Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết bến không chồng của dương hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NIÊN KHÓA 2012 – 2016

Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết “Bến không chồng”
của Dƣơng Hƣớng
Sinh viên thực hiện: Từ Văn Việt
Lớp: D12NV03
Khố: 2012 - 2016
Hệ: Chính quy

---o0o--Bình Dương, tháng 04 năm 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHOÁ: 2012 - 2016

Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết “Bến không chồng”
của Dƣơng Hƣớng
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.s Ngô Thị Kiều Oanh
Sinh viên thực hiện: Từ Văn Việt
Lớp: D12NV03
Khóa: 2012 - 2016
Hệ: Chính quy



---o0o---

Bình Dương, tháng 04 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Thành công của một con ngƣời thƣờng đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố nhƣ sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của ngƣời khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập tại trƣờng đến nay, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý Thầy Cơ, gia đình và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi
đến quý Thầy Cô ở Khoa Ngữ Văn – Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Đƣợc sự cho phép của Khoa Ngữ Văn trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, và đƣợc sự
đồng ý hƣớng dẫn của giảng viên Th.S Ngơ Thị Kiều Oanh tơi tiến hành thực hiện tìm
hiểu đề tài “Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết “Bến khơng chồng”” của nhà văn
Dƣơng Hƣớng.
Để hồn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình
hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trƣờng
Đại học Thủ Dầu Một.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo hƣớng dẫn Th.S Ngơ Thị Kiều Oanh đã tận tình,
chu đáo hƣớng dẫn tơi hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thời gian nghiên cứu khơng
nhiều nên khơng tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Tôi
rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của q Thầy, Cơ giáo để tơi có thể lấy đó làm
kinh nghiệm cho bản thân nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các cơng trình khác.
Sinh viên

Từ Văn Việt


1. Lý do chọn đề tài
Đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn 1945 – 1975 là các nhà văn tập trung sáng
tác theo khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đây là giai đoạn văn học phục
vụ cách mạng, lúc này văn học ngoài nhiệm vụ tun truyền thì cịn là một vũ khí lợi
hại tấn cơng vào bọn giặc xâm lƣợc. Vì thế ở giai đoạn này nhân vật trung tâm của
văn học là những con ngƣời anh hùng mang phẩm chất tốt đẹp đại diện cho cộng đồng,
xã hội. Văn học giai đoạn này thƣờng nói đến cái chung mà ít đề cập đến cái riêng, kể
cả tình u đơi lứa cũng đƣợc đặt trong tình yêu chung – tình yêu Tổ Quốc. Các nhân
vật gắn bó số phận mình với số phận của đất nƣớc, của dân tộc. Đề tài chiến trận đã
trở thành đề tài thời sự đƣợc xuất hiện nhiều trong các sáng tác của các văn nghệ sĩ.
Những tác phẩm ấy đã thể hiện đƣợc tinh thần đoàn kết, cùng nhau ra trận của nhân
dân ta với một niềm tin vào tƣơng lai tƣơi sáng cho đất nƣớc.
Qua rồi giai đoạn văn học ngợi ca những chiến công hào hùng của dân tộc. Con
ngƣời và văn học không thể mãi ngủ quên trong chiến thắng. Chúng ta, những con
ngƣời hiện đại nhìn nhận lại cuộc chiến hào hùng của dân tộc ở nhiều khía cạnh, nhiều
góc độ. Hình ảnh con ngƣời mang tính sử thi, tập thể của văn học giai đoạn trƣớc
đƣợc thay thế bằng hình ảnh con ngƣời mang tính thế sự và đời tƣ của cuộc sống
thƣờng nhật hằng ngày. Bên cạnh việc miêu tả cuộc chiến đấu đầy đau thƣơng và mất
mát thì văn học cịn tập trung đi sâu vào phản ánh đời sống nội tâm, số phận con
ngƣời thông qua các mối quan hệ của họ trong đời sống thƣờng ngày. Tác giả chú
trọng hơn ở góc khuất tâm hồn, những khát khao hạnh phúc mà mỗi con ngƣời đều

phải có.
Hƣởng ứng sự kêu gọi đổi mới văn học, Dƣơng Hƣớng đã cho ra đời tiểu thuyết
“Bến không chồng” vào năm 1990. Tác phẩm là một cái nhìn nhạy bén và đầy tinh tế
trong việc khắc họa bức tranh hiện thực ở nông thôn miền Bắc một cách sinh động.
Nhà văn Dƣơng Hƣớng đã tập trung ngòi bút vào con ngƣời cá nhân với những nỗi
niềm riêng. Đó là ngƣời lính với những chiến cơng và nỗi khát khao hạnh phúc. Đó là
ngƣời phụ nữ với những khát khao hạnh phúc từ tận đáy sâu tâm hồn. Thế nhƣng cuộc
đời của họ lại đi vào “ngõ cụt” bởi những ngang trái của nghịch cảnh, bởi ý thức dòng
họ và những định kiến lạc hậu của xã hội. Điều này đã gây nên biết bao nỗi bi kịch,
thống khổ trong cuộc đời của các nhân vật, thế nhƣng họ vẫn cố gắng tìm ra lối thoát


cho chính bản thân mình dù đó là là một kết cuộc đầy bi thƣơng. Tất cả làm nên bi
kịch cho các nhân vật trong tiểu thuyết “Bến khơng chồng”.
Tìm hiểu cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết “Bến không chồng” tức là phát hiện
một kho tàng giá trị cảm xúc và thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết
Dƣơng Hƣớng. Đồng thời cũng thấy đƣợc đóng góp của nhà văn trong việc mạnh dạn
mở ra nhiều hƣớng tiếp cận hiện thực đời sống với cái nhìn đi sâu vào những vấn đề
của thân phận con ngƣời, mà trƣớc đó văn học chƣa có dịp hoặc cịn ít đề cập đến.
Tuy cảm hứng bi kịch trong tác phẩm “Bến khơng chồng” là một góc nhìn khơng
hồn tồn mới. Nhƣng với sự mê nghiên cứu và tìm tịi, chúng tơi sẽ tiến hành khai
thác tác phẩm trong những góc khuất tâm hồn con ngƣời để từ đó khẳng định một lần
nữa tính nhân văn trong việc biểu hiện bi kịch của những số phận con ngƣời rất riêng
làm nên một tiểu thuyết “Bến không chồng” độc đáo. Với tất cả lí do trên, tơi quyết
định thực hiện tìm hiểu đề tài “cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết “Bến không chồng”
của nhà văn Dƣơng Hƣớng”.
2. Lịch sử vấn đề
Đầu tiên, điểm qua một số cơng trình nghiên cứu về tác giả Dƣơng Hƣớng,
Nguyễn Văn Long đã nhận định về tác phẩm Bến không chồng: “Sức hấp dẫn của
cuốn tiểu thuyết chính là ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nơng thơn và một

cách nhìn cảm thơng, nhân đạo với số phận con người…”. Chúng ta có thể thấy đƣợc
nhận định trên của Nguyễn Văn Long đã phần nào khẳng định đƣợc giá trị của tác
phẩm cũng nhƣ vị thế của Dƣơng Hƣơng trên con đƣờng hƣớng tới một nền văn học
phát triển và hội nhập, mang đậm dấu ấn cá nhân đầy chân thật nhƣng giàu tính nghệ
thuật.
Tác giả Trần Thị Phƣơng Thảo với bài viết “Dương Hướng sau Bến khơng chồng”
đăng trên tạp chí Văn Nghệ Quân đội số 7 – 2008 đã khẳng định sự thành công của
tiểu thuyết “Bến không chồng”. Bằng nội dung, nghệ thuật lẫn góc nhìn mới mẽ của
nhà văn về thân phận của con ngƣời đặc biệt là ngƣời phụ nữ sau thời chiến. tác giả
đánh giá điểm nổi bật của “Bến khơng chồng” là cái nhìn mới trong một đề tài chiến
tranh vốn quen thuộc xƣa nay.
Nguyễn Duy Liễm có bài nhận xét “Tản mạn về Dương Hướng với Bến không
chồng” trên Blog duonghuongqn, ngày đăng 22/01/2008, , Ông viết “Mở cuốn tiểu


thuyết Bến không chồng của Dương Hướng đọc và bị lôi cuốn. Không chỉ tiếng tăm
đồn đại về tác phẩm mà tài dẫn chuyện lôi cuốn người đọc, những cách nói tung tang
khơng cần để ý để tứ lại đặc sệt nhà quê, trong cách khắc họa sinh động của tác giả
với chi tiết đầu tiên nhân vật Nguyễn Vạn ngực đầy Huân chương tấp tểnh về làng
đứng trên con đê lộng gió vén quần “đái cái đã”….thế mới sướng, thế mới là anh
nơng dân chính hiệu”. Từ nhận xét này của tác giả, ta có thể thấy đƣợc tài năng sử
dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện, đặc sắc của nhà văn Dƣơng Hƣớng khi viết nên
tiểu thuyết “Bến khơng chồng” đó là mộc mạc, chân thành đầy gần gủi. Và thơng qua
nhận xét trên ta cịn nhìn nhận đƣợc một điều rằng Dƣơng Hƣớng đã có một cái nhìn
về hiện thực một cách cụ thể, rõ ràng thơng qua các nhân vật mà ông xây dựng nên.
Nguyễn Văn Long có bài phê bình trên Báo văn nghệ: “Tác phẩm cho thấy một
phương diện của thực trạng đời sống tinh thần trong nông thôn (…). Trong Bến không
chồng, Dương Hướng cho thấy là trong nhiều trường hợp, con người vừa là nạn nhân
mà cũng là thủ phạm của bi kịch đời mình, họ phải chịu trách nhiệm một phần về số
phận của mình. Cách nhìn của anh, theo tơi là đúng mực, bình tĩnh và khách quan mà

vẫn tốt lên niềm tin và nỗi xót xa về con người…” . Theo tác giả, nông thôn trong tác
phẩm của Dƣơng Hƣớng không đƣợc khai thác sâu ở phƣơng diện các phong trào
cách mạng, các vấn đề của đời sống chính trị - xã hội mà ông tập trung làm rõ ý thức
và tập quán về họ tộc tới số phận con ngƣời. Đó là yếu tố làm nên cái mới và sức hấp
dẫn ở cuốn tiểu thuyết này: “Bến không chồng khơng có những tìm tịi mới lạ về nghệ
thuật. Cách trần thuật và miêu tả của Dương Hướng mộc mạc tự nhiên.Có những chỗ
cịn đơn giản và thơ vụng nữa. Sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết chính là ở sự chân
thực, ở vốn hiểu biết đời sống nông thơn và một cách nhìn cảm thơng, nhân đạo với số
phận con người…” .
Hiền Hƣơng viết trên báo Dân trí, ngày 29/07/1012, “Bến không chồng” – Bức
tranh thê lương thời hậu chiến, từ tiểu thuyết của Dương Hướng những Nguyễn Vạn,
Nghĩa, Thành… Đã bước lên màn ảnh với đủ cơ cực, đắng cay của số phận người lính
bước ra từ cuộc chiến. Họ cơ độc trên chính mảnh đất, với chính những con người mà
họ đã từng đổ máu để bảo vệ. Ở đó, đã khơng có sự bù đắp nào, khơng có hạnh phúc
nào dành cho những người lính trở về sau cuộc chiến.”


Qua các bài viết của các nhà phê bình nghiên cứu văn học, của các tác giả về tác
phẩm “Bến khơng chồng”, tơi nhận thấy rằng đó đều là những tìm hiểu, khám phá
đáng quý, đáng trân trọng. Luận văn sẽ thừa hƣởng và tiếp thu các ý kiến từ các cơng
trình trƣớc. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để đi sâu hơn, phát hiện những điều mới mẻ
khi nghiên cứu về cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết “Bến không chồng”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào nghiên cứu tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn
Dƣơng Hƣớng. Ngƣời viết xem đây là nguồn tài liệu cơ sở để đi vào phân tích giá trị
tác phẩm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu tập trung phân tích và làm nổi bật “Cảm hứng bi kịch” trong
tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng qua hai bình diện nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật biểu

hiện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn tôi sẽ sử dụng và phối hợp các phƣơng pháp
sau đây:
Phƣơng pháp so sánh: Tôi tiến hành so sánh bi kịch của các nhân vật trong tiểu
thuyết “Bến không chồng” với tiểu thuyết “Thời xa vắng”của Lê Lựu, “Nỗi buồn
chiến tranh” của Bảo Ninh và “Mảnh đất lắm rừng nhiều ma” của Nguyễn Khắc
Trƣờng. Đồng thời tôi cũng so sánh tài năng nghệ thuật và đặc sắc nghệ thuật của
“Bến không chồng” với các tiểu thuyết vừa kể trên.
Phƣơng pháp thống kê: Tôi tiến hành thống kê những dẫn chứng từ các tiểu thuyết
để trích dẫn vào bài làm. Nhằm tăng sức thuyết phục, sức hấp dẫn cho khóa luận.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.v..v: Tơi tiến hành phân tích và tổng hợp các nội
dung quan trọng, cần thiết cho khóa luận. Cụ thể là phân tích các bi kịch mà các nhân
vật, xã hội đƣơng thời phải gánh lấy, đồng thời phân tích các giá trị nghệ thuật mà nhà
văn đã xây dựng nên, cuối cùng tôi tổng hợp chúng thành những ý logic, liên kết chặt
chẽ với nhau, nhăm tạo nên một bài khóa luận hoàn chỉnh.


Ngồi những phƣơng pháp chính trên tơi cịn xử dụng một số phƣớng pháp khác
nhƣ: phƣơng pháp thống kê, xử lí tài liệu, nhận định và đánh giá.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo thì nội dung chính gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
1.1. Khái quát đặc điểm văn học Việt Nam sau 1975
1.1.1. Văn học giai đoạn 1975 - 1985
1.1.2. Văn học Việt Nam giai đoạn 1986 – 1991
1.1.3. Văn học Việt Nam từ 1992 đến nay
1.2. Đôi nét về nhà văn Dƣơng Hƣớng
1.2.1. Cuộc đời

1.2.2. Sự nghiệp
1.3. Cảm hứng bi kịch trong văn học
1.3.1. Khái niệm bi kịch
1.3.2. Cảm hứng bi kịch
Chƣơng 2: Bi kịch của ngƣời lính và ngƣời phụ nữ trong tiểu
thuyết “Bến không chồng”
2.1. Bi kịch của ngƣời lính
2.1.1. Bi kịch của nhân vật Nguyễn Vạn
2.1.2. Bi kịch của nhân vật Nghĩa và thành
2.1.2.1. Nhân vật Nghĩa
2.1.2.2. Nhân vật Thành
2.2. Bi kịch của ngƣời phụ nữ
2.2.1. Bi kịch của nhân vật bà Nhân
2.2.2. Bi kịch của nhân vật Hạnh
2.2.3. Bi kịch của các nhân vật nữ: Thủy, Dâu, Thắm, Cúc, Thao…
2.2.3.1. Nhân vật Thủy
2.2.3.2. Các nhân vật: Dâu, Thắm Cúc, Thao,…
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện tình huống bi kịch trong tiểu thuyết “Bến
khơng chồng”


3.1. Cốt truyện
3.2. Nhân Vật
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.1. Không gian bi kịch
3.3.1.1. Không gian riêng tƣ, nhỏ hẹp
3.3.1.2. Không gian xã hội rộng lớn
3.3.1.3. Không gian thiên thiên
3.3.2. Thời gian bi kịch
3.4. Giọng điệu bi kịch

3.4.1. Giọng điệu buồn thƣơng, xót xa
3.4.2. Giọng điệu tự nhiên, suồng sả, hài hƣớc
3.4.3. Giọng triết lý


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát đặc điểm văn học Việt Nam sau 1975
Ba mƣơi năm đất nƣớc ngừng tiếng súng, con ngƣời vẫn chƣa thể quên những
ám ảnh từ cuộc chiến tranh để lại. Sau ngày hịa bình, đất nƣớc phải phục hồi nền kinh
tế cũng nhƣ chấn chỉnh, thay đổi và sắp xếp lại nền văn nghệ nƣớc nhà. Trƣớc nhu cầu
và đòi hỏi của đời sống, văn học cũng bƣớc vào thời kì chuyển biến và đổi mới đó là:
vận động theo khuynh hƣớng dân chủ hóa, mang tính chất nhân bản nhân văn sâu sắc,
đổi mới quan niệm về văn học, nhà văn và quan niệm nghệ thuật vì con ngƣời (hay
cịn gọi là nghệ thuật vị nhân sinh) nhằm phát huy tính sáng tạo và phong cách nghệ
thuật của nhà văn với những tìm tòi, thể nghiệm mới trong cảm hứng thế sự về con
ngƣời.
1.1.1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985
Lịch sử văn học có hai giai đoạn chuyển tiếp đáng ghi nhớ, năm 1946 là giai
đoạn văn nghệ sĩ đang “nhận đƣờng” để đổi mới tƣ duy từ cái tôi cá nhân chuyển sang
cái ta của đời sống cộng đồng. Mƣời năm đầu sau năm 1975, khi đất nƣớc vừa yên
tiếng súng, văn nghệ sĩ lúc bấy giờ tạm rời xa những bản hùng ca chiến trận vẻ vang
và đầy tự hào của văn học trƣớc 1975 để thực hiện một cuộc đổi mới tƣ duy về văn
học. Mặc dù mƣời năm đầu đổi mới, các tác giả vẫn còn chịu ảnh hƣởng của khuynh
hƣớng sử thi và anh hùng ca.
Là giai đoạn văn học chuyển tiếp, chuyển tiếp từ nền văn học mang đề tài ngợi
ca ngƣời lính, cổ vũ chiến đấu để giành độc lập cho dân tộc sang một đề tài mới là con
ngƣời và xã hội thời hậu chiến. Nếu tìm hiểu văn học giai đoạn những năm 1975
chúng ta sẽ thấy đƣợc văn học giai đoạn này chủ yếu mang khuynh hƣớng sử thi và
cảm hứng lãng mạn, văn học mang nhiệm vụ cổ vũ chính trị, phục vụ chiến đấu. Tố

Hữu là tác giả có nhiều vần thơ chuyển tải khơng khí hân hoan ngày ra trận:
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lịng phơi phới dậy tương lai!”
“Lạ kì thay ta sống thật đầy gian khổ đêm ngày
Mà cứ tưởng bay trong mơ ước…”
(Tố Hữu)


qua bốn câu thơ ta thấy đƣợc nhà thơ Tố Hữu đã truyền cho thanh niên Việt Nam thời
bấy giờ một niềm tin ở tƣơng lai, để những thanh niến ấy có thêm sức mạnh tinh thần
to lớn để họ có thể vƣợt lên trên mọi thử thách, gian lao và rồi tạo nên những chiến
cơng phi thƣờng góp phần làm cho đất nƣớc hịa bình, độc lập, đó là một trong những
nhiệm vụ của văn chƣơng thời kì trƣớc 1975. Cịn đến với văn học sau năm 1975 thì
các nhà văn vẫn viết về đề tài chiến tranh, ngƣời lính, nhƣng họ lại đi khai thác ở một
khía cạnh khác đó là những bi kịch, những đau khổ, những ƣớc muốn khát khao của
cá nhân,… Nhƣ Nguyễn Trọng Tạo trong “Tản mạn thời tôi sống” đã viết:
“Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật chẳng dễ dàng chi”.
Hai câu thơ bộc lộ rõ ý thức cá nhân của nhà thơ, thể hiện sự quanh quẩn, ngẩn
ngơ của con ngƣời trong cuộc đời cịn nhiều khó khăn, bế tắc này.
Hay:
“Nó và tơi, hai đứa ở hai nơi.
Nó Nghệ An, tơi Hà Nội.
Nó trước, tơi sau cùng chung một sư đồn.
……………….
Nó chết rồi – Tơi chẳng muốn tin dù đó là sự thật.
Nó chết rồi – Để bữa cơm trưa nơi ở mới.
Cả tiểu đội tôi ngồi ăn trong im lặng.
Vì tất cả chúng tơi cùng nhớ tới một người Đồng Đội.”
những câu thơ nói về tình cảm của ngƣời lính dành cho đồng đội của mình đã hy sinh,

nó thể hiện một khơng khí buồn tẻ, hiu quạnh khi ngƣời bạn, ngƣời đồng đội của mình
phải nằm lại nơi chiến trƣờng. Đây là điều mà văn học thời chiến rất ít xuất hiện.
Giai đoạn đầu đổi mới, văn học chƣa thay đổi rõ rệt về đề tài. Theo Lã Nguyên
thì: “đây là giai đoạn khởi động của văn học thời kì đổi mới. Gọi đó là giai đoạn
“khởi động” bởi vì, nếu chỉ nhìn ở bề ngồi thì sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất
nước thống nhất, lịch sử Việt Nam chuyển qua một thời đại mới, nhưng văn học nghệ
thuật thì hình như vẫn vận động theo quán tính của văn học thời chiến. Đề tài về chiến
tranh và người lính vẫn là đề tài cơ bản của nhiều sáng tác văn học. Các sáng tác ấy
vẫn thể hiện nhãn quan giá trị và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi


viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.” [27]. Văn học những năm đầu hịa
bình cịn ảnh hƣởng chủ đề, đề tài của văn học giai đoạn trƣớc 1975. Văn học khởi
động với nhà văn tiên phong nhƣ Nguyễn Minh Châu với “Lửa từ những ngôi nhà”,
“Miền cháy”; Ma Văn Kháng với “Mùa lá rụng trong vườn”; Lê Lựu với “Mở rừng”
và Chu Lai với “Nắng đồng bằng”. Các tác giả này là những nhà văn đã từng sáng
tác trƣớc năm 1975, đến giai đoạn sau này họ là những con ngƣời tiên phong đổi mới
văn học, mặc dù sự đổi mới ấy chƣa toàn diện nhƣng chúng ta không thể phủ nhận
công lao của các nhà văn. Chính các nhà văn và các sáng tác của họ là nền tảng cho
việc đi sâu vào tiến hành đổi mới sau này.
1.1.2. Văn học Việt Nam giai đoạn 1986 - 1991
Thời kì đổi mới trong văn học Việt Nam đƣợc tính từ năm 1986. Năm diễn ra
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên diễn đàn của Đại hội này, Tổng Bí thƣ
Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới tư duy”, với rất nhiều “việc cần làm
ngay” cho văn học. Văn nghệ sĩ phải đổi mới quan điểm sáng tác, đổi mới tư duy
nhìn vào “thẳng sự thật”. Nhà văn cần thể hiện hiện thực như nó vốn có, khơng ngợi
ca theo hướng rập khn, một chiều.
Giai đoạn này, có thể nói là giai đoạn sôi nổi nhất của đời sống văn nghệ ở Việt
Nam, trong mọi lĩnh vực từ âm nhạc, hội họa, sân khấu điện ảnh cho đến văn học
đều cần có một sự đổi mới và sự đổi mới ấy diễn ra vô cùng quyết liệt. Đổi mới văn

học suy cho cùng là đổi mới về quan niệm: quan niệm về con ngƣời, về đời sống và
quan niệm về bản thân văn học nghệ thuật.
Với đời sống xã hội, văn học giai đoạn 1986 – 1991 tập trung phản ánh hiện
cuộc sống vốn có của nó. Các nhà văn, nhà thơ khơng che khuất đi các mặc hạn chế,
yếu kém của xã hội mà họ nhìn thẳng vào hiện thực và phản ánh một cách chân thực.
Các nhà văn, nhà thơ đƣa hiện thực cuộc sống ấy vào những trang viết của mình, khi
đi vào tác phẩm văn chƣơng các tác giả đã bằng chính những tài hoa của bản thân
trong việc sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật, để rồi hiện thực cuộc sống khắc
nghiệt ấy đƣợc con ngƣời nhìn nhận lại một cách tỉ mỉ hơn. Xong, việc nhìn nhận ấy
khơng phải để con ngƣời chê chán, phê phán cuộc sống này mà thơng qua đó con
ngƣời rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình thơng qua cuộc
sống, để rồi cải tiến đƣa đất nƣớc đi lên, hƣớng tới một tầm cao mới.


Về con ngƣời, văn học giai đoạn này quan tâm, đề cập nhiều hơn đến con ngƣời
cùng với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Nếu văn học thời chiến đề cập đến những
con ngƣời mang tính hình mẫu chung, những con ngƣời có lí tƣởng cao cả, thì đến
giai đoạn này những mong muốn, khát khao cá nhân đƣợc đƣa lên vị trí hàng đầu. Các
nhà văn, nhà thơ bộc lộ những tâm tƣ tình cảm, những khát vọng, những nhu cầu cá
nhân của con ngƣời thông qua các nhân vật một cách cụ thể và sinh động. Các nhà văn,
nhà thơ đã để cho các nhân vật của mình tự do thỏa sức thể hiện khát vọng sống để từ
đó bạn đọc có thể thấu hiểu, đồng cảm và yêu mến nhân vật.
Trên tờ Văn nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội nhà văn Việt Nam, số ra ngày 05
tháng 12 năm 1987, Nguyễn Minh Châu cho in bài phát biểu nổi tiếng “Hãy đọc lời ai
điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”. Bài viết ra đời nhƣ là lời tuyên ngôn thể
hiện tinh thần đổi mới văn chƣơng nói chung và của các nhà văn nói riêng. Lúc này
khi bàn về văn chƣơng, thì ta thƣờng xoáy vào hai đề tài, thứ nhất là mối quan hệ giữa
văn nghệ và chính trị và thứ hai là văn học phản ánh hiện thực. Lúc này những câu
hỏi nhƣ: Văn học cần phản ánh hiện thực nhƣ thế nào?, Văn học phục vụ chính trị là
nhƣ thế nào? Đặc trƣng của văn học là gì? Vì sao văn học cần đổi mới? đƣợc xới lên

bàn bạc, phân tích và giải quyết. Để rồi từ đó con ngƣời có cái nhìn đúng hơn, cụ thể
hơn về sự đổi mới văn học.
Một trong những đặc điểm mới cho tƣ duy của văn nghệ sĩ là sự tự do trong sáng
tác, ngƣời nghệ sĩ đƣợc vui buồn trong chính trang viết của mình Họ đƣợc tự do ngơn
luận, bình phẩm, lên án những hành vi tiêu cực trong xã hội. Mục tiêu của cơng cuộc
đổi mới này là vì con ngƣời. Nhà văn khai thác nhân vật trong những khía cạnh rất đời
thƣờng: sự thức tỉnh quyền sống cá nhân và những khao khát bản năng của con ngƣời
trong “Bến không chồng” của Dƣơng Hƣớng, số phận con ngƣời, đặc biệt là hình ảnh
ngƣời lính thời hậu chiến trong “Thân phận tình yêu” của Bảo Ninh; “Tướng về hưu”
của Nguyễn Huy Thiệp,..
Văn học Việt Nam giai đoạn 1886 – 1991 có nhiều khởi sắc tốt đẹp hƣớng tới
một tầm cao mới. Những tƣ duy mới mẻ, đã mang đến hàng loạt bài viết có nhiều giá
trị tạo nên một bầu khơng khí “trong lành”, “mát mẻ” và dân chủ cho văn học. Các
nhà văn, nhà thơ đƣợc sống thật, viết thật với những tâm tƣ tình cảm của mình. Một số
tác phẩm để lại tiếng vang và có giá trị to lớn: “Thời xa vắng” của Lê Lựu; “Đám


cưới khơng có giấy giá thú” của Ma Văn Kháng; “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai;
“Mảnh đất lắm rừng nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trƣờng; “Bến không chồng” của
Dƣơng Hƣớng. Các sáng tác của họ đã tạo nên một diện mạo mới cho nền văn học
nƣớc nhà.
1.1.3. Văn học giai đoạn 1992 đến nay
Từ những năm 1992 trở lại đây, nền văn học Việt Nam vẫn đang từng bƣớc phát
triển mạnh mẽ và vững chắc. Bên cạnh những cây bút có sức ảnh hƣởng to lớn đến
văn học thời đại mới nhƣ Chu Lai, Dƣơng Hƣớng, Nguyễn Khắc Trƣờng, Bảo Ninh,
Nguyễn Huy Thiệp,... thì lực lƣợng sáng tác cịn xuất hiện những tên tuổi mới đang
từng ngày cố gắng thúc đẩy văn học vƣơn lên tầm cao mới. Ta có thể kể đến một vài
cây bút trẻ tiêu biểu nhƣ Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tƣ, Vi Thùy Linh,…
đƣợc giới nhà văn đánh giá cao về tài năng cũng nhƣ lòng nhiệt huyết phục vụ cho
văn học nghệ thuật.

Khi đất nƣớc tràn ngập niềm vui mừng ngày thống nhất, nhân dân Việt Nam tích
cực lao động, phấn đấu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nƣớc nhà. Thì lúc ấy, văn
học cũng loay hoay tìm cho mình một con đƣờng mới để đổi mới tƣ duy, nhìn thẳng
vào hiện thực đời sống. Con ngƣời đƣợc thể hiện ở những góc cạnh tâm hồn, tiếng nói
cá nhân đƣợc đề cao. Văn học nhìn lại con ngƣời ở những số phận rất chân thật. Con
ngƣời đƣợc sống với chính mình.
Trong mƣời năm đầu đổi mới văn học, từ năm 1975 đến 1985 đƣợc xem là giai
đoạn “khởi động”. Ta nói nhƣ thế vì trong những năm ấy văn học mặc dầu có sự đổi
mới nhƣng chƣa sâu sắc và toàn diện. Văn học chỉ đổi mới một cách triệt để sau khi
Đại hội Đảng lần thứ VI diễn ra vào năm 1986, lúc này ta thấy đƣợc một không khí
tƣng bừng, sơi nổi đang diễn ra trong văn học Việt Nam. Các nhà thơ, nhà văn cho ra
đời hàng loạt các tác phẩm về đề tài về chiến tranh và chiến tranh thời hậu chiến, một
cái nhìn mới, một tƣ duy mới đối với đời sống, với con ngƣời nhƣ: “Đãi cát tìm vàng”
của Nguyễn Duy, “Hoa cỏ may” của Xuân Quỳnh, “Ta gửi cho mình” của Chế Lan
Viên, “Quảng đời đánh mất” của Dƣơng Thu Hƣơng, “Thời xa vắng” của Lê Lựu,
“Bến không chồng” của Dƣơng Hƣớng,… Văn học giai đoạn từ 1992 đến nay văn học
có nhiều bƣớc tiến mới, ngày càng khẳng định vị thế của bản thân trên trƣờng quốc tế,
với những cái tên tiêu biểu nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ, Vi Thùy Linh, Nguyễn Việt Hà,…


Văn học Việt Nam thời kì đổi mới là một bƣớc tiến lớn trong lịch sử văn học.
Đánh dấu sự tiến bộ văn học nghệ thuật, mà nó cịn là một đóng góp to lớn cho sự
nghiệp phát triển kinh tế nƣớc nhà. Thơng qua văn chƣơng con ngƣời có thể rút ra cho
mình một kinh nghiệm sống, một triết lí sống. Vẻ đẹp của văn chƣơng là vẻ đẹp mà
con ngƣời luôn mong muốn khám phá.
1.2. Đôi nét về nhà văn Dƣơng Hƣớng
Vùng đất Thái Bình là quê hƣơng của nhiều nhân tài nhƣ Thái úy Tô Hiến Thành;
nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn; linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung;… đây là những
nhân vật có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dựng nƣớc, giữ nƣớc và phát triển kinh tế
trong thời kì phong kiến. Và đến giai đoạn sau này vùng đất ven biển có khí hậu hài

hịa này cũng là nơi “chơn nhau cắt rốn” của nhà Văn Dƣơng Hƣớng, một ngƣời lính,
một nhà văn tài hoa.
1.2.1. Cuộc đời
Nhà văn Dƣơng Hƣớng sinh ngày 08 tháng 07 năm 1949, ông sinh ra tại thôn An
Lệnh, xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Dƣơng Hƣớng là ngƣời đƣợc
sinh ra và lớn trên một vùng đất giàu truyền thống u nƣớc, thƣơng dân, chính vì thế
từ lâu trong ông đã ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân là phải xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Điều này đã đƣợc chứng minh khi ơng tình nguyện đi cơng nhân quốc phịng
làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá lƣơng thực trên tuyến Khu 4 phục vụ cho chiến
trƣờng miền Nam vào tháng 09 năm 1965. Không dừng lại ở đó năm 1971, ơng vào
bộ đội chiến đấu tại chiến trƣờng Quân khu 5. Đến năm 1976, ông ra quân chuyển
ngành về Cục Hải quan Quảng Ninh và đã nghỉ hƣu năm 2008. Và hiện nay, ông đang
làm biên tập báo Hạ Long tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thành phố trẻ,
đẹp, văn minh Hạ Long này cũng là nơi dừng chân của Dƣơng Hƣớng và gia đình.
1.2.2. Sự nghiệp
Nhà văn Dƣơng Hƣớng bắt đầu viết văn từ năm 1985, bằng việc say sƣa sáng tác
và bằng những cống hiến đầy giá trị của bản thân cho nền văn học nƣớc nhà nên ông
đã sớm trở thành thành viên của hội nhà văn Việt Nam và ông đƣợc đánh giá là một
trong những gƣơng mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình Dƣơng Hƣớng đã cho ra đời nhiều tác phẩm
có giá trị cao nhƣ tập truyện ngắn “Gót son” (1989); tiểu thuyết “Trần gian đời


người” (1991); tập truyện ngắn “Người đàn bà trên bãi tắm”; “Tuyển tập Dương
Hướng” (1997); và gần đây nhất là tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” (2007). Nhƣng
khi nhắc đến các tác phẩm đặc sắc nhất, thành công nhất của nhà văn Dƣơng Hƣớng
thì chúng ta khơng thể nào khơng nói đến cuốn tiểu thuyết “Bến khơng chồng” đƣợc
nhà văn sáng tác vào năm 1990. Tác phẩm này đã đạt đƣợc giải thƣởng của hội nhà
văn Việt Nam vào năm 1991, và cũng chính tác phẩm này đã đƣợc dịch ra nhiều thứ
tiếng nhƣ tiếng Ý, tiếng Pháp, tác phẩm còn đƣợc chuyển thể thành phim nhựa dự liên

hoan phim quốc tế “Thái bình dương” và lên hoan phim Đức.
Với sự nỗ lực của bản thân, cùng với tài năng nghệ thuật và sự tâm huyết với
nghề, Dƣơng Hƣớng đã đạt nhiều thành công trên con đƣờng sự nghiệp văn chƣơng.
Ngoài giải thƣởng của hội nhà văn năm 1991 với tác phẩm “Bến khơng chồng” thì
nhà văn cịn đạt đƣợc một số giải thƣởng danh giá khác nhƣ Giải thƣởng Tạp chí Văn
Nghệ Quân Đội với truyện ngắn “Đêm trăng”. Giải A văn nghệ Hạ Long với tập
truyện “Người đàn bà trên bãi tắm”. Ơng cịn đƣợc tặng thƣởng truyện ngắn hay tạp
chí Đất Quảng với truyện ngắn “Quãng đời cịn lại” năm 1987; truyện ngắn hay Tạp
chí Văn Nghệ Quân Đội với tác phẩm “Người mắc bệnh tâm thần” năm 1989; truyện
ngắn hay Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội với tác phẩm “Bến khách” năm 2007. Giải
thƣởng văn học Hạ Long với tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” năm 2012.
Dƣơng Hƣớng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nƣớc và nhân dân phải
gồng mình gánh chịu sự áp lực của quân xâm lƣợc. Thực dân Pháp, đế quốc Mĩ tranh
nhau khai thác tài nguyên để làm giàu cho chính quốc và với dã tâm lớn hơn là chúng
muốn cƣớp nƣớc ta để mở rộng lãnh thổ. Dƣơng Hƣớng biết rõ đời sống chiến trƣờng
gắn liền với sự mất mác, đau thƣơng. Với ý thức của một con ngƣời đất Việt luôn
mang truyền thống yêu nƣớc nồng nàn và tinh thần trách nhiệm cao, nhà văn đã anh
dũng đứng lên và xung phong bƣớc ra chiến trƣờng để góp phần vào cơng cuộc giành
lại độc lập tự do cho dân tộc, cho non sông đất nƣớc. Văn chƣơng cũng là mối quan
tâm của nhà văn, để rồi họ cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị cao mang đầy tính hiện
thực và đầy tính nhân văn. Mặc dù Dƣơng Hƣớng tham gia sáng tác văn chƣơng có
phần hơi muộn so với nhiều nhà văn có tên tuổi trên thi đàn văn học lúc bấy giờ,
nhƣng ông đã bằng sự thơng minh, bằng tài ba và lịng nhiệt huyết với nghề cũng nhƣ


có cái nhìn hiện thực đầy tính nhân văn cao cả mà ông đã cho xuất bản hàng loạt tác
phẩm đạt giá trị cao đƣợc hội văn học Việt Nam cơng nhận.
Khi tìm hiểu về nhà văn Dƣơng Hƣớng, chúng ta sẽ thấy đƣợc ông là một ngƣời
rất xem trọng “cái nghiệp” văn chƣơng. Tuy nó chỉ là một “nghề tay trái” nhƣng tác
giả vẫn ln từng ngày tìm tịi, sáng tạo, nâng niu chúng nhƣ những “đứa con” của

chính bản thân mình. Ơng ln tận tụy với nghề, với cuộc sống và ơng đã đóng góp
cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm mang những giá trị hiện thực và nhân văn
cao cả. Từ những lí do trên, chúng ta có thể tin rằng Dƣơng Hƣớng là một trong
những cây bút trụ cột trong văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới.
1.3. Cảm hứng bi kịch trong văn học
1.3.1. Khái niệm bi kịch
Có nhiều định nghĩa viết về bi kịch, mỗi tác giả điều có một cái nhìn riêng, ở
một góc độ, một khía cạnh khác nhau.
Bi kịch (tiếng anh là tragedy) theo từ điển Bách khoa toàn thƣ Wikipedia là:
“một hình thức kịch dựa trên sự đau khổ của con người, khiến cho khán giả cảm thấy
bị thu hút hoặc hứng thú khi xem. Thể loại bi kịch thường được vận dụng vào các loại
hình hư cấu khác như phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh, v.v nhằm tạo cho người
xem những mối đồng cảm với hoàn cảnh của nhân vật và đạt đến mức độ xúc động
sâu sắc. Bi kịch có thể là yếu tố chủ đề của tác phẩm, hoặc ám chỉ đến một kết thúc
mà sự mất mát to lớn về nhiều nghĩa là tâm điểm.” [21]
Từ ý kiến này, chúng tôi nhận thấy văn học đổi mới đã đƣợc các tác giả hƣớng
sự quan tâm của mình đến cuộc sống thế sự, đời tƣ. Cảm hứng bi kịch khi con ngƣời
không thể đạt đến những điều mà mình mong muốn.
Với tác giả Adrian Poole: “Bi kịch là một từ cao quý, chúng ta dùng từ này để
mang lại cho bạo lực, tai ương, nỗi thống khổ, và sự mất mát cái kích thước phẩm giá
và giá trị. Bi kịch tuyên bố rằng cái chết này là khác thường.” [23]
Từ hai khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét rằng bi kịch một hình thức
kịch, mà thơng qua nó nhà văn có thể thể hiện sự đau khổ, sự mất mác của con ngƣời
và bi kịch ở đây còn là sự đau buồn của con ngƣời khi những ƣớc mơ, những khát
vọng sống, những nhu cầu riêng tƣ của bản thân không đƣợc thức hiện, không đƣợc
giãi bày.


Đến với mỹ học thì tác giả định nghĩa bi kịch một cách hoa mỹ hơn, dùng từ
mang tính thẩm mỹ cao. Nhƣng nội dung mà tác giả muốn ngƣời đọc nắm bắt cũng

tƣơng tự với hai định nghĩa trên. Với mỹ học, cái bi chỉ xuất hiện khi cái đẹp sau bao
đấu tranh với lực lƣợng đối lập thì nó chết đi, khơng cịn tồn tại nữa, thì đó là bi kịch.
Và bi kịch cũng là sự tổn thất, là hậu quả mà con ngƣời phải gánh chịu.
Tóm lại, khi con ngƣời phải gánh chịu sự mất mát, hy sinh, sự tổn thất. Hay họ
phải đối đầu với những sầu muộn, những khát vọng cá nhân không ai giãi bày tâm sự
và những khát khao ấy họ không thực hiện đƣợc, con ngƣời trở nên bế tắc, tuyệt vọng,
thì ta gọi đó là bi kịch. Và từ những bi kịch ấy, ta thấy đƣợc sự đồng cảm, cảm thông
giữa con ngƣời với con ngƣời.
1.3.2. Cảm hứng bi kịch
Cảm hứng bi kịch ra đời từ rất sớm và nhanh chóng đƣợc cơng chúng đón nhận.
Từ thế kỉ thứ V trƣớc công nguyên bi kịch cổ đại Hi Lạp đã ra đời. Và từ thế kỉ XVI –
XVII ở Châu Âu bắt đầu bùng nổ, phát triển bi kịch cổ điển, với các nhà văn có tên
tuổi nhƣ: Sêchpia, Raxin, Corney,… Lúc này cảm hứng bi kịch trong văn học đƣợc
xem là “một trạng thái tình cảm mãnh liệt” đồng hành cùng văn chƣơng ở giai đoạn
ban sơ, khi con ngƣời có nhu cầu mƣợn văn chƣơng để kí thác những nỗi niềm, những
tâm trạng cùng những giãi bày buồn vui đau khổ của bản thân.
Để ngiên cứu cảm hứng bi kịch chúng ta cần đặt nó trong mối quan hệ với cảm
hứng chủ đạo. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi đã đƣa ra ra định nghĩa cảm hứng chủ đạo nhƣ sau:
“Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt trong tác
phẩm nghệ thuật, gắn với một tư tưởng ác định, một sự đánh giá nhất định gây tác
động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. (…) Về sau lí luận văn học
xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư
tưởng và cảm xúc ở nghệ sĩ đối với thế giới được miêu tả”. Cũng theo nhóm nghiên
cứu này “Trong nghiên cứu văn học hiện đại có người phân loại cảm hứng chủ đạo bi
kịch, chính kịch, anh hùng, cảm thương, lãng mạn,…” [8; tr. 29]– hay cịn gọi là cảm
hứng bi kịch, chính kịch, cảm thƣơng, lãng mạn
Để hiểu cặn kẽ về “bi kịch” và “cảm hứng bi kịch” thì chúng ta cần đặt hai khái
niệm này trong sự đối sánh giữa hai khái niệm “cái bi” và “bi kịch”. Ở đây chúng ta



có thể thấy một điều khá rõ rằng nếu cảm hứng bi kịch mang tính chủ quan của nhà
văn thì bi kịch lại mang tính khách quan hơn, trong vai trò là một thể loại văn học với
những quy định, khuôn mẫu thể loại riêng buộc ngƣời viết phải tuân thủ. Chúng ta
không đƣợc đồng nhất “cảm hứng bi kịch” và “bi kịch” mặc dù giữa hai khái niệm
này có sự gặp gỡ nhau ở trạng thái buồn thảm, cảm xúc thƣơng đau, có tính thống
nhất.
Bên cạnh sự tƣơng đồng với bi kịch thì cảm hứng bi kịch có nhiều nhiều mối
liên hệ tƣơng giao với khái niệm cái bi, nhƣng chúng cũng khơng bao giờ trùng khít
hồn tồn với nhau. Theo nhóm nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi thì cái bi là: “phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực
tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái
thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động… trong điều kiện
những cái sau còn mạnh hơn những cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những
chiến thắng và sự bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện.
Cái bi tạo một cảm xúc thẩm mỹ phức hợp bao hàm cả nỗi đau xót, niềm hân hoan lẫn
nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân
nỗi đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và
khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người”[8; tr. 32].
Nhìn lại những chặn đƣờng đổi mới của văn học sau năm 1975, cùng với chủ
trƣơng của Đảng là: “Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật”
thì văn học đã có những bƣớc chuyển mình rõ rệt. Trong văn học nói chung và trong
tiểu thuyết giai đoạn sau 1975 nói riêng, mặc dù vẫn còn mang dƣ âm của cảm hứng
lãng mạn, anh hùng ca nhƣng văn nghệ sĩ đã dần hƣớng ngòi bút vào những sáng tác
mang đầy cảm hứng thế sự. Trong đó họ đau đớn, trăn trở cùng nhân vật trong những
cảm hứng bi kịch đơi khi khơng lối thốt. Chúng ta có thể kể đến những đóng góp
đáng kể nhƣ: “Năm 1975 họ sống như thế nào”, “Chim én bay” của Nguyễn Trí Hn;
“Ăn mày dĩ vãng”, “Vịng trịn đen bạc”, “Ba lần và một lần” của Chu Lai; “Thời xa
vắng” của Lê Lựu,…
Bi kịch là một cảm hứng sáng tác trong văn học. Cảm hứng này chƣa từng hoặc

có thì cũng rất ít và mờ nhạt trong văn học giai đoạn trƣớc những năm 1975, đến khi
hịa bình lập lại non sơng đƣợc thu về một mối thì khi ấy cảm hứng bi kịch mới bắt


đầu khẳng định mình trên văn đàn Việt Nam. Nó xuất hiện nhƣ một luồng gió mới để
con ngƣời có thể nhìn thẳng vào hiện thƣc, nhìn thẳng vào từng “ngõ ngách” của cuộc
sống, để rồi từ đó con ngƣời đề ra cho bản thân mình những hƣớng đi mới, định
hƣớng cho mình cho đất nƣớc một tƣơng lai sáng ngƣời để dần có thể sánh vai cùng
các cƣờng quốc trên thế giới.
Cảm hứng bi kịch không phải xuất hiện để phơi bày những hiện thực tàn khốc,
để rồi con ngƣời phải chùng bƣớc trƣớc mọi khó khăn, huy hiểm. Mà nó xuất hiện với
một xứ mệnh cao cả hơn, đó là giúp con ngƣời nhận ra những thiếu xót, những khó
khăn của bản thân để cố vƣơn lên tìm cho mình một lối thốt. Ngồi ra cảm hứng bi
kịch xuất hiện cịn một tác dụng quan trọng hơn đó là giúp con ngƣời giãy bày những
khát vọng, những bế tắc của bản thân. Từ đó họ tìm đƣợc sự đồng cảm, chia sẻ của
độc giả.

CHƢƠNG 2
BI KỊCH CỦA NGƢỜI LÍNH VÀ NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT “BẾN KHƠNG CHỒNG”
2.1. Bi kịch của ngƣời lính
Đến với tác phẩm văn chƣơng viết về đề tài chiến tranh, ngƣời đọc đƣợc tiếp cận
với hiện thực cuộc chiến và hình ảnh ngƣời lính ở những khía cạnh đa chiều. Sau năm
1975, mốc son đánh dấu Một thời đại khổ nhục nhƣng vĩ đại của dân tộc đã đi qua.
Đất nƣớc sau những năm tháng mƣa bom bão đạn đang dần dần hồi phục. Con ngƣời
trở về từ cuộc chiến mang theo niềm tự hào, niềm vui chiến thắng của một thời “đất
nước hát đồng ca”. Thời chiến, ngƣời lính đƣợc miêu tả là những ngƣời dũng cảm,
kiên trung với niềm tin tƣởng vào một tƣơng lai tốt đẹp cho đất nƣớc dù có phải hy
sinh bản thân: “Đồn giải phóng qn một lần ra đi / Nào có sá chi đâu ngày trở về
/Ra đi ra đi bảo tồn sông núi / Ra đi ra đi thà chết cho vinh.”. Ngƣời lính của thời

bình đƣợc các tác giả miêu tả ở góc nhìn đời thƣờng, góc nhìn thế sự.
Dƣơng Hƣớng là nhà văn có tâm huyết với nghề. Ơng cũng hịa nhịp vào dòng
chảy của văn học giai đoạn đổi mới bằng nhiều tác phẩm phản ánh những bi kịch của
con ngƣời, trong đó có bi kịch của ngƣời lính: Dưới chín tầng trời, Trần gian đời
người, Bến không chồng… Nổi bật và tiêu biểu hơn cả là tiểu thuyết Bến không chồng.
Trong tác phẩm, chúng ta thấy đƣợc hai dòng cảm xúc phát triển song hành cùng nhau


khá rõ ràng, cảm xúc vinh dự, tự hào khi ngƣời lính Nguyễn Vạn trở về từ chiến
trƣờng với tên gọi lính cụ Hồ. Những cống hiến của họ trong cuộc chiến đƣợc mọi
ngƣời ngợi ca, khâm phục. Sự chào đón nhiệt tình đầy trân trọng của những ngƣời
thân quen mang đến cho nhân vật cảm giác hân hoan khó tả. Dòng cảm xúc còn lại là
những điều va vấp đến tội nghiệp cho những con ngƣời đã quen cuộc sống đạn bom,
nay trở về với cuộc sống thƣờng ngày, đơi khi họ khơng thể thích nghi, khơng thể hịa
nhập đƣợc. Từ những khát vọng, mong ƣớc không thể thành, con ngƣời làng Đông rơi
vào những bi kịch không lối thốt. Đó là Nguyễn Vạn, là Nghĩa, là Thành, những con
ngƣời đã từng vẫy vùng khơng quản khó nhọc, chết chóc khi đối đầu với qn thù
nhƣng họ lại khơng đủ can đảm vƣợt qua những định kiến về dòng họ, những quan
niệm cổ hủ trong cách sống. Đó là Hạnh, là bà Nhân, là Dâu, Thắm, Cúc, Nhài ...
Những ngƣời phụ nữ kém may mắn soi cuộc đời mình ở Bến không chồng. Họ cũng
nhận những cay đắng bẽ bàng khi vùng vẫy để đƣợc sống trọn vẹn với bản năng.
2.1.1. Bi kịch của nhân vật Nguyễn Vạn
Chiến tranh bao hàm những sự khốc liệt, hy sinh và mất mát. Một cuộc chiến dù
là chính nghĩa hay phi nghĩa thì ngƣời chịu khổ vẫn là nhân dân. Văn học giai đoạn
1945 – 1975 tập trung chủ đề về cuộc chiến hào hùng của dân tộc và ngƣời lính trong
tâm thế sẵn sàng ra trận, sẵn sàng hy sinh bản thân để đánh đổi nền hịa bình. Ngƣời
lính của giai đoạn văn học này thƣờng dồn hết mọi tâm tƣ cho cuộc chiến, cho cách
mạng. Những riêng tƣ cá nhân thƣờng bị gạt bỏ, phớt lờ hoặc giấu vào trong ít biểu
hiện ra ngoài. Giai đoạn văn học này lấy ngƣời lính làm nhân vật trung tâm. Sau đổi
mới, văn học vẫn tiếp tục chủ đề chiến tranh với cảm hứng sử thi và anh hùng ca. Văn

nghệ sĩ khai thác hình ảnh ngƣời lính với những nét tâm hồn khơng cịn đồng điệu của
những năm "đất nước có cùng một khuôn mặt". Mỗi con ngƣời là một tâm trạng rất
riêng, khơng lẫn vào nhau. Niềm vui ngày hịa bình đƣợc trở về đồn tụ với gia đình
chƣa hẳn là một niềm vui trọn vẹn. Họ phải gánh chịu nỗi đau mà chiến tranh để lại
hằn vết trên cơ thể. Nỗi đau ấy ln giày vị, ám ảnh họ trong suốt qng đời cịn lại.
Bằng sự cảm thơng, đồng cảm sâu sắc với những ngƣời chiến sĩ nơi chiến trận,
Dƣơng Hƣớng đã tái hiện lại bức tranh cuộc sống đời thƣờng với những bi kịch của
ngƣời lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết “Bến không chồng”. Ở những trang đầu
của tác phẩm, nhà văn đã miêu tả nhân vật “Nguyễn Vạn tập tễnh bước" về ngôi làng


Đông. Dáng đi của nhân vật bƣớc trở về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên đầy
thiêng liêng và xúc động. Mỗi bƣớc chân anh đi đến đâu đều gợi nhớ cho anh những
ngày tháng mà anh sống tại mảnh đất này. Thời ấy, cuộc sống của anh có cơ cực, có
vất vả "quanh năm Vạn mặc quần cộc phơi tấm lưng trần trên lưng trâu" [29; tr.14].
Anh cũng có tuổi thơ vui vẻ trên "bãi chiến trường thời thơ ấu" [29; tr.14]. Anh vẫn
còn nhận ra nấm mộ bố mình giữa một cánh mả Rốt dày đặc những ngơi mộ. Hồn
thành nghĩa vụ với đất nƣớc, anh trở về và quỳ sụp trƣớc mộ ngƣời đã sinh thành ra
mình. Sự xa cách, niềm tiếc thƣơng bố đã khiến Nguyễn Vạn bật khóc. Trong phút
chốc, bất giác anh "hoảng sợ đứng dậy" nhƣ lo lắng sẽ có ngƣời phát hiện ra ngƣời
anh hùng chiến trận đang rơi lệ. Từ dáng đi của anh cho thấy rằng chiến tranh đã tàn
phá và cƣớp đi của con ngƣời quá nhiều“trên cơ thể chú bây giờ đầy những vết sẹo”
những vết sẹo mà anh phải mang theo cả đời.
Ngƣời lính Nguyễn Vạn ngày trở về khơng chỉ có nỗi đau trên cơ thể, mà anh
còn phải chịu nhiều những nỗi đau từ ki kịch của cuộc đời. Nguyễn Vạn sống trong
cảnh cơ độc khơng ngƣời chăm sóc. Khi từ chiến trƣờng ác liệt trở về, tài sản quý nhất
của Nguyễn Vạn lúc bấy giờ là những “những tấm huân chương rung rinh lấp lánh
trên ngực” [29; tr. 1]. Ngoài chúng ra thì hầu nhƣ Nguyễn Vạn khơng cịn tài sản gì
có giá trị đối với anh. Chính vì thế, ngồi việc chăm lo cơng việc của làng thì anh vẫn
phải lao động để tìm chén cơm manh áo nhƣ bao ngƣời nông dân khác. Một phần là

do lao động và nguyên nhân chính là do mơi trƣờng ở chiến trận đã đúc lại thành một
Nguyễn Vạn già nua, héo úa. Lúc Nguyễn Vạn ra đi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
thì anh vẫn là một thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, nhƣng chiến tranh khốc liệt đã
bào mòn anh thành một con ngƣời đầy những vết thƣơng đau đớn. Nguyễn Vạn là một
trong những số ít ngƣời đƣợc quay trở về sau khi chiến tranh kết thúc. Ngày anh từ
chiến trƣờng trở về anh khơng có đƣợc niềm vui đồn tụ gia đình. Tuổi xuân cống
hiến cho cuộc chiến trƣờng kì, gia đình cũng khơng, vợ con cũng khơng. Ngƣời có gia
đình có con cái nhƣ chồng bà Nhân thì phải nằm xuống nơi chiến trƣờng. Cịn ngƣời
đƣợc sống sót trở về thì chẳng biết đồn tụ cùng ai. Ngồi việc hàn huyên cùng bà con
làng xóm và thân tộc, Nguyễn Vạn trở về ngơi nhà của mình trong cảnh lẻ loi, cô đơn.
Những khi tối lửa tắt đèn không có ai kề bên chia ngọt sẻ bùi.


Mạch cảm xúc trong văn học trƣớc 1975, các nhà văn thƣờng xây dựng nhân vật
ở sự lãng mạn. Súng đạn nơi chiến trƣờng không buông tha cho bất cứ ai. Vì vậy, đơi
lúc ngƣời tiền tuyến khơng muốn để nhớ để thƣơng cho ngƣời ở lại còn ngƣời hậu
phƣơng cũng không muốn làm gánh nặng cho ngƣời ra đi vì sự nghiệp lớn. Con ngƣời
với những tình cảm, tình yêu riêng tƣ lại phải nén lại, không thể giãi bày cho nhau. Họ
dồn mọi tâm tƣ cho con đƣờng giải phóng dân tộc. Nhƣng sâu thẳm trong họ vẫn khát
khao hạnh phúc gia đình. Những dịng thơ ấm áp tình đồng chí, đồng đội xen lẫn
những suy nghĩ về một hạnh phúc nhỏ nhoi của ngƣời chiến sĩ trong bài thơ “Nhớ”
của Hồng Nguyên là tiếng nói rất chân thật của một thế hệ trẻ:
“Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng.
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thơn nữ cuối nương dâu.”
Những ngƣời lính trong thơ Hồng Nguyên đã biểu hiện nỗi niềm thầm kín. Với

họ, chỉ có thể xây dựng hạnh phúc riêng khi hạnh phúc chung đƣợc trọn vẹn. Không ai
bảo ai, tự bản thân họ, những ngƣời lính trẻ đều tự căn dặn mình dồn nén tình cảm
riêng tƣ để dành một tình yêu lớn cho đất nƣớc.
Ngƣời lính Nguyễn Vạn trong “Bến khơng chồng” trở về quê khi tuổi đã xế
chiều. Cởi bỏ chiếc áo lính, anh quay về với hiện thực cuộc sống nhiều gian nan. Anh
cũng khát khao một mái ấm gia, muốn tìm cho mình một ngƣời để bầu bạn, quan tâm,
chăm sóc. Trong tâm trí anh cũng muốn có một gia đình để yêu thƣơng. Anh muốn
thổ lộ với chị Nhân rằng “tôi yêu chị đấy, từ lâu rồi!”. Nhƣng Nguyễn Vạn khơng thể
thổ lộ tình cảm với chị Nhân. Bởi giây phút này, Nguyễn Vạn mặc dù đã thốt ra khỏi
hình ảnh của ngƣời lính lo sự nghiệp chung cho dân tộc. Nhƣng chính tại ngơi làng
Đơng này, Nguyễn Vạn khơng thể mở lời với ngƣời anh yêu thƣơng vì “trên đời này
còn bao nhiêu chuyện ràng buộc nào danh dự, uy tín…”. Tình cảm ấy bị ngăn cách
bởi một bức tƣờng thành vơ hình nhƣng có sức ảnh hƣởng ghê ghớm. Đó là ý thức
dịng họ, là ý nghĩ cổ hủ, lạc hậu của Vạn. Anh cứ đắn đo giữa tình cảm và lý trí, một


bên anh muốn cùng bà Nhân đi hết quãng đƣờng còn lại của cuộc đời, một bên anh lại
nghĩ đến mối thù truyền kiếp của dòng họ Nguyễn – Vũ, nghĩ đến việc bà Nhân là vợ
của bạn mình nên khơng thể sánh dun, mặc dù tình cảm anh dành cho chị Nhân là
rất nghiêm túc.
Nguyễn Vạn chọn cuộc sống lặng lẽ, cô đơn. Trong mối quan hệ với mọi ngƣời,
anh lấy sự lãnh đạm, khô khan, cứng nhắc để che giấu những nỗi niềm, khao khát
riêng tƣ, không dám “bước qua lời nguyền” giữa hai dịng họ để có đƣợc chút hạnh
phúc muộn mằn sƣởi ấm quãng đời còn lại. Nếp sống thời chiến, lối tƣ duy thời chiến
ngấm sâu vào Vạn, biến anh thành một khối ý chí rắn đanh. Anh xa lạ với những buồn
vui thƣờng tình của cõi ngƣời: “Điều dáng sợ nhất với Vạn là để mất lòng tin với với
Đảng. Từ một việc nhỏ Vạn cũng phải cân nhắc xem có phải đấy là lịng dân ý Đảng.
Lâu nay Vạn xét lại lịng mình và thấy rằng Vạn đã yêu thương chị Nhân. Đấy là do
những giây phút yếu hèn khơng kìm nén được. Lí trí khơng cho phép Vạn làm điều ấy.
Điều ấy là lỗi lầm đáng tiếc không xứng đáng với người chiến sĩ cách mạng, khơng

xứng đáng với lịng ngưỡng mộ của dân, làng họ mạc. Thời trai trẻ của vạn đã qua,
Vạn sống với niềm kiêu hãnh Vạn đã có ” [29; tr. 64]. Anh khơng muốn làm sụp đổ
hình ảnh về một Nguyễn Vạn có chiến tích lẫy lừng trong chiến đấu. Một con ngƣời
cách mạng dù sống trong hồn cảnh chiến tranh hay hịa bình cũng phải giữ bản thân
sao cho xứng đáng với sự tin tƣởng của nhân dân.
Con ngƣời bản năng với những nhu cầu sinh lí là một điều tất yếu của bất kì ai.
Nhu cầu này khơng có gì để phải chê cƣời. Nhƣng với Nguyễn Vạn, anh muốn trở
thành một tấm gƣơng cho ngƣời dân làng Đông. Anh cố cất giấu, cố chối bỏ những
ham muốn mà đáng lẽ ra mình phải có. Chị Nhân là ngƣời mà Nguyễn Vạn dành cho
sự yêu thƣơng chân thành. Trong một đêm mƣa gió, Nguyễn Vạn và chị Nhân tƣởng
nhƣ đã tìm thấy nhau. Chị Nhân là ngƣời chủ động trong châu chuyện này. Giây phút
ở bên chị, Nguyễn Vạn đã đƣợc sống với chính mình “chị thấy hai bàn tay chú Vạn
lướt nhẹ trên khắp cơ thể chị”. Hai con ngƣời nhƣ đƣợc sống trọn cảm giác ái ân.
Nhƣng bất chợt, họ tự thức tỉnh lẫn nhau “chị thở hổn hển thốt khỏi vịng tay chú
Vạn. Bất chợt cả hai đều vùng dậy hoảng hốt nhảy ra khỏi giường”. Cả hai ngƣợng
nghịu, khỏa lấp câu chuyện này bằng một câu chuyện khác:
“- Chú bắt được ở đâu mà nhiều cá rô thế


×