Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết của nguyễn đình tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 128 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

PHẠM THỊ ÚT NHỰT

NHÂN VẬT TỘI PHẠM
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

BÌNH DƯƠNG – 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

PHẠM THỊ ÚT NHỰT

NHÂN VẬT TỘI PHẠM
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ VĂN QUỐC

BÌNH DƯƠNG – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong luận văn đều trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất. Các
tài liệu tham khảo và trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Út Nhựt


LỜI CẢM ƠN
Để có luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ cơ quan, gia
đình, và thầy cô.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý cơ quan, nơi tôi đang
công tác, và gia đình đã ln đồng hành, khích lệ, tạo điều kiện cho tơi được học
tập, nâng cao trình độ chun mơn của mình. Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời tri ân
đến quý thầy cô, những người đã giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian qua. Nhờ
những bài giảng vô cùng lý thú của quý thầy cô, tôi đã bổ khuyết được phần nào
những kiến thức quan trọng về văn học Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hồ Văn Quốc, người
hướng dẫn khoa học. Với sự chỉ bảo tận tình của thầy, tơi đã hồn thành luận văn
của mình.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Út Nhựt



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................................ 3
3.Lịch sử nghiên cứu đề tài .................................................................................... 3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................... 10
5.Phương pháp nghiên cứu đề tài ......................................................................... 11
6.Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 12
7.Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 12
NỘI DUNG .......................................................................................................... 13
Chương 1. NGUYỄN ĐÌNH TÚ - NHÀ VĂN CỦA ĐỀ TÀI TỘI PHẠM ........ 13
1.1. Nguyễn Đình Tú - Duyên nợ văn chương ..................................................... 13
1.1.1. Từ chàng luật sư tương lai ......................................................................... 13
1.1.2. Đến nhà văn chuyên nghiệp ....................................................................... 16
1.2. Nguyễn Đình Tú - Sức sáng tạo không ngừng.............................................. 19
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật ................................................................................ 19
1.2.2. Hành trình sáng tạo ................................................................................... 22
1.3. Đề tài tội phạm trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
và tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ............................................................................ 27
1.3.1.Khái lược về đề tài tội phạm trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại .......... 27
1.3.2. Đề tài tội phạm trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú Những “phiên bản” cuộc đời……………………………………………………30
Chương 2. TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ TỘI PHAM CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ –
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG ..................................... 36
2.1.Nhân vật tội phạm - Bức chân dung cuộc đời ................................................ 36
2.1.1. Từ những chấn thương tâm lý .................................................................... 36
2.1.2. Đến sự tha hóa ........................................................................................... 45
2.2. Nhân vật tội phạm - Hành trình giải mã bản thể và truy tìm giá trị cá nhân 64



2.2.1. Hành trình giải mã bản thể ........................................................................ 64
2.2.2. Hành trình truy tìm giá trị cá nhân ............................................................ 70
2.3. Nhân vật tội phạm - Bức thông điệp cảnh tỉnh con người ............................ 74
2.3.1. Ranh giới thiện - ác rất mong manh .......................................................... 74
2.3.2. Kẻ phạm tội sẽ phải trả giá ........................................................................ 77
Chương 3. TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ TỘI PHẠM CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ............................... 84
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................................... 84
3.1.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình lẫn nội tâm ......................................... 84
3.1.2. Huyền ảo hóa nhân vật .............................................................................. 90
3.2. Nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ ....................................................................... 94
3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện......................................................................... 94
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................... 103
3.3. Nghệ thuật hòa phối giọng điệu .................................................................. 109
3.3.1. Giọng điệu đậm đà tính triết luận ............................................................ 109
3.3.2. Giọng điệu thành kín ................................................................................ 111
3.3.3. Giọng điệu khách quan lạnh lùng ............................................................ 113
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... iii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự chuyển động chung của văn học Việt Nam từ sau năm 1986; thể
loại tiểu thuyết - cổ máy cái của văn học - đã/ đang vận hành với một công suất
lớn và đạt năng suất cao. Làm nên thành công ấy là kết quả từ sự đổi mới, cách
tân không ngừng nghỉ về tư duy tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn, trong đó
phải kể đến những gương mặt tiêu biểu, đi tiên phong như: Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Nguyễn
Trí Huân, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh …Rồi

tới lớp nhà văn kế tục, đi theo tiếng gọi của “trò chơi tiểu thuyết” như: Hồ Anh
Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Châu
Diên, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ…Và gần đây có Nguyễn Danh Lam, Nguyễn
Ngọc Tư, Thuận, Lê Anh Hồi, Phong Điệp, Vũ Đình Giang, Sương Nguyệt
Minh, Trần Trọng Vũ…Đặc biệt là Nguyễn Đình Tú, anh là một trong những cây
bút có sức viết dồi dào nhất hiện nay.
Từ khi bén duyên với văn chương tới nay, Nguyễn Đinh Tú liên tục cho ra
đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị, và gây được tiếng vang, nhất là ở thể loại
tiểu thuyết. Chỉ hơn một thập kỉ, Nguyễn Đình Tú đã trình làng cả chục tiểu
thuyết (Hồ sơ một tử tù, Nháp, Phiên bản, Bên dịng Sầu Diện, Kín, Hoang
tâm, Xác phàm, Cô Mặc Sầu, Giọt sầu đa mang, Bãi săn), và tiểu thuyết nào
của anh cũng để lại dấu ấn nhất định trong đời sống văn chương đương đại Việt
Nam; đồng thời làm tiêu tốn khơng ít giấy mực của giới nghiên cứu, phê bình.
Hầu hết các học giả đều thừa nhận Nguyễn Đình Tú có sức sáng tạo vô cùng
mãnh liệt. Từ Hồ sơ một tử tù đến Bãi săn, Nguyễn Đình Tú khơng ngừng tự
làm mới mình trong việc lựa chọn đề tài lẫn lối viết. Vì thế, mỗi đứa con tinh
thần của anh chào đời luôn mang một sắc diện riêng; đồng thời tạo được một
lượng độc giả hùng hậu, nhất là bạn đọc trẻ tuổi. Bởi họ nhận ra trong những câu
chuyện kể của Nguyễn Đình Tú có nhiều vấn đề mang hơi thở cuộc sống đương
đại, và gần gũi với họ như: lên đồng, chầu văn, thuốc lắc, quần hơn, đồng tính,
đặc biệt là vấn đề giết chóc, tội phạm…
1


Khơng khó để nhận ra trong cái hiện thực thậm phồn của cuộc sống mà
Nguyễn Đình Tú đã phóng chiếu vào tiểu thuyết của mình có một phần hiện thực
về thế giới tội phạm. Ngay từ tiểu thuyết đầu tay, Hồ sơ một tử tù, Nguyễn Đình
Tú đã đã tìm đến với những kẻ sống ngồi vịng pháp luật. Anh viết về họ không
chỉ bằng kinh nghiệm, hiểu biết, nhãn quan của một người từng kinh qua công
việc tư pháp mà quan trọng hơn, bằng sự thấu cảm khiến cho những mảnh đời kia

được lật giở, đào xới đến tận cùng bản thể, đem lại sự ám ảnh sâu sắc đối với độc
giả. Điều đó càng thể hiện rõ trong Phiên bản và gần đây là Cơ Mặc Sầu.
Có thể nói, qua ba tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù, Phiên bản, Cơ Mặc Sầu;
Nguyễn Đình Tú đủ bản lĩnh để khám phá những góc khuất, mặt trái đầy hiểm
nguy của đời sống xã hội. Hơn nữa, góp phần định hình thể tài tiểu thuyết “tội
phạm”. Khơng như những câu chuyện vụ án, hình sự mà ta vẫn thường đọc/nghe.
Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú trước hết phơi bày thực trạng phạm pháp ngày càng
gia tăng, trên nhiều lĩnh vực của một bộ phận thanh niên bấy giờ. Sau nữa, lý giải
căn nguyên xô đẩy họ vào con đường tội lỗi. Tất nhiên, sự lý giải ấy mang đặc
trưng của văn chương, nghĩa là thơng qua ngơn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
Nguyễn Đình Tú đã kiến tạo nên kiểu nhân vật tội phạm vô cùng đa dạng và sống
động. Họ xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, chịu những nghịch cảnh khác
nhau, và nguyên nhân phạm tội cũng khác nhau… Song, giữa họ vẫn có điểm
chung cùng mang số phận bi kịch và họ cố giãy thốt khỏi nó, nhưng càng giãy
thốt lại càng lún sâu vào mớ bịng bong của tội ác để cuối cùng phải trả bằng giá
máu cho những sai lầm của họ. Phải chăng đây lý do khiến độc giả cứ ray rứt mãi
không thôi dù “hồ sơ” của những kẻ phạm tội kia đã khép lại.
Đến đây, chúng ta không thể phủ nhận trong thế giới nhận vật mà Nguyễn
Đình Tú xây dựng có kiểu nhân vật tội phạm. Họ không chỉ giữ vai trị quan
trọng, góp phần làm nên thành cơng cho tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, mà cịn để
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, hệ thống về kiểu nhân vật này. Đó là lý
do để chúng tôi chọn đề tài: Nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết của Nguyễn
Đình Tú.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi hướng đến hai mục đích: một là khẳng

định trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú có sự hiện diện của kiểu nhân vật tội
phạm; hai là xác lập những đặc điểm tiêu biểu để tìm ra ý nghĩa, giá trị của kiểu
nhân vật tội phạm trong sáng tác của Nguyễn Đình Tú. Qua đó, giúp người đọc
có cái nhìn bao quát hơn về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú,
cũng như cách kiến tạo nhân vật của anh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài như đã nói ở trên; chúng tôi cần
phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tìm hiểu tường tận tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn
Đình Tú; trên cơ sở đó, lý giải nguyên cớ đưa Nguyễn Đình Tú đến với mảng đề
tài tội phạm và anh thực sự đã gặt hái những thành công đáng kể ở mảng đề tài
này.
Thứ hai, khảo cứu những đặc điểm về kiểu nhân vật tội phạm trong ba tiểu
thuyết Hồ sơ một tử tù, Phiên bản và Cơ Mặc Sầu của Nguyễn Đình Tú qua hai
phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có thể nói, Nguyễn Đình Tú là một trong những cái tên nổi bật của nền
văn chương đương đại Việt Nam. Khơng ít tiểu thuyết của anh từng gây “bão”
trên văn đàn và tạo nên những dư luận trái chiều. Vì thế, để có cái nhìn tồn diện
về việc tiếp nhận những đứa con tinh thần của Nguyễn Đình Tú cũng như lịch sử
nghiên cứu đê tài; chúng tôi sẽ triển khai thành hai chủ điểm như sau:
3.1. Những cơng trình, bài viết về nhà văn Nguyễn Đình Tú
Trong bài viết Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Khơng có chuyện “thợ mới”
ngại múa rìu qua mắt “thợ cũ”, tác giả Hà Anh đã khẳng định sức sáng tạo
mãnh liệt cũng như tài năng của Nguyễn Đình Tú. Hà Anh cho rằng: “Nguyễn
Đình Tú viết nhiều nhưng không vội. Cuốn nào ra cuốn nấy, nếu khơng rinh về
giải thưởng cao cho chủ nhân thì cũng được các nhà biên kịch săn đón chuyển
3



thể sang điện ảnh, phim truyền hình… Nội điều đó đã phản ánh sự sung sức và
cái duyên của Nguyễn Đình Tú đối với thể loại tiểu thuyết vốn rất “nhọc hơi”
này” (Hà Anh, 2013). Có thể nói, những đánh giá của Hà Anh về nhà văn
Nguyễn Đình Tú là xác đáng, thuyết phục.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Vào miền kí ức của Trần Mỹ Hiền là bài viết
xoay quanh con đường anh đến với văn chương và trở thành Phó tổng biên tập
của Tạp chí Văn nghệ Qn đội, sự chuyên tâm của anh với nghề và với vị trí
cơng việc và sự thay đổi phong cách của Nguyễn Đình Tú trong các tiểu thuyết ra
đời sau này “Trong những năm trở lại đây, cách viết tiểu thuyết của anh đã khác
trước rất nhiều. Nếu như ở cuốn tiểu thuyết đầu tay Hồ sơ một tử tù hay Bên
dòng Sầu Diện đến Nháp, anh ngồi vào bàn viết, mạch cảm xúc cuốn đi không
biết nơi đâu là bến bờ. Thì đến những tác phẩm sau, anh lên khn nhào nặn cho
đến khi đã thuộc lòng cốt truyện mới bắt đầu viết. Và cơng việc chỉ hồn tất sau
2 tháng tập trung đánh máy. Nhưng, thực ra, câu chuyện trong những cuốn tiểu
thuyết đã được chắt lọc qua hơn 30 năm sống, quan sát, ghi chép in vào tâm
khảm, cựa quậy, nhảy nhót trong trái tim rớm máu, dồn nén bão giơng trong trí
não, để câu chữ ùa ra. Hơn 4 giờ chiều, anh giống như bao ông bố mẫu mực
khác, tắt máy tính, rời cơng sở, phóng xe đi đón cơ cơng chúa nhỏ duy nhất đang
học lớp 3, một hạnh phúc giản dị đời thường…” (Trần Mỹ Hiền, 2014). Từ
những chuyển biến trong phong cách sáng tác, Văn Thành Lê cũng có bài viết
ghi nhận sự đổi mới này trong văn chương Nguyễn Đình Tú qua bài viết Có một
Nguyễn Đình Tú mới, lời mở đầu cũng khẳng định một sự mới mẻ trong anh
“Nguyễn Đình Tú lại ra sách. Chẳng cần hẹn vẫn lên. Chim vào mùa thì làm tổ.
Nguyễn Đình Tú khơng cần chờ mùa vẫn ra sách. Hay với anh, năm nào cũng chỉ
có một mùa, mùa… ra sách. Chỉ khác, lần này không phải “vệt” tiểu thuyết với
những xung đột, dư chấn, mổ xẻ sắc lẻm về tâm lí – hình sự - xã hội quen thuộc.
Anh cúi mình xuống để chơi với thiếu nhi” (Văn Thành Lê, 2014) và văn chương
với cuộc đời Nguyễn Đình Tú là một niềm đam mê vơ bờ, anh sẵn sàng từ bỏ tất
cả “15 năm trước, mình vừa đủ chán nghề luật để chuyển sang nghề văn. Cịn
bây giờ, mình vừa đủ chán làm quản lí ở một cơ quan văn chương để chuyển

4


sang làm cán bộ sáng tác - một kiểu nhân viên đặc biệt của cơ quan này. Mình
xin rút khỏi vị trí Phó tổng biên tập đơn giản chỉ là vì muốn sống một cách thong
thả hơn để được… làm một nhà văn thôi” (Văn Thành Lê, 2014).
Gần đây, Nguyễn Đình Tú xuất hiện trên văn đàn trong một cú đột phá ấn
tượng, tiên phong về một đề tài mới ở Việt Nam Nguyễn Đình Tú và hành trình
sáng tạo nên Harry Potter của Việt Nam trong bản tin của VOV. Sự mới mẻ,
táo bạo trong Tiểu thuyết mới ra mắt công chúng đầu năm 2019 đã làm nên nhiều
ấn tượng tốt đẹp như lời bài viết nhận định “Bãi săn của Nguyễn Đình Tú vừa ra
mắt kỳ vọng sẽ mở ra một hướng đi mới cho dòng sách fantasy ở Việt Nam, tận
dụng chất liệu văn hóa, lịch sử của người Việt để viết nên những áng văn chương
kỳ bí, giàu trí tưởng tượng dành cho giới trẻ. Cuốn tiểu thuyết này của nhà văn
Nguyễn Đình Tú được ví như Harry Potter của Việt Nam”. Đặc sắc hơn, tác
phẩm còn là “Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa huyền sử, văn hóa - văn học dân
gian của dân tộc trong bối cảnh một thế giới hiện đại, giả tưởng tạo nên sự trịn
vẹn cho cuốn tiểu thuyết” (Nguyễn, 2019).
Ngồi ra, cịn khá nhiều bài phỏng vấn Nguyễn Đình Tú, những bài viết
trên có thể khái lược về tài năng của Nguyễn Đình Tú và sự chuyên nghiệp ở mỗi
đề tài mà anh hướng đến. Chính vì vậy, các tác phẩm của anh ln dành nhiều
tình cảm từ độc giả và giới phê bình, nghiên cứu văn chương.
Với một gia tài tiểu thuyết kha khá của mình, Nguyễn Đình Tú ln là tâm
điểm để người nghiên cứu khai thác trên nhiều bình diện khác nhau. Thế nên, cho
đến nay có khá nhiều luận văn, khoá luận tốt nghiệp tiếp cận nhiều khía cạnh
khác nhau trong tiểu thuyết của nhà văn để tạo nên những cơng trình khoa học có
giá trị, là nguồn tài liệu tham khảo quý giá như: Thi pháp tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú (Phạm Thị Nam Thắng), Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
(Phạm Anh Hào), Yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú (Nguyễn
Thị Phương Nhi), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú (Dương Thị Hương),

Hình tượng giới trẻ trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú (Nguyễn Kim Toại),
Liên văn bản trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú (Lê Thị Xiêm)…

5


3.2. Những cơng trình, bài viết về nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú
Đã có rất nhiều những bình xét, thuận và cả trái chiều góp phần khơng nhỏ
trong sự lan toả giá trị tác phẩm Nguyễn Đình Tú ở cả nội dung và nghệ thuật.
Tuy nhiên, đến nay, bên cạnh những nhận định hết sức sắc sảo, thâm thuý các
chuyên gia là nhà văn, nhà phê bình văn học nhưng hiện chưa có cơng trình nào
đào sâu nghiên cứu toàn diện và hệ thống về đề tài tội phạm trong ba tiểu thuyết
cùng thể loại mà người nghiên cứu đang thực hiện. Hiện có thể kể đến những bài
viết tạo nên một cái nhìn tổng quan, sơ bộ cho người đọc có thể dễ dàng nắm bắt
được và thực là những luận cứ nền cho những ai đã quan tâm và muốn quan tâm
đến tác phẩm của Nguyễn Đình Tú cụ thể: Từ Hồ sơ một tử tù đến Nháp - Một
chặng đường tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú của Đoàn Minh Tâm, Nga Sơn với
Phiên bản hay một cuộc vượt thốt để tìm về với bản ngã, Hương Giang với
Phiên bản của bạo lực và tình người hay Phạm Thùy Linh với Phiên bản - góc
tiếp cận nhân văn, Nguyễn Tuấn Anh trong Phiên bản những mảng tối của
cuộc đời, Nguyễn Thị Phương Nhi cũng đã soi một góc nhìn đầy táo bạo nhưng
hết sức ý nghĩa và giá trị như một chất xúc tác mạnh tạo nên sức lôi cuốn thực sự
trong tác phẩm của Nguyễn Đình Tú qua nhận định từ bài viết mà bản thân người
nghiên cứu cho rằng hết sức mượt sắc Giọng điệu tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú
nhìn từ yếu tố tính dục (Qua bộ ba tiểu thuyết Nháp, Phiên bản và Kín)…
Một số nghiên cứu chỉ dừng ở mức độ nhận định được cho là có giá trị học
thuật làm nên những điểm sáng khá là đặc biệt, mỗi người nhìn tác phẩm ở nhiều
góc độ khác nhau trong mn vàn những thể nghiệm mới để minh chứng được
cái hay, cái đẹp của nó bằng vơ số những nhận xét, luận bàn hết sức có cánh và

hoa mĩ tạo nên những sự lan toả nhất định về tài năng của Nguyễn Đình Tú trong
thế đứng của nhà văn trên nền văn học đương đại cả về sự đầy đặn của số lượng,
sự tinh tuý đầy ý vị của chất lượng. Tiêu biểu có thể kể đến như: Nhà văn Ma
Văn Kháng trong bài Phiên bản hay tính thiện và tính ác của con người, đã
nhận xét: “Cuốn sách có 31 khúc, được sử dụng với 3 ngôi kể khác nhau, giống
như một bản nhạc nhiều bè, khai mở nhiều lối đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật”
6


(Ma Văn Kháng, 2009). Từ một khía cạnh đó có thể thấy được nhà văn đã mở ra
cánh cửa bước vào thế giới tâm lý tội phạm Nguyễn Đình Tú, nhưng những diễn
tiến tâm lý ấy còn ở đằng sau với thật nhiều bất ngờ hơn cả mong đợi.
Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú khơng ai có thể bỏ qua, khơng ai có
thể giấu diếm cảm xúc của mình, ấy thế mà đã có nhiều nhận xét rất tâm huyết
của các nhà nghiên cứu vô cùng sâu sắc, tiêu biểu là bài viết của Khuất Quang
Thụy trong Một khái niệm mới về tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù. Ông cho rằng tác
phẩm Nguyễn Đình Tú là một tác phẩm mang đến một khái niệm khá mới cho
nền văn học Việt Nam, đó là loại tiểu thuyết viết về đề tài tội phạm. Hơn thế, tác
phẩm không đơn thuần chỉ là một cuộc điều tra tội phạm rồi phá án, rồi kết thúc
trong quên lãng như tập hồ sơ lưu trữ quanh năm trên kệ, có ai cịn nhớ đến.
Nhưng không, Khuất Quang Thụy đã không hề đào sâu khai thác toàn diện tâm
lý nhân vật tội phạm mà từ cái chết của nhân vật chính trong tiểu thuyết đã làm
ông cảm thấy nhức nhối, trăn trở với cuộc sống đời thực và mạnh dạng nói hộ
những trăn trở, ngẫm nghĩ nơi người đọc về cách sống và cách cư xử của mỗi
người chúng ta với xã hội, nơi mà chúng ta tồn tại. Vì trong đời có ai khơng một
lần vơ tình phạm phải những lỗi lầm và cũng như vơ tình những lỗi lầm đó lại để
lại những căn nguyên dung dưỡng nên những mầm mống của những lỗi lầm được
nảy mầm và bản thân chúng ta cũng không hề hay biết. Bản thân người nghiên
cứu cho rằng đây là một nhận định về khía cạnh đạo đức, lối sống được rút ra
như một bài học rất đáng được lưu tâm khi khai thác đề tài tội phạm. Và chính từ

điều đó ơng cũng cho rằng “Có lẽ đây chính là điều khác biệt quan trọng nhất
khiến cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú vượt qua khỏi sự thường tình của
những cuốn “sách hình sự”, “sách vụ án” và có giá trị như một cuốn tiểu thuyết
tội phạm học rất đáng được chú ý” (Khuất Quang Thụy, 2010). Bài viết đúc rút
được một nhận quan trọng làm nguồn tư liệu cho bản thân người nghiên cứu lưu
ý khi triển khai đề tài của mình cùng trong nội dung tội phạm.
Ở “Lợi thế trong Phiên bản”, Trần Tố Loan và Bùi Việt Thắng cùng khai
mở những sáng tạo, khéo léo của Nguyễn Đình Tú trong việc làm nên sức hấp
dẫn của Phiên bản qua nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật và nghệ thuật
7


kể chuyện, cũng từ góc nhìn đó họ cho rằng “Phiên bản là một tác phẩm văn
chương, như tôi hiểu, được viết theo tinh thần mà văn hào Mỹ W. Faulkner
(1897- 1962)… Vấn đề mà nhà văn Mỹ nhấn mạnh ở đây - những vấn đề của tâm
hồn con người trong cuộc xung đột với chính nó - có thể hiểu là quá trình tẩy rửa
tâm hồn (hay là thanh lọc hoặc thanh tẩy tâm hồn). Rõ ràng chủ đề thanh tẩy
được nhà văn Nguyễn Đình Tú triển khai quy mô và hệ thống từ Hồ sơ một tử
tù, Nháp, đến Phiên bản và Kín. Lẽ đương nhiên khi triển khai chủ đề này nhà
văn sẽ có cơ hội tạo cho tác phẩm của mình có được cái cảm hứng văn hóa và
nhân văn - cái cảm hứng có thể nói là rất quan trọng, thậm chí có thể coi là thước
đo tầm vóc năng lực sáng tạo” (Trần Tố Loan và Bùi Việt Thắng, 2011) và lợi
thế ở Phiên bản suy cho cùng là sự nghiêm cẩn, tâm huyết của người sáng tác để
kịp để đời một Phiên bản khiến người đọc phải say mê, ngấu nghiến. Lại nói tiếp
vấn đề mổ xẻ tác phẩm trên phương thức biểu hiện, Trần Tố Loan cũng có bày tỏ
quan điểm của mình và việc “Từ Hồ sơ một tử tù đến Phiên bản, Nguyễn Đình
Tú ln có ý thức đổi mới cách kể chuyện. Điều này không chỉ thể hiện trên bề
mặt các tiểu thuyết mà còn ở sự di động các điểm nhìn nghệ thuật. Văn chương
nhiều khi chỉ là cách kể mới về những chuyện đã cũ. Khi viết tiểu thuyết,
Nguyễn Đình Tú ý thức rằng, mình đang tham gia “trị chơi kết cấu” và đã phần

nào thành cơng. Tuy vậy, trong các tiểu thuyết đã viết, anh luôn trình bày một cốt
truyện hồn chỉnh, với tiết tấu kể nhanh, dồn dập nên ít khoảng trống, khoảng
lặng để người đọc suy ngẫm, đồng sáng tạo” (Trần Tố Loan, 2010). Nguyễn Đình
Tú đã tạo nên cách “ứng xử” riêng có trong điểm nhìn nghệ thuật và “Đọc tiểu
thuyết của Nguyễn Đình Tú, chúng tơi nhận thấy tác giả đã thành cơng trong việc
sử dụng điểm nhìn khơng, thời gian, điểm nhìn tác giả và nhân vật” (Trần Tố
Loan, 2010). Tác giả bài viết đặt toàn bộ những tâm đắc của mình gói trọn trong
điểm nhìn nghệ thuật Nguyễn Đình Tú qua một cái nhìn chuyên sâu và sáng tạo,
làm cơ sở luận cứ đáng tin cậy cho người nghiên cứu tham khảo lưu tâm trong
quá trình thực hiện luận văn.
Nguyễn Thanh Tú với Hồ sơ một tử tù dưới góc nhìn thi pháp khai thác
góc nhìn thi pháp dưới góc độ đời tư để khai thác trọn vẹn cái đặc sắc mà
8


Nguyễn Đình Tú thể hiện trong Hồ sơ một tử tù. “Nhà văn đã lập ra “hồ sơ” của
một nhân vật văn học bằng cách thuật lại, kể lại các quãng đời, các sự kiện tiêu
biểu, nổi bật, phân tích và lý giải dưới nhiều góc nhìn như tâm lý học (tâm lý học
thanh thiếu niên, tâm lý học tội phạm...), xã hội học, triết học, tôn giáo... Nhờ sự
soi chiếu, giao thoa của nhiều góc nhìn ấy đã tạo cho tiểu thuyết có một sự đa
dạng, pha trộn của nhiều loại hình: tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết hình sự, tiểu
thuyết thế sự, tiểu thuyết tư liệu (hồ sơ), tiểu thuyết hiệp sĩ (Bạch Đàn - nhân vật
chính cũng có “tinh thần hiệp sĩ” - muốn lập nên chiến tích vì danh dự), tiểu
thuyết du đãng (Bạch Đàn có một cuộc đời phiêu bạt của một kẻ cướp)” (Nguyễn
Thanh Tú, 2006); và càng cụ thể hơn khi “Nhà văn đã tận dụng triệt để một lợi
thế của thể loại tiểu thuyết khi đưa chất văn xuôi vào tác phẩm, tức là tái hiện
cuộc sống với tất cả sự ngổn ngang bề bộn, như nó vốn có, khơng thi vị hố,
khơng lý tưởng hố, trong cuộc sống ấy có cả cái cao cả lẫn cái tầm thường, cái
bi kịch và cái hài kịch, cái khổ đau và hạnh phúc” (Nguyễn Thanh Tú, 2006). Ở
khía cạnh này, Nguyễn Đình Tú đã khéo léo trong việc xoá bỏ khoảng cách giữa

người trần thuật và nội dung trần thuật để miêu tả hiện thực như cái hiện tại
đương thời của người trần thuật đang diễn ra và như thế với Hồ sơ một tử tù,
Nguyễn Đình Tú lại khẳng định tài năng và sự khéo léo của mình trong dung hài
của một nhà văn từng trải và có những chiêm nghiệm đáng quý về lẽ sống ở đời.
Hà Thanh Vân trong bài viết “Tiểu thuyết Cơ Mặc Sầu - Nơi tìm lại hay
đánh mất chính mình” đã khẳng định: “Cơ Mặc Sầu khơng chỉ là một cuốn tiểu
thuyết mang tính chất hình sự, vụ án. Đó cịn là một tiểu thuyết tâm lý xã hội,
tiểu thuyết về phong tục, địa lý, cho dù chỉ là hư cấu. Nhiều nhân vật được
Nguyễn Đình Tú lấy cảm hứng từ xã hội thực tại, đó là sự ăn chơi, hút chích của
một thế hệ thanh niên, là mối tình chênh lệch tuổi tác của giới showbiz… Và mỗi
nhân vật đều đến Cô Mặc Sầu với một mục đích khác nhau. Ở đấy, có thể họ đạt
được mục đích, có thể họ tìm đến với cái chết như một sự giải thoát khỏi những
trầm luân, u uất mà từng trải qua trên cõi đời này” (Hà Thanh Vân, 2015). Và
khép lại bài viết trong một tâm trạng vỡ ồ cảm xúc “Dù là tìm lại hay đánh mất
chính mình, khơng thể phủ nhận, sau chuyến đi đến thung lũng Cô Mặc Sầu,
9


những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết khơng cịn cơ đơn nữa. Những người sống
cũng vậy, mà những người chết cũng vậy. Cô Mặc Sầu, thung lũng biểu tượng
cũng như loại hoa dạ thảo phong rực rỡ xuyên suốt tác phẩm cho thấy bi kịch nào
rồi cũng có thể kết thúc lạc quan” (Hà Thanh Vân, 2015).
Ngồi ra, Nguyễn Đình Tú cũng xuất hiện khá nhiều trong hàng loạt bài
phỏng vấn, đáng chú ý có thể kể đến như: Nhà văn Nguyễn Đình Tú và tiểu
thuyết Phiên bản – Tội ác mang khn mặt đàn bà của Hồi Hương, Tác phẩm
của tơi khơng chỉ có bạo lực + sex của Hà Linh....
Và từ phía nhà văn Nguyễn Đình Tú cho biết, trong tám cuốn tiểu thuyết,
anh có tới ba cuốn viết về đề tài hình sự, gồm: Hồ sơ một tử tù, Phiên bản
(chuyển thể thành phim Hương Ga) và Cô Mặc Sầu. Anh đưa ra hai lý do khi
viết nhiều ở đề tài tội phạm: “Bản thân thôi bị đề tài đó hấp dẫn, cuốn hút, nên

khơng ngừng thao thức với nó. Lý do nữa từ độc giả, bởi có một lượng người đọc
u thích tơi viết về đề tài hình sự, vụ án. Chính những lời nhắn nhủ như: “Khi
nào có tiểu thuyết vụ án tiếp theo đây” là động lực khiến tôi bắt tay viết tiếp”
(Lam Thu, 2015).
Tất cả những bài báo khoa học, bài phỏng vấn và các luận văn nói trên là
nguồn tài liệu vơ cùng phong phú có ý nghĩa quan trọng trong việc gợi mở cũng
như tạo tiền đề cho người nghiên cứu thực hiện tốt luận văn Nhân vật tội phạm
trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú. Và để làm sáng rõ đối tượng này, chúng tơi tập trung khảo cứu
nó ở hai phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Để phục vụ xác hợp cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi chỉ khảo sát ba
tiểu thuyết: Hồ sơ một tử tù (do Nhà xuất bản Công an Nhân dân ấn hành năm
2002); Phiên bản (do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2009) và Cô Mặc Sầu (do
Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2015), vì ở ba tiểu thuyết ấy, nhân vật tội phạm
10


được Nguyễn Đình Tú khắc họa đậm nét, thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của
nhà văn về cuộc sống, nhất là thế giới tội phạm trong xã hội hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện thành công đề tài Nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết của
Nguyễn Đình Tú, chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn;
và dùng cho mục đích phân tích tác phẩm, nhân vật. Trên cơ sở đó, chúng tơi rút
ra những kết luận mang tính khái quát về nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết của

Nguyễn Đình Tú.
5.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích chỉ ra những điểm tương
đồng và dị biệt giữa Nguyễn Đình Tú và các nhà văn khác cùng viết về thế giới
tội phạm; giữa các nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Qua đó,
luận văn làm nổi bật những đặc trưng văn chương Nguyễn Đình Tú, cũng như
nhân vật tội phạm trong sáng tác của anh.
5.3. Phương pháp hệ thống - cấu trúc
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi luôn ý thức đặt các yếu tố trong một
chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn nhằm làm rõ mối quan hệ nội tại của chúng. Cụ
thể, chân dung nhân vật tội phạm được nhìn một cách tồn diện, dựa trên việc
phân tích cụ thể từng khía cạnh, mối quan hệ từng khía cạnh và với nhân vật mà
rút ra nhận định chung. Đồng thời, trên cơ sở đó, phân tích nhân vật tội phạm
trong sự tương tác với đời sống văn hóa xã hội để có cái nhìn hệ thống, khách
quan và tồn diện. Trình bày, phân tích chặt chẽ và logic.
5.4. Phương pháp liên ngành
Để lý giải nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú một cách
sâu sắc; chúng tơi cịn vận dụng những kiến thức liên ngành như: tội phạm học,
xã hội học, văn hóa - lịch sử…

11


Ngoài những phương pháp trên, để kiến giải tường tận các khía cạnh khác
nhau của đề tài, chúng tơi cịn sử dụng các lý thuyết phê bình như: phân tâm học,
tiểu sử học, thi pháp học…
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt khoa học
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống
về nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú. Qua đó, chúng tơi đã

xác lập được những đặc điểm nổi bật cũng như những hình thức nghệ thuật mà
Nguyễn Đình Tú đã sử dụng để xây dựng nhân vật tội phạm.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn có thể dùng làm tư liệu cho những ai muốn nghiên cứu về nhà
văn Nguyễn Đình Tú nói chung, và thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Tú nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được kết cấu trong ba chương:
Chương 1: Nguyễn Đình Tú - Nhà văn của đề tài tội phạm.
Chương này được triển khai trong 22 trang, và tập trung khảo cứu về tiểu sử, con
người Nguyễn Đình Tú nhất là những nhân tố có liên quan đến sự nghiệp văn
chương sau này của anh. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tìm hiểu về quan niệm sáng
tác, hành trình sáng tạo của Nguyễn Đình Tú cũng như dịng tiểu thuyết “tội
phạm học”. Có thể nói, đây là những tiền đề quan trọng, làm cơ sở cho chúng tôi
nghiên cứu các chương sau.
Chương 2: Tiểu thuyết viết về tội phạm của Nguyễn Đình Tú - Nhìn từ
phương diện nội dung, tư tưởng. Chương này được khai trong 48 trang và là
một trong hai chương chính (chương 2 và chương 3) của luận văn.
Chương 3: Tiểu thuyết viết về tội phạm của Nguyễn Đình Tú - Nhìn từ
phương diện hình thức nghệ thuật. Chương này được triển khai trong 34 trang,
và hướng vào khảo cứu ba vấn đề: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kiến
tạo ngôn ngữ và nghệ thuật hòa phối giọng điệu.
12


NỘI DUNG
Chương 1
NGUYỄN ĐÌNH TÚ
NHÀ VĂN CỦA ĐỀ TÀI TỘI PHẠM

1.1. Nguyễn Đình Tú - Duyên nợ văn chương
1.1.1. Từ chàng luật sư tương lai
Nguyễn Đình Tú sinh ngày 7 tháng 7 năm 1974 trong một gia đình giàu
truyền thống cách mạng. Ơng và cha Nguyễn Đình Tú từng tham gia kháng chiến
chống Pháp; rồi anh trai của Nguyễn Đình Tú cũng “gác bút nghiên” lên đường
chiến đấu, đánh đuổi đế quốc Mỹ. Truyền thống ấy đã góp phần hun đúc ở
Nguyễn Đình Tú một tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc sâu sắc; đồng thời giúp
anh gắn bó sâu nặng với môi trường quân đội, ngay cả khi anh đã trở thành một
nhà văn. Cịn trước đó, Nguyễn Đình Tú từng gia nhập quân ngũ với mong muốn
đem sức trẻ của mình phụng sự tổ quốc, nối bước cha ơng. Những năm tháng rực
rỡ của đời lính khơng chỉ rèn giũa cho Nguyễn Đình Tú sự can trường, quả cảm;
mà còn giúp anh thấu hiểu nỗi vất vả, hi sinh của các chiến sĩ trong cơng cuộc
gìn giữ độc lập, chủ quyền đất nước. Phải chăng đây cũng là ngun cớ khiến
Nguyễn Đình Tú “dan díu” với mảng đề tài chiến tranh, và anh thực sự có một
cái nhìn độc đáo, sâu sắc về nó.
Những điều đáng nói về cuộc đời nhà văn Nguyễn Đình Tú thì rất nhiều.
Tuy nhiên, do dung lượng luận văn không cho phép. Hơn nữa, để phục vụ trực
tiếp cho mục đích nghiên cứu đề tài, chúng tơi xin dừng lại nói về một cơng việc
từng gắn bó, đồng thời là niềm đam mê của Nguyễn Đình Tú đó là tư pháp. Có
thể nói, cơng việc này chi phối khơng nhỏ đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn
Đình Tú sau này. Nguyễn Đình Tú từng chia sẻ, trước khi chính thức bước vào
con đường văn nghiệp, anh từng mơ ước trở thành luật sư để bảo vệ cơng lý, lẽ
phải. Vì thế, Nguyễn Đình Tú đã dành bốn năm dùi mài kinh sử trên giảng đường
Đại học Luật Hà Nội. Ra trường, Nguyễn Đình Tú may mắn được nhận vào làm
việc tại Viện kiểm sát quân sự thuộc Bộ tư lệnh quân khu 3 (đây là lần gắn bó thứ
13


hai với mơi trường qn đội của Nguyễn Đình Tú). Trong vai trò mới - sĩ quan
quân pháp - Nguyễn Đình Tú vơ cùng háo hức, muốn được bắt tay ngay vào cơng

việc, vì đó là cơng việc mà như anh tâm sự: “Có sức cuốn hút kỳ lạ: Liên quan
đến sinh mệnh, chính trị của con người ! Nói một cách đơn giản hơn là công việc
liên quan đến số phận con người, đến giam, giữ, hỏi cung, xét xử và thi hành án.
Đến tội và tình. Đến may và rủi. Đến khốn khổ khốn nạn của kiếp người”
(Nguyễn Đình Tú, 2012). Thế nên, cơng việc ấy địi hỏi người thực thi nó phải vơ
cùng nghiêm cẩn, tinh nhạy, sắc bén, và tận tâm với nghề, với người. Nguyễn
Đình Tú đã làm tốt điều đó. Trong suốt thời gian công tác tại Viện kiểm sát, anh
đã gặp đủ loại tội phạm và kinh qua vô vàn cung bậc cảm xúc khi chạm đến ranh
giới rung rợn giữa sự sống và cái chết, “nhân quyền và dân quyền của những cá
thể người” (Nguyễn Đình Tú, 2012). Nguyễn Đình Tú bóc tách, nghiệm suy để
hiểu cái căn nguyên gây nên tội của các phạm nhân nhằm mang đến những kết
luận khách quan, chân thật. Và cũng nhờ đó, anh hiểu hơn về thế giới tội phạm.
Cũng cần nói thêm, mục đích nghề nghiệp mà Nguyễn Đình Tú hướng
đến khơng giản đơn chỉ xét xử những kẻ phạm tội, mà quan trọng hơn là cảnh
tỉnh, răn đe, ngăn chặn kịp thời cái xấu, cái ác để chúng khơng cịn có cơ hội
hồnh hành, phát triển. Thế nên, mỗi lần tiếp xúc với phạm nhân, anh đều lắng
nghe, sẻ chia và ghi chép cẩn trọng từng vụ án, nhằm thấu hiểu mọi ngóc ngách
trong từng số phận, để công lý được thực thi một cách trọn vẹn, thấu tình đạt lý.
Có thể nói, càng đi sâu tìm hiểu cơng việc điều tra tội phạm của Nguyễn
Đình Tú, chúng ta càng thấy tính chất phức tạp, nguy hiểm của nó; đồng thời,
giúp chúng ta hiểu hơn con người Nguyễn Đình Tú. Nhân danh là người thực thi
cơng lý, nhưng ở anh khơng có vẻ lạnh lùng của một người sống bằng luật, mà có
một trái tim ấm nóng, đầy suy tư của một nhà văn. Những cứ liệu Nguyễn Đình
Tú ghi chép được về những phạm nhân anh từng tiếp xúc (sau này in thành bút kí
Trong tù ngồi tội) là những trang văn thấm đẫm máu và nước mắt. Đọc Trong
tù ngoài tội, ta thấy rõ Nguyễn Đình Tú ln có thái độ trân trọng với những con
người kia. Dù họ phạm tội gì và bị xử mức án như thế nào đi nữa - cải tạo hay tử
hình - thì anh tuyệt nhiên không khinh thường, kinh sợ, vẫn xem họ là một con
14



người. Và để đáp trả, những phạm nhân cũng mở lịng với anh và tìm thấy sự sẻ
chia, đồng cảm. Từ tâm thế đó, Nguyễn Đình Tú cứ lần lượt bước vào những
trang đời phạm nhân với vô vàng sắc thái cảm xúc, và nhận ra ở những con người
ấy tuy có những nguyên cớ phạm tội khác nhau, song chung quy đều do nghịch
cảnh phận người.
Sự ám ảnh về thế giới tội phạm ở Nguyễn Đình Tú ngồi ngun nhân
chính xuất phát từ cơng việc điều tra của anh, cịn do sự tác động của mơi trường
sống. Nguyễn Đình Tú sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kiến An, Hải Phịng.
Ngồi danh xưng là thành phố Hoa phượng đỏ, Hải Phòng còn được biết đến với
một danh xưng khác không mấy tự hào: “vùng đất dữ”. Bởi nơi đây từng là lò
đào luyện những tên giang hồ khét tiếng. Nhiều người cho rằng, căn nguyên sâu
xa của sự thật khơng lấy gì làm tự hào này là do Hải Phòng vốn là vùng đất cảng,
dân tứ tụ tập về đây để tìm kế sinh nhai. Muốn có miếng ăn, họ phải tranh giành,
đấu đá, thậm chí giết hại nhau. Thêm nữa, tính cách của người Hải Phịng vốn
hiếu chiến, ngang tàn, từ đó sinh ra lắm kẻ “anh chị”. Nguyễn Đình Tú đã từng
nói bóng gió điều này trong tiểu thuyết Phiên bản: “Đất này dữ, trai gái đều
thành nghịch tặc cả” (Nguyễn Đình Tú, 2009).
Đến đây, chúng tơi có thể khẳng định truyền thống cách mạng của gia
đình, cơng việc tư pháp và mảnh đất q hương là ba trụ cột quan trọng góp phần
hun đúc nhân cách cho Nguyễn Đình Tú, đồng thời, trang bị cho anh một vốn
sống, vốn kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội phong phú, chân thật. Để rồi sau
đó, khi bước vào ngã rẻ văn chương, Nguyễn Đình Tú đã khai thác chúng một
cách khéo léo, hữu hiệu tạo nên những trang văn mang đậm hơi thở cuộc sống và
rất đỗi diệu kì.
1.1.2. Đến nhà văn chuyên nghiệp
Như đã nói ở trên, Nguyễn Đình Tú vốn là một sĩ quan quân pháp. Công
việc tư pháp cứ ngỡ sẽ gắn bó với anh đến suốt cuộc đời. Thế nhưng, sau một
thời gian miệt mài với những câu chuyện “trong tù ngồi tội”; Nguyễn Đình Tú
đã quyết định đến với văn chương chuyên nghiệp “chỉ vì muốn được thoải mái xê

dịch cả về địa lý lẫn trí tưởng tượng” (Hồng Nhân, 2015). Thực ra, khát vọng xê
15


dịch về địa lý thì cơng việc tư pháp cũng đã giúp anh làm được điều này, bởi anh
phải đi rất nhiều để thu thập chứng cứ. Song, để thỏa trí tưởng tượng trước cái
hiện thực thậm phồn mà mình thu nhận được thì đặc thù cơng việc tư pháp khơng
cho phép, trái lại, nó địi hỏi sự chân xác, khách quan. Thế nên, Nguyễn Đình Tú
quyết định tìm đến văn chương để phóng chiếu trí tưởng tượng của mình trên cơ
sở hiểu biết, trải nghiệm của bản thân.
Việc Nguyễn Đình Tú đến với văn chương khơng chỉ có thế, mà trong sâu
xa anh đã có duyên nợ với chữ nghĩa. Ngay từ những ngày còn là chàng sinh viên
trường luật, Nguyễn Đình Tú đã “dan díu” với nàng thơ, rồi sau đó là truyện
ngắn. Và duyên may cũng đã đến với anh, trong một lần báo Tiền Phong tổ chức
cuộc thi Tác phẩm Tuổi xanh, Nguyễn Đình Tú đã mạnh dạn tham gia và ẳm
ln giải thưởng cho mình. Tuy nhiên, lúc bấy giờ Nguyễn Đình Tú khơng hề
nghĩ mình sẽ dấn thân vào con đường văn chương chuyên nghiệp, bởi anh đang
có một đam mê khác lớn hơn, đó là theo đuổi ngành luật học.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Đình Tú đã tìm được cho mình một
công việc như ý - cán bộ tư pháp. Và anh gần như dốc hết tâm sức cho công việc
này bởi nó khơng chỉ là niềm đam mê mà cịn liên quan đến sự sống chết, tù tội
của một con người. Vì lẽ đó, Nguyễn Đình Tú khơng dành được nhiều thời gian
để vun đắp cho “cuộc tình” văn chương của mình. Song khơng có nghĩa anh hồn
tồn bỏ bê nó. Nói khác đi, Nguyễn Đình Tú vẫn thỉnh thoảng “vụng trộm” với
văn chương, và từ đó cho ra đời một số tập truyện ngắn có sức “Thanh tẩy” tâm
hồn người đọc.
Có thể nói, với Nguyễn Đình Tú, văn chương là một duyên nợ; dù mối
duyên nợ ấy không “xuôi chèo mát mái”, phải trả qua nhiều thách thức, nhưng
cuối cùng nó có một kết thúc đẹp. Năm 2000, Nguyễn Đình Tú đã quyết định từ
bỏ tất cả để dành tồn bộ thời gian, trí tuệ, tâm sức cho văn chương. Cũng năm

đó, Nguyễn Đình Tú về đầu qn cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội, đánh dấu một
bước ngoặc mới trong cuộc đời của anh, từ một sĩ quan quân pháp trở thành một
nhà văn quân đội.

16


Đi vào con đường văn chương chuyên nghiệp, quả thực, là một sự lựa
chọn đúng đắn của Nguyễn Đình Tú. Bởi chỉ trong một thời gian ngắn, anh đã
khẳng định được tên tuổi của mình trong làng văn thơng qua nhiều giải thưởng
văn học có giá trị, hơn nữa, được giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao và
chiếm trọn tình cảm của độc giả. Tuy nhiên, để có thành cơng đó là cả một sự nổ
lực, sáng tạo khơng ngừng nghỉ của Nguyễn Đình Tú; thậm chí đơi khi anh phải
đánh đổi, buông bỏ nhiều thứ kể cả quyền lực, chức sắc - thứ có thể giúp con
người ta sống đủ đầy. Nói về vấn đề này, Nguyễn Đình Tú chia sẻ: “15 năm
trước, mình vừa đủ chán chê nghề luật để chuyển sang nghề văn. Cịn bây giờ,
mình vừa đủ chán làm quản lý ở một cơ quan văn chương để chuyển sang làm
cán bộ sáng tác - một kiểu nhân viên đặc biệt của cơ quan này. Mình xin rút khỏi
vị trí Phó Tổng biên tập đơn giản chỉ là vì muốn sống một cách thong thả để
được…làm một nhà văn thôi” (Văn Thành Lê, 2016). Rõ ràng, với Nguyễn Đình
Tú, sự “thong thả”, tự do là tiêu chí sống và sáng tạo nghệ thuật. Vì khơng muốn
bị đóng đinh trong những nguyên tắc bất di bất dịch của cơng việc tư pháp, nên
Nguyễn Đình Tú đã chuyển sang nghề văn. Rồi công việc viết lách không cho
phép anh sống đời công chức, mỗi ngày làm tám tiếng trong văn phịng, nên anh
đã rút khỏi vị trí Phó Tổng biên tập Tạp chí Qn đội để “làm một nhà văn thơi”.
Có thể với nhiều người, đó là một quyết định sai lầm; nhưng với Nguyễn Đình
Tú, đó là một quyết định sáng suốt, và nhất quán với nét tính cách thích tự do, tự
tại trong con người anh. “Làm một nhà văn thơi” nghĩa là Nguyễn Đình Tú sẽ
dành toàn tâm toàn ý cho việc sáng tạo chữ nghĩa. Và thực tế, Nguyễn Đình Tú
đã làm được điều này khi liên tục cho ra đời nhiều tiểu thuyết gây được tiếng

vang lớn.
Tóm lại, dõi theo hành trình đến với văn chương của Nguyễn Đình Tú,
chúng ta nhận ra anh thực sự có duyên với nó. Dù phải trải qua nhiều khúc
quanh, ngã rẽ nhưng cuối cùng Nguyễn Đình Tú cũng đã cán đích, dâng trọn
niềm đam mê, hồi vọng của mình cho văn chương. Và khi chỉ cịn anh với
“người tình” văn chương, Nguyễn Đình Tú lại đặt ra những đích mới, tạo tác
những đứa con tinh thần có thể lưu lại được với thời gian, và để lại trong lòng
17


bạn đọc Nỗi ám ảnh khôn nguôi bởi sự Hoang tâm do những Giọt sầu đa
mang; hay là những điều rất Kín về các bản Nháp, Phiên bản của Hồ sơ một tử
tù.
1.2. Nguyễn Đình Tú - Sức sáng tạo khơng ngừng
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật
Nguyễn Đình Tú là một trong những cái tên “hot” nhất của làng văn
chương đương đại Việt Nam. Anh không chỉ “gây sốc” bởi những đứa con tinh
thần độc đáo của mình, mà cịn bằng những phát ngôn khá mới mẻ, táo bạo về
sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, người đọc phần nào thấy được ý hướng, quan niệm
văn chương của Nguyễn Đình Tú.
Trong một lần trả lời báo chí khi tiểu thuyết Hoang tâm ra đời, Nguyễn
Đình Tú cho rằng: “Bản chất của văn chương là “lấy ngắn nói dài”” (Trần Mỹ
Hiền, 2014). Quả vậy, văn chương có khả năng dung nạp mọi vấn đề của cuộc
sống, con người trong một số lượng ngôn từ ít ỏi: “Một câu thơ cũng ơm chứa
trong nó bao điều, một truyện ngắn cũng vẽ lên cả một vòng đời với rất nhiều
thăng trầm” (Trần Mỹ Hiền, 2014), cịn tiểu thuyết, tất nhiên, có lợi thế hơn
nhiều, bởi “tiểu thuyết là con thuyền lớn, có thể chở trong nó cả một tiểu vũ trụ”
(Trần Mỹ Hiền, 2014), và mọi thể loại của văn học. Với nhận thức như vậy,
Nguyễn Đình Tú khơng ngần ngại mở rộng biên độ tiểu thuyết ra cả hai chiều
thời gian/ chiều dọc và không gian/ chiều ngang nhằm “ôm chứa” tất cả hiện thực

bề mặt lẫn chiều sâu và như anh nói: “Đó là một sự “ơm đồm” có chủ ý” (Trần
Mỹ Hiền, 2014). “Chủ ý” ấy chính là Nguyễn Đình Tú muốn bạn đọc một khi đã
lạc vào thế giới nghệ thuật của anh thì sẽ dõi theo đến cùng quá trình vượt thốt
của các nhân vật mà khơng cảm thấy nản lòng.
Tuy nhiên, để đạt được điều trên đòi hỏi nhà văn phải có sức sáng tạo
mãnh liệt, vơ biên; hay nói như Nam Cao: “Văn chương khơng cần đến những
người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung
nạp những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và
sáng tạo những cái gì chưa có…” (Nam Cao, 2015). Nguyễn Đình Tú là kiểu nhà
văn như thế. Anh ln ln tìm tịi và sáng tạo khơng ngừng từ đề tài đến lối viết.
18


Khám phá thế giới nghệ thuật của Nguyễn Đình Tú, chúng ta dễ dàng nhận ra,
với cây bút này, “mọi đề tài đều có thể chạm đến” (Văn Thành Lê, 2016), ngay
cả những đề tài quen cũ, anh cũng không ngại khơi lại như đề tài chiến tranh. Tất
nhiên, nó được khơi lại bằng nhãn quan của một nhà văn đương đại, nhờ đó mà
những cái thuộc về lịch sử được nhận thức lại một cách đầy đủ, sâu sắc hơn
thơng cách nhìn của thế hệ mới, tạo nên những giá trị mới. Đúng như Nguyễn
Đình Tú từng khẳng định “Bản thân cách nhìn thế hệ cũng đã là một giá trị rồi”
(Hà Anh, 2013) và khơng hề có chuyện “người thợ mới” ngại múa rìu qua mắt
“người thợ cũ”. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Tú mạnh dạn bóc tách những đề tài
gai góc trong đời sống xã hội hơm nay như: bạo lực, sex, đồng tính, đĩ điếm…
với một tâm thế vững vàng. Bởi anh hiểu: “Nghệ thuật là đích đến đầy mạo hiểm
cho những ai muốn thử sức” (Hương Giang, 2010). Thêm nữa, theo Nguyễn
Đình Tú: “một nhà văn chuyên nghiệp thì đề tài là một vấn đề quan trọng bởi bạn
đọc ln địi hỏi cho mình những cái mới, nếu viết mãi một đề tài quen thuộc thì
cũng trở nên lặp lại mình và bị bạn đọc bỏ rơi thôi. Chưa kể văn chương vốn là
cuộc sống, mà cuộc sống thì mn màu mn vẻ, là chất liệu phong phú cho
sáng tác của nhà văn. Nhà văn dĩ nhiên là người sáng tạo rồi, nhưng cuộc sống

mới chính là tác nhân gợi nhắc sự sáng tạo khơng ngừng trong mỗi nhà văn. Nhà
văn không sáng tạo ra cuộc sống mà chính cuộc sống mới tạo ra nhà văn” (Hồng
Nhân, 2017).
Cũng cần nói thêm, Nguyễn Đình Tú là người ln ý thức đổi mới trong
lối viết. Anh thích “chơi” với cấu trúc tiểu thuyết, vì thế mỗi tiểu thuyết của anh
“đều được xây dựng bởi một cấu trúc khác nhau. Nếu Nháp là hai dòng chảy đan
cài vào nhau thì Phiên bản là ba điểm nhìn khác nhau về một con người, cịn với
Kín, độc giả sẽ đọc ba câu chuyện song song cho đến khi kết thúc sẽ òa vỡ ra
trong một câu chuyện lớn bao trùm. Với tôi, cấu trúc lạ là một yêu cầu của tiểu
thuyết” (Hương Giang, 2010). Không chỉ thế, trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình
Tú, chúng ta cịn bắt gặp lối kết cấu phá vỡ quy luật truyền thống, tạo nên những
kiểu kết cấu song tuyến, đan cài của nhiều câu chuyện. Đồng thời, mỗi nhân vật
của anh là một mảnh ghép trong bức tranh cuộc sống muôn màu, dù là nhân vật
19


×