Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nhân vật trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.1 KB, 74 trang )


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và công bố trong các công trình khác.
Sinh viên
(Ký tên)

Phạm Cẩm Kim Ngân


LỜI CẢM ƠN
Thành cơng của ngƣời sinh viên chính là thành quả của ngƣời thầy đã dạy dỗ
họ. Để có đƣợc vốn tri thức nhƣ ngày hôm nay, em không thể nào quên đƣợc công
ơn của các thầy cô đã dạy dỗ mình. Với lịng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến quý thầy cô Khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tận
tâm truyền đạt cho em tri thức. Đó là vốn kiến thức q báu giúp em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình. Và đặc biệt em xin gửi lịng biết ơn sâu sắc nhất đến
cơ Đặng Thị Hịa - ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Trong q trình làm bài khơng tránh khỏi thiếu sót,
rất mong các thầy cơ đƣa ra những ý kiến đóng góp để em hồn thiện vốn kiến thức
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................3
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................10
5. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp ....................................................................10


PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................11
CHƢƠNG 1: HỒ ANH THÁI VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA ƠNG VỀ
CON NGƢỜI ............................................................................................................11
1.1. Hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái ...........................................................11
1.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Hồ Anh Thái ....................15
CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ...........................23
HỒ ANH THÁI .........................................................................................................23
2.1. Thế giới nhân vật đa dạng ..............................................................................23
2.1.1. Nhân vật ngƣời trí thức...........................................................................23
2.1.2. Nhân vật ngƣời nghệ sĩ ...........................................................................31
2.1.3. Nhân vật trẻ em ......................................................................................35
2.1.4. Nhân vật Đức Phật ..................................................................................41
2.2. Kiểu loại nhân vật ..........................................................................................48
2.2.1. Nhân vật hƣớng thiện .............................................................................48
2.2.2. Nhân vật tha hóa .....................................................................................52
2.2.3. Nhân vật bản năng ..................................................................................56
2.2.4. Nhân vật dị biệt ......................................................................................61
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ ANH THÁI .........................................................................................................65
3.1. Khắc họa nhân vật thơng qua ngoại hình và tính cách ..................................65
3.1.1. Về ngoại hình .........................................................................................65
3.1.2. Về tính cách ............................................................................................68


3.2 Khắc họa nhân vật qua ngôn từ và giọng điệu ................................................71
3.2.1. Về ngôn từ ..............................................................................................71
3.2.1.1. Lớp ngôn từ thông tục, đời thƣờng .................................................71
3.2.1.2. Ngơn từ mang tính tốc độ và thông tin cao .....................................73
3.2.2. Về giọng điệu .........................................................................................75
3.2.2.1. Giọng điệu giễu nhại .......................................................................75

3.2.2.2. Giọng điệu triết lý ...........................................................................78
3.2.2.3 Giọng điệu trữ tình ...........................................................................79
3.3. Thời gian và khơng gian nghệ thuật với việc khắc họa nhân vật ..................81
3.3.1. Thời gian nghệ thuật ...............................................................................81
3.3.2. Không gian nghệ thuật............................................................................83
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................92


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

Thể loại sáng tác chủ yếu của Hồ Anh Thái là truyện ngắn và tiểu thuyết thế
nhƣng chính tiểu thuyết đã mang lại sự thành công vƣợt trội cho ông. Mỗi lần đọc
một tiểu thuyết của nhà văn, ngƣời đọc lại lạc vào “một cõi ngƣời rất Hồ Anh
Thái”. Dƣờng nhƣ thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái là vô hạn và
đƣợc tƣợng hình bởi sức sáng tạo mãnh liệt của nhà văn. Tiểu thuyết của ông đậm
chất thế sự - đời tƣ và triết luận. Giai đoạn đầu khởi nghiệp, Hồ Anh Thái cũng bị
thu hút bởi đề tài chiến tranh và cho ra đời một số tiểu thuyết thành công với đề tài
này nhƣ: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Trong sương hồng hiện ra, Người
đàn bà trên đảo. Những tƣởng sự thành công của nhà văn sẽ chỉ dừng lại ở đề tài
chiến tranh thế nhƣng sau năm 1990 khi văn xi Việt Nam đang có dấu hiệu chững
lại thì ơng lại cho ra đời một loạt tiểu thuyết nhƣ: Cõi người rung chuông tận thế,
Mười lẻ một đêm, … và mở rộng đề tài viết về Ấn Độ - một đề tài mà ít nhà văn
Việt Nam nào chạm bút đến với sự thành công của Đức phật, nàng Savitri và tơi.
Qua q trình sáng tác không ngừng nghỉ, Hồ Anh Thái cho đọc giả thấy
đƣợc mình là nhà văn có trách nhiệm với ngịi bút và ln nổ lực tìm tịi để đổi mới
chính bản thân mình. Là ngƣời có tâm huyết và nhiều đóng góp cho nền văn học
nƣớc nhà ơng xứng đáng đƣợc bầu là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội (từ năm 2000

đến năm 2010) và đƣợc bầu là ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (từ
2005 đến 2010).
Văn chƣơng Hồ Anh Thái ln có một sức hút kì lạ với ngƣời đọc. Đã có
khơng ít tác giả, nhà phê bình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Anh Thái và nhìn chung
họ đều cơng nhận những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông. Thế nhƣng với số
lƣợng tác phẩm lớn và đặc sắc, việc nghiên cứu về tác giả Hồ Anh Thái vẫn là một
vấn đề mở cần đƣợc quan tâm. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu về thế giới
nhân vật trong tiểu thuyết của ơng cịn khá ít và gặp những hạn chế nhất định. Đó là
những lí do giúp chúng tơi chọn đề tài: Nhân vật trong một số tiểu thuyết tiêu
biểu của Hồ Anh Thái để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

2

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

văn học giai đoạn trƣớc: “Cuối cùng có thể nói rằng, nhân vật trong văn học sử thi
là những con người được tác giả đặt lên cao để ca ngợi, chiêm ngưỡng. Nhân vật
trong văn học thời kì đổi mới đã được dân chủ hơn, nhà văn và nhân vật là “bạn
đồng trang lứa”, từ đó, nhà văn sẵn sàng chỉ ra tất cả những ưu điểm, khuyết điểm
của nhân vật mình. Đó là một biểu hiện quan trọng của việc thay đổi quan niệm
nghệ thuật về con người của văn học thời kì đổi mới” (Tiểu luận Quan niệm nghệ
thuật về con người qua Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn
Minh Châu ().

Với những ý kiến trên chúng ta có thể thấy quan niệm nghệ thuật về con
ngƣời trong văn học sau 1975 đã có một sự lột xác thật sự. Họ đƣợc đánh giá theo
quan điểm thế sự - đời tƣ, họ đƣợc cởi trói từ ngoại hình, tính cách cho đến cách
bộc lộ thái độ của mình đối với cuộc sống đƣơng thời. Đã khơng cịn con ngƣời lí
tƣởng mang tính sử thi, đã khơng cịn những nhân vật phải gị mình nặng nhọc đi
đến lí tƣởng cách mạng cao cả, con ngƣời trong văn học đƣợc sống với tất cả hỉ - nộ
- ái - ố, những toan tính vụn vặt, những bản năng tự nhiên. Nhân vật đƣợc đẩy vào
những mối quan hệ rắc rối, éo le, đƣợc đặt giữa tiền, quyền lực và dục vọng để họ
tự quay cuồng đến chóng mặt và tự chiêm nghiệm bản thân. Văn học bắt đầu thấu
hiểu hiện thực và thông qua những tác phẩm văn học nhƣ vậy thì ngƣời đọc cũng
thấu hiểu chính mình.
Trong luận án Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
(), tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến đã đƣa ra những đánh giá cụ
thể về nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà văn Việt Nam sau 1975: “Một
thành công nữa của tiểu thuyết giai đoạn này khi đưa con người sát nhập hẳn với
đời thường đã tạo nên những bước đi mới trên con đường đưa ngôn ngữ nghệ thuật
mang hơi thở đời sống đậm nét. Khi tiểu thuyết có xu hướng liên thể loại thì mọi
ngơn ngữ được nó tiếp nhận một cách hài hịa tạo điểm nhấn cho tác phẩm đồng
thời định hình nên phong cách của người nghệ sĩ. Qua những sáng tác của Tạ Duy
Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Văn Thọ,… người đọc đã thấy được tính tự nhiên cởi mở
của ngơn ngữ được đưa vào tác phẩm tạo nên tính đối thoại và tính dân chủ trong

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

4

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp


GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

văn học hiện nay”. Trong nhận định này, Nguyễn Thị Kim Tiến đặc biệt chú trọng
đến cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết giai đoạn sau 1975. Để thể hiện quan
niệm đổi mới về con ngƣời thì địi hỏi nhà văn phải đổi mới cách viết. Một xã hội
phức tạp với những con ngƣời phức tạp nhƣ ngày nay, nếu đƣa vào văn học với
những trang viết miêu tả thuần túy thì bức tranh xã hội ấy sẽ nghuệch ngoạc vệt
màu, con ngƣời sẽ thô cứng giữa hai gam màu trắng và đen. Vì vậy các nhà văn sau
năm 1975 đã đổi mới trong phƣơng thức tự sự mà Hồ Anh Thái là nhà văn tiêu biểu
làm cho “ngôn ngữ nghệ thuật mang hơi thở đời sống đậm nét”. Ơng khơng gị
nhân vật vào cái khuôn ngôn ngữ cứng nhắc mà sử dụng những ngơn ngữ rất đời
thƣờng và có khi là cả khẩu ngữ. Ơng cịn sắp xếp ngơn ngữ tạo sự hài hƣớc gây
những tràng cƣời bất ngờ cho ngƣời đọc tạo nên tính chất giễu nhại độc đáo trong
văn phong của mình. Chính phong cách sử dụng ngơn ngữ độc đáo này đã giúp ông
giải quyết những vấn đề nặng nề trong xã hội một cách nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc.
Trên trang Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc có bài viết Văn học Việt Nam
trong bước ngoặt chuyển mình () trong đó Lã Ngun
đánh giá: “Điều đáng lưu ý là văn học hôm nay không thờ ơ trước cái ác và bi kịch
của cá nhân. Văn học đang là khu vực bùng nổ của lòng phẫn nộ trước cái ác.
Mảng sáng tác chống tiêu cực là “điểm nóng”của sự bùng nổ ấy. Sáng tác của
nhiều nhà văn quen biết cũng phát đi những tín hiệu về sự phẫn nộ đang bùng nổ”.
Trong đánh giá trên ta thấy Lã Nguyên đang nói đến việc phanh phui những mặt
tiêu cực trong văn học giai đoạn sau 1975 là nhằm vào mục đích gì. Thực ra văn
học giai đoạn sau 1975 không phải nêu cái ác để hạ thấp giá trị nhân bản của con
ngƣời mà nhà văn muốn nêu cái ác để chống lại cái ác. Nhìn chung thì mảng đề tài
chống tiêu cực là “điểm nóng” đang bùng nổ và mỗi nhà văn lại có một cách truyền
đạt khác nhau.
Bên cạnh những đánh giá chung về văn học sau 1975, trong lĩnh vực nghiên
cứu phê bình cũng xuất hiện rất nhiều bài viết đánh giá về nhà văn Hồ Anh Thái và

tác phẩm của ông. Trên báo Văn nghệ số 13/2014, bài viết Hiện tượng văn chương
Hồ Anh Thái () của Anh Chi có nhận xét: “Bây giờ nhìn nhận hiện

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

5

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

tượng văn chương Hồ Anh Thái, chúng tôi nghĩ anh đang sáng tạo những tác phẩm
trong thời đại hội nhập, mở cửa với phẩm chất thực sự tươi mới, và phẩm giá văn
chương của anh trở thành văn hóa”. Ngịi bút của Hồ Anh Thái rất vững vàng vì nó
đƣợc tạo dựng trên nền móng của văn hóa truyền thống. Trong các tiểu thuyết Cõi
người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, SBS là săn bắt chuột nhân vật hiện
lên dù có hiện đại, có đa diện đến đâu thì cái đích mà Hồ Anh Thái hƣớng đến vẫn
là phát hiện một cách tinh tế những nét nhạt dần của văn hóa truyền thống trong
thời mở cửa, từ đó hƣớng ngƣời đọc tự nhìn nhận về sự thay đổi trong cách ứng xử
của mình và tìm về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời đại văn
hóa Tây- Ta nhập nhằng. Ngoài ra sự “sáng tạo những tác phẩm trong thời đại hội
nhập, mở cửa” của tác giả còn thể hiện ở cách viết sáng tạo, độc đáo gần giống với
cách viết phƣơng Tây. Vƣợt ra khỏi biên giới Việt Nam tác giả cịn tìm tịi văn hóa
nƣớc ngồi khi viết về văn hóa Ấn Độ qua tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi.
Nhà nghiên cứu Anh Chi cho rằng: “Chúng tôi nghĩ, thật buồn, bởi sau tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Việt Nam khơng có nổi văn chương hoạt kê. Nó
như một xã hội khơng biết cười cợt, thoải mái hay không biết cười cay chua mà lại

hiền minh! Hồ Anh Thái đã bù lại chỗ thiếu hụt đó, anh viết nhiều văn chương hoạt
kê, cả truyện ngắn, cả tiểu thuyết.” Trong nhận xét trên, tác giả bài viết đã có sự
đánh giá đúng đắn về lối viết của Hồ Anh Thái, đó là giọng điệu giễu nhại rất đặc
biệt mà ít nhà văn nào có đƣợc và có thể ví Hồ Anh Thái nhƣ một Vũ Trọng Phụng
thứ hai trong nền văn học đƣơng đại.
Nhà văn Lê Minh Khuê - một ngƣời bạn văn, ngƣời chị thân thiết với Hồ
Anh Thái đã từng bộc lộ những suy nghĩ về ngƣời em của mình trong bài viết
Người còn đi dài với văn chương. Lê Minh Khuê trân trọng sự say mê và hi sinh vì
văn chƣơng ở Hồ Anh Thái vì chỉ có một ngƣời yêu văn chƣơng nhƣ ông mới dám
bỏ tiền ra mua những quyển sách hay để tặng cho bạn bè đọc: “Sách cũng vậy. Nếu
là hay thì chết tiền. Mua có lúc hàng chục cuốn mà cho … Nhưng nếu nghĩ sâu xa
thì đấy là con người quyết theo đuổi đến cùng những say mê mà vì nó có thể bỏ tất
cả những cám dỗ hay lợi lộc” [26]. Sự từ bỏ danh lợi để theo đuổi văn chƣơng ở Hồ

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

6

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

Anh Thái cịn đƣợc biểu hiện rõ ràng hơn khi tác giả từ bỏ công việc ngoại giao để
dành nhiều thời gian cho văn chƣơng hơn: “Thái về nước nhận làm một việc có tính
cơng chức của Bộ, từ chối đề bạt, giấu mình đi” [26]. Lê Minh Kh đánh giá cao
ngịi bút vững vàng cũng nhƣ sự từng trải của Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết Cõi
người rung chuông tận thế: “Trong Cõi người rung chuông tận thế viết xong từ

năm 1996, tác giả đã vững tay tạo nên một cốt truyện hấp dẫn ngay từ dòng đầu…
Lại là người từng trải nên chi tiết đắt. Những cái tên như Bóp - Phũ - Cốc… là tên
của những đứa trẻ dư thừa tiền bạc nhưng khơng có gốc rễ của đời sống chữ nghĩa.
Tác giả miêu tả họ như là người từng sống ở đó để thấy hết sự độc ác của một lớp
người mà cái ác chính là sự vơ sỉ” [26]. Sau những tác phẩm đầu tay với kĩ thuật
viết cịn mờ nhạt, Cõi người rung chng tận thế đã đánh dấu sự trƣởng thành của
Hồ Anh Thái. Trong cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã tạo nên cốt truyện hấp dẫn với
kết cấu đi ngƣợc từ kết quả tìm ra nguyên nhân của hiện tƣợng. Sự từng trải của tác
giả cịn đƣợc bộc lộ khi ơng đặt bản thân vào lối sống của những ngƣời trẻ để đƣa ra
cái nhìn thâm trầm về cuộc đời đầy bộn bề và phức tạp. Về mặt hình thức nghệ
thuật, Lê Minh Khuê đánh giá cao tính hiện đại trong tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế: “Cõi người rung chuông tận thế” như được kết cấu từ ý tưởng
hôm nay. Mạch truyện liền tù tì những cái chết, sự trả thù, nhưng xen vào đó là
ngơn ngữ người Việt hơm nay. Khơng lơi thơi lịng thịng. Chi tiết cơ đặc và đắt”
[26]. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế khá ngắn gọn, mặc dù chỉ gói gọn
trong 247 trang sách nhƣng tác phẩm đã đặt ra hàng loạt vấn đề trong cuộc sống
nhƣ mối quan hệ giữa cái thiện và ác, tình trạng cửa quyền, sự trả thù, sự tha hóa
của lớp thanh niên trẻ, ... Vấn đề tác giả nêu lên là những vấn đề bức thiết trong xã
hội ngày nay và đƣợc tác giả trình bày bằng lớp ngơn ngữ đời thƣờng, xen lẫn vốn
từ mƣợn tiếng Anh và khẩu ngữ.
Nhà văn Ma Văn Kháng - một tên tuổi lớn trong văn đàn Việt Nam đã dành
những tình cảm rất trân trọng đối với văn chƣơng Hồ Anh Thái. Trong bài viết Cái
mà văn chương ta cịn thiếu ơng đã mở đầu bằng khẳng định: “Nghệ thuật thật sự
luôn làm nên cái bất ngờ” và “truyện ngắn, tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, nhất là

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

7

MSSV: 1156010043



Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

những cái gần đây, thú vị trước hết ở chỗ đó” [25]. Ma Văn Kháng đã chỉ ra sự độc
đáo nhất của văn chƣơng Hồ Anh Thái đó là có đƣợc “chất trào phúng, giễu nhại,
cay chua mà tâm thiện” [25] còn thiếu trong văn chƣơng của ta. Bắt đầu từ tiểu
thuyết Cõi người rung chng tận thế thì giọng điệu giễu nhại mới hiện lên rõ rệt
trong văn chƣơng Hồ Anh Thái. Dẫu biết rằng có khơng ít tác giả phản ánh các vấn
đề xã hội trong tiểu thuyết của mình nhƣ Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, … thế
nhƣng Hồ Anh Thái vẫn ghi dấu ấn đặc sắc riêng với giọng điệu giễu nhại. Giọng
điệu giễu nhại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái tạo nên tiếng cƣời. Cƣời mà đau. Cƣời
mà khóc cho số kiếp của con ngƣời. Cƣời mà tự vấn lƣơng tâm để hƣớng về cõi
thiện.
Trong bài viết Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ phía sau đăng trên
báo Văn Nghệ, tác giả Nguyễn Thị Minh Thái đã chú ý đến một khía cạnh rất đặc
biệt trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái đó là tác giả sử dụng “lối viết kiểu thơng tin báo
chí” [34] trong tác phẩm Mười lẻ một đêm. Để chứng minh cho “lối viết kiểu thơng
tin báo chí” [34] của Hồ Anh Thái, nhà báo Minh Thái đã đƣa ra những nhận định
sau: “Dễ hiểu là vì thế cấu trúc bề mặt của cuốn tiểu thuyết này được tác giả dàn
dựng theo thao tác làm tin quen thuộc của báo chí, với việc trả lời các câu hỏi: Ai?
Việc gì? Ở đâu? Tại sao?” [34]. Không chỉ đề cập đến phần bề mặt của tác phẩm
Minh Thái còn nhắc đến cấu trúc nội tại “bị đứt gãy” của tác phẩm: “Một điều khác
dễ nhận thấy của Mười lẻ một đêm, xuất phát từ chính đặc điểm thơng tấn của cuốn
tiểu thuyết này, chính là cấu trúc bị đứt gãy của tác phẩm, giống như cách viết một
bản tin báo chí vẫn có thể nhảy từ một phân đoạn quan trọng này sang một phân
đoạn quan trọng khác mà không cần đến những đoạn nối” [34]. Sự phát hiện của
nhà báo là một sự phát hiện đặc biệt, điều này cho thấy sự sáng tạo của nhà văn Hồ

Anh Thái khi tìm một hƣớng biểu đạt mới cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Với
lối viết kiểu thơng tấn, tác giả góp nhặt khơng ít sự kiện trong tiểu thuyết Mười lẻ
một đêm, câu chuyện mở đầu chỉ là sự gặp lại của một đôi nam nữ và họ muốn trao
thân cho nhau thế nhƣng đằng sau cuộc gặp gỡ không hề gây cấn ấy lại là vơ vàn
câu chuyện. Đó là câu chuyện về họa sĩ Chuối Hột, bà mẹ năm lần đò, mệnh phụ

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

8

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

Hồ Anh Thái đã sớm mƣợn ngịi bút để bộc lộ những gì mình nghĩ, thế
nhƣng ơng khơng viết theo cảm tính mà viết có tƣ duy và phong cách riêng. Ơng
viết truyện từ lúc 18 tuổi và 30 năm sau ông đã sáng tác một khối lƣợng tác phẩm
đáng kể với hơn 30 đầu sách. Với sự sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ ấy, có
thể thấy rằng Hồ Anh Thái là một nhà văn có tâm huyết và rất nghiêm túc đối với
sự nghiệp văn chƣơng của mình. Ơng đạt đƣợc thành công với thể loại văn học,
nhất là tiểu thuyết với một loạt tác phẩm nhƣ: Người và xe chạy dưới ánh trăng,
Người đàn bà trên đảo, Cõi người rung chuông tận thế, SBS là săn bắt chuột, …
Tuy sáng tác nhiều nhƣng khơng vì thế mà tác giả xem trọng số lƣợng hơn chất
lƣợng. Chất lƣợng tác phẩm luôn là điều khiến ơng trăn trở. Vì thế, qua thời gian,
tác phẩm của ông không ngừng đổi mới về đề tài, quan niệm nghệ thuật cũng nhƣ
phƣơng thức tự sự. Dõi theo hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng ta có thể
thấy chuyến cơng tác dài hạn tại Ấn Độ là một bƣớc ngoặt tác động không nhỏ đến

sự nghiệp sáng tác văn chƣơng của ơng. Nó khơng chỉ giúp ông mở rộng đề tài viết
về Ấn Độ mà cịn tạo nên độ chín trong văn phong của mình. Dựa theo bƣớc ngoặt
quan trọng này chúng tơi tạm chia hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái làm ba giai
đoạn chính là: Giai đoạn tiền Ấn Độ (1980 - 1988), giai đoạn Ấn Độ (1988 - 1994)
và giai đoạn hậu Ấn Độ (từ năm 2000 cho đến nay).
Giai đoạn tiền Ấn Độ (1980 - 1988) là giai đoạn ông bắt đầu khởi nghiệp với
sự ghi dấu đầu tiên là truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe (1985), sau đó là lần
lƣợt các tác phẩm nhƣ tiểu thuyết Phía sau vịm trời (1986), Vẫn chưa tới mùa
đơng (1986), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987), Người đàn bà trên đảo
(1988), Những cuộc kiếm tìm (1988), Mai phục trong đêm hè (1989), Trong
sương hồng hiện ra (1990). Đây là giai đoạn mà tác giả viết sung sức nhất, hầu nhƣ
mỗi năm đều cho ra đời một tác phẩm. Nhƣ các nhà văn Chu Lai, Khuất Quang
Thụy, Thái Bá Lợi, … trong giai đoạn đầu các sáng tác của Hồ Anh Thái cũng trƣợt
dài theo quán tính cũ khi khai thác đề tài chiến tranh và ngƣời lính. Thế nhƣng ông
đã rất nhạy bén đổi mới tƣ duy nghệ thuật khi đƣa ra cách viết mới đối với những đề
tài quen thuộc. Đó có thể là những mảnh kí ức chiến tranh chấp nối hiện lên trong

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

12

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

cuộc sống của những cô cậu sinh viên trẻ đã từng trải qua một thời tuổi thơ đầy lửa
đạn trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng; hay là một điểm nhìn mới

khi tác giả len lỏi vào nỗi đau sâu thẳm của ngƣời lính thời hậu chiến, bắt gặp sự
đau đớn của họ khi bị chiến tranh vùi dập những ƣớc mơ bình dị nhất trong tiểu
thuyết Người đàn bà trên đảo; hay kết cấu truyện giật lùi đƣa nhân vật chính trở về
quá khứ hết sức độc đáo trong tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra… Giai đoạn
1980 - 1988 sáng tác của Hồ Anh Thái chƣa thật sự nổi bật thế nhƣng ông đã sớm
bộc lộ ý thức đổi mới nền văn học Việt Nam sau 1975 trong các tác phẩm của mình.
Giai đoạn Ấn Độ (1988 - 1994) là khoảng thời gian ông công tác sáu năm tại
Ấn Độ. Đó là bƣớc ngoặt lớn tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp sáng tác của Hồ Anh
Thái và để lại dấu ấn sâu sắc trong các tác phẩm của ơng cho đến tận những năm
sau đó. Chính bƣớc ngoặt trên đã khơi dậy cảm hứng cho tác giả viết về đề tài Ấn
Độ và đào sâu khai thác đời sống tâm linh trong mỗi con ngƣời. Các tác phẩm của
Hồ Anh Thái trong giai đoạn này bao gồm Mảnh vỡ của đàn ông (1993), Người
đứng một chân (1995), Lũ con hoang (1995), Tiếng thở dài qua rừng kim tước
(1998). Qua các sáng tác trên chúng ta có thể thấy đƣợc sự mạnh dạn của tác giả khi
chạm đến đề tài Ấn Độ - một đề tài khó mà ít nhà văn Việt Nam nào chạm bút đến.
Không những thế tác giả còn thể hiện ngòi bút chuyên nghiệp qua việc khắc họa
những biểu tƣợng ấn tƣợng đến ám ảnh trong lòng ngƣời đọc nhƣ rừng kim tƣớc nở
vàng trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước hay biểu tƣợng ngƣời đứng một chân
trong Người đứng một chân. Chuyến công tác dài hạn sáu năm tại Ấn Độ đã khiến
ơng tìm hiểu rồi say mê cái nơi văn minh nhân loại với con sông Hằng vĩ đại, con
ngƣời Ấn sống với những đức tin huyền hoặc, những trí tuệ minh triết hay những
tấm sari rực rỡ làm thao thức bao tâm hồn. Chính những sự khám phá mới mẻ đó đã
lắng đọng trong ngịi bút Hồ Anh Thái một chất men say vừa huyền hoặc, vừa đa
cảm lại vừa ẩn chứa những triết lí cao minh. Giai đoạn từ 1988 - 1994 đã tạo điều
kiện để Hồ Anh Thái mở rộng đề tài, khẳng định ngòi bút chuyên ngiệp và phong
cách vững vàng trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

13


MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

Giai đoạn hậu Ấn Độ (từ năm 2000 cho đến nay) là giai đoạn Hồ Anh Thái
bắt đầu hoạt động sáng tác trong nƣớc sau khi kết thúc chuyến công tác tại Ấn Độ.
Thời kì này ghi dấu sự đổi mới mạnh mẽ nhất từ nội dung đến hình thức thể hiện
trong sáng tác của ông. Song hành cùng sự vận động đổi mới nền văn học việt Nam
sau 1975, trong giai đoạn này Hồ Anh Thái đã góp sức cùng các cây bút trẻ nhƣ
Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Phạm Hoa,
… tạo nên một diện mạo mới cho nền văn học Việt Nam hiện đại khi cho ra đời
những tác phẩm phản ánh kịp thời thực trạng xã hội với cách viết mới lạ đi sâu vào
vô thức, tâm linh bằng cảm hứng triết luận độc đáo. Từ năm 2000 cho đến nay Hồ
Anh Thái đã xuất bản các tác phẩm gồm Họ trở thành nhân vật của tôi (2000), Tự
sự 265 ngày (2001), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Bốn lối vào nhà cười
(2005), Đức phật, nàng Savitri và tôi (2006), Mười lẻ một đêm (2006), Narmaska!
Xin chào Ấn Độ (2008), Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009), SBS là săn bắt
chuột (2011), Dấu về gió xóa (2012), Người bên này, Trời bên ấy (tập truyện ngắn
- 2013), Mảnh vỡ của đàn ông (tập truyện ngắn - 2014). Qua các tác phẩm này,
ngƣời đọc sẽ khơng khỏi bật cƣời với những tình huống bất ngờ mà tác giả tạo ra
bằng giọng điệu giễu nhại đầy mới lạ. Giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay đã thể
hiện sự đổi mới triệt để về quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái
với lối viết già dặn và điêu luyện.
Hồ Anh Thái là nhà văn chuyên nghiệp với sự sáng tạo nghệ thuật đầy kiên
nhẫn và bền bỉ. Dù bận rộn với cơng việc ngoại giao hay các cơng trình nghiên cứu
thì bao giờ ơng cũng dành “ít nhất hai tiếng” đồng hồ trong ngày để viết. Đối với

ông việc viết là nghề của mình và nó cũng quan trọng nhƣ “nghề nghiệp ăn lương”
ngoại giao vậy và có khi những chuyến cơng tác cịn giúp ơng có nhiều trải nghiệm
để viết tốt hơn nữa. Điều đó cho thấy ơng ln tự tìm nguồn cảm hứng và định hình
ý tƣởng sáng tác trong đầu dù ở bất cứ đâu. Bạn văn đánh giá Hồ Anh Thái là một
ngƣời ít nói, hay trầm tƣ suy nghĩ và say mê văn chƣơng quá thể đến nỗi cứ bắt gặp
một bài báo, một cuốn sách hay ông lại dốc hết tiền túi đi mua để tặng bạn bè đọc
bởi chỉ vì thấy nó hay, “mọi người khơng xem thì uổng” [11, 264]. Hồ Anh Thái là

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

14

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

niệm về con ngƣời mà cả phƣơng thức tự sự, trong đó việc đổi mới quan niệm nghệ
thuật về con ngƣời là một trong những nội dung quan trọng nhất. Trở lại với cuộc
sống thời bình, văn học tập trung phản ánh con ngƣời trong đời sống thƣờng nhật.
Nhân vật sử thi đƣợc thay thế bằng nhân vật thế sự đời tƣ. Qua đó, hình hài của
nhân vật trong tác phẩm hiện lên sống động nhƣ bản chất của chính họ, biết buồn
vui, hờn giận và bày tỏ những khát khao cá nhân. Nhà văn Hồ Anh Thái tuy thuộc
cây bút trẻ nhƣng ông không ngừng bộc lộ ý thức đổi mới quan niệm nghệ thuật về
con ngƣời trong hành trình sáng tác của mình.
Trong giai đoạn tiền Ấn Độ, theo qn tính cũ Hồ Anh Thái cũng viết về đề
tài chiến tranh và ngƣời lính thế nhƣng ơng khơng dùng nhân vật của mình để kể
chuyện chiến tranh mà thơng qua chiến tranh tác giả muốn khắc họa thật rõ nét nỗi

đau của những ngƣời lính thời hậu chiến. Trong tác phẩm Người đàn bà trên đảo,
Hồ Anh Thái đã khai thác triệt để phơng nền lịch sử khi tái hiện nó nhƣ một nguyên
nhân ám ảnh bám riết số phận của những ngƣời đàn bà đội Năm. Qua cuộc đời họ,
ta biết đƣợc rằng chiến tranh có thể gây ra những nỗi đau dai dẳng mặc dù nó đã
chấm dứt. Những cô gái bị “mắc kẹt” trên đảo Cát Bà nhƣ Miền, Luyến, Nhã, … đã
trở thành dấu nối của quá khứ nhắc ngƣời ta không quên một thời lịch sử oanh liệt
nhƣng cũng không thôi trăn trở về một hiện tại có thật sự xứng đáng với họ hay
khơng. Qua tác phẩm Người đàn bà trên đảo, Hồ Anh Thái đã rất khéo léo khi
mƣợn chuyện chiến tranh để giãy bày nỗi niềm, khát khao của những nữ cựu binh bị
quá khứ vùi dập và bị hiện tại lãng quên.
Từ những tác phẩm đầu tay, Hồ Anh Thái đã sớm ý thức cởi trói nhân vật
của mình khỏi những khn phép lí tƣởng và khám phá họ dƣới góc nhìn thế sự đời tƣ. Không chỉ thế nhân vật của ông còn phải đối mặt với rất nhiều mâu thuẫn và
xung đột của hiện thực đa chiều, họ đƣợc đặt vào mối quan hệ giữa bản thân với gia
đình, giữa bản thân với nhu cầu vật chất, giữa bản thân với những hận thù, yêu ghét
và có khi là sự day dứt của lƣơng tâm đối với hành động của mình. Trong tiểu
thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, tác giả đã phản ánh đời sống của những
cô cậu sinh viên trẻ trong những năm tháng đất nƣớc vừa mới giải phóng. Ở thời

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

16

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

điểm ấy những thanh niên trẻ nhƣ Tồn, Trang, Hiệp, Minh khơng chỉ sống với

niềm hân hồ mình cơng cuộc đổi mới đất nƣớc mà họ cịn phải đối mặt với khơng
ít khó khăn nhƣ nỗi lo mƣu sinh, sự ngăn trở của bộ máy nhà nƣớc già cỗi và sự tha
hóa của khơng ít cán bộ quan chức nhà nƣớc. Hay trong Người đàn bà trên đảo,
ông lại rất thấu đáo khi phát hiện ra những con ngƣời bé nhỏ bị xã hội hạ thấp hay
quên lãng. Đó có thể là nhân vật Tƣờng, một chàng trai mồ côi nghèo đầy ƣớc vọng
nhƣng lại st vƣớng vào vịng tù tội vì những tên “nghệ sĩ rởm”, rồi sau đó bị
ngƣời yêu hất hủi để chạy theo tiếng gọi của đồng tiền. Nhiều lúc Tƣờng đau đớn
cực độ muốn chết quách đi nhƣng sự phản bội vẫn cứ ám ảnh lấy cuộc đời anh để từ
đây anh tìm về một hịn đảo hoang vắng nhằm quên đi hiện thực nghiệt ngã. Hay đó
có thể là Miền - một ngƣời đàn bà bƣớc ra từ một thời lửa đạn mang trong tâm hồn
khát khao đƣợc sống nhƣ những ngƣời phụ nữ bình thƣờng. Từ giai đoạn Ấn Độ trở
về sau, Hồ Anh Thái lại càng tập trung khắc họa các nhân vật thế sự nhiều hơn nữa.
Nhân vật của ông trở nên đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp cũng nhƣ vị trí trong xã
hội. Tác giả dƣờng nhƣ không viết riêng về một giai tầng nào mà sẵn sàng nhận mặt
đặt tên cho mọi loại ngƣời trong xã hội từ giới thƣợng lƣu nhƣ ơng Cốp, ơng Vip,
mệnh phụ phu nhân; giới trí thức nhƣ nhà báo, họa sĩ, nghệ sĩ, luật sƣ, thƣ kí, …
(Mười lẻ một đêm, SBS là săn bắt chuột), cho tới những cô gái ăn sƣơng, những
đứa trẻ mồ côi hay những cậu thanh niên hƣ hỏng (Cõi người rung chng tận
thế). Cái nhìn thế sự của Hồ Anh Thái đối với các nhân vật hiện lên rất chân thực.
Đó là một nửa gam màu xám xịt ln tồn tại trong con ngƣời nhƣ tính dâm đãng
của một lão giáo sƣ già thích đặt tay lên đùi của những cô sinh viên trẻ, một bà
mệnh phụ phu nhân thích ăn cắp vặt trong Mười lẻ một đêm hay một nhóm thanh
niên nhà giàu muốn hãm hại và giết chết cô gái Mai Trừng hiền lành trong Cõi
người rung chng tận thế. Bên cạnh đó, nhân vật thế sự cịn đóng vai trị nhƣ một
phƣơng tiện để nhà văn khám phá quy luật của cuộc sống. Nhân vật Đông (Cõi
người rung chuông tận thế) - là phƣơng tiện giúp nhà văn khám phá ra mối quan
hệ giữa cái ác và cái thiện từ đó khẳng định rằng con ngƣời ln có cơ hội để hƣớng
thiện.

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân


17

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

Bức tranh xã hội Việt Nam đƣơng đại mang màu sắc của chủ nghĩa trừu
tƣợng với đầy những gam màu sáng tối lẫn lộn chứ khơng cịn đơn thuần là màu đỏ
oanh liệt của cách mạng hay màu xanh yên ả của buổi mới hịa bình. Hồ Anh Thái
đã vẽ tốt bức tranh ấy đến mức sắc nét bằng việc khai thác triệt để hình tƣợng của
con ngƣời trong cuộc sống đời thƣờng. Thông qua nhân vật thế sự - đời tƣ tác giả đã
phản ánh một xã hội đa chiều và càng len lỏi vào đời tƣ của từng nhân vật ông lại có
thêm một sự khám phá mới về cái lí của cuộc đời. Nằm trong xu hƣớng đổi mới
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời có khơng ít nhà văn đã mạnh dạn đặt nhân vật
của mình dƣới góc nhìn thế sự - đời tƣ. Trong tiểu thuyết Bến không chồng, Dƣơng
Hƣớng đặt ngƣời lính Nguyễn Vạn vào đời sống làng Đơng sau chiến tranh để nhân
vật tìm lại sự rung cảm đời thƣờng: “Lần đầu tiên trong đời Vạn cảm thấy sung
sướng cực độ và quên hẳn mình” [8, 312]; hay nhân vật bào thai trong tiểu thuyết
Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh phải tiếp xúc với những chuyện trái khoáy
vẫn diễn ra hàng ngày nào là phá thai, bỏ con trong một bệnh viện phụ sản. Sự phát
hiện mới mẽ về những đau khổ hay tiêu cực dƣới góc nhìn thế sự của các nhà văn
trên cũng khơng ít lần đƣợc phản ánh dƣới ngịi bút của Hồ Anh Thái. Có thể đánh
giá rằng cái nhìn thế sự - đời tƣ của tác giả đối với nhân vật của mình là cái nhìn
chân thực, dũng cảm và có khả năng bao quát lớn.
Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn Hồ Anh Thái
còn đƣợc thể hiện qua việc tác giả khám phá nhân vật nhƣ một bản thể tự nhiên.

Trong giai đoạn văn học trƣớc năm 1975, nhân vật văn học là con ngƣời của cộng
đồng, họ sống theo những ràng buộc của ý thức xã hội và hạn chế bộc lộ cảm xúc
riêng tƣ, đây là hệ quả tất yếu phù hợp với mục đích của nền văn học phục vụ kháng
chiến. Khi hịa bình lặp lại và xã hội ngày càng phát triển, con ngƣời có nhu cầu cần
đƣợc giải phóng cảm xúc cá nhân, điều này địi hỏi nhà văn phải xây dựng nên
những nhân vật toàn diện có cả lí trí và cảm xúc bản năng. Để xây dựng đƣợc
những con ngƣời đa chiều nhƣ thế nhà văn phải dám viết và viết có kĩ thuật sao cho
nhân vật của mình khơng q xa rời thực tế hay khiến ngƣời đọc nghĩ theo hƣớng
lệch lạc.

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

18

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

Con ngƣời bản năng trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái hiện lên với những rung
cảm tình yêu, tình dục rất rõ rệt. Trong tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, tình yêu,
tình dục đƣợc khơi gợi nhƣ một nguyên nhân, một nỗi ám ảnh dẫn đến những đau
khổ, day dứt cả cuộc đời của các nhân vật. Sự tan vỡ trong tình yêu, sự ám ảnh bởi
cảnh tƣợng “đôi chân sứ trắng” của ngƣời yêu đang quấn lấy đôi chân của ngƣời
đàn ông khác đã đi theo Tƣờng suốt cả đời để rồi anh chiếm đoạt thân thể Xuyến
nhƣ một sự trả thù. Đối với những ngƣời đàn bà đội Năm thì tình dục là một niềm
khao khát thầm kín bởi vì họ cũng là những ngƣời phụ nữ chứ không phải là vật thể
hóa thạch của chiến tranh. Nhân vật Luyến đã bƣớc qua dƣ luận để có thai với

Tƣờng. Cịn Miền - ngƣời phụ nữ chững chạc nhất trong đội thì dám phát biểu rằng:
“Hồi đánh Mỹ, chúng tôi ở bên lề sự sống và cái chết, những khao khát bản năng
có thể ức chế được, có thể quên đi được. Cịn bây giờ thật khơng thể qn” [15,
122]. Khát khao của Miền là nỗi khát khao thầm kín mà những ngƣời phụ nữ từng
đi qua chiến tranh phải mím mơi câm nín. Trong tiểu thuyết Chim én bay, Nguyễn
Trí Huân cũng đã từng đề cập đến nỗi khát khao ấy khi miêu tả về cuộc đời của nữ
cựu binh Quy sau khi trở về từ cuộc chiến: “Hầu hết những đêm thao thức bởi
những khát vọng bình thường của người phụ nữ chưa hề được làm vợ, làm mẹ chị
đã sống bằng những mộng mị với Dũng. Những đêm như vậy tỉnh dậy chị trở nên
phờ phạc” [7, 25]. Viết về những khát khao tình dục của ngƣời lính sau chiến tranh
cũng là sự phát hiện rất nhạy cảm, tinh tế của Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết Người
đàn bà trên đảo. Sự phát hiện của ông cùng với các tiểu thuyết khác nhƣ Chim én
bay của Nguyễn Trí Huân hay Bến không chồng của Dƣơng Hƣớng đã thể hiện
những ẩn uất đau thƣơng và phần nào xoa dịu nỗi đau của quá khứ.
Trong một loạt tiểu thuyết xuất bản giai đoạn sau nhƣ Cõi người rung
chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, … thì vấn đề tình yêu, tình dục đƣợc Hồ Anh
Thái phản ánh dƣới góc nhìn thời sự hơn. Trong Cõi người rung chuôngt tận thế
ngƣời đọc sẽ khơng khỏi giật mình khi biết đƣợc những suy nghĩ về tình dục rất
thống trong giới trẻ hiện nay. Những cậu trai mới lớn nhƣ Cốc, Bóp, Phũ sống
bng thả trong dục vọng. Cốc xem tình dục nhƣ nhu cầu hàng ngày “Cốc không

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

19

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp


GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

bao giờ ngồi yên với vài câu chuyện khai vị mà không xoay sang chuyện tình dục”
[11, 8]. Bóp thì lấy thú vui siết cổ những con vật nhƣ một cuộc hành lạc thỏa mãn
khoái cảm “cùng lúc thân người vạm vỡ của nó rung lên xuất dương lực” [11, 84].
Cịn Phũ thì xem việc lên giƣờng với phụ nữ nhƣ việc thực hiện một bộ sƣu tập:
“Trong chiếc cặp có 101 chiếc quần lót phụ nữ” [11, 80]. Khơng chỉ những cậu trai
mà những cơ gái trẻ cũng khơng thốt khỏi dục tình nhƣ cơ nàng sinh viên n
Thanh có thể qua đêm với bất cứ ngƣời đàn ông nào mà cô thích: “Địi hỏi nhục
dục của cơ ta là thường xun và cuồng dại” [11, 115]. Đề cập vấn đề tình dục
trong giới trẻ hiện nay, Hồ Anh Thái đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh các bậc làm
cha làm mẹ về những cám dỗ mà con cái họ đang phải đối mặt trong một xã hội
hiện đại vƣợt ra khỏi nếp sống truyền thống. Trong Mười lẻ một đêm Hồ Anh Thái
lại phát hiện tình dục nhƣ một cơng cụ gắn với lợi ích của con ngƣời, nàng tìm đến
chàng nhƣ một sự thỏa mãn trong những ngày chồng đi cơng tác, mẹ của nàng tìm
đến đàn ơng để sở hữu nhà sau li hôn: “Mẹ ngửi thấy mùi đàn ông và mùi đất đều
chén được” [14, 70]; hay cô sinh viên trẻ tìm đến giáo sƣ già để đổi tình lấy điểm…
Sâu thẳm bên trong cái việc giữa một ngƣời đàn ông và một ngƣời đàn bà mà Hồ
Anh Thái đề cập đến là sự bóc trần bộ mặt tình dục rất phức tạp trong xã hội đƣơng
thời, có lẽ khi tình dục đƣợc xem nhƣ một thứ hàng hóa để đổi chác thì sẽ cịn rất
nhiều chuyện khơi hài nữa xảy ra trong xã hội hiện đại này. Vấn đề tình u, tình
dục khơng chỉ giúp Hồ Anh Thái xây dựng nên những nhân vật bản năng mà cịn
tạo điều kiện để ơng có cái nhìn thấu đáo hơn về những biến chuyển của con ngƣời
trong xã hội hiện đại.
Tóm lại, Hồ Anh Thái đã có sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
khi nhìn nhận họ nhƣ một bản thể tự nhiên với dục vọng bản năng và hành động vơ
thức. Chính sự đổi mới này đã đƣa nhân vật trong tác phẩm của ông bƣớc ra khỏi
trang giấy và sống nhƣ một con ngƣời thật sự biết trăn trở, biết suy tƣ và đôi lúc
cũng bị cuốn theo vịng xốy vơ tận của cuộc đời. Hồ Anh Thái đã góp sức cùng các
cây bút trẻ nhƣ Phạm Thị Hồi, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Đình

Tú, … xây dựng nên những nhân vật văn học hoàn toàn mới lạ so với giai đoạn

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

20

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

trƣớc đó. Họ vừa đa chiều lại vừa sâu sắc cùng nếp sống, nếp nghĩ gần gũi với con
ngƣời Việt Nam hiện đại. Nếu trong Người đàn bà trên đảo, Hồ Anh Thái đổi mới
về mặt phản ánh con ngƣời nhƣ là tâm điểm soi chiếu lịch sử thì qua một loạt tác
phẩm nhƣ Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, SBS là săn bắt
chuột, Đức Phật, nàng Savitri và tơi, tác giả lại tập trung phản ánh tồn diện con
ngƣời dƣới góc nhìn thế sự - đời tƣ và nhìn nhận con ngƣời nhƣ một bản thể tự
nhiên đầy sống động. Bên cạnh đó, với ngịi bút linh động đan xen giữa thực và ảo,
giọng kể đa dạng, ngôn ngữ bình dị và giọng điệu giễu nhại đặc trƣng, tác giả đã
truyền đạt rất hiệu quả những đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời qua tiểu
thuyết của mình.
Tiểu kết
Nếu có thể đánh giá nhà văn Hồ Anh Thái trong ba từ thì ta có thể đánh giá
rằng nhà văn rất yêu nghề, hiện đại và dũng cảm. Sự yêu nghề dƣờng nhƣ đã ngấm
sẵn vào máu khi ông dành hơn ba mƣơi năm tuổi đời để viết, viết say mê, viết
khơng ngừng nghỉ và rất có trách nhiệm đối với những đứa con tinh thần của mình.
Ơng đến với văn chƣơng bằng một tâm hồn vô tƣ khơng toan tính, vụ lợi, ơng trân
trọng những tác phẩm mà ông cho là hay và không ngại bỏ sức giúp đỡ các cây bút

trẻ để văn chƣơng có ngƣời nối nghiệp. Ơng là một nhà văn hiện đại vì lúc nào ông
cũng trăn trở đổi mới quan niệm sáng tác của mình từ hình thức ngơn ngữ cho đến
nội dung phản ánh. Nếu năm 1985 Hồ Anh Thái còn viết về đề tài chiến tranh trong
tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo thì từ năm 2001 ơng đã bắt đầu đề cập đến
những vấn đề thời sự nóng hổi trong một loạt tiểu thuyết nhƣ Cõi người rung
chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, SBS là săn bắt chuột với lối viết mới lạ. Ơng
cịn là một nhà văn dũng cảm khi dám dùng ngịi bút của mình để vạch trần những
tiêu cực trong đời sống xã hội bất chấp là đề cập đến tầng lớp thƣợng lƣu hay tầng
lớp trí thức. Chính sự dũng cảm thích nói đến tận xƣơng tận tủy của sự thật đã giúp
cho con chữ của nhà văn trở thành công cụ hiệu quả để chiến đấu lại bất công, tiêu
cực tồn tại trong xã hội Việt Nam đƣơng thời, đó là điều mà không phải nhà văn
nào dám làm và làm tốt. Với tâm huyết và sự sáng tạo nghệ thuật không ngừng

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

21

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

nghỉ, Hồ Anh Thái đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào cơng cuộc đổi mới nền
văn học sau năm 1975 và ông xứng đáng trở thành một trong những tác giả đáng
chú ý nhất trong số các nhà văn đƣơng đại Việt Nam.

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân


22

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

cầm lái con thuyền của đất nƣớc, họ dễ thích ứng với nền văn hóa hiện đại nhƣng
cũng dễ sa ngã vào cái tiêu cực bởi sự bồng bột của tuổi trẻ.
Tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng kể về cuộc đời và sự nghiệp
của bốn sinh viên trẻ là Toàn, Hiệp, Minh và Trang. Họ sống trong hoàn cảnh đất
nƣớc cịn gặp vơ vàn khó khăn của những ngày đầu mới giải phóng. Họ là những
dấu nối của lịch sử khi bỏ lại một phần tuổi thơ trong lửa đạn chiến tranh và cống
hiến một phần tuổi trẻ cho công cuộc đổi mới đất nƣớc. Sau khi hoàn thành việc học
thì mỗi nhân vật lại có những ngã rẽ khác nhau: Toàn trở thành nhà ngoại giao,
Minh đƣợc cử đi học và định cƣ ở nƣớc ngoài, Hiệp và Trang trở thành vợ chồng
rồi cùng nhau ra vùng đảo Cát Bạc đóng góp vào cơng cuộc xây dựng nền kinh tế
mới. Vốn là những sinh viên trẻ, tự tin và tràn đầy hồi bão nhƣng họ cũng khơng
thể thốt khỏi những va vấp trong cuộc đời. Toàn là một cậu sinh viên có nghị lực,
anh mồ cơi cha mẹ từ sớm nhƣng vẫn cố gắng đi đạp xích lơ để kiếm tiền trang trải
việc học: “Kỳ nghỉ hè đầu tiên sống khơng có bố, Tồn loay hoay đi tìm việc làm
kiếm thêm chút tiền ăn học” [16, 27]. Khi vào trƣờng đại học anh phải nhịn nhục
chịu đựng sự phân biệt đối xử của thầy phó hiệu trƣởng vì ơng ta chỉ quan tâm đến
con em của những sếp lớn. Đến khi trở thành một nhà ngoại giao, sắp đƣợc cử đi
học ở nƣớc ngồi thì anh lại bị ơng bộ trƣởng Khuynh tƣớc đoạt quyền lợi. Sau
những ngang trái của cuộc đời, Tồn khép kín bản thân: “Cánh cửa mở vào tâm hồn
anh như làm bằng gỗ lim chắc nặng. Có lẽ ban đầu khơng có cánh cửa ấy, nhưng
nhiều năm trơi qua, nó tự hình thành, mỗi ngày một vững chắc, mỗi ngày một to

dày, … Toàn lui về với cái thế giới một người bắt đầu từ những mất mát dồn dập”
[16, 99]. So với Toàn, Trang và Hiệp thì nhân vật Minh lại may mắn hơn rất nhiều.
Sau khi đậu thủ khoa trong kỳ thi đại học, anh nhận đƣợc học bổng đi du học nƣớc
ngoài. Vậy mà sau những năm tháng du học, Minh đã lầm đƣờng lạc lối khi từ bỏ
và miệt thị chính q hƣơng mình. Điều đó khiến cho Minh ngày càng xa cách
Tồn. Trang và Hiệp sau khi ra trƣờng thì họ chuyển đến đảo Cát Bạc để xây dựng
vùng kinh tế mới và vẫn giữ vững lý tƣởng sống cao đẹp. Thế nhƣng tai họa đã ập
xuống gia đình nhỏ của họ khi Hiệp qua đời vì bị một kẻ côn đồ tấn công… Qua

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

24

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng nhà văn Hồ Anh Thái đã phản ánh
cuộc sống khắc nghiệt mà tầng lớp trí thức trẻ phải đối mặt trong giai đoạn đầu thời
kì giải phóng đất nƣớc. Tác giả sẵn sàng chỉ ra kẻ ngăn trở hồi bão của ngƣời trí
thức trẻ đó chính là những tên cán bộ nhà nƣớc quan liêu và cả bộ máy nhà nƣớc già
cỗi, hèn nhát. Bên cạnh việc lột trần sự thật thì tác giả vẫn giữ niềm tin vào đất nƣớc
khi để nhân vật Tồn phản đối những suy nghĩ sính ngoại của nhân vật Minh.
Trong tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, tác giả kể về hành trình vƣơn lên
đầy khó nhọc của anh sinh viên trẻ tên Tƣờng. Dù mồ côi cha mẹ từ bé nhƣng với
niềm đam mê hội họa, Tƣờng đã thi đỗ vào trƣờng mĩ thuật. Thế nhƣng con đƣờng
của anh bị chấm dứt hoàn toàn khi anh suýt ở tù vì kết bạn với đám bn lậu đội lốt

nghệ sĩ. Tƣờng bị trƣờng đuổi học và bị mẹ ngƣời yêu cấm đoán khi cho rằng anh
chỉ là một thằng họa sĩ nghèo khổ sống cù bơ cù bất. Rõ ràng anh sinh viên trẻ tuổi
không chỉ sống với ƣớc mơ và đi trên con dƣờng bằng phẳng mà số phận anh cịn
khơng ngừng bị xã hội xơ đẩy, dập dùi bởi đồng tiền và sự nhẹ dạ của bản thân. Ở
Cõi người rung chuông tận thế, cô sinh viên hoa khôi Yên Thanh lại bị tiêm nhiễm
trong cái gọi là “sống thử” của xã hội phƣơng Tây. Cảnh tƣợng kí túc xá nhƣ căn
nhà nghỉ lí tƣởng của các cô cậu sinh viên chắc hẳn sẽ làm không ít các bậc phụ
huynh phải giật mình: “Cơ ta và anh bạn trai leo tót lên giường trên kéo ngay màn
gió lại” [11, 115]. Hay trong Mười lẻ một đêm, tác giả lại phản ánh hành trình đi
tới đích đầy khắc nghiệt của thế hệ sinh viên ngày nay khi mà họ khơng chỉ cố gắng
bằng khả năng của mình mà cịn phải bỏ ra một khoản lệ phí khơng nhỏ để có việc
làm: “Mỗi năm học trung bình mấy triệu bạc. Học xong rồi khơng thân thích, phải
có ít nhất mấy chục triệu mới xin được việc” [14, 114]. Đó là một thực tế phũ
phàng nhƣng rất thật nhƣ một quy luật ngầm kìm hãm ƣớc mơ của ngƣời trí thức
trẻ.
Miêu tả về giới nhà báo, nhà văn Hồ Anh Thái phát hiện ra sự nhanh nhạy
nắm bắt thời thế của họ. Dƣờng nhƣ họ bám rất sát theo từng xu hƣớng của văn hóa
phƣơng Tây và vận dụng vào nền văn hóa Việt Nam nhƣ một sự cách tân đầy mới
lạ. Trong tiểu thuyết SBS là săn bắt chuột, tác giả phác họa nhân vật cô nhà báo -

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

25

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa


rất sành nghề và biết cách thu hút “đám đọc giả hiếu kì” [19, 102] bằng cách “gieo
được nghi ngờ” vào tâm trí họ. Cô sẵn sàng viết thêm viết bớt vào một cuộc phỏng
vấn để làm tăng thêm tính hấp dẫn cho bài viết của mình. Tác giả đã phản ánh thế
hệ trí thức trẻ dƣới góc nhìn văn hóa. Họ là những con ngƣời tiến bộ và dễ bị ảnh
hƣởng bởi sự chuyển dịch của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Tuy bắt đầu từ nền tảng
trí thức nhƣng họ đều gặp phải những cản trở nhất định, giới sinh viên muốn có việc
làm thì phải chịu chi tiền cịn giới nhà thơ, báo chí để đạt đƣợc danh tiếng thì khơng
ít ngƣời đã chạy theo những thị hiếu tầm thƣờng và quay cuồng trong ảo mộng để
rồi tự biến mình thành những bức biếm họa nửa Tây nửa ta đầy nghịch dị.
Viết về thế hệ trí thức lão thành, nhà văn khắc họa những nhân vật đã đạt đến
một địa vị nhất định trong xã hội nhƣ nhà ngoại giao, nhà văn hóa, giáo sƣ, luật sƣ,
v.v. Bằng một cái nhìn thấu đáo và chân thực, Hồ Anh Thái đã phản ánh bản chất
đầy mâu thuẫn bên trong cuộc sống tƣởng chừng nhƣ phẳng lặng của họ qua ngòi
bút nhẹ nhàng, dí dỏm. Có lẽ khơng một nhà văn nào “gan” nhƣ Hồ Anh Thái khi
dám lấy hình tƣợng của các “ngài”, các “vị”, các “ông lớn” ra làm hình nhân để trêu
chọc, cƣời cợt và đùa dai đến nhƣ thế. Khi vẽ nên bức tranh u tối đầy những tiêu
cực của giới trí thức lão thành có lẽ ngƣời đọc sẽ phải tức tối cho rằng tác giả đang
“cố tình” bơi bác những con ngƣời sáng suốt đang “vã mồ hôi sôi nƣớc mắt” để
phục vụ nhân dân. Nhƣng suy cho cùng nhà văn cũng là một phần tử trong giới trí
thức, cũng là một “ơng lớn”, vậy có phải tác giả đang tự bơi bác bản thân hay
khơng? Nói đến vấn đề này Hồ Anh Thái đã bình thản trả lời trong một bài phỏng
vấn rằng: “Một số độc giả phản ứng có lẽ vì họ chỉ thấy tôi phê phán người đời mà
không đọc ra cái chất tự giễu của chính tơi” [14, 342]. Thật ra tác giả đang cƣời
ngƣời mà cũng đang cƣời cợt chính mình, lấy văn chƣơng làm phƣơng tiện để soi
chiếu bản thân. Thế nhƣng nếu coi các nhà trí thức trong tiểu thuyết của Hồ Anh
Thái chỉ đơn thuần là những bộ mặt đáng chê cƣời thì chúng ta chỉ mới “cƣỡi ngựa
xem hoa” mà thôi. Hãy thử chiêm nghiệm cái cƣời cợt chua chát mà tác giả đặt vào
nhân vật ta sẽ thấy đƣợc một sự phê phán đến tột cùng và sự đấu tranh chống lại cái
xấu đầy mãnh liệt của tác giả, rồi có lúc chúng ta sẽ phải thốt lên rằng những cái


SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

26

MSSV: 1156010043


Khóa luận tơt nghiệp

GVHD: ThS. Đặng Thị Hịa

xấu mà các ông trí thức mắc phải là tật chung của con ngƣời Việt Nam đƣơng thời
còn hủ lậu, còn trƣởng giả, còn tƣ duy quê mùa và những tật xấu ấy thì cần đƣợc
phát hiện để mà phê phán. Tác giả quan sát các nhà trí thức lớn bằng cái nhìn xuyên
suốt từ quá khứ đến hiện tại của họ và ông phát hiện ra rằng họ là những ngƣời có
thành tích trong quá khứ đƣợc thời thế đẩy đƣa để đạt tới đỉnh cao danh vọng. Nhà
ngoại giao Thế (Cõi người rung chuông tận thế) là một ngƣời đầy quyền lực trong
thời điểm hiện tại. Thời quá khứ ông đã có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Ơng không ngần ngại lên đƣờng “phục vụ cuộc đàm phán ở nước Pháp”
[11, 104] bỏ lại vợ đang bụng mang dạ chửa và thằng em trai mới mƣời ba tuổi.
Sang thời bình ơng đƣợc trọng dụng trở thành một nhà ngoại giao đầy lão luyện và
có thể xoay sở mọi chuyện trên đời bằng các mối quan hệ quen biết với các nhân vật
máu mặt trong bộ máy nhà nƣớc. Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, ta lại bắt gặp
cuộc đời lắm may mắn của giáo sƣ - ngƣời cha dƣợng thứ năm của Nàng. Ơng ta
chẳng có kiến thức gì nhiều nhƣng có cái là đƣợc thời nên phất lên nhanh chóng.
Ơng là một sự nhầm lẫn của bộ máy nhà nƣớc khi vốn là một kỹ sƣ hóa chất lại
đƣợc đề bạt ngay một chức vụ chẳng ăn nhập gì đó là “quản lí khoa học xã hội” [14,
91]. Thế là đƣợc dịp vinh danh, ông vô tƣ thành “tiến sĩ” rồi lại vô tƣ viết văn viết
thơ mà các tác phẩm của ơng thì dở tệ: “Ai cũng biết văn thơ thầy vừa đọc vừa bịt

mũi” [14, 93]. Vậy mà thầy vẫn đƣợc nịnh bợ bởi đám sinh viên của mình và rất
vững chãi trên ngơi vị giáo sƣ mà thầy vơ tình vớ đƣợc.
Nhân vật luật sƣ trong SBS là săn bắt chuột dù là ngƣời máu lạnh khơng có
đức độ nhƣng lại trở thành một luật sƣ nổi tiếng do có gốc “bố anh là luật sư theo
ta đánh Tây” [19, 234] và đƣợc nhà nƣớc cấp cho một cái biệt thự thời Pháp thuộc
hẳn hoi. Hay vị giáo sƣ trong tiểu thuyết cùng tên là “một trí thức điển hình” [19,
285] ơng vốn xuất thân là một thầy giáo nghèo “ban đầu làm cán bộ đoàn trường”
[19, 286] rồi may mắn đƣợc đề bạt làm giảng viên do giảng viên thời mới giải
phóng cịn thiếu. Bằng sự khơn ngoan của mình, ơng cƣới ngay cô con gái của một
ông Vip rồi nhờ sự nâng đỡ của ba vợ mà đạt tới đỉnh cao danh vọng, đƣợc lên chức
“nhờ hoạt ngôn ma lanh một chút”. Khi đất nƣớc mở cửa đã tạo nên cơ hội đổi đời

SVTH: Phạm Cẩm Kim Ngân

27

MSSV: 1156010043


×