Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu xác định trị số áp suất ép hợp lý khi dán dính gỗ keo lai sử dụng chất kết dính EPI 1980 1993 và EPI 1985 1993

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.63 KB, 72 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của loài người. Các nguồn
nguyên liệu phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt của con người ngày càng
khan hiếm và dần cạn kiệt. Nguồn nguyên liệu gỗ cũng vậy gỗ tự nhiên ngày
càng khan hiếm. Vì vậy chúng ta phải tìm ra những sản phẩm mới để thay thế
cho gỗ tự nhiên.
Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là tìm kiếm nguồn
nguyên liệu và sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu đã có. Để làm được điều
đó thì chỉ có ngành sản xuất ván nhân tạo với loại hình như: ván dán, ván
dăm, ván sợi, ván ghép thanh...
Ngành sản xuất ván nhân tạo ngày càng phát triển và tạo ra được
nhiều loại sản phẩm mới có chất lượng tốt khơng kém gì sản phẩm tạo ra từ
gỗ tự nhiên, chủ yếu nguồn nguyên liệu là từ các loại cây rừng trồng mọc
nhanh. Loại cây này vừa có tác dụng phủ xanh đồi trọc lại vừa cho hiệu quả
kinh tế cao. Tạo điều kiện công ăn việc làm và giải quyết các vấn đề kinh tế
cho người dân vùng nguyên liệu gỗ.
Ván nhân tạo là sự kết hợp giữa vật dán và keo dán dưới tác dụng của
áp suất ép để tạo ra mối liên kết gỗ-keo-gỗ. Về vật dán, trong những năm gần
đây gỗ Keo Lai với ưu điểm là gỗ trồng mọc nhanh, có các tính chất cấu tạo
phù hợp với ngành sản xuất ván nhân tạo, đã và đang được sử dụng làm
nguồn nguyên liệu chủ yếu.
Trong q trình dán dinh có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
dán dính như: Nguyên liệu gỗ (loại gỗ, khối lượng thể tích, độ ẩm gỗ, chất
lượng, bề mặt…), chất kết dính bao gồm: loại keo, lượng keo tráng, các thông
số kỹ thuật của keo…
Các thông số chế độ ép: nhiệt độ ép, áp suất ép, thời gian ép
Trong các yếu tố ảnh hưởng trên thì áp suất ép là một trong những
nhân tố quan trọng. Vì áp suất ép có vai trị quan trọng, nó có tác dụng làm
1



tăng tiếp xúc giữa các bề mặt vật dán, dàn trải đều keo trên bề mặt vật dán,
khắc phục một phần hiện tượng cong vênh, mấp mô của bề mặt vật dán. Áp
suất ép hợp lý sẽ có tác dụng dàn trải màng keo đồng đều và liên tục, loại bỏ
các túi khí, bọt khí trong mối dán. Mỗi loại gỗ và mỗi loại keo nhất định thì
cần ép với một giá trị ép hợp lý khác nhau, do đó, cần phải nghiên cứu ảnh
hưởng của áp suất ép để tìm ra được trị số hợp lý cho mỗi loại gỗ và cho mỗi
loại keo khác nhau.
Được sự đồng ý của Khoa chế biến lâm sản – Trường Đại hoc Lâm
Nghiệp tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định trị số áp suất
ép hợp lý khi dán dính gỗ Keo Lai sử dụng chất kết dính EPI 1980/1993
và EPI 1985/1993”.

2


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1. Lịch sử nghiên cứu
Để có được những cơ sở khoa học đưa vào sản xuất, nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
trong nước. Là một trong những cơ sở nghiên cứu đầu ngành, trường Đại Học
Lâm Nghiệp cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ván nhân tạo
Đối với nghiên cứu về áp suất ép trong sản xuất ván nhân tạo có một số
cơng trình sau:
- Đề tài TS kỹ thuật “Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván
ghép thanh từ gỗ Keo tai tượng” của tác giả Phạm Văn Chương, 2001. Đây là
một cơng trình nghiên cứu rất tổng quát, giải quyết những vấn đề liên quan
đến sản xuất ván ghép thanh trong đó có áp suất ép.
- Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưỏng của áp suất ép tới tính chất của ván
hỗn hợp tre - gỗ”- Đỗ Văn Nhàn, 2004. Với áp suất 16 kgf/m2. Ván có thể đáp

ứng được mọi yêu cầu cơ bản của ván sử dụng trong đồ mộc cũng như trong
xây dựng. Điều này có ý nghĩa khi mà các làng nghề đan lát phát triển mạnh
mẽ, tận dụng được phế liệu Tre - Luồng từ các làng nghề.
- Đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất ép tới khả năng dán dính
một số vật liệu gỗ sử dụng chất kết dính Synteko” - Đỗ Vũ Thắng , ĐHLN
2008.
Tác giả tìm ra áp suất ép hợp lí đối với một số loại gỗ keo như sau:
- Keo tai tượng : 0,6-0,8 (Mpa)
- Keo lai

: 0,8-1,0 (Mpa)

- Đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của áp suất ép đến chất lượng ván
dạng Glulem (glue Lami Nated Timber) sản xuất từ gỗ keo tai tượng” –
Nguyễn Trường Tú, ĐHLN 2009.

3


- Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất ép tới khả năng dán dính
của gỗ Bạch Đàn sử dụng chất kết dính EPI 1911/199 và PVAc” – Nguyễn
Thị Mơ, ĐHLN 2009.
Cưòng độ kéo trượt màng keo ta thấy áp suất tăng thì cường độ kéo
trượt tăng.
Đối với kết quả thử bong tách màng keo ta thấy rằng khi áp suất tăng
bong tách giảm qua cả hai loại keo.
EPI có chất lượng tốt hơn keo PVAc
Miền trị số hợp lý : PVAc : P=(1,2-1,4) Mpa
EPI (1911/1999) : P=(1-1,2) MPa
Với những đề tài trên đã thực hiện với loại gỗ và chất kết dính khác

nhau. Keo EPI là loại keo mới chưa có đề tài nào nghiên cứu về loại keo này
và gỗ Keo Lai. Chính vì vậy tơi tiến hành làm đề tài: “Nghiên cứu xác định
trị số áp suất ép hợp lý khi dán dính gỗ Keo Lai sử dụng chất kết dính
EPI 1980/1993 và EPI 1985/1993”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Xác định được độ bền dán dính của gỗ Keo Lai với hai loại chất kết dính
EPI 1980/1993 và EPI 1985/1993 khi thay đổi trị số áp suất ép, từ đó đề xuất
trị số áp suất ép hợp lý.
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Nguyên liệu gỗ: Keo Lai (Acacia mangium x auriculiformis)
- Chất kết dính: Keo EPI 1980/1993 và EPI 1985/1993 do hãng Casco
Nobel cung cấp.
- Điều kiện nghiên cứu tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp.
1.4. Nội dung về vấn đề nghiên cứu:
- Phân tích ngun liệu gỗ keo lai
- Tìm hiểu một số tính chất kỹ thuật, cơng nghệ của keo EPI 1980/1993 và
keo EPI 1985/1993
- Lựa chọn khoảng trị số áp suất ép để thực nghiệm khảo sát
- Kiểm tra độ bền dán dính của màng keo
4


- Xử lý số liệu, viết báo cáo
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu về nguyên liệu gỗ, keo
- Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu về ảnh hưởng của áp suất đến chất
lượng dán dính của gỗ Keo Lai khi sử dụng keo EPI 1980/1993 và EPI
1985/1993.
- Phương pháp thực nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất đến
cường độ kéo trượt màng keo và cường độ bong tách màng keo.

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Tôi mong muốn kết quả thu được của đề tài có thể sử dụng làm số liệu
tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất khi sử dụng keo EPI
1980/1993 và EPI 1985/1993 làm chất kết dính từ gỗ Keo Lai.

5


Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
2.1. Nguyên lý dán dính
Qua tìm hiểu tài liệu bài giảng cơng nghệ sản xuất ván nhân tạo do
thầy giáo Phạm Văn Chương và thầy giáo Nguyễn Văn Thuận (biên soạn
1993) ta thấy:
Để giải thích bản chất của q trình dán dính, người ta đưa ra nhiều lý
thuyết để giải thích. Trước đây người ta giải thích q trình này như một sự
kết hợp cơ giới của vật chất; khi dung dịch keo chui vào các lổ hổng của bề
mặt vật dán và rắn lại thành các đinh keo, chúng đóng vai trị là các mối liên
kết. Song, trong thực tế thì các mặt dán nhẵn có khả năng dán dính tốt hơn các
mặt dán xù xì, thơ giáp. Lý thuyết đó khơng đủ cơ sở để giải thích các hiện
tưọng trong quá trình liên kết bằng keo dán. Ngày nay người ta giải thích hiện
tượng dán dính dựa vào các lực liên kết của chúng xuất phát từ các nguyên
nhân sau:
- Nguyên nhân hấp thụ
- Nguyên nhân dính kết
- Nguyên nhân thấm ướt
* Hiện tượng hấp phụ: Là kết quả của ba loại liên kết giữa hai loại vật
chất khác nhau.
Hiện nay, dán dính được giải thích là có sự tham gia của ba lực liên
kết:
- Lực liên kết cơ học:

+ Liên kết đinh keo: Là do sự ăn khớp của đinh keo với bề mặt nhám
của vật dán, trong quá trình dán dính của keo sẽ chui vào các khe hở của vật
dán tạo thành các đinh keo để tăng lực bám đinh của keo và vật dán
+ Lực hấp dẫn: Là do hai vật thể có khối lượng và có một khoảng cách
nhất định.
- Lực liên kết vật lý:

6


Lực liên kết giữa các pha rắn, lỏng, môi trường: hiện tượng dính kết là
kết quả tổng hợp các lực do sức căng bề mặt khi một dung dịch tiếp xúc với
một vật rắn qua các pha: Pha rắn - pha lỏng, pha lỏng - môi trường, pha rắn môi trường.
Lực tĩnh điện: Là lực liên kết tĩnh điện khi các phần tử có cực, có
khoảng cách gần đủ. Đây chính là sự sắp xếp lại các phân tử có cực.
- Liên kết hoá học
Độ bền của mối liên kết hoá học phụ thuộc vào việc tạo ra những liên
kết hố học giữa các chất dán dính và vật liệu dán dính. Các liên kết hố học
ở đây chủ yếu dựa vào cầu nối là: -CH2-; -CH2-O-CH2-;
* Hiện tượng dính kết: Là kết quả tổng hợp các lực do sức căng bề mặt
khi một dung dịch tiếp xúc với vật rắn qua các pha tiếp xúc: Chất rắn - Môi
trường (R-M), Chất lỏng - Môi trường (L-M), Chất rắn - Chất lỏng (R-L).
Các lực được phân chia theo công thức:
Ta có: RL-M*Cosa = FR-M – FL-R
Qua giá trị góc tiếp xúc  người ta biết được khả năng tráng chất lỏng
lên bề mặt vật dán nó phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng. Vì vậy muốn
tráng keo đều lên bề mặt vật dán cần có độ nhớt thích hợp.
* Hiện tượng thấm ướt: Đó là hiện tượng chất lỏng chui vào các lỗ
hổng của chất rắn. Khả năng thấn ướt phụ thuộc vào đường kính, số lượng lỗ
hổng, độ sâu của lỗ hổng, và độ nhớt của chất lỏng. Khi chất lỏng chui vào lỗ

hổng thì các hiện tượng hấp phụ, dính kết cũng xảy ra ngay trong lỗ hổng.
Trong thực tế cho thấy cường độ dán dính khơng phụ thuộc vào độ thấm sâu
của keo vào gỗ mà khả năng dán dính tốt nhất là khi bề mặt vật dán nhẵn
tuyệt đối và màng keo mỏng, đều và liên tục. Quá trình liên kết bằng keo dán
là một q trình lí hố phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều loại yếu tố: nhiệt
độ, độ ẩm...

7


2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền mối dán
2.2.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu gỗ
a) Loại gỗ
- Về độ rỗng trong gỗ: Là phần thể tích rỗng do ống mạch, khoảng
cách giữa các mixen trên vách tế bào, ruột tế bào, lỗ thông ngang… tạo nên.
Độ rỗng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bề mặt gia công và chất
lượng mối dán.
Độ rỗng gỗ phụ thuộc chủ yếu vao khối lượng thể tích, chiều dày vách
tế bào, cấu tạo gỗ.
Loại gỗ có khối lượng thể tích lớn thì độ rỗng nhỏ và ngược lại. Như
vậy loại gỗ có khối lượng thể tích lớn và độ rỗng nhỏ thì khi gia công tạo bề
mặt chất lượng cao, làm chất lượng mối dán tốt và ngược lại.
- Về thớ gỗ: khi gia công cơ giới, thớ gỗ ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng bề mặt gia cơng, loại gỗ có thớ gỗ thơ thì khi gia cơng cho chất lượng
bề mặt kém hơn loại gỗ có thớ mịn. Như vậy loại gỗ có thớ gỗ thơ thì khi dán
dính có chất lượng mối dán kém.
- Về gỗ giác, gỗ lõi, gỗ già: Gỗ lõi là do gỗ giác hình thành nên, đây là
một quá trình biến đổi sinh học, vật lý, hóa học phức tạp. Vì vậy gỗ giác, gỗ
lõi khác nhau về thể tích, cấu tạo thành phần hóa học… nên chất lượng mối
dán ở phần gỗ giác, gỗ lõi khác nhau.

- Về phần gỗ sớm, gỗ muộn:
Phần gỗ sớm có khối lượng thể tích nhỏ, xốp, cịn phần gỗ có khối
lượng thể tích lớn, chắc mịn. Chính vì vậy ở lồi gỗ có gỗ sớm, gỗ muộn phân
biệt làm cho bề mặt ván không đồng nhất, làm cho chất lượng mối dán giảm
nhiều.
- Về tính chất vật lý: Do tính chất hút nước và thẩm thấu nước của gỗ,
mà khi tráng keo lên bề mặt gỗ thì khả năng sẽ ảnh hưởng tới q trình dán
dính. Gỗ có sự co rút và giãn nở không đồng đều theo ba chiều nên trong q
trình dán dính thì tính chất này sẽ làm xê dịch màng keo và từ đó gây nên các
8


phần tử keo khi đang liên kết với các phần tử gỗ bị xáo trộn và làm cho mối
dán kém.
- Về tính chất cơ học của gỗ: Quá trinh gia công chế biến gỗ thường
chịu tác động của lực bên ngoài, khả năng chống lại tác động của ngoại lực là
tính chất cơ học hay cường độ gỗ. Cường độ gỗ gây tiêu hao động lực lớn
trong quá trình gia công, ép nhiệt. Khả năng nén ép sẽ thấp khi cường độ chịu
lực của gỗ cao. Điều này sẽ gây nên hiện tượng tách màng keo sau khi ép.
b) Cấu tạo gỗ
Đặc điểm và cấu tạo gỗ là nhân tố chủ yếu nhất quyết định đến mọi tính
chất của gỗ. Cấu tạo được xem như biểu hiện bên ngoài của tính chất, những
biểu hiện về cấu tạo là cơ sở khoa học để giải thích các hiện tượng sản sinh
trong q trình gia cơng chế biến, lựa chọn các thơng số công nghệ phù hợp.
Gỗ là thực vật hữu cơ được tạo nên bởi vơ số tế bào, có nhiều thành
phần tồn tại ở dạng tế bào chết. Mỗi tế bào được ngăn cách bởi vách tế bào.
Cấu tạo của vách tế bào có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của gỗ. Vách tế
bào chủ yếu do xenlulo và lignhin tạo nên, lignhin tồn tại trong gỗ như một
chất keo gắn bó các xenlulo lại với nhau tạo thành một khối vững chắc. Sườn
xenlulo do nhiều phân tử xenlulo liên kết thành chuỗi xenlulo. Nhiều chuỗi

xenlulo liên kết tạo thành mixenxenlulo. Nhiều mixenxenlulo liên kết tạo
thành bó mixenxenlulo. Vơ số bó mixenxenlulo cùng lignhin tạo thành vách
tế bào. Vách tế bào gồm 3 phần chính: Màng giữa, vách sơ sinh và vách thứ
sinh. Nhưng thành phần chủ yếu tạo nên gỗ là xenlulo. Trong cấu tạo của các
xenlulo có chứa nhiều nhóm –OH. Khi gỗ tiếp xúc với các phần tử có cực tính
của keo thì các nhóm –OH này liên kết với chúng tạo nên sự dán dính.
Khi tráng keo vào gỗ sẽ xảy ra hiện tượng thẩm thấu và khuyếch tán
của phân tử keo theo dung môi vào gỗ. Quá trình này liên quan đến cấu tạo độ
rỗng của gỗ nên nó ảnh hưởng tới q trình dán dính

9


c) Độ ẩm
Gỗ là vật liệu có độ rỗng lớn, trong cấu tạo hố học có nhiều nhóm ưa
nước. Vì vậy ở mơi trường bình thường, gỗ ln có độ ẩm nhất định, giá trị
độ ẩm gỗ phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Hiện tượng co giãn trương nở
của gỗ do thay đổi độ ẩm. Gây ra độ ẩm thấp hoặc cao trên bề mặt dán sẽ ảnh
hưởng đến quá trình hình thành và tồn tại các pha giữa gỗ và dung dịch keo.
Nếu độ ẩm thanh khi dán ép quá lớn (lớn hơn mức quy định) sẽ làm
giảm độ nhớt của keo, làm cho keo dễ bị tràn ra ngồi và thẩm thấu vào gỗ
khi ép. Vì vậy lượng keo trên bề mặt thanh ít làm chất lượng mối dán giảm.
Ngược lại nếu độ ẩm của thanh thấp khả năng hút dung môi của keo vào trong
gỗ là rất lớn, khả năng dàn trải của màng keo không đều, liên tục làm giảm
chất lượng mối dán.
- Căn cứ vào đặc điểm của gỗ Keo Lai
- Căn cứ vào chỉ tiêu kỹ thuật của vấn đề nghiên cứu.
- Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, ta chọn độ ẩm của thanh là 8 – 10 %.
d) Nhiệt độ gỗ
Công nghệ dán ép bằng keo dán phải trải qua khâu tráng keo đều thực

hiện ở nhiệt độ môi trường từ 15 – 350C, ở nhiệt độ này các phản ứng của
dung dịch keo xảy ra rất chậm, không ảnh hưởng đến tính chất dung dịch.
Nếu nhiệt độ của vật dán lớn hơn sẽ làm tăng tốc độ phản ứng của dung dịch
keo, làm giảm độ nhớt làm keo đóng rắn sớm và tràn keo ra ngoài. Nếu nhiệt
độ của vật dán thấp sẽ làm giảm độ nhớt, khó khăn cho việc tráng keo, kéo dài
thời gian ép (không nên thực hiện mối dán ở 100C)
e) Độ pH của gỗ
Mỗi loại gỗ khác nhau có độ pH khác nhau nhưng phần lớn độ pH của
gỗ nằm trong khoảng 4 -6 (đây là độ axit yếu). Nếu độ pH của gỗ cao sẽ làm
cho độ pH của keo tăng và ngược lại. Độ pH của keo quá lớn hoặc qua nhỏ sẽ
làm tăng q trình lão hố của dung dịch, rất khó khăn trong qúa trình khống
chế các điều kiện dán dính khác.
10


Nếu gỗ có độ pH lớn hơn độ pH của keo thì khả năng đóng rắn của
màng keo giảm.
Nếu gỗ có độ pH nhỏ hơn nhiều so với pH của keo thì keo ở chỗ tiếp
xúc gỗ - keo đóng rắn trước. Do vậy trong quá trình ép ván dưới tác dụng của
lực ép, những chỗ keo đóng rắn trước sẽ bị phá huỷ và ảnh hưởng xấu tới chất
lượng mối dán.
2.2.2 Ảnh hưởng của chất kết dính
Q trình dán dính là sự gắn kết giữa hai vật thể dưới tác dụng của
một vật thứ ba trong những điều kiện nhất định, vật thứ ba được gọi là chất
kết dính (keo dán), vì vậy chất kết dính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
mối dán. Sự ảnh hưởng của chất kết dính tới chất lượng sản phẩm có thể được
mơ tả bằng hàm sau.
Y = f (x1,x2,x3,x4,x5)
Trong đó:
Y - Là hàm mục tiêu chất lượng mối dán.

x1 - Ảnh hưởng của loại keo.
x2 - Ảnh hưởng của lượng keo tráng.
x3 - Ảnh hưởng của hàm lượng khô.
x4 - Ảnh hưởng của độ nhớt.
x5 - Ảnh hưởng của độ pH.
a) Ảnh hưởng của loại keo
Trên cơ sở lý thuyết dán dính cho thấy các lực liên kết của mối dán
phụ thuộc rất nhiều sự hình thành các cầu nối hố học giữa chúng. Mỗi loại
keo có cấu trúc phân tử khác nhau thì có cầu nối hố học khác nhau về số
lượng và cầu nối, kết quả là cường độ dán dính khác nhau. Vì vậy cần lựa
chọn keo dán phù hợp với cơng nghệ, với mục đích sử dụng, đảm bảo chất
lượng sản phẩm.

11


Trong luận văn nghiên cứu này tôi sử dụng keo Synteko 1980,1985 và
chất đóng rắn Hardener 1993 (dịng keo EPI) để nghiên cứu ảnh hưởng của
lượng keo tráng tới độ bền dán dính gỗ Keo Lai.
b) Ảnh hưởng của lượng keo tráng
Trong các yếu tố thuộc về chất kết dính khi nghiên cứu cho một loại
keo cụ thể, thì yếu tố lượng keo sử dụng trên một diện tích bơi tráng là một
trong những yếu tố quan trọng nhất. Mà ảnh hưởng của lượng keo tráng trong
một giới hạn nhất định còn lớn hơn ảnh hưởng của áp suất ép và thời gian duy
trì áp suất ép đối với độ bền kéo trượt màng keo trong sản xuất ván nhân tạo.
Về công nghệ, các nhà sản xuất mong muốn một màng keo mỏng, liên
tục và khơng có bọt khí. Vì vậy lượng keo tráng phải thích hợp sao cho đạt
được một màng keo mỏng, đều và liên tục trên bề mặt vật dán. Nếu lượng keo
tráng quá nhiều sẽ làm cho màng keo quá dày, vì vậy nội ứng suất sinh ra
trong màng keo quá lớn dẫn đến chất lượng mối dán giảm. Mặt khác, lượng

keo tráng quá lớn khi ép keo dễ tràn ra ngồi gây lãng phí. Nếu lượng keo
tráng q ít sẽ dẫn đến màng keo khơng đều, gián đoạn dẫn đến chất lượng
mối dán không đảm bảo. Đồng thời, lượng keo tráng q ít thì khi dung môi
bay hơi và bị hút vào trong gỗ sẽ làm cho keo bị đóng rắn cục bộ trước khi ép.
d) Ảnh hưởng của độ nhớt keo
Độ nhớt của keo là nội lực của dung dịch hình thành do tổng hợp các
lực sinh ra trong lịng dung dịch. Nó được biểu hiện qua khả năng thấm ướt
của dung dịch keo lên bề mặt vật dán. Vì vậy độ nhớt của keo ảnh hưởng rất
lớn đến công nghệ sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng tráng keo, chiều dày
màng keo.
Nếu độ nhớt của keo q lớn, q trình bơi tráng keo lên bề mặt rất
khó, màng keo khó dàn trải đều, liên tục, do đó chất lượng mối dán giảm, độ
bền kéo trượt màng keo thấp. Nếu độ nhớt quá thấp, tuy khả năng bôi tráng
keo lên bề mặt dán dễ dàng, nhưng lượng keo tráng thấm vào vật dán tăng lên,
làm nghèo lượng keo trên bề mặt vật dán, làm cho chất lượng mối dán giảm.
12


Qua các cơng trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo cho thấy độ nhớt keo
trong sản xuất ván nhân tạo thích hợp nhất trong khoảng 50 – 90 giây (theo
Bz4) ở 250C. Trong khóa luận nghiên cứu tơi sử dụng keo Synteko 1980,1985
và Hardener 1993 có độ nhớt xấp xỉ 12000 mPas.
e) Ảnh hưởng độ axit, bazơ của keo dán
Độ axit, bazơ của keo dán là một trong những đại lượng đặc trưng cho
tính chất hố học, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền mối dán. Tính axit mạnh
hoặc bazơ mạnh (pH lớn hoặc nhỏ) đều phá hoại tổ chức tế bào của gỗ, làm
tăng tốc độ lão hoá của bản thân keo hoặc sẽ dẫn đến hiện tượng keo khơng
có khả năng đóng rắn hoặc keo đóng rắn q nhanh khơng phù hợp trong sản
xuất.
Vì vậy độ pH của keo khi sử dụng phải đảm bảo không phá hủy vật

dán. Độ pH của keo đóng rắn ở mơi trường axit 6 – 6,5. Trong khóa luận này
tơi sử dụng keo Synteko 1980,1985 và Hardener 1993 có độ pH bằng 7 – 8.
2.3. Ảnh hưởng của áp suất ép
- Vai trị của áp suất ép: Nó có tác dụng làm tăng khả năng tiếp xúc
giữa các bề mặt vật dán và tạo ra khối lượng thể tích sản phẩm theo yêu cầu.
Trong công nghệ sản xuất ván nhân tạo thì áp suất ép là thơng số hết
sức quan trọng. Nó quyết định khối lượng thể tích của ván, đến độ bền dán
dính của màng keo, từ đó quyết định đến chất lượng sản phẩm.
- Áp suất ép phải đủ lớn sao cho tạo được khả năng tiếp xúc giữa các bề
mặt vật dán là tốt nhất mà không phá hủy vật dán. Đồng thời có thể dàn trải
được màng keo mỏng, đều, liên tục và khơng có bọt khí từ đó có thể tạo ra
mối dán có cường độ lớn nhất. Nếu tiến hành dán ép với áp suất lớn thì gây
nên hiện tượng keo bị tràn ra ngồi, dẫn tới lượng keo khơng đảm bảo, màng
keo mất tính liên tục, chất lượng mối dán giảm. Ngồi ra khi áp suất ép lớn
gây nên biến dạng ván phá hủy vật dán…Nếu dán ép ở áp suất nhỏ thì khả
năng tiếp xúc giữa các bề mặt vật dán không đảm bảo, vì vậy sẽ tồn tại giữa

13


chúng những khoảng trống tạo nên mối dán điểm dẫn đến chất lượng mối dán
giảm.
- Pmax = f (MC ván, loại gỗ, loại keo, phương pháp ép,…)
+ Về loại gỗ: gỗ là vật liệu đàn hồi, được cấu tạo nên từ vô số tế bào,
vách tế bào được cấu tạo nên bởi hai thành phần chính là cellulose và lignin.
Cellulose là cấu trúc định hình (mixencellulose), là thành phần thứ yếu sản
sinh ra nội lực của gỗ.
Do gỗ có đặc điểm cấu tạo như đã nêu trên, nên nó vừa mang tính chất
đàn hồi vừa mang giàu khả năng biến dạng vĩnh cửu. Khi tác dụng của ngoại
lực trong một khoảng giới hạn nào đó gỗ biến dạng đàn hồi, ngồi khoảng

giới hạn đó thì gỗ sẽ bị biến dạng vĩnh cửu. Ta biết khối lượng thể tích của gỗ
và tính đàn hồi của gỗ có quan hệ mật thiết với nhau, khối lượng thể tích của
gỗ càng lớn, gỗ càng giàu đàn tính và có khả năng chịu lực lớn hơn.
Khối lượng thể tích của gỗ cũng phản ánh lượng “Khoảng trống” trong
gỗ, hay còn gọi là độ rỗng của gỗ. Các khoảng trống này có tỷ lệ rất đáng kể
trong gỗ, lên đến 46% thậm chí là 80% tổng thể tích gỗ. Nếu như trong gỗ
mà khơng tồn tại những khoảng trống này, khối lượng thể tích của gỗ có thể
lên tới 1,5 g/cm3. Gỗ có khối lượng thể tích lớn thì độ rỗng ít và ngược lại.
Các khoảng trống trong gỗ có ảnh hưởng rất lớn đến chiều hướng mà
keo xuyên thấm vào trong gỗ. Keo có thể dễ dàng đi xuyên qua các lỗ mạch
hay các sợi gỗ đứt ngang, dọc theo chiều thớ gỗ. Còn đối với chiều ngang thớ
gỗ, các lỗ trống làm đường đi cho keo bị hạn chế, tuy nhiên keo có thể thấm
sâu vào gỗ qua hệ thống mao dẫn là các lỗ thơng ngang giữa các tế bào.
Tính đàn hồi hay khối lượng thể tích của gỗ có liên quan mật thiết đến
việc lựa chọn trị số áp suất ép hợp lý. Gỗ có khả năng đàn hồi lớn khối lượng
thể tích lớn thì lực ép càng phải lớn. Ngồi ra gỗ có khối lượng thể tích nhỏ
thì lực ép phải đủ nhỏ để không làm phá hủy vật dán.
Bên cạnh đó, để lựa chọn trị số áp suất ép hợp lý cũng cần phải xem xét
đến quá trình nén ép là theo chiều dọc hay chiều ngang thớ gỗ, chiều xuyên
14


tâm hay tiếp tuyến với vòng năm. Nguyên nhân là do gỗ là một loại vật liệu
tính chất khơng đồng nhất, tùy theo từng loại gỗ (khối lượng thể tích) khác
nhau mà cường độ khác nhau, gỗ nặng (khối lượng thể tích lớn) có khả năng
chịu lực hơn gỗ nhẹ, do đó cũng cần phải có áp suất dán ép lớn hơn.
Đối với ép ngang thớ, gỗ có biến dạng đàn hồi trong một giới hạn nhất
định. Trong giới hạn này, sức hút và sức đẩy tương hổ giữa các mixen cân
bằng nhau làm cho khối lượng gỗ vững chắc theo chiều ngang. Gỗ được cấu
tạo bởi các tế bào hình ống có ruột rỗng. Khi lực vượt q các giới hạn đàn

hồi làm cho các loại tế bào (trước hết là tế bào mạch gỗ, tế bào mô mềm hoặc
quản bào gỗ sớm) bị phá hoại. Vì vậy, loại gỗ nào có mạch gỗ, quản bào gỗ
sớm và mơ mềm nhiều, mạch gỗ có ruột lớn khoảng cách giữa các mixen lớn,
sức chịu ép ngang sẽ nhỏ. Khi vách tế bào đã bị phá hoại, thì mẫu gỗ sẽ bị nén
dẹt và ngày càng chặt nếu ngoại lực không ngừng tăng lên.
Sức chịu ép ngang thớ giữa chiều xuyên tâm và tiếp tuyến là khác nhau,
nhất là với loại cây lá rộng. Do tia gỗ phát triễn nên sức ép ngang chiều xuyên
tâm lớn hơn chiều tiếp tuyến. Bởi vì khi ép ngang xuyên tâm là ép theo chiều
dọc tia gỗ, còn ép ngang tiếp tuyến là ép theo chiều ngang tia gỗ. Trong khi
đó, ảnh hưởng của gỗ sớm, gỗ muộn đến sức chịu ép ngang là không đáng kể
vì những loại gỗ này có gỗ sớm, gỗ muộn khơng phân biệt. Gỗ giác và gỗ lõi
có sự sai khác về cường độ không đáng kể do chiều dày vách tế bào không
thay đổi, tuy nhiên gỗ lõi có đặc điểm cứng giịn, gỗ giác thì mềm dẻo hơn
(Lê Xn Tình, khoa học gỗ, NXB nơng nghiệp – 1998).
Keo Lai là loài cây mọc nhanh, tăng trưởng đường kính trung bình 1.2
– 1.7 cm/năm. Trong mỗi năm phần gỗ sớm và gỗ muộn phân biệt không rõ
ràng. Trên mặt cắt ngang chúng ta quan sát vòng năm là những vòng tương
đối tròn đều và đồng tâm vây quanh tủy. Tăng trưởng chiều cao phụ thuộc
vào điều kiện lập địa.
Quan sát thơ đại ta thấy, Keo Lai có thớ gỗ tương đối thẳng và thô,
mạch gỗ phân tán tụ hợp đơn và kép xen kẽ, số lượng lỗ mạch nhiều, tia gỗ có
15


số lượng nhiều, kích thước trung bình. Tổ chức tế bào mơ mềm nối tiếp nhau
thành từng dây, hình thức phân bố trên bề mặt cắt ngang cây quanh mạch theo
đường trịn khơng kín…Do đó khả năng chịu lực của loại gỗ này khơng cao
rất có khả năng biến dạng khi ngoại lực tác dụng.
+ Về loại keo: Trong đề tài sử dụng hai loại keo EPI 1980/1993 và EPI
1985/1993 làm chất kết dính, các thơng số cơng nghệ đã nêu ở phần 1.3. Áp

suất cao, độ nhớt keo giảm nhanh, giúp keo dàn trải tốt hơn đều hơn, liên tục
hơn, tăng chất lượng mối dán. Áp suất ép quá lớn thì keo dễ bị đẩy ra ngồi
bề mặt vật dán hoặc tăng khả năng thấm keo lên bề mặt vật liệu, làm ảnh
hưởng đến cường độ dán dính, yếu tố ngoại quan của sản phẩm. Áp suất nhỏ
cường độ dán dính khơng đảm bảo khi ép keo, độ lớn nhỏ của áp suất ép cần
căn cứ vào tính chất của keo dán, chủng loại gỗ và đặc tính bề mặt dán dính
để tiến hành lựa chọn.
+ Ảnh hưởng của áp suất ép max đến chất lượng sản phẩm về khối
lượng thể tích (KLTT), áp suất chỉ có ảnh hưởng tới KLTT khi áp suất đủ lớn
gây biến dạng cho nguyên liệu. Và mỗi áp suất khác nhau thì tạo ra KLTT
khác nhau.
+ Về phương pháp ép: Đề tài thực hiện việc ép ván theo phương pháp
ép nguội. Đây là phương pháp ghép phổ biến tại Việt Nam.
2.4. Cơ sở lựa chọn trị số áp suất ép
Theo nguyên lý dán dính, khi bề mặt vật dán phẳng nhẵn, khả năng
dàn trải đều của keo lớn thì lực ép khơng đáng kể. Nhưng trong thực tế sản
xuất vật dán không đáp ứng được các yêu cầu trên. Do vậy trong sản xuất ván
nhân tạo bao giờ cũng tồn tại một trị số áp suất ép nhất định. Nó có tác dụng
làm tăng khả năng tiếp xúc giữa các bề mặt vật dán và tạo ra khối lượng thể
tích sản phẩm theo u cầu.
Trong cơng nghệ sản xuất ván nhân tạo thì áp suất ép là thơng số hết
sức quan trọng. Nó quyết định khối lượng thể tích của ván, độ bền dán dính
của màng keo, từ đó quyết định đến chất lượng sản phẩm. Áp suất ép phải đủ
16


lớn sao cho tạo được khả năng tiếp xúc giữa các bề mặt vật dán là tốt nhất mà
không phá hủy vật dán. Đồng thời có thể dàn trải được màng keo mỏng, đều,
liên tục và khơng có bọt khí từ đó có thể tạo ra mối dán có cường độ lớn nhất.
Tính đàn hồi hay khối lượng thể tích của gỗ có liên quan mật thiết đến

việc lựa chọn trị số áp suất ép hợp lý. Gỗ càng giàu tính đàn hồi ( khối lượng
thể tích lớn ) thì lực ép càng phải lớn. Ngồi ra, gỗ có khối lượng thể tích nhỏ
thì lực ép phải đủ nhỏ để khơng làm phá hủy vật dán.
Bên cạnh đó, để lựa chọn trị số áp suất ép hợp lý cũng cần phải xem xét
đến qúa trình nén ép là theo chiều dọc hay chiều ngang thớ gỗ, chiều xuyên
tâm hay tiếp tuyến với vòng năm. Nguyên nhân là do gỗ là một loại vật liệu
có tính chất khơng đồng nhất, tùy theo từng loại gỗ ( khối lượng thể tích )
khác nhau mà cường độ khác nhau, gỗ nặng ( khối lượng thể tích lớn ) có khả
năng chịu lực hơn gỗ nhẹ, do đó cũng cần phải có áp suất ép lớn hơn.
Trong thân cây, do đại bộ phận mixencellulise xếp song song với trục
dọc thân cây, vì vậy cường độ gỗ theo chiều dọc thớ lớn hơn rất nhiều so với
chiều ngang thớ. Đối với gỗ lá kim và gỗ lá rộng mạch vòng, do gỗ sớm và gỗ
muộn khó phân biệt, tia gỗ nhiều và lớn nên cường độ chiều xuyên tâm lớn
hơn cường độ chiều tiếp tuyến. Bình thường sự trênh lệch này là 50 %.
Lựa chọn trị số áp suất ép
Để lựa chọn được các mức áp suất ép trên thực tế cần phải làm nhiều
thí nghiệm trung gian để khảo sát được dạng hàm hồi quy và đưa ra được
bước nhảy hợp lý khi chạy biến. Bước nhảy phải lớn hơn sai số cho phép và
sai số của thiết bị cộng lại.
Tuy nhiên, do điều kiện trình độ cũng như phạm vi nghiên cứu khơng
cho phép có thể thực hiện được một quy hoạch thí nghiệm với dung lượng
mẫu lớn. Do đó, dựa vào việc phân tích đặc điểm nguyên liệu, sau khi đánh
giá về độ chính xác của máy ép và tham khảo ý kiến thầy giáo hướng dẫn, tôi
chọn mức áp suất ép cho đề tài như sau: 0,6 – 0,9 – 1.2 – 1.5 – 1.8 (MPa)
Với các điều kiện khống chế là:
17


- Lượng keo tráng: 220
- Độ ẩm vật dán: 8 – 10%

- Độ ẩm môi trường: 80%
- Nhiệt độ ép: bằng nhiệt độ môi trường
- Chất lượng bề mặt thanh qua hai lần bào
- Thời gain ép: 120 phút

18


2.5. Một số thông số chủ yếu của nguyên liệu nghiên cứu
2.5.1. Nguyên liệu gỗ
2.5.1.1. Điều kiện sinh trưởng, đặc điểm ngoại quan
Keo Lai là tên gọi tắt để chỉ giống Keo Lai tự nhiên giữa Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis). Một số kết quả nghiên
cứu cho thấy khả năng sinh trưởng, phát triển cây Keo lai có ưu thế vượt trội
so với cây bố mẹ.
Cây Keo lai được phát hiện tập trung chủ yếu ở các nước châu Á (nhất là
vùng Đông Nam Á). Ở Việt Nam, cây Keo lai xuất hiện ở các tỉnh Đơng Nam bộ,
Trung bộ (Thanh-Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng,…), và Bắc
Bộ (Hồ Bình, Phú Thọ, Tun Quang, …). Các cây Keo lai được phát hiện chủ
yếu là các cây lai tự nhiên giữa cây Keo tai tượng và cây Keo lá tràm (đây là hai
loài cây được nhập nội từ đầu những năm 1960 và 1980). Hiện nay, cây Keo Lai
được nhân giống bằng hom từ cây mẹ lai tự nhiên và gây trồng ở một số địa
phương, cây Keo Lai trồng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh n Bái, Tun Quang,
Vĩnh Phú, Hà Nội, Hồ Bình và các tỉnh thuộc Tây Nguyên.
Cấu tạo gỗ
Cấu tạo thô đại (Theo TCVN 356 – 70): Gỗ Keo Lai khi mới chặt hạ có
giác lõi phân biệt khơng rõ, sau một thời gian gỗ lõi có màu nâu sẫm, giác có
màu nâu nhạt. Vịng năm, gỗ sớm, gỗ muộn khơng phân biệt rõ, chiều rộng
vòng năm từ 12-17mm. Thớ gỗ thẳng và khá thơ.
Cấu tạo hiển vi:

Mạch gỗ có kích thước trung bình (0,1 – 0,2mm), số lượng ít, mạch gỗ
xếp phân tán, hình thức tụ hợp đơn và kép với số lượng 2-3 lỗ/mm2. Trong
mạch gỗ khơng có thể bít.
Trên mặt cắt ngang: Tia gỗ nhỏ và khá rõ (<0,1mm) số lượng trung
bình 5 - 10 tia/mm. Tế bào mơ mềm trong gỗ keo lai có hình thức phân bố
phân tán, hình thức tụ hợp vây quanh mạch kín hình trịn. Lỗ thơng ngang xếp

19


so le, kích thước nhỏ (đường kính 6 - 8  m). Ngồi các đặc điểm trên gỗ Keo
lai khơng có ống dẫn nhựa dọc, khơng có cấu tạo lớp.
* Một số tính chất cơ lý chủ yếu của gỗ Keo lai
Các thơng số về tính chất vật lý và cơ học của gỗ Keo lai được xác định
trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 359 đến TCVN 370 –70, kết quả
nghiên cứu về gỗ keo lai 9- 10 năm tuổi.
Thơng số

Trị số

Đơn vị

- Khối lượng thể tích ở MC = 12%

0.549

g/cm3

- Khối lượng thể tích ở MC = 18%


0.533

g/cm3

- Khối lượng thể tích ở MC = 0%

0.466

g/cm3

Hút nước sau 24h ngâm nước

21.2

%

Hút ẩm sau 24h

2

%

0.59

%

- Xuyên tâm

3.73


%

- Tiếp tuyến

7.61

%

0.37

%

- Xuyên tâm

3.14

%

- Tiếp tuyến

7.94

%

Giới hạn bền khi nén dọc (MC=12%)

62.35

MPa


Giới hạn bền khi nén cục bộ (MC=12%)

12.07

MPa

Giới hạn bền khi nén toàn bộ (MC=12%)

7.29

MPa

Giới hạn bền khi kéo dọc thớ (MC=12%)

126.8

MPa

3.76

MPa

Giới hạn bền khi uốn tĩnh (MC=12%)

88.6

MPa

Mô đun đàn hồi khi uốn tĩnh (MC=12%)


7500

MPa

Khối lượng thể tích

Độ co rút
- Dọc thớ

Độ giãn dài sau 30 ngày ngâm nước
- Dọc thớ

Giới

hạn

bền

khi

kéo

ngang

dọc(MC=12%)

20

thớ



Giới hạn bền khi trượt dọc thớ xuyên tâm
(MC=12%)
Giới hạn bền khi trượt dọc thớ tiếp tuyến
(MC=12%)
Giới hạn bền khi trượt ngang thớ xuyên tâm
(MC=12%)
Giới hạn bền khi trượt ngang thớ tiếp tuyến
(MC=12%)

13.25

MPa

12.3

MPa

5.17

MPa

7.68

MPa

2.5.1.2. Khả năng chống phá hoại của sinh vật và môi trường đối với gỗ
Keo Lai
Keo Lai là một trong những cây mọc nhanh rừng trồng. Chính vì vậy
khả năng chống phá hoại của sinh vật và môi trường sẽ kém hơn gỗ rừng tự

nhiên. Các cơng trình nghiên cứu của U.sehmitt và W.Liese (1993) và các
cơng trình nghiên cứu của khoa Chế Biến Lâm Sản - Trường Đại Học Lâm
Nghiệp về vấn đề tổn thương và biến màu của gỗ Keo Lai sau khi chặt hạ, kết
quả cho thấy: Sau khi chặt hạ 4 tuần, gỗ Keo Lai có hiện tượng biến màu tại
vùng tâm gỗ, khơng bị mối, mọt xâm nhập. Các khúc gỗ đã bị bóc vỏ có hiện
tượng mối, mọt xâm nhập trên bê mặt khúc gỗ ở mức độ thấp. Do vậy gỗ Keo
Lai cần được gia công chế biến trong điều kiện gỗ còn tươi (thời gian lưu bãi
nhỏ hơn 1 tháng sau khi chặt hạ).
Trong q trình gia cơng chế biến tuỳ vào từng loại hình sản phẩm
chúng ta lựa chọn cơng nghệ bảo quản thích hợp.
2.5.1.3 Kết luận chung về gỗ Keo Lai
Keo Lai là loại cây mọc nhanh rừng trồng, tán lá rộng, dày đặc, có khả
năng tái tạo tốt, chống sói mịn….
Về mặt cấu tạo gỗ chúng ta thấy đây là loại gỗ có gỗ giác, gỗ lõi phân
biệt rõ ràng. Những cây ở độ tuổi khoảng 10 năm bắt đầu xuất hiện một vùng
“gỗ già”. Vùng gỗ này gây nên hiện tượng rỗng ruột sau này.
21


Phần gỗ giác có khối lượng thể tích và các chỉ tiêu độ bền cơ học lớn
hơn phần gỗ lõi (trừ độ cứng tĩnh của gỗ), điều này khác hẳn với các loại gỗ
thơng thường. Ngun nhân chính gây nên hiện tượng này là do phần gỗ lõi
chịu ảnh hưởng của phần gỗ già. Tuy nhiên gỗ khi khai thác là gỗ chưa thành
thục sinh học, các tính chất vật lí cũng như cơ học có thể có sự thay đổi. Vì
vậy cần có sự nghiên cứu để đưa ra các trị số định lượng chính xác về loại cây
này trước khi sử dụng.
Căn cứ vào một số đặc điểm ngoại quan, tín chất vật lý, cơ học củ yếu,
gỗ keo Lai là loại gỗ có độ cứng trung bình.
2.5.2. Chất kết dính
Trong đề tài sử dụng hai loại chất kết dính là EPI 1980/1993 và EPI

1985/1993.
2.5.2.1. Chất kết dính EPI 1980/1993
Thông số kỹ thuật của keo EPI 1980/1993
Thành phần nhựa 1980:
Thành phần
1,3 butadience – styrene
đồng trùng hợp
Toluence

CAS name

Hàm lượng

900-5-8

10-20%

108-88-3

1-5%

Inert filer

20-40%

(chất ức chế phản ứng)
Nước

40-60%


Thành phần chất đóng rắn 1993:
Thành phần
Diphenylmetyldiisocyanate ;
đồng đẳng và đồng phân.

22

CAS name

Hàm lượng

9016-87-9

60-100%


Đặc điểm và tính chất của keo và chất đóng rắn 1980/1993 (tài liệu do
CASCO Adhesives cung cấp):
Đặc điểm và tính chất

1980

1993

Thành phần

EPI

Chất


đóng

rắn

Isocyanate
Trạng thái

Lỏng

Lỏng

Màu sắc

Trắng

Nâu

Độ nhớt

11.000-20.000

mPas 150-700 mPas (250C)

(250C)
PH

7.0-8.5

Thời gian bảo quản


30o C : 6 tháng

30o C : 9 tháng

20o C : 9 tháng

20o C : 12 tháng

Khối lượng thể tích

Khoảng 1200 Kg/m3

Khoảng 1200 Kg/m3

Điều kiện bảo quản

Bảo quản sản phẩm ở Bảo quản ở nhiệt độ
nhiệt độ từ 5o C- 35oC
Sản phẩm có thể tạo
màng ở bề mặt nếu
thùng chứa khơng được
đóng kín
Nếu sản phẩm bị đơng
cứng thì khơng thể làm
tan ra và sử dụng lại.
Keo có thể bị phân lớp
sau 1- 2 tháng bảo quản,
sự phân lớp này khơng
làm ảnh hưởng đến chất
lượng dán dính nếu

khuấy đều trước khi sử
dụng.
23

5oC-35oC


Fomaldehide

Đáp ứng tiêu chẩn F 4****

Tính chất màng keo

Độ bền màng keo có thể đáp ứng tiêu
chuẩn JAS 1152

Loại hình ép

Ép nhiệt ,ép nguội , ép cao tần

Thời gian ép nguội

60 phút ở 20o C

(Khi dán dính gỗ cao su)

30 phút ở 30oC tuỳ thuộc lượng keo
tráng

Thời gian ép nhiệt 70o C


Khoảng cách đến màng keo

(Khi dán dính gỗ cao su)

4mm :

10 phút

6mm :

12 phút

10mm :

15 phút

Thời gian sống (30o C)

30 phút

Áp suất ép

8-12 Kg/cm2 tuỳ thuộc vào điều kiện
bôi tráng.

Assembly Time, 30°C (khi dán ép gỗ OAT : tối đa 4 phút
thông)

CAT : tối đa 8 phút

1980 : 100 phần trọng lượng

Tỉ lệ trộn

1993 : 10-15 phần trọng lượng
30” trộn máy

Thời gian trộn

2 phút trộn tay

Lượng keo tráng

150-250 g/m2 (tráng 2 mặt tốt hơn)

Độ ẩm gỗ

8- 15 %
Gỗ cần được đánh nhẵn bề mặt, để

Chuẩn bị gỗ

tạo điều kiện tốt nhất cho độ bền
màng keo nên sử dụng trong vòng
24h giờ sau khi chuẩn bị.

Nhiệt độ gỗ

Trên 20o C


Thời gian để ổn định

Có thể gia cơng sau khi ép 2- 6 h
24


nhưng tốt nhất là gia công sau khi ép
24h
Dụng cụ tráng

Bàn chải ,chổi ,ru lô
Sản phẩm gốc Isocyanate , sử dụng

Cách sử dụng keo

găng tay thích hợp , đeo kính bảo hộ.
Khơng để chất đóng rắn tiếp xúc với
nước hay ẩm.
Sử dụng nước ấm pha với tác nhân

Vệ sinh

4450 hoặc bằng tác nhân 2704.Vệ
sinh trước khi keo đóng rắn.
Keo và keo khô xử lý như chất thải

Xử lý chất thải

không độc bình thường.
Chất đóng rắn gốc Isocyanate cần

được xư lý như chất thải độc hại.
Keo đã trộn có thể xử lý như chất
thải khơng độc hại khi đã đóng rắn
hồn tồn.

2.5.2.2. Chất kết dính EPI 1985/1993
Một vài đặc điểm của keo EPI 1985/1993:
Keo synteko 1985/1993 được sử dụng để dán dính gỗ - gỗ , gỗ- kim
loại , gỗ - chất dẻo. Màng keo có cường độ rất cao trong các điều kiện mơi
trường khác nhau. Màng keo có thể chịu được nhiệt độ, kéo trượt và dung mơi
hồ tan.
Synteko 1985 với chất đóng rắn 1993 được kiể tra và phê chuẩn bởi
Institut für Fenstertechnik , Rosenheim , Đức theo tiêu chuẩn EN 204 D4. Nó
cũng được kiểm tra và phê chuẩn bởi SKH, Stichting Keuringsbureau Hout,
Hà Lan đã đưa ra chứng nhận KOMO 32778 (khi màng keo không chịu lực
cơ học)
25


×