Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu cấu trúc và giải pháp bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên có loài nghiến (burretiodendron hsienmu) phân bố tập trung ở tỉnh điện biên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM VĂN KHIÊN

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ GIẢI PHÁP
BẢO VỆ, PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN CĨ LỒI

NGHIẾN (BURRETIODENDRON HSIENMU) PHÂN BỐ TẬP
TRUNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VŨ TIẾN HINH

Hà Nội, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tơi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận


đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Người cam đoan

Phạm Văn Khiên


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, làm việc và thực hiện luận văn Thạc sỹ Khoa
học Lâm nghiệp, tôi ln nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của nhà
trường, các cơ quan có liên quan và các đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên nơi tôi đang
công tác, Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa, Ủy ban nhân dân xã Xá Nhè đã
tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt cho tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS. Vũ
Tiến Hinh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp gần xa và
những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận
văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc thực hiện luận văn. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn mới thực hiện
nghiên cứu cấu trúc và giải pháp bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên có lồi
Nghiến phân bố tập trungở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Trong quá trình
thực hiện, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học
cùng các đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Tác giả

Phạm Văn Khiên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 2
1.1. Trên thế giới ................................................................................................ 2
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ......................................................... 2
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng .......................................................... 3
1.1.3. Một số thông tin cơ bản về cây Nghiến ......................................... 5
1.2. Ở việt nam ................................................................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ......................................................... 8
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng ........................................................ 10
1.2.3. Một số thông tin cơ bản về cây Nghiến ....................................... 13
Chƣơng 2 ĐỐI TƢ NG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................17
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................17
2.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu ................................................. 17
2.2.2. Phạm vi về không gian................................................................ 17

2.2.3. Phạm vi về thời gian ................................................................... 18
2.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................18
2.3.1. Mục tiêu chung ........................................................................... 18
2.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................... 18


iv

2.4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................18
2.4.1. Xác định một số nhân tố điều tra lâm phần ................................. 18
2.4.2. Xác định một số cấu trúc cơ bản của tầng cây cao ...................... 18
2.4.3. Xác định một số cấu trúc cơ bản của tầng cây tái sinh ................ 18
2.4.4. Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển loài Nghiến ở rừng tự nhiên
khu vực nghiên cứu .............................................................................. 18
2.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................19
2.5.1. Phương pháp kế thừa số liệu....................................................... 19
2.5.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ............................................ 19
2.5.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .......................................... 22
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU TỔNG
QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TỦA
CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN ........................................................................ 26
3.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................26
3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................. 26
3.1.2. Địa hình ...................................................................................... 26
3.1.3. Khí hậu - thủy văn ...................................................................... 27
3.1.4. Tài nguyên đất ............................................................................ 28
3.1.5. Tài nguyên rừng.......................................................................... 31
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..........................................................................31
3.2.1. Điều kiện xã hội .......................................................................... 31
3.2.2. Đặc điểm kinh tế ......................................................................... 34

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
4.1. Xác định một số nhân tố điều tra lâm phần ..............................................36
4.2.Xác định một số cấu trúc cơ bản của tầng cây cao ....................................37
4.2.1. Tỷ lệ phần trăm theo một số nhân tố điều tra của loài nghiến so
với các loài khác trong rừng tự nhiên ................................................... 37
4.2.2. Phân bố số cây theo đường kính(N/D) của lồi Nghiến và chung
cho các lồi cây rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến phân bố .................. 39


v

4.2.3. Cấu trúc tầng tái sinh ................................................................. 43
4.3. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và đề xuất giải pháp phục hồi và
phát triển rừng nghiến ở điện biên .......................................................................46
4.3.1. Thực trạng tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của
huyện Tủa Chùa ................................................................................... 46
4.3.2. Đề xuất mục tiêu, giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện
Tủa Chùa giai đoạn 2021-2025 ...........................................................................50
Chƣơng 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 60
5.1.Kết luận.......................................................................................................61
5.1.1.Về cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có nghiến phân bố tập trung ...60
5.1.2. Về tái sinh rừng ......................................................................................61
5.1.3.Kết luận chung về đối tượng nghiên cứu ................................................61
5.1.4. Về quản lý bảo vệ rừng ..........................................................................61
5.2. Tồn tại .......................................................................................................62
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 64
PHỤ LỤC



vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CÁC KÝ HIỆU
D1.3

Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m tính từ cổ rễ

Ex

Độ nhọn

∑G/ha

Tổng tiết diện ngang thân cây/hecta

IV%

Chỉ số quan trọng (Important Value- IV)

M/ha

Trữ lượng/hec ta

M

Số tổ ghép nhóm

Max


Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

N

Mật độ cây/ha

N

Dung lượng mẫu

N/D1.3

Phân bố số cây theo cỡ đường kính

N/Hvn

Phân bố số cây theo chiều cao

S

Sai tiêu chuẩn

S%

Hệ số biến động


S2

Phương sai

Sk

Độ lệch

Sx

Sai số chuẩn của số trung bình

2. CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTT

Cơng thức tổ thành

ODD

Ô đo đếm

ODB

Ô dạng bản


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tủa Chùa giai đoạn 2014-2018...... 30
Bảng 3.2. Dân số, lao động huyện Tủa Chùa giai đoạn 2014-2018 ............... 32

Bảng 3.3. Hiện trạng cơ cấu lao động huyện Tủa Chùa giai đoạn 2014-2018 33
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Tủa Chùa giai
đoạn 2014-2018 (Theo giá hiện hành) .......................................................... 34
Bảng 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tủa Chùa giai đoạn 2014-2018 ...... 35
Bảng 4.1. Giá trị một số nhân tố điều tra trên các OTC ................................ 36
Bảng 4.2. Giá trị một số nhân tố điều tra trên hecta ...................................... 36
Bảng 4.3. Kết quả tính tỷ lệ phần trăm theo một số nhân tố điều tra của loài
nghiến so với các loài khác trong các OTC................................................... 38
Bảng 4.4. Mật độ và tổ thành cây tái sinh chung cho các loài ....................... 43
Bảng 4.5. Mật độ và chất lượng cây tái sinh có triển vọng chung các loài .... 44
Bảng 4.6. Mật độ và chất lượng tái sinh của loài Nghiến .............................. 45
Bảng 4.7. Số lượng tái sinh có triển vọng lồi Nghiến .................................. 46


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực có loài Nghiến phân bố ở huyện Tủa chùa và khu
vực thu thập số liệu........................................................................................17
Hình 4.1. Phân bố N/D OTC số 1 (ft:chung các lồi; ft: cây nghiến) ........... 40
Hình 4.2. Phân bố N/D OTC số 2 (ft:chung các loài; ft1: cây nghiến) ......... 40
Hình 4.3. Phân bố N/D OTC số 3 (ft:chung các lồi; ft1: cây nghiến) ......... 41
Hình 4.4. Phân bố N/D OTC số 4 (ft:chung các loài; ft1: cây nghiến) ......... 41
Hình 4.5. Phân bố N/D OTC số 5 (ft:chung các lồi; ft1 : cây nghiến) ......... 42
Hình 4.6. Phân bố N/D OTC số 6 (ft:chung các loài; ft1 : cây nghiến) .......... 42


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiến (Burretiodendron hsienmu) là loài cây thuộc họ Đay (Tiliaceae)

phân bố và mọc trên các núi đá vôi thuộc các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng,
Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên. Ở Điện Biên, tổng
diện tích rừng tự nhiên có lồi nghiến phân bố tập trung là 13.189 ha, phân bố
ở 8 xã thuộc hai huyện là Tủa Chùa (gồm: Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng,
Huổi Só và Sín Chải, diện tích 9.189 ha) và Tuần Giáo (4.000ha, thuộc các
xã: Ta Ma, Phình Sáng và Rạng Đơng. Đây là những địa phương có độ cao
trên dưới 1.000m và có nhiều dẫy núi đá vơi.
Nghiến có giá trị cung cấp gỗ là chủ yếu. Gỗ Nghiến được dùng trong
xây dựng, đặc biệt được sử dụng nhiều để đóng đồ thủ cơng mỹ nghệ cao cấp.
Ở những cây Nghiến cổ thụ thường xuất hiện các u bướu. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Điện Biên và nhiều tỉnh thành khác, u nghiến được người dân địa
phương thường xuyên săn tìm để sử dụng hoặc trao đổi. Theo phân loại mức độ
nguy cấp của Việt Nam, Nghiến thuộc vào nhóm cây sẽ nguy cấp (nhóm V).
Do giá trị về kinh tế của gỗ nghiến lớn như vậy, nên từ lâu trên địa bàn
các xã có lồi Nghiến phân bố tự nhiên thường xuyên xảy ra các vụ khai thác
gỗ Nghiến trái phép. Việc khai thác liên tục, không có kế hoạch, khơng đi
cùng với các biện pháp lâm sinh phục hồi rừng đã làm cho rừng tự nhiên có
lồi Nghiến phân bố tập trung ở đây giảm sút mạnh về số lượng, chất lượng
rừng dẫn đến số lượng cá thể Nghiến bị suy giảm. Từ đó vấn đề cấp bách đặt
ra cho ngành lâm nghiệp tỉnh Điện Biên là làm thế nào để ngăn chặn triệt để
hoạt động khai thác gỗ trái pháp luật, trong đó có gỗ nghiến và rừng được
phục hồi. Xuất phát từ thực tế đó, học viên chọn vấn đề“Nghiên cứu cấu trúc
và giải pháp bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên có lồi Nghiến phân bố tập
trung ở tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Kết quả của luận văn
sẽ bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo vệ và phục hồi rừng nơi
có lồi Nghiến phân bố tại tỉnh Điện Biên.


2
Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để góp phần quản lý rừng bền vững và phục vụ công tác kinh doanh
rừng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về kinh tế, xã hội, sinh thái đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Dưới đây đề tài
xin đề cập một cách tổng quát những nghiên cứu có liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đã
thu được những kết quả nhất định.
Trong nghiên cứu về cấu trúc rừng, người ta chia thành ba dạng cấu
trúc: cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc theo thời gian. Cấu trúc
của lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm
của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật
với hồn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình
thức bên ngồi phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng.
Nhìn chung, các nghiên cứu về cấu trúc rừng đều có chung một hướng
là xây dựng cơ sở có tính khoa học và lý luận phục vụ công tác kinh doanh
rừng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu ngày càng đa dạng. Những nghiên cứu này
bước đầu chủ yếu là định tính, sau chuyển sang định lượng.
Khi chuyển đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng
cấu trúc rừng, nhiều tác giả đã sử dụng các cơng thức và hàm tốn học để
mơ hình hóa cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc
của rừng.
Điều đó có ý nghĩa là các quy luật cấu trúc lâm phần ngày càng được
mơ tả nhiều hơn bằng các mơ hình tốn học, để từ đó thơng qua việc tác động


3
các giải pháp kỹ thuật lâm sinh dẫn dắt rừng đi tới một mơ hình có lợi nhất

cho từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Việc mơ phỏng phân bố số cây theo đường kính là quy luật kết cấu cơ
bản của lâm phần được nhiều tác giả quan tâm, kiểu phân bố này thường được
biểu diễn dưới dạng hàm tốn học phong phú.
Meyer (1934) đã mơ tả phân bố N/D1.3 bằng phương trình tốn học có
dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer.
Pierlot (1966) cho rằng, việc nắn đường thực nghiệm bằng phương
trình mũ sẽ mất đi những sai số ở những cỡ kính nhỏ và đề xuất nên dùng
hàm Hyperbol để nắn đường thực nghiệm là tốt hơn cả.
Balley (1973) [51] sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường cong
cộng dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba.
J.L.F Batista và H.T.Z Docouto (1992) trong khi nghiên cứu 19 ô tiêu
chuẩn với 60 loài của rừng nhiệt đới ở Maranhoo-Brazin đã dùng hàm
Weibull để nắn phân bố số cây theo đường kính và nhận xét rằng: hàm
Weibull mô phỏng rất tốt phân bố này.
1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh
rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng
cây con, đặc điểm phân bố. Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi, vì vậy
hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của
rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Lịch sử nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên trên thế giới đã trải qua hàng
trăm năm nhưng đối với rừng nhiệt đới mới chỉ đề cập đến từ những năm
1930 trở lại đây.
Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau:


4
Richards.P.W (1952) [35] đã nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các ô dạng bản, thế hệ cây tái sinh có tổ
thành giống hoặc khác biệt cây mẹ.
Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây
gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm (Mibbread, 1930; Richards, 1933;
1939; Aubresville, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954; Jones, 19551956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969) 55. Do tính chất phức tạp về
tổ thành lồi cây, trong đó chỉ có một số lồi có giá trị nên trong thực tiễn lâm
sinh người ta chỉ tập trung khảo sát những lồi cây có ý nghĩa nhất định.
Vansteenis (1956) [55] khi nghiên cứu về rừng mưa đã nhận xét, đặc
điểm hỗn loài của rừng mưa nhiệt đới là nguyên nhân dẫn đến đặc điểm tái
sinh phân tán liên tục. Ngược lại, tái sinh phân tán liên tục ở rừng mưa lại là
tiền đề để tạo thành một rừng mưa hỗn loài khác tuổi. Tổ thành những loài
cây tái sinh mọc ở lỗ trống là những loài cây ưa sáng mọc nhanh, đời sống
ngắn, khơng có mặt trong tổ thành rừng, mà nguồn gốc có thể là do chim,
những động vật từ xa mang tới… Tỉ lệ cây ưa sáng tỉ lệ thuận với kích thước
lỗ trống, tức là kích thước lỗ trống càng lớn, thì tỉ lệ cây ưa sáng càng nhiều.
Đây là loài cây tiên phong làm nhiệm vụ hàn gắn các lỗ trống ở trong rừng.
Sau khi các lồi cây ưa sáng đã tạo ra bóng, cây tái sinh của những lồi cây
chịu bóng có trong thành phần của rừng nguyên sinh xuất hiện, vươn lên thay
thế các loài cây ưa sáng. Khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Châu Á, tác giả cho
thấy có hai đặc điểm tái sinh phổ biến, đó là tái sinh vệt và tái sinh phân tán
liên tục.
Khi nghiên cứu ở Châu Phi, A.Obrevin (1938) nhận thấy: cây con của
những loài cây ưu thế trong rừng có thể cực hiếm hoặc vắng hẳn. Đây là hiện
tượng không sinh con đẻ cái của cây mẹ trong rừng mưa. Mặt khác, trong
rừng mưa tổ thành rừng thường thay đổi theo không gian và thời gian, ngay
cả trong cùng một địa điểm, cùng một thời gian nhất định, tổ hợp các loài cây


5
sẽ được thay thế bằng tổ hợp loài cây khác hẳn. Nếu xét trên diện tích nhỏ, tổ

hợp lồi cây tái sinh khơng mang tính chất thừa kế. Nhưng nếu xét trên một
phạm vi rộng, thì tổ hợp các lồi cây sẽ thừa kế nhau theo phương thức tuần
hoàn. Thành công của A.Obrevin đã khái quát được hiện tượng bức khảm tái
sinh. Ơng coi đó là “Hiện tượng thuần t ngẫu nhiên”.
M.Loeschau (1977) 18 đã đưa ra một số đề nghị để đánh giá một khu
rừng có tái sinh đạt yêu cầu hay không phải áp dụng phương pháp điều tra
ngẫu nhiên, trừ trường hợp đặc biệt có thể dựa vào những nhận xét tổng quát
về mật độ tái sinh như nơi có lượng cây tái sinh rất lớn.
Tóm lại, trên thế giới có nhiều phương pháp nghiên cứu tái sinh, nhưng
đều dựa trên cơ sở thu thập số liệu tái sinh trên ơ dạng bản để phân tích, đánh
giá. Đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng phải dùng cả ba chỉ tiêu: mật độ,
sức sống, khả năng sinh trưởng của cây con để đánh giá. Thực chất chỉ tiêu
mật độ mới chỉ phản ánh số lượng cây con của các loài ở các tuổi khác nhau
tồn tại ở một thời điểm nhất định, mà chưa phản ánh được khả năng tồn tại,
sinh trưởng ở giai đoạn tiếp theo. Do vậy, cần kết hợp cả ba chỉ tiêu trong một
thể thống nhất, khi phân tích có thể tách riêng.
Kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế
giới đã cung cấp các thông tin về phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh
tự nhiên ở một số vùng. Mặc dù vậy, thảm thực vật rừng nhiệt đới rất đa dạng
và phức tạp, đời sống của nó gắn liền với điều kiện tự nhiên ở từng vùng địa
lý. Vì thế cần tiếp tục nghiên cứu quy luật tái sinh tự nhiên của hệ sinh thái
rừng ở các vùng địa lý khác nhau, làm cơ sở cho việc phân tích và đề xuất các
luận điểm khoa học một cách chính xác.
1.1.3. Một số thơng tin cơ bản về cây Nghiến
Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) thuộc họ Đay
(Tiliaceae), theo tiếng Trung Quốc gọi làXianmu. Ngoài ra, Nghiến còn được
sử dụng với nhiều tên khoa học đồng nghĩa khác như: Burretiodendron


6


tonkinense (A. Chev.) Kosterm.; Burretiodendron tonkinensis Kosterm.;
Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chang et Mian; Pentace
tonkinensis A.Chev.
Nghiến được nghiên cứu đầu tiên vào năm 1956 tại Trung Quốc bởi 2
giáo sư nổi tiếng là Chun Woon-young và How Foon-chew, được lấy tên là
Burretiodendron hsienmu Chun et How và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay
[58]. Đến năm 1978, Nghiến tiếp tục được 2 giáo sư là Chiang Hong Ta và
Mian Ru Huai mô tả, đưa ra những điểm mà họ cho là có sự khác biệt so với
những mơ tả của Chun et How (1956) và yêu cầu thành lập một chi riêng, gọi
tắt là (Chiang et Mian, 1978). Do đó, một tên khoa học đồng nghĩa đã được
đưa ra là Excentrodendron hsienmu (Chun et How) Chang et Mian, tuy nhiên
cho đến nay tên này vẫn không được sử dụng rộng rãi.
Theo nghiên cứu của Li và cộng sự, (1956); Hu và cộng sự, (1980)
Nghiến phát triển tốt trên núi đá vôi tinh khiết, thường trên các sườn dốc, trên
đá trần hoặc trong đất nơng. Ngược lại, nó khơng thể tồn tại trong các khu vực
đồi núi, nơi bề mặt có nguồn gốc từ các loại đá có tính axit như sa thạch hoặc
đá phiến sét, ngay cả khi độ dốc nhẹ và tầng đất sâu. Ở phía Bắc khu vực
nhiệt đới, những cây đại thụ của loài này thường chiếm lĩnh các lớp trên của
rừng nhiệt đới trên núi đá vôi. Ở độ cao dưới 700 mét, Nghiến thường mọc
hỗn giao với các loài cây nhiệt đới như Garcinia paucinervis, Drypetes
perreticutata, Drypetes confertiflora, Vluricoccum sinense and Walsura
robusta. Ở miền cận nhiệt đới, nơi có độ cao từ 700-900 mét hoặc cao hơn,
Nghiến vẫn tăng trưởng khá tốt, và thường mọc hỗn giao với các loài cây cận
nhiệt đới như Cinnamomum calcarea, Cryptocarya maclurei, Castanopsis
hainanensis và Cyclobalanopsis glauca.Xa hơn về phía Bắc, Nghiến khơng
phân bố liên tục thành những khu vực rừng lớn mà nằm rải rác kéo dài đến
24°16' vĩ độ Bắc [68], [66].



7
Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến, Wang
Xianpu và cộng sự (1986) trong báo cáo “Burretiodendron hsienmu Chun &
How: Đặc điểm sinh thái học và bảo vệ loài” đã khẳng định: Nghiến là một
loài cây gỗ lớn. Trong tự nhiên, những cây Nghiến khổng lồ thường có bạnh
vè, làm cho đường kính ngang ngực có thể phát triển từ 1 – 3 m trên vùng núi
đá vôi, với hệ rễ dầy nổi lên bề mặt đá và vươn rộng ra khỏi phạm vi tán lá.
Các chồi và lá non của Nghiến có nhựa dính, lá cây trưởng thành dầy, cứng,
đầu nhọn dần, phát triển cấu trúc xeromorphic giúp cho cây có khả năng thích
nghi với môi trường sống khô, biên độ nhiệt biến động lớn trong năm. Tán lá
dầy, cành nhánh phát triển mở rộng thường xuyên, tạo thành một bức khảm
giúp tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời [69].
Giá trị sử dụng và mức độ nguy cấp của Nghiến
Các nghiên cứu đều cho thấy, Nghiến là một lồi cây có giá trị kinh tế
cao, đặc biệt là gỗ Nghiến, vì vậy chúng thường xuyên bị khai thác với cường
độ mạnh và có nguy cơ bị biến mất trong tự nhiên. Theo Wang Xianpu và
cộng sự (1986) [69], gỗ Nghiến chắc và nặng, có đặc tính cơ học tốt, rất thích
hợp để sản xuất các dụng cụ lao động, đóng tàu, đồ nội thất và dùng trong xây
dựng. Thân cây Nghiến to được dùng để làm bánh xe. Trong tác phẩm Flora
of china, tác giả cũng khẳng định gỗ Nghiến rất cứng và đặc biệt đây là một
trong những loại gỗ tốt nhất dùng để sản xuất thớt [67].
Cũng theo nghiên cứu của Wang Xianpu và cộng sự (1986) [69],
Nghiến là một cây calciphilous, chứa ít lưu huỳnh và mangan nhưng dồi dào
canxi và nitơ (1,96%) trong lá của nó, mà có thể được sử dụng để tăng khả
năng cải tạo của đất. Lá cây Nghiến rơi xuống mỗi năm được tích lũy trên mặt
đất, tạo thành một lớp dày lên đến 15 cm. Đất bao gồm 5 - 10 % chất hữu cơ,
trong khi lớp đất phân hủy lá và cành cây có thể chứa nhiều hơn rất nhiều
23,02 % chất hữu cơ.



8
Những nghiên cứu đã cho thấy giá trị kinh tế và nguy cơ tuyệt chủng
của loài Nghiến trong tự nhiên, đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu lớn về sử
dụng đồ nội thất bằng gỗ độc đáo, quý hiếm hiện nay. Đồng thời, các nghiên
cứu cũng đã chỉ rõ, muốn thúc đẩy tái sinh Nghiến trong tự nhiên thì cần phải
giữ được tán của lớp cây tầng cao. Đây là cơ sở quan trọng cho việc gây trồng
và phát triển loài này ở Việt Nam và Trung Quốc.
1.2. Ở việt nam
Ở nước ta, rừng tự nhiên là đối tượng đã được nhiều tác giả quan tâm
và nghiên cứu. Trong đó, đã có nhiều cơng trình được cơng bố và có giá trị
khoa học cũng như thực tiễn ở mức độ này hay mức độ khác. Có thể kể tên
một số tác giả và tóm tắt kết quả đạt được như sau:
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Nghiên cứu về cấu trúc rừng chính là cơ sở để quản lý và sử dụng rừng
bền vững. Vì thếtrong những năm gần đây, việc nghiên cứu về cấu trúc rừng ở
nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm.
Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)
Thống kê các cơng trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho
thấy, phân bố N/D1.3 của tầng cây cao (D6cm) có 2 dạng chính sau:
- Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa.
- Dạng một đỉnh hình chữ J.
Với mỗi dạng cụ thể, các tác giả chọn những mơ hình tốn học thích
hợp để mơ phỏng.
Khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam, Đồng
Sỹ Hiền (1974) [10] đã nghiên cứu nhiều lâm phần trên các địa phương khác
nhau và đi đến kết luận chung là: dạng tổng quát của phân bố N/D là phân bố
giảm nhưng do q trình khai thác chọn thơ khơng theo quy tắc, nên đường
thực nghiệm thường có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bố thực nghiệm



9
như vậy, tác giả đã dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô phỏng
quy luật cấu trúc đường kính cây rừng.
Nguyễn Văn Trương (1983) [44] đã thử nghiệm dùng các hàm mũ,
logarit, phân bố Poisson và phân bố Pearson để biểu thị cấu trúc N/D của rừng
tự nhiên hỗn loài.
Nguyễn Hải Tuất (1986) [48] sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân
bố thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ kính bắt đầu đo.
Trần Văn Con (1991) [6] đã sử dụng phân bố Weibull để mô phỏng cấu
trúc đường kính cho rừng khộp ở Tây Nguyên.
Lê Minh Trung (1991) [46] thử nghiệm mô phỏng phân bố N/D rừng tự
nhiên ở Gia Nghĩa – Đắk Nông bằng 4 dạng hàm: Poisson, Weibull, Hyperbol
và Meyer và đã cho nhận xét là: phân bố Weibull là thích hợp nhất.
Bảo Huy (1993) [10] thử nghiệm mô phỏng phân bố thực nghiệm N/D
cho rừng ưu thế Bằng lăng ở Đắk lắk theo các dạng phân bố: Poisson, Khoảng
cách, Hình học, Weibull và Meyer và đã rút ra nhận xét: So với các phân bố
khác thì phân bố khoảng cách thích hợp hơn cả.
Trần Xuân Thiệp (1996) [49], Lê Sáu (1996) [36] đã khẳng định phân
bố Weibull là tốt hơn hẳn các phân bố khác trong việc mô tả phân bố N/D cho
tất cả các trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm
liên tục hay một đỉnh.
Đào Cơng Khanh (1996) [17] thì cho rằng, mơ tả phân bố N/D theo
dạng tần số lũy tích thích hợp hơn, vì biến động của đường thực nghiệm này
nhỏ hơn rất nhiều so với biến động số cây hay % số cây ở các cỡ kính.
Cấu trúc tổ thành
Đây là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình thái
khác của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ
đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc



10
tổ thành đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam đề cập trong cơng trình
nghiên cứu của mình.
Trần Ngũ Phương (1963) [31] đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của
các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng
quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Nhân tố cấu
trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thơng qua đó một số quy luật
phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn
sản xuất.
Bảo Huy (1993) [12] và Đào Cơng Khanh (1996) [17] khi nghiên cứu
tổ thành lồi cây đối với rừng tự nhiên ở Đắk Lăk và Hương Sơn – Hà Tĩnh
đều xác định tỷ lệ tổ thành của các nhóm lồi cây mục đích, nhóm lồi cây hỗ
trợ và nhóm lồi cây phi mục đích cụ thể, đề từ đó đề xuất biện pháp khai thác
thích hợp cho từng đối tượng theo hướng điều chỉnh tổ thành hợp lý.
Lê Sáu (1996) [36] và Trần Cẩm Tú [50] khi nghiên cứu cấu trúc rừng
tự nhiên ở Kon Hà Nừng – Gia Lai và Hương Sơn – Hà Tĩnh đều xác định
danh mục các loài cây cụ thể theo cấp tổ thành và các tác giả đều kết luận sự
phân bố của một số loài cây theo cấp tổ thành tuân theo hàm phân bố giảm.
Cấp tổ thành càng cao số lồi càng giảm.
Ngơ Minh Mẫn (2005) [24] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tại Vườn
Quốc gia Cát Tiên đã kết luận, phân bố của số lượng loài cây theo cấp tổ
thành của trạng thái IIIA1, IIIA2tuân theo phân bố khoảng cách.
Võ Văn Sung (2005) [37] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ven
biển tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu cũng cho thấy cấu
trúc tổ thành ở trạng thái IIB và IIIA2 tuân theo phân bố khoảng cách.
1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Rừng nhiệt đới Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt
đới nói chung, nhưng do phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động của con người
nên những quy luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Đã có nhiều cơng trình



11
nghiên cứu về tái sinh rừng nhưng tổng kết thành quy luật tái sinh cho từng
loại rừng thì cịn rất ít. Các kết quả nghiên cứu về tái sinh mới chỉ đề cập
trong các cơng trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học
hoặc công bố trên các tạp chí lâm nghiệp.
Nổi bật có cơng trình của Thái Văn Trừng (1963, 1978) 42 khi nghiên
cứu về “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh
thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật
rừng. Nếu các điều kiện khác của môi trường sống như đất rừng, nhiệt độ, độ
ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các lồi cây tái sinh khơng có
những biến đổi lớn và cũng khơng diễn thế một cách tuần hồn trong khơng
gian và theo thời gian mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy
luật nhân quả giữa sinh vật và mơi trường.
Vũ Đình Huề (1975) 11] từ kết quả điều tra tái sinh tự nhiên theo các
“loại hình thực vật ưu thế” rừng thứ sinh ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966),
Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969) của Viện Điều tra – Quy hoạch rừng
từ năm 1962 – 1969, đã tổng kết và rút ra nhận xét: Tái sinh tự nhiên rừng
miền Bắc Việt Nam có đặc điểm của rừng nhiệt đới. Trong rừng nguyên sinh
tổ thành cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ; ở rừng thứ sinh tồn tại nhiều
cây gỗ mềm kém giá trị. Hiện tượng tái sinh theo đám tạo nên sự phân bố số
cây không đều trên mặt đất rừng. Từ kết quả đó, tác giả xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá tái sinh tự nhiên áp dụng cho các đối tượng rừng lá rộng ở miền Bắc
nước ta.
Nguyễn Hồng Quân (1984) 34 đã nghiên cứu kết hợp chặt chẽ khai
thác với tái sinh nuôi dưỡng rừng. Tác giả cho rằng để đáp ứng yêu cầu khai
thác bảo đảm tái sinh và nuôi dưỡng rừng, đối với rừng không đồng tuổi cần
thực hiện cả 4 nội dung chủ yếu là: thu hoạch cây thành thục, chặt tái sinh,
chặt ni dưỡng và chuẩn hố cấu trúc rừng về trạng thái mong muốn.



12
Nguyễn Duy Chuyên (1985) 7 đã nghiên cứu quy luật phân bố cây tái
sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu, Nghệ An. Tác
giảnghiên cứu phân bố tái sinh theo chiều cao, tổ thành cây tái sinh, số lượng
cây tái inh. Trên cơ sở phân tích tốn học về phân bố cây tái sinh cho tồn lâm
phần, tác giả cho rằng loại rừng trung bình (IIIA2) cây tái sinh tự nhiên có dạng
phân bố Poisson, ở các loại rừng khác cây tái sinh có phân bố cụm.
Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh
được Vũ Đình Huề, Phạm Đình Tam (1989) 15 nghiên cứu và kết luận: số
lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống
càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó, tác giả
đề xuất phương thức khai thác chọn tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng ở
khu vực này.
Vũ Tiến Hinh (1991) 14] nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của
rừng tự nhiên ở Hữu Lũng – Lạng Sơn và vùng Ba Chẽ - Quảng Ninh đã nhận
xét: hệ số tổ thành tính theo phần trăm số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao
có liên hệ chặt chẽ. Đa phần các lồi có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn
thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy. Do khó nhận biết tên cây của tầng tái
sinh, nên có thể sử dụng quan hệ giữa hệ số tổ thành tầng tái sinh và tầng cây
cao để xác định hệ số tổ thành tầng tái sinh. Từ đó, nếu biết mật độ chung của
những cây tái sinh có triển vọng của lâm phần, sẽ xác định được số lượng tái
sinh của từng loài. Trong điều chế rừng có thể sử dụng kết quả này để sơ bộ
xem xét những lồi cây mục đích nào chưa đủ số lượng tái sinh cần phải tra
dặm hạt và những lồi nào chỉ cần thơng qua biện pháp xúc tiến tái sinh là đủ.
Đinh Quang Diệp (1993) 8 nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở rừng
Khộp vùng Easup - Đắc Lắc kết luận: Độ tàn che, thảm mục, độ dày tầng
thảm mục, điều kiện lập địa,… là những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và
chất lượng cây con tái sinh dưới tán rừng. Qua nghiên cứu tác giả cho thấy, tái
sinh trong khu vực có dạng phân bố cụm.



13
Trần Xuân Thiệp (1996) 49 tiếp tục nghiên cứu vai trò của tái sinh và
phục hồi rừng tự nhiên ở các vùng thuộc miền Bắc. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: ở vùng Tây Bắc, dù vùng thấp hay vùng cao tái sinh tự nhiên khá tốt về
số lượng cây: từ 500-8.000 cây/ha. Rừng Tây Bắc thể hiện rõ các mặt ảnh
hưởng đến chất lượng tái sinh: nghèo về trữ lượng, diễn thế ở nhiều vùng xuất
hiện nhóm cây ưa sáng chịu hạn hoặc rụng lá, kích thước nhỏ và nhỡ là chủ
yếu, nhóm lồi cây lá kim rất khó tái sinh phục hồi trở lại do thiếu lớp cây mẹ.
Vùng trung tâm tác giả cho biết sự nghèo kiệt nhanh chóng của rừng đưa đến
số lượng và chất lượng tái sinh tự nhiên thấp. Vùng Đông Bắc, số lượng cây
tái sinh trong rừng tự nhiên biến động bình quân từ 8.000 đến 12.000 cây/ha.
So với các vùng khác, vùng này khả năng tái sinh tự nhiên tốt.
Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay, nhiều khu vực vẫn
phải trơng cậy vào tái sinh tự nhiên cịn tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển
khai trên quy mô hạn chế. Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự
nhiên cho từng đối tượng rừng cụ thể là hết sức cần thiết để từ đó có thể đề
xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.
1.2.3. Một số thông tin cơ bản về cây Nghiến
Ở Việt Nam, Nghiến còn được gọi là Kiên quang, Nghiến đỏ, Nghiến
trứng, Kiêng mật, Kiêng đỏ với tên khoa học là (Burretiodendron hsienmu
Chun et How) thuộc họ Đay (Tiliaceae). Ngoài ra, Nghiến còn được sử dụng
với nhiều tên khoa học đồng nghĩa khác như: Excentrodendron
hsienmu (Chun et How) Chiang et Miau; Pentace tonkinensis A.Chev. [2],
[3], [6]. Còn theo tiếng của người dân tộc H’Mông (Sơn La), Nghiến được gọi
là Pá tông.
Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) [8], Nghiến là cây gỗ lớn,
cao trên 30m, đường kính có thể tới 100cm, bạn lớn. Thân tròn thẳng, vỏ màu
xám, sau xám nâu, bong mảng. Lá đơn mọc cách, hình trứng trịn, đầu nhọn

dần, có mũi lồi dài, đi hình tim hoặc gần tròn dài 8 – 12cm, phiến lá dầy,


14

cứng, nhẵn, bóng, mép nguyên, có 3 gân gốc. Nách gân lá có tuyến và có túm
lơng. Cuống lá thơ, dài 3,5 – 5 cm, hơi đỏ. Lá non hơi dính.
Khi nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Nghiến tại khu
vực Thuận Châu, Sơn La, Phàng Thị Thơm (2009) [45] cho biết, hiện nay
những cây Nghiến cổ thụ đã bị khai thác kiệt, chỉ còn lại chủ yếu là cây có
đường kính rất nhỏ, dao động từ 19 cm – 24,7cm; chiều cao dao động từ
15,4cm – 18,5cm; thân thường phân cành sớm, chiều cao dưới cành thấp. Tác
giả cũng đã nghiên cứu về một số đặc điểm hình thái lá, rễ, kết quả cho thấy:
Đối với cây trưởng thành, chiều dài cuống lá dao động từ 5,1cm – 6,5cm;
chiều dài lá từ 8,8cm – 11,9cm; chiều rộng lá từ 7,2cm – 7,7cm. Đối với cây
tái sinh: Vỏ cây ở gần gốc có màu xám, giáp với ngọn có màu xanh; lá non
hơi dính; Nghiến có hệ rễ cọc phát triển mạnh, ăn sâu xuống dưới đất giúp
cây đứng vững.
Cũng tiến hành các nghiên cứu tại khu vực này, Bùi Thị Tiền (2013)
[43]cho biết, mặc dù thời gian tăng lên (sau 4 năm so với nghiên cứu của
Phàng Thị Thơm, 2009) song kích cỡ trung bình của cây Nghiến trong tự
nhiên lại có xu hướng giảm xuống, đường kính 1,3m trung bình là 23cm,
chiều cao trung bình 14m, chứng tỏ khu vực vẫn đang tiếp tục diễn ra các hoạt
động khai thác.
-Giá trị sử dụng và mức độ nguy cấp của Nghiến
Nghiến có giá trị cung cấp gỗ là chủ yếu. Gỗ Nghiến màu nâu đỏ, nặng,
rắn, không bị mối mọt, thớ mịn, không vênh, dễ bào trơn, đánh bóng, được
dùng nhiều trong các cơng trình xây dựng lớn, làm tà vẹt, gối trục đóng
thuyền [2]. Đặc biệt, theo những nghiên cứu khảo sát cho thấy, gỗ Nghiến
được sử dụng rất nhiều để đóng các đồ thủ cơng mỹ nghệ cao cấp: Lọ lộc

bình, tượng phật, bàn nghế, giường, tủ, sập, v.v... Ở những cây Nghiến cổ thụ
thường xuất hiện các “sùi u bướu”, thực tế đây chính là các khuyết tật hình
thành trong q trình sinh trưởng, phát triển khi cây bị sâu bệnh, sét đánh


15
hoặc bị đốn hạ giữa chừng và thường xuất hiện ở những loài cây gỗ sinh
trưởng chậm. Khuyết tận Nghiến, sùi hay u nghiến thường được người dân
địa phương gọi là “Ngọc Nghiến” bởi giá trị kinh tế và mức độ khan hiếm
chúng trong tự nhiên. U Nghiến không bị nứt, không mối mọt, nhiều hoa văn
đẹp mắt, được sử dụnglàm các đồ thủ công mỹ nghệ trị giá hàng chục – trăm
triệu đồng nên đã dẫn đến việc khai thác bừa bãi nghiến với số lượng lớn
trong tự nhiên. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La, Điện Biên và nhiều tỉnh
thành khác, u nghiến được người dân địa phương thường xuyên săn tìm ráo
diết và mua bán theo kg.
Theo kinh nghiệm của một số người dân vùng núi đá cao (chủ yếu là
người Tày, Nùng), Nghiến thường được dùng để làm nhà: Cột nhà, sàn nhà,
hồnh, vì, kèo, v.v.. Đi lại trên sàn khơng bao giờ có tiếng cót két - một đặc
trưng của loại gỗ mềm dẻo.
Theo Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010) [36], Bùi Thị Tiền (2013) [43] cho
thấy, khơng chỉ có giá trị đóng đồ mỹ nghệ cao cấp, gỗ Nghiến còn rất được
ưa chuộng để sản xuất thớt do khơng có mùn thớt khi sử dụng. Vì vậy, phần
đa các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu đều tham gia khai thác Nghiến, sản
xuất thớt mà chủ yếu là người H’Mông. Việc cưa thân cây thành những chiếc
thớt gỗ vừa nhanh, dễ dàng vận chuyển, tiêu thụ, giá thành lại cao, giá một
chiếc thớt dầy 5cm, có đường kính 30 – 50 cm, dao động từ 250.000–350.000
đồng. Khi khai thác một cây Nghiến, người dân có thể tạo ra rất nhiều chiếc
thớt Nghiến, nguồn thu cao hơn rất nhiều và dễ dàng vận chuyển hơn rất
nhiều so với việc xẻ gỗ hộp. Ngoài ra, thớt Nghiến còn được thu mua để làm
các sàn gỗ cao cấp.

Ngồi giá trị sử dụng gỗ, vỏ Nghiến có chứa chất tanin, được sử dụng
làm thuốc nhuộm trong ngành công nghiệp [2]. Trong Y học, vỏ cây Nghiến
được dùng để sắc thuốc uống chữa ỉa chảy, kiết lỵ. Theo Hứa Văn Thao,
Phạm Văn Khang (2012), vỏ cây Nghiến đang sinh trưởng là môi trường sống


16
lý tưởng cho tầm gửi. Kinh nghiệm người dân bản địa, tầm gửi cây nghiến có
nhiều ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang,…và nhiều nơi khác
trong cả nước. Nhân dân ta thường thu hái về phơi khô ngâm với rượu hoặc
sắc lấy nước uống để chữa đau lưng, bệnh thận, điều hòa tim mạch, kiết lỵ,
v.v.. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định là đây mới chỉ là những nghiên cứu
sơ bộ, cần được tiếp tục nghiên cứu một cách đầy đủ về hoạt tính sinh học của
nó[41].
Bùi Thị Tiền (2013) [43] khẳng định, Nghiến cịn là môi trường lý
tưởng cho phong lan và các loại dương xỉ, v.v.. leo bám.
Do giá trị kinh tế to lớn, Nghiến đã và đang bị khai thác rất mạnh trong
tự nhiên, việc khai thác ồ ạt, khơng có kế hoạch, không đi cùng với thúc đẩy
xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung đã làm lồi này có nguy cơ bị đe dọa dẫn đến
tuyệt chủng trong tự nhiên. Theo phân loại mức độ nguy cấp của Việt Nam,
Nghiến có tên trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm V – sẽ nguy cấp, và thuộc
nhóm IIA trong nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ [2], [7].


×