Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Báo cáo thực tập Sâu bệnh hại lúa ở Đông Sơn - Thanh Hóa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.22 KB, 15 trang )

















Báo cáo thực tập Sâu bệnh
hại lúa ở Đông Sơn - Thanh
Hóa
Báo cáo thực tập giáo trình


Lời cảm ơn
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thanh Hồng là người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như làm báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ của trạm bvtv cùng toàn thể bà con nông dân
huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa Cùng toàn thể bạn bè người thân đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình của mình.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn bộ môn bệnh cây và bộ môn côn trùng khoa
nông học trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề
tài được giao.


Tuy vậy trong quá trình thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy , em
mong được sự góp ý của thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn
Ngày 9 tháng 10 năm 2009
Sinh viên
Lê Thị Lan































- 1 -
Báo cáo thực tập giáo trình
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam được coi là một trong những nơi phát sinh cây lúa, nó được thuần hóa và
trồng cấy từ 4000 năm nay. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới của miền nam, có mùa đông lạnh
ở miền bắc, lượng mưa hàng năm lớn, rất thích hợp cho cây lúa phát triển. cùng với việc tăng
cường đổi mới về giống, đầu tư phân bón để đạt năng suất cao, song cũng không tránh khỏi
các dịch hại ngày càng nghiêm trọng. Hàng năm ở Việt Nam có khoảng 30 vạn ha lúa(chiếm
10% diện tích) bị sâu bệnh phá hoại, riêng ở miền Bắc sâu bệnh làm tổn thất 1.2 tiệu tấn thóc
hàng năm.Trong hệ sinh thái nông nghiệp dịch hại tồn tại trong mối quan hệ thống nhất với
môi trường sống. Hiện nay để nâng cao hiệu quả kinh tế con người không ngừng tác động
vào môi trường sinh thái những biện pháp kĩ thuật canh tác mới, tiên tiến phù hợp với điều
kiện tự nhiên, khí hậu từng vùng địa phương. Điều đó đã làm thay đổi mức độ sâu bệnh trên
càng tăng nhiều khi vượt ra ngoài vòng kiểm soát, điều khiển của con người, dẫn đến phát
sinh thành dịch hại lớn.
Huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa là một vùng chuyên canh trồng lúa nước. Hiện nay tại đây
đang xảy ra nhiều vụ dịch lớn như cháy rầy, đạo ôn… gây hại lớn đến năng suất và phẩm
chất lúa. Vì vậy công tác bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế và
phòng trừ sâu bệnh. Xuất phát từ tình hình thực tế đó em làm đề tài “Điều tra tình hình sâu
hại lúa và thiên địch vụ xuân năm 2009 ở huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa”.
1.2.Mục đích yêu cầu
* Mục đích
Điều tra tình hình sâu hại lúa và thiên địch ở huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu

diễn biến gây hại của rầy nâu hại lúa, đồng thời đánh giá so sánh mức độ gây hại của rầy nâu
ở vụ hai trà lúa xuân muộn và xuân sớm.
*Yêu cầu
1. Điều tra tình hình sâu hại lúa và thiên địch tại Đông Sơn- Thanh Hóa.
2.So sánh diễn biến rầy nâu hại lúa trên các trà lúa xuân sớm và xuân muộn.
3.Thống kê diện tích lúa bị rầy nâu gây hại.
4.Đánh giá sự phát triển của thiên địch trong các kì điều tra và vai trò của chúng.

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại huyện Đông Sơn- Thanh Hóa
- Thời gian nghiên cứu: từ 22/4/2009 đến 10/ 5/ 2009.
2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu:
* Vật liệu nghiên cứu:
- Các giống lúa tại địa phương hiện đang trồng:Xi
23,
NX
30,
Q
5
,lúa lai…
- Cồn 96
0
.
- Sổ sách ghi chép số liệu điều tra.
- Dao, kéo, túi đựng mẫu, lọ đựng mẫu, kim cắm mẫu côn trùng, vợt côn trùng…
* Đối tượng nghiên cứu:
- Các loài sâu hại trên lúa và thiên địch của nó
2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất lúa tại địa phương
- 2 -
Báo cáo thực tập giáo trình
2.3.2. Điều tra thành phần sâu hại trên lúa.
2.3.3. Điều tra thành phần thiên địch trên lúa.
2.3.4. Điều tra diễn biến gây hại của rầy nâu trên lúa vụ xuân năm 2009.
2.3.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
- Chọn ruộng đại diên cho các thời vụ trồng: Xuân chính vụ và xuân muộn
- Trên mỗi ruộng chon 10 điểm, mối điểm điều tra 2 khóm.
-Điều tra 7 ngày 1 lần.
* Mức độ phổ biến của các loài sâu.
- Tần suất xuất hiện các loài sâu, bệnh hại và thiên địch của chúng:
Tổng số điểm sâu xuất hiện
Tần suất xuất hiện =
Tổng số điểm điều tra
x 100
0 : Tần suất xuất hiện = 0: rất ít xuất hiện
+ : Ít xuất hiện (tần suất xuất hiện < 20%)
+ +: Xuất hiện trung bình (tần suất xuất hiện 20 – 50 %).
+ + +: Xuất hiện nhiều (tần suất xuất hiện > 50%)
* Đối với rầy nâu:Dùng phương pháp quan sát trực tiếp bằng mắt.

Tổng số rầy bắt được

Mật độ (con/khóm)
=
Tổng số khóm điều tra

* Đối với thiên địch

Lập bảng thành phần thiên địch: bọ ba khoang, bọ rùa, nhện bắt mồi.
Mức độ phổ biến:
- Rất ít (<20% số lần bắt gặp)
+ Ít (21 – 40% số lần bắt gặp)
++ Trung bình (41 – 60% số lần bắt gặp)
+++ Nhiều (> 60% số lần bắt gặp).

PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐIỂU TRA
3.1 Tình hình sản xuất lúa tại huyện Đông Sơn- Thanh Hóa trong vụ xuân năm 2009.
Vụ xuân năm 2009, toàn huyện đã gieo cấy được 5793 ha đạt 100% kế hoạch.Trong
đó cơ cấu giống của huyện như sau:
Bảng 1: Cơ cấu giống lúa cấy vụ xuân năm 2009 ở huyện Đông Sơn-Thanh Hóa

STT Loại giống Diện tích(ha) Tỷ lệ(%)
1 Lúa lai các loại 2353.5 40.63
2 Các dòng lúa X 1590.4 27.45
3 Lúa thơm 1109 19.12
4 Lúa thuần các loại 740.1 12.8
- 3 -
Báo cáo thực tập giáo trình
Đầu vụ rét đậm, sau tết nguyên đán thời tiết nắng ấm thuận lợi cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển. Từ nửa đầu tháng 2 đến gần cuối tháng 3 có sự đan xen ảnh hưởng của
gió mùa đông bắc, sáng và đêm trời lạnh, xen kẽ với mưa phùn ẩm độ không khí cao, trưa
chiều trời nắng ấm rất thuận lợi cho lúa phát triển nhanh, đồng thời cũng thích hợp cho sâu
bệnh phát sinh và gây hại trên diện rộng, đặc biệt là rầy nâu và bệnh đạo ôn.
Công tác chỉ đạo về cơ cấu giống, lịch thời vụ chưa quyết liệt, chưa sát với điều kiện
thực tế, nhiều xã chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo sản xuất, nhất là chỉ đạo về
cơ cấu giống và lịch thời vụ, nhiều xã còn giao khoán công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp
cho ban chủ nhiệm hợp tác xã .
Tình trạng nông dân gieo cấy lúa ngắn ngày sớm hơn lịch thời vụ nên lúa trổ trước

11/4 sẽ bị giảm năng suất như Đông Nam, Đông Hưng, Đông lĩnh, Đông Hoàng, Đông khê,
Đông Phú...các giống lúa trổ sớm chủ yếu là lúa nếp, KC90, KD18, BT số 7, Q
5
và lúa lai
D.Ư527, còn lại phần lớn lúa trổ tập trung từ 20-30/4 là chủ yếu.
Như ta đã biết mối loài sâu hại thích hợp với một giai đoạn sinh trưởng nhất định của
lúa.Nếu dự báo được thời gian phát sinh rộ của các loài sâu hại, ta cần tránh các giai đoạn
sinh trưởng mẫn cảm với loài sâu hại đó.

Bảng 2: Thống kê các giai đoạn phát triển của lúa qua các kỳ điều tra.

Giai đoạn sinh trưởng
Ngày
Xuân chính vụ Xuân muộn
17/2/2009 Đẻ nhánh Hồi xanh- đẻ nhánh
24/2/2009 Đẻ nhánh rộ Đẻ nhánh
3/3/2009 Cuối đẻ nhánh Đẻ nhánh rộ- cuối đẻ nhánh
10/3/2009-31/3 Phân hóa đòng- trỗ Phân hóa đòng-trỗ
7/4-14/4/2009 Đòng trỗ Đòng trỗ
22/4/2009 Phơi màu-chín sữa Trỗ- phơi màu
29/4-5/5/2009 Chín sữa-chín sáp Chín sữa
(Nguồn: Trạm BVTV Đông Sơn –TH)
3.2. Thành phần sâu hại lúa và thiên địch ở vụ xuân năm 2009

Bảng 3:Thành phần sâu và chuột hại trên lúa xuân năm 2009
stt Tên Việt Nam Tên khoa học Mức độ phổ biến
1 Rầy các loại Nilaparvata lugens Stal +++
2 Sâu đục thân
Schoenobius incertellus
Walker

++
3
Sâu cuốn lá
nhỏ
Cnaphalocrocis medinalis
Guence
+
4 Chuột ++
5 Bọ xít đen Scotinophora lurida +

(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu thể hiện mức độ phổ biến của các loài sâu và chuột hại lúa trên cho
thấy:các loại rầy và chủ yếu là rầy nâu có mức phổ biến nhất. Hầu như trên tất cả các điểm
- 4 -
Báo cáo thực tập giáo trình
điều tra đều thấy xuất hiện đối tượng này. Ở tất cả các xã trong huyện đều rộ lên dịch rầy
nâu. Cả rầy trưởng thành và rầy non dùng miệng chích vào thân cây lúa để hút dịch cây. Bị
hại nhẹ lá dưới có thể bị héo. Bị nặng gây hiện tượng cháy rầy, cả ruộng bị khô héo, màu
trắng tái hoặc trắng. Nếu gặp mưa lùa bị hại có thể bị thối nhũn . Năng suất có thể giảm 50%
hoặc mất trắng. Do tổ chức dẫn nhựa cây phá hại nghiêm trọng làm cho cây lúa héo và chết.
Ngoài ra, rầy nâu là môi giới truyền bệnh vàng lùn xoắn lá làm cho cây lúa tuy vẫn giữ được
màu xanh nhưng bị thấp lùn, có những lá bị xoăn nhiều vòng trổ bông muộn nhưng không
thoát, hạt ít và hạt lép.
Sâu đục thân cũng có mức phổ biến tương đối, sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ít hơn.một
số nơi còn thấy sự gây hại của bọ xít đen và chuột.Tuy vậy mức độ gây hại của chúng không
cao nên gây hại không đáng kể đến năng suất lúa. Sâu đục thân đục vào thân lúa làm cho cây
bị chết, bông lúa bị bạc hoàn toàn. Trong ruuoongj lúa thì mật độ sâu đục thân xuất hiện rải
rác trên tất cả các ruộng lúa. Bọ xít đen chích vào hạt lúa làm cho hạt bị chích khô trắng.

Bảng 4: Thành phần và mức độ phổ biến của thiên đich.


STT Tên Việt Nam Mức độ phổ biến
1 Bọ ba khoang +++
2 Bọ rùa +++
3 Nhện bắt mồi ++
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Thiên địch của các loài sâu hại trên rất phổ biến có tác dụng hạn chế số lượng của các
loài sâu hại. Số lượng cúa các loài thiên địch tuy không nhiều nhưng do số lượng lớn nên
cũng có tác dụng hạn chế các loài sâu.


3.3 Tình hình phát sinh gây hại, diễn biến của rầy nâu ở Đông Sơn –Thanh Hóa.
Rầy nâu có mặt ở khắp các vùng trồng lúa trong nước nhất là các vùng lúa thâm canh,
Từ đồng bằng ven biển trung du cho đến cả vùng cao. Trong vòng 30 năm qua, Rầy nâu luôn
luôn là một trong 3 loài sâu gây hại quan trọng nhất trên cây lúa.
Theo số liệu điều tra của trạm BVTV huyện Đông Sơn-Thanh Hóa Mật độ của rầy
nâu tăng rất nhanh qua các kì điều tra. Tại sao nó lại phát triển nhanh như vậy. Có rất nhiều lí
do: Rầy tích lũy số lượng từ trước và đến thời điểm này thì rầy bùng phát số lượng., giai đoạn
phát triển của rầy trùng với giai đoạn mẫn cảm của cây lúa, đồng thời là do khí hậu thời tiết ở
giai đoạn này rất phù hợp để rầy nâu phát triển mạnh...
Trong tháng 3 (Theo thông báo về tình hình sâu bệnh hại trong tháng 3 và dự báo tình
hình trong tháng 4 vụ xuân năm 2009 của trạm BVTV Đông Sơn –Thanh Hóa) thời tiết nắng
ấm, xen kẽ với các đợt không khí lạnh, trời âm u sáng sớm có mưa phùn và sương mú, ẩm độ
cao, có nhiều ngày ẩm độ trên 90%. Trong khi đó trà xuân chính vụ cây lúa đang ở giai đoạn
cuối đẻ nhánh và làm đòng, lúa xuân muộn đang giai đoạn để nhánh đến đứng cái. Nhiều
diện tích lúa có biểu hiện lướt lá do bón phân không cân đối hoặc bón quá nhiều đạm. Đây là
điều kiện thuận lợi để các đối tượng sâu bệnh gây hại.
Trong giai đoạn này(tháng 3), mật độ rầy nâu phổ biến từ 25-30 con/m
2
.Chủ yếu là

rầy trưởng thành và rầy non tuổi 1.
- 5 -

×