Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Chiến lược phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại liên doanh dầu khí Việt – Nga VIETSOVPETRO giai đoạn 2012 - 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN MẪU HỒNG

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KỸ
THUẬT DẦU KHÍ TẠI LIÊN DOANH VIỆT –
NGA VIETSOVPETRO GIAI ĐOẠN 2012 – 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN MẪU HỒNG

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KỸ
THUẬT DẦU KHÍ TẠI LIÊN DOANH VIỆT –
NGA VIETSOVPETRO GIAI ĐOẠN 2012 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02


HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN PHƯ TỤ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học :

PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại
Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 04 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Trƣơng Quang Dũng
2. TS. Trần Anh Minh
3. TS. Đạng Thanh Vũ
4. TS. Nguyễn Văn Dũng
5. TS. Nguyễn Hải Quang

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc sửa chữa
(nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

TS Trƣơng Quang Dũng



TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ TP.HCM
PHỊNG QLKH - ĐTSĐH

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày tháng năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN MẪU HỒNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh: Hà Tĩnh

30/06/1978

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
MSHV: 1184011067
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Chiến lược phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại liên doanh dầu khí Việt – Nga
VIETSOVPETRO giai đoạn 2012 - 2017
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến
độ nghiên cứu đƣợc giao. Nội dung nghiên cứu của đề tài phải rõ ràng, dựa trên
những cơ sở lý luận căn bản ngành học từ đó phân tích đƣợc thực trạng hiện tại của
Liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO để đƣa ra đƣợc chiến lƣợc phát triển dịch

vụ kỹ thuật dầu khí tổng thể trong giai đoạn tiếp theo.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài)
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 14/03/2013
V- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Mẫu Hồng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc khóa học cũng nhƣ Luận văn này, tác giả xin trân trọng cảm
ơn đến các Thầy, Cô Trƣờng Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí
Minh nói chung, các Thầy, Cơ trong khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng trong

suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt trân trọng cám ơn Thầy Nguyễn Phú Tụ
đã tận tình hƣớng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn những bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tác giả
trong việc thu thập dữ liệu cũng nhƣ những đánh giá phân tích rất quý báu.
Một lần nữa Tác giả trân trọng cám ơn tất cả mọi ngƣời đã giúp đỡ tác giả để
hoàn thành Luận văn này.


iii

TĨM TẮT
Liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO có hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh
vực tìm kiếm và thăm dị khai thác dầu khí. Ban đầu với sự giúp đỡ của các chuyên
gia Liên Xô, bây giờ là Liên bang Nga, Liên doanh VIETSOVPETRO đã từng bƣớc
khẳng định vai trò của mình trên thi trƣờng Việt Nam cũng nhƣ các khách hàng
quốc tế về lĩnh vực khách thác dầu khí, các dịch vụ của Liên doanh Việt – Nga
VIETSOVPETRO từng bƣớc đƣợc khách hàng đặt trọn niềm tin, trong hơn 30 năm
hình thành và phát triển Liên doanh Việt-Nga VIETSOVPETRO đã khai thác đƣợc
hơn 200 triệu tấn dầu thô đƣa vào bời trên 23 tỷ m3 khối khí thu về hơn 47 tỷ USD
về lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong thời gian qua đã đạt doanh thu hơn 500
triệu USD. Hiện nay với hệ thống dịch vụ trên bờ và các cơng trình biển cùng với
đội ngũ công nhân viên đƣợc đào tạo thực tế ở mọi lĩnh vực tạo thành một dây
chuyền khép kín từ khâu nghiên cứu khoa học thiết kế, triển khai xây dựng và lắp
đặt, vận chuyển biển bờ, khoan khai thác dầu khí, địa vật lý giếng khoan, cung cấp
năng lƣợng, cơng nghệ thông tin, chống phun...
Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay tình hình sản lƣợng dầu thơ sụt
giảm nghiêm trọng, điều này đặt ra thách thức cho tồn Liên doanh trƣớc tình hình
giảm doanh thu từ nguồn khai thác dầu khí. Mặt khác trong giai đoạn này khủng
hoảng kinh tế trên toàn cầu cũng ảnh hƣớng đến nền kinh tế nói chung và ngành đầu
tƣ dầu khí nói riêng đã dẫn đến mơ hình của Liên doanh thiếu sự bền vững từ khâu

sản xuất dầu đến dịch vụ cho ngành dầu khí. Điểm yếu duy nhất đó là không tận
dụng đƣợc những tiềm năng và nguồn lực sẵn có để phát triển và hội nhập với thị
trƣờng dầu khí tồn cầu.
Đề tài sau khi phân tích thực trạng của Liên doanh VIETSOVPETRO, tác giả đã
đề xuất một số chiến lƣợc phát triển nhằm góp một phần giữ ổn định và hội nhập.
Bên cạnh đó, phát triển những sản phẩm dịch vụ sẵn có mang tính lợi thế góp phần
tăng doanh thu cho Liên doanh trong giai đoạn sắp tới.


iv

ABSTRACT
The Joint Venture Viet - Russia VIETSOVPETRO (VIETSOVPETRO) has over
30 years in the field of search and exploitation of oil and gas exploration. At the
begining with the help of Soviet experts, is now Russia, VIETSOVPETRO has
gradually asserted its role in the Vietnamese market as well as international clients
in the field of oil and gas services. The services of VIETSOVPETRO are highly
trusted by its customers. For more than 30 years of formation, operation and
development, VIETSOVPETRO has mined over 200 million tons of crude oil
brought in by over 23 billion m3 of gas and collected more than $ 47 billion. In the
oil and gas field engineering services recent years has grossed more than $ 500
million.
Currently the onshore services system and offshore projects along with a team of
trained workers practice in all areas form a closed line from the stage of research
design, the construction and installation, transporting sea-shore, drilling oil and gas,
geophysics wells, power supply, information technology, fighting erupted
However, in the period from 2006 to the present situation of crude oil
production declined seriously, this poses a challenge for the whole business in the
face of declining revenue from oil and gas exploitation. On the other hand, during
the global economic crisis is also affecting the economy in general and investment

in oil and gas sector in particular has led to models of the lack of sustainability of
oil production to services for oil and gas industry. The only weak point is not to take
advantage of the potential and available resources for the development and
integration with the global oil and gas market.
After analyzing the situation of VIETSOVPETRO, the athor has recommended
some developing strategies in order to contribute a stable and integration and the
development of products and services available to provide strategic advantage and
contribute to increase sales for VIETSOVPETRO in the upcoming period.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
ABSTRACT ..................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................... x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ...................................................... xi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................... 3
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 4
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 4

1.1.1 Tổng quan về chiến lƣợc ...................................................................................... 4
1.1.1.1 Khái niệm về chiến lược ............................................................................... 5
1.1.1.2 Các khái niệm có liên quan .......................................................................... 6
1.1.2.3 Các cấp chiến lược và các loại chiến lược ................................................... 7
1.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược .......................................... 9
1.1.1.5. Công cụ xây dựng chiến lược .................................................................... 14
1.1.2 Xây dựng mơ hình nghiên cứu ............................................................................ 20
1.2 Tổng quan về thị trƣờng dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam ............................. 21
1.2.1 Khái niệm về dịch vụ kỹ thuật dầu khí .............................................................. 21
1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ kỹ thuật dầu khí ............................................................... 21
1.2.3 Các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí ................................................................ 23


vi

1.2.3.1 Dịch vụ địa vật lý giếng khoan ................................................................... 23
1.2.3.2 Dịch vụ xây lắp và sửa chữa các cơng trình biển....................................... 23
1.2.3.3 Dịch vụ khoan khai thác dầu khí ................................................................ 23
1.2.3.4 Dịch vụ khai thác dầu khí .......................................................................... 24
1.2.3.5 Dịch vụ vận tải biển và công tác lặn .......................................................... 24
1.2.3.6 Dịch vụ kết nối mỏ ...................................................................................... 24
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ TẠI
VIETSOVPETRO TRONG THỜI GIAN QUA (2005-2011) ........................................ 26
2.1 Tổng quan về Liên doanh Việt - Nga VIETSOVPETRO ......................................... 26
2.1.1 Giới thiệu về Liên doanh Việt-Nga VIETSOVPETRO ...................................... 26
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 27
2.1.3 Các loại hình dịch vụ kỹ thuật DK mà VIETSOVPETRO có thể cung cấp ....... 28
2.1.4 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................... 28
2.1.5 Lĩnh vực hoạt động.............................................................................................. 30

2.1.6 Cơ sở vật chất hiện có của VIETSOVPETRO ................................................... 30
2.1.7 Các dự án dịch vụ điển hình ................................................................................ 30
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ kỹ thuật DK trong giai đoạn 2006-2011 .. 32
2.2.1 Giới thiệu về dịch vụ kỹ thuật dầu khí của VIETSOVPETRO ........................... 32
2.2.2 Thực trạng kinh doanh dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong thời gian qua ................. 35
2.3 Các chiến lƣợc đã thực hiện trong thời gian qua ...................................................... 37
2.3.1 Đẩy mạnh công tác dịch vụ kỹ thuật dầu khí ra bên ngồi ................................. 37
2.3.2 Ngăn chặn sản lƣợng dầu thô suy giảm............................................................... 41
2.3.3 Tăng cƣờng mua sắm thiết bị và đầu tƣ mới ....................................................... 43
2.3.4

Phát triển nguồn nhân lực............................................................................... 44

2.3.5 Tăng cƣờng công tác tiếp thị dịch vụ .................................................................. 46
2.4 Đánh giá chung về tình hình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc thời gian qua......... 47
2.4.1 Thành tựu đạt đƣợc.............................................................................................. 47
2.4.2 Những tồn tại hạn chế ......................................................................................... 48
2.5 Phân tích các yếu tố mơi trƣờng làm căn cứ để xây dựng chiến lƣợc phát triển ...... 48


vii

2.5.1 Ma trận các yếu tố mơi trƣờng bên ngồi EFE ................................................... 48
2.5.1.1

Môi trường vĩ mô ..................................................................................... 48

2.5.1.1.1

Các yếu tố kinh tế ................................................................................. 48


2.5.1.1.2

Các yếu tố văn hoá, xã hội và nhân khẩu ............................................ 49

2.5.1.1.3

Công nghệ ............................................................................................ 49

2.5.1.1.4

Các yếu tố tự nhiên .............................................................................. 50

2.5.1.1.5

Các yếu tố chính trị, luật pháp và chính phủ:...................................... 50

2.5.1.2

Mơi trường vi mơ ..................................................................................... 50

2.5.1.2.1

Các đối thủ cạnh tranh: ....................................................................... 50

2.5.1.3.1

Khách hàng: ......................................................................................... 53

2.5.1.4.1


Nhà cung cấp: ...................................................................................... 54

2.5.1.5.1

Các đối thủ tiềm ẩn .............................................................................. 55

2.5.1.3

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE .......................................... 56

Bảng 2.8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE ........................................... 57
2.5.2 Môi trƣờng bên trong IFE ................................................................................... 57
2.5.2.1 Điểm mạnh:................................................................................................. 57
2.5.2.2 Điểm yếu: .................................................................................................... 58
2.5.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE ............................................... 60
2.5.3. Xây dựng chiến lƣợc thông qua ma trận SWOT ................................................ 60
2.5.4 Lựa chọn chiến lƣợc thơng qua ma trận QSPM .................................................. 64
Tóm tắt chƣơng 2: ........................................................................................................... 66
CHƢƠNH 3 : XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DẦU KHÍ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TẠI VIETSOVPETRO ĐẾN 2017 ... 67
3.1 Quan điểm xây dựng chiến lƣợc ............................................................................... 67
3.1.1 Dự báo nhu cầu và xu hƣớng phát triển của thị trƣờng dịch vụ kỹ thuật dầu
khí tại Việt Nam .......................................................................................................... 67
3.1.2 Quan điểm của tập đồn dầu khí Việt Nam về phát triển DV kỹ thuật DK. .... 67
3.1.3 Phƣơng hƣớng của Liên doanh Việt - Nga VIETSOVPETRO ........................... 68
3.2 Mục tiêu phát triển giai đoạn 2012-2017 .................................................................. 69
3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí ................... 69



viii

3.4.1 Giải pháp cho chiến lƣợc phát triển thị trƣờng ................................................... 69
3.4.1.1 Mở rộng thị trường dịch vụ ........................................................................ 70
3.4.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm ................................................................. 70
3.4.1.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing ................................................................. 71
3.4.1.4 Tăng cường quan hệ, giữ vững và phát huy các mối quan hệ KH ............. 71
3.4.1.5 Phát huy tối đa các thế mạnh và tiềm năng sẵn có .................................... 72
3.4.2 Giải pháp cho chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực .......................................... 72
3.4.2.1 Tuyến dụng: ................................................................................................ 73
3.4.2.2 Công tác đào tạo ......................................................................................... 74
3.4.2.3 Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý: ........................................................ 74
3.4.2.4 Tổ chức lại nhân lực lao động .................................................................... 75
3.4.3 Chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động đồng tâm ...................................................... 75
3.4.4 Chiến lƣợc liên doanh liên kết............................................................................. 77
3.4.4.1 Tận dụng công nghệ của đối tác liên doanh ............................................... 78
3.4.4.2 Tận dụng nguồn vốn của đối tác liên doanh............................................... 79
3.4.4.3 Liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài tại một nước khác. ........... 79
3.5 Một số kiến nghị và đề xuất đối với các cấp ban ngành địa phƣơng và các cơ
quan vĩ mơ cấp nhà nƣớc ................................................................................................ 80
3.5.1 Đối với chính phủ Việt Nam: .............................................................................. 81
3.5.2 Đối với chính phủ Nga: ....................................................................................... 81
Tóm tắt chƣơng 3: ........................................................................................................... 81
KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 85
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... a
Phục lục 1 Bảng câu hỏi tham khảo ý kiến đối với các chuyên gia ................................. a
Phụ lục 2. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các chuyên gia ....................................... f
Phụ lục 3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các chuyên gia ....................................... g
Phụ lục 4. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các chuyên gia ....................................... h

Phụ lục 5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của các chuyên gia ........................................ i


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIETSOVPETRO: Liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO
DVKTDK: Dịch vụ kỹ thuật dầu khí
PTSC: Cơng ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam
PVD: Tổng cơng khoan Việt Nam
JOC: Công ty điều hành chung.
LD: Liên doanh
VSP: Liên doanh Việt – Nga VIETSOVPETRO
PVEP: Tổng công ty thăm dị và khai thác dầu khí Việt Nam
VJR: Cơng ty dầu khí Việt Nhật Nga
JVPC: Cơng ty dầu khí Nhật Việt


x

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp nguồn nhân lực VIETSOVPETRO qua các thời kỳ ............ 34
Bảng 2.2 Phân chia doanh thu bán dầu của các phía tham gia VIETSOVPETRO 34
Bảng 2.3. Doanh thu về dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại thị trƣờng Việt Nam........... 35
Bảng 2.4. Doanh thu và lợi nhuận về dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại thị trƣờng Việt
Nam........................................................................................................................ 35
Bảng 2.5. Doanh thu về các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí của
VIETSOVPETRO ................................................................................................. 36
Bảng 2.6. Sản lƣợng khai thác dầu thô trong giai đoạn 2006-2011 của
VIETSOVPETRO ................................................................................................. 42

Bảng 2.7. Tỷ lệ độ tuổi lao động dƣới 45 tại Liên doanh trong các thời kỳ ......... 44
Bảng 2.8. Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE ........................................................ 62
Bảng 2.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong EFE .......................................... 62
Bảng 2.10. Ma trận SWOT ................................................................................... 63
Bảng 2.11. Ma trận QSPM .................................................................................... 67


xi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................. 21
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của VIETSOVPETRO .................................................. 29
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng cơ cấu các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí 2006-2011.. 36
Biểu đồ 2.2. Sơ đồ cơng nghệ sản lƣợng khai thác dầu tại các mỏ dầu khí ......... 41
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng cơ cấu trong việc mua sắm và đầu tƣ thiết bị tại ................ 43
Hình 2.1. Mơ hình kết nối mỏ Bạch hổ và Cá ngừ vàng ....................................... 40


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Định hƣớng phát triển của Liên doanh Việt-Nga VIETSOVPETRO
(VIETSOVPETRO) trong giai đoạn 2012-2017 và tầm nhìn 2030 là tiếp tục tiến
hành cơng tác tận thăm dị và khai thác dầu khí tai lô 09-1 trên cơ sở hiệp định Việt
– Nga ký ngày 27-12-2010; mở rộng vùng hoạt động tìm kiếm, thăm dị và khai
thác các mỏ dầu khí tại các khu vực Việt nam và nƣớc ngoài. Đồng thời, mở rộng
kinh doanh đa ngành, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí; tiếp
tục xây dựng VIETSOVPETRO thành doanh nghiệp mạnh với phạm vi hoạt động
mở rộng ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đổi mới cơ chế và hoàn thiện tổ chức

để đảm bảo cho VIETSOVPETRO tiếp tục phát triển mạnh mẽ và lâu dài, giữ vững
vai trò chủ lực và tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí
của Tập đồn dầu khí Quốc gia Việt nam. Để tăng tính cạnh tranh và phát triển bền
vững trong hoạt động kinh doanh của VIETSOVPETRO tôi đã chọn đề tài “Chiến
lược phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Liên doanh Việt –Nga
VIETSOVPETRO giai đoạn 2012-2017” làm luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
2. Mục đích của đề tài
Hệ thống những vấn đề cơ bản về dịch vụ dầu khí của Liên doanh Việt-Nga
VIETSOVPETRO làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Liên doanh Việt-Nga
VIETSOVPETRO, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và chỉ rõ
những tồn tại và nguyên nhân.
Phân tích nhu cầu dịch vụ kỹ thuật dầu khí, năng lực trong nƣớc và ngồi nƣớc,
năng lực đáp ứng của các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí hiện hữu, phân tích khả
năng phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí của VIETSOVPETRO thơng qua các chiến
lƣợc.
Đề xuất các chiến lƣợc phát triển các dịch vụ kỹ thuật dầu khí nhằm phát triển
VIETSOVPETRO một cách bền vững trong giai đoạn 2012-2017. Để thực hiện các


2

chính sách, chủ trƣơng của nhà nƣớc về việc phát triển ngành kỹ thuật dầu khí, góp
phần hồn thành chiến lƣợc kinh doanh của VIETSOVPETRO, hƣớng tới thị trƣờng
trong khu vực và thế giới đồng thời có các khuyến nghị với các chính phủ về các
chính sách nhằm đảm bảo thực hiện các chiến lƣợc phát triển dầu khí nói chung,
ngành ngành kỹ thuật dầu khí nói riêng của Việt Nam, tạo ra môi trƣờng kinh doanh
thuận lợi trong tƣơng lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: Dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong Liên doanh Việt – Nga

VIETSOVPETRO.
Phạm vi nghiên cứu:
Do việc đầu tƣ phát triển Dầu khí và dịch vụ dầu khí Việt Nam trải qua nhiều
thời kỳ lịch sử, phát triển kinh tế, với nhiều hệ thống chính sách khác nhau, rất khó
cho kết quả nghiên cứu có tính nhất qn, nhằm đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực
của đề tài nên tác giả chỉ giới hạn thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2000 cho đến
nay, tập trung cho hoạt động vận tải từ năm 2005–2011.
Phạm vi nghiên cứu thông qua các nguồn thông tin thứ cấp là các nguồn thống
kê của VIETSOVPETRO, nguồn thông tin sơ cấp về nhu cầu dịch vụ dầu khí trong
nƣớc và khu vực, thông qua bảng câu hỏi để lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành
nhằm phân loại tầm quan trọng các yếu tố trong các ma trận, phân loại mức độ phản
ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tố, để từ đó đề tài sẽ nghiên cứu việc phát
triển dầu vụ kỹ thuật dầu khí trong tƣơng lai thơng qua các chiến lƣợc.
Với mục đích là phát triển dịch vụ dầu khí hƣớng đến khách hàng nên trong luận
văn

khơng

đề cập đến hoạt động tự doanh của Liên doanh Việt-Nga

VIETSOVPETRO.
Thời gian nghiên cứu: năm 2011- 2012


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu của tác giả dựa trên các tài liệu hƣớng dẫn quản trị chiến lƣợc
kinh doanh, tài liệu phân tích nhu cầu dịch vụ dầu khí mà tác giả đã thu thập trên
Internet, cũng nhƣ nguồn dự báo nhu cầu dịch vụ dầu khí trong những năm vừa

qua, hiện tại và tƣơng lai của Việt Nam, lấy ý kiến của các chuyên gia là các cán bộ
hoạt động trong các lĩnh vực về ngành dầu khí tại các cơng ty dầu khí lớn của Việt
Nam.
Nhằm nghiên cứu các vấn đề cho kết quả một cách chính xác và hiệu quả khi áp
dụng vào thực tế tác giả đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Các thông tin thứ cấp đƣợc thu thập và sử dụng chủ yếu từ các nguồn thống kê
của VIETSOVPETRO. Nguồn thông tin nội bộ từ các báo cáo hoạt động sản xuất
kinh doanh của VIETSOVPETRO từ năm 2000 cho đến nay...
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp
thống kê, diễn giải, quy nạp…
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan vế dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam
Chƣơng 2: Thực trạng về dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại VIETSOVPETRO trong
thời gian qua
Chƣơng 3: Xây dựng chiến lƣợc phát triển dịch vụ dầu khí và đề xuất các giải
pháp thực hiện tại VIETSOVPETRO đến 2017


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT
DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về chiến lược
Xét về nguồn gốc từ ngữ, thì từ Strategy (chiến lƣợc) xuất phát từ chữ Strategos
trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “vị tƣớng”. Ban đầu đƣợc sử dụng trong quân đội
chỉ với nghĩa giản đơn, để chỉ vai trò chỉ huy, lãnh đạo của các tƣớng lĩnh, sau dần
đƣợc phát triển, mở rộng. Thuật ngữ chiến lƣợc đƣợc sử dụng để chỉ khoa học và
nghệ thuật chỉ huy quân đội, chỉ những cách để chiến thắng quân thù. Trong lịch sử

nhân loại, các nhà lý luận quân sự nổi tiếng qua các thời đại, từ đơng sang tây, từ cổ
chí kim đã dùng thuật ngữ này để chỉ cách “điều binh, khiển tƣớng”, “bài binh, bố
trận”, để diễn đạt nghệ thuật “lật ngƣợc tình thế”, “chuyển bại thành thắng”, “lấy
yếu thắng mạnh”, “lấy ít địch nhiều”…Ngày nay, thuật ngữ đƣợc sử dụng rất rộng
rãi trong kinh doanh và trong cuộc sống. Khi đến dự các hội nghị, hội thảo, đến làm
việc với bất cứ tổ chức/cơng ty nào ta cũng có thể nghe thấy thuật ngữ chiến lƣợc.
Trong đời thƣờng, ngƣời ta hiểu chiến lƣợc là hành động để chiến thắng bản thân
(chiến lƣợc phát triển) và chiến thắng đối thủ (chiến lƣợc cạnh tranh) để có thể tồn
tại và phát triển trong một mơi trƣờng đầy biến động. Nói đến chiến lƣợc, ngƣời ta
thƣờng gắn liền trong cụm từ “tƣ duy chiến lƣợc”, gắn với việc trả lời ba câu hỏi
lớn, quyết định đến vận mệnh của cơng ty đó là:
 Tổ chức của chúng ta đang ở đâu
 Chúng ta muốn đi đến đâu (nằm xác định rõ ngành kinh doanh cần đạt
đƣợc, nhóm khách hàng cần phục vụ và mục tiêu mong muốn).
 Làm cách nào để đến đƣợc vị trí cần đến/ đạt đƣợc mục tiêu mong muốn?
Trong ba câu hỏi trên thì trả lời câu hỏi thứ ba chính là nội dung chiến lƣợc của
tổ chức.
Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nên ngƣời ta thƣờng
lý giải ngắn gọn: chiến lƣợc là tổng hợp các động thái cạnh tranh và phƣơng pháp


5

kinh doanh đƣợc các nhà lãnh đạo sử dụng để vận hành tổ chức hay chiến lƣợc là kế
hoạch chơi của ban lãnh đạo để:
 Thu hút và làm hài lịng khách hàng
 Chiếm giữ một vị trí thị trƣờng
 Cạnh tranh thành công
 Tăng trƣởng kinh doanh
 Đạt đƣợc mục tiêu đề ra

1.1.1.1 Khái niệm về chiến lược
Do tầm quan trọng đặc biệt của chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc, nên có rất
nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu về vấn đề này và đƣa ra một số khái niệm
khác nhau:
Theo Alfred Chandler (1962), “chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản dài
hạn của doanh nghiệp, chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần
thiết để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo Ansoftt H.I (1965), “có thể coi chiến lược như mạch kết nối chung giữa
các hoạt động của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nó bao gồm bốn
bộ phận: phạm vi thị trường – sản phẩm; vector tăng trưởng (các thay đổi mà
doanh nghiệp thực hiện để phù hợp với phạm vi thị trường – sản phẩm đã xác định),
lợi thế cạnh tranh và cộng hưởng”.
Theo trƣờng phái của trƣờng kinh doanh Harvard, trong tác phẩm “Chính sách
kinh doanh: Bài học và tình huống” (1965) với phần viết chính của Andrew, thì
chiến lược là hệ thống các mục tiêu, mục đích được tuyên bố dưới dạng xác định
ngành/lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà công ty muốn tham gia, quy mơ, vị trí mà
cơng ty muốn đạt được và các chính sách căn bản, các kế hoạch để thực hiện mục
tiêu đã định”.
Trong điều kiện hiện nay, khi mơi trƣờng có những thay đổi lớn và diễn ra hết
sức nhanh chóng, thì cần quan tâm tới định nghĩa của Johnson G. và Scholes K.


6

(1999), theo các tác giả này, “chiến lƣợc là định hƣớng và phạm vi của một tổ chức
về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các
nguồn lực của nó trong mơi trƣờng thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và thỏa
mãn mong đợi của các bên hữu quan”.
Từ những khái niệm trên, có thể tổng quát hóa khái niệm chiến lƣợc nhƣ sau:
“chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với

tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được các
mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc
phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận các cơ hội, né tránh hoặc
giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ mơi trường bên ngồi”1.
1.1.1.2 Các khái niệm có liên quan
Để có thể hiểu thấu đáo khái niệm chiến lƣợc, cần tìm hiểu một số khái niệm có
liên quan nhƣ: Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, chính sách…những thuật ngữ này có
mối quan hệ mất thiết với nhau.
Tầm nhìn (Vision):
Tầm nhìn chiến lƣợc (viễn cảnh) thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất,
khái quát nhất mà tổ chức muốn đạt đƣợc. Cũng có thể coi tầm nhìn là là bản đồ
đƣờng của cơng ty, trong đó hiện đích đến trong tƣơng lai (5 năm, 10 năm, 20
năm…) và con đƣờng mà tổ chức sẽ đi đến đƣợc điểm đích đã định.
Sứ mạng (Mission):
Sứ mạng hay nhiệm vụ là tuyên bố có giá trị lâu dài về mục đích nó giúp phân
biệt cơng ty này với cơng ty khác. Những tun bố nhƣ vậy cịn đƣợc gọi là triết lý
kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh, những niềm tin của công ty.
Mục tiêu (goal/objective):
Là mục tiêu có thể đƣợc định nghĩa là những thành quả xác định mà một tổ chức
tìm cách đạt đƣợc khi theo đuổi nhiệm vụ chính/sứ mạng của mình.

1

GS-TS Đồn Thị Hồng Vân, 2010, Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội, trang 20


7

Chính sách (policy):
Chính sách là cơng cụ để thực hiện chiến lƣợc, là phƣơng tiện để đạt đƣợc các

mục tiêu. Các chính sách bao gồm các lời hƣớng dẫn, các quy tắc và thủ tục đƣợc
thiết lập để hậu thuẫn cho các nỗ lực đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra.
1.1.2.3 Các cấp chiến lược và các loại chiến lược
Có rất nhiều loại chiến lƣợc với những tên gọi khác nhau, tác giả xin giới thiệu
14 loại chiến lƣợc cơ bản cấp công ty theo quan điểm của Fred R. David.


Nhóm chiến lƣợc kết hợp:

Các chiến lƣợc thuộc nhóm này cho phép một cơng ty có đƣợc sự kiểm soát đối
với các nhà phân phối, nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh.
 Chiến lƣợc kết hợp về phía trƣớc (Forward integration): hay cịn gọi là kết
hợp dọc thuận chiều là chiến lƣợc liên quan đến việc tăng cƣờng kiểm sốt
đối với các cơng ty mua hàng, nhà phân phối, ngƣời bán lẻ…
 Chiến lƣợc kết hợp về phía sau (Backward intergration): hay cịn gọi là kết
hợp dọc ngƣợc chiều là chiến lƣợc liên quan đến việc tăng cƣờng kiểm
soát đối với các nhà cung cấp. Chiến lƣợc này đặc biệt cần thiết khi cơng
ty khơng có nguồn cung ổn định, biểu hiện bị phụ thuộc vào bên thứ 3,
nhà cung cấp không đáng tin cậy…
 Chiến lƣợc theo chiều ngang (Horizontal integration): là chiến lƣợc nhằm
tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm sốt của cơng ty đối với các đối thủ cạnh
tranh.


Nhóm chiến lƣợc chuyên sâu:

Đặc điểm chung của nhóm chiến lƣợc này là địi hỏi tập trung và nỗ lực để cải
thiện vị thế cạnh tranh của công ty với những sản phẩm và dịch vụ hiện có.
 Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng (Market panelration): làm tăng thị phần
các sản phẩm/dịch vụ hiện có tại thị trƣờng hiện hữu bằng các nỗ lực tiếp

thị lớn hơn.


8

 Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng (Market development): Phát triển thị
trƣờng liên quan đến việc đƣa những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào
những khu vực và địa lý mới.
 Chiến lƣợc phát triển sản phẩm (Product development): Phát triển sản
phẩm nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản
phẩm và dịch vụ hiện tại.


Nhóm chiến lƣợc mở rộng hoạt động

Với tƣ tƣởng “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”chun mơn hóa sâu sẽ mang lại
năng suất và hiệu quả cao.
 Chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động đồng tâm (Concentric diversilication):
Là chiến lƣợc thêm vào các sản phẩm và dịch vụ mới có liên quan đến sản
phẩm/dịch vụ hiện tại để cung cấp cho khách hàng hiện tại
 Chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang (Horizontal
diversilication): Là chiến lƣợc thêm vào các sản phẩm và dịch vụ mới có
chất lƣợng cao, không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hiện tại để cung
cấp cho khách hàng hiện tại
 Chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động kiểu khối (Conglomerate
diversilication): Là chiến lƣợc tăng doanh thu bằng cách thêm vào các sản
phẩm và dịch vụ mới không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ hiện tại để
cung cấp cho khách hàng mới. (Có thể gọi là chiến lƣợc kinh doanh đa
ngành đa nghề, rất cần thận trọng khi áp dụng chiến lƣợc này)



Các chiến lƣợc khác

 Chiến lƣợc liên doanh (Joint Venture) là chiến lƣợc thƣờng đƣợc áp dụng
khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một công ty thứ 3 (độc lập với
công ty mẹ) nhằm khai thác một cơ hội nào đó.


Chiến lƣợc thu hẹp bớt hoạt động (Retrenchment): là chiến lƣợc xảy ra
khi một công ty tổ chức lại/củng cố hoạt động thông qua việc cắt giảm chi


9

phí và tài sản để cứu vãn tình thế doanh thu và lao75i nhuận đang bị sụt
giảm


Chiến lƣợc cắt bỏ hoạt động (Divestiture): bán đi một chi nhánh hay một
phần cơng ty hoạt động khơng có lãi hoặc địi hỏi quá nhiều vốn; hoặc
không phù hợp với hoạt động chung của công ty để tăng vốn cho các hoạt
động khác.



Chiến lƣợc thanh lý (Liquidation): thanh lý là bán đi tất cả các tài sản của
công ty từng phần một với giá trị thực của chúng. Thanh lý là việc chấp
nhận thất bại vì vậy về mặt tình cảm có thể gặp khó khăn khi áp dụng
chiến lƣợc này.




Chiến lƣợc hỗn hợp: trong thực tế, có nhiều cơng ty khơng áp dụng độc
lập từng chiến lƣợc mà họ theo đuổi hai hay nhiều chiến lƣợc cùng lúc,
lựa chọn này đƣợc gọi là chiến lƣợc hỗn hợp. Nhƣng nếu lựa chọn quá
nhiều chiến lƣợc vƣợt khỏi khả năng thực hiện của công ty thì sẽ gây phản
tác dụng hoặc sẽ gặp rủi ro rất lớn.
1.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược

Do có rất nhiều các khái niệm về chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc, để làm nền
tảng cho việc phân tích các yếu tố mơi trƣờng bên ngồi và bên trong doanh nghiệp,
từ đó làm cơ sở để thiết lập các ma trận, tác giả xin chọn lấy khái niệm của Fred R.
David làm cơ sở để xây dựng chiến lƣợc phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí đến giai
đoạn 2012 - 2017 với lý do mơ hình, cách phân tích yếu tố, cách thiết lập ma trận và
lựa chọn ma trận phù hợp với môi trƣờng của VIETSOVPETRO .
 Đánh giá các yếu tố bên ngồi của tổ chức
Mơi trƣờng bên ngồi là hệ thống các yếu tố phức tạp mà nhà quản trị không
kiểm soát đƣợc nhƣng chúng ảnh hƣởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, ln có nhiều cơ hội lẫn nguy cơ tác động đến hoạt động của doanh
nghiệp theo các mức độ khác nhau. Việc đánh giá các yếu tố mơi trƣờng bên ngồi
nhằm phát hiện ra những tác nhân quan trọng, ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đối


10

với các hoạt động của doanh nghiệp, đây là biện pháp quan trọng giúp những nhà
quản trị ứng xử một cách linh hoạt và kịp thời với các tình huống phát sinh trong
mơi trƣờng kinh doanh. Nếu khơng kiểm sốt mơi trƣờng bên ngồi thì doanh
nghiệp khơng biết rõ mình đang đối diện với cái gì và sẽ khơng thể phản ứng kịp
thời khi các yếu tố môi trƣờng bên ngồi thay đổi. Có thể phân chia các yếu tố bên

ngồi tác động đến doanh nghiệp làm hai nhóm đó là môi trƣờng vĩ mô và môi
trƣờng vi mô.
 Môi trƣờng vĩ mô
Môi trƣờng vĩ mô gồm các yếu tố về kinh tế, văn hoá xã hội, địa lý và nhân
khẩu, công nghệ, tự nhiên, ảnh hƣởng gián tiếp đến hoạt động doanh nghiệp. Khả
năng tác động trở lại của doanh nghiệp đối với nhóm nhân tố này thấp. Vì thế doanh
nghiệp nên chọn môi trƣờng kinh doanh với các yếu tố vĩ mô ổn định đặc biệt là
vấn đề chính trị và luật pháp để hạn chế rủi ro. Ngồi ra doanh nghiệp cũng cần linh
hoạt thay đổi chính sách kinh doanh khi các yếu tố vĩ mô này thay đổi.
 Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế cho ta cái nhìn tổng quan về sức khỏe của nền kinh tế, nó ảnh
hƣởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt
động trong nền kinh tế đó, bốn nhân tố quan trọng trong môi trƣờng kinh tế vĩ mô
cần phải xem xét là: tăng trƣởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, và tỷ lệ lạm phát.
Tăng trƣởng kinh tế dẫn đến tăng chi tiêu, giảm áp lực cạnh tranh, phát triển thị
phần, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, ngƣợc lại suy giảm kinh tế, giảm chi tiêu, thu
hẹp sản xuất, tăng áp lực cạnh tranh, thu hẹp thị phần.
Mức lãi suất có thể tác động đến nhu cầu chi tiêu của khách hàng.
Tỷ giá hối đoái xác định giá trị đồng tiền của các quốc gia với nhau, sự thay đổi
tỷ giá hối đối ảnh hƣởng tính cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Lạm phát nó làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, nếu lạm phát tăng thì việc
lập kế hoạch đầu tƣ trở nên mạo hiểm vì trong mơi trƣờng lạm phát khó có thể dự


×