của trái đất.

15


thiết thực mà em biết nhằm bảo vệ môi
trường trái đất trên thế giới và ở địa
phương em?
? Hãy củng cố nội dung bài học bằng sơ
đồ tư duy ?
- H/s : làm việc theo nhóm.

2. Nghệ thuật:
- Sử dụng các phương thức biểu
đạt: Thuyết minh, lập luận, biểu
cảm.
- Sử dụng các phương pháp thuyêt
minh: liệt kê, phân tích, kết hợp
liệt kê với phân tích.
- Cách trình bày: ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu, có khả năng thuyết
phục cao.

III. Hướng dẫn học ở nhà
- Em hãy viết một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch về các yếu tố gây ô
nhiễm môi trường khác.
- Chuẩn bị bài: Nói giảm nói tránh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Qua việc sử dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy phần văn bản nhật
dụng Lớp 8 năm học 2015 – 2016 ở Trường THCS Nga Văn tôi thấy giờ học trở
nên sôi nổi, sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Các giải pháp áp dụng có ưu
thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học liên môn học

sinh vận dụng được kiến thức tổng hợp ít phải nhớ một cách máy móc, cũng
không phải học nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác
nhau, tránh gây quá tải, nhàm chán. Từ việc tiếp thu kiến thức của học sinh tôi
đã tiến hành kiểm tra học sinh bằng hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận và kết
quả như sau:
Lớp

Số học
sinh

Xếp loại
Giỏi

8A

25

SL
3

8B

24

3

Khá
%
12.0


SL
10

%
40.0

Trung bình
SL
%
11
44.0

12.5

11

45.8

10

41.7

Yếu
SL
1

%
4.0

0


- Đối với bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp ban đầu có một chút khó
khăn do phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức thuộc môn học khác nhưng cũng chính
vì điều này mà chúng tôi đã có sự am hiểu hơn về kiến thức; giáo viên tổ chức,
kiểm tra, định hướng được hoạt động cho học sinh. Giáo viên sẽ có điều kiện
phối hợp, hỗ trợ nhau trong giảng dạy.
- Sau khi vận dụng kiến thức liên môn ở cụm văn bản nhật dụng không chỉ
cung cấp được kiến thức cho học sinh mà còn giúp học sinh rèn luyện ý thức: Tự

16


giác trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ vệ sinh chung của lớp học; không hút
thuốc lá; không tham gia vào các tệ nạn xã hội… Điều đó, góp phần nâng cao ý
thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường,
nâng cao chất lượng đạo đức học sinh, góp phần xây dựng địa phương trong
sạch, lành mạnh.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học sử dụng kiến thức liên môn vào quá trình giảng dạy nói chung và
trong dạy môn Ngữ văn nói riêng không những giảm tải cho giáo viên trong việc
dạy các kiến thức môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng,
nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên. Tuy nhiên để thực hiện tốt
và có hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực ở cả thầy và trò, việc thực hiện không phải bài
nào, phần nào cũng thực hiện được.
Theo ý kiến chủ quan của tôi để khắc phục tình trạng dạy - học môn Ngữ
văn hiện nay, không chỉ đổi mới phương pháp mà phải thay đổi cách suy nghĩ
của mọi người, của xã hội về vị trí của môn Văn trong việc giáo dục con người.
Hơn nữa, để cải thiện chất lượng dạy và học của môn Ngữ văn hiện nay không

phải chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng cần phải có ý thức hơn trong
việc học tập. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy - học văn cũng như chất lượng
giáo dục cần có sự quyết tâm của cả mọi người, của xã hội.
3.2. Kiến nghị
- Giáo viên: Tiếp tục khai thác, nghiên cứu, thử nghiệm sử dụng liên môn
theo các phương án khác nhau để tìm ra phương án tốt nhất.
- Nhà trường: Cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng, đưa
hoạt động trên lên trường học kết nối để giáo viên chủ động trong việc tiếp cận
chủ đề dạy tích hợp liên môn.
- Phòng giáo dục: Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các
đơn vị trên địa bàn thông qua các hội thảo chuyên đề.
- Sở giáo dục: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp
ứng yêu cầu dạy học tích hợp hiện nay.
- Các cơ quan quản lí giáo dục: Thiết kế lại nội dung chương trình SGK theo
hướng tích hợp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp
liên môn.
Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc sử dụng kiến thức liên môn vào
giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn đưa ra
một số nội dung giảng dạy cụm văn bản nhật dụng Lớp 8 ở cấp THCS đã được
áp dụng có hiệu quả ở Trường THCS Nga Văn năm học 2015 – 2016. Tôi hi
vọng vấn đề mình đưa ra sẽ góp phần giúp ích cho các đồng nghiệp có được
những định hướng trong việc tích hợp liên môn trong giảng dạy, đồng thời giúp
học sinh có được hứng thú trong học tập và đạt kết quả cao.

17


Qua quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu
sót, những hạn chế, vì thế tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ của các
đồng nghiệp để sáng kiến của mình được hoàn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Xin trân trọng cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 05 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Thị Chung

18


PHỤ LỤC
*Tài liệu tham khảo:
- SGK, SGV Ngữ văn 8 - Tập 1 ( Nguyễn Khắc Phi chủ biên).
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 - Tập 1 Nguyễn Văn Đường chủ biên)
- Một số SGK của các môn học trong chương trình THCS.
* Một số hình ảnh về hoạt động của học sinh phục vụ cho Tiết 39: Thông tin
về Ngày Trái đất năm 2000

Hoạt động làm khẩu hiệu của nhóm 2 - Lớp 8A

Hoạt động làm khẩu hiệu của nhó 3 - Lớp 8A

19


Nhóm 1 - Lớp 8A chụp ảnh cổ động về chủ đề bảo vệ môi trường


Hoạt động thảo luận nhóm của nhóm 2 - Lớp 8B

20


Nhóm 3 - Lớp 8B chăm sóc vườn hoa sau tiết học

Nhóm 1 - Lớp 8B làm vệ sinh sau tiết học

21


* Đề kiểm tra khảo sát sau khi học xong Tiết 39: Thông tin về Ngày Trái đất
năm 2000: Thời gian làm bài: 45 phút.
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
Câu 1: Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 tác giả đã chỉ ra
nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy
hại đối với môi trường?
A. Trong ni lông màu có chứa nhiều chất độc hại.
B. Khi đốt, ni lông có nhiều khí độc hại ví con người.
C. Tính không phân hủy của Pla – xtic.
D. Chưa xử lí được rác thải của ni lông.
Câu 2: Pla- xtic là chất tồn tại dưới dạng nào?
A. Chất lỏng
B. Chất rắn
C. Chất dẻo
Câu 3: Văn bản “ Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 ” đã nêu những tác hại
nào của việc sử dụng bao bì ni lông?
A. Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật.

B. Bao bì ni lông màu làm ô nhiễm thực phẩm.
C. Làm tắc, nghẽn hệ thống cống rãnh, làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch
bệnh.
D. Cả A, B, C chưa đủ.
Câu 4: Hãy xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản
này? A. Liệt kê, phân tích, kết hợp liệt kê và phân tích.
B. Định nghĩa, dùng số liệu.
C. So sánh, định nghĩa, phân tích.
Câu 5: Túi ni lông thuộc tác nhân nào trong các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường?
A. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
B. Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
C. Ô nhiễm do các chất thải rắn.
D. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây không góp phần bảo vệ môi trường?
A. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.
B. Đổ các chất thải sinh hoạt của gia đình ra đường.
C. Khai thác gỗ theo chu kì kết hợp cải tạo rừng.
D. Làm vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở.
II. Tự luận: ( 7 điểm)
`
Trình bày suy nghĩ của em về lời kêu gọi Một ngày không dùng bao bì ni
lông mà thông điệp Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 đã gửi đến chúng ta.

22


* Sản phẩm vẽ sơ đồ tư duy của học sinh phần củng cố bài Tiết 39: Thông
tin về Ngày Trái đất năm 2000


Lớp 8A

Lớp 8A

23



×