Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KE HOACH THANH TRA 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.41 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN ĐỊNH. Số: 198 / KH-UBND. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Yên Định, ngày 01 tháng 10 năm 2012. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NĂM HỌC 2012 -2013 Thực hiện Hướng dẫn số 1543/SGDĐT-TTr của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá ngày 10 tháng 9 năm 2012 về việc hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2012 - 2013. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Định hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học 2012 - 2013 đối với Phòng GD&ĐT, các trường Mầm non, Tiểu học và THCS, TTGDTX như sau: I. NHIỆM VỤ CHUNG. 1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 và các văn bản pháp luật về công tác thanh tra. 2. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp. 3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra ở các cấp học, các vấn đề bức xúc trong giáo dục và đào tạo mà xã hội quan tâm. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Tăng cường chỉ đạo công tác tự thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục. 4. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), phòng chống tham nhũng (PCTN) theo quy định của pháp luật. 5. Tăng cường phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động thanh kiểm tra, giải quyết KNTC, PCTN; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ. 1. Công tác tổ chức - Phòng Giáo dục và Đào tạo bố trí 1 cán bộ phụ trách công tác thanh tra để thường trực công tác thanh tra và giúp Trưởng phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật; tham mưu xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra; trưởng phòng lựa chọn và bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra theo nhiệm kỳ 2 năm đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (tỷ lệ 1 CTV/50 GV đến 1 CTV/40 GV) để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trường học, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên, thanh tra chuyên đề trong năm học. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cộng tác viên và các đối tượng được trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra. - Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên kiện toàn và thành lập Ban kiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo để thực hiện tốt nhiệm vụ tự kiểm tra, tự đánh giá của đơn vị. Hiệu trưởng ban hành Quyết định thành lập ban có từ 7 đến 9 cán bộ, giáo viên; quy định chức năng, nhiệm vụ, lề lối làm việc cho các ban kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Hiệu trưởng các đơn vị trường học (Mầm non; Tiểu học; THCS) và Giám đốc TTGDTX phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp có biện pháp củng cố về tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của Luật Thanh tra và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. 2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra * Phòng GD&ĐT, các cấp học cần tập trung thanh tra, kiểm tra các nội dung sau: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật có liên quan: - Thực hiện quy định về tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị, nhà trường. - Thực hiện quy định về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: đội ngũ, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực hiện các khoản thu chi, dạy thêm học thêm. - Thực hiện quy định về chuyên môn, nghiệp vụ: kế hoạch giáo dục, tổ chức công tác tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ. - Thực hiện quy định về công khai, minh bạch trong nhà trường. - Thực hiện quy định về PCTN, thực hiện quy định về giải quyết KNTC, tiếp công dân; giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền. - Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và người lao động. - Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo: thực hiện quy chế chuyên môn; quy chế thi; kết quả giảng dạy; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. + Đối với Giáo dục mầm non Tập trung Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, thực hiện lộ trình phổ cập và công nhận phổ cập, triển khai chương trình giáo dục mầm non mới; việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, chống tai nạn thương tích cho trẻ; việc xây dựng và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; việc chuyển đổi các trường mầm non ngoài công lập sang công lập; việc đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; xây dựng trường chuẩn quốc gia. + Đối với Giáo dục tiểu học, THCS, Trung tâm GDTX Tập trung thanh kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục; việc đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học; việc triển khai Đề án tiếng Anh ở Tiểu học; việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Sở; việc triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi; đổi mới kiểm tra, đánh giá; việc thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS; xây dựng trường học chuẩn quốc gia; thực hiện liên kết đào tạo; dạy thêm học thêm, thu chi ngoài ngân sách; công tác giải quyết KNTC, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo - Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra trường học đạt tỷ lệ từ 20% trở lên, thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo đạt tỷ lệ 12% trở lên; thanh tra, kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> các nội dung khác tuỳ tình hình thực tế cho phù hợp. Tổ chức hoạt động thanh tra theo kế hoạch. - Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ và hoạt động sư phạm nhà giáo. Sau khi kết thúc cuộc thanh tra phải kết luận, hồ sơ theo quy định của Luật thanh tra năm 2010. 2. Đối với các trường, cơ sở giáo dục Thành lập ban kiểm tra nội bộ; xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra HĐSP nhà giáo, đảm bảo tỷ lệ từ 30% trở lên đối với tổng số giáo viên của đơn vị. Kết quả kiểm tra phải được kết luận, công khai trong đơn vị; hồ sơ phải được lưu đầy đủ theo quy định. 3. Về chế độ thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo - Phòng GD&ĐT căn cứ vào Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/9/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Thông tư quy định cộng tác viên huy động làm nhiệm vụ thanh tra mỗi buổi được tính bằng 5 tiết dạy). Nguồn kinh phí chi cho cộng tác viên thanh tra chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục tại Phòng GD&ĐT. - Đối với các trường và cơ sở giáo dục: đối với người làm nhiệm vụ kiểm tra nếu vượt số giờ quy định thì nhà trường chi trả theo chế độ dạy tăng giờ. 4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất như sau - Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2012-2013 (nộp trước ngày 10/10/2012). - Báo cáo sơ kết công tác kiểm tra nội bộ và tự đánh giá thi đua HKI (nộp trước ngày 05/01/2013). - Báo cáo tổng kết năm học công tác thanh kiểm tra nội bộ, và kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác thanh tra năm học 2012 -2013 (nộp trước ngày 10/5/2012). Người nhận: đồng chí Vũ Hồng Tuấn - Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo.(gửi bằng văn bản có dấu đồng thời gửi qua địa chỉ Email: Trên đây là hướng dẫn công tác thanh kiểm tra trong năm học 2012-2013, yêu cầu Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học TH, THCS, TTGDTX triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện có vấn đề nảy sinh, vướng mắc cần phản ánh, báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo để phối hợp giải quyết. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (để thực hiện); - Các trường MN, TH, THCS, TTGDTX ( để thực hiện); - Lưu VT, VT PGD.. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (Đã ký). Nguyễn Đăng Nhượng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×