Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ke hoach CDGD 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.06 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LĐLĐ HUYỆN PHÙ NINH CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC Số: 36/KH-CĐGD. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phù Ninh, ngày 18 tháng 9 năm 2012. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN NĂM HỌC 2012 – 2013 Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Liên đoàn lao động huyện Phù Ninh và Công đoàn Giáo dục tỉnh Phú Thọ về phương hướng, nhiệm vụ công tác công đoàn năm 2012 và năm học 2012-2013; Nghị quyết Đại hội CĐGD huyện Phù Ninh khóa XI, nhiệm kỳ 2012-2017; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Phòng GD&ĐT Phù Ninh. Công đoàn Giáo dục huyện xây dựng kế hoạch công tác công đoàn năm học 2012-2013 như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Tổ chức: Công đoàn Giáo dục Phù Ninh có 61 CĐCS trực thuộc (trong đó có 21 CĐCS trường mầm non, 20 CĐCS trường tiểu học, 19 CĐCS trường THCS và 01 CĐ Phòng GD). Tính đến 18/9/2012, Công đoàn Giáo dục có 1247 CBVCLĐ (nữ là 1022 chiếm tỉ lệ 82%); trong đó: trong biên chế là 1041 người, ngoài biên chế là 206 người. 2. Thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: Năm học 2012 - 2013 là năm học thứ hai, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”; triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. Là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyêt Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2012-2015 của các CĐCS và nhiệm kỳ 2012-2017 của CĐGD và các công đoàn cấp trên. Hoạt động công đoàn trong các cơ sở giáo dục và toàn ngành luôn được các cấp ủy Đảng, LĐLĐ huyện và CĐGD tỉnh quan tâm, tạo điều kiện; được chính quyền đồng cấp phối hợp chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động đoàn kết, có ý thức xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. b. Khó khăn: Tháng 8 năm 2012, các CĐCS tổ chức Đại hội bầu ra BCH CĐCS nhiệm kỳ 2012-2015, ở một số CĐCS có sự thay đổi về đội ngũ cán bộ công đoàn, có đơn vị BCH hoàn toàn mới, còn gặp khó khăn về nghiệp vụ trong việc tổ chức hoạt động công đoàn. Kinh phí công đoàn rất hạn hẹp, nhất là các công đoàn trường mầm non, việc chi phí cho một số hoạt động, phụ cấp cho cán bộ công đoàn còn ít hoặc chưa thực hiện được. Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) quan niệm chưa đúng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, chưa quan tâm tạo điều kiện, chưa tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM. 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động CBGVNV nâng cao giác ngộ, bản lĩnh chính trị; trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào nữ CBGV “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; “Thi đua dạy tốt, học tốt” ... 3. Chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CBGVNV. Tích cực tham gia xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hoá. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật và các chế độ chính sách đối với CBGVNV, đảm bảo chi trả kịp thời và đúng các chế độ chính sách đối với CBGVNV; phối hợp chặt chẽ với chuyên môn đồng cấp từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho CBGVNV nhất là giáo viên mầm non ngoài biên chế, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên công tác ở các xã khó khăn. 4. Phối hợp với chính quyền nâng cao hiệu quả cuộc vận động dân chủ hoá trường học; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tăng cường hoạt động của UBKT, Ban TTND; gắn chặt kỷ cương với tình thương, trách nhiệm; tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong GD&ĐT; tham mưu với các cấp uỷ Đảng và chính quyền đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, phát triển các loại quỹ khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục; tăng cường chỉ đạo thực hiện cuộc vận động DS-KHHGĐ gắn với xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, cơ quan đơn vị văn hoá. 5. Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn; tổ chức bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu của tổ chức công đoàn. Chỉ đạo các hoạt động của CĐCS, khai thác các nguồn lực, tiết kiệm trong chi tiêu, tham mưu với Chi bộ Đảng chỉ đạo công tác phối hợp giữa công đoàn và nhà trường, nhất là trong việc hỗ trợ nguồn kinh phí, đảm bảo nguồn tài chính cho công đoàn hoạt động. Tích cực tham gia xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch vững mạnh. III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH: 1. Công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đối với đoàn viên: - Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên với nhiều hình thức phong phú, như thông tin về các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.... - Tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên nhận thức sâu sắc và luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW4 khóa XI của Đảng, tích cực đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội xâm nhập vào giáo dục ở phạm vi ngành và mỗi nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng, phổ biến rộng rãi các văn bản, chính sách mới đến đoàn viên, để CBGVNV biết và thực hiện đúng. - Thực hiện tốt qui chế dân chủ trong các nhà trường và trong sinh hoạt CĐCS để tăng cường tinh thần tự giác và làm chủ của đoàn viên. - Tổ chức tốt các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học như ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3… 2. Công tác chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng cho đoàn viên: - Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ CĐCS để thống nhất việc chi phí trong các hoạt động công đoàn; xây dựng quy chế phối hợp giữa CĐCS và nhà trường, tham mưu với cấp ủy Đảng có biện pháp chỉ đạo nhà trường thực hiện trách nhiệm hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của CĐCS. Trong qui chế chi tiêu nội bộ cần đảm bảo việc chi phụ cấp cho BCH theo Quyết định số 1439/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Công đoàn cơ sở được sử dụng tối đa 30% số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (phần công đoàn cơ sở được sử dụng) để phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở”; các mục chi hoạt động và thăm hỏi cần có dự toán chi tiết, phần còn thiếu phải tham mưu với cấp ủy Đảng yêu cầu nhà trường hỗ trợ, các tổ chức và cá nhân ủng hộ. - Tổ chức tốt phong trào thể dục – thể thao – văn nghệ trong đoàn viên toàn ngành và mỗi CĐCS. Đẩy mạnh phong trào xây dựng cơ quan văn hóa các cấp. - Thường xuyên quan tâm động viên, thăm hỏi đoàn viên khi gặp hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, hoạn nạn. Phân cấp hoạt động thăm hỏi đến các tổ CĐ; gắn trách nhiệm, tình cảm của đoàn viên CĐ với tổ CĐ; góp phần xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí cao. - Quan tâm, giám sát và bảo đảm đúng chế độ các khoản lương, phụ cấp, nâng lương định kỳ, nâng lương sớm, thâm niên … đối với CBGVNV. Tăng cường hoạt động của Ban TTND góp phần giám sát việc đảm bảo các chế độ chính sách đối với CBGVNV. - Tăng cường công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ BCH, UBKT, Ban TTND các CĐCS; cung cấp đầy đủ các thông tin về chế độ chính sách, kịp thời phục vụ cho hoạt động đội ngũ cán bộ CĐ phát huy hiệu quả. - Phối hợp với chính quyền tổ chức cho CBGVNV đi tham quan, du lịch, học tập cho CBGVNV. 3. Thực hiện tốt các phong trào thi đua. - Ban chấp hành các CĐCS có kế hoạch cụ thể phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường phát động các phong trào thi đua trong CBGVNV. Trong năm học 2012-2013 tập trung vào thi đua chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; đăng ký thực hiện mỗi CBQL, GV có 01 chuyên đề đổi mới PPDH hoặc quản lý, bồi dưỡng và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi. - Động viên đoàn viên công đoàn tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào thi đua mang tính chủ đạo của ngành như: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức,.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tự học và sáng tạo”; “Thi đua dạy tốt, học tốt ”; “Làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm”. - Phối hợp với nhà trường và Hội cựu giáo chức tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tôn vinh các thế hệ Nhà giáo đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp GD&ĐT tại địa phương. - Công đoàn phối hợp cùng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, sơ kết, tổng kết và khen thưởng kịp thời những CBGVNV có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do công đoàn và chính quyền phát động. - Đề nghị công đoàn cấp trên khen thưởng những tập thể và cá nhân thực sự có tâm huyết, đóng góp nhiều thành tích cho sự phát triển của phong trào hoạt động công đoàn, là tấm gương tiêu biểu đối với cơ sở và toàn ngành. - Kiến nghị với Hội đồng thi đua của Phòng GD&ĐT không đề nghị khen thưởng những tập thể mất đoàn kết nội bộ, công tác phối hợp giữa nhà trường và công đoàn yếu; những cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không quan tâm tạo điều kiện và không tích cực tham gia hoạt động công đoàn. 4. Công tác thực hiện các cuộc vận động lớn do Đảng, Nhà nước, Ngành và Công đoàn phát động. - Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên công đoàn nhận thức sâu sắc và hành động thiết thực, thực hiện mục đích, nội dung các cuộc vận động và phong trào: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào nữ CBGV “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”... - Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đoàn thể khác để chỉ đạo, quản lý, tổ chức, kiểm tra đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào đối với mỗi CĐCS, mỗi đoàn viên công đoàn; đổi mới các hình thức hoạt động để các cuộc vận động và phong trào thực sự đi vào cuộc sống. 5. Công tác quản lý và chỉ đạo: - Phối hợp cùng chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của tập thể và cá nhân một cách toàn diện, thiết thực, cụ thể; tổ chức thực hiện kế hoạch nghiêm túc; kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch công khai, công bằng thường xuyên và định kỳ. - Tham gia cùng chuyên môn thực hiện tốt công tác quản lý các nhà trường trong tất cả các khâu, các mặt có liên quan như: Công tác chuyên môn, công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua khen thưởng, nâng lương ... - Chỉ đạo thường xuyên, sâu sát hoạt động của Ban TTND trong việc giám sát các hoạt động, nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, qui chế hoạt động dân chủ trong cơ quan, chế độ thu chi ngoài ngân sách, chế độ của nhà nước đối với CBGVNV của đơn vị; chỉ đạo tốt hoạt động của Ban nữ công, Ban TTND và các tổ công đoàn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Chia các tổ công đoàn theo tổ chuyên môn của trường và phân công các thành viên trong BCH trực tiềp phụ trách tổ công đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và tổ chức điều hành hoạt động. 6. Đẩy mạnh công tác xây dựng công đoàn vững mạnh. - Xây dựng CĐGD và các CĐCS là những tập thể đoàn kết nhất trí cao. Công đoàn phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, chức năng của minh và làm tốt công tác phối hợp với chính quyền, các đoàn thể trong quá trình hoạt động. - Xây dựng các tổ công đoàn vững mạnh làm nòng cốt cho hoạt động của CĐCS. 100% các CĐCS đăng ký phấn đấu xây dựng tập thể công đoàn vững mạnh. - Phát huy vai trò, chức năng và hiệu quả của các ban: UBKT, Ban nữ công, Ban TTND trong việc tham mưu, giúp cho BCH công đoàn tổ chức các hoạt động và các phong trào thi đua. - Tổ chức hoạt động phối hợp các CĐCS theo 5 cụm (gồm tất cả các CĐCS MN, TH & THCS trên địa bàn): + Cụm 1: Trạm Thản, Tiên Phú, Liên Hoa, Phú Mỹ, Lệ Mỹ; + Cụm 2: Trị Quận, Trung Giáp, Bảo Thanh, Hạ Giáp; + Cụm 3: Phú Nham, Gia Thanh, Tiên Du; + Cụm 4: Phú Lộc, Phù Ninh, TT Phong Châu; + Cụm 5: An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà, Vĩnh Phú.. Trong năm học 2012-2013 tập trung vào việc phối hợp hoạt động tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao nhân dịp các ngày lễ lớn và xây dựng mô hình đổi mới sinh hoạt CĐCS. IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU: 1. Chỉ tiêu của tổ chức Công đoàn: - Có 70 - 80% các CĐCS đạt vững mạnh, trong đó 30 – 40% đạt danh hiệu tập thể công đoàn VMXS. - Có 30 - 40% ĐVCĐ xuất sắc. - Có 85 - 90% UBKT (CBKT) được xếp loại khá trở lên (không có yếu kém). - Có 85 - 90% Ban TTND được xếp loại khá trở lên (không có yếu kém). - Có 100% cán bộ công đoàn được bồi dưỡng về nghiệp vụ. - Nâng tỷ lệ đảng viên toàn ngành vào cuối nhiệm kỳ đạt từ 65% lên trên 70%; mỗi năm có từ 20 - 30 đoàn viên CĐ được kết nạp vào Đảng CSVN. 2. Chỉ tiêu phối hợp với chính quyền đồng cấp: 2.1. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trẻ mầm non: + 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường, nhà trẻ. + 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 90% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 85 % trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. + Sự tăng trưởng của trẻ: Ít nhất 85% đạt kênh A; phục hồi dinh dưỡng cho ít nhất 80% trẻ bị suy dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khoẻ cho trẻ béo phì. + Sự phát triển của trẻ: Ít nhất 85% trẻ phát triển đạt yêu cầu; có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hoà nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ. 2.2. Chất lượng giáo dục tiểu học: - Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 95%. - Tỷ lệ học sinh được nhận xét thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của học sinh tiểu học (hoặc được xếp loại hạnh kiểm Tốt và Khá tốt) đạt ít nhất 95%. - Tỷ lệ đạt danh hiệu Học sinh Giỏi ít nhất 10%, Học sinh Tiên tiến ít nhất 40%. - Tỷ lệ xếp loại học lực môn loại Yếu (đối với những môn đánh giá bằng điểm số) và loại Chưa hoàn thành (đối với những môn đánh giá bằng nhận xét) không quá 5%. 2.3. Chất lượng giáo dục trung học cơ sở: + Học lực: Giỏi 3% trở lên ; khá 35% trở lên ; yếu, kém không quá 5% + Hạnh kiểm: Khá, tốt 80% trở lên ; yếu không quá 2%. + Tốt nghiệp THCS : Trên 98%. 2.4. Hoàn thành phổ cập bậc học mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012 ; duy trì, nâng cao chất lượng PCGD THĐĐT, PCGD THCS. 2.5. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia : Từ năm 2012 đến năm 2017 có thêm 18 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I (mỗi cấp học có 6 trường); có thêm 7 trường (MN & TH) đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Trên đây là Kế hoạch công tác Công đoàn năm học 2012-2013 của CĐGD huyện Phù Ninh. Các CĐCS nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Công đoàn toàn ngành giáo dục Phù Ninh ngày càng vững mạnh. Nơi nhân: - UBKT LĐLĐ huyện; - Các đ/c UVBCH; - Như điều 2; - Lưu VP.. T/M BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH. Đào Tiến Tiếp.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×