Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Sự chuyển nghĩa và thay đổi cách sử dụng của nhóm từ ghép hán việt so với từ gốc hán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 144 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN
------—&œ–------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
XÉT GIẢI THƢỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT”
NĂM 2014-2015

ĐỀ TÀI

SỰ CHUYỂN NGHĨA VÀ THAY ĐỔI
CÁCH SỬ DỤNG CỦA NHÓM TỪ GHÉP
HÁN VIỆT SO VỚI TỪ GỐC HÁN
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội và Nhân Văn

Bình Dương, tháng 5 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN
------—&œ–------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
XÉT GIẢI THƢỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT”
NĂM 2014-2015

ĐỀ TÀI

SỰ CHUYỂN NGHĨA VÀ THAY ĐỔI


CÁCH SỬ DỤNG CỦA NHÓM TỪ GHÉP
HÁN VIỆT SO VỚI TỪ GỐC HÁN
Ngƣời hƣớng dẫn: Thạc sĩ Trần Duy Khƣơng
SVTH: Phạm Thị Diễm Thúy Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp: D12NV03, Khoa: Ngữ Văn
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sƣ phạm Ngữ Văn


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Sự chuyển nghĩa và thay đổi cách sử dụng của nhóm từ ghép Hán
Việt so với từ gốc Hán
- Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Diễm Thúy
- Lớp: D12NV03

Khoa: Ngữ Văn

Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4

- Ngƣời hƣớng dẫn: Thạc sĩ Trần Duy Khƣơng

2. Mục tiêu đề tài
Thông qua việc xác định những từ Hán Việt có sự thay đổi cách sử dụng, chúng
tơi muốn tìm hiểu những từ Hán Việt đƣợc sử dụng trong đời sống hằng ngày có nghĩa
gốc là gì và việc sử dụng nghĩa từ Hán Việt của ngƣời Việt nhƣ thế có hợp lý hay
khơng. Từ đó, chúng tơi cố gắng chỉ ra những cách dùng từ chƣa thoả đáng để không
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời, đề tài này có thể sẽ giúp ngƣời
Việt có ý thức hơn nữa trong việc sử dụng từ Hán Việt, cũng nhƣ có thể diễn đạt ngôn
ngữ một cách hợp lý và hiệu quả hơn trong đời sống hằng ngày.
3. Tính mới và sáng tạo
Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các nhà ngôn ngữ học đi trƣớc, chúng tôi
phát triển thêm về việc khảo cứu về những từ Hán Việt thay đổi cách sử dụng và đƣa
ra các bảng thống kê cụ thể cho các nhóm từ đó. Từ đó, cơng trình này có thể cho
ngƣời đọc có cái nhìn cụ thể hơn về những từ Hán Việt thay đổi cách sử dụng. Trong
đó, chúng tơi chỉ rõ cả về việc thay đổi nghĩa lẫn việc thay đổi về vỏ ngữ âm dẫn đến
việc thay đổi nghĩa.
4. Kết quả nghiên cứu
Qua quá trình khảo sát từ Hán Việt thay đổi cách sử dụng, chúng tôi đã nghiên
cứu về ba phần nhƣ sau: Thứ nhất: là phần giới thiệu khái quát về từ Hán Việt cũng
nhƣ quá trình du nhập của từ Hán Việt vào Việt Nam và vai trò của chúng trong hệ
thống ngôn ngữ Việt. Thứ hai: là phần thống kê và phân loại nhóm từ chuyển đổi


nghĩa. Thứ ba: là phần nghiên cứu về xu hƣớng sử dụng từ Hán Việt của ngƣời Việt
hiện nay và chỉ ra những lỗi sai về cấu tạo.
Phần thứ nhất: cũng là phần chƣơng 1 trong phần nội dung chính của nghiên
cứu. Ở phần này, giới thiệu khái quát về từ Hán Việt cũng nhƣ quá trình du nhập của
từ Hán Việt vào Việt Nam và vai trò của chúng trong hệ thống ngôn ngữ Việt.
Từ Hán Việt là những từ gốc Hán thâm nhập vào Việt Nam bằng cả con đƣờng
chiến tranh (cƣỡng bức) lẫn con đƣờng hồ bình (giao lƣu văn hoá). Trƣớc khi chữ
Quốc ngữ ra đời, ngƣời Việt phải dùng chữ Hán để viết nhƣng đọc theo âm Việt. Và

nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đã sử dụng chữ Hán trong các trong các văn bản hành
chính quốc gia trong suốt q trình tồn tại. Ngƣời Việt mƣợn chữ Hán của Trung Quốc
chủ yếu ở thời cổ đại, điển hình nhất là thời Đƣờng- Tống.
Về thuật ngữ “từ Hán Việt”, từ trƣớc đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
đã đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Họ đã có nhiều bài viết để trực tiếp hoặc gián
tiếp đƣa ra nhận định riêng của mình về khái niệm của từ Hán.
Nguyễn Tài Cẩn đã căn cứ vào cứ liệu lịch sử, khảo cổ... để đƣa ra những nguyên
nhân dẫn đến sự tiếp xúc lâu dài, liên tục và sâu rộng của tiếng Hán đến tiếng Việt nhƣ
sau:
Thứ nhất: nhân tố về mặt chính trị;
Thứ hai: nhân tố về mặt xã hội;
Thứ ba: nhân tố về mặt văn hóa;
Q trình du nhập đƣợc chia ra làm hai giai đoạn và lấy thế kỷ X làm cột mốc để
đánh dấu sự phân chia đó.
Khi nhắc đến vai trị của Từ hán Việt thì Đặng Đức Siêu đã nói nhƣ sau:
“Trong thực tế sử dụng, từ Hán Việt cũng có thể có những biến động nhất định về các
mặt mang tính chất tự nhiên, tự phát nhưng về căn bản, việc hiểu và dùng từ Hán Việt
cần phải dựa trên việc quy phạm hóa, chuẩn hóa đúc kết từ những nhận thức khoa học
và tập quán sử dụng của hàng ngàn thế hệ người bản địa. Trong đó nổi bật lên vai trò
dẫn đường của những nhân tài song ngữ Việt Hán của những tác giả tiêu biểu đã sáng
tác ra biết bao nhiêu tác phẩm mẫu mực thuộc đủ mọi loại thể, phản ánh một cách
sinh động mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước, của đời sống xã hội từ xưa đến nay.
Những tác phẩm đã bộc lộ rõ sức mạnh của văn hóa Việt Nam, đã thể hiện hoàn hảo


sự phong phú, tinh tế, uyển chuyển, trong sáng của tiếng Việt mà trong đó có phần
đóng góp khơng nhỏ của lớp từ Hán Việt [15, tr. 97].
Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc rằng Hán Việt đóng vai trị chủ đạo trong ngôn ngữ
Việt và đặc biệt là trong các văn bản chính luận, khoa học... làm cho văn bản có tính
trang trọng hơn. Ngay cả trong các hồn cảnh giao tiếp trang trọng, ngƣời Việt vẫn có

xu hƣớng sử dụng từ Hán Việt.
Phần thứ hai: cũng là phần chƣơng 2 trong nội dung nghiên cứu của đề tài. Ở
chƣơng này, chúng tơi chỉ ra những ngun nhân có sự chuyển đổi nghĩa trong quá
trình sử dụng từ Hán Việt nhƣ sau:
Thứ nhất: Do tƣ duy liên tƣởng của ngƣời Việt.
Thứ hai: Do yếu tố văn hóa của ngƣời Việt.
Thứ ba: Do có nhu cầu sử dụng từ ngữ đơn giản, nên ngƣời Việt có thói quen rút
gọn những từ ngữ (đa số là ngữ) Hán thành những từ ngắn gọn.
Thứ tư: Do nhân tố xã hội luôn tác động mạnh mẽ dẫn đến có sự thay đổi nghĩa
của từ Hán Việt.
Sau khi khảo sát, chúng tơi thống kê có tất cả 456/7485 từ, chiếm 6.09%. Nhóm
từ Hán Việt thay đổi nghĩa so với nghĩa gốc này có thể lại chia thành các tiểu loại nhƣ
sau:
Loại thứ nhất: Từ Hán Việt có nghĩa khác.
Loại thứ hai: Từ Hán Việt có nghĩa thu hẹp hoặc mở rộng so với nghĩa gốc.
Loại thứ ba: Từ Hán Việt có cách dùng khác.
Phần thứ ba: cũng là phần chƣơng 3 trong nội dung nghiên cứu của đề tài. Ở
chƣơng này, chúng tôi chỉ ra xu hƣớng sử dụng từ Hán Việt của ngƣời Việt hiện nay
và chỉ ra những lỗi sai về cấu tạo.
Ngƣời Việt sử dụng từ Hán Việt theo ba xu hƣớng chính. Thứ nhất là sự nỗ lực
chính thống hóa trong sử dụng; thứ hai là việc tạo ra từ mang yếu tố Hán Việt mới
theo nhu cầu thực tế; và cuối cùng là việc chấp nhận sự chuyển nghĩa.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy đƣợc việc dùng sai từ Hán Việt có ảnh hƣởng rất
lớn đến sự phát triển chung của tiếng Việt. Do vậy, Nguyễn Văn Khang nhận định:
“Trong giai đoạn hiện nay, cần có một quy định thống nhất về cách tiếp nhận và sử
dụng từ ngoại lai theo hướng Việt hóa”. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần có những
biện pháp để có thể khắc phục dần cũng nhƣ xóa hẳn những vấn đề bất cập còn tồn tại


trong việc sử dụng tiếng Việt nói chung và trong việc sử dụng từ Hán Việt nói riêng để

tiếng Việt đƣợc vận hành và phát triển theo hƣớng ngày càng hợp lý hơn, khoa học
hơn, trong sáng hơn.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ cho chúng ta biết đƣợc sơ lƣợc về nguồn gốc của sự du nhập
của tiếng Hán vào Việt Nam và vai trò của tiếng Hán đối với sự phát triển ngôn ngữ
tiếng Việt, nguyên nhân có sự chuyển đổi nghĩa, phân loại các từ Hán Việt chuyển đổi
nghĩa đó, xu hƣớng sử dụng từ Hán Việt của ngƣời Việt và các vấn đề bất cập khi
dùng từ Hán Việt hiện nay.
Cơng trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho bản thân hoặc cho các
sinh viên khác khi tiến hành đọc văn bản hoặc soạn thảo văn bản (nhƣ giáo án, bài
luận…), trong quá trình học tập hiện tại cũng nhƣ trong quá trình giảng dạy trong
tƣơng lai. Hơn nữa, mọi ngƣời có thể biết đƣợc từ Hán Việt nào mắc lỗi dùng từ chƣa
thoả đáng, từ nào là từ đƣợc “Việt hóa” cho phù hợp với ngơn ngữ Việt mà thận trọng
hơn trong việc sử dụng từ Hán Việt, đặc biệt là khi sử dụng từ Hán Việt ở các phƣơng
tiện thơng tin truyền thơng, trong các văn bản chính luận, khoa học, hành chính (là
những văn bản sử dụng nhiều từ Hán Việt).
Ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
PhạmThị DiễmThúy
Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:
NỘI DUNG NHẬN XÉT
Trong lớp văn hoá giao lƣu với Trung Hoa và khu vực (giữa thế kỷ II TCN đến
giữa thế kỷ XIX), văn hoá Việt Nam đã tiếp nhận phần nhiều từ văn hố Trung Hoa,
trong đó có ngơn ngữ Trung Quốc. Chính vì thế, từ Hán Việt đã chiếm một khối lƣợng
rất lớn trong kho từ vựng tiếng Việt. Tuy nhiên, để phù hợp với thói quen sử dụng
ngơn ngữ cũng nhƣ phù hợp với lối tƣ duy của mình, ngƣời Việt đã sử dụng nhóm từ

Hán Việt này một cách khá linh động. Từ đó, một số từ đã đƣợc thay đổi cách sử dụng,


bao gồm: thay đổi nghĩa, thêm thu hẹp nghĩa, thay đổi từ để diễn đạt cùng khái niệm;
thậm chí là tạo ra những từ mới dựa trên các yếu tố Hán Việt trƣớc đó.
Nhƣng, cho đến hiện nay, nhóm từ thay đổi cách sử dụng này vẫn chƣa đƣợc
thống kê một cách chính xác và có sự phân loại một cách cụ thể. Do vậy, đề tài NCKH
“Khảo sát nhóm từ Hán Việt thay đổi cách sử dụng” của sinh viên Phạm Thị Diễm
Thuý có một ý nghĩa nhất định khi đã kịp thời tiến hành khảo sát một cách nghiêm túc
đối với nhóm từ này.
Tuy nhiên, trong q trình nhận diện từ Hán Việt cũng nhƣ nhóm từ Hán Việt
thay đổi cách sử dụng, tác giả vẫn còn bỏ sót từ. Ngồi ra, cách diễn đạt đơi khi cịn
khá mơ hồ, cấu trúc ngữ pháp ở một số câu vẫn cịn chƣa sáng rõ, những điều này có
thể gây nên hiện tƣợng hiểu nhầm cho ngƣời đọc.
Nhìn chung, đây là cơng trình rất có chất lƣợng, có đóng góp cụ thể về lý luận và
thực tiễn. Đề tài đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học, có thể
dùng làm tài liệu tham khảo về lĩnh vực ngôn ngữ.
2. Đề nghị

Đƣợc bảo vệ: 

Không đƣợc bảo vệ: 
Bình Dương, ngày 4 tháng 5 năm 2015

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO KHOA
(ký, họ và tên)

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)


Trần Duy Khƣơng


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN:
Ảnh 4x6

Họ và tên: Phạm Thị Diễm Thúy
Sinh ngày: 15 tháng 10 năm 1992
Nơi sinh: TT. KrơngNăng, H. KrơngNăng, T. ĐăkLăk.
Lớp: D12NV03

Khóa: 2012 - 2016

Khoa: Ngữ Văn
Địa chỉ liên hệ: Khu phố 2, Phƣờng Thạnh Lộc, Quận 12, TP. HCM.
Điệnthoại:

0169.941.4697

Email:


II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Sƣ phạm Ngữ Văn

Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn

Kết quả xếp loại học tập: Trung Bình Khá
Sơ lƣợc thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Sƣ phạm Ngữ Văn

Khoa: Ngữ Văn

Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lƣợc thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Sƣ phạm Ngữ Văn

Khoa: Ngữ Văn

Kết quả xếp loại học tập (học kỳ I): Khá
Sơ lƣợc thành tích:
Ngày 15 tháng 05 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO KHOA
(ký, họ và tên)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Phạm Thị Diễm Thúy


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Dƣơng, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Kính gửi:

Tên tôi là: Phạm Thị Diễm Thúy

Ban tổ chức Giải thƣởng “Tài năng khoa
học trẻ Đại học Thủ Dầu Một”
Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1992

Sinh viên năm thứ: 3/Tổng số năm đào tạo: 4 năm.
Lớp, khoa : D12NV03, Khoa Ngữ Văn.
Ngành học : Sƣ Phạm Ngữ Văn.
Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ liên hệ: Khu phố 2, Phƣờng Thạnh Lộc, Quận 12, Tp. HCM.
Số điện thoại (di động): 01699414697
Địa chỉ email:
Tôi làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tơi đƣợc gửi đề tài nghiên cứu
khoa học để tham gia xét Giải thƣởng “Tài năng khoa học trẻ Đại học Thủ Dầu Một”
năm 2015.
Tên đề tài: Sự chuyển nghĩa và thay đổi cách sử dụng của nhóm từ ghép Hán
Việt so với từ gốc Hán

Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Thạc sĩ Trần
Duy Khƣơng; đề tài này chƣa đƣợc trao bất kỳ một giải thƣởng nào khác tại thời
điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt nghiệp.
Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc khoa và Nhà trƣờng.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO KHOA
(ký, họ và tên)

Ngƣời làm đơn
(Sinh viên chịu trách nhiệm
chính thực hiện đề tài
c Ký và ghi rõ họ tên)
h
í
n Phạm Thị Diễm Thúy
h
t
h

c


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài..................................................................................................... 1
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ......... 1
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 1
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2
5. Sản phẩm và khả năng ứng dụng ......................................................................... 4
6. Bố cục và nội dung của đề tài .............................................................................. 5
Chƣơng 1: Khái quát về từ Hán Việt trong quá trình phát triển của tiếng Việt ........... 6
1.1. Khái quát về từ Hán Việt .................................................................................. 7
1.2. Quá trình du nhập của tiếng Hán vào Việt Nam .............................................. 13
1.3. Vai trò của tiếng Hán đối với sự phát triển ngôn ngữ Việt .............................. 17
1.4. Tiểu kết .......................................................................................................... 22
Chƣơng 2: Nhóm từ Hán Việt có sự chuyển đổi nghĩa so với nghĩa gốc Hán ............ 23
2.1. Ngun nhân có sự chuyển đổi nghĩa trong q trình sử dụng từ Hán ............. 23
2.2. Phân loại các nhóm từ Hán Việt thay đổi nghĩa .............................................. 25
2.2.1. Từ Hán Việt có nghĩa thu hẹp hoặc mở rộng so với nghĩa gốc .................. 26
2.2.2. Từ Hán Việt có nghĩa khác ....................................................................... 28
2.3. Tiểu kết .......................................................................................................... 62
Chƣơng 3: Cách dùng từ Hán Việt của ngƣời Việt hiện nay...................................... 64
3.1. Xu hƣớng sử dụng từ Hán Việt trong đời sống ngƣời Việt .............................. 64
3.1.1. Nỗ lực chính thống hóa trong sử dụng ...................................................... 65
3.1.2. Tạo ra từ mang yếu tố Hán Việt mới theo nhu cầu thực tế ........................ 66
3.1.3. Sử dụng song hành từ Hán Việt nguyên bản và từ Hán Việt có cách dùng
khác.................... ................................................................................................ 88

i


3.1.4. Chấp nhận sự chuyển nghĩa .................................................................... 112
3.2. Các vấn đề bất cập về nghĩa khi sử dụng từ Hán Việt ................................... 113
3.3. Các lỗi sai về cấu tạo từ ................................................................................ 115
3.3.1. Dùng từ bất thoả do không phân biệt đƣợc từ Hán Việt và từ thuần Việt 115
3.3.2. Dùng từ bất thoả do cách tạo từ mới không theo nguyên tắc cấu tạo ....... 119

3.4. Ảnh hƣởng của những từ Hán Việt thay đổi cách sử dụng ............................ 125
3.5. Tiểu kết ........................................................................................................ 126
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 131

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1

Tên bảng
Bảng 2.2.1. Từ Hán Việt có nghĩa thu hẹp hoặc mở rộng so
với nghĩa gốc

Trang
26

2

Bảng 2.2.2. Từ Hán Việt có nghĩa khác

29

3

Bảng 3.1.2.1. Từ Hán Việt cấu tạo mới từ hai yếu tố Hán

67


4

Bảng 3.1.2.2. Từ Hán Việt cấu tạo mới từ một yếu tố Hán và
một yếu tố Việt

74

5

Bảng 3.1.2.3. Từ Hán Việt rút gọn

77

6

Bảng 3.1.2.4. Từ Hán Việt dùng hợp lý

81

7

Bảng 3.1.4. Từ Hán Việt có cách dùng khác

85

8

Bảng 3.3.2. Từ Hán Việt dùng sai


112

9

Bảng 3.3.3. Từ Hán Việt sai cấu trúc

116

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, trên các phƣơng diện khác nhau của đời sống, ngƣời Việt
vẫn thƣờng dùng từ Hán Việt. Trong những lĩnh vực cần diễn đạt ngôn ngữ một cách
khoa học, chặt chẽ, chính xác nhƣ trong nghiên cứu khoa học, giáo dục, quân sự, chính
trị hay văn chƣơng, ngƣời Việt thích dùng những từ Hán Việt để tạo nên tính trang
trọng, hàn lâm cho văn bản. Nhƣng để hiểu rõ hoặc sử dụng đúng với nghĩa nguyên
bản từ nguyên học thì khơng phải ai cũng làm đƣợc. Cho nên, chúng tôi chọn đề tài
này nhằm tăng thêm vốn từ Hán Việt cho mình cũng nhƣ thơng qua đó có thể giúp cho
mọi ngƣời hiểu hơn về nghĩa của từ Hán Việt và có cách sử dụng cho thật hợp lý và
hiệu quả.

2. Mục tiêu đề tài
Thông qua việc xác định những từ Hán Việt có sự thay đổi cách sử dụng, chúng
tơi muốn tìm hiểu những từ Hán Việt đƣợc sử dụng trong đời sống hằng ngày có nghĩa
gốc là gì và việc sử dụng nghĩa từ Hán Việt của ngƣời Việt nhƣ thế có hợp lý hay
khơng. Từ đó, chúng tôi cố gắng chỉ ra những cách dùng từ chƣa thoả đáng để không
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời, đề tài này có thể sẽ giúp chúng ta
có ý thức hơn nữa trong việc sử dụng từ Hán Việt, cũng nhƣ có thể diễn đạt ngôn ngữ

một cách hợp lý và hiệu quả hơn trong đời sống hằng ngày.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên
cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là từ Hán Việt có sự thay đổi cách sử dụng, tức
là những từ có cách sử dụng về nghĩa/ hoặc vỏ ngữ âm không giống với từ gốc, hoặc là
những từ mới do ngƣời Việt tạo ra. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát sự thay
đổi cách sử dụng đối với từ ghép, bởi vì từ đơn đơn là dạng từ có cách vận hành linh
hoạt, có thể dùng độc lập nhƣ một từ thuần Việt nên khó có thể xác định sự thay đổi
cách sử dụng nhƣ là những từ ở dạng ghép. Do đó, đối tƣợng đƣợc khảo sát trong cơng
trình này là những từ Hán Việt ở dạng ghép và có sự thay đổi cách sử dụng. Trong q
trình sử dụng, có khá nhiều từ mang hình thức của từ Hán Việt đƣợc sử dụng chƣa thật

1


sự hợp lý, chƣa diễn đạt đúng ý nghĩa hoặc có những từ ngữ đƣợc sử dụng với những
nét nghĩa khác hoặc thay đổi hồn tồn nghĩa vốn có ban đầu của nó.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả các từ Hán Việt có sự
chuyển đổi ghĩa so với nghĩa gốc của từ Hán đƣợc thể hiện trong từ điển Việt Hán
(chúng tôi dựa trên cơ sở từ quyển Từ điển Việt Hán hiện đại của tác giả Trƣơng Văn
Giới và Lê Khắc Kiều Lục (2006, Nhà Xuất Bản Lao Động). Ngồi ra, chúng tơi cịn
khảo sát thêm những từ Hán Việt bị dùng chƣa thỏa đáng mà không đƣợc các phƣơng
tiện thơng tin chính thống đề cập đến (tức những từ Hán Việt cá biệt trong thực tế sử
dụng của ngƣời Việt hiện nay). Đối với chƣơng 3, chúng tôi chỉ đƣa ra các trƣờng hợp
dùng từ Hán Việt có sự chuyển đổi cách sử dụng đƣợc xét trên cơ sở lý thuyết và tiến
hành khảo sát trên từ quyển Từ điển Việt Hán hiện đại của tác giả Trƣơng Văn Giới và

Lê Khắc Kiều Lục chứ không khảo sát thực tế.

3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dựa trên phƣơng pháp so
sánh lịch đại và đồng đại. Cụ thể là so sánh từ Hán Việt đƣợc giải thích nghĩa trong từ
điển Việt Hán có trùng khớp với từ Hán Việt trong từ điển Hán Việt hay không mà
phân loại các từ ấy.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng phƣơng pháp phân tích (đối với việc xem xét
nghĩa của từ Hán Việt chuyển đổi nghĩa); phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành giữa
kiến thức ngơn ngữ học với kiến thức văn hố học (xem xét các nguyên nhân tạo ra sự
thay đổi nghĩa ở một số từ Hán Việt so với từ Hán nguyên bản, hoặc dùng để giải thích
sự sáng tạo ra những từ có hình thức Hán Việt mới khơng đúng phƣơng thức cấu
tạo…).

4. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử phát triển của tiếng Việt,
đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu về từ Hán Việt. Vì từ Hán Việt là những từ gốc
Hán thâm nhập vào Việt Nam bằng cả con đƣờng chiến tranh (cƣỡng bức) lẫn con
đƣờng hồ bình (giao lƣu văn hoá), đồng thời đƣợc ngƣời Việt sử dụng làm công cụ
giao tiếp quan trọng trong hơn một ngàn năm nên có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong
khi sử dụng. Vì thế, các học giả từ lâu đã có những cơng trình nghiên cứu về vấn đề
này với mục đích là giúp cho ngƣời Việt sử dụng từ Hán Việt một cách chính xác và
2


có hiệu quả. “Từ Hán Việt ngồi tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn
ngữ (trực tiếp là của bộ mơn từ vựng học), nó cịn là một hiện tượng thường đụng
chạm tới trong giao tiếp hàng ngày. Việc dùng từ Hán Việt như thế nào được gọi là
đúng, thế nào là sai hồn tồn khơng phải là vấn đề đơn giản. Vì những lẽ đó, trong
mấy năm gần đây, báo Văn nghệ của Hội nhà văn đã dành nhiều trang đăng tải ý kiến

của các học giả, các nhà nghiên cứu và bạn đọc về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến
nay, việc quan niệm thế nào là đúng, thế nào là sai trong cách dùng từ Hán Việt, cũng
như việc định ra một giải pháp nhằm khắc phục tình trạng sử dụng tùy tiện loại từ này
hiện vẫn cịn nan giải. Tình hình đó cho thấy tính phức tạp của vấn đề, đồng thời cũng
phản ánh những yêu cầu cấp bách của xã hội” [6].
Tác giả Vũ Cao Phan cũng có một bài viết về vấn đề từ Hán Việt với đề tài “Thử
đề xuất một giải pháp” (22, tr. 21), trong đó, ơng cho rằng: “nếu như khơng có giải
pháp cho vấn đề trên thì tình hình dùng từ Hán Việt sẽ ngày càng bừa bãi”. Và ông
cũng đã viết “Mặc dù được sử dụng nhiều và phát triển ngày càng phong phú trong
ngôn ngữ Việt, về mặt chính thức từ Hán-Việt vẫn bị coi là thứ từ vay mượn”. Và một
khái niệm đƣợc các nhà ngôn ngữ học đƣa ra là “Từ Hán Việt là các từ mà người Việt
mượn từ tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách của người Việt Nam”. Điều này cho
chúng ta thấy đƣợc từ Hán Việt tuy đƣợc sử dụng phổ biến nhƣng vẫn không phải là
bản ngữ nên chúng ta cần hiểu rõ nghĩa từ nguyên của nó mà có cách sử dụng cho thật
hợp lý.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nhƣ: “Chữ Hán của Ngƣời Việt” của Vũ Tuấn
Sán, nói về trƣờng hợp Việt hóa từ Hán theo cách đọc và hiểu nghĩa và trƣờng hợp chữ
viết theo thể “thảo” nhƣng theo cách riêng của ngƣời Việt; “Có nên dạy chữ Hán ở
trƣờng phổ thơng” của tác giả Vũ Văn Dân (trao đổi với giáo sƣ Nguyễn Đình Chú
trên mục Bình luận văn nghệ ngày 11 tháng 10). Sau đó là bài viết của tác giả Trần
Thanh Tuấn cũng có bài viết trao đổi với tác giả Vũ Văn Dân về vấn đề này. Cả hai bài
đều nói về vai trị của việc học chữ Hán trong nỗ lực nâng cao chất lƣợng dạy học ngữ
văn phổ thông; bài báo của tác giả Hồ Xuân Tuyên với đề tài “Về một số từ Hán Việt
hay bị phê phán dùng sai” (in trong tạp chí Ngơn ngữ và đời sống số 1 + 2 năm 2012)
cũng đề cập đến vấn đề sử dụng sai một số từ Hán Việt. Tác giả Hồ Xuân Tuyên nhận
định rằng: “Một số từ Hán Việt đã được người Việt thay đổi trật tự các yếu tố cấu tạo
từ, biến đổi âm và chuyển nghĩa để Việt hóa chúng chứ chưa hẳn đã dùng sai”và đƣa
3



ra hai trƣờng hợp sử dụng từ Hán Việt bị “phê phán” dùng sai là: phát âm sai (viết sai)
hay cách đổi trật tự, biến âm, chuyển nghĩa để Việt hóa và lỗi lặp (hoặc yếu tố dư)
trong các kết hợp đồng nghĩa giữa yếu tố Hán và Việt hay yếu tố Hán đã được Việt
hóa [18, tr. 9 - 11]. Những trƣờng hợp đó theo tác giả Hồ Xuân Tun thì “khơng
hồn tồn cho rằng tất cả những từ Hán Việt bị phê phán dùng sai đều phải được coi
là dùng đúng hết. Trong số ấy, có một số từ theo q trình lịch sử, người Việt đã
“thuần hóa” chúng theo quy luật ngơn ngữ của mình. Số khác nằm trong trường hợp
dùng sai cần lưu ý” [18, tr. 12]. Từ cơng trình này chúng ta có thể thấy đƣợc cái nhìn
sơ lƣợc về sự nhận định đúng sai của việc dùng từ Hán Việt, khi phán xét cần căn cứ
vào nhiều yếu tố chứ khơng nên nhìn phiến diện, một chiều mà đánh giá.
Những cơng trình này phần nào nêu lên đƣợc thực trạng sử dụng từ Hán Việt cuả
ngƣời Việt hiện nay. Ngồi ra, đây cịn là đề tài đƣợc sinh viên ngành Ngôn ngữ hoặc
ngành Ngữ văn Trung Quốc chọn làm đề tài nghiên cứu, ví dụ nhƣ đề tài “Phân tích sự
khác biệt về nghĩa của từ Hán Việt và từ tiếng Hán tƣơng ứng cùng những ứng dụng
trong giảng dạy từ vựng tiếng Hán” của sinh viên Trần Thị Tố Nga. Đề tài này đã chỉ
ra đƣợc sự khác biệt về nghĩa của từ Hán Việt và từ tiếng Hán tƣơng ứng. Hơn nữa,
sinh viên Trần Thị Tố Nga đã đƣa ra đƣợc phƣơng pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hán
để có phƣơng pháp giảng dạy tiếng Hán tốt hơn.
Tuy nhiên, những cơng trình này phần lớn đều chỉ khái quát đƣợc sơ lƣợc về
nhóm từ Hán Việt sai biệt nghĩa mà vẫn chƣa có bảng thống kê cụ thể về các từ Hán
Việt đó. Tiếp nối những cơng trình nghiên cứu của các học giả đi trƣớc, chúng tôi
chọn đề tài “Khảo sát nhóm từ Hán Việt thay đổi cách sử dụng” làm đề tài nghiên cứu
của mình. Chúng tơi hy vọng rằng cơng trình nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung
thêm cho những cơng trình trên để từ đó có thể thấy đƣợc một cái nhìn tổng quát hơn
về thực tế sử dụng từ Hán Việt và có cách sử dụng hợp lý hơn và góp phần làm cho
tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn.

5. Sản phẩm và khả năng ứng dụng
Đề tài nghiên cứu sẽ cho chúng ta biết đƣợc sơ lƣợc về nguồn gốc của sự du nhập
của tiếng Hán vào Việt Nam và vai trò của tiếng Hán đối với sự phát triển ngôn ngữ

tiếng Việt, nguyên nhân có sự thay đổi cách sử dụng, phân loại các từ Hán Việt thay
đổi cách sử dụng, xu hƣớng sử dụng từ Hán Việt của ngƣời Việt và các vấn đề bất cập
khi dùng từ Hán Việt hiện nay.
4


Cơng trình này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho bản thân hoặc cho các
sinh viên khác khi tiến hành đọc văn bản hoặc soạn thảo văn bản (nhƣ giáo án, bài
luận…) trong quá trình học tập hiện tại cũng nhƣ trong quá trình giảng dạy trong
tƣơng lai. Hơn nữa, mọi ngƣời có thể biết đƣợc từ Hán Việt nào mắc lỗi dùng từ chƣa
thoả đáng, từ nào là từ đƣợc “Việt hóa” cho phù hợp với ngơn ngữ Việt mà thận trọng
hơn trong việc sử dụng từ Hán Việt, đặc biệt là khi sử dụng từ Hán Việt ở các phƣơng
tiện thông tin truyền thông, trong các văn bản chính luận, khoa học, hành chính (là
những văn bản sử dụng nhiều từ Hán Việt).

6. Bố cục và nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của cơng trình sẽ đƣợc trình
bày trong ba chƣơng:
- Chương 1: Khái quát về từ Hán Việt trong quá trình phát triển của tiếng Việt.
Nội dung chƣơng này nhằm giới thiệu sơ lƣợc về nguồn gốc của sự du nhập của tiếng
Hán vào Việt Nam và vai trò của tiếng Hán đối với sự phát triển ngơn ngữ tiếng Việt.
- Chương 2: Nhóm từ Hán Việt có sự chuyển đổi nghĩa. Nội dung chƣơng này,
nhằm tìm hiểu nguyên nhân có sự sai biệt nghĩa, khảo sát, thống kê và phân loại từ
Hán Việt các từ Hán Việt chuyển đổi cách sử dụng.
- Chương 3: Cách dùng từ Hán Việt của ngƣời Việt hiện nay. Nội dung chƣơng
này sẽ tìm hiểu xu hƣớng sử dụng từ Hán Việt của ngƣời Việt và các lỗi sai khi dùng
từ Hán Việt hiện nay.

5



Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ TỪ HÁN VIỆT TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT
Cho đến nay, vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam vẫn còn một số tranh luận, do
vậy, vấn đề về nguồn gốc tiếng Việt cũng khó có thể khẳng định một cách chính xác.
Về nguồn gốc tiếng Việt, trƣớc đây ít có nhà nghiên cứu nào nhắc đến, mãi cho đến
gần đây mới có một số học giả đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề này nhƣ: Lê Ngọc Trụ,
Đào Trọng Đủ… Học giả Henri Maspéro có nhận định tƣơng đối hợp lý và thực tế
hơn: “Tiếng Việt Nam ngày nay là kết quả trại lẫn của nhiều thứ tiếng” [22, tr. 15].
Hiện nay, có nhiều học giả đƣa ra các học thuyết khác nhau về từ Hán Việt. Tuy
chƣa đi đến đƣợc những kết luận dứt khốt, thỏa đáng, nhƣng trong tình hình nghiên
cứu hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đang hƣớng sự tìm tịi suy nghĩ vào một hệ thống
ngơn ngữ rộng lớn, hình thành từ xa xƣa, hoạt động trên một địa bàn rộng, bao trùm cả
bán đảo Đông Dƣơng và những miền lân cận, đƣợc gọi là hệ ngôn ngữ Nam Á, bao
gồm nhiều nhóm ngơn ngữ nhƣ: Mơn – Khmer, Việt - Mƣờng, Thái...
Theo Phan Ngọc trong cuốn Tiếp xúc ngơn ngữ ở Đơng Nam Á thì: Như nhiều
người đã biết, bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á hiện nay rất đa dạng và việc tiếp xúc
ngôn ngữ liên tục diễn ra chằng chéo làm cho nhà nghiên cứu như bước vào một mê
cung khó tìm được lối ra. Việc sắp xếp các ngơn ngữ theo dịng họ hết sức không rõ
ràng. Gần một thế kỷ nay, người ta cứ tranh cãi mà khơng đi đến những kết luận dứt
khốt về một hiện tượng khá phổ biến: có một số ngôn ngữ không sắp xếp vào đâu cho
thỏa đáng. Tiếng Việt thuộc dịng Mơn – Khmer hay Tày - Thái? Nhóm Mèo – Dao
thuộc dịng Tạng hay Nam Á? [12, tr. 84] và “Người ta dễ nhận ra cơ chế tiếng Việt
thuộc dịng ngơn ngữ Tày - Thái đó là ngơn ngữ đơn tiết, có thanh điệu” [12, tr. 96].
Việc vay mƣợn tiếng nƣớc ngoài để làm giàu tiếng nƣớc mình thì bất cứ dân tộc
nào trên thế giới đều có. Ở Việt Nam cũng nhƣ thế, ngƣời Việt đã vay mƣợn tiếng
nƣớc ngoài để làm giàu cho tiếng Việt nhƣ: Pháp, Anh, Nga... đặc biệt là tiếng Hán.
Khi từ Hán đƣợc du nhập vào Việt Nam, ngƣời Việt đã Việt hóa những từ Hán đó để
ngày nay, chúng ta gọi những từ đó là từ Hán Việt.

Cùng với tiếng Việt, tiếng Hán cũng là một ngôn ngữ đơn tiết và có thanh điệu
nên sự tiếp xúc ngơn ngữ dễ dàng xảy ra và hiện tƣợng vay mƣợn cũng là một điều
6


khơng đáng ngạc nhiên. Có rất nhiều từ thơng dụng mà chúng ta cho rằng là đó từ
thuần Việt, thực ra chúng cũng mang gốc Hán: “ông”, “bà”, “cha”, “mẹ”, “bác”, “chú”,
“thím”, “dì”, “áo”, “quần”, “ghế”...

1.1. Khái qt về từ Hán Việt
Từ Hán Việt là những từ gốc Hán thâm nhập vào Việt Nam bằng cả con đƣờng
chiến tranh (cƣỡng bức) lẫn con đƣờng hồ bình (giao lƣu văn hố). Từ TK I trƣớc
công nguyên, ngƣời Hán đã đặt quyền thống trị trên đất Giao Châu và chính thức chấm
dứt sự đô hộ ấy là vào thế kỷ X sau công nguyên. Trong suốt khoảng một ngàn năm
này, một khối lƣợng lớn từ gốc Hán đã đƣợc du nhập vào trong vốn từ của ngƣời Việt.
Hơn nữa, từ sau khi độc lập vào năm 938 đến giữa thế kỷ XIX (thời kỳ bắt đầu tiếp
nhận văn hoá phƣơng Tây), Việt Nam vẫn luôn học tập những thành tựu văn minh
Trung Hoa, đặc biệt là về lĩnh vực chính trị, văn học nghệ thuật. Nhƣ vậy, trong
khoảng hai ngàn năm ấy, yếu tố Hán vẫn thƣờng trực tác động đến văn hố Việt, trong
đó, lớp từ gốc Hán (đƣợc ngƣời Việt đọc theo khẩu âm Việt, gọi là từ Hán Việt) là một
minh chứng điển hình. Và một điều tất yếu xảy ra là từ thuần Việt và từ Hán Việt cùng
tồn tại trong hệ thống tiếng Việt.
Trƣớc khi chữ Quốc ngữ ra đời, ngƣời Việt phải dùng chữ Hán để viết nhƣng
đọc theo kiểu khẩu âm Việt (chữ Nôm cũng dựa vào chữ Hán nhƣng phức tạp hơn và
chƣa đƣợc chuẩn hóa nên vẫn chƣa có đủ cơ hội để đƣợc trở thành dạng chữ viết phổ
cập trong toàn xã hội). Vì vậy, nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đã sử dụng chữ Hán
trong các văn bản hành chính quốc gia trong suốt quá trình tồn tại.
Theo Đặng Đức Siêu (trong cuốn “Dạy và học từ Hán Việt ở trường Phổ
thơng”) thì “Từ Hán Việt là một thực thể vừa quen vừa lạ”. Và ơng đã giải thích nhƣ
sau:

“Trước hết, là quen bởi vì các vỏ ngữ âm của nó đã được Việt hóa đến cao độ
nên khơng xa lạ gì với ngữ cảm, với cảm quan thính giác của người Việt chúng ta. Còn
lạ, chủ yếu là do kết cấu ngữ nghĩa của từ Hán Việt. Những từ như: cứu cánh, bình
sinh, tỏa chiết, nhân thân, trầm kha... chẳng hạn, tuy cũng thường xuyên xuất hiện
trong lời nói, trên văn bản, nhưng chẳng phải là dễ hiểu đối với tất cả mọi người” [15,
tr. 4 - 5].
Nhƣ vậy, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về từ Hán Việt và có thể sử dụng một
cách hiệu quả thì trƣớc hết, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Hán tự. Thứ nhất: về thể chữ,
7


Hán tự là dạng chữ viết tƣợng hình đƣợc ngƣời Trung Hoa sử dụng nhiều thế kỷ; và
hiện nay còn đƣợc phổ biến rất rộng rãi. Thứ hai: về dạng chữ, trên cơ bản, cho đến
hiện nay có hai dạng chữ: giản thể (sử dụng ở Trung Quốc đại lục, trừ Quảng Đông)
và phồn thể hay giản thể (sử dụng ở Đài Loan). Riêng ở Việt Nam, vì sau cuộc vận
động Ngũ Tứ 1919, chữ giản thể mới bắt đầu xuất hiện, trong khi Việt Nam lại dần
dần chuyển hƣớng giao lƣu từ văn hoá Trung Hoa sang văn hoá phƣơng Tây nên các
học giả ít ngƣời biết lối giản thể. Có nghĩa là, trong khi văn chƣơng Trung Hoa đã thay
đổi rất nhiều với lối văn bạch thoại thì chúng ta vẫn sử dụng với lối văn cổ điển và chủ
yếu những từ Hán đời Đƣờng. Những từ Hán này đƣợc phát âm theo lối riêng của
ngƣời Việt nên đƣợc gọi là từ Hán Việt; cách đọc những từ ấy đƣợc Nguyễn Tài Cẩn
gọi là “cách đọc Hán Việt”.
Ngƣời Việt mƣợn chữ Hán của Trung Quốc chủ yếu ở thời cổ đại, điển hình
nhất là thời Đƣờng- Tống. Chữ Hán thời này có thể chữ phức tạp (chữ phồn thể), lối
hành văn cũng mang tính sách vở (dùng nhiều từ có nghĩa trừu tƣợng, khó hiểu, mang
tính chất bác học cao). Do hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc ấy mà chữ Hán ở giai đoạn này
có sự xâm nhập và ảnh hƣởng lớn đến các nƣớc lân cận nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên và
Việt Nam. Chữ Hán khi xâm nhập vào các nƣớc đã đƣợc biến đổi về âm đọc theo
phong ngơn của nƣớc đó và các tổ chức quan phƣơng dùng làm văn tự chính thống của
mỗi nƣớc. Ở Việt Nam, trong suốt thời kỳ phong kiến, ngƣời Việt đã sử dụng chữ Hán

làm văn tự chính thống của mình. Đồng thời, nhằm thể hiện sự độc lập tự chủ, một số
thành phần trí thức Việt đã dùng chữ Hán để chế ra chữ Nôm.
Về thuật ngữ “từ Hán Việt”, từ trƣớc đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
đã đƣa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Họ đã có nhiều bài viết để trực tiếp hoặc gián
tiếp đƣa ra nhận định riêng của mình về khái niệm của từ Hán.
Theo đó, chúng ta thƣờng hay nhầm lẫn giữa “từ Hán Việt” và “tiếng Hán
Việt”. Nhƣ vậy, “Từ là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn
định, dùng để đặt câu” [9, tr. 1072]. Và khi ngƣời Việt phát âm các âm tiết để tạo nên
chuỗi lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, đơn vị đƣợc dùng trong chuỗi lời
nói là “tiếng”. “Tiếng là giọng nói riêng của một người hay cách phát âm của một
vùng nào đó” [9, tr. 987]. Nhƣ vậy, giữa “từ Hán Việt” và “tiếng Hán Việt” có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.

8


Năm 1972, trong cơng trình Văn phạm Việt Nam (Giản dị và thực dụng), Bùi
Đức Tịnh đã nêu một cách hiểu đơn giản về tiếng Hán Việt nhƣ sau: “Có thể định
nghĩa một cách giản dị rằng tiếng Hán Việt là những tiếng Hán phát âm theo lối Việt.
Ban đầu nó là những chữ Hán mà khi học trong sách Trung Hoa, các nhà tri thức
nước ta đọc trại đi theo giọng Việt...” [23, tr. 10].
Năm 1979, trong chuyên luận về tiếng Việt lịch sử với tiêu đề là Nguồn gốc
và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn đã nêu lên tầm quan trọng
của từ Hán Việt và những điều kiện lịch sử, văn hoá cho quá trình hình thành tên gọi,
cách đọc từ Hán Việt. Theo Nguyễn Tài Cẩn thì“Chữ Hán (hay cịn gọi là chữ Nho)
vốn là một nền văn tự do người Hán sáng tạo ra cách đây khoảng trên 3000 năm, khi
người Hán đang cịn đóng khung địa bàn cư trú của mình trong vùng đất thuộc lưu
vực sơng Hồng Hà và sông Vị” và “Cách đọc Hán Việt thường được giải thích là lối
đọc chữ Hán riêng của Việt Nam, người Việt chuyên dùng khi đọc các văn bản tiếng
Hán” [3, tr. 18]. Nhƣ vậy, qua cơng trình của mình, Nguyễn Tài Cẩn chỉ đƣa ra một số

ý kiến về chữ Hán và cách đọc Hán Việt của ngƣời Việt nhƣng cũng chƣa đƣa ra định
nghĩa cụ thể về từ Hán Việt.
Năm 1998, Nguyễn Nhƣ Ý trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học đã
cho rằng: “Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, được nhập vào hệ thống từ vựng
tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng
Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán” [23, tr. 369].
Tác giả Lê Ngọc Trụ trong Tầm nguyên từ điển cũng đã đƣa ra định nghĩa sau:
“Tiếng Hán Việt là tiếng Hán phát âm theo lối Việt. Ban đầu đó là những chữ Hán mà
khi đọc sách Trung Hoa các nhà trí thức ta đọc trại đi theo giọng Việt” [22, tr. 15].
Nhà Từ vựng học Nguyễn Thiện Giáp trong Giáo trình Từ vựng học tiếng
Việt (bản in năm 1998) cũng khẳng định: “Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt,
gọi tắt là từ Hán Việt” [7, tr. 241 –242].
Xuất phát từ quan điểm lịch sử, Lê Đình Khẩn trong bài Từ vựng gốc Hán trong
tiếng Việt cũng thống nhất với quan điểm của Nguyễn Nhƣ Ý, ông khẳng định: “Từ
Hán Việt là lớp từ Hán mà tiếng Việt vay mượn từ đời Đường và dựa trên cơ sở âm
đọc ở Trường An là âm đọc chính thời bấy giờ…” [11, tr. 60].
Tuy nhiên, không phải mọi từ mƣợn từ Hán đều là từ Hán Việt. Từ Hán Việt
nói ở đây là từ mƣợn gốc Hán và đƣợc đọc theo cách phát âm của ngƣời Việt. Nhƣ vậy
9


là, những từ mƣợn từ tiếng Hán trƣớc đời Đƣờng nhƣ: buồng, buồn, ngà, đìa, chém…
và những từ mƣợn theo con đƣờng khẩu ngữ nhƣ: tài xế, mì chính, vằn thắn… không
đƣợc coi là từ Hán Việt [1, tr. 36].
Một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam coi âm Hán-Việt chỉ là âm chữ Hán vào
thời nhà Đƣờng, đọc theo quy luật ngữ âm tiếng Việt. Do quá trình tiếp xúc giữa hai
ngôn ngữ Hán và Việt bắt đầu từ lâu, và tiếng Hán đã đƣợc du nhập vào Việt Nam từ
khi nhà Hán xâm chiếm Việt Nam, cho nên ở Việt Nam đã xuất hiện một lớp từ gọi là
“từ Hán Việt”. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận các từ ngữ tiếng Hán giai đoạn đầu chỉ
diễn ra một cách lẻ tẻ, khơng có tính hệ thống và chủ yếu bằng đƣờng khẩu ngữ. Đến

giai đoạn nhà Đƣờng thì tiếng Hán đƣợc du nhập một cách có hệ thống, với số lƣợng
lớn và chủ yếu thông qua con đƣờng sách vở. Theo quan điểm này thì phiên âm HánViệt là cách thức đọc tiếng Hán theo âm tiếng Hán thời nhà Đƣờng qua đƣờng sách
vở, đƣợc những ngƣời Việt sử dụng chữ Hán đặt ra, Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với
hệ thống ngữ âm của tiếng Việt vào thời kỳ đó. Theo Henri Maspéro, Benhard
Kalgren, Torosu Mineyra, âm Hán Việt mà chúng ta biết đến là ngôn ngữ Tràng An
thế kỷ IX - X, vào thời kỳ cuối Đƣờng. Đây là giai đoạn hình thành cách đọc Hán Việt
có hệ thống. Cũng theo quan điểm này, những từ Hán đƣợc du nhập từ giai đoạn trƣớc
hay các từ Hán cổ không đƣợc đọc theo âm Hán Việt (đời Đƣờng) mà theo âm Hán cổ,
và đã đƣợc Việt hóa tƣơng đối, hoặc là để làm phong phú nguồn từ vựng cho tiếng
Việt cổ dùng trong dân gian.
Theo Nguyễn Thiện Giáp (trong Từ vựng học Tiếng Việt ) thì: “Tiếng Việt và
tiếng Hán đều là những ngơn ngữ có lịch sử lâu đời. Trong quá trình tiếp xúc giữa hai
ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng rất lớn của tiếng Hán để làm giàu
thêm kho từ ngữ của mình. Hiện tượng tiếp nhận này diễn ra không giống nhau trong
các thời kỳ. Nếu hiện tượng tiếp nhận từ ngữ Hán của tiếng Việt ở giai đoạn đầu chỉ
có tính lẻ tẻ, rời rạc, chủ yếu bằng con đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc trực tiếp của
người Việt với người Hán thì đến đời Đường. Tiếng Việt đã tiếp nhận các từ ngữ Hán
một cách có hệ thống bằng con đường sách vở” [7, tr. 241 – 242].
Do bị ngàn năm Bắc thuộc nên Việt Nam chịu ảnh hƣởng rất nhiều về ngôn ngữ
Trung Hoa. Theo Nguyễn Văn Khang thì: “Tuy chưa có (và rất khó) thống kê chính
xác nhưng có thể khẳng định rằng vốn từ mượn Hán chiếm từ 60 – 70% vốn từ tiếng
Việt hiện nay” [10, tr. 387]. Tiếng Hán Việt đƣợc hình thành do giới bình dân trực tiếp
10


giao thiệp với ngƣời Trung Hoa và do giới Nho học trí thức mƣợn kinh điển sách vở
Trung Hoa, đọc chữ Hán theo phƣơng pháp “phiên thiết” ghi trong tự điển Trung Hoa
bằng giọng Việt Nam thành tiếng Hán Việt [22, tr. 15 – 16].
Trong việc mƣợn tiếng nƣớc ngoài thì ngƣời Việt đã “Việt hóa” tiếng của họ
để phù hợp với ngôn phong và cách phát âm của ngƣời Việt trong giao tiếp cũng nhƣ

trong sáng tác văn học. Chẳng hạn nhƣ: “tua bin” (turbin), “tắc xi” (taxi), “rin”
(jean),... là những từ ngoại lai nhƣng ngƣời Việt đã “Việt hóa” chúng thành những từ
có cách đọc phù hợp với cách phát âm của ngƣời Việt. Việc mƣợn tiếng Trung Hoa để
làm giàu tiếng Việt cũng không ngoại lệ, nên ngày nay mới có hai phạm trù “tiếng Hán
Việt và Hán Việt -Việt hóa”. Một bộ phận của từ Hán Việt là mƣợn cả âm lẫn nghĩa và
một bộ phận nữa chỉ mƣợn âm thanh sau đó “Việt hóa” chúng đi thành tiếng Việt.
Nguyên nhân mà kho từ vựng tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt là do thời gian
tiếp xúc của tiếng Việt và tiếng Hán rất lâu dài. Hơn nữa, tuy trong lúc đó, Việt Nam
đã có một dạng chữ viết riêng nhƣng chỉ ở dạng sơ khai (chữ nịng nọc), loại chữ này
chƣa mang tính hệ thống, chƣa sử dụng phổ biến cho nên ngƣời Việt đã vay mƣợn chữ
Hán để sử dụng trong các văn bản hành chính cũng nhƣ trong sinh hoạt hằng ngày.
Tuy nhiên, trong q trình vay mƣợn, ngƣời Việt đã khơng đọc đúng âm Hán mà đọc
nó theo phƣơng thức phát âm/ theo khẩu âm của ngƣời Việt, từ đó biến từ Hán thành
từ Hán - Việt. Đó chính là q trình vay mƣợn từ Hán và biến chúng thành từ Hán
Việt.
Trƣớc tiên là Việt hóa về mặt ngữ âm: từ Hán chuyển thành từ Hán - Việt, đƣợc
đọc theo âm Việt (thƣờng gọi là âm Hán - Việt) phù hợp với quy luật ngữ âm của
ngƣời Việt.
Hoàng Phê đã từng nói: “Khi ta mượn một tiếng nước ngồi, thì với một ý
nghĩa nào đó, chúng ta đã tạo thành một từ mới của ta: từ tiếng Việt này sẽ có một đời
sống riêng của nó” [25]. Cho nên, từ Hán Việt có nhiều thay đổi về mặt kết cấu so với
từ gốc Hán. Dễ thấy nhất là xu hƣớng rút gọn hàng loạt từ ghép thành từ đơn: văn (văn
chƣơng, văn học), chế (chế biến, chế tạo), lệnh (mệnh lệnh), đảm (đảm đƣơng), hạn
(kỳ hạn), điệu (yểu điệu),... Ngoài việc rút gọn, ngƣời Việt còn phát triển thành từ
ghép Việt Nam theo công thức: “từ Việt + từ Hán” hoặc “từ Hán + từ Việt”. Theo đó,
có rất nhiều từ mới đƣợc xuất hiện nhƣ: cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến
đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động… Ngay cả những từ ghép mang gốc Hán hoàn toàn, khi
11



trở thành từ Hán - Việt thì cũng có thể bị chuyển hốn vị trí. Thí dụ về sự chuyển hốn
vị trí nhƣ thế có rất nhiều: náo nhiệt (Hán: nhiệt náo), di chuyển (chuyển di), tố cáo
(cáo tố), phóng thích (thích phóng), tƣớng mạo (mạo tƣớng), cứu vãn (vãn cứu), quyền
lợi (lợi quyền), tiến cử (cử tiến), tang thƣơng (thƣơng tang)... Dĩ nhiên, khơng phải từ
ghép nào cũng có thể thay đổi vị trí. Điều này thƣờng xảy ra trong trƣờng hợp từ ghép
đƣợc cấu tạo bởi hai từ đơn âm đồng nghĩa [26]. Hoặc thay đổi các yếu tố tổ thành,
nhƣ: “an nhiên vơ sự” (Hán) thành “bình yên vô sự” (Việt), “an phận thủ kỷ” (Hán)
thành “an phận thủ thƣờng” (Việt), “khởi tử hoàn sinh” (Hán) thành “cải tử hoàn sinh”
(Việt), “dĩ thực vi thiên” (Hán) thành “dĩ thực vi tiên” (Việt), “cửu tử nhất sinh” (Hán)
thành “thập tử nhất sinh”, “nhất cử lƣỡng đắc” (Hán) thành “nhất cử lƣỡng tiện”... [15,
tr. 79].
Đa số từ Hán-Việt có âm Hán-Việt chuẩn đƣợc ngƣời Việt sử dụng nhƣ từ
thuần Việt mà khi nhắc đến từ Hán Việt đó thì chúng ta đều có thể hiểu đƣợc nghĩa
của nó mà không cần phải suy nghĩ nhƣ: “lịch sử” (歷史), “văn hóa” (文化), “khán
giả”(看者), “độc giả” (讀者), “ngơn ngữ” (言語),...
Ngồi ra, cịn có một số thuật ngữ liên quan, nhƣ từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt
Việt hoá. Từ Hán Việt cổ là những từ đƣợc du nhập vào Việt Nam tƣơng đối sớm nên
còn mang nhiều nét âm vận của tiếng Trung Quốc trƣớc đời Đƣờng, nhƣ: “mùi” (味),
“buông” (放), “múa” (舞), “muộn” (晚), “cởi” (解), “khoe” (夸)… Bên cạnh đó, từ
Hán Việt Việt hố là khái niệm dùng để chỉ một bộ phận từ Hán - Việt du nhập vào
Việt Nam tƣơng đối sớm lại bị ảnh hƣởng của tiếng bản địa, khiến cho âm đọc của
chúng bị thay đổi để phù hợp với lối phát âm của ngƣời Việt, nhƣ: “gần” (xuất phát từ
chữ cận 近), “giƣờng” (xuất phát từ chữ “sàng”床), “mùa” (xuất phát từ chữ “vụ” 務),
“dầu” (xuất phát từ chữ “do”由)... Đặc biệt, một số vùng miền cịn có hiện tƣợng một
bộ phận từ Hán Việt bị “Việt hóa” theo âm địa phƣơng nhƣ: “nhơn” (人), “đờn” (彈),
“lịnh” (令), “hớn” (漢)…

12



1.2. Quá trình du nhập của tiếng Hán vào Việt Nam
Chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho), vốn là văn tự do ngƣời Hán sáng tạo ra cách
nay trên 3000 năm (thời Ân Thƣơng). Ban đầu nó chỉ dùng để phục vụ riêng cho ngƣời
Hán và các tầng lớp trên trong khu vực đã bị Hán hóa sớm: ghi chép những chuyện
liên quan đến bói tốn (giáp cốt văn tự), ghi chép lời nói cử những nhân vật nổi tiếng
thời thƣợng cổ (Kinh Thƣ), ghi chép thơ ca dân gian (Kinh Thi), ghi chép các huyền
thoại mà ngƣời Hán nghe đƣợc trong vùng (huyền thoại về Tam Hoàng, Ngũ Đế, Nữ
Oa...). Tiến lên một bƣớc nữa, nó dùng làm công cụ để bàn bạc về triết học, thảo luận
về chính trị (Luận ngữ, Mạnh tử, Trang tử, Tả truyện...) cũng nhƣ để sáng tác văn học
(Sở từ). Sau đó, cùng với việc mở rộng địa bàn cƣ trú của ngƣời Hán, chữ Hán cũng
dần dần đƣợc truyền ra toàn vùng. Nó vƣợt sơng Dƣơng Tử, đi vào đất Ngơ, đất Việt.
Đến khoảng đầu Cơng ngun, một mặt nó tiếp tục đi xa hơn về phía Nam đi vào tận
khu vực Giao Châu, một mặt nó lan tràn lên phía Đông Bắc đi vào đất Choson (nay là
nƣớc Triều Tiên). Sau đó vài thế kỷ, xuất phát từ vùng bờ biển miền Đơng Trung
Quốc, nó lại tràn sang đến hai vƣơng quốc Beakje, Silla nằm ở phía Nam Choson. Xa
hơn nữa về phía Đơng, nó đã vƣợt biển lan tràn sang đến quần đảo Nhật Bản. Nhƣ vậy,
chúng ta có thể thấy đƣợc rằng sức ảnh hƣởng của chữ Hán ra các vùng lãnh thổ lân
cận là rất lớn [3, tr. 16].
Để hình thành một kho từ vựng Hán Việt lớn nhƣ hiện nay (theo Nguyễn Văn
Khang thì có khoảng 70%) thì phải nói đến sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán.
Theo Nguyễn Tài Cẩn viết trong cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc
Hán Việt thì “Trong mối quan hệ giữa hai ngơn ngữ thì sự ảnh hưởng của tiếng Hán
sang tiếng Việt đã lưu lại vết tích rõ rệt. Trong q trình đó thì sự lan truyền theo con
đường thẳng là chủ đạo và chiếm tỉ lệ cao. Đối với việc vay mượn thì bộ phận gồm các
yếu tố mượn thông qua cách đọc Hán Việt là bộ phận lớn hơn và có hệ thống hơn cả”
[3, tr. 33 - 34].
Những mối quan hệ giữa cƣ dân miền Bắc Việt Nam và cƣ dân Hán đã có thể
bắt đầu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, từ ngay trong thời kỳ thƣợng cổ, khi chƣa có sự
phân hóa thành những ngơn ngữ riêng biệt nhƣ: Việt, Mƣờng, Chứt. Nhƣng nói đến sự
tiếp xúc giữa ngƣời Hán và ngƣời Việt để tạo nên sự ảnh hƣởng lớn của tiếng Hán đến

tiếng Việt thì phải bắt đầu từ khi Triệu Đà đem quân sang xâm lƣợc Âu Lạc (- 179) và
nhất là từ lúc nhà Hán đặt nền đô hộ ở Giao Chỉ, Cửu Chân (- 111). Chỉ đến năm 905,
13


×