Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của linda lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 97 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VƯƠNG THỊ VÂN

YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG SÁNG TÁC CỦA LINDA LÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

BÌNH DƯƠNG – 2019



UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VƯƠNG THỊ VÂN

YẾU TỐ HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG SÁNG TÁC CỦA LINDA LÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8220121

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN QUANG


BÌNH DƯƠNG – 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Phạm Văn Quang. Các trích
dẫn cũng như tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc,
những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn chưa
được cơng bố.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Vương Thị Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo cao học và thực hiện tốt nhất luận văn
này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhiều người.
Trước tiên, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học, TS.
Phạm Văn Quang. Thầy đã nhiệt tình chỉ dạy và dìu dắt chúng tơi từ những bước
đầu chập chững trong nghiên cứu. Với phương pháp khoa học và tinh thần
nghiêm cẩn, thầy đã kiên nhẫn khơi mở cho chúng tôi những giải pháp phù hợp
cho đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau Đại học, Khoa văn
học, Trường đại học Thủ Dầu Một, đã tạo các điều kiện cho chúng tôi được học
tập và làm luận văn một cách thuận lợi.
Lời cảm ơn sâu sắc chúng tôi muốn được gửi tới các thầy giáo, cô giáo đã

truyền đạt và mở ra cho chúng tôi những chân trời tri thức mới, trang bị cho
chúng tôi những hành trang kiến thức cần thiết nhất, khơng chỉ để áp dụng trong
q trình làm luận văn mà còn cả trong thực tế cuộc sống.
Tiếp đến, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp
CH16VH02 đã cùng chia sẻ và tạo cho chúng tôi những động lực quý báu trong
suốt thời gian học tập và đặc biệt trong khi thực hiện luận văn này.
Lời cảm ơn đặc biệt chúng tôi muốn dành cho gia đình, nơi chúng tơi ln
ln tìm được niềm tin, sự động viên, nâng đỡ trong mọi hoàn cảnh.
Trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................5
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 5
6. Cấu trúc luận văn..................................................................................... 6
Chương 1....................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI..................................................... 7
1.1. Tâm thức hậu hiện đại và văn học hậu hiện đại..................................7
1.1.1. Tâm thức hậu hiện đại..........................................................................7
1.1.2. Những lĩnh vực thực hành của tinh thần hậu hiện đại...................... 10
1.1.3. Văn học hậu hiện đại..........................................................................13

1.1.3.1. Những ảnh hưởng đầu tiên..............................................................13
1.1.3.2. Sự khác biệt giữa văn học hậu hiện đại với văn học hiện đại........ 15
1.1.4. Những lối tiếp cận phê bình hậu hiện đại trong văn học.................. 16
1.1.4.1. Tiếp cận giải kiến tạo..................................................................... 17
1.1.4.2. Tiếp cận giải lãnh thổ hóa.............................................................. 19
1.1.4.3. Tiếp cận siêu truyện kể.................................................................. 20
1.1.4.4. Tiếp cận siêu hư cấu.......................................................................21
1.1.4.5. Tiếp cận liên văn bản..................................................................... 22
1.2. Văn học hậu hiện đại và phê bình hậu hiện đại ở Việt Nam............ 24

iii


1.3. Hành trình văn học của Linda Lê.......................................................27
Chương 2..................................................................................................... 29
TƯƠNG TÁC THỂ LOẠI TRONG SÁNG TÁC CỦA LINDA LÊ.....30
2.1. Khái niệm thể loại và sự biến đổi của nó...........................................30
2.2. Quan niệm của Linda Lê về thể loại................................................... 33
2.3. Truyện ngắn trong tiểu thuyết............................................................38
2.3.1. Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và truyện ngắn....................................38
2.3.2. Sáng tác của Linda Lê giữa tiểu thuyết và truyện ngắn................... 41
2.4. Tự thuật trong tiểu thuyết................................................................... 49
2.4.1. Sự khác biệt giữa tự thuật và tiểu thuyết.......................................... 49
2.4.2. Các nét tự thuật trong tiểu thuyết của Linda Lê...............................51
2.4.2.1. Hồi ức tuổi thơ trong sáng tác của Linda Lê................................. 52
2.4.2.2. Hình ảnh người cha trong sáng tác của Linda Lê.......................... 53
2.4.2.3. Quê hương trong sáng tác của Linda Lê......................................... 57
Chương 3..................................................................................................... 60
KẾT CẤU TỰ SỰ TRONG SÁNG TÁC CỦA LINDA LÊ...................60
3.1. Các đặc điểm kết cấu tiểu thuyết hậu hiện đại..................................60

3.2. Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết của Linda Lê.................................... 62
3.2.1. Kết cấu phân mảnh............................................................................62
3.2.1.1. Cách thức phân chia các chương tiểu thuyết................................. 62
3.2.1.2. Phân mảnh cấu trúc và phân mảnh ký ức...................................... 65
3.2.2. Kết cấu siêu hư cấu........................................................................... 67
3.2.3. Yếu tố liên văn bản............................................................................ 72
3.2.3.1. Liên văn bản quan lời đề từ............................................................73
3.2.3.2. Liên văn bản từ tham chiếu huyền thoại........................................75
2.2.3.3. Liên văn bản từ tham chiếu văn học............................................... 78

iv


KẾT LUẬN................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 84

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, văn chương của người Việt hải ngoại đã
trở thành đối tượng quan tâm của nhiều cơng trình nghiên cứu và phê bình. Đặc
biệt đã có nhiều nghiên cứu sau đại học ở Việt Nam chọn bộ phận văn chương
này khi xây dựng đề tài luận văn, luận án. Hiện tượng này khiến chúng ta đặt ra
nhiều vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận và phổ biến văn chương, nhất là đối
với những tác giả nằm ngoài ranh giới địa lí quốc gia, và những tác giả gốc Việt
Nam nhưng không sử dụng tiếng Việt như là phương tiện diễn đạt văn chương.
Chúng tôi muốn đề cập đến trường hợp Linda Lê, một nhà văn đã xác lập cho
riêng mình một vị thế quan trọng trên diễn đàn văn học thế giới nói chung và văn

học Pháp ngữ nói riêng. Những sáng tác của Linda Lê đã được tiếp nhận rộng rãi
ở cả lãnh vực dịch thuật và nghiên cứu, đặc biệt trong giới Anh ngữ ở phương
Tây. Các nghiên cứu về Linda Lê khơng chỉ bó hẹp thuần túy trong văn học, mà
mở rộng đến những viễn cảnh liên ngành (xin xem thêm phần lịch sử nghiên cứu
vấn đề).
Ở Việt Nam, nếu như những năm gần đây, một số tác phẩm của nữ văn sĩ
này được tiếp nhận và phổ biến qua hoạt động dịch thuật, thì lĩnh vực nghiên cứu
về nhà văn gốc Việt này vẫn cịn tương đối khiêm tốn. Vì vậy, nghiên cứu của
chúng tơi sẽ góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu hình ảnh nhà văn Linda Lê tại
Việt Nam, với ý thức rằng, trên bình diện văn hóa, đề tài nghiên cứu này có khả
năng gợi mở hiện tượng giao lưu văn học và tồn cầu hóa văn học hiện này.
Trên bình diện phương pháp luận, việc chọn đề tài sẽ là cơ hội để chúng
tôi thẩm thấu hơn một lối tiếp cận khác đối với tác phẩm của Linda Lê. Tác phẩm
và lối viết của Linda Lê đã xác lập một lối đi riêng, một phong cách đặc thù.
“Thế giới sáng tạo của Linda Lê thường mang sắc thái của những âm vang về
quá khứ buồn, nhưng không thiếu những chất vấn rất thời sự về những đau khổ,
cùng quẫn và định mệnh u ám của bản chất con người” (Phạm Văn Quang, 2015).
Chúng ta có thể tiếp cận thế giới ấy như thế nào? Một lối viết đặc thù có thể được
quan sát từ góc độ hậu hiện đại hay khơng? Nói một cách cụ thể, chúng ta có thể

1


diễn giải sáng tác của Linda Lê như là một lối viết mang dấu ấn hậu hiện đại hay
không? Trả lời những câu hỏi này đồng nghĩa với việc làm sáng tỏ và phong phú
hơn hành trình viết của Linda Lê. Đó cũng là mục đích nghiên cứu của luận văn
này, đồng thời chúng tôi nhắm đến việc kiểm chứng lại lí thuyết hậu hiện đại
trong nghiên cứu văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về Linda Lê hiện nay có thể được nhận thấy trong ba khơng

gian văn học: Việt ngữ, Anh ngữ và Pháp ngữ.
Một số nghiên cứu trong giới Việt ngữ có thể xuất hiện ở nước ngoài hoặc
trong nước. Trong các bài nghiên cứu của Đào Trung Đạo năm 2006, tác giả
quan tâm chủ yếu đến thể tài vô xứ và Linda Lê cũng là một trong những nhà văn
được tác giả chú ý. Cùng với một số nhà văn nữ khác, Linda Lê được đánh giá
như “nhà văn có kiến thức văn chương tư tưởng được huấn luyện chính quy, bài
bản”. Bên cạnh đó, có một vài luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ ở trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như nghiên
cứu của Trần Thị Thơm về “Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê”
(2013). Tác giả của luận văn đồng thời công bố một bài viết trên Tạp chí Khoa
học Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 52, năm 2013, với nhan đề
“ Con người nổi loạn trong tác phẩm của Linda Lê nhìn từ trường phái phê bình
xã hội học”. Hai năm sau đó, một cơng trình khác về Linda Lê cũng được bảo vệ,
đó là luận văn bàn về “Tiểu thuyết của Linda Lê nhìn từ phê bình hậu thuộc địa”
do Nguyễn Thị Hiền thực hiện. Trong cơng trình Xã hội học thi pháp dòng chảy
cuộc đời (2015), tác giả Phạm Văn Quang có dành một phần để nghiên cứu về
Linda Lê. Vấn đề chính ơng đặt ra xoay quanh khái niệm chủ thể trong văn
chương của Linda Lê như một hiện tượng siêu nghiệm. Nói chung các hiện tượng
nghiên cứu khơng mới mẻ nhưng chúng cho độc giả thấy những góc nhìn khác
nhau về tác phẩm của nhà văn nữ đặc thù này.
Trong không gian nghiên cứu Anh ngữ và Pháp ngữ, chúng ta có thể liệt
kê một số cơng trình nổi bật sau đây.

2


Luận án tiến sĩ của Sharon Julie Lim-Hing bảo vệ năm 1993 tại đại học
Harvard, với nhan đề Vietnamese Novels in French: Rewriting Self, Gender and
Nation (Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp: Viết lại bản thân, Giới và Dân
tộc). Những nghiên cứu của giáo sư Jack Yeager đóng một vai trị vơ cùng quan

trọng trong nghiên cứu văn học Việt Nam Pháp ngữ, trong đó có về The
Vietnamese Novel in French. A literary Response to Colonialism (Tiểu thuyết
Việt Nam bằng tiếng Pháp. Một lời đáp văn học cho Chủ nghĩa Thực dân) (1987),
Vietnamese literature in French (Văn học Việt Nam bằng tiếng Pháp) (1999).
Trong những Cơng trình này, Linda Lê đều được đưa vào nghiên cứu như một
nhà văn tiêu biểu. Năm 1997 Jack Yeager có một nghiên cứu riêng về Linda Lê
với nhan dề “Culture, Citizenship, Nation: the Narrative Texts of Linda lê” (Văn
hóa, quyền cơng dân, dân tộc: Truyện kể của Linda Lê), được in trong công trình
chung do Hargreaves và Mark McKinney chủ biên: Post-Colonial Cultures in
Franch (Các nền văn hóa hậu thuộc địa ở Pháp). Các thể tài về di dân, cội nguồn
và bản sắc văn hóa cũng được khai thác rất phong phú trong các luận án và các
nghiên cứu chuyên biệt. Ví dụ luận án tiến sĩ của Jana Evans Braziel về đề tài
Nomadism, diaspora and deracination in contemporary migrant literatures (Du cư,
tản cư và vô xứ trong văn học di dân đương đại), bảo vệ năm 2000 tại đại
họcMassachusetts. Năm 2001, nữ giáo sư - nhà văn Martine Delvaux có một biên
luận về “Linda Lê and Prosthesis of Origin” (Linda Lê và hiện tương thay thế cội
nguồn), hay bài biết của Leakthina Chau-Pech Ollier, bàn về “Consuming
Culture: Linda Lê’s Autofiction” (Văn hóa tiêu thụ: Tự hư cấu của Linda Lê)
trong cơng trình chung Of Vietnam: Identitis and Dialogue (Về Việt Nam: bản
sắc và đối thoại) do Jane Bradley Winston và Leakthina Chau-Pech Ollier làm
chủ biên.
Những nghiên cứu khác từ năm 2003 vẫn thuộc phạm vi so sánh hoặc đặt
Linda Lê bên cạnh một số nhà văn khác, đặc biệt về các chủ đề lưu đày hay thuộc
địa. Có thể kể đến luận án tiến sĩ của Nancy Marion Milner Kelly với nhan đề
The Saigon-Paris connection: Marguerite Duras and Linda Lê. Exile and
Colonialism (Kết nối Sài Gòn – Paris: Marguerite Duras và Linda Lê. Lưu đày và

3



chủ nghĩa thực dân), hay nghiên cứu của hai tác giả Kathryn Lay-Chenchabi và
Tess Do với nhan đề “Guilt and Betrayal in the Works of Azouz Begag and
Linda Lê” (Chủ đề tội lỗi và phản bội trong tác phẩm của Azouz Begag và Linda
Lê), trên tạp chí French Cultural Studie, số 1 năm 2008. Năm 2010 tại đại học
California, Leslie Bernes đã bảo vệ luân án tiến sĩ với nhan đề Vietnam and the
Colonial Condition of French Literature : Andre Melraux, Marguerite Duras,
Linda Lê (Việt Nam và điều kiện thuộc địa văn học Pháp: Andre Melraux,
Marguerite Duras, Linda Lê). Mới đây, tại đại học Melbourne của Úc, Alexandra
Kurmann nghiên cứu đề tài Lecteur Ideal, Lecteur Imaginaire : The Intertextual
Relationship Fostered by Linda Lê with an Imaginary Ingeborg Bachmann (Độc
giả lý tưởng, độc giả tưởng tượng: Mối tương quan liên văn bản trong Linda Lê
với một Ingeborg Bachmann mộng tưởng).
Trong giới học thuật Pháp ngữ, ngồi những cơng trình đã được cơng bố
trên các tạp chí, cịn có nhiều cơng trình đại học đã được thực hiên và đặt ra
những vấn đề mới trong sáng tác của Linda Lê. Trong đó phải kể đến luận án của
Bùi Thị Thu Thủy với nhan đề “La crise de l’exil chez Linda Lê” (Khủng hoảng
lưu đày nơi Linda Lê). Những năm gần đây, ở đại học Cergy-Pontoise, nhiều
nghiên cứu tập trung vào văn học Pháp ngữ, trong đó có văn học Việt Nam Pháp
ngữ. Julie Assier có lẽ là chuyên gia ở đại học này về lĩnh vực này với nhiều bài
báo đã công bố. Đặc biệt, Julie Assier là tác giả của luận án tiến sĩ về chủ đề Des
ecrivaines du Việtnam en quete d’un ancrage: Linda Lê, Kim Lefevre et Anna
Moi (Các nhà văn nữ Việt Nam đi tìm bến đỗ: Linda Lê, Kim Lefevre và Anna
Moi).
Như vậy, chúng ta đã thấy, việc tiếp nhận Linda Lê ngày càng đa dạng và
phong phú khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên khắp thế giới. Điều đó đã khẳng
định vị thế và tầm ảnh hưởng sâu rộng của nữ văn sĩ này. Tiếp nối những nghiên
cứu trên đây, đề tài luận văn của chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng, trong những
đặc điểm sáng tác của Linda Lê, được coi như một lối viết rất riêng biệt, có
những đặc điểm của phong cách hậu hiện đại. Đây cũng là một cách tiếp cận mà
theo hiểu biết của chúng tôi, chưa được đề cập đến trong những nghiên cứu trước.


4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dấu ấn hay các đặc điểm hậu
hiện trong lối viết của Linda Lê. Một cách cụ thể, những dấu ấn ấy có thể được
diễn giải qua nghiên cứu thế giới nhân vật, cấu trúc tác phẩm và thể loại tác
phẩm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là cứ liệu mà chúng tôi xây dựng chủ yếu trên một số
sáng tác của nhà văn Linda Lê sau đây: Lại chơi với lửa, Vu khống, Tiếng nói,
Thư chết, Sóng ngầm, Vượt sóng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp: phương pháp phân tích, so sánh,
mơ tả và lịch sử.
Phương pháp phân tích sẽ giúp chúng tơi hệ thống các viễn cảnh lí thuyết
hậu hiện đại và việc ứng dụng chúng vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Ngoài
ra, phương pháp này khi kết hợp với phương ng một tiểu luận khác viết về “Văn chương chun di”, bà cịn nói
đến Pigmalion như là hình ảnh của nhà văn di cư, bỏ đi ngôn ngữ của mình để sử
dụng một ngơn ngữ khác. Hay sau này nữa, trong tác phẩm Lại chơi với lửa,
nhân vật huyền thoại này lại trở lại: “Đám dựng phim cứ ra bộ quan trọng, họ để
cả dục tình của họ vào cái thú hành hạ các nữ diễn viên và đóng trò Pygmalion”.
Cũng vậy, trong tác phẩm Vu khống, nhân vật Bellemort có thể là hàm ẩn nói đến

75


hình ảnh của nhà văn. Để định nghĩa một nhà văn lưu vong, Linda Lê đã sử dụng

những tham chiếu của huyền thoại, làm cho quá trình đọc trở nên trắc trở và khó
khăn cho những độc giả thiếu sự kiên nhẫn. Đó cũng là cách thức để tạo ra một
khoảng cách như là hư cấu hóa chính nhà văn. Giống như Pygmalion, nhà văn âu
yếm tác phẩm mình tạo ra, và cũng mong muốn nhận được lời chúc, sự tuyên
dương từ chính tác phẩm. Nhưng đối với Linda Lê, đó là sự diệt vong.
Nhà văn sử dụng hình ảnh các nhân vật huyền thoại qua phương thức liên
văn bản là một cách kết nối tác phẩm của mình với những khía cạnh văn hóa
khác. Đồng thời với liên văn bản, nhà văn kêu gọi sự tham gia và chia sẻ của độc
giả. Nghĩa là độc giả đọc tác phẩm cần có một khả năng kiến thức nhất định để
có thể hiểu được ý nghĩa tác phẩm.
Các tham chiếu về huyền thoại vẫn luôn xuất hiện trong nhiều trang sách
của các tác phẩm khác như Lại chơi với lửa, Sóng ngầm, Vượt sóng,... Nói chung
hầu hết các tiểu thuyết đều được đan xen và lồng ghép các dữ kiện hoặc nhân vật
huyền thoại.
Ví dụ trong tác phẩm Lại chơi với lửa, ở truyện ngắn đầu tiên Con ruồi,
Linda Lê đưa con ruồi vào như một sự hóa thân thành Nàng thơ của người kể, là
một nhà văn – đây chắc chắn là một sự ám chỉ về chính Linda Lê, một kiểu tự hư
cấu. Con ruồi bị bà láng giềng rượt đuổi. Hình ảnh bà láng giềng được ví như bà
thần Erinye. Trong Thần thoại Hy Lạp Erinye thuộc ba nữ thần phục thù, cũng
gọi là nữ thần địa ngục. Đó là nhân vật tượng trưng cho sự nguyền rủa và có
nghĩa vụ trừng phạt những tội ác ngay trong khi kẻ phạm tội còn sống. Tuy nhiên
lĩnh vực hoạt động của nữ thần này rất rộng, kẻ phạm tội thậm khi đã chết, nữ
thần này còn theo đuổi cho đến tận thế giới địa ngục. Nữ thần Erinye trừng phạt
không khoan nhượng. Từ nguồn gốc, con người không thể trừng trị hết những tội
ác kinh khủng, nên phải có sự can thiệp của nữ thần Erinye để trả thù những kẻ
giết người. Linda Lê dẫn ra hình ảnh nữ thần phục thù săn đuổi con ruồi Nàng
thơ của người kể là nhà văn. Một sự ám chỉ có thể được phân tích liên quan đến
hồn cảnh của tác giả. Linda Lê bị ám ảnh bởi cái chết của cha, và tự nhận mình

76



như là kẻ gây ra cái chết ấy. Viết như là một lối thoát, nhưng nỗi ám ảnh bị trả
thù ln đeo bám, giống như Erinye bám đuổi con ruồi.
Cịn rất nhiều dẫn chứng về những tham chiếu huyền thoại khác xuất hiện:
Trong Lại chơi với lửa cịn có nữ thần Hera là nữ thần hôn nhân trong Thần thoại
Hy Lạp, vợ của chúa trời Zeus. Zeus đem lòng yêu Io và phải hóa Io thành con
bị để cứu Io khỏi bị Hera ghen tng. Có cả huyền thoại về vua Agamemnon
thành Aulide và Iphigenie: Thần thoại Hy Lạp kể rằng trong cuộc chiến thành
Troie, vua Agamennon thành Aulide đem hiến sinh con gái mình, Iphigenie cho
thần Artemis để thần cho đồn chiến thuyền Hy Lạp thuận buồm xi gió.
Agamemnon thuộc dòng dõi Atree, một gia tộc bi thảm với những vụ ngoại tình,
giết cha và loạn ln. Có Gorgone, tên gọi ba quái vật trong thần thoại Hy Lạp,
thân hình đàn bà nhưng mái tóc là những con rắn, nhìn vào mắt ai kẻ đó sẽ hóa
đá: “Cái mặt nạ Con Người mới khiến tôi nghĩ đến Gorgone và tơi mơ ước có
một cái gương để vơ hiệu hóa và đem chặt đầu con ác xà.” (Linda Lê, 2002). Có
Antigone, một nhân vật thường được dẫn trong các tác phẩm, là công chúa trong
Thần thoại Hy Lạp, bất chấp lệnh cấm của vua Creon, đã đem xác anh là
Polynice đi chôn, tự treo cổ sau khi bị kết án tử hình: “Anh miêu tả nhân vật ấy
như một chiến binh hào hùng, một kẻ nổi loạn ẩn hiện khôn lường, một con
người vừa đa tình vừa thần bí, một Antigone”...
Trong Sóng ngầm, các nhân vật huyền thoại cũng được nêu tên như là cơ
sở để làm bảo chứng cho câu chuyện: “Để có sao nói vậy, tơi mê đâm thịt, rình
mẻ lớn, thèm muốn thân xác mạnh đến độ tơi những muốn ghi tên cả mười một
nghìn trinh nữ lên bảng chiến tích nếu khơng bị ngăn cản” (Linda Lê, 2012).
Đoạn này tham chiếu truyền thuyết về thánh nữ Ursule và mười một nghìn đồng
trinh bị người Huns giết hại ở Cologne vào giữa thế kỷ IV.
Với các tham chiếu huyền thoại, bằng kỹ thuật liên văn bản, Linda Lê đã
tạo cho các tác phẩm của mình một nét huyền bí, một bầu khí linh thiêng và
huyền ảo. Nhưng trên hết, việc xen lẫn những yếu tố đó vào văn bản có khi làm

ngắt quãng và tạo một sự treo lửng mạch diễn ngôn, dẫn độc giả vào những nẻo
đường khác, trước khi trở lại tình tiết câu chuyện.

77


2.2.3.3. Liên văn bản từ tham chiếu văn học
Tham chiếu văn học qua liên văn bản là một kiểu tham chiếu thường
xuyên nhất. Nghĩa là tác giả dựa trên những nguồn tác giả và tác phẩm văn học
để xây dựng tác phẩm của mình. Linda Lê đã sử dụng phương thức này một cách
hết sức phong phú. Trong tác phẩm Vu khống, Linda Lê nhắc đến tên các nhân
vật của nhà văn Charles Perrault. Ông là tác giả đứng đầu trong nhóm các nhà
văn Hiện đại của thế kỷ XVII, Văn chương của ông chủ yếu là tập hợp và viết lại
những câu truyện cổ tích từ truyền thống truyền khẩu. Charles Perrault là một
trong những người hình thành nên thể loại văn học viết truyện cổ tích. Linda Lê
đặt tên một căn phòng là Con Yêu Râu Xanh: “Trong vương quốc có một phịng
dùng làm nơi chứa đồ. Weidman gọi phòng ấy là phòng Con Yêu Râu Xanh”.
(Linda Lê, 2009). Yêu Râu Xanh trong tiếng Pháp là Barbe-Bleue, tên một
truyện dân gian cũng là tên nhân vật trong truyện của nhà văn Pháp Charles
Perrault. Nhân vật lần lượt giết sáu người vợ và giấu bí mật của mình trong một
căn phịng khóa kín. Trong căn phịng u Râu Xanh có một cuốn vở, liên tưởng
đến một cuốn nhật ký, một loại viết bí mật và thầm kín. Nhà văn khám phá bí
mật đó là đồng nghĩa với mối nguy hiểm.
Ở chỗ khác, Linda Lê dựng lên một nhân vật nữ có tên Monier, đóng vai
nhân viên làm việc trong phòng của viên Tham vấn. Người này hứa hẹn sẽ làm
cho cơ đẹp hơn: “Cơ Monier đóng vai người đẹp say ngủ, người mòn mỏi mong
chờ một cứu tinh, một người đàn ơng có hai bàn tay trắng đẹp sẽ tái tạo mình”
(Linda Lê, 1993). Đoạn này có thể gợi co người đọc truyện cổ tích của Charles
Perrault Người đẹp ngủ trong rừng (La Belle au bois). Một nàng công chúa bị
một bà tiên phù phép ngủ một trăm năm, chỉ được giải thốt khi hồng tử tìm đến,

đặt lên môi cái hôn. Tất cả đều nhằm ám chỉ công việc của nhà văn là làm cho
tác phẩm của mình đẹp hơn, tơ hồng sự sáng tạo của mình, rồi trở lại chiêm ngắm
và say sưa tự mãn với tác phẩm ấy, cũng giống như Pygmalion ngắm bức tượng
tự mình tạc ra.
Ngồi ra, cịn nhiều tham chiếu gián tiếp đến những nhà khác như William
Shakespeare: “Về chuyến đi Ý, tôi khơng cịn nhớ gì. Lục lọi trí nhớ hết sức, tôi

78


cũng chỉ thấy một hình ảnh: một cặp béo phì. Chúng tôi gặp họ ở khách sạn, và
gọi họ là đôi uyên ương thành Verone” (Linda Lê, 2009). “Đôi uyên ương thành
Verone” ám chỉ hai nhân vật Romeo và Juliet của William Shakespeare. Tham
chiếu các nhân vật của Shakespeare còn xuất hiện trong các tác phẩm khác, như
trong Lại chơi với lửa, tên của Iago được nhắc đến để chỉ người kể: “Người ta
cho tôi hay hắn gọi tôi là Iago” (Linda Lê, 2009). Iago là một nhân vật gian tà
trong kịch Othello của Shakespeare. Cũng vậy, độc giả còn gặp nhân vật kịch
khác của Shakespeare trong đoạn này: “Tôi chẳng có quan hệ gì với cái phần đã
chết ấy nữa. Tơi vui thích lặp lại lời cầu nguyện của Phu nhân Macbeth, Hãy
đóng kín nơi tơi mọi lối, mọi nẻo tới hối hận” (Linda Lê, 2009).
Tác phẩm của Dostoyevsky cũng được trích dẫn: My vanished lover Người chồng mn thuở, là nhan đề một cuốn tiểu thuyết của văn hào
Dostoyevsky, nói về những chuyện xảy ra giữa người chồng bị cắm sừng và
người tình cũ của vợ. Nhân vật của Charles Perrault tiếp tục có mặt ở các tác
phẩm khác như trong Lại chơi với lửa: “Nhưng rồi tôi đã xỏ đôi hia bảy dặm bỏ
đi xa, và đôi giày Cơ Bé Lọ Lem để lại trong một xó trí nhớ.” (Linda Lê, 2009).
Vẫn trong tác phẩm này, các nhà văn khác được Linda Lê tham chiếu: nhà văn
Nga Nikolay Gogol với tác phẩm Những linh hồn chết: “Chúng tôi, những linh
hồn chết của thế kỷ hai mươi mốt, chúng tôi sẽ bất chấp mọi trở lực và vượt qua
mọi thử thách, như kẻ hành hương của Bunyan, không phải để được an tọa bên
Thượng Đế, mà để được uống thuốc trường sinh vị Pháp sư dành cho thần tử của

ông” (Linda Lê, 2009). Nhân vật trong tiếu thuyết Những linh hồn chết đi tìm
mua lại những nơng nơ đã chết nhưng trong sổ sách vẫn coi là còn sống; nhà văn
Levvis Caroll được hình dung qua câu này: “Tôi đi vào một phim như người ta đi
xuyên qua cái gương.” (tr. 198). Độc giả liên tưởng đế Xuyên qua cái gương,
truyện nhi đồng của Levvis Caroll, trong đó cô bé Alice đi xuyên qua cái gương
và khám phá một thế giới trong đó tất cả đều đỏa ngược.
Trong tiểu thuyết Sóng ngầm, sự phong phú tham chiếu văn chương đã tạo
cho tác phẩm những mối quan hệ thầm kín trong giới văn chương. Nhân vật
Rastignac của Balzac là nhị viên Rastignac trong Sóng ngầm: “Trong hàng ngũ

79


cịn có, tuy ít lăng nhăng hơn, một tay viết tả pín lù, chấp bút cho một nghị viên
Rastignac rất mực thời thượng, rồi một thạc sĩ sư phạm tiếng Anh đầu có sỏi,
theo lời nàng” (Linda Lê, 2012). Nhân vật này trở thành biểu tượng của những kẻ
hãnh tiến trong xã hội. Nhân vật Serge của nhà văn Leon Tolstoi được tái hiện:
“Anh ta, tự cho mình là tập hợp các thành phần bất hịa hợp, có thể là một con dê
đực, mà cũng có thể là cha Serge, tự chặt ngón tay cịn hơn nộp mình cho tà
dâm.” (Linda Lê, 2012); truyện ngắn của Leon Tolstoi kể về chặng đường dài
gian khó hướng tới tính thần thánh của người đàn ông cao ngạo tên là Serge. Hay
các nhân vật khác hoặc những phát ngôn khác trong các tác phẩm của Molière,
Victor Hugo, Marcel Proust, Frantz Fanon... đều lần lượt được tham dẫn.
Tính liên văn bản từ tham chiếu văn chương trong các tác phẩm của Linda
Lê trở thành ngun lí của sự sáng tác. Tác phẩm có tính liên văn bản sẽ tạo ra
những hiệu ứng khác nhau về ý nghĩa. Từ góc độ của nhà văn, liên văn bản đối
với Linda Lê phần lớn là có chủ ý. Dù những nhận định về tính liên văn bản văn
học còn tùy thuộc vào từng trường hợp nhà văn. Nhưng với những gì chúng ta
thấy được ở tác phẩm của Linda Lê, chúng ta có thể đánh giá như sau: thứ nhất,
việc tham chiếu và trích dẫn các tác giả khác là vì mục đích khẳng định một sự

liên đới. Linda Lê tham chiếu các tác giả nổi tiếng trong lịch sử văn chương thế
gới cũng là để nâng cao vị thế của bản thân nhà văn; thứ hai, đó cũng là một
chiến thuật thẩm mỹ theo ý tưởng truyền thống: một tác phẩm có giá trị là một
tác phẩm phải có sự mơ phỏng các hình mẫu lớn trước đó; thứ ba, đó là một trị
chơi với độc giả: gợi cho độc giả một lối đọc, chia sẻ những tri thức chung; thứ
tư, có khí liên văn bản chỉ là một sở thích châm biếm hay nhại, nghĩa là mẫu hình
vừa được bắt chước và vừa bị châm biếm ; và cuối cùng, chức năng của liên văn
bản là sự chế nhạo. Tất cả những hiệu ứng đó đều có thể tìm thấy ở Linda Lê.
Trong tất cả các trường hợp, phương thức liên văn bản góp phần vào việc phá vỡ
kết cấu tự sự về mặt hình thức, là làm cho văn bản trở nên phân mảnh, có khả
năng làm đảo lộn mạch đọc.

80


81


KẾT LUẬN
Nếu như chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và lý thuyết hậu hiện trong lĩnh
vực văn chương nó riêng vẫn còn gây nhiều tranh luận trong giới học thuật, thì
chúng ta khơng thể phủ nhận rằng nó đã chi phối rất nhiều đối với đời sống văn
hóa, và nhất là đối với những cách ứng xủa của con người trong xã hội đương đại.
Các cách tiếp cận mang tính hậu hiện đại đã đem đến cho xã hội những cách lý
giải tốt nhất cho những vấn đề thời đại, thích ứng với hồn cảnh tồn cầu hóa và
tương đối hóa các giá trị bền vững. Tâm thức ấy đi vào thế giới văn chương và
làm thay đổi diện mạo sáng tác và phê bình trong các nền văn chương lớn của
phương Tây. Văn chương Việt Nam cũng không tránh khỏi trào lưu tư tưởng hậu
hiện đại. Tinh thần hậu hiện đại được đón nhận một cách nồng nhiệt ở nước ta kể
từ đầu thế kỷ XXI. Hơn nữa cùng với sự tiếp nhận, đã có những cơng trình lý

thuyết quan trọng làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này.
Nghiên cứu của chúng tôi, ở phạm vị một luận văn cao học, về các yếu tố
hậu hiện đại trong sáng tác của Linda Lê, cũng nằm trong mạch phát triển ấy của
trào lưu tiếp nhận phê bình hậu hiện đại. Thông qua những cách tiếp cận và
phương pháp đề ra, và qua các phân tích ở chương 2 và chương 3, chúng tơi có
những nhận định sơ khởi sau đây:
Thứ nhất, phải khẳng định lối viết của Linda Lê là một lối viết tương đối
đặc thù. Tác giả thuộc lớp nhà văn đương đại có những phản ứng và thái độ
mang tính lật đổ. Là một nhà văn gốc Việt lại xuất hiện trong một nền văn
chương lớn như Pháp, Linda Lê khẳng định mình thơng qua lối viết của một nhà
văn bên lề, không sáp nhập vào một trường phái cố định nào. Chính vị trí đó đã
nói lên tính chất và tinh thần phân mảnh, tính bấp bênh của tác giả. Điều đó càng
được khẳng định qua việc chọn lựa thể loại. Với việc lồng ghép và hịa trộn thể
loại, Linda Lê đã làm xóa nhịa đi ranh giới của thể loại, nghĩa là quan niệm thể
loại truyền thóng bị đặt lại vấn đề. Chúng tơi đã phân tích hiện tượng này như là
một trị chơi mang tính hậu hiện đại, trong sự hịa trộn giữa truyện ngắn và tiểu
thuyết, hay tiểu thuyết và tự thuật.

82


Tiếp đến, liên quan đến yếu tố cấu trúc tiểu thuyết, chúng tơi đã quan sát
và phân tích ba hiện tượng: sự phân mảnh cấu trúc tự sự, vấn đề siêu hư cấu và
tính liên văn bản. Ba yếu tố này cho phép chúng tôi khẳng định rằng tiểu thuyết
của Linda Lê nằm ở sự chuyển đổi so với tiểu thuyết truyền thống. Nghĩa là
khơng hồn tồn cắt đứt với quy chuẩn truyền thống, Linda Lê xây dựng hệ
thống tự sự qua sự phân mảnh. Đó trước tiên là hệ thống cách thức đặt chương,
đoạn, phần lớn tạo cho độc giả một cảm giác lạc lối trong tiến trình đọc, và địi
hỏi một khả năng tim kiếm các thơng tin liên quan đến tình tiết truyện kể. Tác giả
kêu gọi sự tham gia của độc giả, cùng tạo ý nghĩa cho tác phẩm. Đó chính là tinh

thần hậu hiện đại. Cũng vậy đối với lối viết siêu hư cấu. Nhà văn tạo ra một
khoảng cách với đời thực của mình bằng cách đưa nó vào hư cấu như một tiểu
thuyết trong tiểu thuyết. Có rất nhiều chi tiết liên quan đến quá trình và kỹ thuật
sáng tác của Linda Lê được chính tác giả viết ra theo hình thức hư cấu. Sự phân
mảnh cũng cịn được thể hiện ở hình thức liên văn bản. Một lần nữa, thông qua
liên văn bản, Linda Lê xác định rõ hơn vị trí văn học của mình. Bởi vì liên văn
bản vừa là kiểu phá vỡ cấu trúc tác phẩm của mình nhưng cũng vừa là cách thức
tìm mối liên kết từ xa với những tác giả khác và kêu gọi sự khám phá của độc giả.
Cuối cùng, nghiên cứu về Linda Lê qua tiếp cận hậu hiện đại không nên là
một nghiên cứu mang tính tồn vẹn. Đây chỉ là một khía cạnh nhỏ để khám phá
một nhà văn đã nổi danh. Điều chính u là chúng tơi mong muốn góp một phần
nhỏ vào việc phổ biến và giới thiệu nhà văn gốc Việt này với độc giả Việt Nam,
trong ý nghĩa văn chương cần được giao tiếp rộng rãi để mở ra những chân trời
văn hóa rộng hơn.

83


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT
Lê Huy Bắc (2012). Văn học hậu hiện đại – Lý thuyết và tiếp nhận, NXB
Đại học sư phạm.
Trần Tiến Cao Đăng dịch (2006). Nhập môn chủ nghĩa hậu hiện đại, NXB
Trẻ.
Nguyễn Kiên, Về tác động của tiểu thuyết đối với truyện ngắn. In trong
Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại. Bùi Việt
Thắng, Nxb Đại học quốc gia H Ni, 2000.
Jean-Franỗois Lyotard (2007). Hon cnh hu hin đại, Ngân Xuyên dịch,
NXB Tri Thức.
Linda Lê, (2009). Lại chơi với lửa, Nguyễn Khánh Long dịch, NXB Văn

học
Linda Lê, (2009). Vu khống, Nguyễn Khánh Long, NXB Văn học
Linda Lê, (2012). Sóng ngầm, Hồ Thanh Vân và Bùi Thu Thủy dịch,
NXB Hội nhà văn
Linda Lê, (2013). Thư chết, Bùi Thu Thủ dịch, NXB Văn học
Linda Lê, (2017). Tiếng nói, Nguyễn Đăng Thường dịch, NXB Đà Nẵng
Linda Lê, (2018). Vượt sóng, Phạm Duy Thiên dịch, NXB Hội nhà văn
Phương Lựu (2012), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, NXB Đại học sư
phạm.
M.Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, 2003
Nhiều tác giả (2003). Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng & Trung tâm từ
điển học, H.
Phạm Văn Quang (2015). Xã hội học thi pháp dòng chảy cuộc đời, NXB
Đại học Quốc gia TP.HCM.
Phạm Văn Quang,(2018). “Tự sự như là tiến trình nội tại hóa nghịch biện
của chủ thể tính đương đại”, trong Nguyễn Đức Lộc (cb), Đời sống
xã hội Việt Nam đương đại. T.2. Những người thiểu sô ở đô thị:
Lựa chọn, trở thành, khác biệt. (tr. 419-469), NXB Trí Thức.
Trần Đình Sử (cb) (2014). Lí luận văn học tập 2. Tác phẩm và thể loại
văn học, NXB Đại Sư Phạm Hà Nội.
Trần Quang Thái (2011). Chủ nghĩa hậu hiện đại các vấn đề nhận thức
luận, NXB. B Tổng hợp TP.HCM
Phùng Gia Thế (2016). Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong
văn xuôi Việt Nam đương đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thành Thi (2010). Văn học thế giới mở, Nxb Trẻ.

84


Bùi Việt Thắng (1999). Bình luận truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội.

Tsinghiz Aimatop(1986). Một ngày dài hơn thế kỉ, Nxb Lao động - Trung
tâm Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG NƯỚC NGỒI
Michael Kưler, “Posmodernimus : Ein Begriffsgeschichtlichter Überblick”,
Amerikastudien, vol. 22, N°1, 1977.
Foucault, M. (1974), The Archaeology of Knowledge. London: Tavistock.
Bert Olivier (1988) “The critical difference: Deconstruction and
postmodernism”, Journal of Literary Studies, 4:3, 287-298, DOI:
10.1080/02564718808529874.
Lewis, Barry (2002), « Postmodernism and Literature. » The Routledge
Companion to Postmodernism NY: Routledge.
Linda Lê, (1992), Les Évangiles du crime (Phúc âm tội ác ), NXB
Christian Bourgois, tái xuất bản năm 2011 trong collection Titres
Linda Lê, (2007), In Memoriam (Hồi tưởng), NXB Christian Bourgois
Linda Lê, (1995), Les Dits d'un idiot (Lời của một kẻ khùng), NXB
Christian Bourgois, tái xuất bản năm 2011 trong collection Titres
Linda Lê, 2003, Personne (Người), NXB Christian Bourgois
Jacques Derrida (1967), De la grammatologie, Minuit, Paris.
J. Childers/G. Hentzi (cb) (1995), The Columbia Dictionary of Modern
Literary and Cultural Criticism, R. Appignanesi/C. Garratt(1995),
Postmodernism for Beginners, Jean-Franỗois Lyotard (1992), The
Postmodern Explained to Children.
J. Childers/G. Hentzi (cb) (1995), The Columbia Dictionary of Modern
Literary and Cultural Criticism.
Pierre-Marc de Biasi, />Ook Chung (1994), Linda Lê “Teneuse en dentelle”. Linda Lê, Calomnies,
Paris, Christian Bourgois Editeur, 1993, 181 pages, Liberté, 36 (2),
tr. 155
Michel Crépu & Linda Lê (2010), Écrire, écrire, pourquoi? Linda Lê,
Éditions de la Bibliothèque publique d’information
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Nhóm nghiên cứu đề tài

Xã hội học nhà văn-Nghiên cứu trường hợp Linda Lê, Trường
ĐHKHXH&NV-ĐHQGTPHCM trong việc chuyển dịch sang tiếng
Việt những tài liệu này.

85


LUẬN VĂN, LUẬN ÁN
Nguyễn Hồng Dũng, Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu
thuyết việt nam từ 1986 đến 2010, Luận án tiến sĩ văn học, Đại học
Huế, Trường đại học khoa học.
Trần Thị Thơm, Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê, (2013),
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh.
Nguyễn Thị Hiền, Tiểu thuyết của Linda Lê nhìn từ phê bình hậu thuộc
địa, 2015, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU MẠNG
Thái Phan Vàng Anh, “Trò chơi kết cấu trong tiểu thuyết Việt Nam đầu
thế kỉ XXI”, truy cập ngày 22/01/2019
/>4161&nc=2&w=TRO_CHOI_KET_CAU__TRONG_TIEU_THU
YET_VIET_NAM_DAU_THE_KI_XXI.html
Phan Tuấn Anh (2015), “Siêu hư cấu trong tưởng tượng và dấu vết”, Phê
bình văn học, truy cập ngày 25/06/2019
/>Lê Huy Bắc, Trị chơi ngơn ngữ trong tư duy hậu hiện đại, truy cập ngày
15/06/2019
/> />ml
Hoàng Thị Thu Giang , Cốt truyện và kết cấu truyện ngắn đầu thế kỷ XX những biến đổi theo hướng hiện đại, Văn nghệ quân đội, truy cập
ngày 22/07/2019
/>id=2302

Hoàng Cẩm Giang, Vấn đề thể loại và ranh giới thể loại trong một số tiểu
thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI, truy cập ngày 17/07/2019
/>Vũ Thị Hạnh, Hiện tượng tự thuật trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ,
Tạp chí VHNT số 394, tháng 4-2017, truy cập ngày 15/06/2019
/>
86


×