Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thiên sinh giai đoạn 2019 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________________

ĐỒN PHẠM NHÃ CA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH GIAI ĐOẠN
2019-2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________________

ĐỒN PHẠM NHÃ CA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH GIAI ĐOẠN
2019-2022
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số:

8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THANH TÚ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Đồn Phạm Nhã Ca, học viên K25 ngành Quản trị kinh doanh trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với tên đề tài: “Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019-2022” là cơng
trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Huỳnh
Thanh Tú. Các thông tin và số liệu trình bày trong bài nghiên cứu là hồn tồn trung thực
và chưa được cơng bố trong cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2019

Người thực hiện luận văn

Đoàn Phạm Nhã Ca


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………..1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………….……....2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….…..3
4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………….….3
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….....3
6. Kết cấu của đề tài………………………………………………………….…6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH…………………………………………………………………………...7
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh ………………………...7
1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh………………………………………….…..7
1.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh…………………………………....8
1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh……………………………………………….....8
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh…………………………………………….….9
1.2 Các mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………...10
1.2.1Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter…………………………...10


1.2.2 Mơ hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson& Strickland....…....12
1.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)………………………………….…14
1.3 Các yếu tố nội bộ đánh giá năng lực cạnh tranh…...………………............14
1.3.1 Năng lực tài chính…………………………………..………….…….15
1.3.2 Năng lực quản trị và điều hành…………………….………………...15
1.3.3 Năng lực nguồn nhân lực………………………….…….…………...16
1.3.4 Năng lực uy tín/thương hiệu……………………………….………...17
1.3.5 Năng lực marketing……………………………………….…............18
1.3.6 Năng lực trang thiết bị và công nghệ..…………….……………..…..19
1.3.7 Năng lực nghiên cứu và phát triển….…………………….………….19

1.4 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp……………………………………………………………………………..20
1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mơ……………….………………….20
1.4.2 Các yếu tố thuộc mơi trường vi mơ…………………………......……22
TĨM TẮT CHƯƠNG 1…………………………………….…………..………..23
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH………………….………………………..24
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thiên Sinh………………………………...24
2.1.1 Mô tả Công ty Cổ phần Thiên Sinh……………………………….….24
2.1.2 Lịch sử hình thành…………………………………………………....24
2.1.3 Sơ đồ tổ chức…………………………………………………..….….25
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
(2014-2018)……..…................................................................................................25


2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh
…........……………………......................................................................................27
2.2.1 Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên
Sinh….......................................................................................................................27
2.2.1.1 Xây dựng thang đo.................................................................27
2.2.1.2 Lựa chọn đối thủ cạnh tranh……………………………......29
2.2.1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu…………………………....….…30
2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty CP Thiên
Sinh………....……………………………………………………………….……...30
2.2.2.1 Năng lực tài chính………………..…………....…………....30
2.2.2.2 Năng lực quản trị-điều hành ……....………………….....….32
2.2.2.3 Năng lực nguồn nhân lực………………….………..............34
2.2.2.4 Năng lực uy tín-thương hiệu……………………….……….37
2.2.2.5 Năng lực Marketing …………………………......................40
2.2.2.6 Năng lực trang thiết bị-công nghệ…………...……….….…42

2.2.2.7 Năng lực nghiên cứu và phát triển………………….....……44
2.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi đối với cơng ty Cổ phần
Thiên Sinh……………………………………………………………………...…48
2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô…………………………………..48
2.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô……………………………..........50
2.4 Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh.….54
2.4.1 Ưu điểm……………………………………………………...............54
2.5.1.1 Ưu điểm của các yếu tố năng cao năng lực cạnh tranh.… …54
2.5.1.2 Ưu điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh……………………………………………………………………………….57


2.4.2 Nhược điểm …………………………………………………….........57
2.5.2.1 Nhược điểm của các yếu tố năng cao năng lực cạnh
tranh……..…………………………………………………………………..…..…57
2.5.2.2 Nhược điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh……………………………………………………………………………......61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2………………………………………………………….62
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN SINH GIAI ĐOẠN 2019-2022………………..63
3.1 Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Thiên
Sinh giai đoạn 2019-2022………………………………………………………...63
3.1.1 Mục tiêu chiến lược của công ty Thiên Sinh trong giai đoạn 20192022..........................................................................................................................63
3.1.2 Định hướng phát triển công ty Thiên Sinh…………….…………….64
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên
Sinh…......................................................................................................................64
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển……………....64
3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ……………….…………….66
3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực marketing ………………………….….67
3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực nguồn nhân lực…………… ……….…73

3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực uy tín/thương hiệu……………...…......77
3.2.6 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị và điều hành…………….....…78
3.2.7 Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển……………....81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3………………………………………………………….84
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….....85


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN- Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CBNV: Cán bộ nhân viên
CP: Cổ phần
BĐ: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền
BKS: Ban kiểm sốt
Bộ NN-PTNT: Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
HĐQT: Hội đồng Quản trị
ISO-International Organisation for Standardisation: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
ISO 9001:2015: Hệ thống quản lý chất lượng phiên bản 2015
ISO 14001:2015: Hệ thống quản lý môi trường phiên bản 2015
ISO 17025:2017: Hệ thống quản lý phịng thí nghiệm phiên bản 2017
KPI – Key Performance Indicators: Chỉ số kết quả thực hiện chủ yếu
MN: Cơng ty Cổ phần Phân bón Miền Nam
PHC: Phịng hành chính
PKD: Phịng kinh doanh
PKT: Phịng kế tốn/phịng kỹ thuật
PKTTT: Phòng kỹ thuật tiếp thị
PSX: Phòng sản xuất

PTGĐ HCNS: Phó Tổng giám đốc hành chính-nhân sư
PTGĐ KD: Phó Tổng giám đốc kinh doanh


PTGĐ KT-SX: Phó Tổng giám đốc kỹ thuật-sản xuất
PTGĐ TC: Phó Tổng giám đốc tài chính
PVT: Phịng vật tư
TL.TGĐ: Trợ lý Tổng Giám đốc
TGĐ: Tổng Giám đốc
TPP - Trans-Pacific Partnership Agreement: Hiệp định Đối tác xun Thái Bình Dương
TS: Cơng ty Cổ phần Thiên Sinh
VAT: thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
WTO - World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Thiên Sinh giai đoạn
2014-2018......................................................................................................................25
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu quan trọng trong kết quả kinh doanh
công ty CP Thiên Sinh giai đoạn 2014-2018.................................................................26
Bảng 2.3: Bảng đánh giá năng lực tài chính của công ty Cổ phần Thiên Sinh với các công
ty đối thủ cạnh tranh......................................................................................................31
Bảng 2.4: Bảng đánh giá năng lực quản lý- điều hành của công ty Cổ phần Thiên Sinh
với các cơng ty đối thủ cạnh tranh................................................................................32
Bảng 2.5: Trình độ lao động của công ty (2014-2018).................................................34
Bảng 2.6: Bảng đánh giá nguồn nhân lực của công ty Cổ phần Thiên Sinh với các công
ty đối thủ cạnh tranh......................................................................................................35
Bảng 2.7: Mức thu nhập trung bình của CBNV cơng ty (2014-2018)..........................37
Bảng 2.8: Bảng đánh giá năng lực uy tín/thương hiệu của cơng ty Cổ phần Thiên Sinh

với các công ty đối thủ cạnh tranh.................................................................................37
Bảng 2.9: Chi phí cơng tác hỗ trợ xã hội của công ty qua các năm...............................38
Bảng 2.10: Bảng đánh giá năng lực marketing của công ty Cổ phần Thiên Sinh với các
công ty đối thủ cạnh tranh..............................................................................................41
Bảng 2.11 : Bảng đánh giá trình độ trang thiết bị và cơng nghệ của công ty Cổ phần
Thiên Sinh với các công ty đối thủ cạnh tranh...............................................................43
Bảng 2.12: Bảng đánh giá năng lực nghiên cứu và phát triển của công ty Cổ phần Thiên
Sinh với các công ty đối thủ cạnh tranh.........................................................................44
Bảng 2.13: Ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của Thiên Sinh so với đối thủ cạnh
tranh...............................................................................................................................45


Bảng 2.14: Ma trận đánh giá khả năng thích ứng của Thiên Sinh với các yếu tố bên
ngoài...............................................................................................................................53
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
công ty Cổ phần Thiên Sinh...........................................................................................54
Bảng 2.16: Tổng hợp nhược điểm của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Thiên
Sinh................................................................................................................................60


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của M.Porter................................................11
Hình 1.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản
xuất & kinh doanh phân bón..........................................................................................20


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước với 70% dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp,
theo Giáo sư Michael Porter trong “Báo cáo năng lực cạnh tranh năm 2010” đã nhận
định: Nông nghiệp là lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh hơn cả trong các ngành kinh tế của
Việt Nam hiện nay. Thành tựu của ngành trong vài thập kỷ qua thực sự ấn tượng, góp
phần ổn định chính trị - xã hội cho đất nước, đóng góp đáng kể trong kim ngạch xuất
khẩu. Phân bón là vật tư nơng nghiệp đóng vai trò quan trọng và được sử dụng với số
lượng lớn hàng năm trong sản xuất nơng nghiệp. Trong q trình sản xuất nếu sử dụng
phân bón đúng cách, cân đối sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nơng sản.
Sản xuất và xuất khẩu phân bón mang nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp phân bón nói
riêng và góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (theo thống kê của Vinanet
năm 2018, kim ngạch ngành phân bón tăng 6,5% so với năm 2017 đạt 280,7 triệu USD,
chiếm 0,11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phân bón là khá lớn. Trong 6 tháng đầu năm
2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn cho biết cả nước hiện có 735 cơ sở sản
xuất phân bón đủ điều kiện và cấp phép với tổng công suất 29,5 triệu tấn/năm và số
lượng nhập khẩu nước ngồi gần 5 triệu tấn phân bón mỗi năm. Chính vì vậy, các doanh
nghiệp khơng những cạnh tranh trong nước mà cịn cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngồi. Bên cạnh đó, vì lợi nhuận ngành mang lại mà xuất hiện các doanh nghiệp
làm ăn gian dối sản xuất phân bón giả, kém chất lượng hoặc phân bón khơng rõ nguồn
gốc xuất xứ… vẫn xuất hiện tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng đến thương hiệu của các
doanh nghiệp chân chính và ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất của hàng chục triệu hộ
nông dân.
Công ty Cổ phần Thiên Sinh với thương hiệu KOMIX hơn 20 năm trong hoạt
động sản xuất và kinh doanh phân bón cũng khơng tránh khỏi áp lực cạnh tranh khi Việt


2

Nam hội nhập. Ngoài việc cạnh tranh hàng trăm doanh nghiệp trong nước, cơng ty cịn

phải cạnh tranh với hàng hóa nhập nhẩu từ ngồi nước. Qua tổng hợp kết quả báo cáo
tài chính của cơng ty Thiên Sinh qua các năm 2014-2018 (xem bảng 2.1) có thể thấy rằng
doanh thu của cơng ty đang có xu hướng sụt giảm mạnh (năm 2014 đạt 334.213 tỷ đồng,
năm 2015 đạt 325.662 tỷ đồng, năm 2016 đạt 316.676 tỷ đồng, năm 2017 đạt 327.381 tỷ
đồng và giảm nhiều trong năm 2018 chỉ đạt 296.778 tỷ đồng). Trong báo cáo của phòng
sản xuất 6 tháng đầu năm 2019 thì tất cả các dịng sản phẩm của công ty đều đạt chưa
đến 50% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm của công ty và là năm có sản lượng thấp nhất
đến mức báo động trong 5 năm trở lại đây (xem phụ lục 9). Do đó, vấn đề cấp thiết đối
với cơng ty Thiên Sinh hiện nay là việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể
tăng sản lượng và doanh thu nhằm giữ vững thị phần so với các đối thủ. Để đánh giá
đúng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh đồng
thời giúp Ban lãnh đạo cơng ty tìm ra giải phải đúng đắn, kịp thời để giúp công ty giữ
vững được thị phần và khơng ngừng phát triển. Chính vì lý do trên, tác giả quyết định
chọn: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh
giai đoạn 2019-2022” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu tổng qt: Tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn 2019-2022 dựa trên cơ sở lý luận và phân tích
thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty.
• Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh phân bón tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên
Sinh.


3

- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của cơng ty Cổ phần Thiên Sinh giai đoạn
(2019-2022).

• Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty CP Thiên
Sinh?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh? Đâu là ưunhược điểm của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Thiên Sinh?
- Có những giải pháp cụ thể nào có thể áp dụng để giúp công ty Cổ phần Thiên
Sinh nâng cao được năng lực cạnh tranh?
3. Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Thiên Sinh.
• Đối tượng khảo sát:
- Nhóm chun gia: Ban lãnh đạo, các cổ đơng, trưởng/phó phịng, chun viên
của cơng ty CP Thiên Sinh và các chuyên gia trong ngành phân bón.
- Nhóm khách hàng: các đại lý phân phối sản phẩm công ty và khách hàng đang
sử dụng sản phẩm phân bón của cơng ty.
4. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu về không gian: luận văn nghiên cứu về hoạt động sản xuất
và kinh doanh phân bón của công ty CP Thiên Sinh tại trụ sở ở Bình Dương và các tỉnh
thành mà cơng ty có hoạt động phân phối sản phẩm.
• Phạm vi nghiên cứu về thời gian:
- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 5 năm từ năm 2014-2018
- Thời gian khảo sát từ: từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 08 năm 2019.
- Thời gian ứng dụng: công ty Thiên Sinh sẽ ứng dụng từ nay đến năm 2022.


4

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng được
tác giả sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình. Trong đó:
- Nghiên cứu định tính: giúp xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp và xác định thang đo của các yếu tố. Dựa vào các lý thuyết liên quan

đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế
tại doanh nghiệp, tác giả đã đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân bón. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương
pháp chuyên gia để cùng thảo luận nhóm với 22 chuyên gia để điều chỉnh các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh và xây dựng thang đo sau cho đầy đủ và hợp lý. Từ đó, xây
dựng bảng câu hỏi để phục vụ nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định lượng: Từ bảng câu hỏi được xây dựng từ nghiên cứu định
tính, nghiên cứu định lượng sử dụng để phân tích thực trạng của cơng ty Cổ phần Thiên
Sinh. Tiếp đến sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để tính độ trung bình từ đó xác định
các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, đồng thời đánh giá mức độ tác động
của từng tiêu chí ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh. Bảng câu hỏi
phỏng vấn được gửi trực tiếp đến 2 nhóm đối tượng: nhóm chuyên gia và nhóm khách
hàng để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
- Ngoài ra, nhằm thu thập các số liệu trong nghiên cứu định lượng thì đề tài cịn
dựa vào các số liệu báo cáo của công ty Cổ phần Thiên Sinh, báo cáo hoạt động kinh
doanh của các công ty phân bón được chọn là đối thủ của Thiên Sinh đã niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán…
Cách tiếp cận của luận văn:
• Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh


5

- Hệ thống cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố tác động
đến năng lực cạnh tranh bao gồm các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngồi, các tiêu chí
và phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả
cịn nêu ra mơ hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh: mơ hình 5 áp lực của Michale
Porter.
- Từ các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, mơ hình lý thuyết và đặc
điểm của cơng ty phân bón, ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty được xác định gồm

7 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân
bón bao gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị và điều hành, năng lực nguồn nhân
lực, năng lực uy tín thương hiệu, năng lực marketing, năng lực trình độ trang thiết bị
cơng nghệ, năng lực nghiên cứu và phát triển R&D.
❖ Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty Cổ phần
Thiên Sinh
- Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh về các yếu tố: năng lực tài chính, năng lực quản
trị và điều hành, nguồn nhân lực, năng lực uy tín thương hiệu, năng lực marketing, trình
độ trang thiết bị cơng nghệ, năng lực nghiên cứu và phát triển R&D.
- Phân tích áp lực cạnh tranh của công ty Thiên Sinh theo các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của công ty gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Phương
pháp chuyên gia được sử dụng để xây dựng ma trận hình ảnh các nhân tố bên ngồi để
đánh giá mức độ phản ứng của công ty với các áp lực từ bên ngoài.
- Dùng phương pháp chuyên gia kết hợp với phương pháp hệ thống, thống kê mô
tả để phân tích, đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần
Thiên Sinh với các đối thủ. Từ đó rút ra được kết luận thực trạng năng lực cạnh tranh
của Thiên Sinh và đối thủ theo kết quả khảo sát chuyên gia và khách hàng.


6

❖ Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Thiên Sinh giai đoạn (2019-2022)
- Xác định mục tiêu và định hướng phát triển của công ty Cổ phần Thiên Sinh.
- Dựa vào kết quả thu thập và đánh giá thực trạng của công ty CP Thiên Sinh
trong chương 2 kết hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của công ty, tác giả đã đề
xuất các giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài danh mục bảng, danh mục biểu đồ, mục lục, luận văn gồm các phần sau:

Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiên Sinh
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Thiên Sinh giai đoạn (2019-2022)
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các phụ lục


7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
về hàng hóa và dịch vụ càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế-xã
hội phức tạp, tùy từng cách hiểu và cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm khác nhau về
cạnh tranh. Có thể dẫn ra như sau:
- Theo Michael Porter (1985, trang 31) thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản
chất của cạnh tranh là tìm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung
bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.
- Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam tập 1(1995, trang 357) ghi nhận: “Cạnh
tranh (kinh tế, triết) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nên kinh tế thị trường bị chi phối bởi quan hệ
cung-cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”.
- Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2001, trang 117) đề cập đến: “Cạnh tranh trong
thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là mang lại cho khách

hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ
khơng lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình”.
- Cịn W. Chan Kim-Renée Mauborgne (2007), tác giả đã phá bỏ lối suy nghĩ
thông thường về cạnh tranh và cho rằng cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn
đến một đại dương đỏ đầy máu của những địch thủ tranh đấu trong một bể lợi nhuận
đang cạn dần. Cạnh tranh trong đại dương Đỏ không làm thị trường tăng lên mà chỉ giành
nhau thị phần trong giới hạn thị trường nhất định đã có sẵn. Ngược lại, cạnh tranh trong
đại dương Xanh là tạo thêm khoảng thị trường mới, nhu cầu mới. Ngoài ra, các tác giả


8

cịn khẳng định những thành cơng bền vững khơng đến từ những địch thủ cạnh tranh
khốc liệt mang tính tiêu diệt, mà từ việc tạo lập ra những đại dương xanh-những khoảng
trống thị trường màu mỡ cho sự tăng trưởng.
- Cạnh tranh còn được tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2010, trang 13) khái niệm như
sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu quả các
nguồn nhân lực kết hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để
thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và cạnh tranh,
cũng tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại thơng qua các giá trị hữu hình và
vơ hình mà doanh nghiệp tạo ra. Q đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương
đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận”.
Qua các lý thuyết về cạnh tranh nêu trên thì cạnh tranh được tác giả hiểu như sau:
Cạnh tranh không là những hành động mang tính thời điểm mà là cả tiến trình tiếp diễn
khơng ngừng. Cạnh tranh khơng phải chỉ để triệt tiêu lẫn nhau mà còn dựa trên cơ sở
cạnh tranh gắn với liên kết, hợp tác. Các doanh nghiệp đều phải ganh đua nhau để phục
vụ tốt nhất cho khách hàng, khơng có giá trị gia tăng nào có thể giữ ngun hoặc trường
tồn vì thế nếu doanh nghiệp nào bằng lịng với vị thế hiện tại thì nhanh chóng bị bỏ rơi
và bị rơi vào tình trạng lạc hậu thậm chí có thể bị đào thải trên thương trường cạnh tranh
khắc nghiệt như hiện nay.

1.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh
Theo Michael E. Porter (1985) thì cho rằng lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá
trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của
doanh nghiệp đã bỏ ra và lợi thế cạnh tranh xuất phát từ nhiều hoạt động riêng biệt của
doanh nghiệp trong thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và hỗ trợ sản phẩm. Mỗi
hoạt động trong số này đều đóng góp vào tình trạng chi phí tương đối của doanh nghiệp,
tạo cơ sở cho việc khác biệt hóa.


9

Trong lợi thế cạnh tranh có 2 lợi thế cơ bản mà Michael E. Porter đã nhắc đến:
- Chi phí tối ưu: cho phép doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp trong ngành,
phạm vi hoạt động rộng và phục vụ nhiều phân khúc khác nhau. Doanh nghiệp có lợi thế
về chi phí có thể do ưu thế về quyền sở hữu cơng nghệ, nguồn vốn, nguồn ngun liệu...
do đó doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đạt được
lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
- Khác biệt hóa: doanh nghiệp sẽ trở thành “người duy nhất” và tạo sự khác biệt
so với các đối thủ trong ngành. Dựa vào đánh giá của người mua về các thuộc tính quan
trọng của sản phẩm từ đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn các thuộc tính ấy để mình trở thành
người duy nhất đáp ứng nhu cầu đó. Phương thức thực hiện khác biệt hóa cũng rất riêng
biệt trong từng ngành. Sự khác biệt hóa có thể là: sản phẩm, thuộc tính của sản phẩm,
dịch vụ, phân khúc trên thị trường.... Doanh nghiệp phải ln tìm các cách thức khác biệt
hóa sao cho cách này sẽ đưa đến một mức giá bán cao hơn chi phí cho q trình khác
biệt đó.
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh được đề cập qua một số quan niệm như sau:
- Theo Michael E. Porter (1995) cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra,
duy trì và sử dụng lợi thế cạnh tranh của công ty để tạo ra năng suất và chất lượng hơn

hẳn so với đối thủ cạnh tranh nhằm mở rộng thị phần của công ty và phát triển bền vững
trong nền kinh tế thị trường.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được Trần Sửu (2005, trang 27) khái
niệm: “Là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng
suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập
cao và phát triển bền vững”.


10

- Theo Nguyễn Minh Tuấn (2010, trang 25) thì “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm,
mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm
đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển bền vững”.
Như vậy, năng lực cạnh tranh được tác giả hiểu một cách khái quát như sau: Năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể duy trì, chiếm lĩnh
thị phần lớn, tăng mức doanh thu, lợi nhuận và định vị được những lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
1.2

Một số mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh

1.2.1 Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Mơ hình “5 áp lực cạnh tranh” đã được Michael Porter đưa ra. Quan điểm chủ đạo
Michael Porter trình bày qua mơ hình này đó là, mọi ngành sản xuất kinh doanh đều chịu
áp lực cạnh tranh từ 5 lực lượng: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ hiện hữu, đối thủ tiềm
ẩn, sản phẩm thay thế. Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh được trình bày tổng quát (xem hình
1.1) như sau:



11

Những đối thủ tiềm năng

Nguy cơ từ những đối
thủ mới
Những đối thủ cạnh tranh
trong ngành

Nhà
cung cấp

Người mua
Năng lực
đàm phán
của nhà
cung cấp

Cạnh tranh giữa các đối
thủ hiện hữu

Năng lực
đàm phán
của người
mua

Sự de dọa của hàng hóa và
dịch vụ thay thế

Sản phẩm thay thế

Hình 1.1 Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter
(Nguồn: Michael E. Porter, 2012, trang 35)
- Áp lực từ khách hàng: doanh nghiệp phải đảm bảo nhu cầu của khách hàng được
thỏa mãn đây có lẽ là điều kiện tiên quyết mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy
nhiên các doanh phải nắm bắt được những giá trị mà họ mang lại cho khách hàng hoặc
những giá trị này có thể là lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Hiện nay, khách hàng có đầy
đủ thơng tin về tiêu dùng, giá sản phẩm thực tế trên thị trường và nhiều khi biết cả chi
phí của nhà cung cấp vì vậy họ địi hỏi những mức giá phù hợp hơn, dịch vụ nhận được
tốt hơn. Chính vì thế áp lực từ khách hàng là áp lực vô cùng lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ
tới doanh nghiệp.


12

- Áp lực từ nhà cung cấp: để có đầu vào các doanh nghiệp phải hợp tác với các
nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp đầu vào có vị thế, quyền lực sẽ áp đặt các điều kiện, giá
cả, chất lượng, giao hàng, thanh toán… làm ảnh hưởng và gây áp lực cho doanh nghiệp.
Để giảm bớt áp lực từ nhà cung cấp, doanh nghiệp không nên phụ thuộc một nhà cung
cấp mà phải lựa chọn nhiều nhà cung cấp khác nhau, tăng cường mối quan hệ với nhà
cung cấp, mua bản quyền công nghệ...
- Áp lực từ đối thủ hiện hữu: các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thông qua:
sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chiến lược marketing... Để giảm áp lực từ đối thủ hiện hữu,
cần bám sát các mức giá được định bởi doanh nghiệp dẫn đầu và xu hướng cải tiến tính
năng cơng dụng của sản phẩm, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm, và
tăng cường dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm làm tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Áp lực từ đối thủ tiềm năng: Các đối thủ tiềm năng mong muốn có thể xâm
chiếm thị phần với nguồn lực đáng kể. Vì thế, các doanh nghiệp trong ngành sẽ bị giảm
về thị phần, giảm lượng khách hàng từ đó chi phí tăng lên và lợi nhuận thì giảm đáng kể.
- Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm của các doanh nghiệp trong những ngành
khác nhưng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng giống như sản phẩm của các doanh nghiệp

trong ngành đã gián tiếp cạnh tranh. Sự tồn tại của sản phẩm thay thế tạo nên sức ép cạnh
tranh rất lớn, làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của một ngành.
1.2.2 Mơ hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson& Strickland
Thompson & Strickland đã đề xuất phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trên từng yếu tố then chốt trong nội bộ doanh nghiệp thông qua ma
trận đánh giá các yếu tố nội bộ (Thompson and Strickland, 1999). Các bước cụ như sau:
- Bước 1: Lập danh mục các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bao gồm:


×