Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện điện biên, tỉnh điện biên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CAO MINH CHÍNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CAO MINH CHÍNH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi trường
Mã số: 885 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Văn Giới

Thái Nguyên, năm 2020



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của Nhà trường, các thầy cơ trong Khoa Quản lý Tài
nguyên và Môi trường cùng các tập thể và nhiều cá nhân khác.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Nhà trường, các thầy cô trong Khoa
Quản lý Tài ngun và Mơi trường đã tận tình giảng dạy trang bị kiến thức cho
tơi trong suốt q trình học tập, tạo điều kiện để tôi thực hiện tốt đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngơ Văn Giới, người đã
hướng dẫn tận tình, đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ Ủy ban nhân dân huyện
Điện Biên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp những tư liệu hữu ích cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích
lệ, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2020
Người thực hiện đề tài

Cao Minh Chính

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Những nội dung trong đề tài luận văn này là do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Ngô Văn Giới.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này đã được cảm

ơn và các thơng tin trích dẫn, tham khảo trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc
và được phép công bố.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2020
Người thực hiện đề tài

Cao Minh Chính

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọ đề tài ngiên cứu. .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài .................................................................. 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 3
1. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...... 3
1.1. 1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài ................................................. 3
1.1.2. Các chủ trương, chính sách liên quan đến cơng tác quản lý CTR sinh
hoạt ở Việt Nam. ............................................................................................. 6
1.1.3. Các văn bản liên quan đến công tác quản lý CTR sinh hoạt do tỉnh
Điện Biên ban hành. ........................................................................................ 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 9
1.2.1. Tổng quan về quản lý CTR sinh hoạt trên thế giới ............................... 9
1.2.2. Tổng quan về quản lý CTR tại Việt Nam ........................................... 12

1.2.3. Tình hình quản lý CTR tại tỉnh Điện Biên.......................................... 14
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 26
2.2. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 26
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................ 26
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp .................................................. 27
2.3.3. Phương pháp xác định hệ số phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh
hoạt ................................................................................................................ 27
iii


2.3.4. Phương pháp dự báo dân số và lượng CTRSH phát sinh ................... 28
2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .............................................. 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29
3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên 29
3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.............................................. 29
3.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. ..................................... 31
3.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh...................................... 34
3.1.4. Dự báo sự gia tăng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện
Biên đến năm 2030........................................................................................ 36
3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện
Biên ..................................................................................................................... 41
3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý CTR SH trên địa bàn huyện Điện Biên ........ 41
3.2.2. Hiện trạng phân loại và quản lý tại nguồn CTR SH ........................... 43
3.2.3. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. . 45
3.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt. ............................................. 48

3.2.5. Hiện trạng bãi rác của huyện Điện Biên ............................................. 57
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý các chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Điện Biên. ................................................................................................. 60
3.3.1. Thuận lợi. ............................................................................................ 60
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................. 61
3.4. Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên ...................................................................... 62
3.4.1. Giải pháp về chính sách ...................................................................... 62
3.4.2. Giải pháp về kinh tế ............................................................................ 62
3.4.3. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 63
3.4.4. Các giải pháp khác .............................................................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 69
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 72

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Tên Ký hiệu

1

BVMT

Bảo vệ môi trường


2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CTR

4

HĐND

5

KD

6

KT-XH

Kinh tế -Xã hội

7

PTTH

Phổ thông trung học


8

SH

9

TN & MT

10

THCS

Trung học cơ sở

11

UBND

Ủy ban nhân dân

12

UBND

Ủy ban nhân dân

13

VSMT


Vệ sinh môi trường

Chất thải rắn
Hội đồng nhân dân
Kinh doanh

Sinh hoạt
Tài nguyên và Môi trường

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Danh mục số lượng trường học trên địa bàn huyện Điện Biên đến
31/12/2018. .......................................................................................................... 25
Bảng 3.1. Số trường, lớp từ cấp học mầm non đến trung học phổ thông trên địa
bàn huyện Điện Biên năm học 2017-2018. ......................................................... 29
Bảng 3.2. Số lượng các cơ sở y tế và số giường bệnh trên địa bàn huyện Điện
Biên năm 2018. ................................................................................................... 30
Bảng 3.3. Khối lượng CTR sinh hoạt tại 8 xã trên địa bàn huyện Điện Biên. ...... 32
Bảng 3.4. Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình trên địa bàn
huyện Điện Biên .................................................................................................. 33
Bảng 3.5. Thành phần CTR sinh hoạt tính theo % khối lượng........................... 35
Bảng 3.6. Dân số và tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm từ 2014-2018 trên
địa bàn huyện Điện Biên ..................................................................................... 36
Bảng 3.7. Dự báo dân số trên địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn 2018-2030 ... 37
Bảng 3.8. Dự báo lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình trên
địa bàn huyện Điện Biên giai đoạn 2018 đến năm 2030 mỗi ngày .................... 38
Bảng 3.9: Phương tiện thu gom, vận chuyển CTR SH trên địa bàn huyện Điện

Biên năm 2020. ................................................................................................... 48
Bảng 3.10. Chỉ tiêu sử dụng đất của dự án ......................................................... 50

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ dịng ngun liệu và sự phát sinh chất thải ................................. 5
Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR . 6
Hình 1.3. Bản đồ hành chính huyện Điện Biên [ ........... 22
Hình 3.1. Điểm tập kết thu gom rác thải sinh hoạt tại huyện Điện Biên ............ 31
Hình 3.2. Thành phần CTR SH phát sinh của các hộ điều tra ............................ 35
Hình 3.3. Mối tương quan gia tăng dân số và lượng phát sinh CTR SH hộ gia
đình trên địa bàn huyện Điên Biên...................................................................... 39
Hình 3.4. Phương trình hồi quy của mối tương quan giữa dân số và lượng chất
thải phát sinh. ...................................................................................................... 40
Hình 3.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về CTR sinh hoạt tại huyện
Điện Biên ............................................................................................................. 41
Hình 3.6. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại 12 xã lịng chảo trên địa
bàn huyện Điện Biên ........................................................................................... 46
Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt tại dự án ........................... 51
Hình 3.8. Hình ảnh xử lý rác thải tại nhà máy xử lý rác thải huyện Điện Biên.. 57
Hình 3.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác + nước xử lý bùn phốt .................... 60

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọ đề tài ngiên cứu
Hiện nay, q trình cơng nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ,

với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu
tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi
trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công
nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế... Việc thu gom, vận chuyển, xử lý
và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài tốn khó đối với các nhà
quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Huyện Điện Biên có 25 đơn vị hành chính cấp xã (12 xã lịng chảo và 13
xã vùng ngồi, biên gới) với 465 thơn, bản. Diện tích tự nhiên 1639,73 km2, dân
số là 114.661 người. Trong những năm qua kinh tế của huyện tăng trưởng mạnh,
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư, các mặt văn hóa xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực, đời sống, vật chất, tinh thân khơng ngừng được nâng
lên; nhiều chính sách mới đầu tư phát triển, đảm bảo an sinh xã hội đã và đang
được thực hiện, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xa hội ổn định.
Bên cạnh những kết quả rất đáng khích lệ từ phát triển kinh tế, những vấn
đề môi trường đã nảy sinh: nước thải từ các cụm công nghiệp và khu dân cư
không được xử lý gây ô nhiễm môi trường, CTR sinh hoạt phát sinh từ các xã,
các cụm dân cư, đặc biệt là 13 xã vùng ngoài của huyện Điện Biên chưa được
thu gom, xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu Thực trạng và
giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Biên” nhằm phân tích hiện trạng việc thu gom, xử lý, quản lý
chất thải rắn sinh hoạt sẽ đánh giá được những ưu, nhược điểm của công tác quản
lý chất thải rắn sinh hoạt. Từ đó, góp phần giúp cho những nhà quản lý nắm vấn
đề sâu hơn và có các quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Điên Biên, đưa ra các giải pháp
1



quản lý có hiệu quả hơn nữa chất thải rắn sinh hoạt và hạn chế ô nhiễm môi
trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng trong phát triển phát triển kinh tế- xã hội
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý CTR sinh hoạt tại
địa bàn nghiên cứu nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường thực hiện tốt
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng CTR sinh hoạt và công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá được nhận thức của người dân về vấn đề quản lý chất thải rắn
sinh hoạt.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên.
3. Dự kiến những đóng góp của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học và bổ sung dữ liệu trong công
tác quản lý CTR sinh hoạt theo hướng bền vững tại địa phương tỉnh Điện Biên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ các thơng tin định tính, định lượng về thực trạng CTR sinh hoạt được thu
thập tại hộ gia đình cho thấy được nhận thức, thái độ, hành vi của hộ gia đình trong
việc phân loại, thu gom và xử lý CTR sinh hoạt. Thông qua các số liệu đã thu thập
này giúp cho hộ gia đình và chính quyền địa phương có những thay đổi theo hướng
tích cực trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý CTR để hướng tới quản lý
CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng một cách bền vững.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho cơ quan hành
chính của huyện, của xã trong cơng tác quản lý CTR tại huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên.

2



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài
a) Một số khái niệm quản lý môi trường
- Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách,
kinh tế, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ mơi trường sống và phát triển bền vững
kinh tế - xã hội quốc gia [5].
- Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của
chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt
động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử
dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội, nhằm đạt được mục tiêu quản
lý môi trường đã đề ra và phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành [30].
Như vậy theo các khái niệm nêu trên thực chất quản lý môi trường là quản
lý các hoạt động phát triển, thường xuyên diễn ra trong hệ thống môi trường và
có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến trạng thái ổn định của nó. Tuy nhiên các
hoạt động phát triển do con người thực hiện. Vì vậy quản lý môi trường là quản
lý các hành vi của các cá nhân, tập thể con người trong hoạt động sản xuất, sinh
hoạt ... là điều tiết các lợi ích hài hịa trên ngun tắc ưu tiên lợi ích quốc gia và
tồn xã hội...
b) Khái niệm CTR, CTR sinh hoạt .
* Tại khoản 12 Điều 3 theo Luật BVMT Việt Nam (năm 2014) định nghĩa
về chất thải:
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
* Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định:
- CTR là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
3


- Nghị định này cũng quy định CTR sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là
CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [6].
c) Khái niệm quản lý CTR và quản lý CTR sinh hoạt.
* Tại Khoản 15 Điều 3 của Luật BVMT 2014 thì: “Quản lý CTR là q
trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải”.
* Tại Khoản 1 Điều 85 của Luật BVMT 2014, yêu cầu về quản lý CTR
như sau: “CTR phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu,
phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy” [15].
* Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
quy định:
- Quản lý CTR là bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển,
tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động
có hại đối với mơi trường và sức khỏe con người. Đây là sự kết hợp kiểm soát
nguồn thải, phát sinh, giảm thiểu, thu gom, lưu giữ, phân loại, trung chuyển, vận
chuyển, xử lý, tái chế, tiêu hủy và thải bỏ CTR theo phương thức tốt nhất nhằm
đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thỏa mãn các yếu tố về kinh
tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đơ thị và hạn chế
tất cả các vấn đề môi trường liên quan
- Quản lý CTR bao gồm tất cả các vấn đề về pháp luật, hành chính, tài
chính, kinh tế xã hội, y tế, quy hoạch xây dựng và khoa học kỹ thuật, công nghệ
để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến CTR.
- Hoạt động quản lý CTR: gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng và tái chế, xử lý CTR nhằm mục đích là sử dụng tối đa vật

liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chế và sử dụng tối đa chất thải hữu
cơ, giảm thiểu CTR [15]. Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói
và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
4


Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc BCL cuối cùng.
- Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong CTR, thu
hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR.
- Chơn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu
của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
Lưu giữ CTR là việc lưu giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
- Quy hoạch quản lý CTR là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và
tổng lượng phát thải các loại CTR thơng thường và nguy hại; xác định vị trí, quy
mơ các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý
CTR trên cơ sở đề xuất cơng nghệ xử lý thích hợp; xác định phương thức thu
gom, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTR; xây dựng kế hoạch và nguồn lực
nhằm thu gom và xử lý triệt để CTR.
Quy hoạch quản lý CTR bao gồm quy hoạch vùng liên tỉnh, quy hoạch
vùng tỉnh. Quy hoạch vùng liên tỉnh chỉ xét đến các đô thị, khu công nghiệp,
khu kinh tế, khu du lịch, khu lịch sử văn hóa có ý nghĩa liên vùng, là động lực
phát triển vùng. Quy hoạch quản lý CTR thường được lập cho giai đoạn 10, 20
năm hoặc dài hơn [6].
VẬT LIỆU THÔ


CHẤT THẢI

SẢN XUẤT

CHẤT THẢI
SẢN XUẤT THỨ

TÁI CHẾ VÀ TÁI
SINH

CẤP
NGƯỜI TIÊU DÙNG
THẢI BỎ

Chất thải

Nguyên liệu thô, sản phẩm và vật liệu tái

sinhnguyên liệu và sự phát sinh chất thải
Hình 1.1. Sơ đồ dòng
5


Các yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý CTR bao gồm: thu gom, vận
chuyển hết CTR; hiệu quả kinh tế (thu gom, xử lý tốt nhất với chi phí thấp nhất)
áp dụng cơng nghệ, thiết bị tiên tiến; bảo đảm tốt nhất sức khỏe cộng đồng; bảo
đảm mỹ quan
Sự lựa chọn kết hợp giữa kỹ thuật, công nghệ phù hợp để đạt được mục tiêu
quản lý CTR. Nguyên tắc chung của hệ thống quản lý tổng hợp CTR là ưu tiên các
biện pháp giảm thiểu CTR tại nguồn rồi mới đến các biện pháp khác. Việc ưu tiên

giảm thiểu CTR tại nguồn, giá trị tiết kiệm tăng lên trên từng tấn chất thải được
giảm thiểu thông qua việc giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí và giảm tác động
xấu đến môi trường.
CTR phát sinh

Phân loại, lưu trữ, xử
lý (tái sử dụng, tái chế)
CTR tại nguồn

Thu gom tập trung
Trung chuyển và
vận chuyển

Phân loại, xử lý và
tái chế CTR

Thải bỏ

Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
1.1.2. Các chủ trương, chính sách liên quan đến cơng tác quản lý CTR sinh
hoạt ở Việt Nam.
Để quản lý CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng, Quốc hội, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật. Trong đó, việc quản lý CTR
được quy định tại các luật, nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư và các chỉ
thị sau:
6


- Luật BVMT Số: 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2015 có những quy định về việc quản lý chất thải như:

phân loại, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt; quy hoạch về thu gom, tiêu huỷ,
chôn lấp CTR thông thường và trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý
chất thải.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ Quy định
chi tiết một số điệu của luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và
phế liệu. Nghị định này có những quy định về quản lý chất thải nguy hại, CTR
sinh hoạt, CTR công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí
thải cơng nghiệp và các chất thải đặc thù khác, BVMT trong nhập khẩu phế liệu.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ môi trường;
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 về thu gom và quản lý CTR.
Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ thu
gom, vận chuyển và xử lý CTR, cải thiện chất lượng môi trường sống đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành
công Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị: “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải coi
việc tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu
công nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm”.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Với quan điểm Quản lý tổng hợp chất thải
rắn là quản lý tồn bộ vịng đời chất thải từ khi phát sinh đến khi xử lý cuối
cùng, bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế
và xử lý cuối cùng nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi
trường, tiết kiệm tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới sự phát
7



triển bền vững của đất nước; Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm
chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trị chủ đạo, được thực hiện
trên cơ sở tăng cường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn
lực, đáp ứng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức,
cá nhân phát sinh chất thải, gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường có trách nhiệm
đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
Quản lý tổng hợp chất thải rắn được thực hiện liên vùng, liên ngành; đảm bảo sự
tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường; phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và gắn với các quy hoạch thuộc hệ thống quy
hoạch quốc gia. Chất thải rắn phát sinh phải được quản lý theo hướng coi là tài
nguyên, được phân loại, thu gom phù hợp với cơng nghệ xử lý được lựa chọn;
khuyến khích xử lý chất thải thành nguyên liệu, nhiên liệu, các sản phẩm thân
thiện môi trường, xử lý chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng, tiết kiệm đất
đai và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương, vùng
và đất nước. Đầu tư hệ thống quản lý chất thải rắn đồng bộ, bao gồm xây dựng
cơ sở xử lý chất thải rắn; công tác thu gom, vận chuyển trên cơ sở công nghệ
phù hợp. Thực hiện đầu tư cho quản lý chất thải rắn phải có trọng tâm, trọng
điểm và ưu tiên cho từng giai đoạn cụ thể, tránh dàn trải, kém hiệu quả.
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế
ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR
1.1.3. Các văn bản liên quan đến công tác quản lý CTR sinh hoạt do tỉnh
Điện Biên ban hành.
- Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Điện Biên đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 10/11/2010 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt dự án Điều tra chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên;


8


- Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Điện
Biên về việc phê duyệt đề án Quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2010-2015;
- Quyết định 1055/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh Điện
Biên Về việc Phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Điện
Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 14/11/2018 của của UBND tỉnh
Điện Biên Ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Điện Biên;
- Kế hoạch 3613/KH-UBND ngày 06/12/2013 của UBND tỉnh Điện Biên
triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CN ngày 18/3/2013 của Chính phủ
về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Điện Biên
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về quản lý CTR sinh hoạt trên thế giới
Trong quá trình phát triển cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa dẫn đến mức khai
thác tài nguyên mạnh mẽ, mức tiêu thụ tài nguyên ngày một lớn, kéo theo là
lượng CTR tăng nhanh và không được xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ở
nhiều quốc gia, ban hành các chính sách, pháp luật, quy định về chất thải nhằm
kiểm sốt chất thải nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng, có các mơ hình phân
loại và thu gom CTR rất hiệu quả như ở các nước Nhật Bản, Đức, Mỹ,
Singapore…
- Ở Đức: đây là quốc gia có hệ thống phân loại rác rất chặt chẽ và rất
thành công. Hệ thống tái chế "Green Dot" đã trở thành một trong những sáng
kiến tái chế thành công nhất. Hệ thống DSD (Duales System Deutschland) là
một hệ thống về tái sử dụng và tái chế bao bì quan trọng nhất ở Đức. Đây là một

chương trình liên kết hoạt động thương mại (với sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ liên
bang) để giải quyết vấn đề phế thải bao bì một cách hiệu quả và thu thập rác thải
với chi phí thấp nhất có thể cho các thành viên tham gia. Các doanh nghiệp sẽ
9


phải trả phí để được phép in chữ Green Dot (der Grüne Punkt) lên bao bì và phải
ký hợp đồng về việc này.
Điểm chủ chốt của hệ thống này là các nhà sản xuất và nhà bán lẻ phải trả
phí "Green Dot" cho các sản phẩm. Sản phẩm càng có nhiều bao bì đóng gói thì
mức phí này càng cao. Chỉ những công ty nào đảm bảo sẽ thu hồi và tái chế bao
bì mới được sử dụng Green Dot. Các vật liệu quy định trong hệ thống Green Dot
(gồm tất cả các loại vật liệu quy định trong hệ thống DSD): thủy tinh, giấy và
giấy bìa, thiếc, nhơm, nhựa, thùng giấy đóng đồ uống, những vật liệu đóng gói
tự nhiên hoặc tổng hợp. Nhờ quy định này mà dù mỗi năm nước Đức có 30 triệu
tấn rác nhưng hệ thống phân loại đã giúp nước này phải sử dụng ít giấy hơn, ít
thủy tinh và ít kim loại hơn. Do vậy mà họ phải tái chế ít rác hơn, nhờ hệ thống
"Green Dot", mỗi năm ước giảm được 1 triệu tấn rác [29].
- Tại Mỹ: Chương trình “Zero Waste” là một hướng mới trong tương lai,
tận dụng và giảm thiểu tối đa chi phí cũng như sự tốn kém trong việc xử lý cũng
như tái chế rác. Từ chất thải sẽ tạo ra nhiều nguyên liệu khác nhau, mục đích
giảm thiểu khối lượng chất thải đem đi chơn lấp, biến chất thải thành các sản
phẩm khác nhau một cách triệt để, ngay cả khi chơn lấp sinh ra khí cũng được
tận dụng làm khí ga hoặc sản xuất điện thay vì phải đốt bỏ như trước. Tận dụng
tất cả từ chất thải gọi là “Zero waste” [28].
- Ở Nhật Bản: các đạo luật về công tác quản lý môi trường được ban hành
và thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Khung pháp lý quốc gia hướng
tới giảm thiểu chất thải nhằm xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật
và quy định của nhà nước. Theo đó, Nhật Bản chuyển từ hệ thống quản lý chất
thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu

trình xử lý ngun liệu theo mơ hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle).
Về thu gom CTR sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác
thành 3 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác
có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản
xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng
cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì
10


được đưa đến các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng
trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm
tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm
dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ chịu trách nhiệm thu gom các túi rác. Nếu
gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì Ban Giám sát sẽ báo
lại với Cơng ty và ngay hơm sau gia đình đó sẽ bị cơng ty vệ sinh gửi giấy báo
đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy
định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không
được tùy tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sự phân loại rác tại nguồn và thu gom
rác theo quy định với sự tham gia tự giác của người dân kèm theo sự giám sát
của đại diện cụm dân cư và chế tài chặt chẽ thúc đẩy hoạt động quản lý tổng hợp
CTR ngày càng hợp lý hơn.
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy
được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không
cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chơn sâu trong lịng đất. Cách xử lý rác
thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu của Bộ Mơi trường, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu
tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số
rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được
đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn
tại các nhà máy xử lý rác.

- Tại Singapore: Singapore là quốc gia đơ thị hóa 100% và được đánh giá
là đô thị sạch nhất thế giới. Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mơ hình
chính quyền 1 cấp. Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi
trường của quốc gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của
Chính phủ. Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và
quản lý chất thải phát sinh, cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban
hành những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải
thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định.
Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải)
11


để bảo tồn tài nguyên. Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành cơ chế thu
gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các
nhà thầu, công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn
cụ thể trong thời hạn 7 năm. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi
chứa lớn, công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái
chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế Quốc gia. Nhà nước quản
lý các hoạt động này theo luật pháp [27].
Với sự gia tăng phát thải thì việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều
mà mọi quốc gia cần quan tâm. Đơ thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi
với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên tính theo đầu người.
Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước
đang phát triển gấp 6 lần. Theo ước tính, ở các nước phát triển có thể đạt 2,8
kg/người/ngày, ở các nước đang phát triển khoảng 0,5 kg/người/ngày. Chi phí
quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50% ngân sách
hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn.
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải
mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh,
dân cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung

của thế giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo
báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2004), tại các thành phố lớn như New York tỷ
lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapore, Hồng Kông là 0,8 –
1,0 kg/người/ngày [1].
1.2.2. Tổng quan về quản lý CTR tại Việt Nam
Ở nước ta những năm gần đây theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng và
Bộ Tài nguyên và Môi trường, số lượng CTR phát sinh từ các đô thị chiếm đến
hơn 50% tổng lượng CTR sinh hoạt của cả nước mỗi năm. Đến năm 2015, tổng
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các dộ thị 38.000 tấn/ngày [2]. Dự báo
khối lượng CTR phát sinh đến năm 2020 là 68 triệu tấn/năm, đến năm 2025 là
91 triệu tấn/năm [3].

12


Quy trình quản lý CTR hiện nay gồm thu gom, trung chuyển, vận chuyển
và xử lý hợp vệ sinh, chủ yếu do các Công ty Môi trường Đô thị của các
tỉnh/thành, các tổ tự quản thôn/xã thực hiện. Công tác quản lý CTR có nhiều
thay đổi nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phát sinh CTR. Quốc
hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như Luật Bảo vệ môi trường, Nghị
quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005
về thu gom và quản lý CTR, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về
quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường …[5], [16], [14], [6], [8].
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về CTR mang
lại ý nghĩa lớn cho công tác quản lý môi trường.

Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và bảo tồn cộng đồng (MCD) giai đoạn từ
2002 – 2007 đã nghiên cứu và đưa ra các hoạt động “Tăng cường sự tham gia
của cộng đồng trong việc hạn chế rác thải ven biển”. Dựa trên phương châm lấy
cộng đồng là trung tâm, MCD đưa đối tượng chính là cộng đồng dân cư ven
biển, cùng tổ chức, tham gia các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
tác hại của rác thải ven biển, từ đó làm thay đổi thái độ và hành vi nhằm quản lý
và thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương ven biển.
MCD đã triển khai tại nhiều tỉnh thành ven biển như Quảng Ninh, Khánh Hịa,
Vũng Tàu, qua đó nâng cao vai trị của tổ chức xã hội, các tổ chức cộng đồng
trong công tác bảo vệ môi trường ven biển.
Đề tài nghiên cứu “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng rác thải
sinh hoạt khu vực đô thị tại thành phố Thái Nguyên” của Nguyễn Ngọc Nông
(Đại học Thái Nguyên) đã đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại TP Thái
Nguyên và đưa ra giải pháp quản lý phù hợp, tái sử dụng rác thải sinh hoạt đô
thị [12].
13


Đề tài nghiên cứu “Thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn tại nguồn tại
phường 3, thành phố Bến Tre và xã Tân Trạch, huyện Châu Thành” của tác giả
Đinh Xn Thắng nhằm đề xuất mơ hình thu gom, phân loại, xử lý rác sinh hoạt
tại nguồn cho cấp xã, phường và áp dụng quy mơ tồn tỉnh. Đề tài giúp cho
chính quyền địa phương có định hướng đầu tư thích hợp giải quyết vấn đề chất
thải rắn của tỉnh Bến Tre đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong vấn
đề bảo vệ mơi trường [17].
Tóm lại: các nghiên cứu về chất thải rắn rất phong phú và đa dạng, có rất
nhiều giáo trình, đề tài nghiên cứu thực trạng thu gom, phân loại và xử lý chất
thải rắn tại nguồn, hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử dụng chất thải rắn đô
thị. Các đề tài cũng đã đưa ra được một số giải phám quản lý phù hợp tái sử
dụng rác thải đô thi, đề xuất mơ hình thu gom, phân loại, xử lý rác sinh hoạt tại

nguồn cho cấp xã, phường và áp dụng quy mơ tồn tỉnh. Giúp cho chính quyền
địa phương có định hướng đầu tư thích hợp giải quyết vấn đề chất thải đồng thời
nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Từ trước đến nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề liên quan đến CTR
sinh hoạt trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Vì vậy, đây là nghiên
cứu đầu tiên về thực trạng quản lý CTR trên địa huyện Điện Biên làm cơ sở đề
xuất giải pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội gắn kết với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
của huyện trong những năm tiếp theo. Đề tài này được xây dựng từ sự kết hợp
giữa kết quả khảo sát, thu thập số liệu thực tế với tổng hợp và phân tích số liệu
khoa học.
1.2.3. Tình hình quản lý CTR tại tỉnh Điện Biên
1.2.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn
Tỉnh Điện Biên đã lập và phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày
27/12/2014. Theo Quy hoạch về quản lý chất thải rắn nêu trên, trên địa bàn tỉnh
gồm: 04 trạm trung chuyển chất thải rắn, điểm tập kết đến năm 2020 là 36, dự
kiến đến 2030 là 50 điểm; có 01 khu xử lý cấp vùng tỉnh, 09 khu xử lý cấp
14


huyện được phê duyệt bằng các các phương pháp xử lý (như chơn lấp hợp vệ
sinh, thiêu hủy bằng lị đốt, sản xuất phân vi sinh hoặc các phương pháp khác);
Theo Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 tại Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 27/12/2014, tỉnh đang triển
khai như sau:
- Trong thời gian tới, tỉnh Điện Biên sẽ tiếp tục thực hiện triển khai 03 dự
án, đó là: Bãi xử lý rác thải huyện Mường Chà, tại Km số 8 –QL4H thị trấn
Mường Chà, diện tích 4.650 m2, nguồn vốn ngân sách; Bãi xử lý chất thải rắn
sinh hoạt huyện Nậm Pồ, tại bản Huổi San, xã Nà Hỳ, diện tích 1,5 ha, công suất

12,2, tấn/ngày, nguồn vốn ngân sách; Bãi xử lý chất thải rắn huyện Tủa Chùa,
tại xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tổng diện tích 36.922 m2, cơng suất 13,2
tấn/ngày, nguồn vốn ngân sách) [26].
- Hiện tại, trên địa bàn đang xây dựng 01 nhà máy xử lý rác thải thải tập
tập trung. Theo thiết kế, công suất xử lý chất thải rắn: 120 tấn /ngày (giai đoạn 1
đã lắp đặt một lị đốt cơng suất 96 tấn/ ngày tại bản Bũng Min, xã Pom Lót,
huyện Điện Biên [26].
Trên địa bàn tỉnh đang có 09 cơ sở xử lý chất thải cấp huyện đang hoạt
động, trong đó có 07/09 cơ sở nằm trong Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày
27/12/2014 Cụ thể:
- 09 cơ sở xử lý chất thải cấp huyện đang hoạt động, gồm: 03 cơ sở xử lý
theo cơng nghệ lị đốt rác bằng khí tự nhiên (gồm 02 cơ sở thuộc huyện Mường
Ảng, thị xã Mường Lay sử dụng lò đốt rác thải sinh hoạt GFC Sankyo NFi-05,
công nghệ Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan và 01 cơ sở thuộc huyện Điện Biên sử
dụng lò đốt sản xuất tại Việt Nam, khí thải lị đốt cơ bản đáp ứng các quy định
theo QCVN61-MT: 2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất
thải rắn sinh hoạt); 06 cơ sở xử lý theo hình thức bãi chơn lấp, trong đó có 3/6
bãi chơn lấp hợp vệ sinh (bãi chơn lấp rác thải các huyện: Điện Biên Đông,
Tuần Giáo, Mường Nhé) được thiết kế cơ bản đáp ứng các quy định theo thông
tư số 01/2001/TTLT-BKHCN-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học, Công
15


nghệ và Mơi trường - Bộ Xây dựng. Cịn lại 3/6 bãi chôn lấp (các huyện: Mường
Chà, Nậm Pồ, Tủa Chùa) chưa đáp ứng các quy định theo Thông tư số
01/2001/TTLT-BKHCN-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường - Bộ Xây dựng đổ lộ thiên hoặc bán lộ thiên đổ rác, khi đầy thì lấp
đất, có phun chế phẩm ngăn côn trùng, dịch bệnh. Trên thực để xây dựng được một
bãi chôn lấp, xử lý rác thải hợp vệ sinh, đầy đủ các bước từ san lấp, khử trùng,

xử lý nước rỉ rác và các biện pháp kĩ thuật khác đạt yêu cầu đã làm tăng gánh
nặng ngân sách cho địa phương. [26]
- 07/09 dự án đã triển khai theo quy hoạch 07 dự án này có nằm trong 09
đơn vị đã triển khai ở trên:
Dự án đầu tư xây dựng Bãi xử lý rác thải tại huyện Điện Biên Đông được
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tài trợ kinh phí thực hiện dự án theo Quyết
định số 166/QĐ-QBVMT ngày 06/11/2013; được UBND tỉnh Điện Biên phê
duyệt kế hoạch đầu tự tại Quyết định 533/QĐ-UBND ngày 15/7/2014 với tổng
mức đầu tư 13.785.000.000 đổng (50% nguồn vốn Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam, 50% nguồn vốn ngân sách địa phường); thời gian triển khai xây dựng
2014-2017, đã đưa vào sử dụng đầu năm 2018 [26];
Dự án Đầu tư xây dựng Bãi xử lý rác thải tại huyện Mường Nhé được
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tài trợ kinh phí thực hiện dự án theo Quyết
định số 167/QĐ-QBVMT ngày 06/11/2013 và Quyết định số 10/QĐQBVMTVN ngày 17/11/2014; được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt kế hoạch
đầu tự tại Quyết định 456/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 với tổng mức đầu tư
14.534.000.000 đổng (50% nguồn vốn Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, 50%
nguồn vốn ngân sách địa phường); thời gian triển khai xây dựng 2014-2017, đã
đưa vào sử dụng đàu năm 2018 [26];
Dự án Đầu tư xây dựng Bãi xử lý rác thải tại huyện Tuần Giáo được, tổng
mức đầu tư 3.470.080.207 đồng, triển khai và đưa vào sử dụng năm 2011, tổng
diện tích 1,85 ha, nguồn vốn triển khai ngân sách địa phương
Dự án cải tạo, xử lý ô nhiễm bãi chôn lấp rác thải Noong Bua, thành phố
Điện Biên Phủ dược UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tai Quyết định số 316/QĐ16


×