Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư Cục Hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------

TRẦN ANH KHOA
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC
HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ CỤC HẢI
QUAN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------

TRẦN ANH KHOA
QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC
HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ CỤC HẢI
QUAN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG



TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TSTT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Đình Luận


Phản biện 1

3

PGS.TS. Vũ Ngọc Bích

Phản biện 2

4

PGS.TS Nguyễn Thuấn

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Ngọc Dương

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: TRẦN ANH KHOA

Ngày, tháng, năm sinh: 31/01/1973
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Giới tính

: Nam

Nơi sinh

: Sài Gòn

MSHV

:12418200562

I- Tên đề tài: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG

ĐẦU TƯ CỤC HẢI QUAN TP. HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện lận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kin doanh theo quy định cửa
Nhà Trường với nội dung “Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp. Hồ Chí
Minh”
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
- Nêu những cơ sở lý luận về hoạt động quản trị và công tác quản trị hoạt
động xuất nhập khẩu của Chi Cục
Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ Chí
Minh
- Thu thập số liệu, phân tích số liệu để làm rõ thực trạng của công tác quản trị
hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục.
- Xác định mục tiêu của công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
của Chi cục
- Nêu những ưu điểm, và tồn tại của công tác quản trị của Chi cục.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư


- Căn cứ các phân tích tại chương 2, nêu các giải pháp hồn thiện cơng tác
quản trị của Chi cục. Các giải pháp được xây dựng dựatrên thực tế tại Chi cục và
theo chức năng công tác quản trị.
- Nêu kiến nghị về chính sách, thủ tục hải quan nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý xuất nhập khẩu nói chung và cơng tác quản trị của chi cục nói riêng.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ……….......................................................................
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ……………………………………….
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Trương Quang Dũng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS.TRƯƠNG QUANG DŨNG

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

TRẦN ANH KHOA


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS.Trương
Quang Dũng, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn thạc sĩ.

Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng
chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang q báu để
tơi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng tôi kính chúc q thầy, q cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng......năm 2015
Học viên thực hiện luận văn

TRẦN ANH KHOA


iii

TĨM TẮT
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất
quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là là một đòn bẩy để thúc
đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương. Là cơ quan quản lý Nhà nước về
hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI, Chi cục Hải quan quản lý hàng
đều tư – Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã góp phần rất lớn trong việc tạo điều
kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư của Tp. Hồ Chí Minh.
Bằng phương pháp thống kê, phân tích số liệu, đề tài đã đánh giá một số nội
dung:
- Thực trạng của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi
cục Hải quan quản lý hàng đầu tư.
- Thực trạng của công tác quản trị hoạt động xuất nhập khẩu của Chi cục hải
quan quản lý hàng đầu tư qua các mặt:
o Hoạch định hoạch định chính sách xuất nhập khẩu.

o Triển khai thực hiện cơng tác quản lý hải quan.
o Kiểm tra, giám sát hải quan.
Đề tài cũng nghiên cứu về mức độ hài lòng của doanh nghiệp FDI đang hoạt
động tại Chi cục về các tiêu chí: Thái độ làm việc của cơng chức ; Chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức ; Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh
nghiệp.
Ngoài ra, đề tài có thu thập các ý kiến của doanh nghiệp về các vướng mắc để
xác định các lĩnh vực doanh nghiệp đang quan tâm. Đề tài sử dụng phương pháp
thống kê, phân tích số liệu tờ khai được phân lng đỏ (là luồng tờ khai doanh
nghiệp phải xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế) để đánh giá mức độ thơng
thống của thủ tục hải quan và đánh giá mức độ hiệu quả của cơng tác kiểm sốt,
quản lý hải quan của Chi cục.
Tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả các trường hợp vi phạm của doanh
nghiệp FDI tại Chi cục để xác định mức độ, tính chất của tình hình chấp hành pháp
luật của doanh nghiệp. Tác giả xác định các nhóm hành vi vi phạm doanh nghiệp
thường thực hiện để có cơ sở đề xuất các biện pháp ngăn ngừa.


iv
Dựa trên những kết quả trình nghiên cứu, đề tài đưa ra những nhận định về ưu
điểm và những tồn tại trong công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục.
Căn cứ kết quả nghiên cứu, đề tài xây dựng các nhóm để giải pháp hồn thiện
cơng tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục
Hải quan quản lý hàng đầu tư:
- Nhóm giải pháp hồn thiện chức năng tổ chức.
- Nhóm giải pháp hồn thiện chức năng hoạch định.
- Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm tra, giám sát.
Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh một số
chính sách điều hành xuất nhập khẩu cũng như thủ tục hải quan để phù hợp với thực

tế, tạo điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp FDI.
Qua nghiên cứu công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh
nghiệp FDI tại của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, tác giả đi đến một số kết
luận sau:
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – Cục hải quan Tp. HCM đã thực hiện tốt
công tác quản trị đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thể hiện qua
việc tạo điều kiện thơng thống nhưng vẫn phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải
quan.
Để công tác quản trị được hoàn thiện, Chi cục cần triển khai một số giải pháp để
cải thiện chức năng hoạch định, chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, chức năng triển khai
thực hiện của Chi Cục. Kiến nghị các Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ tài chính và
Tổng Cục hải quan điều chỉnh một số chính sách có liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp FDI để tạo môi trường đầu tư được thuận lợi hơn.


v

ABSTRACT
Foreign Direct Investment (FDI) is a very important part in the economy, is
considered as a lever to boost growth of local economic development. As the state
adminstration agency for export and import activities of FDI, Customs Subdepartment of Investment Aministration (CSDIA) - Customs Department of Ho Chi
Minh city has contributed greatly in creating favorable conditions for the
investment environment of the city.
Subjects were evaluated some content:
- The situation of the export and import of FDI in the Customs sub-department of
investment management (CSDIA).
- The situation of the administration of import and export activities of CSDIA
through the following aspects:
o Planning policy of export – import administration.
o Implement customs management.

o Inspection and customs supervision.
This project has also studied the level of satisfaction of FDI enterprises operating
in the Sub-departments of the following criteria: Work attitude of customs officer;
Profession of customs officer; Response time, solve problems of the enterprise.
In addition, subjects had to collect the opinions of FDI enterprises about the
difficulties and inconvenience of export - import procedures to determine the areas
of FDI enterprises are concerned. Topics using statistical methods, data analysis
rate of declarations classified red lane (as declaration lane must produce goods for
checking reality) to assess the level of convenience of customs clearance and
assessing the effectiveness of the control, management of CSDIA.
The authors used statistical methods to count violations customs regulations of
FDI in CSDIA to determine the legal compliance of FDI. The authors define groups
of violations of customs regulations often done to the proposed establishment of
measures to prevent


vi
Based on the results of the research, subjects made statements about the
advantages and the shortcomings in the administration of the export and import of
FDI enterprises at CSDIA.
Based on results of the study, subjects develop complete solutions for group
governance exports and imports of FDI in the Customs Branch of investment
management:
- Solutions to complete organization functions.
- Solution to complete planning functions.
- Solutions to complete inspection and supervision functions.
This subject has also made recommendations of State management agencies
adjusted operating policies as well as import and export customs procedures to
conform with reality, creating conditions for FDI activity.
Through researching governance of exports and imports of FDI at CSDIA, the

authors come to some conclusions::
CSDIA – Customs Department of Ho Chi Minh City has made good governance
for import-export activities of FDI represented by creating favorable conditions, but
still must ensure the State management over customs.
For governance to be perfect, CSDIA need to implement a number of measures
to improve the function of planning, leadership, direction and implementation
functions. Recommendations specialized management ministries, the Ministry of
Finance and the General Department of Customs adjusted policies related to import
and export activities of FDI enterprises to create an environment more favorable
investment.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... I
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... II
TÓM TẮT .............................................................................................................. III
ABSTRACT ............................................................................................................ V
MỤC LỤC ............................................................................................................ VII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................XI
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... XII
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... XIV
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU .................................................................................................. 4
1.1 Khái niệm quản trị, các chức năng của quản trị ............................................... 4
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 4
1.1.2 Các chức năng của quản trị ........................................................................ 6
1.1.2.1 Hoạch định ........................................................................................ 6

1.1.2.2 Tổ chức ............................................................................................. 6
1.1.2.3 Lãnh đạo............................................................................................ 6
1.1.2.4 Kiểm tra ............................................................................................ 6
1.2 Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ...................................................................... 7
1.3 Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan Hải quan..................... 7
1.3.1 Chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu ................................................ 10
1.3.1.1 Chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ................................... 10
1.3.1.2 Chính sách quản lý Nhà nước về kiểm tra chuyên ngành............... 12
1.3.1.3 Chính sách về thủ tục hải quan và thuế xuất nhập khẩu ................. 13
1.3.2 Công tác tổ chức của cơ quan Hải quan ................................................... 14


viii
1.3.3 Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan Hải
quan

................................................................................................ 15

1.3.3.1

Kiểm tra trước thông quan ............................................................ 15

1.3.3.2 Kiểm tra sau thông quan ............................................................... 17
1.3.3.3 Công tác quản lý rủi ro của cơ quan Hải quan ............................. 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ
HÀNG ĐẦU TƯ ..................................................................................................... 21
2.1 Giới thiệu về Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư ..................................... 21
2.1.1 Lịch sử hình thành Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh ................................ 21
2.1.2 Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư ..................................................... 22

2.1.3 Tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư .......................... 23
2.2 Tổng quan về các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản
lý hàng đầu tư......................................................................................................... 24
2.2.1 Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình đầu tư và kinh doanh ............ 24
2.2.2 Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho
thương nhân nước ngồi khẩu .................................................................. 25
2.3 Thực trạng cơng tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh
nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư ........................ 27
2.3.1 Thực trạng về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
của các doanh nghiệp FDI ........................................................................ 28
2.3.2 Thủ tục Hải quan và thuế xuất nhập khẩu ................................................ 31
2.3.3 Thực trạng về cơng tác tổ chức thực hiện các chính sách quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ............................ 32
2.3.3.1 Công tác tổ chức thực hiện................................................................ 32
2.3.3.2 Công tác quản lý rủi ro ...................................................................... 36


ix
2.3.3.3 Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải
quan quản lý hàng đầu tư .................................................................. 38
2.4 Đánh giá công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh
nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư ....................... 42
2.4.1 Những ưu điểm ......................................................................................... 42
2.4.2 Những tồn tại ............................................................................................ 43
2.4.2.1 Những tồn tại về cơ chế chính sách ................................................... 43
2.4.2.2 Những tồn tại về cơng tác triển khai thực việc quản lý ..................... 46
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
FDI TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ .................... 48
3.1 Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập

khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư .................... 48
3.1.1 Nhóm giải pháp hồn thiện chức năng tổ chức ........................................ 48
3.1.1.1 Giải pháp tái cơ cấu tổ chức, bộ máy ................................................ 48
3.1.1.2 Giải pháp tăng năng lực lãnh đạo các Đội nghiệp vụ công tác của Chi
cục ..................................................................................................... 49
3.1.1.3 Giải pháp tăng năng lực công tác của công chức .............................. 50
3.1.1.4 Giải pháp tăng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ ứng xử của
công chức .......................................................................................... 52
3.1.1.5 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật của Chi cục . 53
3.1.2 Nhóm giải pháp hồn thiện chức năng hoạch định .................................. 54
3.1.3 Nhóm giải pháp hồn thiện chức năng kiểm tra, giám sát hải quan......... 56
3.1.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra của Chi cục .................. 56
3.1.3.2 Giải pháp tăng cường chất lượng của công tác quản lý rủi ro .......... 56
3.1.3.3 Giải pháp tăng cường chống gian lận thương mại, và buôn lậu của
các doanh nghiệp FDI tại Chi Cục .................................................... 58


x
3.1.3.4 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thơng quan .................. 59
3.2 Các kiến nghị về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
các doanh nghiệp FDI ............................................................................................ 60
3.2.1 Kiến nghị các Bộ ngành nhanh chóng điều chỉnh các chính sách phù hợp
với tình hình thực tế của doanh nghiệp .................................................... 60
3.2.2 Đơn giản hóa thủ tục quản lý hàng hóa XNK .......................................... 61
3.2.3 Kiến nghị công tác phối hợp kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu .......... 61
3.2.4 Nghiên cứu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên
ngành nhằm giảm thời gian thơng quan hàng hóa.................................... 62
3.3 Kiến nghị về thủ tục hải quan, thủ tục thuế xuất nhập khẩu .......................... 62
3.3.1 Kiến nghị sớm có điều chỉnh các vướng mắc phát sinh trong quy định về
thủ tục hải quan ........................................................................................ 62

3.3.2 Ứng dụng mạnh mẽ các giải pháp công nghiệ thông tin vào thủ tục hải
quan .......................................................................................................... 63
3.3.3 Kiến nghị đối với hoạt động của đại lý thủ tục hải quan.......................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 65
PHỤ LỤC ...................................................................................................................


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI

: Foreign Direct Investment

Cục Hải quan Tp.HCM : Cục Hải Quan Thành phố Hồ Chí Minh
Chi Cục
DN

: Doanh nghiệp

HQ

: Hải quan

: Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư

Chi cục Hải quan KV3 : Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 3
Hệ thống VINACCS/VCIS: Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa
quốc gia
XNK : Xuất nhập khẩu

XK

: Xuất khẩu

NK

: Nhập khẩu


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại
hình đầu tư, kinh doanh .............................................................................................24
Bảng 2.2: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại
hình sản xuất xt khẩu và gia cơng .........................................................................25
Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp hoạt động theo loại hình sản xuất
xuất khẩu và gia cơng ................................................................................................25
Bảng 2.4: Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu ..................................................................26
Bảng2.5: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu .......................................................................26
Bảng 2.6: Cơ cấu địa bàn hoạt động của doanh nghiệp ............................................27
Bảng 2.7: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế điều hành
xuất nhập khẩu ..........................................................................................................28
Bảng 2.8: Danh sách văn bản do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành .....................29
Bảng 2.10: Kết quả xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp ....................................31
Bảng 2.11: Số văn bản pháp quy trong lĩnh vực thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu,
nhập khẩu ..................................................................................................................31
Bảng 2.12: Các nghiệp vụ hải quan được đánh giá...................................................33
Bảng 2.13: Doanh nghiệp tham gia khảo sát ............................................................33
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thái độ làm việc của cơng chức .34

Bảng 2.15: Mức độ hài lịng của doanh nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ của công
chức ...........................................................................................................................34
Bảng 2.16: Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp ....................35
Bảng 2.17: Thời gian giải quyết hồ sơ không thu, hồn thuế ...................................35
Bảng 2.18: Ý kiến góp ý của doanh nghiệp ..............................................................36
Bảng 2.19: Ý kiến góp ý về lĩnh vực thủ tục hải quan ..............................................36


xiii
Bảng 2.20: Tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân tại Chi cục trong 6 tháng đầu năm
2015 ...........................................................................................................................37
Bảng 2.21: Tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân ngành Hải quan 6 tháng đầu năm
2015 ...........................................................................................................................37
Bảng 2.22: Kết quả phát hiện các vụ việc vi phạm hành chính của doanh nghiệp tại
Chi cục trong năm 2014 ............................................................................................39


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình vẽ 1.1: Một số nội dung quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP (nguồn:
Chính phủ, 2013; có chỉnh sửa) ................................................................................11
Hình vẽ 1.2: Chính sách kiểm tra chun ngành ......................................................12
Hình vẽ 1.3: Trách nhiệm của người làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa ....................................................................................................................14
Hình vẽ 1.4: Nội dung kiểm tra trước và sau thông quan của cơ quan Hải quan .....16
Hình vẽ 1.5: Quy trình thủ tục thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu ......................16
Hình vẽ 2.1: Cơ cấu bộ máy và chức năng của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu
tư................................................................................................................................23
Hình vẽ 3.1: Mơ hình tổ chức bộ máy của Chi cục sau khi tái cấu trúc ...................49



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất
quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”,
là một địn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất
nước và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới.
Địa phương tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà cịn được
tiếp nhân cơng nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng
đối với nhiều địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của vùng Kinh tế Trọng điểm phía
Nam cũng như của cả nước, cũng chính là địa phương thu hút được nguồn vốn FDI
lớn nhất cả nước trong thời gian qua. Để đạt được điều này bên cạnh những lợi thế
sẳn có về địa lý - kinh tế - xã hội, TP HCM đã phải có những chính sách, biện pháp
nhằm cải thiện môi trường đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ như tăng trưởng kinh
tế nhanh, ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ
hiện đại, giá trị cao, gia tăng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến… nhưng cũng
giống như những địa phương khác trong cả nước hay như các thành phố đang phát
triển khác trên thế giới, TP HCM cũng khơng tránh khỏi những khó khăn, trở ngại
khi tiếp cân, sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả để phát triển kinh tế.
Là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
FDI, Cục Hải quan Tp. Hồ Chi Minh (Cục HQTP) góp phần rất lớn trong việc tạo
điều kiện thuận lợi cho môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó,
Cục HQTP cịn đảm bảo các u cầu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư

nhằm hạn chế những tác động tiêu cực trong lĩnh vực này.
Tác giả hiện nay đang là công chức ngành Hải quan đang công tác tại Chi cục
Hải quan quản lý hàng đầu tư với chức trách quản lý một đội thủ tục hàng hóa, nhận


2
thấy việc nghiên cứu hoàn thiện hoạt động của Chi cục khơng những sẽ mang lại
những lợi ích thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị mà
cịn góp phần tạo được mơi trường đầu tư thuận lợi để phát triển kinh tế của địa
phương. Trên cơ sở đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: “Quản trị
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan
quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu với các mục đích sau:
- Hệ thống các vấn đề lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Thơng qua việc việc phân tích, đánh giá hiện
trạng để làm rõ nhưng tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản trị của Chi cục.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư để
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực Thuế và Hải quan; khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu
phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, tạo sự cơng bằng, bình đẳng cho các đối tượng
khi tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục đối
với doanh nghiệp FDI

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản trị triển khai đối với hoạt
động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong phạm vi Chi cục Hải quan quản lý
hàng đầu tư.
4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo, kết hợp
phương pháp nghiên cứu định lượng.


3
Do phần nghiên cứu của đề tài có liên quan đến việc nghiên cứu các quy định
pháp quy nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Thơng qua nghiên
cứu, rà soát các quy định pháp luật, tác giả đinh giá sự phù hợp của các quy định
với thực tế nhằm làm cơ sở để xây dựng các giải pháp.
Dữ liệu phân tích bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp
được thu thập từ các số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách báo, tạp chí và
những nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua
quan sát và thông qua việc điều tra.
Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích thông qua các phương pháp như thống
kê, mô tả, so sánh để thấy được thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan Tp.
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
5. Cấu trúc của luận văn

Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu, các phụ lục và tài liệu tham khảo gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp
FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục hải quan tp. Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị hoạt động xuất

khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư


4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1

Khái niệm quản trị, các chức năng của quản trị

1.1.1

Khái niệm

Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành
chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế).
Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính,
quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất...
Quản trị nói chung theo tiếng Anh là "Management" vừa có nghĩa là quản lý, vừa
có nghĩa là quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị. Tuy
nhiên, khi dùng từ, theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ quản lý gắn liền với với
quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tức là quản lý ở tầm vĩ mơi. Cịn thuật ngữ quản
trị thường dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp.
Có rất nhiều quan niệm về quản trị:
- Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm sự hồn thành cơng
việc qua những nỗ lực của những người khác; quản trị là cơng tác phối hợp có hiệu
quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức;
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt
được mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động;
- Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp

hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn là
việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.
Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, các
phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và
thúc đẩy nhau phát triển.
Nhiều người cùng làm việc với nhau trong một nhóm để đạt tới một mục đích
nào đó, cũng giống như các vai mà các diễn viên đảm nhiệm trong một vở kịch, dù
các vai trò này là do họ tự vạch ra, là những vai trị ngẫu nhiên hoặc tình cờ, hay là
những vai trò đã được xác định và được sắp đặt bởi một người nào đó, nhưng họ


5
đều biết chắc rằng mọi người đều đóng góp theo một cách riêng vào sự nỗ lực của
nhóm.
Theo Mary Parker Follett định nghĩa quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích
thơng qua người khác (Bách khoa tồn thư Wikipedia, 2015).
Koontz và O' Donnel: quản trị là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng nhiệm vụ
cơ bản của quản trị là "thiết kế và duy trì một mơi trường mà trong đó các cá nhân
làm việc với nhau trong các nhóm có thể hồn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu
đã định" (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015).
James Stoner và Stephen Robbín cho rằng Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm sốt những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử
dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra (Bách
khoa toàn thư Wikipedia, 2015).
Mary Parker Follett cho rằng "quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thơng qua
người khác" (Bách khoa toàn thư Wikipedia, 2015).
Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể giải thích như sau:
Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẳn.
Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định
(Nguyễn Hải Sản, 2010). Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một

hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành
nhằm đạt được mục tiêu.
Tính khoa học của quản trị thể hiện:
Khoa học quản trị xây dựng nền lý thuyết về quản trị, giúp nhà quản trị cách tư
duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và các kỹ thuật
để giải quyết vấn đề phát sinh.
Tính khoa học địi hỏi nhà quản trị phải suy luận khoa học để giải quyết vấn đề,
không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân.
Theo Nguyễn Hải Sản (2010), tính nghệ thuật của quản trị thể hiện:
- Nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng phù hợp trong từng lĩnh vực,
trong từng tình huống.
Ví dụ trong một số lĩnh vực sau:
+ Nghệ thuật sử dụng người.


6
+ Nghệ thuật quảng cáo.
+ Nghệ thuật giao tiếp, ứng xử.
+ Và trong bất cứ một lĩnh vực nào khác.
Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật:
- Nắm được khoa học quản trị, sẽ giảm thiểu nguy cơ thất bại trong kinh doanh.
- Nắm được nghệ thuật quản trị, sẽ giúp nhũng nhà quản lý giữ được sự bền vững
trong kinh doanh.
1.1.2 Các chức năng của quản trị
1.1.2.1 Hoạch định
- Đánh giá nguồn lực và thực trạng của tổ chức.
- Chức năng xác định mục tiêu cần đạt được.
- Đề ra chương trình hành động để đạt mục tiêu trong từng khoảng thời gian nhất
định.
- Đưa ra các kế hoạch khai thác cơ hội và hạn chế bất trắc của môi trường.

1.1.2.2 Tổ chức
- Chức năng tạo dựng một mơi trường nội bộ thuận lợi để hồn thành mục tiêu.
- Xác lập một cơ cấu tổ chức và thiết lập thẩm quyền cho các bộ phận, cá nhân,
tạo sự phối hợp ngang, dọc trong hoạt động của tổ chức
1.1.2.3 Lãnh đạo
Lãnh đạo là chỉ huy nhân tố con người sao cho tổ chức đạt đến mục tiêu. Nó bao
gồm việc chỉ định đúng tài nguyên và cung cấp một hệ thống hỗ trợ hiệu quả. Lãnh
đạo yêu cầu kỹ năng giao tiếp cao và khả năng thúc đẩy mọi người. Một trong
những vấn đề quyết định trong công tác lãnh đạo là tìm được sự cân bằng giữa yêu
cầu của nhân sự và hiệu quả sản xuất.
1.1.2.4 Kiểm tra
Kiểm tra là chức năng để đánh giá chất lượng trong tiến trình thực hiện và chỉ ra
sự chệch hướng có khả năng diễn ra hoặc đã diễn ra từ kế hoạch của tổ chức. Mục
đích của chức năng này là để đảm bảo hiệu quả trong khi giữ vững kỹ luật và môi


×