Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đóng góp của nguyễn nhật ánh cho văn học tuổi mới lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.42 KB, 110 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHỐ: 2013 - 2017

ĐĨNG GĨP CỦANGUYỄN NHẬT ÁNH
CHO VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Quỳnh Anh
Lớp : D13NV01
Khoá : 2013 - 2017
Hệ : CHÍNH QUY

---o0o---

Bình Dương, tháng 4 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHỐ: 2013 – 2017

ĐĨNG GĨP CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
CHO VĂN HỌC TUỔI MỚI LỚN
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Sỹ Đồng
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Quỳnh Anh
Lớp : D13NV01
Khố : 2013 - 2017
Hệ



: Chính quy

---o0o---

Bình Dương, tháng 4 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Sỹ Đồng, người đã
tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình thực hiện luận văn, từ việc định
hướng, lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương và triển khai luận
văn. Thầy đã có những góp ý cụ thể cho cơng trình và ln ln động
viên để tơi có thể hồn thành nhiệm vụ của mình. Nhân dịp này tơi xin
được bày tỏ lịng biết ơn đối với sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy đã
dành cho tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo khoa, các thầy cô giảng
viên trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tơi hồn thành tốt khố luận này!
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và
người thân, những người đã tạo cho tôi một điểm tựa vững chắc cả về
vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
Bình Dương, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Lê Thị Quỳnh Anh


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hồn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Lê

Sỹ Đồng. Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
-

Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được
cơng bố trong các cơng trình khác.

- Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là hồn tồn trung thực
Nếu sai, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Lê Thị Quỳnh Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .... ................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..... ...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .... ...................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................6
4.1. Phương pháp sưu tầm... ...................................................................................7
4.2. Phương pháp thống kê... .....................................................................................7
4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp.... ................................................................7
4.4. Phương pháp nghiên cứu so sánh...............................................................7
4.5. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội...................................................7
4.6. Phương pháp liên ngành.............................................................................7
5. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi giới hạn đề tài.... .................................................7
5.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................7
5.2. Phạm vigiới hạn đề tài.............................................................................8

6. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................9
NỘI DUNG.............................................................................................................9
Chƣơng 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........... ...........................................................9
1. 1. Khái quát chung về văn học tuổi mới lớn.......................................................9
1.1.1. Quan niệm về văn học tuổi mới lớn.......................................................9
1.1.2.Tiến trình văn học tuổi mới lớn........ .....................................................13
1.2. Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm tiêu biểu......................................................15
1.2.1. Đôi nét về Nguyễn Nhật Ánh...............................................................15
1.2.2. Các tác phẩm tiêu biểu........................................................................17
1.2.3. Giới thiệu các tác phẩm nghiên cứu....................................................21
* Tiểu kết.............................................. .........................................................27
Chƣơng 2: ĐÓNG GÓP VỀ MẶT NỘI DUNG CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH CHO
VĂN HỌC VIẾT VỀ TUỔI MỚI LỚN
2.1. Đời sống tuổi mới lớn………………… …..……………………………....29


2.1.1. Kí ức về mái trường………….… .…………………………………...30
2.1.2. Kỉ niệm trong đời thường…….… ..…………………………………..41
2.2. Tình cảm tuổi thơ………………..………………………………………..45
2.2.1. Tình cảm gia đình làng xóm…….…………………………………45
2.2.2. Tình u học trị trong sáng…….…………………………………..50
2.2.3. Tình cảm bạn bè……………………………………………………..61
* Tiểu kết………………………………………………………………………..…63
Chƣơng 3: ĐÓNG GÓP VỀ MẶT NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
CHO VĂN HỌC VIẾT VỀ TUỔI MỚI LỚN
3.1. Nghệ thuật kể chuyện..................................................................................65
3.1.1. Ngôi kể.............................................................................................65
3.1.2. Giọng điệu........................................................................................75
3.2. Nghệ thuật dựng truyện...............................................................................89
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................89

3.2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...........................................................94
* Tiểu kết ... ....................................................................................................99
KẾT LUẬN............................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................102


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

Một tác phẩm văn học đƣợc xây dựng thành công cần hội đủ yếu tố nội dung
và nghệ thuật. Nội dung cần mới mẻ hấp dẫn mà vẫn chân thật, gần gũi với đời sống
con ngƣời. Thế giới nghệ thuật phải phong phú đa dạng, kết hợp nhiều hình thức
nghệ thuật khác nhau, giúp độc giả nắm bắt đƣợc quan niệm tƣ tƣởng cũng mà tác
giả muốn truyền tải. Bởi vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong
các tác phẩm đƣợc xem là “chìa khóa vàng” giúp mở ra thế giới tâm hồn và nghệ
thuật của nhà văn. Để từ đó ta thấy đƣợc sự sáng tạo tài tình của nhà văn trong từng
tác phẩm. Lí giải tại sao cùng viết về một đề tài nhƣng có nhà văn tạo cho mình
đƣợc chỗ đứng nhất định trong lịng độc giả, có ngƣời lại nhanh bị lãng quên?
Dòng văn học viết về lứa tuổi mới lớn khơng cịn q xa lạ đối với giới yêu
thích văn chƣơng. Những năm trở lại đây, các tác phẩm viết về đề tài này khá nhiều.
Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào ra đời cũng thành cơng. Nhƣng có thể nói
rằng, vài chục năm qua, ở Việt Nam viết về dòng văn học tuổi mới lớn thì Nguyễn
Nhật Ánh nổi lên nhƣ một hiện tƣợng. Các tác phẩm của ông không chỉ đƣợc bạn
đọc trong nƣớc mà cả ngồi nƣớc mến mộ, ơng trở thành một tên tuổi nổi bật, khó
ai sánh kịp. Mỗi một tác phẩm của ông, khi cho ra mắt bạn đọc đều tạo nên cơn sốt
trên khắp cả nƣớc. Năm 1995, ông đƣợc bầu chọn là nhà văn yêu thích nhất trong
20 năm (1975 -1995) qua cuộc trƣng cầu ý kiến của bạn đọc về các gƣơng mặt trẻ
tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đồn thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh

những tác phẩm viết cho thiếu nhi nhƣ bộ truyện Kính Vạn hoa (45 tập), Chuyện xứ
Lang Biang (28 tập),…. ông cho ra đời những tác phẩm viết về tuổi mới lớn gây
đƣợc tiếng vang với những cái tên quen thuộc nhƣ: Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm
qua, Những cô em gái, Hoa hồng xứ khác,…
Yếu tố tạo nên thành công của một tác giả viết cho tuổi mới lớn nằm ở chỗ
tác giả có “đánh thức” đƣợc tâm hồn của các em hay không? Cùng mang trên vai
trọng trách của ngƣời đánh thức tâm hồn, Nguyễn Nhật Ánh đã làm đƣợc điều đó.


Qua mỗi tác phẩm, ngƣời đọc nhƣ thấy chính mình sống trong tác phẩm, sinh động
và chân thật. Đặc biệt là văn học tuổi mới lớn, với những trang văn thấm đƣợm
những cảm xúc đầu đời, những tình cảm trong sáng, ngại ngùng, làm say mê biết
bao nhiêu độc giả, không chỉ tuổi mới lớn mà cả đối tƣợng thiếu nhi và trƣởng
thành. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho
văn học tuổi mới lớn một mặt để nhận ra những đóng góp to lớn của nhà văn, mặt
khác khẳng định một lần nữa quan niệm và tƣ tƣởng thẩm mĩ của nhà văn dành cho
lứa tuổi mới lớn.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về
tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông, song phần lớn là tiếp cận phân
tích ở một khía cạnh nhất định nào đó, chủ yếu là dành cho việc tìm hiểu các tác
phẩm thuộc dịng văn học thiếu nhi còn văn học tuổi mới lớn vẫn còn nhiều điều
cần khám phá. Mặc dù, cũng có những bài viết đi tìm hiểu dịng văn học này nhƣng
chỉ mang tính giới thiệu, khát qt, chƣa đi sâu tìm hiểu từng nội dung, từng đặc
điểm nghệ thuật,…Vì vậy, thiết nghĩ việc chúng tơi tiến hành nghiên cứu đóng góp
của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn sẽ góp thêm một phần tiếng nói
mới, khám phá mới của cá nhân về việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài
“Đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn” về nội dung và
nghệ thuật để tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề

Qua việc tìm hiểu nghiên cứu, chúng tơi thấy rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà
văn đƣợc quan tâm nhiều trên các diễn đàn văn học, văn hóa, giải trí và cả tạp chí
chun mơn. Đồng thời, các tác phẩm của ơng ra đời đều đƣợc đón nhận nồng nhiệt
từ bạn đọc, cũng nhƣ đƣợc sự quan tâm, bàn luận của các đầu báo, các nhà phê
bình.
Để có cái nhìn khách quan nhất về Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của
ơng trong q trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài, chúng tôi tiếp xúc với các tài liệu sau:


Trƣớc tiên là một số lời nhận xét, đánh giá của các nhà chun mơn, phê
bình và những độc giả sau khi đọc các tác phẩm của ông. Nhà thơ Đỗ Trung Quân
đánh giá cao vai trò và sự xuất hiện của Nguyễn Nhật Ánh:“Những năm 80, một
hiện tượng “đen” đang đe dọa làm bẩn những tâm hồn trong trẻo của lứa tuổi học
trò: sách khiêu dâm chép tay như nạn dịch lây lan vào môi trường học đường.
Chống lại nó chỉ có thể là những sáng tác đủ mạnh, đủ hay, đủ sức thu hút, có cái
cho thế hệ trẻ tìm đọc. Hàng loạt tác phẩm dành cho tuổi học trò ký tên Nguyễn
Nhật Ánh ra đời: Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Trại hoa vàng, Mắt biếc… Nguyễn
Nhật Ánh không chỉ trở thành lá chắn cho tâm hồn học trò, anh còn mang lại cho
văn học thanh thiếu niên một sinh khí mới, lãng mạn, dí dỏm, nghịch ngợm và lành
mạnh” [32]. Nhƣ vậy, giữa giai đoạn bầu trời văn học đang có dấu hiệu “điểm đen”
thì các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện và mở ra một vùng sáng mới.
Tác giả Thu Thủy đã đƣa ra nhận xét trong bài viết Chặng đường 10 năm của
Tủ sách văn học dành cho tuổi mới lớn để khẳng định thành công của Nguyễn Nhật
Ánh khi viết cho tuổi mới lớn:“Thời gian đầu, chỉ có những nhà văn lớn tuổi tham
gia viết sách cho lứa tuổi này như: Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Quang Sáng...Về sau,
các cây viết trẻ tham gia sôi nổi, từ những nhà văn đã có tên tuổi ở dịng văn học
người lớn đến những cây bút học trị. Viết thành cơng nhất những tác phẩm văn học
dành cho tuổi mới lớn là Nguyễn Nhật Ánh”(...) “Những trang viết của ơng đã hồn
tồn chinh phục được những độc giả đang ở độ tuổi “dở dở, ương ương”. Bởi lẽ,
đọc tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh, độc giả cũng như thấy phản chiếu chính

bản thân mình trong đó” [35].
Trong bài viết “Văn học cho “Tuổi mới lớn” hiện nay” tác giả Lê Phƣơng
Liên đã đƣa ra nhận định: “Có lẽ một tác giả đầu tiên đã vượt lên cách viết cho
thiếu nhi thông thường để đi vào đề tài “tuổi mới lớn”, đó là Nguyễn Nhật Ánh”
[33]. Quả đúng là nhƣ vậy, Nguyễn Nhật Ánh đƣợc độc giả biết đến và quen thuộc
đầu tiên là nhà văn của thiếu nhi. Nhƣng khi ông cho ra đời những sáng tác dành
cho lứa tuổi mới lớn, tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh ngày càng vang xa hơn, không


chỉ đƣợc bạn đọc trong nƣớc yêu thích mến mộ mà cả những tác giả, bạn đọc nƣớc
ngồi cũng tìm đến các tác phẩm của ông.
Trong lời giới thiệu sách trên trang web www.lazada.vn nhận định: “Có thể
khơng ngoa khi nói rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của tuổi mới lớn và là nhà
văn thành công nhất khi khai thác đề tài hết sức thú vị này. Nhiều thế hệ độc giả
Việt Nam đã lớn lên cùng những trang sách đầy mộng mơ, hồn nhiên, tươi vui của
Nguyễn Nhật Ánh. Người đọc luôn yêu quý và thán phục ở ông chính là tâm hồnmột tâm hồn luôn tràn đầy năng lượng, hi vọng và không ngừng yêu thương cuộc
đời, con người và tạo vật xung quanh mình”. Dù là viết về cuộc sống hằng ngày
hay những cảm xúc của lứa tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn thành cơng
qua từng trang viết của mình.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ngày
16/9/2015, Trung tâm ngôn ngữ và Văn học – Nghệ thuật trẻ em (Trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội) đã tổ chức hội thảo: “Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục
tuổi thơ”. Tại hội thảo này PGS.TS Văn Giá đã khẳng định: “Nói Nguyễn Nhật Ánh
là nhà văn thiếu nhi e chừng cái danh xứng ấy trở nên chật chội với nhà văn này”.
Nhƣ vậy, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ thành cơng khi viết cho thiếu nhi mà cịn là
nhà văn chuyên viết nhiều, viết hay về tuổi mới lớn.
Tiếp theo chúng tơi giới thiệu một số cơng trình nghiên cứu về tác giả và tác
phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mà chúng tơi đã tham khảo. Cơng trình “Thế giới trẻ
thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa” của Phạm
Thị Bền (Luận văn thạc sỹ khoa Ngữ Văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2005,

Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội). Luận văn này đƣợc tác giả tập trung khái thác ở
hai mặt nội dung và nghệ thuật dƣới góc nhìn trẻ thơ. Đây là cơng trình nghiên cứu
có thể giúp chúng tơi các định đƣợc hƣớng đi và cách thức triển khai vấn đề cần
nghiên cứu.


Tác giả Vũ Thị Hƣơng với đề tài “Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật
Ánh (Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, 2009,
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuấn
“Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh”
(Khóa luận tốt nghiệp đại hoc, chuyên ngành lí luận văn học, 2014) và một số cơng
trình nghiên cứu khác nhƣ: Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (Phạm Thị Vân);
Nhânvật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (Nguyễn Thị Đài Trang); Nhân vật
dị biệt trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần (Phạm ThịHằng);
Nhóm nhân vật bất tồn về nhân dạng trong sáng tác của Nguyễn NhậtÁnh (Phạm
Thị Tuyết)…
Trong quá trình khảo sát các cơng trình nghiên cứu xoay quanh các tác phẩm
của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi đặc biệt chú ý tới hai luận văn thạc sỹ của Bùi Thị
Thu Thủy (Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam) với đề
tài: “Nhân vật tuổi mới lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh” và luận văn thạc sỹ của
Nguyễn Thị Hà “Xu hướng văn học tuổi mới lớn sau thời kỳ đổi mới”. Cả hai cơng
trình nghiên cứu đã xây dựng đƣợc những cơ sở lý luận cơ bản về văn học tuổi mới
lớn ở Việt Nam. Chứng minh Nguyễn Nhật Ánh có nhiều sáng tác viết cho tuổi mới
lớn và đạt đƣợc nhiều thành công đối với mảng văn học này. Đây là những cơng
trình nghiên cứu thực sự bổ ích cho chúng tơi, giúp chúng tơi có cái nhìn tồn diện
hơn về xu hƣớng văn học tuổi mới lớn để tiến hành phân tích những đóng góp của
Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
Qua những lời đánh giá nhận định, các cơng trình nghiên cứu trên, đã cho
thấy sự quan tâm rất lớn của ngƣời đọc, các nhà nghiên cứu, chuyên môn,..tới
những vấn đề xoay quanh tác phẩm và tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên qua

việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các đề tài đi sâu vào nghiên cứu từng
khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật mà chƣa có cơng trình nào khai thác, tìm hiểu
những đóng góp tích cực của nhà văn ở giai đoạn này. Do đó, trên cơ sở ngiên cứu


của những ngƣời đi trƣớc chúng tơi sẽ lấy đó làm tiền đề, động lực để để làm sáng
tỏ những đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật của ông.
3.

Mục tiêu nghiên cứu

Các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong giai đoạn hiện nay, có thể
nói chiếm một vị trí quan trọng trong làng văn xi đƣơng đại Việt Nam, đánh dấu
một hiện tƣợng văn học đƣợc độc giả mến mộ, yêu thích với hàng loạt các tác phẩm
viết về lứa tuổi mới lớn. Trong số đó, không chỉ mang lại cho ông nhiều giải thƣởng
danh giá mà cịn mang ơng đến gần hơn với đọc giả trong và ngồi nƣớc, có những
tác phẩm đã đƣợc dịch sang tiếng nƣớc ngoài.
Nguyễn Nhật Ánh đƣợc mọi ngƣời yêu thích vì ơng đã thực sự chạm đƣợc
đến tâm hồn của bạn đọc. Ơng viết những gì thƣờng nhật, giản dị và gần gũi nhất về
cuộc sống. Thông qua bức tranh muôn màu mà nhà văn dùng ngôn từ, dùng chất
liệu cuộc sống để vẽ nên ấy làm ngƣời thƣởng thức nhƣ đƣợc sống và hịa mình
cùng với những năm tháng của tuổi thơ. Bởi lẽ, đối với Nguyễn Nhật Ánh và tác
phẩm của ông sẽ không bị giới hạn bởi ranh giới văn học thiếu nhi mà đó là văn
học của tất cả mọi ngƣời, không phân biệt tuổi tác hay trình độ. Dù ở bất cứ thời
điểm nào trong cuộc đời, chúng tôi tin chắc rằng khi đọc tác phẩm của Nguyễn Nhật
Ánh, bạn đọc cũng sẽ thấy mình sống dậy trong hồi ức của tuổi thơ và nhận ra giá
trị, ý nghĩa lớn lao của cuộc sống xung quanh.
Vì vậy, khi quyết định chọn lựa đề tài, ngƣời viết mong muốn làm rõ đƣợc
những đóng góp về nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh mang lại văn học
viết về tuổi mới lớn. Đồng thời chứng minh rằng, tác phẩm của ông phù hợp với

mọi giai đoạn của con ngƣời, mỗi tác phẩm đều mang đến sự mới mẻ, thích thú cho
ngƣời đọc ở cả nội dung lẫn nghệ thuật.


4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ đề tài, ngƣời viết vận dụng nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu, trong đó có các phƣơng pháp nghiên cứu chính:
4.1.

Phương pháp sưu tầm

Tập hợp những cơng trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ những văn
bản đƣợc tập hợp này, chúng tôi sẽ làm cơ sở khoa học, đặt tiền đề cho các bƣớc
tiếp theo trong quá trình thực hiện đề tài.
4.2.

Phương pháp thống kê

Phƣơng pháp này giúp dễ dàng sử dụng các tài liệu sƣu tầm làm dẫn chứng
cho các nhận định ở các mục trong đề tài một cách chính xác, khoa học.
4.3.

Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phƣơng pháp này giúp tìm ra và xác định cái hay, cái mới và chỉ ra những
đóng góp của của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn.
4.4.


Phương pháp so sánh - đối chiếu

Trong quá trình tập hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm mà chúng
tôi chọn khảo sát có rất nhiều ấn bản ở nhiều thời điểm khác nhau.
4.5.

Phương pháp lịch sử - xã hội

Ngƣời viết dựa vào việc soi chiếu Nguyễn Nhật Ánh thông qua bối cảnh lịch
sử - xã hội Việt Nam nhằm nghiên cứu sự chuyển biến về nội dung lẫn tƣ tƣởng
trong các chặng đƣờng sáng tác của ông để đƣa ra những nhận định đúng đắn về các
sáng tác của tác giả.
4.6.

Phương pháp liên ngành

Để đánh giá một cách chính xác, ngƣời viết vận dụng những kiến thức về cơ
sở văn hóa, lịch sử, tơn giáo tƣ tƣởng để phân tích các hiện tƣợng văn học.
5. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi giới hạn đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu


Trong bài viết, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề “Đóng góp của
Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn” về nội dung và nghệ thuật qua một số
tác phẩm tiêu biểu dành cho tuổi mới lớn.
5.2. Phạm vi, giới hạn đề tài
Nguyễn Nhật Ánh đƣợc biết đến là ngƣời đa tài. Ông vừa là nhà văn, nhà
thơ, là nhà phê bình bóng đá,… Vì thế các tác phẩm, các bài viết khá đa dạng cả về
đề tài lẫn thể loại. Do sự giới hạn phạm vi của đề tài nên chúng tôi tập trung nghiên

cứu những tác phẩm sau:

6.

-

Cô gái đến từ hôm qua (1989)

-

Mắt biếc (1990)

-

Những cô em gái (2010)

-

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010)

-

Bảy bước tới mùa hè (2015)

Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài dự kiến đƣợc
triển khai qua ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung.
Chƣơng 2: Đóng góp về mặt nội dung của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học tuổi mới lớn.

Chƣơng 3: Đóng góp về mặt nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học
tuổi mới lớn.


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Khái quát về văn học tuổi mới lớn
1.1.1. Quan niệm về văn học tuổi mới lớn
Văn học tuổi mới lớn là một thuật ngữ đƣợc nhắc nhiều trong những năm
gần đây. Tuy nhiên, để xác định một định nghĩa chính xác về nó vẫn là điều khó
khăn. Văn học tuổi mới lớn dù đã xuất hiện khá lâu, nhƣng đến khoảng hơn mƣời
lăm năm trở lại đây mới đƣợc mọi ngƣời quan tâm và chú ý nhiều. Chính vì thế,
giới chun mơn cũng bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu, lý giải cho hiện tƣợng văn học
này. Mỗi tác giả có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về khái niệm này nên đến
tận thời điểm bây giờ vẫn còn nảy sinh nhiều quan điểm trái ngƣợc nhau và chƣa có
đƣợc một định nghĩa cụ thể chính xác về khái niệm văn học tuổi mới lớn.
Trong bài viết Văn học tuổi mới có thể “chung chiếu” văn học thiếu nhi?,
nhà báo Hà Anh của Báo điện tử Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch đƣa ra một số dẫn
chứng lập luận để nói về việc xác định ranh giới giữa văn học tuổi mới lớn và văn
học thiếu nhi. Chúng tơi trích dẫn một số nhận định sau: “Trước tiên cần xác định
lứa tuổi của văn học tuổi mới lớn hướng tới để xếp nó vào văn học nào. Một số ý
kiến cho rằng, bắt đầu từ 11-17 tuổi, ý kiến khác lại thu hẹp hơn từ 13-17 tuổi với lý
do từ 18 tuổi là đã thành niên và mỗi người phải chịu trách nhiệm bản thân trước
cộng đồng và xã hội. Một số tác phẩm nghệ thuật như phim ảnh, văn học… cũng có
những khuyến cáo rõ ràng khi cấm người dưới 18 tuổi hoặc chỉ dành cho người
trên 18 tuổi. Nhà văn Lê Phương Liên đưa ra quan điểm về lứa tuổi từ 13-19 tuổi,
tức là cao hơn 2 tuổi so với ý kiến của số đông. Trao đổi lại vấn đề này, nhà văn
cho biết, đúng là chúng ta quy định tuổi thành niên 18, nhưng mọi thứ về tâm sinh
lý vẫn chưa ổn định thực sự. Việc cho rằng, tuổi mới lớn từ 13-19 không phải là sự
kéo dài của tuổi mới lớn. Cịn tuỳ thuộc vào mơi trường sống của lứa tuổi này, giữa

nông thôn, thành thị, các vùng miền phát triển và kém phát triển cũng khác nhau.
Giới hạn là 19 tuổi nhưng chúng ta khơng nên hiểu đó là một giới hạn “cứng”, nó


cũng chỉ mang tính tương đối. Do đó, việc giới hạn tuổi bắt đầu từ 11, 13 cho đến
17 hay 19 là sự co giãn cần thiết để phù hợp với thực tế của mỗi cá nhân và môi
trường sống. Chúng ta nên hiểu khung tuổi đó chỉ là một cách nói mang tính tương
đối” [28]. Mỗi một độ tuổi sẽ có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, . Với bạn đọc tuổi
mới lớn đó là những khao khát đƣợc thỏa mãn việc đọc những trang viết đi sâu vào
tâm tƣ tình cảm, khơi động những băn khoăn trăn trở của một lứa tuổi đang đứng
trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời. Các em đã tìm thấy đời sống tâm hồn mình trong văn
học tuổi mới lớn
Theo các quan niệm trƣớc đây, văn học tuổi mới lớn sẽ đƣợc xếp chung với
mảng văn học thiếu nhi, là một phần nhỏ, nằm trong văn học thiếu nhi. Nhƣng rõ
ràng, khi đọc các tác phẩm về văn học thiếu nhi từ trƣớc tới nay, chúng ta thấy đề
tài đa số là những câu chuyện về thiếu niên, nhi đồng, chứ ít khi nhắc về lứa tuổi
mới lớn. Giáo trình Văn học trẻ em của tác giả Lã Thị Bắc Lý quan niệm các sáng
tác của Hồ Việt Khuê, Trần Thiên Hƣơng hay Nguyễn Nhật Ánh,... nếu có xuất hiện
những rung cảm của tình u lứa tuổi học trị thì cũng chỉ đƣợc là những sáng tác
dành cho mảng văn học thiếu nhi: “Viết cho lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đặc
biệt khởi sắc. Thế giới nội tâm sâu kín cùng với những rung động đầu đời (tình u
học trị) được các tác giả đề cập tới như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lí
trẻ thơ. Có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ may ngày xưa
của Trần Thiên Hương; Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc; Có gì không mà
tặng bông hồng của Hồ Việt Khuê và hàng loạt các truyện dài của Nguyễn Nhật
Ánh Như: Còn chút gì để nhớ, Cơ gái đến từ hơm qua, Thằng quỷ nhỏ, Phòng trọ ba
người, Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Mắt biếc, Bàn có năm chỗ ngồi, Bong
bóng lên trời...(…) Có thể nói, văn học thiếu nhi Việt Nam mang rõ tính chuyên
nghiệp hơn” [2].
Nếu xếp văn học tuổi mới lớn vào văn học thiếu nhi thì chƣa thỏa đáng bởi lẽ

lứa tuổi thiếu nhi thƣờng từ độ tuổi khá nhỏ, lớn nhất cũng là khoảng mƣời ba mƣời
bốn. Lứa tuổi ấy khơng thể có những cảm xúc đầu đời, yêu thƣơng lãng mạn. Thế


nhƣng khi xếp văn học tuổi mới lớn vào chung với văn học trƣởng thành lại không
đủ “sức hút” cho độc giả, bởi nội dung quá nhẹ nhàng, chỉ là nhũng cảm xúc đầu
đời, chỉ là cái trộm nhìn. So với tuổi trƣởng thành thì những dịng văn ấy q non
nớt và tẻ nhạt. Cùng chung với suy nghĩ ấy, nhà văn trẻ Văn Thành Lê, từng có
những sáng tác viết về lứa tuổi mới lớn đã bộc bạch nỗi niềm suy tƣ của mình về
mảng văn học tuổi mới lớn: “Trước đây văn học thiếu nhi mặc định là những sáng
tác dành cho thiếu niên, nhi đồng, rất rõ ràng, nghĩa là cho độ tuổi từ 14 trở xuống.
Văn học người lớn tất nhiên là dành cho đối tượng …người lớn. Vậy nên trống ra
một khoảng, những em tuổi mới lớn, hay nói vui là tuổi dậy thì (bây giờ các em dậy
thì sớm hơn một chút), có độ tuổi từ 14 đến khi trưởng thành, khơng có mảng văn
học cho lứa tuổi mình. Các em ấy phải cố “cưa sừng làm nghé” thành thiếu nhi
hoặc gắng gượng thành người lớn, theo cách của mỗi em,trong một khoảng thời
gian dài, khi đến với văn học” [37].
Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ Cao Xuân Sơn, Trƣởng ban biên tập Chi
nhánh NXB Kim Đồng phía Nam cho biết: “Ở nước ta, sách văn học tuổi mới lớn
từ trước đến nay luôn trong trạng thái hụt hẫng. Lứa tuổi 13 trở xuống đã có dày
đặc sách thiếu nhi. Từ 18 trở lên có sách cho người lớn. Vậy độ tuổi từ 13 đến 17
đọc gì? Đây chính là độ tuổi cần sách nhất nhưng lại thiếu sách nhất, đặc biệt là
sách văn học. Tuổi này khơng cịn phù hợp với bác gấu, bạn thỏ, chị chim nữa,
nhưng cũng chưa quá già để nuốt trôi hết những tác phẩm dành cho người lớn” hay
“Khơng hiểu vì lẽ gì mà chúng ta thường nghiêng về lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng và
thiếu niên cỡ 13 trở xuống, cịn bọn nhóc từ 14 đến 17 – những đứa trẻ vị thành
niên, không muốn làm trẻ con nhưng cũng chưa được coi là người lớn – thì dường
như ln trong tình trạng bị “bỏ đói” phải tự xào xáo lấy hoặc tự moi móc lấy
những món ăn tinh thần từ khắp nơi một cách rất vô lý, rất khổ sở và rất mạo hiểm”
[34].

Theo chúng tôi, văn học thiếu nhi là mảng văn học phù hợp dành cho lứa
tuổi nhi đồng và thiếu niên. Văn học tuổi mới lớn thích hợp với giai đoạn bắt đầu có


ý thức đƣợc việc mình làm, nhìn nhận đƣợc cảm xúc của bản thân, tức vào khoảng
giai đoạn cấp hai, cấp ba… Một điều không thể phủ nhận đây là lứa tuổi chiếm gần
phân nửa dân số nƣớc ta. Các em đã có quyền đƣợc đọc những tác phẩm viết đúng
về lứa tổi của mình, đáp ứng đƣợc sự biến đổi tâm lý của các em khi đi qua lứa tuổi
thiếu nhi. Đó có thể là những suy tƣ trăn trở trong cuộc sống hằng ngày, trong các
mối quan hệ với gia đình, bạn bè,… Đây là giai đoạn các em có những tâm sinh lý
nhạy cảm hơn, phức tạp hơn cho nên rất cần những tác phẩm chạm đúng vào tâm
hồn của các em, để các em có thể tìm đƣợc thế giới riêng phù hợp với lứa tuổi của mình.
Nhƣ vậy, qua những việc tìm hiểu nêu ra các quan niệm về lứa tuổi mới lớn
của nhà các nhà văn, nhà phê bình, báo chí, chúng tơi thấy rằng văn học tỉ mới
lớn có những đặc trƣng riêng so với văn học thiếu nhi. Không nên để văn học tuổi
mới lớn trở thành một bộ phận cấu thành nên văn học thiếu nhi, điều đó sẽ làm mất
đi giá trị của các tác phẩm. Tác giả Trần Đức Ngơn và Dƣơng Thu Hƣơng trong
Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam từng cho rằng: “Những tác phẩm viết cho
lứa tuổi mới lớn với những biểu hiện tâm lý phức tạp, đặt các em trong các mối
tương quan với hoàn cảnh với cuộc sống buộc phải tự lựa chọn và giải quyết (…).
Viết cho lứa tuổi học trò là mảng đề tài đặc biệt khởi sắc. Thế giới nội tâm sâu kín
cùng với những rung động đầu đời (tình yêu học trò) được tác giả đề cập tới như là
sự g mắt Khoa y
như một con người khác. Mười bốn tuổi, con bé tự nhiên lớn phống lên, đã ra dáng
một thiếu nữ hắn hoi. Tóc nó dài ra, cơ thể nó đầy đặn lên, cặp mắt nó long lanh và
đen lay láy như hai hạt nhãn” [21; 21].
Trong tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nhân vật Tƣờng – em trai Thiều, cũng
đƣợc Nguyễn Nhật Ánh miêu tả qua ngoại hình, hành động để ngƣời đọc dễ dàng
nắm bắt đƣợc tính cách của nhân vật. Nhắc đến Tƣờng, ngƣời đọc sẽ nghĩ ngay đến
một cậu bé đẹp trai, hồn nhiên trong sáng và đặc biết rất thƣơng anh. Tƣờng học

khơng giỏi nhƣng lại rất thích đọc sách. Đó còn là nhân vật chịu nhiều đòn roi thay


anh nhƣng khơng hề than thở, ngƣợc lại, xem nó rất đáng tự hào. Đây là một số
đoạn nói về nhân vật Tƣờng đƣợc Nguyễn Nhật Ánh miêu tả thông qua nhân vật “tơi”:
“Tường là một thằng nhóc rất đẹp trai. Nó đẹp ngay từ khi cịn bé. Tường
mang khn mặt thanh mảnh của mẹ tôi và đôi mắt to với cặp lơng mi dài của ba
tơi. Tóc nó dày, mịn như tơ, da trắng hồng, miệng rộng với hàm răng trắng và đều
tăm tắp như những viên đá cuội được mài dũa và sắp xếp cẩn thận. Mỗi khi Tường
cười có cảm giác gương mặt nó đang tỏa sáng. Nụ cười đó, gương mặt đẹp như
thiên thần đó ln đem lại cho người đối diện một niềm vui khó giải thích” [27; 42].
“Thằng Tường thay tơi gánh hết việc nặng việc nhẹ trong nhà, mặt mày lúc
nào cũng vui vẻ, tuyệt khơng ốn thán một câu” [27; 51].
“Tường gồng gánh nhiều việc nên ít có thì giờ mó tay vào bài vở, nhưng nó
xem đó như là số phận của mình và nó chấp nhận cái phần số hẩm hiu đó một cách
nhẹ nhõm, miễn sao tơi học cao thiệt cao, mai mốt trở thành bác sĩ hay kỹ sư và nếu
có giặc giã thì tơi ráng làm tới đại tướng để nó có lý do để tự hào.
Tường học hành ì ạch nhưng rất mê đọc sách.
Trong khi tơi chả bao giờ sờ tới một quyển sách thì thằng Tường đi đâu cũng
nhét sách trong túi quần. Quần khơng có túi thì nó lận sách vào thắt lưng.
Bất cứ lúc nào rảnh là nó lơi sách ra say sưa dán mắt vào những trang chữ.
Nằm bò ra trên cỏ hàng giờ để đọc sách đối với nó là một điều vơ cùng thú vị. Nó
đọc sách cả khi ngồi thõng chân trên thành giếng hay đang vắt vẻo trên cành ổi sau
vườn” [27; 52].
Qua việc miêu tả ngoại hình, hành động Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng nên
những nhân vật vơ cùng chân thật, sống động, góp phần lớn vào thành công của tác
phẩm, làm cho nhân vật nói riêng và cả tác phẩm đã để lại một dấu ấn nhất định cho
bạn đọc.



Nguyễn Nhật Ánh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả nhân vật qua ngoại
hình, hành động, lời nói,.. mà cịn thơng qua biểu hiện nội tâm. Nội tâm là toàn bộ
những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật, là suy nghĩ, tình cảm mà
nhân vật khơng nói ra. L. Tơnxtơi từng nói: “Mục đích chínhcủa nghệ thuật...là nói
lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn khơng thể diễn tả bằng
ngơn ngữ thơng thường được”. Để có thể diễn tả thế giới bên trong của nhân vật
bằng từ ngữ thông thƣờng không phải là điều đơn giản. Muốn làm đƣợc điều đó, địi
hỏi nhà văn phải nắm bắt đƣợc tâm lý nhân vật, hiểu sâu sắc cuộc sống, con ngƣời,
những biểu hiện nhỏ nhất đời sống bên trong nhân vật. Nguyễn Nhật Ánh đã làm
điều này rất thành công. Thông thƣờng, khi miêu tả hành động của nhân vật, nhà
văn sẽ kết hợp với những suy nghĩ nội tâm của nhân vật trƣớc hoặc sau mỗi hành động.
Trong Mắt biếc, tiếng nói nội tâm của nhân vật xuất hiện rất nhiều và chủ
yếu là của Khoa – nhân vật trung tâm của tác phẩm, cũng là ngƣời đóng vai trị kể
lại câu chuyện. Khoa là một nhân vật đƣợc Nguyễn Nhật Ánh xây dựng mang
những nét tính cách rất đáng trân trọng nhƣng lại lận đận trong tình dun. Ở Khoa
ln có những suy nghĩ trăn trở về cuộc sống, về tình u ngày càng lớn dần với cơ
bạn Hà Lan thuở nhỏ. Và thông qua những lời nội tâm ấy, bạn đọc sẽ hiểu hơn tính
cách của Khoa và lí giải đƣợc những hành động việc làm của Khoa trong tác phẩm
là hợp lí.
Chẳng hạn, một số đoạn miêu tả diễn biến nội tâm của Khoa khi chứng kiến
cảnh ngƣời mình yêu chịu đau khổ trong tình yêu, chúng ta sẽ thấy đƣợc một anh
chàng Khoa với nét tính cách hiền lành chân thật, yêu tha thiết sâu đậm nhƣng vẫn
mong ngƣời mình yêu hạnh phúc.
“ Thoạt tiên, nghe Dũng bỏ rơi Hà Lan, tôi mừng khấp khởi. Như vậy tơi sẽ
có cơ hội thực hiện giấc mơ tình cảm của mình, cái cơ hội mà tơi ln âm thầm chờ
đợi và có lúc tưởng đã đời đời vuột thốt. Bây giờ thì nó đã trở về. Tơi đã nhìn thấy
đôi cánh xanh biếc của con chim hạnh phúc thấp thống trước hiên ngồi. Tơi cịn
tìm thấy trong mối tình đổ vỡ của Hà Lan một khối cảm thầm kín khác, ích kỷ hơn



và hèn mọn hơn. Đó là niềm vui chứng kiến cảnh Hà Lan rơi vào đau khổ. Nó rơi
vào đúng nỗi đau khổ mà trước đây nó đã gây cho tôi. Hà Lan đã bỏ tôi để đến với
Dũng. Mà chẳng được gì. Bây giờ đến lượt Dũng bỏ nó để đi chơi với Bích Hồng.
Hà Lan đã hất hủi tôi, đã khiến tôi chịu đựng khổ sở như thế nào thì giờ đây nó
cũng chịu đựng những khổ sở y hệt như vậy. Thậm chí, Hà Lan cịn ray rứt hơn tơi.
Bởi nỗi khổ của nó do chính nó gây ra. Nó mờ mắt trước vẻ phong lưu của Dũng.
Nó tự đưa đẩy nó đến tình cảnh hiện thời. Đáng đời nó. Tơi nghe những lời phán
xét thì thầm, hí hửng và cay nghiệt khơng ngớt vang lên trong lịng. Tơi cũng nghe
cả giọng điệu uất ức và giận dỗi của chúng, những buồn thương đè nén lâu ngày.
Nhưng khi sự phấn khích ban đầu qua đi, niềm vui trong lịng tơi vụt tắt. Tơi
trở lại là tơi yếu đuối mềm lịng. Tơi khơng thể dửng dưng trước nỗi buồn của Hà
Lan. Tơi u nó, tơi khơng đang tâm nhìn nó khổ sở. Và nó, hẳn phải khổ sở ghê
lắm, nó mới đến tìm tơi. Ra thành phố chưa đầy một năm, bạn bè chẳng nhiều, lại
chẳng thân, Hà Lan đâu biết tâm sự cùng ai. Ở nhà bà cô sung sướng đầy đủ mọi
bề nhưng những chuyện như thế này lại không thể sẻ chia.
Xét cho cùng, chỉ cịn có mình tơi, người bạn thuở thiếu thời. Chỉ cịn có
mình tơi, người con trai q mùa, u chẳng được u, đau hồi một nỗi đau thầm
lặng. Tìm đến tơi, tìm đến mối tình ngày nào nó đã quay lưng, hẳn Hà Lan dằn vặt
vơ cùng, hẳn lịng nó rối bời đến mức không thể không một phút giãi bày. Tội
nghiệp Hà Lan. Tôi yêu em. Tôi yêu em vô vàn!” [26; 134,135]. Ba đoạn văn trên là
diễn biến tâm trạng của nhân vật Khoa khi nghe tin Hà Lan đã bị Dũng bỏ rơi. Lúc
đầu, Khoa nghĩ mình sẽ rất vui vẻ sung sƣớng khi một tình địch đã rời đi và hả hê vì
Hà Lan khơng đón nhận tình cảm của mình. Sau đó, Khoa mới chợt nhận ra, Hà Lan
là ngƣời Khoa yêu, nhìn thấy những giọt nƣớc mắt lăn dài trên má, Khoa thƣơng Hà
Lan nhiều hơn. Và chính vì xuất phát từ suy nghĩ đó Khoa mới quyết định hẹn
Dũng và đánh nhau với Dũng chỉ để mong Dũng khơng làm khổ ngƣời mình yêu
nữa. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm
là cách phổ biến và thơng thƣờng trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật. Qua suy



nghĩ dẫn đến hành động của Khoa, chúng ta thấy Nguyễn Nhật Ánh đã rất hay và
tinh tế khi diễn tả một cách chi tiết, chân thật nhất sự chuyển biến trong tâm trạng
của từng nhân vật.
Qua việc miêu tả nội tâm nhân vật, nhà văn đã để cho nhân vật của mình bộc
lộ những tâm tƣ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về về cuộc sống, giúp bày tỏ đời
sống tâm hồn của nhân vật. Từ đó, nhân vật trong các tác phẩm cũng trở nên sống
động, có nhiều điểm tâm lý phức tạp làm cho nhân vật trở nên sống động hơn, thật
hơn qua từng trang sách. Ông đã cho mọi ngƣời thấy khả năng nắm bắt những ý
nghĩ suy nghĩ của nhân vật một cách tinh tế và miêu tả lại vô cùng chân thật, rất đời thƣờng.
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Trong Từ điển thuật ngữ văn học cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể,được
tổ chức theo yêu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ
bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự
sự và kịch” [5; 99], và“cốt truyện là phương tiện bộc lộ tính cách, nhờ cốt truyện
mà nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách. Mặt khác cốt truyện
cịn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội” [5; 99]. Song“cơ sở
chung của mọi cốt truyện xét đến cùng là những xung đột xã hội được khúcxạ qua
các xung đột tính cách. Nhưng sẽ là sai lầm nếu đồng nhất xung đột xã hội với cốt
truyện trong tác phẩm văn học, xung đột xã hội là cơ sở khách quan, là đối tượng
nhận thức, phản ánh trong khi đó cốt truyện là sản phẩm sáng tạo độc đáo của nhà
văn” [5; 100].
Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cũng cho rằng:“Cốt truyện
là một phươngdiện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật nó là “sự phát triển hành
động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả
trong tác phẩm trữ tình” [1; 13].


Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS. Trần Đình Sử cho rằng:“Cốt
truyệnthường được hiểu là hệ thống các sự kiện chính, cơ bản dung để biểu hiện
tính cách và phản ánh mâu thuẫn xung đột xã hội” [13; 132].

Lí luận văn học, tập 2, Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, NguyễnXuân Nam đồng
chủ biên quan niệm: “Cốt truyện là hình thứcsơ đẳng nhất của truyện. Cốt truyện
thực chất là cái lõi, diễn biến của truyện từ khi xảy ra đến khi kết thúc” [14].
Trên đây là một số quan niệm về việc xác định khái niệm “cốt truyện” của
các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Tuy rằng “cốt truyện” là một vấn đề
phức tạp, cần nghiên cứu và tìm hiểu nhƣng vẫn có thể khẳng định rằng: cốt truyện
là hệ thống những sự việc cụ thể, đƣợc tổ chức theo tƣ tƣởng nhất định, là toàn bộ
những sự kiện đƣợc nhà văn kể trong văn bản tự sự. Cốt truyện đƣợc xem là một
yếu tố quan trọng nhất trong một tác phẩm. Khơng có cốt truyện tác phẩm sẽ
chuyển sang kiểu văn bản khác. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của cốt truyện nên mỗi
tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ông đều chú trọng đến việc xây dựng cốt truyện.
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tơi
nhận thấy có một số kiểu cốt truyện đƣợc sử dụng trong các tác phẩm nhƣ: cốt
truyện lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại; cốt truyện theo từng chƣơng, từng phần;
cốt truyện đƣợc kể dựa vào tâm lý suy nghĩ của nhân vật,…
Đầu tiên là kiểu cốt truyện lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại. Đây là kiểu
cốt truyện khơng duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian. Kiểu cốt truyện này
thƣờng theo kiểu lắp ghép mơ hồ, khó tóm tắt và thƣờng đƣợc kết thúc mở. Những
dịng sơng kí ức giữa quá khứ và những sự việc hiện tại có sự đan xen lẫn nhau
theo dòng hồi tƣởng của nhân vật.
Trong Cô gái đến từ hôm qualà minh chứng cho cốt truyện lồng ghép giữa
quá khứ với hiện tại cuộc sống của anh chàng Thƣ. Đây là sự lắp ghép giữa Thƣ và
Tiểu Li lúc nhỏ, vô cùng đáng yêu; Thƣ và Việt An khi đã lớn với mối tình chớm


nở. Khi đọc tác phẩm sẽ tạo cho chúng ta một sự hấp dẫn và lí thú, giống nhƣ một
câu chuyện đƣợc kể đầy ngẫu hứng.
Tác phẩm đƣợc nhà văn chia thành mƣời phần, mỗi phần là một sự kiện
riêng và có sự đan xen giữa từng phần với nhau về quá khứ và hiện tại. Chúng tôi
liệt kê hệ thống sự kiện theo từng phần trong tác phẩm nhƣ sau:

Phần 1: “Hồi nhỏ tơi khác xa bây giờ. Nói một cách khác, hồi nhỏ tôi ngon
lành hơn bây giờ nhiều. Hồi đó, muốn chơi với đứa con gái nào, tơi làm quen một
cái “rụp”, gọn ơ. Chỉ có sau này, khi lớn lên, tơi mới mắc cái tật lóng nga lóng
ngóng trước phụ nữ. Chính vì vậy mà thỉnh thoảng tôi thường ngồi mơ màng hồi
tưởng lại cái thời huy hoàng xa xửa xa xưa với nỗi thèm muốn và ganh tị không
giấu giếm” [23; 1]. Mở đầu là dòng hồi tƣởng của nhân vật Thƣ về thời huy hồng
thuở nhỏ của mình, muốn chơi với bạn gái nào cũng dễ dàng .
Phần 2: “Bây giờ thì tơi lâm vào tình trạng khốn khổ như vậy chứ hồi tơi cịn
nhỏ, đừng hịng có đứa con gái nào “quay” được tơi. Chỉ tơi quay tụi nó như quay
dế thì có. Phải nói hồi đó tơi có “uy” với con gái ghê gớm.Mỗi lần nhớ lại cứ tiếc
đứt ruột.”, “Lớn lên, mọi chuyện đâm ra khác hẳn” [23; 22], Thƣ trở về với thực
tại. Bây giờ đối với Thƣ việc nói chuyện với một đứa con gái là chuyện vơ cùng
khó khăn vất vả.
Phần 3: “Hồi nhỏ tơi đâu có đến nỗi ngu ngốc như vậy. Tiểu Li bị tôi xỏ mũi
dài dài” [23; 39]. Tiếp tục là dòng hồi tƣởng của nhân vật Thƣ sau khi ở hiện tại
không thể tiếp cận nói chuyện đƣợc với Việt An,…
Cứ liên tục nhƣ vậy các dòng hồi tƣởng đƣợc kể xen lẫn với hiện tại. Trong
mạch ngầm của câu chuyện, mỗi một nhân vật và sự kiện đều có sự liên kết với
nhau theo dịng kể của nhân vật chính. Tác phẩm đƣợc viết theo kiểu lồng ghép sẽ
làm cho những mảnh chuyện rời rạc, không liên quan đến nhau lại đƣợc kết nối một
cách hợp lý, theo logic.


Ngoài kiểu cốt truyện lồng ghép giữa quá khứ với hiện tại, Nguyễn Nhật Ánh
cũng sử dụng kiểu cốt truyện chƣơng hồi đề kể lại những câu chuyện của mình. Đây
là kiểu cốt truyện đƣợc tạo thành bởi các chƣơng hoặc các câu chuyện và chúng có
sự kết nối với nhau bởi cùng nhân vật, cùng địa điểm,… nhƣng đƣợc tách ra thành
những câu chuyện nhỏ lẻ, theo hoàn cảnh riêng.
Trong số các tác phẩm đã tiến hành nghiên cứu, chúng tôi thấy tiêu biểu cho
kiểu cốt truyện này là tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Tác phẩm này gồm

81 chƣơng, mỗi chƣơng là một câu chuyện nhỏ nhƣng có sự liên kết giữa các nhân
vật và xoay quanh cuộc sống của gia đình Thiều, gia đình con Mận, gia đình thầy
Nhãn, nhà con Xin, nhà thằng Sơn,… Các sự kiện này diễn ra hằng ngày và đƣợc kể
theo từng sự kiện một, sự kiện xảy ra trƣớc kể trƣớc, sự kiện xảy ra sau kể sau.
Chƣơng 1: Hoa tay. Lần đầu nhân vật Thiều phát hiện ra việc xem hoa tay
nhờ chú Đàn chỉ. Thiều coi hết khắp bàn tay của mình, của thằng Tƣờng, của con
Mận để xem ai có nhiều hoa tay hơn.
Chƣơng 2: Những ngón tay. Câu chuyện hoa tay tiếp tục đƣợc diễn biến qua
chƣơng 2, nhƣng là sự suy ngẫm của nhân vật Thiều về những ngón tay của mình
mà lâu nay khơng để ý tới: “Từ hơm đó, tơi có thói quen ngắm nghía hai bàn tay
của mình. Trước nay, tôi chưa bao giờ quan tâm đến chúng. Tôi sai bảo hai bàn tay
làm cái này cái nọ, chép bài, gọt bút chì, gãi lưng, đấm nhau với tụi bạn, giật tóc
con Mận, đem chiếc ghế từ chỗ này sang chỗ khác” [25; 67].
Chƣơng 3: Chú Đàn. Câu chuyện ở chƣơng 2 kết thúc, nhân vật “tôi” kể lần
lƣợt từng ngƣời trong gia đình và chú Đàn đƣợc kể đầu tiên vì chú Đàn là ngƣời chỉ
cho Thiều nhìn hoa tay .Và chú Đàn cũng là ngƣời có năm hoa tay khi Thiều đòi
xem hoa tay của chú.
Chƣơng 4: Chuyện ma của chú Đàn. Thiều kể về những sự việc xoay quanh
chú Đàn, chú Đàn thích kể chuyện ma. Mỗi lần kể xong là chú Đàn hù ma khiến


×