Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.66 KB, 21 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH TRƯỜNG THCS LẠC TÁNH. Ngày hoạt động: 25/9. GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KHỐI 9 CHUYÊN ĐỀ: - GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN - THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI HỌC SINH CUỐI CẤP I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nắm được một số kĩ năng sống và kiến thức về giáo dục sức khỏe tuổi vị thành niên - Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. Tự thấy được trách nhiệm của bản thân mình phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đó - Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Kĩ năng xác định giá trị trong nhiệm vụ của NHS cuối cấp năng động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó. Kĩ năng sử dụng các biện pháp hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS. - Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Thảo luận. - Tranh luận. - Biểu đạt sáng tạo. III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tài liệu tập huấn KNS và GDSKSSTVTN - Một số thông tin liên quan đến tuổi vị thành niên. - Giáo án điện tử, máy chiếu. laptop, phòng hội trường … - Mỗi lớp lựa chọn 5 HS thành một đội - Mỗi lớp chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ - Cử ban cố vấn : GVCN đã tập huấn - DCT: Cô Thảo.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Ban thư kí: 2 HS IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: (15 phút) * Người DCT: Phạm Hồng Quân - Bắt bài hát tập thể “ Trái đất của chúng em” - Tổ chức trò chơi “ Trách nhiệm”( Tài liệu tập huấn) và nhấn mạnh ý nghĩa của trò chơi để từ đó dẫn dắt vào nội dung sinh hoạt. + Chia các lớp thành 2 nhóm 1 và 2 bằng nhau. Cứ một bạn ở nhóm 1 sẽ kết với một bạn ở nhóm 2 để thành một cặp chơi. Các bạn trong nhóm 1 bị bịt mắt, các bạn trong nhóm 2 sẽ dẫn 1 đi quanh lớp, vượt qua các chướng ngại vật. Sau khi 2 dẫn 1 đi một vòng, cần thay đổi vai trò cho nhau. Bây giờ 1 sẽ dẫn 2 đi quanh lớp, đôi nào đi mà không vấp phải chướng ngại vật sẽ là người chiến thắng. + Sau khi chơi xong, người quản trò hỏi người chơi về cảm giác khi mình ở từng vai một, khi là người mù và khi là người dẫn đường. Hỏi người chơi xem cảm thấy thế nào khi người chơi cùng mình không có trách nhiệm, không tin tưởng lẫn nhau. - Giới thiệu nội dung 2.Kết nối: (45 phút) Hoạt động 1. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI VỀ KIẾN THỨC SKSSVTN - Gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi 10 điểm, sau 20 giây các đội chơi đưa ra kết quả * câu đúng – sai: 1. Nhìn bề ngòai người ta có thể biết được khi nào một bạn nữ có kinh nguyệt. 2. Các bạn nữ không nên tắm khi đang có kinh nguyệt. 3. Quan hệ tình dục khi người nữ có kinh nguyệt là tốt nhất vì sẽ không bị có thai. 4. Thuốc ngừa thai là một biện pháp tránh thai có hiệu quả. 5. Bạn có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ kể từ khi có quan hệ tình dục. 6. Bạn có thể đã bị viêm nhiễm đường sinh dục ngay cả khi không có bất cứ triệu chứng nào? 7. Chỉ có gái mại dâm mới mắc AIDS. 8. Bạn có thể bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục nhiều lần dù trước đó đã chữa khỏi bệnh này. 9. Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục tức là chăc chắn đã có quan hệ tình dục. 10. Một người có thể cùng lúc bị nhiều hơn một bệnh lây truyền qua đường tình dục..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động 2. GIẢI Ô CHỮ - Bước 1: người quản trò giới thiệu luật chơi: người quản trò đọc câu dẫn, các đội đưa ra tín hiệu sớm sẽ được quyền trả lời, giải đúng ô chữ theo hàng ngang sẽ được 10 điểm, giải được ô chữ chìa khóa được 20 điểm. - Bước 2: cho dán giấy roki toàn bộ các khung chữ lên bảng. - Bước 3: người dẫn chương trình đọc các câu dẫn, điều khiển các đội trả lời. - Bước 4: BGK cộng điểm của các đội, người dẫn chương trình thông báo số điểm của từng đội. - Bước 5: Tổng kết, trao quà. Ví dụ : 1. Loại dược phẩm dùng để kế hoạch hóa hóa gia đình. 2. Quan hệ tình dục giữa nam và nữ không để lại hậu quả về sức khỏe. 3. Quá trình tinh trùng gặp trứng làm tổ ở buồng tử cung và phát triển. 4. Nam nữ quan hệ tình dục để lại hậu quả ngoài ý muốn. 5. Dụng cụ vừa giúp tránh thai vừa giúp phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV. 6. Tên chung để gọi các bệnh như lậu, giang mai, mào gà . . . 7. Lập gia đình trước tuổi quy định. 8. Tình bạn trong sáng giữa nam và nữ nhưng không phải là tình yêu. 9. Bị lây qua 3 con đường: quan hệ tình dục không an tòan, đường máu và mẹ sang con. 10. Tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ, trong sáng, không vụ lợi. 11. Đây là biện pháp hiệu quả và phù hợp nhất để chúng ta tránh được rắc rối và nguy cơ về sức khỏe sinh sản.. T H C O B E N H L A T A T N H I E M T I N H K H O N G Q U. T U T B Y O I H Y A. V I T H A N H N I E N. I N H A O H O H V U H. E H A I C I N B A L E. N D I N A E. U O N G T R A N H T H A I U C A N T O A N. A I A T. N D N I. G O A I Y M U O N O S U M Q U A Đ U O N G T I N H D U C K H A C G I O I S H M A N H N H D U C. Trong quá trình chơi trò đoán ô chữ, có thể có ô chữ dành cho khán giả với các câu dẫn như:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 12. Có 7 chữ cái, là điều chúng ta nên cố gắng gìn giữ nếu muốn có tình bạn, tình yêu trong sáng. (GIỚI HẠN) 2. Có 7 chữ cái, đây là việc làm xấu có thể gây hậu quả nặng nề cho bạn gái. (NẠO THAI) 3. có 10 chữ cái, trong tình bạn, tình yêu, nam nữ cần có điều này.(TRÁCH NHIỆM) 4. Có 8 chữ cái, để bảo vệ được bản thân và bạn bè, chúng ta cần có điều này. (HIỂU BIẾT) Hoạt động 3. Thảo luận về nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp Điều 13, 28, 29, 31 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Câu hỏi: Câu 1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì? Câu 2: Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nghĩa vụ gì ? Câu 3: Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt những nhiệm vụ đó như thế nào? Câu 4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó cần những biện pháp gì?. 3. Thực hành /luyện tập: (20 phút) Hoạt động 3: TRÌNH BÀY 1 PHÚT - Các đội chơi lần lượt trả lời theo tình huống do BTC đưa ra. Cách tính điểm: Nội dung thuyết phục tối đa: 40 điểm; trình bày mạch lạc, lưu loát 10 điểm 4. Tổng kết- Đánh giá phát thưởng: (10 phút) - BTC tổng kết buổi sinh hoạt. - BTC nhận xét đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của dội chơi; hoặc tự các em rút ra những vấn đề đã đạt được cũng như những tại cần khắc phục..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày hoạt động: 22/10 CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Chủ đề hoạt động: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “TIẾT HỌC TỐT” VÂNG LỜI BÁC HỒ DẠY EM GẮNG HỌC CHĂM NGOAN I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, HS có khả năng: - Giúp hs hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua của một tiết học tốt. - Biết tự quản, đoàn kết tốt giúp đỡ lẫn nhau để học tốt theo chỉ tiêu đề ra. - HS biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận các chỉ tiêu thi đua của tổ, lớp. - Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt. - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. - Giúp hs hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ. - Nắm được nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (9/1945). - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia nghe đọc thư của Bác và phnả hồi các ý kiến. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng tự tin thi đua giao ước học tốt. - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước thi đua. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về các chỉ tiêu thi đua..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua chăm ngoan học giỏi. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về lời Bác dạy trong thư gửi cho học sinh. - Kĩ năng suy nghĩ về thực hiện lời dạy của Bác: cố gắng “Chăm ngoan – học giỏi”. III. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG: Bác Hồ là tấm gương của tinh thần hiếu học và nghị lự6c kiên cường vượt qua mọi thử thách để vươn lên. TLTK: Một ngày làm việc của Bác Hồ. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. NXB Thanh niên 3/2007.Tr 142. IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Tranh luận - Biểu đạt sánh tạo - Thảo luận - Tìm kiếm xử lí thông tin - Đặt câu hỏi tích cực - Trình bày trước tập thể V. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tiêu chí của một tiết học tốt - Một vài tiết mục văn nghệ - Các tổ họp, thống nhất nội dung đăng kí thi đua, thực hiện tiết học theo 4 tiêu chí chính: + Chuẩn bị tốt bài học và làm bài ở nhà + Giữ kỉ luật trật tự trong giờ học + Số điểm tốt sẽ đạt được + Phát biểu ý kiến trong giờ học - Chuẩn bị câu hỏi để trao đổi và cả lớp trả lời - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn … - Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường - Thư Bác Hồ gửi ngành Giáo dục 15/10/1968 (trích) VI. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: (10 phút) - Lớp Phó văn thể em Thanh Ngân cho cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn” - GVCN cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ công việc cụ thể. + Cử người điều khiển chương trình: lớp trưởng + Thư kí: Quỳnh Chi - Giới thiệu chương trình hoạt động. 2. Kết nối: (35 phút) Hoạt động 1: TIÊU CHÍ CỦA TIẾT HỌC TỐT.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Người dẫn chương trình nêu vấn đề cần thảo luận: + Câu 1: Thế nào là một tiết học tốt? + Câu 2: Tiết học tốt có ý nghĩa như thế nào? + Câu 3: Làm thế nào để có tiết học tốt? Hoạt động 2: THẢO LUẬN - Các tổ thảo luận: để đạt được một tiết học tốt chúng ta cần phải làm gì? (15 phút) - Người dẫn chương trình lần lượt mời các tổ phát biểu, bổ sung các ý kiến. - Thư kí ghi lại các ý kiến phát biểu - Sau khi cả lớp trao đổi, người dẫn chương trình tổng kết ý kiến, rút ra những yêu cầu chính mà mỗi học sinh cần thực hiện. Hoạt động 3: TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ GỬI HỌC SINH GVCN đọc thư Bác Hồ gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 3. Thực hành – Luyện tập: (35 phút) Hoạt động 4: THẢO LUẬN – ĐĂNG KÝ - Đại diện từng tổ lên đăng kí thi đua của tổ. Thư kí ghi lại các chỉ tiêu thi đua từng tổ lên bảng theo từng cột để cả lớp theo dõi. - Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trao đổi nội dung, ý nghĩa của thư Bác. - Trao đổi nội dung và ý nghĩa thư Bác với một số câu hỏi sau: Câu 1: Lá thư của Bác viết vào dịp nào? Câu 2: Bác khuyên học sinh phải làm gì? Câu 3: Những câu nào trong thư chúng ta cần chú ý nhất? Vì sao? Câu 4: Em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ học tập của mình? - Trình bày một số bài hát về mái trường và tuổi học trò. - Trình bày một số bài hát về Bác. (Lớp phó văn thể điều khiển chương trình) Hoạt động 5: TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG - Lớp trưởng hướng dẫn các bạn trình bày ý tưởng về việc thực hiện lời dạy của Bác. - Học sinh cả lớp trao đổi về ý tưởng cá nhân. 4. Vận dụng: (10 phút) - Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở và tổng kết buổi thảo luận. - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, tổ, nhóm. - Nhắc nhở các tổ, cá nhân thực hiện tốt giao ước thi đua và thực hiện theo thư Bác Hồ. VII. TƯ LIỆU: - Các tiêu chí của một tiết học tốt..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Một số bài hát về trường lớp: Mái trường mến yêu, Vui bước tới trường, Lớp chúng ta kết đoàn ..... - Một số bài hát về Bác Hồ. - Thư Bác Hồ gửi học sinh.. THƯ GỬI CÁC EM HỌC SINH Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng trời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này trở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người nông dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẳn có của các em. Các em hưởng được sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà. Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc cần thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Nom sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều nay: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành đu7ọc độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả tổ quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đây là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngòi giờ học của trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước. Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu HỒ CHÍ MINH Viết khoảng tháng 9/1945 Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Văn phòng Hội đồng Chính phủ.. CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Chủ đề hoạt động: KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM: TRI ÂN THẦY CÔ - SÁNG TÁC VÀ BÌNH THƠ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC I. MỤC TIÊU: - HS hiểu biết đầy đủ hơn ngày nhà giáo VN. - Có thái độ tôn trọng , quý mến, biết ơn các thầy cô giáo. - Biết hành động làm theo lời dạy của thầy cô giáo và hoạt động sinh hoạt tập thể và giao tiếp. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về công ơn thầy cô giáo. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô giáo, các bạn. - Kĩ năng ứng xử. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Thảo luận, kể chuyện, văn nghệ. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tự sáng tác và bình một bài thơ, sưu tầm, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, bài hát, ... về tình cảm thầy trò. - Các câu hỏi, câu đố (có đáp án). V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: (10 phút) - Cả lớp hát bài tập thể: Bụi phấn (DCT - Quân) - Tuyên bố lí do (DCT) - Giới thiệu đại biểu, thư kí, BGK (DCT) - Giới thiệu nội dung và thể lệ cuộc thi. Phần I: THI VĂN NGHỆ GIỮA CÁC TỔ - Thể lệ cuộc thi như sau: Các tổ lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. - BGK (GVCN): Chấm điểm. - Thư kí (Chi ): Tổng kết điểm - DCT: Thanh Ngân 2. Kết nối: (75 phút) Hoạt động 1: Phần II : THI SÁNG TÁC VÀ BÌNH THƠ - Thư kí: Chi - BGK: GVCN Các bạn ở các tổ lần lượt trình bày bài thơ và phần bình bài thơ đã chuẩn bị ở nhà Cả lớp lắng nghe, nhận xét. GVCN nhận xét và cho điểm. - Thư kí (Chi ): Tổng kết điểm - DCT: Công bố điểm từng phần. Hoạt động 2: Phần III : TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HS TÍCH CỰC GVCN nêu câu hỏi: + Em hiểu thế nào là trường học thân thiện + Hs tích cực nghĩa là sao? Như thế nào là 1 hs có đủ tiêu chuẩn hs tích cực. GVCN phân tích cho hs sinh hiểu thêm về trương f học thân thiện, hs tích cực GVCN cho DCT tiếp tục phần thi giữa các tổ.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> PHẦN THI AI NHANH HƠN DCT đọc câu hỏi, thời gian cho các tổ thảo luận là 30 giây, tổ nào có câu trả lời nhanh nhất và đúng: 10 đ Câu 1: Ngày Nhà giáo VN chính thức được ra đời vào năm nào ? Đáp án: 1982 Câu 2: Năm học 2012 – 2013 trường ta có tổng số bao nhiêu HS, được chia thành bao nhiêu lớp ? Đáp án: 606 HS, chia thành 22 lớp (khối 6: 7 lớp, khối 7: 5 lớp, khối 8: 5 lớp, khối 9: 5 lớp). Câu 3: Hãy cho biết tên của một người thầy giáo đã nỗ lực dùng đôi chân của mình để viết, vượt qua số phận tàn tật và trở thành Nhà giáo nhân dân ? Đáp án: Thầy Nguyễn Ngọc Kí Câu 4: Bác Hồ đã đến Bình Thuận dạy học năm nào ? Dạy ở trường nào ? Đáp án: Năm 1909, trường Dục Thanh. Câu 5: Hãy đọc 2 câu ca dao, tục ngữ nói về công ơn của thầy cô giáo ? Đáp án: C1: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư C2: Không thầy đố mày làm nên. Câu 6: Con gì đến chán Giống ngỗng giống ngan Bơi trên bài làm Của anh lười học. Các bạn cho biết đó là số mấy ? Đáp án: số 2 (Hãy chăm học để đạt vườn hoa điểm 10 – đó là món quà có ý nghĩa nhất để dâng tặng thầy cô ngày 20/11 các bạn nhé.) Câu 7: Câu đố: Áo em có đủ sắc màu Thân em trắng muốt như nhau thẳng hàng Mỏng dày là ở số trang Lời thầy cô, kiến thức vàng trong em. Đáp án: Quyển vở Câu 8: Đây là phương châm của ngành giáo dục. Nó trở thành mục tiêu phấn đấu cho thầy và trò trong các nhà trường ? Đáp án: Dạy tốt, học tốt. - Xen kẽ là các tiết mục văn nghệ của các tổ. BGK chấm điểm, Thư kí tổng kết điểm, DCT công bố tổng kết điểm sau 3 vòng thi. 3. Vận dụng: (5 phút) - GVCN nhận xét đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, tổ, nhóm..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GVCN nhắc nhở HS phải biết vâng lời thầy cô giáo, chăm ngoan học giỏi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - GVCN trao quà cho các tổ và dặn dò cho tiết sinh hoạt NGLL lần sau.. Chủ điểm tháng 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC THI KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH I. Mục tiêu : HS có 1. Kiến thức:..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Giáo dục học sinh truyền thống vẻ vang của dân tộc. - Tự hào, xác định rõ trách nhiệm học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống đó. 2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. 3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng thảo luận ” Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.” II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động. Kĩ năng tự tin tham gia thảo luận Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống cách mạng của dân tộc. Kĩ năng thể hiện suy nghĩ về truyền thống cách mạng của dân tộc. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng. Thảo luận; động não, nhóm, kể chuyện biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút. IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động - Câu chuyện tấm gương, tài liệu về : Truyền thống cách mạng kiên cường của dân tộc để dành độc lập tự do. Tinh thần tiến công cách mạng, ý chí vươn lên không ngừng - Các gương chiến đấu tiêu biểu, - Bài hát ca ngợi con người, quê hương đất nước. - Một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng. - Nhiệm vụ của học sinh lớp 9. -Hoa, tặng phẩm.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> V. Tiến hành hoạt động. 1. Khám phá (10 phút) - Hát tập thể bài hát về Nguyễn Bá Ngọc - Chơi trò chơi 2. . Kết nối: . (60 phút) Phần 1 : “THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC” HĐ1 : Người điều khiển Tuyên bố lý do, ý nghĩa mục đích hoạt động HĐ2-. Giới thiệu truyền thống cách mạng của Quê hương (Địa phương) HĐ3: Khách mời nói chuyện HĐ4: Đại diện tổ giới thiệu kết quả sưu tầm + Lớp góp ý bổ sung HĐ5 :Văn nghệ xen kẽ. HĐ6: Ngưởi điều khiển chương trình tóm tắt sưu tầm của cả lớp HĐ7- Thảo luận: + Người điều khiển chương trình nêu các câu hỏi để lớp thảo luận + Cá nhân phát biểu + Người điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận Phần 2: THI KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH - Dẫn chương trình: Quân - Thư kí: Chi - BGK: GVCN Các bạn ở các tổ lần lượt trình bày câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã chuẩn bị ở nhà Cả lớp lắng nghe, nhận xét. GVCN nhận xét và cho điểm..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Thư kí (Chi ): Tổng kết điểm - DCT: Công bố điểm từng phần. 3. Thực hành: (15 phút) HS viết bản thu hoạch cá nhân về việc đã làm được thể hiện lòng biết ơn các anh hùng, sự phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc 4. Vận dụng . (5 phút) a. Nhận xét giờ học.. GVCN lớp nhận xét giờ học. b. Giao việc tuần sau. Chủ điểm tháng 1: Mừng Đảng mừng xuân Hoạt động sau: “Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước” Phân công tổ 3 trang trí và chuẩn bị nội dung. VI Tư Liệu : 1) Nguyễn Đức Cảnh (sinh ngày 2-2-1908 và mất ngày 31-7-1932) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam.Nguyễn Đức Cảnh là người làng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ông đã từng học trường Thành Chung tại Nam Định, sau về dạy học tại Bạch Mai, vào làm thợ sắp chữ tại nhà in Lê Văn Tân để đi vào phong trào công nhân. Ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Sau khóa huấn luyện tại Quảng Châu năm 1927 ông về nước tham gia thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội ngày 17 tháng 6 năm 1929. Ông là đại biểu chính thức tham gia thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930 sau đó lấy tên chính thức là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau cuộc khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh, tới Tháng 4 năm 1931 Nguyễn Đức Cảnh bị Pháp bắt ở Vinh, giam ở nhà tù Hỏa Lò, sau bị xử tử tại nhà lao Hải Phòng..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2) Các di tích lịch sử cách mạng Nằm kề Cảng Hải Phòng - cửa khẩu giao lưu trong nước và quốc tế, Kiến An có vị trí chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Đất và người Kiến An luôn xứng đáng với lời khen của Bác Hồ ''Truyền thống oanh liệt'' và luôn tự hào với danh hiệu ''Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân'' do Nhà nước phong tặng. Trên mảnh đất này còn lưu nhiều di tích lịch sử cách mạng thể hiện truyền thống hào hùng của quân và dân Kiến An. * Toà Chánh Sứ cũ: Nay là trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nơi mít tinh của hàng vạn người chào đón chính quyền cách mạng tỉnh Kiến An ngày 24 tháng 8 năm 1945. Ngày đó đã trở thành ngày Truyền thống Cách mạng Kiến An. * Hầm chỉ huy mặt trận liên tỉnh Hải Kiến trên núi Cột Cờ: Nơi diễn ra trận đánh quyết tử bảo vệ Kiến An ngày 25/4/1947 của 2 trung đội Vệ quốc đoàn và Công an xung phong chống lại 2 trung đoàn bộ binh của Pháp có pháo binh, tàu chiến và máy bay yểm trợ. Người chỉ huy trận đánh là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sỹ Trần Thành Ngọ cùng những người con của quê hương Kiến An đã chiến đấu và hy sinh anh dũng. Căn hầm này được gắn biển di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Kiến An có khá nhiều các di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ như: Tượng Bác Hồ về thăm Kiến An, Tượng Mẹ Sông Hồng - Quân khu Ba, Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ Ngã Năm, Di tích trận quyết tử trên núi Cột Cờ, Nhà bia tưởng niệm anh hùng Trần Thành Ngọ, Bảo tàng Quân khu 3... 3) Lê Anh Xuân tên thật là Ca Lê Hiến (5 tháng 6 năm 1940 - 21 tháng 5 năm 1968) là một nhà thơ Việt Nam. ----------------------------------- -----------------------------------. Ngày hoạt động:. /.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 1- 2 MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN Chủ đề hoạt động: TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC, SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN I. MỤC TIÊU: - Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo. - Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hằng ngày. - Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương, đất nước. - Rèn luyện kĩ năng phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp. II. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: - Trao đổi thảo luận - Văn nghệ III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Về phương tiện hoạt động: - Tư liệu sách báo, tài liệu,...có liên quan đến sự đổi mới và phát triển của đất nước do Đảng lãnh đạo. - Thực tiễn đời sống văn hoá, xã hội của đất nước mà HS được trãi nghiệm, được nhận thức. - Các bài hát ca ngợi Đảng. 2. Về tổ chức: - Yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới của đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xh. - Chuẩn bị câu hỏi, một số vấn đề trao đổi, thảo luận. - Phân công điều khiển chương trình. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: - Bắt bài hát thể “ Lớp chúng mình” - Người điều khiển chương trình: Huỳnh Như tuyên bố lí do. - Giới thiệu chương trình hoạt động. 2. Kết nối: Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC - Người ĐKCT (điều khiển chương trình) lần lượt đưa ra câu hỏi..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Cả lớp thảo luận, trao đổi, phát biểu ý kiến: + Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào ? + Bạn hãy kể những nét chính về sự đổi mới kinh tế của nước ta hiện nay ? + Hãy kể tên những thành phần kinh tế của nước ta hiện nay ? + Bạn có thể nói cảm nhận của mình về sự đổi mới đất nước và đời sống văn hoá hiện nay ? + Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những biểu hiện tiêu cực trong xh hiện nay cần phải đấu tranh loại bỏ ? + Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và phát triển của đất nước khg ? Vì sao ? + Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của mình về những hiện tượng tiêu cực, sai trái hiện nay khg? Tại sao ? - Cả lớp thảo luận, có thể nêu những thắc mắc. - Người ĐKCT chốt lại kết quả trao đổi, thảo luận. Hoạt động 2: TRÒ CHƠI VĂN NGHỆ - Người ĐKCT lần lượt gthiệu các tiết mục văn nghệ của các tổ đã đăng kí. - Người ĐKCT nêu thể lệ chơi và tổ chức trò chơi. - Xen kẻ các tiết mục văn nghệ người ĐKCT đưa ra một số câu hỏi về những bài hát với chủ đề về Đảng, Bác Hồ cho các đội cùng trả lời. - Đội nào trả lời đúng, hoàn chỉnh thì sẽ có phần thưởng kịp thời. Nếu trả lời sai thì các đội khác tiếp tục được quyền trả lời. + Bác chúng em dáng cao cao...râu hơi dài.→Hãy cho biết tên bài hát và tên tg của bài hát này ? + Đảng cho ta cả một mùa xuân đây là bài hát do ai sáng tác ? Stác trong thời gian nào ? + Ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh...bằng chúng em nhi đồng.→Hãy cho biết tên bài hát và tên tg của bài hát này ? + Hãy hát hoàn chỉnh bài: Bác đang cùng chúng cháu hành quân. + Mùa xuân trên thành phố HCM của tg nào ? Hãy hát bài hát ấy. + Kể tên một số bài hát và hát một bài nói về Đảng, Bác Hồ mà em biết ? 3. Tổng kết – đánh giá hoạt động: - HS tự đánh giá. - GV nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của HS..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày hoạt động: / CHỦ ĐIỂM THÁNG 1- 2 MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN Chủ đề hạot động: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM VỚI TRƯỜNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của hs cuối cấp ở trường. - Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường. - Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch. III. CÁC NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG: - Quan tâm đến cảnh quan môi trường - Yêu cảnh quan trường lớp. IV. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Phát biểu cảm tưởng. IV. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: - Cây giống để trồng - Cách trồng cây và chăm sóc. - Dụng cụ trồng cây; cuốc, xẻng - Que rào. V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khám phá: - Cả lớp hát bài: Trường làng em - GVCN nêu ý nghĩa của việc trồng cây. 2. Kết nối: Hoạt động 1: TRỒNG CÂY. - Chọn vị trí trồng - Phân công nhóm chuẩn bị cây - Phân công nhóm trực tiếp trồng cây - Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị đưa cây ra vị trí để trồng.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Đưa cây ra vị trí cần trồng - Lớp trưởng (Duy) tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu - Giới thiệu đội được tham gia trồng cây - Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng, tưới cây đã trồng. Hoạt động 2: PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG SAU KHI TRỒNG CÂY - HS phát biểu cảm tưởng sau khi trồng cây lưu niệm. - Đại biểu phát biểu. 3. Thực hành luyện tập: - Các tổ thường xuyên chăm sóc tưới cho cây. 4. Vận dụng: - GVCN căn dặn HS tưới cây, chăm sóc cây thường xuyên. - GVCN nhận xét về việc tham gia trồng cây của các tổ..
<span class='text_page_counter'>(22)</span>