Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá mô hình nông lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 116 trang )

viii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu tôi trực tiếp tiến hành và
xây dựng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin cam đoan mọi sự đóng góp và giúp đỡ việc thực hiện luận văn đều
được ghi nhận rõ ràng và các thông tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả


ix

LỜI CẢM ƠN
Luận văn:“Đánh giá mơ hình nơng lâm kết hợp phổ biến tại tỉnh
Quảng Ngãi” được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo
chương trình đào tạo Cao học Lâm sinh, chuyên ngành Lâm học khoá 21 (2013
– 2015).
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa sau đại học và các thầy, cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, bạn bè đồng
nghiệp và các cơ quan, chính quyền địa phương nơi tác giả thực hiện nghiên cứu.
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm
Xuân Hoàn người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học và dành nhiều thời
gian quý báu giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này; TS. Hồng
Văn Thắng, người thầy cũng là người đồng nghiệp đã luôn quan tâm và tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu và hồn
thiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm nghiên cứu quốc tế
về Nông lâm kết hợp tại Việt Nam (ICRAF Việt Nam) đã tạo điều kiện và cho


phép tác giả được kế thừa các số liệu, tài liệu để thực hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Khoa Lâm
học, Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Lâm nghiệp; đặc biệt là Ban lãnh
đạo Viện Nghiên cứu Lâm sinh cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong q trình học tập, đóng góp những ý kiến để tác giả hồn thành
ln văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến
nông Khuyến ngư, Chi Cục Lâm nghiệp và chính quyền địa phương các huyện
Trà Bồng, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tây Trà của tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điệu kiện


x

giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, số liệu ngoại nghiệp để hoàn thành
luận văn này.
Trong quá trình hồn thành luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng song
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả


xi

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................VIII
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ IX

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................... XIV
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... XV
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... XVI
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1...................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NLKH .................................................................. 3
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NLKH TRÊN THẾ GIỚI ................................. 5
1.2.1. Lịch sử phát triển NLKH .................................................................. 5
1.2.2. Nghiên cứu về cơ sở khoa học phân loại hệ thống NLKH ............... 6
1.2.3.Đánh giá hiệu quả của NLKH ........................................................... 9
1.3.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NLKH Ở VIỆT NAM................................... 11
1.3.1.Lịch sử ra đời và xu hướng phát triển ............................................. 11
1.3.2. CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT LẬP MƠ
HÌNH NLKH ................................................................................................. 13
1.3.3.Đánh giá hiệu quả của NLKH ở Việt Nam ...................................... 17
1.4. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC HUYỆN NGHIÊN CỨU ....................... 20
1.4.1. Huyện Trà Bồng .............................................................................. 20
1.4.2. Huyện Sơn Tịnh............................................................................... 22


xii

1.4.3. Huyện Tây Trà ................................................................................ 22
1.4.4. Huyện Nghĩa Hành ......................................................................... 23
1.5. Nhận xét đánh giá chung ................................................................... 24
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 26
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 26
2.1. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN ...................................................... 26
2.1.1. Mục tiêu .......................................................................................... 26

2.1.2. Giới hạn của luận văn..................................................................... 26
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 27
2.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 27
2.3.1. Quan điểm ....................................................................................... 27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 28
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 36
3.1. ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI, XÁC ĐỊNH MƠ HÌNH NLKH PHỔ BIẾN
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................. 36

3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................... 36
3.1.2. Kết quả điều tra, phân loại và xác định mơ hình nông lâm kết hợp
phổ biến ở Quảng Ngãi ............................................................................. 37
3.1.3. Xác định mơ hình nơng lâm kết hợp phổ biến ở tỉnh Quảng Ngãi . 39
3.1.4. Phân tích đặc điểm mơ hình NLKH phổ biến tại tỉnh Quảng Ngãi 42
3.1.5. Nhận xét chung ............................................................................... 51
3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP PHỔ BIẾN Ở
QUẢNG NGÃI. ............................................................................................... 52
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 52
3.2.2. Yếu tố kinh tế, xã hội, chính sách ................................................... 53


xiii

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP PHỔ BIẾN .......... 56
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................... 56
3.3.2.Hiệu quả xã hội ................................................................................ 62
3.3.3.Hiệu quả môi trường........................................................................ 66
3.3.4. Hiệu quả tổng hợp .......................................................................... 67
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NHÂN RỘNG MƠ HÌNH NLKH

BỀN VỮNG ..................................................................................................... 67

3.4.1. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................... 67
3.4.2. Giải pháp về thị trường................................................................... 68
3.4.3. Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách .................................... 69
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 70
1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 70
2. TỒN TẠI ..................................................................................................... 72
3. KIẾN

NGHI ̣ ................................................................................................ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


xiv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu

Giải thích

1

BCR


Tỉ lệ lợi ích chi phí

2

Ect

Hiệu quả tổng hợp

3

FAO

Tổ chức Lương Nông thuộc Liên Hợp Quốc

4

NPV

Giá trị hiện tại rịng

5

IRR

Tỉ suất nội hồn vốn

6

ICRAF


Trung Tâm Nghiên cứu về Nông Lâm Kết Hợp

7

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change

8

MH

Mơ hình

9

NLKH

Nơng lâm kết hợp

10

NLN

Nơng lâm nghiệp

11

RVAC


Hệ thống Rừng-vườn-Ao-Chuồng

12

SALT

Kỹ thuật canh tác trên đất dốc

13

VAC

Hệ thống Vườn-Ao-Chuồng


xv

DANH MỤC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

2.1

Tổng hợp thông tin các huyện điều tra

20


3.1

Diện tích đấ t nơng nghiệp giai đoạn 2008- 2014 tỉnh Quảng Ngãi

36

3.2

Tổng hợp các hệ thống canh tác NLKH trên địa bàn tỉnh Quảng

34

Ngãi
3.3

Diện tích hệ thống NLKH ở một số huyện tại Quảng Ngãi

39

3.4

Diện tích mơ hình NLKH tại 4 huyện (2008 và 2014)

41

3.5

Đặc điểm mơ hình Keo lai xen Sắn cao sản tại khu vực nghiên cứu


45

3.6

Đặc điểm mơ hình Keo tai tượng xen Sắn cao sản tại khu vực

49

nghiên cứu
3.7

Giá một số loại sản phẩm nông lâm kết hợp tại Quảng Ngãi

56

3.8

Năng suấ t, sản lượng Sắ n ta ̣i các huyê ̣n điều tra ta ̣i tỉnh Quảng

61

Ngãi
3.9

Tổng hợp kết quả tính hiệu quả kinh tế của một số mơ hình NLKH

3.10 Tổng hợp hiệu quả xã hội của các mơ hình NLKH
3.11

Hiệu quả tổng hợp của mơ hình NLKH phổ biến tại Quảng Ngãi


62
63
67


xvi

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

3.1

Sắn xen Keo 1 tuổi lai tại Trà Nham – Tây Trà

50

3.2

Sắn xen Keo lai 1 tuổi tại Trà Tân - Trà Bồng

51

3.3


Keo tai tượng xen Sắn tại Tịnh Đông - Sơn Tịnh

51

3.4

Sắn xen Keo lai tại Hạnh Dũng – Nghĩa Hành

51

3.5 Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm qua các kênh khác nhau

59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Canh tác nông lâm kết hợp là phương thức canh tác tồn tại trong nền
sản xuất nông lâm nghiệp trên thế giới từ hàng ngàn năm nay ở nhiều hình
thức, trạng thái khác nhau. Nó tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn,
có mục đích và kỹ thuật cao hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người
dân nông thôn và xã hội. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập
quán canh tác nơng lâm kết hợp đã có ở Việt Nam từ lâu đời như các hệ thống
canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh
thái vườn nhà, vườn rừng ở nhiều vùng địa lý sinh thái khác nhau trên cả
nước, v.v. Mỗi một vùng sinh thái lại có những nét đặc trưng riêng, tạo nên sự
đa dạng phong phú và sự phù hợp cũng như tính bền vững của các hệ thống
Nơng lâm kết hợp đó song song với sự phát triển về khoa học kỹ thuật công
nghệ đáp ứng sự phát triển của kinh tế xã hội.

Trong những năm gần đây, khi các vấn đề về mơi trường và biến đổi
khí hậu được thế giới quan tâm đặt lên hàng đầu trong các chiến lược và hành
động quốc gia cũng như toàn cầu, là điều kiện tiên quyết để các quốc gia tiên
tiến đưa ra cơ hội phát triển cho các nước đang nghèo đến trung bình với nền
sản xuất nơng nghiệp bằng các khoản viện trợ khơng hồn lại thơng qua việc
nghiên cứu khoa học công nghệ cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực và mơi
trường, trong đó có thể kể tới ICRAF – một tổ chức quốc tế chun ngành
nơng lâm kết hợp có nhiều năm hoạt động tại Việt Nam và đã mang tới cho
người dân nông thôn Việt Nam những cơ hội mới trong phát triển nơng lâm
kết hợp nói riêng và phát triển kinh tế nơng lâm nghiệp nói chung, góp phần
xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp tại Việt Nam.
Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nền sản xuất chủ yếu
là nông lâm nghiệp, đặc biệt là lâm nghiệp với diện tích đất đồi núi chiếm tới


2

¾ tổng diện tích tự nhiên. Trong những năm gần đây, tỉnh đã nhận được sự
quan tâm đầu tư của nhà nước và từ các ban ngành hỗ trợ phát triển kinh tế
nơng lâm nghiệp thơng qua các chương trình, dự án hỗ trợ về vốn và tư liệu
sản xuất (giống, máy móc, cơ sở hạ tầng...). Với diện tích đất đồi núi thuận lợi
cho sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tồn tại một số hình thức
canh tác nông lâm kết hợp như trồng cây nông nghiệp dưới tán rừng sản xuất
nhằm lấy ngắn nuôi dài, đảm bảo thu nhập của người dân trồng rừng trong
những năm đầu của chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp. Mơ hình này khá phổ
biến trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây và có xu thế ngày càng tăng
về diện tích. Tuy nhiên, phần lớn các lồi cây trồng xen trong các mơ hình là
do người dân trồng tự phát nhằm tận dụng đất và lấy ngắn nuôi dài chưa qua
những đánh giá cụ thể từ các cơ quan quản lý hay các nhà nghiên cứu khoa

học. Do vậy cần có những nghiên cứu đánh giá từ đó đưa ra những khuyến nghị
nhằm phát triển các mơ hình đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính bền vững của các
mơ hình này.
Trên cở sở điều tra nghiên cứu các mơ hình nơng lâm kết hợp trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm phát huy thế mạnh của các mơ hình nổi bật đồng
thời có những khuyến nghị nhằm duy trì và nhân rộng mơ hình, nâng cao hiệu
quả và đảm bảo tính bền vững của mơ hình, hài hịa lợi ích về kinh tế, xã hội,
mơi trường thì việc thực hiện đề tài: “Đánh giá mơ hình nơng lâm kết hợp
phổ biến tại tỉnh Quảng Ngãi” là cần thiết.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm về NLKH
Theo P.K.R. Nair (1993). Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý
đất với mục đích gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất
các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng
lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất và áp dụng các kỹ thuật canh tác
tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương [77].
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản
phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các
diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho
cộng đồng dân cư tại địa phương, (ICRAF, 1999) [72].
Theo Agroforestry Today thì “NLKH là tên gọi chung cho các hệ thống
và các kỹ thuật sử dụng đất hợp lý, trong đó việc canh tác những cây thân gỗ
sống lâu năm (gồm cây lâm nghiệp lấy gỗ, củi và cây nông nghiệp lâu năm
lấy nông sản) được kết hợp một cách có tính tốn với cây trồng hàng năm

(cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, ...) và cây làm thức ăn gia súc
trên cùng một khoảnh đất. Sự kết hợp các nhóm cây này có thể được tiến hành
đồng thời hoặc kế tiếp nhau về mặt không gian và thời gian”[36].
Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất
trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây bụi, cây
thân thảo…) được trồng có tính tốn trên cùng một đơn vị diện tích với hoa
màu và/hoặc với vật ni dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian.
Trong các hệ thống NLKH có mối tác động tương hỗ qua lại về cả mặt sinh
thái lẫn kinh tế giữa các thành phần trong hệ thống (Lundgren và Raintree,
1983)[75].


4

Các khái niệm trên đã mô tả NLKH như là một loạt các hướng dẫn để
sử dụng đất liên tục ở nhiều mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, trong
thực tế NKLH đã phát triển như là một ngành kỹ thuật, trong đó có mối liên
hệ chặt chẽ tới các vấn đề về kinh tế, xã hội và đã hình thành nên một điều gì
đó khác hơn là các hướng dẫn để sử dụng đất.
Trong bối cảnh mới, NLKH được xem như là một ngành nghề và một
cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững để hình thành nên các hệ thống kinh
tế-sinh thái-nhân văn. Bởi vậy, khái niệm về NLKH còn có thể được hiểu ở
các khía cạnh khác như sau:
Nơng lâm kế thợp là các hệ thống quản lý tài nguyên trên cơ sở đặc tính
sinh thái và năng động nhờ sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay
đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững việc sản xuất giúp gia tăng các lợi ích về
kinh tế, xã hội,và môi trường của các nông trại nhỏ (Leaky,1996 dẫn theo
Phạm Quang Vinh và cộng sự, 2005) [64].
ICRAF đã phát triển khái niệm này rộng hơn khi coi NLKH là một hệ

thống sử dụng đất giới hạn trong các nơng trại và định nghĩa nó như là một hệ
thống quản lý tài nguyên tự nhiên rất linh hoạt lấy yếu tố sinh thái là
chính,qua đó cây được phối hợp trồng ở nông trại và các hệ sinh thái nông
nghiệp làm đa dạng, bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã
hội và sinh thái [72].
NLKH cịn được hiểu theo nghĩa rộng, đó là một phương thức sử dụng
đất tổng hợp trên một vùng hay một lưu vực, trong đó có mối quan hệ tương
tác giữa các hệ sinh thái tạo ra sự cân bằng để sử dụng triệt để tiềm năng sản
xuất của một vùng hay một lưu vực mà trong đó hệ sinh thái rừng giữ vai trò
chủ đạo. Đây là một cách tiếp cận mới để phát triển NLKH trên qui mô cảnh
quan một cách bền vững hơn. Ở cấp độ này, có thể nhận thấy NLKH khơng chỉ


5

là sinh kế của một hộ gia đình mà là mang lại sinh kế và lợi ích cho cả cộng
đồng người dân sống tại đó (Chin K Ong and Peter Huxley,1996) [70].
Có thể nhận thấy quan điểm “NLKH chính là một phương thức sử dụng
đất để sản xuất nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp theo hướng tận dụng đất
đai, hạn chế suy thối tài ngun, mơi trường, góp phần sử dụng đất bền vững
và tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế cho cộng đồng áp dụng” là quan điểm
chung về NLKH của các tác giả trên thế giới. Trong các khái niệm này hệ
thống NLKH được coi như là một loạt các hướng dẫn cho một sự sử dụng đất
liên tục, tận dụng tối đa khả năng sản xuất của đất.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về NLKH trên thế giới
1.2.1. Lịch sử phát triển NLKH
Đã có rất nhiều nghiên cứu về nông lâm kết hợp (NLKH) hợp từ hàng
thế kỷ qua, mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác thời gian
NLKH được bắt đầu, tuy nhiên người ta vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và
phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc lĩnh

vực nông, lâm nghiệp và gắn liền với nhận thức của con người về sử dụng đất
và các nhu cầu kinh tế. (Phạm Xuân Hồn, 2012) [27].
Trong nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển NLKH, King
(1987) cho rằng nông dân Châu Âu thời kỳ Trung cổ đã biết phát quang rừng,
đốt cành nhánh và canh tác cây lương thực để tận dụng dinh dưỡng của đất
rừng. Kiểu canh tác này đã duy trì và tồn tại ở một số quốc gia đến đầu thế
XX. Sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới chính là sự khởi
nguồn của các phương thức NLKH sau này [74].
Nhiều tài liệu nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất là, cội nguồn của
NLKH đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đá và bắt đầu từ canh tác nương rẫy. Mặc
dù, nhân loại đã trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau những cho đến nay
canh tác nương rẫy vẫn còn tồn tại và phát triển. Điều đó chứng tỏ sự trường


6

tồn của hình thức canh tác này, người ta vẫn có thể tìm thấy ở đây những “lợi
thế” của nương rẫy và qua đó có thể nhận biết được lịch sử hình thành và phát
triển của NLKH như thế nào (Peter Huxley,1996) [70].
Như vậy có thể khẳng định, NLKH là một phương thức canh tác phổ
biến ở tất cả các châu lục và đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Sự phát triển kinh tế
xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng đã tác động mạnh mẽ đến những
thay đổi, cải tiến và phát triển theo các mức độ, xu hướng phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
1.2.2. Nghiên cứu về cơ sở khoa học phân loại hệ thống NLKH
Do đặc thù của hình thức canh tác Nơng lâm kết hợp là tuy có những
điểm chung nhất định nhưng cịn có những điểm riêng phù hợp với tập quán
canh tác, điều kiện sinh thái, nhân văn của các quốc gia trên thế giới hay giữa
các vùng miền trong cùng một quốc gia mà có các hệ thống NLKH khác
nhau. Để có được sự thống nhất, đã có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu

phân loại các hệ thống NLKH khác nhau vào một bảng sắp xếp thống nhất.
Nair (1993) [77], đã tổng kết một số đặc điểm của phương thức Nông
lâm như: Cấu trúc, chức năng, tương quan kinh tế - xã hội, trình độ quản lý và
ảnh hưởng sinh thái học của hệ thống,… làm cơ sở cho việc phân loại các hệ
thống NLKH như sau:
(1) Cơ sở cấu trúc: Dựa vào cấu trúc của các thành phần loài, bao gồm
sự phối hợp không gian của các thành phần cây gỗ, sự phân chia theo tầng
thẳng đứng của các thành phần hỗn giao với nhau và sự phối hợp theo thời
gian khác nhau của những thành phần này.
(2) Cơ sở chức năng: Dựa vào chức năng chủ yếu hay vai trò của các
thành phần trong hệ thống, chủ yếu là thành phần thân gỗnhư chức năng sản
xuất (thực phẩm, thức ăn gia súc, củi, chất đốt) hay phịng hộ (đai cản gió,


7

rừng phòng hộ chống cát bay, bảo vệ đất chống xói mịn, bảo vệ vùng đầu
nguồn nước, bảo dưỡng đất đai,...).
(3) Cơ sở kinh tế - xã hội: Dựa vào các mức độ đầu tư vào quản lý nông
trại (thấp hay cao), cường độ, mức độ của sự quản trị và mục đích thương mại
(tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa hay cả hai).
(4) Cơ sở sinh thái: Dựa vào điều kiện sinh thái và sự tương thích sinh
thái của các hệ thống do nhận định rằng một vài loại hệ thống thích hợp hơn
cho một số vùng sinh thái như vùng khô hạn, bán khô hạn, nhiệt đới ẩm, vv.
Các nguyên tắc dựa vào cấu trúc tầng và dựa vào chức năng thường
được đặt làm cơ sở để phân chia hệ thống, còn các nguyên tắc khác như là dân
sinh kinh tế, vùng sinh thái được sử dụng làm nền tảng để chia các nhóm theo
mục đích, điều đó chứng tỏ rằng giữa các nguyên tắc có sự liên hệ lẫn nhau.
Do đó các nhà nghiên cứu về NLKH trên thế giới đã chia ra thành một số kiểu
hệ thống phổ biến nhất là (i) Hệ thống nông – lâm trong đó kết hợp cây thân

gỗ, cây bụi và các cây thân thảo; (ii) Hệ thống lâm – súcbao gồm cây thân gỗ,
đồng cỏ và chăn thả gia súc dưới tán các cây gỗ; (iii) Hệ thống nông – lâm –
súc bao gồm cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, kết hợp với đồng cỏ chăn ni
gia súc; ngồi các hệ thống phổ biến đã nêu, cịn có Các hệ thống NLKH đặc
biệt: Các hệ thống này được phát triển trong thực tiễn sản xuất ở một số nơi
mà điều kiện sinh thái cho phép như nuôi ong với cây rừng kết hợp với cây ăn
quả, nuôi trồng thủy sản ở các vùng ngập mặn,… Từ những kiểu hệ thống
NLKH chính này mà hình thành nên nhiều kiểu NLKH khác nhau (Nair,
1993; [77].
Kết quả nghiên cứu của Hans Ruthemberg, 1980 [71] kết luận rằng
theo cách tiếp cận phân loại hệ thống này, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây
dựng hệ thống phân loại NLKH cụ thể và có nhiều cải tiến với những tên gọi


8

rất khác nhau nhưng có một điểm chung nhất là hệ thống này đều được coi là
một hệ thống canh tác hồn chỉnh.
Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, các phương thức sản xuất
NLKH được cải tiến mang lại hiệu quả nhiều mặt theo hướng đa dạng hóa cây
trồng, bảo vệ đất, tăng hiệu quả kinh tế. Đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường
sinh thái, cảnh quan cho nông thôn, miền núi cũng được chú trọng.
Dự án về nghiên cứu chính sách cho các hệ thống phát triển bền vững ở
vùng cao tại Đông Nam Á được thực hiện bởi TP Tomich, DE Thomas và M
Van Noordwijk với mục tiêu nhằm xác định xem liệu việc tăng cường sản
xuất NLKH trong điều kiện cụ thể giúp các nước Đông Nam Á và các nhà tài
trợ cân bằng được các mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong
đó, có nghiên cứu về NLKH và so sánh với các hệ thống canh tác khác ở vùng
cao, bao gồm các vấn đề được xem xét như: (i) Các hệ NLKH ưu việt hơn các
hệ thống sử dụng đất khác như thế nào? Xét về khả năng sinh lợi, khả năng

bền vững về nông nghiệp và tác động đối với môi trường; (ii) Liệu mức độ
mang lại lợi ích của các giải pháp có thể bị giảm sút hoặc hạn chế do những
sai lệch trong các chính sách về giá cả, chính sách thương mại hoặc do các
thiếu sót trong quản lý ở tầm vĩ mơ hay khơng?; (3) Làm thế nào để dung hòa
các mục tiêu kinh tế với mơi trường, trong điều kiện nào thì các hệ NLKH cụ
thể sẽ mang lại một sự cân bằng có sức thuyết phục? [22].
Từ các kết quả tìm hiểu về hệ thống phân loại NLKH của các cơng
trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy: Tùy thuộc vào mỗi quan điểm khác
nhau của mỗi nhà khoa học khác nhau thì sẽ có các hệ thống NLKH khác
nhau. Các nghiên cứu về sau thường có sự kế thừa những nghiên cứu trước đó
nhằm hồn thiện hơn và đem lại kết quả thành cơng cũng như lợi ích cho cộng
đồng. Bên cạnh đó cịn có nhiều sự phát hiện sáng tạo trong việc nghiên cứu
về hệ thống NLKH. Việc phân loại các hệ thống NLKH cơ bản là cơ sở cho


9

công tác quản lý và phát triển hệ thống bền vững thông qua việc đánh giá hiệu
quả của NLKH (kinh tế, xã hội, môi trường).
1.2.3.Đánh giá hiệu quả của NLKH
Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của một mơ hình NLKH có
rất nhiều quan điểm đánh trong đó có thể kể đến:
Quan điểm tổng hợp
Phát triển bền vững được thể hiện trên cả ba khía cạnh: kinh tế (lợi ích
phải lớn hơn chi phí, gia tăng thu nhập); xã hội (góp phần xóa đói, giảm nghèo,
tạo sự cơng bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, tăng
cường các yếu tố đảm bảo xã hội của người dân); môi trường (sử dụng, bảo vệ
tài nguyên theo hướng tiết kiệm, nâng cao chất lượng, đảm bảo nâng cao sự tái
tạo). Việc đánh giá phải chú ý đến tất cả các khía cạnh trên một cách tổng hợp,
có phân định trọng số theo giá trị đóng góp của mỗi tiêu chí trong từng chỉ tiêu

đánh giá ứng với mỗi yếu tố.
Quan điểm lãnh thổ
Về bản chất, mô hình nơng lâm kết hợp là việc sử dụng đất một cách
hợp lí để tạo ra hiệu quả về kinh tế, xã hội và mơi trường. Tại những nơi có
đất đai và điều kiện sinh thái khác nhau sẽ có các mơ hình sản xuất khác nhau.
Do vậy, một mơ hình có thể thích hợp (hoặc rất thích hợp) đối với vùng sinh
thái này, nhưng lại khơng thích hợp ở vùng sinh thái khác. Chính điều đó, nên
việc đánh giáđược gắn với từng mơ hình trong mỗi địa bàn lãnh thổ cụ thể.
Quan điểm phát triển
Mơ hình nơng lâm kết hợp ngoài việc phát triển dựa trên điều kiện sinh
thái, còn chịu tác động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là
thị trường, chính sách và khoa học công nghệ. Những yếu tố này luôn thay
đổi theo sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ.
Trong đánh giá, cần nh́ n nhận các mô h́ nh theo quan điểm vận động phát triển.


10

Quan điểm tích hợp
Một trong những định hướng quan trọng của phát triển mô h́ nh nông lâm
kết hợp là cần phải gắn với phát triển nơng thơn, xóa đói giảm nghèo, an ninh
quốc ph ̣ng, an sinh xă hội… Những yếu tố chi phối này tuy đă vận hành trong
các chỉ tiêu về kinh tế, xă hội và môi trường nhưng tùy từng bộ phận lănh thổ,
mỗi yếu tố có vai tr ̣ riêng cần được nhấn mạnh hơn so với lănh thổ khác.
Theo P.K.R.Nair (1887) [76], quan điểm chung khi đánh giá hiệu quả
NLKH là quan điểm tổng hợp, đa ngành và dựa trên nguyên tắc đánh giá về
khả năng sản xuất (hiệu quả kinh tế); tính bền vững cho sản xuất (hiệu quả
sinh thái, môi trường) và khả năng chấp nhận (hiệu quả xã hội).
Đánh giá hiệu quả kinh tế
Theo Alan Rogers and Peter Taylor (1999), đánh giá hiệu quả kinh tế

trong NLKH, xét về bản chất là phân tích một dự án đầu tư trong nơng-lâm
nghiệp. Là sự đánh giá khả năng sinh lợi từ các nguồn lực đầu tư (vốn, công
lao động và nguyên vật liệu…) [66].
Đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả về mặt xã hội (hiệu quả tạo việc làm,thu nhập…)
(Anthony Young, 1987, 1997) [67, 68].
Đánh giá hiệu quả mơi trường
- Nhìn từ góc độ bảo vệ mơi trường như che phủ đất, giữ đất, giảm
xói mịn, chắn gió…(Chin K. Ong và Peter Huxley, 1996 [70] và hiện
nay, cả thế giới đang quan tâm hiệu quả môi trường được thể hiện rất rõ
thông qua khả năng hấp thụ carbon của các thành phần trong mơ hình
NLKH.
Đánh giá hiệu quả tổng hợp
Với quan điểm cho rằng NLKH là một hệ thống kinh tế-sinh tháinhân văn nên việc đánh giá NLKH không những chỉ xem xét trên việc
đánh giá các lợi ích hay hiệu quả đem lại từ khả năng sinh lời trong đầu tư


11

hay hiệu quả về bảo vệ đất, tăng độ che phủ và tạo công ăn việc làm cho
nông hộ mà phải ln được xem xét và phân tích trên quan điểm này.
Năm 1994, Walfredo Raquel Rola (dẫn theo Võ Hùng, 2009) [30]; đã đề
xuất phương pháp đánh giá hiệu quả tổng hợp của một phương thức canh
táchay một hệ thống sử dụng đất thơng qua việc tính tốn chỉ số hiệu quả
canh tác (Ect- Effective Indicator of Farming System) của hệ thống đó. Có thể
đưa tất cả các tiêu chí, chỉ báo định lượng vào tính tốn, cũng có thể thảo luận
với người dân chỉ lựa chọn một số tiêu chí, chỉ báo hiệu quả kinh tế, xã hội,
mơi trường vào tính Ect. Trong tính tốn Ect, nếu hệ thống NLKH nào có hệ
số này càng gần trị số1,hệ thống đó sẽ càng có hiệu quả cao. Do tính phổ biến,
tính đúng đắn và chưa thể thay thế của phương pháp đánh giá hiệu quả NLKH

như đã nêu nên các kết quả nghiên cứu theo hướng này trên thực tế rất đa
dạng và phong phú.
1.3.Tổng quan nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam
1.3.1.Lịch sử ra đời và xu hướng phát triển
Canh tác NLKH ở Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu đời, như các hệ thống
canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh
thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước, v.v. Làng
truyền thống của người Việt cũng có thể xem là một hệ thống nơng lâm kết
hợp bản địa với nhiều nét đặc trưng về cấu trúc và các dòng chu chuyển vật
chất và năng lượng”, Phạm Xuân Hoàn (2000), [26]. Vào khoảng những năm
sau khi miền Bắc giải phóng, song song với phong trào thi đua sản xuất nhằm
phục hồi kinh tế sau chiến tranh, hệ sinh thái vườn - ao - chuồng (VAC) được
phát triển mạnh mẽ và lan rộngvới nhiều biến thể khác nhau phù hợp cho từng
vùng sinh thái cụ thể. Sau đó, dưới áp lực về dân số và thiếu đất canh tác, các
hệ thống rừng – vườn – ao – chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển
mạnh ở các khu vực dân cư trung du, miền núi phía Bắc và cả Tây Nguyên.


12

Các hệ thống rừng ngập mặn – nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh
ở các tỉnh ven biển (Võ Hùng, 2009) [30].. Nhiều dự án trong và ngoài nước,
các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề về
kinh tế - xã hội – môi trường và đã giới thiệu về các mơ hình canh tác trên đất
dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi, như: Hệ thống
canh tác xen băng (SALT1), hệ thống nông - lâm đồng cỏ (SALT2), hệ thống
canh tác nông - lâm bền vững (SALT3), và hệ thống nông - lâm với cây ăn
quả SALT4) đây là sự kế thừa kết quả thử nghiệm của Viện Nghiên cứu tái
thiết nông thôn ở Philippines, (Phạm Quang Vinh, Phạm Xn Hồn, Kiều
Trí Đức, 2005 [64].

Các tác giả Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2005) [5] đã tổng
kết các mơ hình NLKH và đánh giá rõ vai trò của NLKH trong sử dụng
đất ở Việt Nam và trong công cuộc phát triển nông thôn. Mittel man
(1997) đã có một cơng trình tổng quan rất tốt về hiện trạng nông lâm kết
hợp và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là về các chính sách ảnh
hưởng đến sự phát triển nông lâm kết hợp (dẫn theo Lê Thị Tuyết Anh,
2009) [2]. Tuy nhiên các tư liệu nghiên cứu về tương tác giữa phát triển
nông lâm kết hợp với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh (vi
mơ và vĩ mơ) vẫn cịn phân tán và ít nhiều cịn thiếu tính khái qt và
chưa có chiều sâu.
NLKH được coi là một trong những cách tiếp cận nhằm hạn chế tình
trạng du canh và thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay. Tại
Việt Nam, NLKH đã được ghi nhận từ những năm 1960 ở cấp độ cảnh quan
theo hai mô hình thường thấy là “Vườn – ao – chuồng” và “Rừng – vườn – ao
– chuồng”. Tuy nhiên, tình trạng du canh chỉ chấm dứt vào những năm 1990
khi các kỹ thuật và hệ thống NLKH được cải tiến ở cấp lơ thửa được phát triển
cùng các chương trình của Chính phủ Việt Nam và được giới thiệu rộng rãi.


13

Canh tác NLKH là hình thức canh tác bền vững trên đất dốc mà có sự
kết hợp hài hịa giữa các lồi cây nơng - lâm nghiệp (cây rừng, cây nông
nghiệp, cây thức ăn gia súc, cây thuốc) để sử dụng các tài nguyên thiên nhiên
(đất đai, nước, khí hậu) một cách phù hợp hơn, với các kỹ thuật thích hợp,
tăng thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường [37].
Trong những năm gần đây, các khu vực trung du miền núi bắt đầu chịu
sức ép tác động của việc gia tăng dân số do người dân di cư từ đồng bằng tới
xây dựng vùng kinh tế mới, gây sức ép lên đất đai, đòi hỏi phải tăng sức sản
xuất, đáp ứng nhu cầu lương thực và tránh nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên

thiên nhiên thì canh tác NLKH khơng chỉ phát huy vai trị vốn có của nó mà
cịn phát triển ngày càng mở rộng cả về quy mơ, diện tích và hình thức cũng
phong phú hơn.
1.3.2. Các nghiên cứu và cơ sở khoa học thiết lập mơ hình NLKH
Nghiên cứu về NLKH ở nước ta mới bắt đầu phát triển từ những năm
1960 trở lại đây. Đầu tiên là những cơng trình nghiên cứu về chống xói mịn
đất như thí nghiệm chống xói mịn ở Cầu Hai, Phú Thọ của Nguyễn Ngọc
Bình, Nguyễn Quý Khải, Cao Văn Minh, Nguyễn Xuân Quát, Bùi Ngạnh
(1964). Các tác nhà nghiên cứu Tôn Gia Huyên, Bùi Quang Toản (1965) đã
đạt được những kết quả khả quan khi thực hiện thí nghiệm và xây dựng mơ
hình chống xói mịn tại đồi ấp Bắc nông trường Quốc doanh Sông Cầu, Bắc
Thái (dẫn theo Lê Thị Tuyết Anh, 2009) [2].
Kết quả tổng kết kết quả nghiên cứu “Trong 5 năm của chương trình
Nhà nước giai đoạn 1980 – 1985” về “Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong công tác khai hoang và chống xói mịn đất mới khai hoang” của Thái
Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1989) cũng đã đưa ra một số biện pháp sử dụng, bảo
vệ, cải tạo đất đỏvàng, khai hoang, phục hóa trên địa bàn đất dốc tồn quốc


14

trong đó có nhiều mơ hình bảo vệ đất chống xói mịn trên các loại đất với cơ
cấu cây trồng chính được thực hiện và áp dụng trong thực tiễn sản xuất [38].
Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình và Hồng Hòe cũng đã phân
hệ canh tác NLKH ở nước ta thành 8 hệ thống chính gọi là “hệ canh tác” là
đơn vị cao nhất , dưới hệ canh tác là các “phương thức” hay “kiểu” canh tác.
Theo nguyên tắc phân loại này, hệ thống canh tác NLKH ở Việt Nam được
chia ra thành 8 loại là: Hệ nông – lâm; Hệ lâm – súc; Hệ nông – lâm – súc; Hệ
cây gỗ đa tác dụng; Hệ lâm – ngư; Hệ nông – lâm – ngư; Hệ ong – cây lấy gỗ;
Hệ nông – lâm – ngư súc (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 2000). Các hệ này lại

được chia cho thành 27 kiểu khác nhau tùy theo từng vùng sinh thái. Cuối
cùng là mơ hình NLKH hộ gia đình [26].
Thơng qua một số hệ thống phân loại mơ hình NLKH của các nhà
nghiên cứu chứng tỏ rằng ở những vùng khác nhau thì có các mơ hình NLKH
khác nhau, tùy thuộc vào địa hình, khí hậu mỗi vùng riêng. Từ đó, khẳng định
NLKH nói chung ở nước ta đã ra đời và được đưa vào áp dụng ở rất nhiều nơi
trong cả nước đặc biệt là các tỉnh có diện tích đất đồi núi phong phú như: Các
tỉnh miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên,
Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,..), các tỉnh Nam bộ (Kon Tum, Đắc Lăk, Lâm
Đồng,..), các tỉnh trung bộ: (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,...)
Theo Nguyễn Xuân Quát (1994) [41]: Các mơ hình sử dụng đất lâm
nghiệp để trồng rừng sản xuất, trong những năm đầu khi rừng chưa khép tán,
trong đất trống giữa 2 hàng cây nên được tận dụng để trồng xen lúa, ngô, đậu,
màu vừa để sớm thu sản phẩm vừa kết hợp chăm sóc cây rừng. Cịn mơ hình
sử dụng đất trồng rừng phịng hộ cũng phải được kết hợp sản xuất để có thu
hoạch mới đảm bảo đời sống cho người dân, bảo vệ được rừng lâu dài và sử
dụng đất được bền vững. Cho nên ngồi cây lâm nghiệp có chu kỳ dài, tán lá
dày rậm, bộ rễ ăn sâu và phát triển mạnh để phịng hộ tốt, nhiều lồi cây ăn


15

quả, cây công nghiệp dài ngày, cây đa tác dụng, cây che phủ đất, cố định đạm
cũng được sử dụng để trồng rừng tạo rừng 2 – 3 tầng. Điều này nhận thấy,
phương thức canh tác NLKH đã được áp dụng trong việc sử dụng hợp lý đất
trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ.
Tác giả Nguyễn Văn Trương (1982) [54] cho rằng cơ cấu cây trồng
được chọn vào MH NLKH hợp như sau: Cây phòng hộ gồm Muồng đen, Keo
dậu, So đũa, Phi lao, Keo tai tượng,…; Cây dài ngày gồm Chè, Cà phê, Hồ
tiêu, cây ăn quả,…và cây ngắn ngày gồm lúa, ngơ, Lúa nương, cây có củ, đậu

đỗ,… Có thể sắp xếp khơng gian cho cây rừng, cây công nghiệp và cây ngắn
ngày như sau:
(1) Đất dốc từ 250- 300 thì tốt nhất là để rừng che phủ, rừng cây rậm
kín, hỗn giao nhiều tầng, nhiều cây cỏ trong đó phải có những cây gỗ lớn với
số lượng đông đủ sẽ là chủ thể trong hệ sinh thái rừng và đất dốc;
(2) Đất dốc từ 150 – 200 ta có thể tạo ra quần xã thực vật theo kiểu rừng
với tỷ lệ cây to khoảng 30 - 40% còn lại là cây phòng hộ và mương máng giữ
đất, giữ nước;
(3) Đất dốc dưới 150 nếu sườn đồi ngắn thì nên san bằng thành ruộng
bậc thang ở phía dưới, có rừng ở phía trên thì càng tốt. Ta có thể sử dụng 60 70% đất nơng nghiệp, cây công nghiệp từ 20 - 30% cho cây lớn và 10 - 15%
đất đai dành cho bờ cây và mương máng. Với sự kết hợp này đã tạo ra được
những MH NLKH khác nhau và đem lại hiệu quả cao về các mặt cho người
dân địa phương.
Nghiên cứu về các mơ hình NLKH của các tác giả Việt Nam cho thấy
được sự đa dạng và phong phú trong việc sử dụng đất tổng hợp và bền vững.
Người dân sẽ nâng cao được hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp nhằm
cải thiện đời sống của người dân miền núi.


16

Các mơ hình NLKH đã và đang từng bước khẳng định tầm quan trọng
trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và phát triển nơng lâm nghiệp bền vững
góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Trong những năm qua, nếu như việc
kêu gọi người dân bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, từ bỏ cách sống
du canh du cư để hạn chế việc phá rừng làm nương rẫy gặp rất nhiều khó
khăn thì các hệ thống cây trồng sau canh tác nương rẫy truyền thống được
thiết kế theo phương thức NLKH chính là một giải pháp đúng đắn để hiện
thực hóa những lời kêu gọi đó. Các hệ thống cây trồng đó vừa góp phần giải
quyết mối quan tâm trước mắt của nhiều người dân nghèo: an ninh lương thực

giúp họ yên tâm ổn định cuộc sống, vừa giải quyết được mối trăn trở của
nhiều nhà sinh thái học: rừng được bảo vệ, đảm bảo cho môi trường sinh thái
phát triển bền vững [42].
Nghiên cứu về canh tác nương rẫy của người Dao, Phạm Xuân Hoàn
(2000) đã xác định được mơ hình canh tác NLKH phù hợp là trồng xen quế
với lúa nương. Đây là một phương thức canh tác bản địa, có nhiều ưu điểm.
Khi rừng quế hình thành đồng thời với sự xuất hiện của lớp cây gỗ cây bụi
tiên phong của rừng thứ sinh (tái sinh sau nương rẫy) người ta không chặt bỏ
chúng. Lớp cây này được phục hồi và sinh trưởng đồng thời với cây quế và
tạo thành một quần xã hỗn loài mới, trong đó cây quế chiếm ưu thế. Đặc điểm
của rừng mới trồng phục hồi là sự đa dạng về thành phần loài cây, độ che phủ
cao và lượng vật rơi rụng trả về cho tầng đất mặt nhiều và phong phú hơn, tốc
độ phân giải nhanh [26].
Mơ hình gieo trồng một số loại cây họ đậu trên đất bỏ hóa sau nương
rẫy truyền thống tại Hịa Bình và Sơn La. Cụ thể là: (1) Mơ hình trồng cây họ
đậu (đậu triều Ấn Độ, cây Cốt khí, cây Keo dậu, keo Philippin) phủ kín đất
nương rẫy sau bỏ hóa để cải tạo độ phì của đất giúp cho nhóm cây trồng sau
phát triển tốt. (2) Mơ hình trồng cây họ đậu theo băng và trồng theo đường


×