Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Vấn đề gia đình và xã hội nam bộ trong tác phẩm của hồ biểu chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHÓA 2012 – 2016
ĐỀ TÀI

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI NAM BỘ
TRONG TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN
HỒ BIỂU CHÁNH

Sinh viên thực hiện: Tống Thanh Thương
Lớp: D12NV03
Khoá: 2012 - 2016
Hệ: Chính quy

---o0o--Bình Dương, tháng 4 năm 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHÓA 2012 – 2016
ĐỀ TÀI

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI NAM BỘ
TRONG TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN
HỒ BIỂU CHÁNH



Người hướng dẫn: Th.s Lê Sỹ Đồng
Sinh viên thực hiện: Tống Thanh Thƣơng
Lớp: D12NV03
Khố: 2012 - 2016
Hệ: Chính quy

---o0o--Bình Dương, tháng 4 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q Thầy Cơ, gia đình và bạn bè
Được sự đồng ý của khoa Ngữ văn trường Đại học Thủ Dầu Một và Thầy
hướng dẫn Ths Lê Sỹ Đồng, em đã thực hiện đề tài “Vấn đề gia đình và xã hội Nam
Bộ trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh”.
Để hồn thành khóa luận này, em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến Thầy Lê Sỹ Đồng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt q trình viết
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô ở trường Đại học Thủ Dầu Một đã truyền đạt kiến
thức cho em trong bốn năm học qua. Những kiến thức mà em nhận được trên giảng
đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai.
Mặc dù em đã cố gắng thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Trong q
trình làm khóa luận, em khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong q Thầy Cơ bỏ
qua.
Cuối cùng, em kính chúc q Thầy Cơ được nhiều sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn.


Tống Thanh Thương


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các cơng trình khác.
Sinh viên

Tống Thanh Thương


MỤC LỤC
Mở đầu ........................................................................................................ 1
1.

Lí do chọn đề tài ................................................................................ 1

2.

Lịch sử vấn đề .................................................................................... 5

3.

Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4


5.

Cấu trúc của khóa luận ....................................................................... 5

Chƣơng 1: Đơi nét về hồn cảnh lịch sử (1900- 1945), tình hình văn học và
nhà văn Hồ Biểu Chánh ........................................................................... 12
1.1

Sơ lược về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội (1900 – 1945) ................ 12

1.2

Sơ lược về tình hình văn học (1900 – 1945) ..................................... 17

1.3

Nhà văn Hồ Biểu Chánh................................................................... 27

1.4

Tiểu kết ............................................................................................ 32

Chƣơng 2: Vấn đề gia đình trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh34
2.1

Vấn đề trong gia đình quyền thế ....................................................... 34

2.1.1 Vấn đề hôn nhân ............................................................................................. 34
2.1.2 Vấn đề thừa kế ................................................................................................ 41
2.2


Vấn đề trong gia đình nghèo khó...................................................... 44

2.2.1 Trọng kim tiền ................................................................................................. 44
2.2.2 Đem con ở mướn ............................................................................................ 49
2.3

Tiểu kết ............................................................................................ 54

Chƣơng 3: Vấn đề xã hội trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh 56
3.1

Các tệ nạn xã hội .............................................................................. 56

3.1.1 Tệ nạn do hiện thực cuộc sống..................................................................... 56
3.1.2 Tệ nạn do hủ tục, mê tín ................................................................................ 62


3.2

Số phận con người trong mối quan hệ giai cấp ................................. 65

3.2.1 Cuộc sống của tầng lớp quý tộc ................................................................... 65
3.2.2 Cuộc sống của tầng lớp cần lao.................................................................... 70
3.3

Tiểu kết ............................................................................................ 74

Kết luận ..................................................................................................... 77
Danh mục tài liệu tham khảo và tƣ liệu khảo sát ..................................... 0



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học hiện thực giúp người đọc có cái nhìn chân thực và sống động hơn về
lịch sử, xã hội và con người. Điều này đã giúp văn học nghệ thuật tách ra khỏi tình
trạng văn - sử - triết bất phân trước đây. Nếu lịch sử chỉ kể lại cả quá trình lịch sử,
xã hội của Việt Nam từ khi khai sinh đến hiện tại một cách khách quan thì các tác
phẩm văn học chỉ ghi lại một khoảng thời gian nhất định, một “lát cắt” của xã hội.
Điều đặc biệt là, văn học phản ánh toàn bộ hiện thực cuộc sống một cách sống
động, cụ thể nhất dưới góc nhìn của nhà văn. Chẳng hạn như cùng viết về nạn đói
năm 1945 ở Việt Nam nhưng lịch sử ghi lại “Nạn đói năm Ất Dậu là một thảm họa
nhân đạo xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến
tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.” [66]; cịn
văn học tả “những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt
bồng bế, dắt díu nhau lê xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp
lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không một buổi sáng nào người trong làng đi chợ,
đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Khơng khí vẩn
lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” [8; 24]. Như vậy, lịch sử
chỉ giúp người đọc có thơng tin qua những con số khách quan, chính xác về nạn đói
năm 1945, cịn văn học giúp người đọc có cái nhìn cụ thể, chân thực và giàu hình
ảnh về con người, xã hội lúc bấy giờ. Chỉ bằng một “lát cắt” cuộc sống, một hồn
cảnh điển hình, một nhân vật điển hình, nhà văn đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh
xã hội đương thời. Không chỉ viết về các giai đoạn lịch sử, văn học cịn phản ánh
đời sống vật chất, tình cảm, các vấn đề tiêu cực trong gia đình và xã hội… Tác dụng
của văn học khác với sử học ở chỗ, văn học tuy chỉ tái hiện một khía cạnh nhỏ của
cuộc sống nhưng qua khía cạnh ấy, người đọc có những suy ngẫm, những cảm xúc
riêng. Văn học không những cung cấp cho con người tri thức mà cịn xây dựng cho
con người những tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ thơng qua những câu chuyện về gia
đình và xã hội. Do vậy, việc tìm hiểu những vấn đề tồn tại trong gia đình và xã hội


1


trong một tác phẩm là một điều cần thiết khi nghiên cứu một tác phẩm. Qua đó,
người đọc có cách nhìn, suy nghĩ và hành động tốt hơn trong các mối quan hệ xung
quanh.
Hồ Biểu Chánh là nhà văn lớn của Nam Bộ đầu thế kỉ XX. Tác phẩm của
ông khơng chỉ có chức năng giải trí, chức năng giá dục mà nó cịn tái hiện được các
giai đoạn lịch sử, xã hội, phong tục, cuộc sống con người… Hồ Biểu Chánh đã phác
hoạ nên bức tranh hiện thực cuộc sống xã hội và gia đình của người dân Nam Bộ
thế kỉ XX.
Chúng tôi chọn nhà văn Hồ Biểu Chánh để nghiên cứu với hai lí do. Thứ
nhất, Hồ Biểu Chánh là nhà văn chúng tôi yêu mến và muốn tìm hiểu sâu hơn về
cuộc đời cũng như tác phẩm của ông. Thứ hai, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đề cập
rất nhiều vấn đề trong gia đình và ngồi xã hội ở Nam Bộ giai đoạn giao thời.
Những tác phẩm ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đọc tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, ta thấy ông đề cập đến mọi tầng lớp: từ
anh tá điền, điền chủ trong Cha con nghĩa nặng, Thầy thông ngôn, hương chức hội
tề trong Tiền bạc, bạc tiền, những người nông dân nghèo trong Cay đắng mùi đời,
đến trẻ bán báo trong Lạc đường, gái điếm trong Thầy Chung trúng số, chúa tàu
biển trong Chúa tàu Kim Quy….Không những thế, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
còn phản ánh những mối quan hệ trong gia đình như Mẹ ghẻ con ghẻ, các quan
niệm trong gia đình như mơn đăng hộ đối trong Sống thác với tình, tục “nơm” trong
Tỉnh mộng, hay người phụ nữ phải sinh con trai để nối dõi trong Nợ đời… Hồ Biểu
Chánh là nhà văn đi nhiều nơi, ông có hiểu biết sâu rộng về phong tục, tập quán,
lịch sử, địa lí và con người nên nó giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu và tìm
hiểu về những vấn đề tồn tại gia đình và xã hội trong giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Tất cả những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài Vấn đề gia
đình và xã hội Nam Bộ trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Khi đề tài

này thực hiện thành cơng, nó khơng chỉ giúp cho sinh viên khoa Ngữ văn, trường
Đại học Thủ Dầu Một có cái nhìn sâu sắc hơn về các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh,

2


mà cịn góp thêm một nguồn tài liệu tốt cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn khi
học học phần văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1900 – 1945.

2. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
 Đưa một số tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh đến gần bạn đọc.
 Giúp người đọc thấy được bối cảnh xã hội ở Nam Bộ vào thế kỉ XX.
 Thấy được những mặt hạn chế tồn tại trong gia đình và xã hội trong giai đoạn
giao thời.
 Trau dồi, giáo dục tình cảm, đạo đức của con người trong tất cả các mối quan hệ
xã hội.
 Giúp người đọc thấy được tâm trạng của người trí thức – nhà văn trước sự giao
thời của xã hội.
 Góp phần tăng tính sinh động cho bộ mơn lịch sử ở trường THPT trong việc tìm
hiểu tình hình xã hội trong những năm đầu thế kỉ XX.
 Làm tài liệu tham khảo cho bộ môn Ngữ văn ở trường THPT.
 Làm tài liệu cho sinh viên Khoa Văn trong hai học phần văn học Việt Nam hiện
đại và cơ sở văn hố Việt Nam.
Tóm lại, chúng tơi thực hiện đề tài với mục tiêu hướng đến hoạt động học tập
và nghiên cứu. Đề tài Vấn đề gia đình và xã hội Nam Bộ trong tác phẩm của nhà
văn Hồ Biểu Chánh sẽ giúp cho người đọc thấy được những vấn đề còn tồn tại
trong xã hội giai đoạn giao thời. Bên cạnh đó, đề tài giúp người đọc có cái nhìn
đúng đắn và những ứng xử phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và văn hoá xã
hội. Đồng thời, nó sẽ gợi mở thêm nhiều đề tài cho người học trong quá trình chọn

đề tài làm nghiên cứu khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh và tác phẩm của ông.

3.2 Đối tƣợng
Với tên đề tài của khóa luận, chúng tơi xác định đối tượng nghiên cứu chính là
những vấn đề về gia đình và xã hội Nam Bộ trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu
Chánh.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

3


Do thời gian có hạn và theo u cầu, tính chất của khóa luận tốt nghiệp, chúng
tơi chọn khảo sát các tác phẩm sau của Hồ Biểu Chánh:


Ai làm được



Ăn theo thuở ở theo thời



Bỏ chồng



Cay đắng mùi đời




Cha con nghĩa nặng



Chị Đào chị Lí



Chúa tàu Kim Quy



Con nhà nghèo



Con nhà giàu



Cười gượng



Dây oan




Đố hoa tàn



Đoạn tình



Hai khối tình



Khóc thầm



Lạc đường



Lời thề trước miễu



Lòng dạ đàn bà



Mẹ ghẻ con ghẻ




Nhơn tình ấm lạnh



Nợ đời



Sống thác với tình



Tại tơi



Thầy thơng ngơn



Tiền bạc bạc tiền



Tỉnh mộng

3. Phƣơng pháp nghiên cứu


4


4.1 Phƣơng pháp đối sánh
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi dùng phương pháp này để so sánh sáng
tác của Hồ Biểu Chánh với sáng tác của một số nhà văn khác.

4.2 Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
Dựa vào phương pháp này, chúng tơi có thể đưa ra những nhận định chung
nhất, khái quát nhất về các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Đồng thời, chúng tơi có
thể đi đến kết luận thật cụ thể về những vấn đề trong gia đình và xã hội trong tác
phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

4. Lịch sử vấn đề
2.1 Về tác giả Hồ Biểu Chánh
Khi nói đến cơng lao của Hồ Biểu Chánh đối với nền văn học Việt, có rất
nhiều bài bình luận, nghiên cứu về ơng. Theo Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn
Khuê và Trần Khuê, thì Hồ Biểu Chánh là “một trong số những tiểu thuyết gia tiên
phong của Nam Kì, là cây bút văn xi sung sức bậc nhất và cách tân nhất ở giai
đoạn 1913 - 1930, ơng đã có cơng đưa tiểu thuyết mới từ tình trạng phôi thai tiến
lên giai đoạn thành lập và thịnh hành.” [41; 440]. Trong thời kì văn xi quốc ngữ
mới ra đời vào đầu thế kỉ XX, khi Việt Nam cịn bỡ ngỡ với dịng chữ quốc ngữ thì
Hồ Biểu Chánh là người đã can đảm, tiên phong mở đường cho nền tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại. Ông đã ra sức tạo dựng và bồi đắp cho nền tiểu thuyết, đưa nó đến
gần hơn với người đọc. Đó cũng chính là cơng lao to lớn mà Hồ Biểu Chánh đã
đóng góp cho nền văn học Việt. Cùng quan điểm này, Nguyễn Huệ Chi viết: “Ông
bước vào văn đàn giữa lúc truyện ngắn, truyện dài bằng tiếng Việt hết sức vắng vẻ.
Và bằng năng khiếu sáng tác nhanh nhạy, sự mẫn cảm với việc phơi bày bộ mặt
phức tạp của xã hội mà mình đang sống, ơng sớm giành địa vị đáng kể trong số
những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam thuở bấy giờ” [10; 312]. Chính sự can

đảm, bản lĩnh, dám trải nghiệm và lòng yêu nghề đã làm nên thành công của Hồ
Biểu Chánh không chỉ trong thời điểm ông sống mà đến ngày nay vẫn thế. Bên cạnh
đó, Hồi Anh, Thành Ngun và Hồ Sĩ Hiệp nhận xét về các sáng tác của Hồ Biểu
Chánh như sau: “Về tiểu thuyết Nam Bộ 1922 - 1945, phải nói đến tiểu thuyết của

5


Hồ Biểu Chánh vì khơng những chiếm số lượng nhiều nhất (1922 - 1943, 41 cuốn
tiểu thuyết) mà nội dung cũng vượt nhiều tác giả cùng thời” [72]. Điều này chứng
tỏ, Hồ Biểu Chánh và những tác phẩm của ông có sức ảnh hưởng rất lớn đối với
người đọc. Khơng những hơn những tác giả cùng thời về số lượng tiểu thuyết, Hồ
Biểu Chánh cịn có những cái nhìn tiến bộ về nội dung trong tiểu thuyết của mình.
Đó cũng chính là lí do giải thích vì sao “ơng là nhà văn Nam Bộ nổi tiếng khắp toàn
quốc và là nhà tiểu thuyết Nam Bộ duy nhất được giới thiệu trong bộ sách phê bình
văn học Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan” [72].
Để có một số lượng tiểu thuyết nhiều như vậy, Hồ Biểu Chánh đã phải làm
việc siêng năng chăm chỉ với niềm đam mê sáng tác của mình. Sự siêng năng của
ơng được Tạp chí văn – TP HCM, số 38 ghi lại như sau: “Hồ Biểu Chánh làm cơng
chức, mới về hưu hơm trước thì ngày hôm sau đã kê một cái bàn giấy ở nhà mình
tại Vĩnh Hội để… viết văn, mỗi ngày hai buổi, y như khi cịn làm cơng chức, khơng
bỏ phí một ngày nào” [72]. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh là một con người lạc quan,
trầm tĩnh. Ơng “có bệnh đau tim rất nặng, người ơng ốm yếu gầy gị, nhưng lúc nào
cũng vui vẻ, thung dung, khơng gấp, khơng hỗn” [72]. Do những đức tính cao quý
và đáng trân trọng ấy, nhân dân cả nước đã xây dựng một con đường mang tên Hồ
Biểu Chánh ở Phú Nhuận để tưởng nhớ về ông.
2.2 Về nội dung tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
Trên đây là những nhận định ý kiến về tác giả, cịn về mặt nội dung tác phẩm,
cũng có rất nhiều đọc giả, nhà phê bình, nhà văn… đưa ra nhận xét, ý kiến của mình
về những tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Phan Cự Đệ đã chỉ ra ưu điểm nổi

bật nhất trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là “trực tiếp tố cáo những thủ đoạn bóc
lột của bọn địa chủ, áp bức của địa chủ” [14; 30] và “tố cáo những hành động
thương luân bại lý, những thủ đoạn dâm ô tàn bạo của bọn chúng” [14; 31]. Đó
cũng chính là hiện thực trong xã hội bấy giờ. Xã hội với những mốt Tây - Tàu - Ta
lẫn lộn, xã hội bị chi phối bởi đồng tiền. Lời nhận xét này đã chứng tỏ Phan Cự Đệ
đã tìm hiểu rất kĩ những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Qua đó thể hiện sức hút của
nội dung tác phẩm là rất lớn. Bên cạnh nhận ra được tác giả muốn tố cáo xã hội

6


đương thời, Phan Cự Đệ còn thấy được Hồ Biểu Chánh “một mặt đề cao đạo đức
nhân nghĩa của quần chúng, một mặt Hồ Biểu Chánh xót xa trước cảnh khốn cùng
của họ trong xã hội cũ” [14; 31]. Như vậy, Phan Đệ Cự đang chú ý đến tính đạo
đức trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Đề cập về đạo đức, có rất nhiều
nhận xét về vấn đề này trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Chẳng hạn như, Trần
Văn Giàu viết: “Sách Hồ Biểu Chánh được nhân dân tán thưởng. Lẽ cố nhiên cái
tán thưởng có nhiều lí do, khơng những tại văn ơng khá, hay tại ở chỗ cái văn
chương không phải là văn. Cái văn khơng văn đó mới hay. Hay ở chỗ nói lại những
tiếng nói của dân, cái tấm lịng của dân, còn hay ở chỗ đạo đức, luân lý” [34; 100].
Nguyễn Lộc lại khẳng định chức năng giáo dục trong các tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh chính là cải tạo xã hội thông qua nhận xét: “Điều Hồ Biểu Chánh quan tâm
sâu xa và thể hiện đậm nét trong tác phẩm của mình là: làm thế nào cho xã hội có
được phong hoá lành mạnh. Vốn là người bản chất nhân hậu, ơng chưa bao giờ
đứng về phía cái mới để đả kích cái cũ, hay ngược lại đứng về phía cái cũ để đả
kích cái mới. Thái độ của ơng là tìm cách dung hồ giữa cái mới và cái cũ. Theo
ơng, cái mới và cái cũ đều có những ưu điểm riêng của nó” [28; 72].
Đó là lời nhận xét về đạo đức trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, với Trần
Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Nguyễn Công Bình thì các ơng có cái nhìn so sánh
tác phẩm của Hồ Biểu Chánh như “một cuốn phim xã hội Nam Kì giữa hai cuộc

chiến thế giới. Một thứ sách tiểu thuyết bách khoa ghi chép vô số những điều có
thực mà người đời sau cần biết. Giá trị tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chính là ở
chỗ này” [17; 240]. Ở đây, các tác giả muốn hướng người đọc đến cái nhìn về hiện
thực của các tác phẩm. Những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đề cập đến mọi vấn
đề, mọi lĩnh vực lịch sử, địa lí, văn hố… Nguyễn Ngọc Thạch lại có cái nhìn cụ thể
hơn về tính hiện thực trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Ông viết “Trên nửa thế kỷ
trước, Hồ Biểu Chánh đã phác họa được bức tranh hiện thực về kiếp sống người
bần nông dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, ở một vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Hồ Biểu Chánh đã dựng lại cảnh sống vất vả, cực nhọc đói cơm, rách áo, bị
đàn áp nhục mạ... của người nông dân nghèo” [34; 96 - 97]. Như vậy, các nhà

7


nghiên cứu từ trước đến nay, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua các nhận định
về tính giáo dục, tính đạo đức và tính hiện thực, đã chú ý đến những vấn đề gia đình
và xã trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
2.3 Về nghệ thuật trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh
Không chỉ nội dung, mà nghệ thuật trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng
được những nhà quan tâm chú ý đến. Vũ Ngọc Phan đã có cái nhìn so sánh về nghệ
thuật của Hồng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh như sau: “Tiểu thuyết của họ
Hồng chun về tả tình và giọng văn có nhiều chổ uỷ mị, cầu kì, khơng tự nhiên.
Cịn tiểu thuyết của họ Hồ chuyên về tả việc và lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều chỗ
như nói thường” [31; 336]. Có đọc tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mới thấy hết cái
hay trong việc miêu tả của ông. Câu văn của ơng khơng cầu kì, khơng trau chuốt.
Hình ảnh trong sáng tác của ơng hiện lên như những gì vốn có trong thực tế giản dị
và đời thường. Đó là cái hay trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Cùng quan điểm
này, Bình Ngun Lộc và Sơn Nam cũng có những nhận xét tương tự như thế. Với
Bình Nguyên Lộc, “văn Hồ Biểu Chánh khơng văn vẻ nhưng hay vì đã viết theo ý
nghĩ của một người thường” [17; 241]. Cịn với Sơn Nam, ơng cho rằng “cái hay

của Hồ Biểu Chánh là ở chỗ “văn chương quê mùa”, “văn chương khơng văn
chương”” [17; 241]. Nguyễn Q. Thắng đã có những nhận xét như sau“đây là một
bức tranh hiện thực đa dạng giúp bạn đọc toàn quốc thấy rõ bộ mặt của xã hội
“miệt vườn” Nam Bộ. Đó là tính cách đa dạng, phong phú không những về mặt
chất lượng mà nghệ thuật, ngơn từ, tình cảm tâm lí của mỗi nhân vật trong tác
phẩm của ông” [72]. Rõ ràng, Nguyễn Q. Thắng đã nhận ra được sự kết hợp nội
dung và nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Nghệ thuật “văn chương
không văn chương” đã làm nên thành cơng của tác phẩm. Nó truyền tải được tính
hiện thực một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thu hút
người đọc, một phần là do nghệ thuật ngôn từ giản dị và đời thường của nhà văn.
Cách để Hồ Biểu Chánh miêu tả thành cơng như vậy là nhờ vào “bí quyết về kỹ
thuật” của ơng. Đó là “dẫn câu chuyện từ nơng thôn ra thành thị, hoặc ngược lại.

8


Người nơng thơn muốn biết việc thành thị cịn người thị dân hiếu kì muốn biết qua
hình ảnh đời sống nông thôn” [72].
Bên cạnh những nhận định, nhận xét tiêu biểu của các độc giả, nhà văn, những
người thích tìm hiểu về Hồ Biểu Chánh, chúng tơi cịn khảo sát được những cơng
trình, đề tài nghiên cứu về nhà văn Hồ Biểu Chánh và những tác phẩm của ông.
Chẳng hạn như Tống Văn Chính có bài nghiên cứu về Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh. Đề tài nghiên cứu về “những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh” [39]. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả “cung cấp cho
chúng ta những kiến thức về con người Hồ Biểu Chánh; về hình ảnh xã hội Nam bộ
những năm đầu thế kỷ XX; chỉ ra những nét truyền thống và cách tân trong nghệ
thuật. Từ đó cho phép chúng ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về tác giả cũng như
những sáng tác giá trị của ông” [61]. Tuy nhiên, do phạm vi đề tài rộng, Tống Văn
Chính chỉ đề cập một cách khái quát và chung chung về tình hình xã hội, kinh tế,
văn hoá… cũng như những đặc điểm nghệ thuật trong những tác phẩm của nhà văn

Hồ Biểu Chánh.
Khác với Tống Văn Chính , Phạm Thị Minh Hà tập trung khai thác những nét
văn hoá riêng của Nam Bộ trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh với đề tài Dấu
ấn văn hóa Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Với đề tài này tác giả đã “cố
gắng làm rõ chất Nam Bộ – một trong những nguyên nhân làm nên sức hấp dẫn của
tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh” [62]. Cũng nghiên cứu theo hướng văn hố, Lê Thị
Thanh Tâm có đề tài nghiên cứu Văn hóa Nam Bộ qua tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh. Có thể thấy, hướng nghiên cứu về văn hoá trong tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của người đọc.
Đi theo hướng nghiên cứu khác, Đoàn Thị Trúc Ly nghiên cứu với đề tài Vấn
đề phóng tác trong tiểu thuyết cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh. Mục đích
nghiên cứu của đề tài này là “xác định yếu tố tiếp biến, chuyển đổi cũng như quan
niệm phóng tác và tư duy nghệ thuật của nhà văn Hồ Biểu Chánh” [64]. Đây là một
hướng nghiên cứu hay, giúp người xem hiểu thêm về tác giả cũng như về tác phẩm.

9


Nguyễn Thị Lành lại muốn “khẳng định vai trò và vị trí của Hồ Biểu Chánh
trong chặng đầu của quá trình hiện đại hố văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX” [63]
qua đề tài Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ
XX. Với đề tài này, tác giả cung cấp cho người đọc những thông tin về cảm hứng
chủ đạo cũng như nghệ thuật trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
Nghệ thuật trong những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng nhận được rất
nhiều sự quan tâm của người nghiên cứu. Lê Thị Nhân đã nghiên cứu về thành ngữ
với đề tài Thành ngữ trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Với đề tài này, tác giả cho
người đọc thấy được vai trò của thành ngữ trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Một
số tác giả khác như: Nguyễn Thị Bé Thơ nghiên cứu Vấn đề trần thuật trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thị Bích Vân với đề tài Đặc trưng nghệ thuật kể
chuyện của Hồ Biểu Chánh…

Qua những ý kiến, nhận định và những cơng trình nghiên cứu khảo sát được,
có thể thấy, Hồ Biểu Chánh và những tác phẩm của ông rất được yêu mến. Hầu hết
các vần đề đều được nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, chúng tơi chưa khảo sát
được cơng trình nghiên cứu nào tồn vẹn và đầy đủ về đề tài Vấn đề gia đình và xã
hội Nam Bộ trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Chúng tơi hy vọng có thể
giúp người đọc thấy được những vấn đề tồn tại trong xã hội đương thời dưới cái
nhìn của Hồ Biểu Chánh.

5. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung chính được chia thành 3
chương sau:
Chƣơng 1: Đơi nét về hồn cảnh lịch sử (1900 – 1945), tình hình văn học và
nhà văn Hồ Biểu Chánh
1.1 Những vấn đề lịch sử
1.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội (1900 – 1930)
1.1.2 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội (1930 – 1945)
1.2 Sơ lược tình hình văn học (1900 – 1945)
1.2.1 Tình hình văn học (1900 – 1930)

10


1.2.2 Tình hình văn học (1930 – 1945)
1.3 Nhà văn Hồ Biểu Chánh
1.3.1 Cuộc đời
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
1.4 Tiểu kết
Chƣơng 2: Vấn đề gia đình trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh
2.1 Vấn đề trong gia đình quyền thế
2.1.1. Vấn đề hôn nhân

2.2.2. Vấn đề thừa kế
2.2 Vấn đề trong gia đình nghèo khó
2.2.1 Tham phú phụ bần
2.2.2 Đem con ở mướn
2.3 Tiểu kết
Chƣơng 3: Vấn đề xã hội trong tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh
3.1 Các tệ nạn xã hội
3.1.1. Tệ nạn do hiện thực cuộc sống
3.1.2. Tệ nạn do hủ tục, mê tín
3.2 Số phận con người trong mối quan hệ giai cấp
3.2.1 Cuộc sống của tầng lớp quý tộc
3.2.2 Cuộc sống của tầng lớp cần lao
3.3 Tiểu kết
Kết luận

11


CHƢƠNG 1: ĐƠI NÉT VỀ HỒN CẢNH LỊCH SỬ (1900- 1945)
TÌNH HÌNH VĂN HỌC VÀ NHÀ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH
1.1 Sơ lƣợc về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội (1900 – 1945)
1.1.1 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội từ 1900 - 1930
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là một trong những nước phải chịu
thiệt hại nhiều nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và xã hội. Sau
chiến tranh, Pháp phải trả một giá đắt với “1.364.000 người bị giết, 740.000 người
bị thương” [40; 25]. Bên cạnh con số khổng lồ về người chết, những thiệt hại về vật
chất của Pháp vơ cùng lớn “ước tính vào năm 1918, tại Pháp có 550.000 ngơi nhà
bị hỏng, 5.500 km đường sắt, 53.000 km đường bộ, 20.000 nhà máy bị phá huỷ hoặc
là phải bồi thường, 300.000 ha đất trồng trọt bị tàn phá, 2.500.000 đầu gia súc bị
giết hay thất lạc” [40; 26]. Có thể thấy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp chịu

thiệt hại rất lớn, tình hình trong nước vơ cùng rối ren và khó khăn về mọi phương
diện. Điều này buộc Pháp phải đề ra những phương pháp giải quyết khó khăn. Để
khắc phục tình trạng của đất nước đương thời, thực dân Pháp đã thực hiện hai chính
sách: một là, nước Pháp tăng cường bóc lột nhân dân trong nước để thúc đẩy phát
triển kinh tế; hai là, chính phủ Pháp đặt ra một chính sách khai thác thuộc địa trên
quy mô lớn.
Trong công cuộc khai thác thuộc địa, Pháp hướng sự chú ý và Thái Bình
Dương và coi Đơng Dương như một “bàn đạp” lợi thế nhất. Tình hình Đơng Dương
hiện tại rất thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế, chính trị cho Pháp. Từ đó, thực dân
Pháp nhắm vào Việt Nam. Ở Việt Nam, sau khi phong trào Cần Vương thất bại, sức
kháng cự, chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam suy yếu. Do đó,
khơng bao lâu, Pháp đã hồn thành q trình xâm lược Việt Nam. Dân tộc Việt phải
sống trong hai tầng xiềng xích: thực dân và phong kiến.
Thế là, thực dân Pháp tiến vào Việt Nam với lí do “…nước Pháp sẽ mở rộng
sự bảo hộ của mình bằng sức mạnh vật chất và phẩm cách, nước Pháp sẽ đem lại
cho Đông Dương nền an ninh và hạnh phúc, một nền pháp lí cơng minh, sẽ phát
triển giáo dục và bảo vệ sức khoẻ, sẽ gắn họ theo cấp bậc trong một sự hợp tác tự

12


do vì quyền lợi chung với trách nhiệm tập thể của việc quản lí đó…” [40; 47]. Thực
dân Pháp dùng những lời lẽ hoa mĩ, những từ ngữ “ngọt ngào”, những lí do để đặt
chân lên đất nước Việt Nam. Nhưng tất cả những lời nói ấy “chỉ là cái mẹo để củng
cố nền đô hộ thuộc địa” [40; 50]. Để khai thác được nhiều, thực dân Pháp tiến hành
những chính sách thuế vơ cùng nặng nề. Tất cả các mặt hàng, cơ sở vật chất đều
được đánh thuế cao. Người dân Việt Nam vơ cùng khốn khó và khổ sở với hàng
trăm thứ thuế. Các thuế môn bài, đường, cầu cống, thuốc phiện rượu, muối, thuế
ruộng đất, thuế thân… làm cho người dân vơ cùng túng quẫn. “Tính bình quân mỗi
người dân Việt Nam không phân biệt nam nữ, lớn bé, phải đóng 8 đồng tiền

thuế/người (tương đương với 70 kg gạo ngon nhất lúc đó)” [21; 19]. Thực dân Pháp
và xã hội phong kiến xưa chèn ép người nông dân vào con đường cùng. Thuế thân
là một thứ thuế vơ cùng tàn bạo và mất nhân tính. Thậm chí, người chết cũng phải
nộp thuế. Bên cạnh đó, thực dân Pháp cịn thực hiện những chính sách khác như:
bán hàng hoá, khai thác tài nguyên thiên nhiên đem về Pháp và cho vay lãi. Tất cả
các ngành công nghiệp chỉ được phát triển trong một giới hạn cho phép và chủ yếu
cung cấp cho Pháp.
Hành động của thực dân Pháp khiến xã hội của Việt Nam phân hoá sâu sắc. Ở
nơng thơn, người dân lao động nghèo bị bóc lột sức lao động. Nông dân bị bọn địa
chủ tước đoạt ruộng đất, bị chèn ép vô cùng nặng nề. Quan chức, hội đồng cậy
quyền cậy thế cướp bóc, lộng hành, cho vay cắt cổ… Xã hội phân hoá giàu nghèo
vô cùng sâu sắc. Ở thành thị, “những con buôn chạy việc cung cấp thức ăn, vật
dụng cho trại lính, chạy việc mua hàng bán hàng, những thơng ngơn kí lục giúp
việc giao thiệp, giấy tờ, me Tây, những ông thầu khốn…” [16; 12]. Những người ở
nơng thơn bị tước đoạt ruộng đất dắt díu nhau lên thành thị. Một số người trở thành
cơng nhân trong nhà máy, số cịn lại trở thành vú em, con sen, gái điếm, lưu manh,
lừa đảo… Tầng lớp tiểu tư sản, những người nông dân nghèo chiếm đa số trong xã
hội lúc bấy giờ. Các tầng lớp này xuất hiện nhiều và khá đầy đủ trong các sáng tác
của Hồ Biểu Chánh. Chẳng hạn như cô Hai Phục trong Nợ đời, cô hai Cần Giuộc
trong Lời thề trước miễu là những thành phần buôn phấn bán hương, tá điền Trần

13


Văn Sửu trong Cha con nghĩa nặng, thầy thông ngôn Trần Văn Phong trong Thầy
thơng ngơn…
Có thể thấy, “Dưới tác động của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam chuyển mình
một cách đau đớn, nhục nhã sang hướng tư sản, một hướng tư sản kém lành mạnh
nhất, què quặt nhất, để lại những hậu quả tai hại nhất, nhưng điều đó cũng lơi kéo
các mặt khác phát triển; thay đổi bộ mặt thành thị, biến nó thành những trung tâm

kinh tế, dần dần quy tụ nông thôn quanh thành thị, thay đổi kết cấu xã hội, làm mất
thế lực nhiều lực lượng bảo thủ trì trệ, tạo điều kiện cho cái mới – sau khi đã thay
da đổi thịt, biến hố có điều kiện từ thành thị toả về nơng thôn, chi phối sự phát
triển theo các kiểu xã hội hiện đại.” [16; 14].
1.1.2 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội từ 1930 – 1945
Lịch sử Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 là một chặng đường dài. Hậu
quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nặng đến Việt Nam dưới hình thức
bóc lột của Pháp.
Năm 1929, cuộc khủng hoảnh kinh tế thế giới diễn ra nghiêm trọng và sâu
sắc… Kinh tế thế giới trên đà tuột dốc nhanh. “Về cơng nghiệp: hàng chục vạn xí
nghiệp bị phá sản, sản lượng cơng của tồn bộ thế giới giảm trung bình 25%. Năm
1932, sản lượng cơng nghiệp Mĩ chỉ còn 53,8% so với 1929; ở Anh còn 83,8%; ở
Đức cịn 59,8%; ở Pháp cịn 69,1% [3; 157]. Có thể thấy, cuộc khủng hoảng thế
giới ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với các nước tư bản trên thế giới. Không
những công nghiệp, nền nông nghiệp trên thế giới cũng giảm đến mức đáng kể.
Ruộng đất đều bị bỏ hoang, giá của nông sản hạ xuống mức thấp. “Từ tháng 10 –
1929 đến năm 1933, giá hàng hoá trên thế giới hạ xuống 1/3, giá nguyên liệu chỉ
còn một nửa, 21% thương thuyền không hoạt động” [21; 80]. Những ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế lấn sang lĩnh vực chính trị. Mâu thuẫn giai cấp tăng cao.
Những cuộc biểu tình, bạo động, địi việc làm, địi tăng lương… diễn ra liên miên.
Bên cạnh đó, chế độ độc tài, phát xít, quân phiệt được thiết lập. Trên thế giới, tình
hình kinh tế, xã hội trở nên rối loạn.

14


Trước tình hình đó, Pháp chịu ảnh hưởng khơng nhỏ. Tất cả các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Trong thời gian khủng hoảng,
sản lượng công nghiệp của Pháp giảm 1/3, nông nghiệp giảm 2/5, ngoại thương
giảm 3/5. Thu nhập quốc dân giảm 1/3” [21; 82]. Không những thế, ngân sách của

Pháp cũng thâm thủng nặng nề. Năm 1933, “ngân sách Pháp thâm hụt 10 tỉ
phơrăng vàng” [21; 82]. Tình trạng phát xít nổi dậy, bạo động, biểu tình cũng xảy
ra liên tục trên đất Pháp.
Để khắc phục hiện trạng, thực dân Pháp lại tiến hành bóc lột tàn bạo lên giai
cấp cơng nhân, nhân dân lao động trong nước và đặc biệt chúng tiến hành những
công cuộc khai thác cạn kiệt về sức người và sức của ở các nước thuộc địa trong đó
có Việt Nam. Tất cả các thứ thuế đều bị tăng giá. Bên cạnh đó, thực dân Pháp cịn
đặt thêm nhiều thứ thuế mới để vơ vét nhiều hơn. Tình hình nơng nghiệp ở Việt
Nam ngày càng suy sút. “Năm 1929, giá một tạ gạo hơn 11,58 đồng, năm 1933 còn
3,3 đồng. Ruộng đất bị bỏ hoang, năm 1930 diện tích đất bị bỏ hoang là 200.000
ha, năm 1933 đến 500.000 ha” [21; 84]. Người nông dân phải bỏ xứ lên thành phố
kiếm việc làm. Tuy nhiên, những công nhân của thành phố đều bị thất nghiệp hoặc
bị cắt giảm lương. Tình hình xã hội ở Việt Nam lúc bấy giờ cũng hỗn độn, rối ren.
“Mấy năm gần đây, kinh tế khủng hoảng cứ kéo dài mãi, nhiều nhà máy bị đóng
cửa, hàng ngàn thợ thuyền bị thất nghiệp, bị đuổi ra khỏi chỗ làm, khơng có cơm
ăn, áo mặc, nhà ở, mà khơng có một xu trợ cấp nào hết” [15; 123]. Có thể thấy,
dưới hình thức bóc lột của thực dân Pháp, Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế vô cùng nghiêm trọng. Không có việc làm là nguyên nhân dẫn
đến những tệ nạn xã hội. Tình trạng trộm cắp, cướp giật, nghiện ngập… xảy ra ngày
càng nhiều. Với những người có việc làm, họ “bị đế quốc và tư bản bản xứ đối đãi
một cách hết sức dã man, tàn nhẫn. Giờ làm việc tăng và bắt thợ làm nỗ lực thêm
mà tiền công lại bớt đến hai phần ba” [15; 123]. Không những thế Pháp cịn mở
đường cho Nhật vào chiếm đóng Việt Nam. Như chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát
biểu “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn

15


cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước
Nhật” [25; 9].

Vào ngày 28/7/1941, Nhật đặt chân lên đất Sài Gòn. Dưới danh nghĩa Đông
Dương là thuộc địa của Pháp, quân Nhật đã dẫn 125.000 quân vào Đông Dương vào
năm 1941. Từ đây, Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, vô cùng khốn khổ.
Người dân Việt Nam không những phải chịu sự chèn ép của thực dân Pháp mà
còn phải chịu sự áp bức, bóc lột của quân Nhật. Phát xít Nhật bắt nhân dân phải nhổ
lúa, ngơ để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh của chúng. Cuộc sống của
nhân dân Việt Nam càng khốn khó và cùng cực. Cuối năm “1944 đầu năm 1945, có
gần 2 triệu đồng bào ta chết đói” [7; 104].
Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn bày ra những hoạt động nhằm “ru ngủ” và
đánh lạc hướng thanh niên. Pháp“tổ chức thi sắc đẹp và gây phong trào chợ phiên”
[16; 309]. Họ còn mở tiệm nhảy đầm, tiệm hút,… để làm suy nhược nòi giống Việt
Nam. Những vấn đề này cũng xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm của nhà văn Hồ
Biểu Chánh. Cô Hai Phục nổi tiếng Lục tỉnh nhờ một cuộc thi nhan sắc, quan phủ
hút á phiện và uống rượu sâm banh trong Nợ đời, tình trạng bài bạc cũng xuất hiện
nhiều và phổ biến. Trong một bữa đám giỗ, thầy giáo Phát thấy một cảnh tượng khó
coi “thầy thấy trong nhà khách khứa đơng, lại có một sịng thiên cửu đánh tại bàn
và một sòng bài tứ sắc đánh trên ván.” [51; 41]. Cờ bạc làm suy thoái nhân cách,
đạo đức của con người. Vậy mà, mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
đều vướng phải. Không kể đến những người thất học, những bậc thanh niên trí thức
cũng sa đoạ vào chốn đỏ đen: “mấy thầy giáo, thầy kí, thầy dây thép cũng áp theo
hai sịng bài ấy, người thì coi tứ sắc, kẻ coi thiên cửu” [51; 41]… Có thể thấy, xã
hội Việt Nam đang trên đà suy thoái.
Trước sự suy thoái ấy, một tia sáng hy vọng cho lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ
đã xuất hiện. Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập khi hợp nhất
ba tổ chức cộng sản. Từ đây, Việt Nam ánh lên một niềm hy vọng cho công cuộc
giành lại đất nước. Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo quần chúng nhân
dân giành lại chủ quyền cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt

16



Nam dần dần giành thắng lợi trên các mặt trận, và đỉnh cao là cuộc cách mạng tháng
Tám năm 1945. Cách mạng tháng Tám là một công cuộc vĩ đại có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng đối với nhân dân Việt Nam và thế giới. Nó đã “lật đổ ách thống trị của
thực dân Pháp đè nặng lên đất nước ta trên 80 năm, ách thống trị của phát xít Nhật
gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị trên đất nước ta ngót chục thế kỉ”
[21; 197]. Bên cạnh đó, cuộc thắng lợi này đã mở ra cho dân tộc một kỉ nguyên của
độc lập, tự do. Nhân dân lao động lần đầu tiên được nắm chính quyền, làm chủ đất
nước và vận mệnh dân tộc.
Nhìn chung, hồn cảnh lịch sử, tình hình kinh tế, xã hội tác động nhiều đến
nội dung, tư tưởng sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Từ thực trạng trước mắt, Hồ Biểu
Chánh chỉ ra những vấn đề tồn tại trong gia đình và xã hội Nam Bộ. Trong hơn
nhân gia đình, nam nữ muốn cưới nhau phải môn đăng hội đối (Sống thác với tình,
Cười gượng,…) hay vì gia tài, những người thân hãm hại nhau (Cay đắng mùi đời,
Nhân tình ấm lạnh, …), ... Trong xã hội, Hồ Biểu Chánh nhìn nhận “đời này không
phải là đời đạo đức hay đời nhơn nghĩa gì đâu. Đời này là đời danh lợi, kim tiền, từ
lớn chí nhỏ, từ sang chí hèn, thảy đều tranh đua với nhau mà làm cho có tiền,
khơng kể cách làm đó hiẹp nhơn nghĩa hay là khơng hiệp. Hễ có tiền rồi lo mua cái
danh, khơng cần xét cái danh ấy trong hay đục” [51; 46]. Các tệ nạn xã hội như
rượu chè, thuốc phiện, gái điếm… đều xuất hiện trong tác phẩm của Hồ Biểu
Chánh.

1.2 Sơ lƣợc về tình hình văn học (1900 – 1945)
1.2.1 Văn học giai đoạn 1900 - 1930
Bên cạnh sự thay đổi về chính trị, xã hội, tình hình văn học cũng có nhiều sự
thay đổi. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nền văn học Việt dần dần chịu ảnh
hưởng của văn học Pháp. Một số nhân vật mới xuất hiện trong thơ văn đương thời.
Đó là hình ảnh của các tầng lớp trí thức Tây học, các tầng lớp thị dân, cị – mi, thầu
khống, thơng ngơn, quan Tây… Chẳng hạn như ông quan Tây xuất hiện trong
trang văn của Sơn Tùng với những hành động tàn ác, áp bức những người nghèo

khổ:

17


“Ơng Tây áp trước
Cậu lính áp sau.
Roi quất vùi đầu
Thân phu đài coi rẻ” [37; 103]
Đặc biệt những tầng lớp mới xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm của nhà văn
Hồ Biểu Chánh. Hình ảnh chúa tàu biển xuất hiện trong Chúa tàu Kim Quy, ơng
thầu khống trong tác phẩm Nợ đời, thầy thông trong tác phẩm Thầy thông ngôn…
Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử “chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán,
chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính cơng vụ đến văn chương nghệ thuật”
[8; 83]. Loại chữ này ra đời vào thế kỉ XVII. Người có cơng nhiều nhất trong việc
hình thành chữ quốc ngữ chính là Alexandre de Rhodes thơng qua cơng trình tự
điển Việt - Bồ - La và hệ thống hoá cách ghi âm tiếng việt bằng mẫu chữ La tinh.
Sự ra đời của chữ quốc ngữ ảnh hưởng rất nhiều đến văn học. “Ngơn ngữ văn học
bớt hẳn tính ước lệ, cách điệu mà gần với đời sống, có khả năng diễn tả nhiều trạng
thái tinh tế và phức tạp của nội tâm cùng những bức tranh sinh hoạt và xã hội,
phong tục nhiều màu vẻ” [4; 20]. Trong thời kì này, khi cả nước cịn bợ ngợ với chữ
quốc ngữ, Hồ Biểu Chánh đã tiên phong mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại. Có thể nói, Hồ Biểu Chánh là người có cơng lớn khi đã đưa tiểu thuyết và chữ
quốc ngữ đến gần với nhân dân.
Nhìn chung, văn học giai đoạn 1900 – 1930 có tính “giao thời”. Văn học giai
đoạn này giao giữa nền văn học cũ và nền văn học mới. Nền văn học cũ là nền văn
chương bác học và bình dân. Với văn chương bác học, nhà Nho xưa phải chịu sự gị
bó, khắt khe từ nội dung đến hình thức. Nội dung văn chương đương thời bị bó hẹp
trong khn khổ vua – tôi, trung trinh, tiết hạnh hoặc phải ca ngợi thiên nhiên, ca
ngợi người tài tử, chí làm trai… Quan niệm của Phan Bội Châu về chí làm trai được

thể hiện qua hai câu:
“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!” [5; 146]

18


Tuy bị giam nhưng Phan Bội Châu vẫn hiên ngang, kiên cường, bất khuất. Chí
làm trai, tình u với q hương đất nước cũng là một trong những nội dung trong
nền văn chương cũ.
Qua đó, có thể thấy, thơ văn xưa buộc người viết phải theo một nội dung có
sẵn. Bên cạnh đó người viết cịn phải tn theo các quy luật về hình thức. Văn
chương giai đoạn cũ đa phần đều được viết bằng thơ. Luật thơ trong gia đoạn này
vô cùng nghiêm ngặt. Nhà nho phải tuân theo thể thơ, luật bằng trắc, đối… Do đó,
những bài thơ xưa thường ít tự nhiên, nội dung lại “hạn chế sự sáng tạo của cá
nhân” [16; 19]. Càng về sau, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, dòng văn
chương bác học cũng có sự thay đổi ít nhiều. Một số nhà nho lên án thực dân Pháp
cướp nước, triều đình bán nước cho giặc. Họ cịn lên án những người hèn nhát
không dám bảo vệ đất nước. Một số nhà nho khác cũng “cố gắng sáng tác cả thể
loại mới, truyện ngắn, tuồng chèo, ca khúc, là những thể loại các cụ khơng thích,
khơng quen biết” [16; 28]. Cũng có một số nhà nho ra thành phố sinh nhai bằng
nghề viết văn. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiểu cũng bày tỏ tình cảnh của mình qua
những câu thơ:
“Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó” [13; 152]
Hay hình ảnh ơng đồ trong thơ của Vũ Đình Liên cũng cho thấy sự mai một
dần của chữ Nho:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn khơng thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...
Ơng đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường khơng ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngồi trời mưa bụi bay” [6; 9]

19


×