Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Nâng cao hiệu quả phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh bình dương và ứng dụng chế phẩm TDM EM trong quá trình ủ phân compost

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.7 MB, 168 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN PHONG SƠN

“ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI SINH HOẠT
TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG
VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM TDM.EM TRONG QUÁ TRÌNH
Ủ PHÂN COMPOST ”
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MƠI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bình Dƣơng – 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN PHONG SƠN

“ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI SINH
HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG
VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM TDM.EM TRONG QUÁ TRÌNH
Ủ PHÂN COMPOST ”
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN THỊ LIÊN THƯƠNG

Bình Dƣơng – 2019


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này thực hiện trên cở sở Quyết định số 458/QĐ-UBND
ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh Bình Dƣơng về việc ban hành kế hoạch thí điểm
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn
2017 - 2018 và là kết quả lao động của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị
Liên Thƣơng, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Các số liệu đƣợc sử dụng trong
luận văn để thực hiện cho việc nhận xét, đề xuất là số liệu khảo sát thực tế của tôi
cùng các đồng nghiệp và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất cứ nghiên cứu nào
trƣớc đây. Ngồi ra tơi cũng có sử dụng một số nhận xét, nhận định của các tác giả
từ các nguồn khác nhau và đƣợc ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội
đồng cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.

Bình Dƣơng, tháng 7 năm 2019
Học viên thực hiện
Nguyễn Phong Sơn

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin gởi lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Liên

Thƣơng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và ngƣời đã cho tơi những lời khun, lời
góp ý q báu để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Giảng viên của trƣờng Đại học Thủ
Dầu Một, khoa Khoa học Tự nhiên đã hết lòng truyền đạt kiến thức trong q trình
tơi học tập, rèn luyện tại trƣờng. Đặc biệt, xin gởi lời cảm ơn đến Th.S Trần Ngọc
Hùng, ngƣời đã hỗ trợ chủng giống vi sinh đồng thời hƣớng dẫn phƣơng nuôi cấy vi
sinh cho tôi trong thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị thuộc Sở Tài nguyên & Mơi trƣờng,
Phịng Tài ngun & Mơi trƣờng các huyện thị, Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn
Nam Bình Dƣơng và các đơn vị phối hợp thực hiện chƣơng trình phân loại rác tại
nguồn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình tiếp cận điều tra, khảo sát
hiện trạng tại các đơn vị trên. Xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Thiền – Chủ
tịch hội đồng quản trị công ty Cổ Phần Nƣớc – Môi trƣờng Bình Dƣơng, anh Phạm
Thanh Hùng - Giám đốc Chi nhánh Xử lý chất thải, chị Nguyễn Thị Thùy Trang –
Phó Quản đốc Nhà máy Xử lý chất thải sinh hoạt, chị Phạm Phƣơng Thảo - Tổ
trƣởng tổ phân loại rác tại nguồn Chi nhánh Xử lý chất thải và ThS. Trần Ngọc
Thanh Thủy – nhân viên Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam Bình Dƣơng đã tận
tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập thông tin, số liệu.
Con xin cảm ơn Ba, Mẹ và những thành viên u thƣơng trong gia đình đã
ln là chỗ dựa vững chắc cho con trong suốt hành trình của cuộc đời con.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn yêu quý của tôi đã luôn bên cạnh chia sẻ với
tơi mọi vui buồn, khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Bình Dƣơng, tháng 7 năm 2019
Nguyễn Phong Sơn

iii


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................... viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ… ...................................................................................... ix
TĨM TẮT .................................................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 2
Tính mới của đề tài .................................................................................................................... 2
Thời gian và địa điểm................................................................................................................. 3
Phạm vi và đối tƣợng ................................................................................................................. 3
Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................................ 5
Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................................... 6
Chƣơng 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 9
1.1.

Tổng quan về phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn....................................................... 9

1.1.1.

Khái niệm cơ bản CTSH.......................................................................................... 9

1.1.2.

Thành phần và nguồn gốc phát sinh chất thải sinh hoạt........................................... 9

1.1.3.


Các phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt: .......................................................... 12

1.1.4.

Phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn ................................................................. 13

1.1.5.

Chương trình thí điểm phân loại rác thải tại nguồn. .............................................. 13

1.1.6.

Hệ quả khi không phân loại rác tại nguồn ............................................................. 14

1.2.

Phân compost: .............................................................................................................. 14

1.2.1.

Khái niệm phân compost: ...................................................................................... 14

1.2.2.

Quá trình hình thành phân compost: ..................................................................... 15

1.3.

Một số chƣơng trình phân loại rác tại nguồn ................................................................. 20


1.3.1.

Một số chương trình trong nước:........................................................................... 20

1.3.2.

Một số chương trình ngồi nước: .......................................................................... 21

1.3.3.

Những khó khăn trong việc phân loại chất thải tại nguồn hiện nay ........................ 23

iv


1.4.

Tổng quan chế phẩm vi sinh hay còn gọi là E.M ........................................................... 24

1.4.1.

Khái niệm ............................................................................................................. 24

1.4.2.

Một số hiệu quả tác động của E.M ........................................................................ 24

1.4.3.


Vật liệu vi sinh TDM.EM được sử dụng trong đề tài .............................................. 24

1.4.4.

Một số nghiên cứu về xử lý chất thải bằng vi sinh vật ............................................ 26

1.5.

Tổng quan đơn vị nghiên cứu ........................................................................................ 27

1.5.1.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng ............................................... 27

1.5.2.

Tổng quan các đơn vị tham gia chƣơng trình PLRTN ................................................ 31

1.5.3.

Kinh phí thực hiện chƣơng trình thí điểm phân loại rác tại nguồn: ............................. 34

Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 36
2.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 36

2.1.1.

Phƣơng pháp luận ..................................................................................................... 36


2.1.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................................ 37

2.1.2.1.

Phƣơng pháp thu thập tài liệu ................................................................................ 37

2.1.2.2.

Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế .................................................................. 37

2.1.2.3.

Phƣơng pháp ứng dụng công nghệ Google Map .................................................... 38

2.1.2.4.

Phƣơng pháp tạo chế phẩm TDM.EM ................................................................... 38

2.1.2.5.

Phƣơng pháp đếm khuẩn lạc để tính số lƣợng vi sinh vật ....................................... 45

2.1.2.6.

Phƣơng pháp xử lý rác hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh TDM.EM ........................... 49

2.1.2.7.


Phƣơng pháp ủ phân compost tại KLH XLCT rắn Nam Bình Dƣơng ..................... 50

2.1.2.8.

Phƣơng pháp xác định chất lƣợng sản phẩm mùn hữu cơ sau ủ: ............................. 53

2.1.2.9.

Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................................... 53

2.1.2.10.

Phƣơng pháp phân tích, đánh giá, so sánh.............................................................. 53

2.1.2.11.

Phƣơng pháp thống kê........................................................................................... 54

2.1.2.12.

Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 54

2.2.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 55

2.2.1.

Xây dựng hệ thống PLRTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương ..................................... 55


2.2.1.1.

Nội dung 1: Lập phiếu khảo sát, tiến hành khảo sát các đơn vị tham gia PLTRN ... 55

2.2.1.2.

Nội dung 2: Xây dựng bản đồ thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt:................. 58

2.2.1.3.
thải:

Nội dung 3: Tiếp nhận chất thải, đánh giá đặc điểm hóa lý, đánh giá trữ lƣợng chất
58

2.2.2.
Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ từ chương trình Phân loại rác tại nguồn
bằng chế phẩm vi sinh TDM.EM........................................................................................... 59

v


2.2.2.1.
thải.

Nội dung 4: Tạo chế phẩm vi sinh TDM.EM từ chủng gốc để phục vụ xử lý chất
59

2.2.2.2.
Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ từ chƣơng trình Phân loại rác

tại nguồn bằng chế phẩm vi sinh TDM.EM .............................................................................. 60
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 61
3.1.

Nội dung 1: Lập phiếu khảo sát, tiến hành khảo sát các đơn vị tham gia PLTRN ........... 61

3.1.1.

Kết quả đạt được................................................................................................... 61

3.1.2.

Kết quả khác ......................................................................................................... 65

3.2.

Nội dung 2: Xây dựng bản đồ thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt: ........................ 68

3.2.1.

Dự đoán lƣợng chất thải phát sinh và hỗ trợ thùng chứa chất thải .............................. 68

3.2.2.

Xây dựng tuyến thu gom ........................................................................................... 74

3.2.3.

Thiết kế tài liệu hƣớng dẫn, tuyên truyền Phân loại rác tại nguồn: ............................. 78


3.2.4.
Kết quả khác: Kết quả quy mơ cấp huyện thị do Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng chủ
trì thực hiện.............................................................................................................................. 84
3.3.

Nội dung 3: Tiếp nhận chất thải, đánh giá đặc điểm hóa lý, đánh giá trữ lƣợng chất thải:93

3.3.1.

Chuẩn bị điểm tập kết: .............................................................................................. 93

3.3.2.

Thành phần, đặc điểm chất thải PLRTN .................................................................... 94

3.3.3.

Lợi ích thực hiện PLRTN.........................................................................................108

3.4.

Nội dung 4: Tạo chế phẩm vi sinh TDM.EM từ chủng gốc để phục vụ xử lý chất thải ..117

3.5. Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ từ chƣơng trình PLRTN bằng chế
phẩm vi sinh TDM.EM ...........................................................................................................120
3.5.1.
Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ từ chƣơng trình PLRTN bằng chế phẩm vi
sinh TDM.EM.........................................................................................................................120
3.5.2.
Thử nghiệm hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ của chế phẩm vi sinh TDM.EM quy mô

thực nghiệm 100 tấn ................................................................................................................132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................................138
4.1.

Kết luận .......................................................................................................................138

4.1.1.

Mức độ hoàn thành mục tiêu đề tài...........................................................................138

4.1.2.

Kết quả vƣợt trội:.....................................................................................................139

4.1.3.

Ý nghĩa ứng dụng đề tài: ..........................................................................................139

4.1.4.

Tính mới của đề tài ..................................................................................................140

4.2.

Kiến nghị.....................................................................................................................140

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................142
PHỤ LỤC I..................................................................................................................................... a
PHỤ LỤC HÌNH ............................................................................................................................ c
vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
CTSH: Chất thải sinh hoạt
HCM: Hồ Chí Minh
KLH: Khu liên hợp
PLRTN: Phân loại rác tại nguồn
Tp: Thành phố
Tx: Thị xã
UBND: Ủy ban Nhân dân
XLCT: Xử lý chất thải

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần của chất thải sinh hoạt .................................................................................. 9
Bảng 1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................................................... 11
Bảng 1.3 Các thông số quan trọng trong q trình ủ phân hữu cơ hiếu khí ................................... 18
Bảng 1.4 Dân số Bình Dƣơng trong giai đoạn 2010 – 2017 .......................................................... 30
Bảng 2.1 Môi trƣờng Gause ......................................................................................................... 39
Bảng 2.2 Thành phần chất mang ủ sinh khối xạ khuẩn Streptomyces misionensis.......................... 40
Bảng 2.3 Thành phần chất mang ủ sinh khối nấm Aspergillus niger.............................................. 42
Bảng 2.4 Môi trƣờng giá đậu lỏng ................................................................................................ 43
Bảng 2.5 Thành phần chất mang ủ sinh khối vi khuẩn Bacillus velezensis..................................... 43
Bảng 2.6 Thành phần dịch pha lỗng SPW ................................................................................... 45
Bảng 2.7 Thành phần mơi trƣờng TSM ........................................................................................ 47
Bảng 2.8Thành phần môi trƣờng Cao thịt Peptone........................................................................ 48

Bảng 2.9 Thành phần chất thải hữu cơ phân tích tại KLH XLCT rắn Nam Bình Dƣơng ................ 49
Bảng 2.10 Bảng chỉ tiêu phân tích ................................................................................................ 53
Bảng 2.11 Danh sách các đơn vị tham gia chƣơng trình PLRTN quy mô cấp tỉnh ......................... 56
Bảng 3.1 Yêu cầu hỗ trợ của các đơn vị........................................................................................ 61
Bảng 3.2 Số lƣợng thùng hiện có tại khu tập kết rác của các đơn vị quy mô cấp tỉnh khảo sát tháng
05/2018........................................................................................................................................ 62
Bảng 3.3 Ƣớc tính lƣợng chất thải phát sinh của từng đơn vị tham gia PLRTN ............................. 68
Bảng 3.4 Số lƣợng thùng rác cấp phát cho các đơn vị đợt tháng 5/2018: ....................................... 71
Bảng 3.5 Số lƣợng thùng rác cấp phát cho các đơn vị đợt tháng 1/2019: ....................................... 73
Bảng 3.6 Tần suất thu gom các đơn vị quy mô cấp tỉnh ................................................................ 76
Bảng 3.7 Khối lƣợng chất thải tiếp nhận chƣơng trình PLRTN quy mô cấp tỉnh ........................... 95
Bảng 3.8 Bảng thành phần chất thải thu gom xe xanh và xe cam 13 đơn vị quy mô cấp tỉnh. ........ 97
Bảng 3.9 Bảng đặc tính chất thải hữu cơ quy mơ cấp tỉnh ............................................................100
Bảng 3.10 Bảng thành phần chất thải thu gom xe xanh và xe cam đơn vị Tx Dĩ An: ....................102
Bảng 3.11 Bảng thành phần chất thải thu gom xe xanh và xe cam đơn vị Tp Thủ Dầu Một: .........103
Bảng 3.12 Bảng thành phần chất thải thu gom xe xanh và xe cam đơn vị Tx Thuận An: ..............105
Bảng 3.13 Bảng đặc tính chất thải hữu cơ quy mơ cấp huyện thị..................................................108
Bảng 3.14 Chi phí xử lý chất thải bằng phƣờng pháp ủ phân compost ..........................................115
Bảng 3.15 Lợi ích kinh tế từ chất thải tái chế ...............................................................................116
Bảng 3.16 Số lƣợng khuẩn lạc bán thành phẩm xạ khuẩn Streptomyces misionensis: ...................119
Bảng 3.17 Số lƣợng khuẩn lạc bán thành phẩm nấm mốc Aspergillus niger .................................119
Bảng 3.18 Số lƣợng khuẩn lạc bán thành phẩm vi khuẩn Bacillus velezensis: .............................119
Bảng 3.19 Thành phần phối trộn chế phẩm TDM.EM..................................................................119
Bảng 3.20 Chất lƣợng mùn sau ủ.................................................................................................132
Bảng 3.21 Chất lƣợng mùn sau ủ quy mô 100 tấn .......................................................................137

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, SƠ ĐỒ…

Hình 1.1 Mối tƣơng quan giữa nhiệt độ và sự xuất hiện của các nhóm vi sinh vật trong q trình ủ
phân compost ............................................................................................................................... 17
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa nhiệt độ và các giai đoạn ủ phân compost........................................... 17
Hình 1.3 Đƣờng cong nhiệt độ điển hình quan sát thấy trong các giai đoạn khác nhau của quá trình
ủ phân compost ............................................................................................................................ 17
Hình 1.4 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dƣơng (Nguồn: ............................................................................................................................... 29
Hình 2.1 Khung định hƣớng nghiên cứu ...................................................................................... 37
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh ..................................................................... 39
Hình 2.3 Chất mang đƣợc trải ra khay dày 1,5 – 2cm chuẩn bị ni cấy....................................... 42
Hình 2.4 Nhân sinh khối vi khuẩn Bacillus velezensis trên máy lắc có điều chỉnh nhiệt độ ............ 43
Hình 2.5 Chất mang ủ sinh khối vi khuẩn Bacillus velezensis trƣớc và sau khi hấp 1210C ............ 44
Hình 2.6 Sơ đồ trình tự đếm khuẩn lạc ......................................................................................... 45
Hình 2.7 Pha lỗng mẫu theo dãy thập phân ................................................................................. 46
Hình 2.8 Cấy mẫu vào mơi trƣờng theo các nồng độ pha lỗng..................................................... 46
Hình 2.9 Cấy mẫu đã pha lỗng vào mơi trƣờng đếm ................................................................... 47
Hình 2.10 Sơ đồ thí nghiệm ......................................................................................................... 49
Hình 2.11 Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................................... 55
Hình 3.1 Thùng rác tại kho chứa rác của Trung tâm thƣơng mại Becamex, Khách sạn Becamex và
chung cƣ Horizon đa phần là màu xanh ........................................................................................ 63
Hình 3.2 Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho các trƣởng khu phố trên địa bàn xã Phú An, Tx Bến
Cát, Bình Dƣơng. Ngày 20/03/2018 ............................................................................................. 67
Hình 3.3 Tham quan, tìm hiểu quy trình xử lý chất thải tại Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam
Bình Dƣơng. Ngày 10/10/2018 .................................................................................................... 67
Hình 3.4 Vị trí các đơn vị tham gia chƣơng trình PLRTN trên bản đồ ........................................... 74
Hình 3.5 Tuyến đƣờng thu gom các đơn vị quy mô cấp tỉnh tham gia PLRTN .............................. 75
Hình 3.6 Xe ép rác màu xanh thu gom chất thải thực phẩm, hữu cơ .............................................. 77
Hình 3.7 Xe ép rác màu cam thu gom chất thải cịn lại ................................................................. 78
Hình 3.8 Nhãn dán hƣớng dẫn phân loại, dán trực tiếp lên thùng dung tích nhỏ ............................ 79
Hình 3.9 Mẫu dán thùng rác tại bệnh viên quốc tế Becamex ......................................................... 80
Hình 3.10 Nhãn dán hƣớng dẫn phân loại, dán trực tiếp lên thùng dung tích 120L hoặc 240L ....... 80

Hình 3.11 Thùng chứa chất thải 660L tại điểm tập kết .................................................................. 81
Hình 3.12 Phát động thực hiện Phân loại rác tại nguồn quy mô cấp tỉnh tại siêu thị AEON MALL
ngày 07/07/2018 .......................................................................................................................... 82
Hình 3.13 Tổ chức trò chơi về phân loại rác tại nguồn tại siêu thị AEON MALL ngày 07/07/2018 82
Hình 3.14 Vị trí các huyện, thị thực hiện chƣơng trình Phân loại rác tại nguồn. ............................ 84
Hình 3.15 Lễ phát động thực hiện Phân loại rác tại nguồn Thị xã Dĩ An ngày 22/09/2018 ............ 85
Hình 3.16 Lễ phát động và kí kết thực hiện Phân loại rác tại nguồn Thành phố Thủ Dầu Một ngày
02/03/2019................................................................................................................................... 86
Hình 3.17 Cấp phát 2 loại thùng rác cho ngƣời dân trong buổi phát động PLRTN Thành phố Thủ
Dầu Một ngày 02/03/2019............................................................................................................ 87
Hình 3.18 Trƣờng hợp xe thu gom khơng đúng màu sơn phải có nhãn dán loại chất thải thu gom . 88
Hình 3.19 Xe lơi hai màu cho 2 loại chất thải ............................................................................... 89
Hình 3.20 Một vài áp phích tuyên truyền phân loại rác tại nguồn .................................................. 90
ix


Hình 3.21 Điểm tập kết rác thực phẩm hữu cơ sơn màu xanh........................................................ 93
Hình 3.22 Điểm tập kết rác cịn lại hữu cơ sơn màu cam .............................................................. 94
Hình 3.23 Chất thải trong xe thu gom chất thải còn lại vẫn cịn lẫn nhiều thành phần hữu cơ ........ 99
Hình 3.24 Tiếp nhận chất thải hữu cơ vào điểm tập kết ................................................................102
Hình 3.25 Chất thải vơ cơ cịn chƣa nhiều thành phần sợi nylong cơng nghiệp .............................105
Hình 3.26 Chất thải từ xe vận chuyển chất thải thực phẩm hữu cơ ...............................................107
Hình 3.27 Chất thải từ xe thu gom chất thải còn lại .....................................................................107
Hình 3.28 Một số hình ảnh của nhà ủ lên men .............................................................................110
Hình 3.29 Hình ảnh phân compost tại nhà ủ chín .........................................................................110
Hình 3.30 Một vài loại phân bón sản xuất tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dƣơng và
thành phần ..................................................................................................................................111
Hình 3.31 Một số sản phẩm phân bón đã đƣợc bán trên thị trƣờng ...............................................112
Hình 3.32 Chất thải hữu cơ kích thƣớc lớn khơng thể đi qua sàng thùng quay phải đem chơn lấp .112
Hình 3.33 Tỷ lệ thu hồi hữu cơ từ chất thải hữu cơ PLRTN .........................................................113

Hình 3.34 Tỷ lệ thu hồi hữu cơ từ chất thải chƣa PLRTN ............................................................113
Hình 3.35 Thành phần chất thải sinh hoạt tiếp nhận .....................................................................115
Hình 3.36 Bán thành phẩm nấm mốc Aspergillus niger ...............................................................117
Hình 3.37 Bán thành phẩm xạ khuẩn Streptomyces misionensis ...................................................118
Hình 3.38 Bán thành phẩm vi khuẩn Bacillus velezensis .............................................................118
Hình 3.39 Chế phẩm vi sinh TDM.EM ........................................................................................120
Hình 3.40 Diễn biến nhiệt độ các nghiệm thức ............................................................................121
Hình 3.41 Diễn biến độ ẩm các nghiệm thức ...............................................................................123
Hình 3.42 Biểu đồ Tukey Simultanenous giá trị độ ẩm ngày 24 ...................................................125
Hình 3.43 Diễn biến pH các nghiệm thức ....................................................................................126
Hình 3.44 Độ sụt giảm thể tích các nghiệm thức ..........................................................................127
Hình 3.45 Biểu đồ Tukey Simultanenous giá trị sụt giảm thể tích thùng ủ ngày 24......................128
Hình 3.46 Độ sụt giảm khối lƣợng các nghiệm thức ....................................................................129
Hình 3.47 Biểu đồ Tukey Simultanenous giá trị sụt giảm thể tích thùng ủ ngày 24......................130
Hình 3.48 Thùng ủ nghiệm thức 3 sau 21 ngày ủ .........................................................................131
Hình 3.49 Lấy mẫu trên các ơ ủ ...................................................................................................134
Hình 3.50 Diễn biến nhiệt độ các ơ ủ ...........................................................................................134
Hình 3.51 Diễn biến độ ẩm các ơ ủ ..............................................................................................135
Hình 3.52 Mùn hữu cơ trƣớc khi ra ủ chín vẫn có lẫn nhiều thành phần khác ...............................136
Hình 3.53 Ơ ủ chuẩn bị ra ủ luống ...............................................................................................136

x


TÓM TẮT
Trong bối cảnh phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dƣơng nhƣ hiện nay, lƣợng
lớn ngƣời lao động từ nhiều nơi đến sinh sống và làm việc, song song đó là lƣợng
lớn chất thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày. Chất thải sinh hoạt có tiềm năng tái sử
dụng rất cao, dễ xử lý do tính chất của nó. Việc quản lý chất thải sinh hoạt rất quan
trọng do những giá trị kinh tế đem lại nếu đƣợc sử dụng đúng cách.

Hiện nay tại Bình Dƣơng, tất cả các loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ
các hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân đƣợc bỏ chung và đƣợc thu gom bởi hệ thống
thu gom chất thải của tỉnh. Hệ thống thu gom của tỉnh bao gồm hai nhóm đối tƣợng:
hệ thống các tổ rác dân lập, các Cơng ty tƣ nhân và các xí nghiệp cơng trình công
cộng. Phƣơng thức phân loại chất thải hiện tại chủ yếu là phân loại thủ công. Công
nhân đứng dọc theo băng chuyền để lựa ra các thành phần có thể tái chế nhƣ: nylon,
nhựa,… cho vào các ô chứa phế liệu tƣơng ứng. Những thành phần chất thải còn lại
đƣợc xe tải vận chuyển đến hố chơn lấp hoặc lị đốt để đƣợc xử lý bằng làm phân
compost và chôn lấp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc phân loại bằng tay này còn rất
kém và hiệu suất chƣa cao, sẽ gây lãng phí nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu
cơ đồng thời gây sức ép lên các bãi chôn lấp phải tiếp nhận lƣợng lớn chất thải làm
giảm thời gian hoạt động của các bãi này.
Mặc dù với nhiều nỗ lực cho việc quản lý nhƣng hệ thống quản lý chất thải
sinh hoạt hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng vẫn đang đƣợc phát triển và cần sự
quan tâm, cải thiện. Cần thiết phải có một chính sách và thực hiện một kế hoạch
hành động toàn diện, cung cấp các giải pháp công nghệ thân thiện môi trƣờng, cải
thiện hệ thống quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt. Trên cơ sở đó UBND tỉnh Bình
Dƣơng ban hành Quyết định 458/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 về việc ban hành kế
hoạch thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2017 – 2018. Mục đích của luận văn là đề xuất nâng cao hiệu quả
hệ thống phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.

xi


Trên cơ sở các kết quả thu đƣợc từ chƣơng trình thí điểm phân loại rác tại
nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng gia đoạn 2017 – 2018, luận văn thực hiện sẽ đề
xuất các giải pháp quản chất thải rắn sinh hoạt: (1) Giải pháp pháp lý: quy định của
Chính phủ về thu thập, phân loại, lƣu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt;
(2) Công tác thông tin và giáo dục để phổ biến rộng rãi kiến thức về phân loại rác tại

nguồn, bảo vệ môi trƣờng đến tất cả mọi ngƣời; (3) Đề xuất các giải pháp xử lý chất
thải sinh hoạt nhƣ: Sản xuất phân compost từ thành phần hữu cơ, tái chế các thành
phần có thể tái chế và đốt các thành phần còn lại để thu nhiệt. (4) Luận văn cũng đề
xuất hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn
phát sinh.

xii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua tỉnh Bình Dƣơng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trong
cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết quả, kinh tế - xã hội của Bình Dƣơng
đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng định hƣớng từ nông nghiệp là chủ yếu sang cơng nghiệp và dịch vụ; GRDP
bình quân đầu ngƣời tăng 08 lần so với năm 2005. Bên cạnh lợi ích mang lại từ q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi
trƣờng phát sinh nhƣ: lƣợng chất thải gia tăng, (nƣớc thải, khí thải và chất thải rắn);
sự suy giảm chất lƣợng nguồn nƣớc, đất và khí; trong đó vấn đề chất thải rắn ngày
càng trở nên bức xúc đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, số liệu thống kê cho thấy
lƣợng chất thải rắn đã tăng 2,5 lần so với năm 2010. (Quyết định 458/QĐUBND,2017).
Hiện nay tại Bình Dƣơng, tất cả các loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ
các hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân đƣợc bỏ chung và đƣợc thu gom bởi hệ thống
thu gom chất thải của tỉnh. Hệ thống thu gom của tỉnh bao gồm hai nhóm đối tƣợng:
hệ thống các tổ rác dân lập, các Công ty tƣ nhân và các xí nghiệp cơng trình cơng
cộng. Phƣơng thức phân loại chất thải hiện tại chủ yếu là phân loại thủ công. Công
nhân đứng dọc theo băng chuyền để lựa ra các thành phần có thể tái chế nhƣ: nylon,
nhựa,… cho vào các ô chứa phế liệu tƣơng ứng. Những thành phần chất thải còn lại
xử lý bằng làm phân compost và chôn lấp. Tuy nhiên, hiệu quả của việc phân loại
bằng tay này còn rất kém và hiệu suất chƣa cao, sẽ gây lãng phí nguồn nguyên liệu

để sản xuất phân hữu cơ đồng thời gây sức ép lên các bãi chôn lấp phải tiếp nhận
lƣợng lớn chất thải làm giảm thời gian hoạt động của các bãi này.
Những năm gần đây, công nghệ phân loại chất thải chất thải tại nguồn và sản
xuất phân hữu cơ từ rác hữu cơ đang đƣợc chú trọng. Đây là công nghệ phổ biến

1


trên thế giới hiện nay, nhằm tái chế, tái sử dụng chất thải, góp phần giảm thiểu
lƣợng phát sinh chất thải rắn và bảo vệ môi trƣờng.
Biện pháp xử lý rác thải hữu cơ bằng vi sinh hiện đang đƣợc ƣa chuộng vì có
nhiều lợi ích, đồng thời những sản phẩm đầu ra có giá trị kinh tế cao. Những giống
vi sinh đang đƣợc sử dụng hiện nay đã bắt đầu chƣa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế hiện
nay thêm vào đó đa phần chủng vi sinh đƣợc nhập từ nƣớc ngồi có giá thành cao.
Việc sử dụng chế phẩm vi sinh tại địa phƣơng sẽ đảm bảo điều kiện phù hợp nhất
cho sự sinh trƣởng của vi sinh đồng thời tiết kiệm chi phí nhập khẩu từ nƣớc ngồi
và khuyến khích sự nghiên cứu trong cơng nghệ sinh học nƣớc nhà.
Chính vì những lý do đó mà tơi thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả phân loại
chất thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và ứng dụng chế
phẩm TDM.EM trong quá trình ủ phân compost”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
-

Góp phần giải quyết vấn đề quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình

Dƣơng.
Mục tiêu cụ thể:
-


Đề xuất nâng cao hiệu quả hệ thống phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa

bàn tỉnh Bình Dƣơng, làm cơ sở để phát triển đồng bộ trên quy mơ tồn tỉnh.
-

Thử nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh TDM.EM đã đƣợc nghiên cứu để xử

lý chất thải hữu cơ của chƣơng trình phân loại rác tại nguồn.
Tính mới của đề tài
Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm đề xuất một hệ thống Phân loại rác sinh hoạt
tại nguồn ở Bình Dƣơng một cách thích hợp mà từ trƣớc đến nay vấn đề này vẫn
chƣa đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng.

2


Việc sử dụng vi sinh trong xử lý chất thải hữu cơ tạo sản phẩm compost là
phƣơng pháp xử lý chất thải hiệu quả và đang đƣợc quan tâm nghiên cứu hiện nay.
Trong đó chế phẩm TDM.EM cho hiệu quả khả quan và nhiều hƣớng để phát triển
hơn nữa. Chế phẩm TDM.EM đƣợc sử dụng trong đề tài do Th.S Trần Ngọc Hùng
giảng viên trƣờng Đại học Thủ Dầu Một cùng các cộng sự đã nghiên cứu sản xuất
gọi tắt là chế phẩm vi sinh TDM.EM.
Thời gian và địa điểm
-

Địa điểm:

 Chƣơng trình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) đƣợc thực hiện trên địa bàn
tỉnh Bình Dƣơng với hai quy mô cấp tỉnh và cấp huyện theo quyết định số
458/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh Bình Dƣơng về việc ban

hành kế hoạch thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa
bàn tỉnh Bình Dƣơng.
 Thử nghiệm tính hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm TDM.EM trong xử lý
chất thải đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học Thủ Dầu Một.
-

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/ 2017 đến tháng 1/ 2019.

Phạm vi và đối tƣợng
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên chƣơng trình thí điểm phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, chất thải sau phân loại sẽ đƣợc thu
gom và xử lý tại Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam Bình Dƣơng. Trên cơ sở đó
chất thải thực phẩm hữu cơ sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp ủ phân compost có bổ
sung chế phẩm vi sinh.
-

Thử nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh TDM.EM tại trƣờng Đại học Thủ Dầu

Một để xử lý chất thải hữu cơ từ chƣơng trình phân loại rác tại nguồn làm phân
compost.

3


-

Phạm vi, quy mô thực hiện: Đề tài thực hiện chƣơng trình PLRTN với quy

mơ cấp tỉnh (Theo quyết định 458/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh
Bình Dƣơng).

 Quy mơ cấp tỉnh là các đơn vị dịch vụ kinh doanh mua sắm và khám chữa
bệnh trên tuyến đƣờng Đại lộ Bình Dƣơng từ bệnh viện Quốc tế Becamex (Lái
Thiêu – Thuận An) chạy dọc theo tuyến Đại lộ Bình Dƣơng – Phạm Ngọc Thạch –
Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh.
-

Bệnh viện Đa khoa khoa Quốc tế Becamex: Dịch vụ khám chữa bệnh.

-

Siêu thị Lotte Mart Bình Dƣơng: Kinh doanh mua sắm, vui chơi, ăn uống

-

Trung tâm mua sắm AEON MALL Bình Dƣơng Canary: Kinh doanh mua

sắm, vui chơi, ăn uống
-

Chi nhánh Cơng ty TNHH MM Mega Market tại Bình Dƣơng: Kinh doanh

mua sắm
-

Trung tâm thƣơng mại Becamex: Kinh doanh mua sắm, vui chơi, ăn uống,

văn phòng cho thuê
-

Khách sạn Becamex: Kinh doanh căn hộ lƣu trú ngắn hạn và dài hạn


-

Chung cƣ Horizon: Kinh doanh căn hộ lƣu trú ngắn hạn và dài hạn

-

Siêu thị Co.op mart Bình Dƣơng 2: Kinh doanh mua sắm, vui chơi, ăn uống

-

Khách sạn The Mira: Kinh doanh căn hộ lƣu trú ngắn hạn và dài hạn

-

Siêu thị Big C Bình Dƣơng: Kinh doanh mua sắm, vui chơi, ăn uống

-

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dƣơng: Dịch vụ khám chữa bệnh

-

Chung cƣ Sora garden: Kinh doanh căn hộ lƣu trú ngắn hạn và dài hạn

-

Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dƣơng: Cơ quan hành chính
Đây là các đơn kinh doanh lớn, có lƣợng khách hàng tham quan đông dễ thực


hiện tuyên truyền và quảng bá hình ảnh chƣơng trình phân loại rác tại nguồn. Lƣợng
chất thải phát sinh đủ nhiều để vạch tuyến thu gom và phân tích thành phần chất
thải.

4


 Ngồi ra, đề tài cịn nhận xét chung chƣơng trình PLRTN quy mơ cấp huyện
(Theo quyết định 458/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh Bình Dƣơng)
thực hiện 1 số khu phố/ấp trên địa bàn: Thị xã Thuận An, Thị xã Dĩ An, Thị xã Bến
Cát, Thành phố Thủ Dầu Một, cụ thể nhƣ sau:
-

Thị xã Thuận An: Khu phố Nguyễn Trãi, phƣờng lái Thiêu gồm có 1650 hộ

(hộ dân, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cơ sở kinh doanh, quán ăn,…)
-

Thị xã Dĩ An: Khu phố nhị đồng 2, Phƣờng Dĩ An gồm có 1.264 hộ (hộ dân,

tổ chức, cở sở kinh doanh, quán ăn,…)
-

Thị xã Bến Cát: ấp Bến Giảng, ấp Phú Thuận và ấp An Thuận thuộc xã Phú

An gồm có 1.500 hộ.
-

Thành phố Thủ Dầu Một: phƣờng Hiệp An gồm có 4.000 hộ (hộ dân, cơ sở


kinh doanh, trƣờng học, nhà hàng, khách sạn, chợ,…)
Sự cần thiết của đề tài
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dƣơng, trung bình mỗi ngày trên địa bàn
tỉnh thải ra khoảng 1.300 tấn CTRSH (bình quân 1 ngƣời/ngày thải ra khoảng 0,56 0,62 kg CTR) (Quyết định số 2474/QĐ-UBND, 2012). Hiện tại, theo thống kê 6
tháng đầu năm 2019 của Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam Bình Dƣơng trung
bình lƣợng chất thải phát sinh tên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng hàng ngày khoảng 1.800
tấn. CTRSH phát sinh chủ yếu từ các khu đơ thị, các hộ gia đình, nhà kho, chợ,
trƣờng học, bệnh viện, cơ quan hành chính, khu công trƣờng, khu công cộng, các
khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và các hoạt động khác…
Thành phần tại nguồn phát sinh: chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học:
67,25%; giấy và carton: 6,07%; nilon và nhựa: 6,8%; kim loại và lon: 0,46%;…;
Các thành phần khác: 16,34%. Trong đó, thu gom, vận chuyển, xử lý đƣợc 1.100
tấn/ng.đ, tái chế, tái sử dụng: 200 tấn/ng.đ (Quyết định số 2474/QĐ-UBND, 2012).
Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ phân loại tại nguồn 80% khối lƣợng CTR; thu
gom và xử lý đạt 95% tổng lƣợng CTR sinh hoạt, trong đó 85% đƣợc tái chế, tái sử

5


dụng (Quyết định số: 2474/QĐ-UBND, 2012). Quyết định này tạo một tiền đề thuận
lợi cho việc thu gom, phân loại chất thải và sản xuất phân compost tại xí nghiệp xử
lý chất thải.
Phân loại chất thải là một xu thế phát triển tất yếu của tỉnh Bình Dƣơng trong
những năm sắp tới, đề tài hy vọng sẽ hoàn thiện một hệ thống quản lý chất thải sinh
hoạt từ nơi phát sinh đến xử lý chất thải tạo sản phẩm bày bán trên thị trƣờng, để
hƣớng tới năm 2020 trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng.
Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học
Đánh giá hiện trạng chất thải sinh hoạt dựa trên các dữ liệu có cơ sở khoa
học, các số liệu thống kê thực tế và mới nhất tại các đơn vị tham gia thí điểm

chƣơng trình PLRTN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Các phƣơng pháp quản lý đƣợc
đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết thu gom, lƣu trữ, vận chuyển và xử lý CTSH trên
thế giới, … đã đƣợc sử dụng tại các nƣớc phát triển, nay đƣợc áp dụng trong đề tài
kết hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
Chế phẩm vi sinh TDM.EM đƣợc sử dụng giúp giảm mùi hôi, giảm thời gian
xử lý chất thải. Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải, thu nhận các số liệu trong quá
trình xử lý nhƣ: độ ẩm, nhiệt độ, pH, tỷ trọng, độ xốp, chỉ số C/N. Tạo tiền đề cho
sự phát triển chủng vi sinh mới cho hệ thống xử lý chất thải hiện tại.
 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội vƣợt bậc, đặc biệt là sự phát triển công
nghiệp khá cao, cùng với sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hƣởng thụ vật chất…đã dẫn
đến một lƣợng lớn rác thải đƣợc thải ra môi trƣờng nhất là CTSH. Đã đặt ra vấn đề
khó khăn trong cơng tác quản lý và kiểm sốt, bảo vệ mơi trƣờng tại tỉnh Bình
Dƣơng. Đề tài này sẽ đề xuất một hệ thống PLRTN và các tuyến thu gom, vận

6


chuyển CTSH của tỉnh Bình Dƣơng. Chính vì vậy sẽ góp phần giải quyết vấn đề
quản lý CTSH ở tỉnh Bình Dƣơng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của
tỉnh.
Đƣợc đánh giá là phƣơng pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả hiện
nay, việc phân loại chất thải đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc phát triển và đã cho
thấy nhiều đƣợc lợi ích về môi trƣờng và kinh tế. Việc PLRTN giúp cho việc xử lý
và tái chế chất thải hiệu quả và ít tốn kém nhất (rác hữu cơ dễ phân hủy đƣợc dùng
để sản xuất phân compost, rác tái chế đƣợc tái chế hiệu quả, rác vơ cơ cịn lại đƣợc
chơn lấp thu khí hoặc đốt thu nhiệt,…) vì nếu rác thải chƣa đƣợc phân loại sẽ gây
khó khăn trong việc xử lý, giảm hiệu xuất xử lý, tốn diện tích chơn lấp chất thải,…
cũng nhƣ tốn chi phí nhân cơng phân loại bằng tay tại cở sở xử lý.
Chế phẩm TDM.EM là tập hợp các lồi vi sinh vật có ích (nấm Aspergillus

niger, xạ khuẩn Streptomyces misionensis, vi khẩn Bacillus velezensis), sống cộng
sinh trong cùng mơi trƣờng. Vì thế, việc phối hợp thành phần của các vi sinh vật 1
cách hợp lý sẽ giúp tăng nhanh sự phân hủy của chất thải hữu cơ, giảm mùi phát
sinh ra trong quá trình phân hủy. Việc nghiên cứu thành phần các vi sinh vật đã
đƣợc thực hiện từ rất lâu, và còn nhiều khả năng để phát triển. Chế phẩm đã đƣợc sử
dụng trong đề tài “Đánh giá hàm lượng acid humic trong quá trình ủ hoai vỏ cà phê
bằng chế phẩm e.m và thử nghiệm bón cho cây cà phê” của Thạc sĩ Trần Ngọc Hùng
và cộng sự năm 2018.
Việc phân loại chất thải tại nguồn giúp cho việc tái chế và xử lý chất thải
đƣợc hiệu quả nhất. Sử dụng các phƣơng pháp xử lý phù hợp cho từng loại chất thải,
đồng thời thu hồi những vật chất có thể tái sử dụng hoặc xử lý để tạo sản phẩm thân
thiện với môi trƣờng. Ở các nƣớc phát triển hệ thống phân loại chất thải tại nguồn đã
hoàn thành từ rất lâu và đã thể hiện đƣợc vai trò của chúng, tại Việt Nam thì việc
phân loại chất thải tại nguồn đã đƣợc nghiên cứu, thực nghiệm từ lâu tuy nhiên vẫn

7


chƣa đạt đƣợc những kết quả khả quan. Đề tài hy vọng nêu ra những khó khăn phát
sinh trong quá trình thực hiện việc PLRTN và đề xuất đƣợc những giải pháp nhằm
xây dựng hệ thống phân loại chất thải một cách cơ bản và hoàn thiện.

8


Chƣơng 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn
1.1.1. Khái niệm cơ bản CTSH
Tại khoản 12 Điều 3 của Luật bảo vệ mơi trƣờng 2014 thì: “Chất thải là vật
chất đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải đƣợc phát sinh từ hoạt động hằng ngày của
con ngƣời. Rác sinh hoạt thải ra ở khắp mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố
hoặc khu dân cƣ, từ các hộ gia đình, khu thƣơng mại, chợ và các tụ điểm buôn bán,
nhà hàng, khách sạn, cơng viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trƣờng
học, các cơ quan nhà nƣớc…
1.1.2. Thành phần và nguồn gốc phát sinh chất thải sinh hoạt
a.

Thành phần chất thải sinh hoạt

Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là các chất hữu cơ có thể phân hủy
đƣợc. Các chất này phần lớn phát sinh từ các chợ và các khu thƣơng mại. Các chất
thải vô cơ, đặc biệt là kim loại đƣợc thu hồi để tái sinh ngay từ nguồn phát sinh nên
hàm lƣợng của chúng trong rác chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 1.1 Thành phần của chất thải sinh hoạt
Định nghĩa

Thành phần

Ví dụ

1. Các chất cháy đƣợc
a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và Các túi giấy, mảnh bìa, giấy
giấy

vệ sinh,…

b. Hàng dệt


Có guồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon,…

c. Thực phẩm

Các chất chất thải từ đồ ăn thực Cọng rau, vỏ quả, than cây,
phẩm.

lõi ngô,…

d. Cỏ, gỗ củi, Các vật liệu và sản phẩm chế tạo Đồ dung bằng gỗ nhƣ bàn,
rơm rạ

từ gỗ, tre, rơm,…

ghế, đồ chơi, vỏ dừa,…

9


Định nghĩa

Thành phần
e. Chất dẻo

Ví dụ

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Phim cuộn, túi chất dẻo, chai

lọ. Chất dẻo, các đầu vòi,

chế tạo từ chất dẻo.

dây điện,…
f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Bòng, giày, ví, bằng cao
chế tạo từ da và cao su.

su,…

2. Các chất không cháy
a. Các kim loại Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Vỏ hộp, dây điện, hang rào,
sắt

chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm dao, nắp lọ,…
hút.

b. Các kim loại Các vật liệu không bị nam châm Vỏ nhơm, giấy bao gói, đồ
phi sắt
c. Thủy tinh

đựng,…

hút.

Các vật liệu và sản phẩm đƣợc Chai lọ, đồng đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn,…


chế tạo từ thủy tinh.

d. Đá và sành Bất kỳ các loại vật liệu không Vỏ chai, ốc, xƣơng, gạch, đá,
cháy khác ngoài kim loại và thủy gốm, …

sứ

tinh
3. Các chất Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, tóc, …
hỗn hợp

phân loại trong bảng này. Loại
này có thể chia thành hai phần:
kích thƣớc lớn hơn 5mm và loại
nhỏ hơn 5mm.
( Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)

10


b.

Nguồn gốc phát sinh chất thải sinh hoạt

CTSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hoặc nơi khác,
chúng khác nhau về số lƣợng, kích thƣớc phân bố về khơng gian. Rác thải sinh hoạt
có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng nhƣ trong hoạt động xã hội nhƣ từ
các khu dân cƣ, chợ, nhà hàng, cơng ty, văn phịng và các nhà máy công nghiệp.
Bảng 1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt


1

Nguồn phát
sinh
Khu dân cƣ

2

Khu thƣơng mại

3

Cơ quan, công
sở

4

Công trình xây
dựng và phá hủy

5

Dịch vụ cơng
cộng đơ thị

6

Nhà máy xử lý
chất thải đô thị


7

Công nghiệp

8

Nông nghiệp

Stt

Nơi phát sinh

Các dạng chất thải

Hộ gia đình, biệt thự, Thực phẩm dƣ thừa, giấy,
chung cƣ
can nhựa thủy tinh, can
thiếc, nhôm
Nhà kho, nhà hàng, chợ, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
khách sạn, nhà trọ, dịch thủy tinh, kim loại, chất thải
vụ…
nguy hại
Trƣờng học, bệnh viện, cơ Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,
quan chính phủ
thủy tinh, kim loại, chất thải
nguy hại
Khu nhà xây dựng mời, sửa Gạch, bê tông, cát, sạn, gỗ,
chữa nâng cấp mở rộng bụi…
đƣờng phố, cao ốc…
Họat động dọn rác vệ sinh Rác vƣờn, cành cây cắt tỉa,

đƣờng phố, khu vui chơi chất thải chung tại các khu
giải trí…
vui chơi giải trí
Nhà máy xử lý nƣớc thải, Bùn tro
chất thải, và các quá trình
xử lý chất thải công nghiệp
khác
Công nghiệp xây dựng chế Chất thải trong q trình chế
tạo, cơng nghiệp nặng, biến cơng nghiệp, phế liệu
công nghiệp nhẹ, công và các rác thải sinh hoạt
nghiệp hóa dầu, nhiệt điện
Đồng cỏ, đồng ruộng, vƣờn Thực phẩm bị thối rữa, sản
cây ăn quả, nông trại
phẩm nơng nghiệp thừa, rác,
chất độc hại
(Võ Đình Long, 2012)

11


×