Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thiết kế một số sản phẩm mộc loại bàn mô phỏng theo các mẫu bàn áp tường mặt gập và bàn viết được lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.5 KB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN
====  ====

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ MỘT SỐ SẢN PHẨM MỘC LOẠI BÀN MÔ PHỎNG
THEO CÁC MẪU BÀN ÁP TƢỜNG MẶT GẬP VÀ BÀN VIẾT ĐƢỢC
LỰA CHỌN

Ngành : Chế Biến Lâm Sản
Mã số : 101

Giáo viên hướng dẫn: T.S. Võ Thành Minh
Sinh viên thực hiện : Vũ Văn Thiện
Khóa học

Hà Nội - 2010

: 2006 - 2010


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khố luận tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới
trường ĐHLN đã tạo cơ sở pháp lý để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các thầy, cô giáo, cán bộ trong
khoa CBLS. Các cán bộ của thư viện và các phòng ban của trường ĐHLN, đã giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Võ Thành Minh đã
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này.
Vũ Văn Thiện




LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống ngày càng được
nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Cuộc sống luôn vận động và phát triển
không ngừng, đồng thời con người là trung tâm của mọi sự vận động và phát triển
đó. Khi cuộc sống của con người ngày càng vận động và phát triển thì địi hỏi
những vật dụng và tiện nghi xung quanh chúng ta cũng phải được đổi mới. Từ xưa
đến nay đồ mộc luôn là những vật dụng gắn liền với đời sống thường ngày của
mỗi chúng ta là một trong những nhu cầu thiết thực của con người như giường để
ngủ, ghế để ngồi, bàn để làm việc ăn uống…
Các sản phẩm mới liên tục được ra đời và theo thời gian những vật dụng
này cũng có sự đổi mới khơng ngừng cả về kiẻu dáng và chất liệu. Điều đó đã góp
phần khơng nhỏ vào việc hoàn thiện và làm đẹp cho cuộc sống chúng ta.
Nhu cầu về đồ mộc ngày càng lớn và đồ mộc có chất lượng cao ngày càng
được nhièu người quan tâm. Để phù hợp với phát triển xã hội, phù hợp với nhận
thức và nhu cầu của con người thì đã có nhiều sản phẩm mộc được ra đời có tính
chất đa dạng về chức năng, cấu tạo, chất liệu, kiểu cách… và đạt được những
thành tựu nhất định.
Đồ mộc gia đình càng phong phú về chủng loại cũng như chất lượng. Đồ
mộc loại bàn là loại vật dụng được sử dụng nhiều trong mỗi gia đình. Nó phục vụ
con người ở nhiều phương diện khác nhau trong đời sống của con người. Các sản
phẩm bàn ra đời đáp ứng được các chức năng khác nhau, tuỳ vào từng điều kiện
cụ thể mà sử dụng nó cho hợp lý như: bàn dùng để ăn, bàn dùng để uống nước,
bàn dùng để học tập và nghiên cứu…Các loại bàn không chỉ đơn giản ở kết cấu và
hình thức bình thường mà cịn có sự đa dạng về kết cấu, hình thức, thoả mãn các
chức năng riêng của nó. Về cơng năng, nhóm bàn viết, là một trong số những sản
phẩm thuộc loại bàn dùng cho nội thất gia đình thường được dùng rất nhiều, vì
trong gia đình nhu cầu về đọc sách và học tập ln cần thiết. Thêm đó là tính cơng
năng và hình thức mà loại bàn đó đáp ứng được. Về tạo dáng và kết cấu rất đa



dạng. Có nhiều loại bàn có kết cấu đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn về mặt cơng
năng phụ trợ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, được sự giúp đỡ của thầy giáo T.S Võ
Thành Minh, sự phân công của khoa Chế biến Lâm sản tôi thực hiện đề tài khoá
luận với tên đề tài: “ Thiết kế một số sản phẩm mộc loại bàn mô phỏng theo các
mẫu bàn áp tường mặt gập và bàn viết được lựa chọn ”.Sản phẩm được thiết kế
mang tính mơ phỏng theo mơ hình đã có trên cơ sở thơng tin hình ảnh.
Đề tài khố luận đã hồn thành với những kết quả được trình bày trong bản
khố luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do kiến thức cịn
nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ giáo để đề tài này được hồn thiện hơn.


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Mục tiêu nghiên cứu khoá luận
Thiết kế hai sản phẩm mộc theo phương pháp thiết kế mô phỏng:
(1) Thiết kế sản phẩm mộc loại bàn viết theo mơ hình được chọn.
(2) Thiết kế sản phẩm mộc thuộc loại bàn áp tường mặt gập theo mô hình được
chọn
1.2. Nội dung nghiên cứu khố luận
(1) Cơ sở lý luận về sản phẩm mộc.
(2) Tìm hiểu các mơ hình sản phẩm mộc thiết kế cơ sở thực tiễn.
(3) Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mộc mô phỏng theo các mơ hình đã lựa
chọn.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
(1) Nội dung về cơ sở lý luận được thực hiện theo phương pháp thư viện –
Tham khảo tài liệu, chủ yếu là giáo trình, bài giảng, các bài khố luận của các

khoá trên và một số tài liệu tham khảo khác tại thư viện.
(2) Tìm hiểu thơng tin mơ hình sản phẩm, qua các nguồn tài liệu, thông tin
Internet và thực tế trên thị trường.
(3) Thiết kế trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực té, mô phỏng thiết kế
theo mơ hình.
(4) Phương pháp đồ hoạ vi tính, là phương pháp kết hợp ý tưởng và thể hiện ý
đồ thiết kế một cách chính xác và chân thực nhất thống qua các phần mềm đồ họa
tiên tiến, hiện đại : Autocad, 3DsMax, Photoshop. Cà biểu diễn bản vẽ; nội dung
các phụ đề.
1.4. Phạm vi của đề tài
Hoàn thành thiết kế ở mức độ biểu đạt thiết kế bằng bản vẽ và đánh giá kết
quả, chưa qua bước chế thử sản phẩm mẫu.


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM MỘC
2.1.Tổng quan vè thiết kế sản phẩm mộc
2.1.1. Khái niệm về sản phẩm mộc và thiết kế sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc theo nghĩa truyền thống là các công cụ hoặc đồ dùng làm từ
gỗ hoặc vật liệu chất gỗ. Từ xa xưa con người đã lợi dụng gỗ tự nhiên để tạo ra
các công cụ lao động và săn bắt, các giai đoạn phát triển văn minh vật chât của xã
hội lồi người ln ngày một hồn thiện mối quan hệ mật thiết với gỗ, mở rộng
phạm vi sử dụng và phương pháp sản xuất đồ mộc trong kiến trúc, sinh hoạt, kĩ
thuật và nghệ thuật. Ngày nay sản phẩm mộc được hiểu rộng hơn, nó là đồ gia
dụng theo nghĩa rộng.
Thiết kế sản phẩm mộc là tiến hành ý tưởng kết cấu. Kế hoạch cho ý tưởng
và vẽ thể hiện kế hoạch của ý tưởng đó để làm ra sản phẩm mộc.
2.1.2. Phân loại sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc rất phong phú và đa dạng. Vì vậy các cách phân loại sản
phẩm mộc cũng rất phong phú. Để phân loại sản phẩm mộc ta cần dựa vào các

điểm khác nhau cho phù hợp với yêu cầu nghiên cứu, phát triển cũng như tổ chức
sản xuất của xã hội. Chúng ta có thể phân loại sản phẩm mộc theo những phương
diện sau:
a. Phân loại theo vật liệu chính:
Do đặc thù của nguyên liệu, sản phẩm mộc có thể được phân thành sản phẩm
mộc gỗ tự nhiên, mộc ván nhân tạo, sản phẩm mộc song mây tre đan.
(1). Sản phẩm mộc gỗ tự nhiên: là sản phẩm mộc mà nguyên liệu chủ yếu là
gỗ tự nhiên ( tỉ lệ gỗ tự nhiên trong sản phẩm chiếm phần lớn, các vật liệu khác
ngoài gỗ chiếm tỉ lệ rất nhỏ ). Các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên như: các đồ gỗ mỹ
nghệ, đồ gỗ cao cấp.


(2). Sản phẩm mộc ván nhân tạo: là sản phẩm mà nguyên liệu dùng để sản
xuất là các loại ván nhân tạo như: ván dăm, ván dán, ván sợi…
(3). Sản phẩm mộc song mây tre đan: là sản phẩm sử dụng nguyên liệu chính
là song, mây, tre.
(4). Sản phẩm mộc vật liệu polyme: đồ “gia dụng” mà toàn bộ hoặc bộ phận
chủ yếu dùng polymer gia công thành.
(5). Sản phẩm mộc vật liệu thuỷ tinh: đồ “gia dụng” dùng thuỷ tinh làm cấu
kiện chủ yếu.
(6). Sản phẩm mộc vật liệu đá: đồ da dụng dùng đá hoa cương hoặc đá nhân
tạo làm cấu kiện chủ yếu.
(7). Sản phẩm mộc vật liệu bằng thép: các loại bàn ghế, giường, tủ mà kết
cấu chủ yếu do vật liệu thép cấu thành, như các loại thép hình, thép tấm, thép ống,
thép khơng gỉ
(8). Sản phẩm mộc vật liệu bằng gang: toàn bộ hoặc cụm chi tiết chủ yếu của
đồ da dụng do gang cấu thành.
b. Phân loại theo chức năng cơ bản sản phẩm mộc
Phân loại theo chức năng sản phẩm mộc bao gồm:
(1). Sản phẩm dùng để đỡ cơ thể người như: giưòng, ghế tựa, ghế sofa…

(2). Đồ mộc loại dựa tựa: chỉ đồ mộc khi sử dụng cơ thể ngưòi trực tiếp tựa
vào như bàn, bục giảng…
(3). Sản phẩm mộc loại cất giữ: chỉ đồ mộc cất giữ vật phẩm như tủ quàn áo,
tủ sách, giá đỡ…
(4). Sản phẩm mộc loại khác như: bình phong, giá treo tường móc áo.


c. Phân loại theo hình thức kê đặt
(1). Đồ mộc kiểu tự do: bao gồm đồ gia dụng có bánh xe ở chân và khơng có
bánh xe ở chân có thể để ở vị trí thay đổi tuỳ ý.
(2). Đồ mộc kiểu khảm, cố định: đồ da dụng cố định hoặc khảm vào vật kiến
trúc và công cụ giao thông, khi đã cố định thường khơng thay đổi vị trí nữa.
(3). Đồ mộc kiểu treo: treo trên tường, trong đó có một số có thể di động, một
số có thể cố định.
d. Phân loại theo nơi sử dụng
(1). Sản phẩm mộc gia dụng: các sản phẩm như: bàn ghế, giường, tủ, kệ…
được bố trí sử dụng trong phịng khách, phịng ngủ, phịng ăn…
(2). Sản phẩm mộc dùng trong cơng sở: các loại bàn ghế, tủ… được dùng tại
các nơi công sở như: phòng họp tại cơ quan, hội trường, lớp họùungf
e. Phân loại theo đặc trƣng phong cách
(1). Đồ mộc phong cách cổ điển: đồ gia dụng có đặc trưng phong cách nào
đó của lịch sử.
(2). Đồ mộc hiện đại: đồ gia dụng có đặc trưng phong cách lịch sử rõ rệt,
tương đối đơn giản, thanh thoát.

f. Phân loại theo kiểu dáng kết cấu
(1). Đồ mộc kiểu lắp ráp cố định: giữa các chi tiết, cụm chi tiết dùng mộng
hoặc các hình thức cố định khác để kết hợp, lắp ráp. Có đặc điểm là ổn định, chắc
chắn.
(2). Đồ mộc kiểu tháo rời: giữa các chi tiết, cụm chi tiết dùng bản lề kết hợp

và có thể tháo lắp nhiều lần, có thể thu nhở thể tích vận chuyển, giảm không gian
kho.


(3). Đồ mộc kiểu tổ hợp, cụm chi tiết, cũng gọi là đồ gia dụng kiểu cụm chi
tiết thông dụng, đem một số loại cọm chi tiết thông dụng quy cách thống nhất,
thông qua kết cấu lắp ráp cố định mà tổ thành đồ gia dụng có cơng dụng khác
nhau.
(4). Đồ mộc kiểu kết hợp modul: đem sản phẩm phân thành một số modul
nhỏ, bất kỳ modul nào trong đó đã xó thể sử dụng độc lập, lại có thể kết hợp với
nhau theo chiều cao, chiều rộng, chiều sâu mộtt số modul hình thành thể hồn
chỉnh mới.
(5). Đồ mộc kiểu giá đỡ: là một loại đồ gia dụng do cụm chi tiết cố định trên
giá đỡ kim loại hoặc gỗ tạo thành.
(6). Đồ mộc kiểu gấp: đồ gia dụng có thể sử dụng gấp lại và có thể xếp chồng
lên nhau. Thường dung ở một số loại bàn, ghế tựa, thường gặp ở đồ gia dụng bàn
thép. Thuận tiện cho việc mang vác, gửi và vận chuyển, phù hợp với phịng ở nhỏ
hoặc nơi cơng cộng thường xun thay đổi địa điểm.
(7). Đồ mộc kiểu nhiều tác dụng: một số vị trí nào đó của cụm chi tiết đồ gia
dụng có thẻ điều chỉnh nhỏ có thể thay đổi cơng dụng. Giường sofa là một thí dụ
thuộc loại đồ gia dụng nhiều tác dụng.
(8). Đồ mộc uốn cong: đây là đồ gia dụng dùng gỗ tự nhiên hoặc nhiều lớp
ván mỏng dán uốn cong tạo thành.
(9). Đồ mộc kiểu vỏ: còn gọi là đồ gia dụng vách mỏng. Là đồ gia dụng
trong đó dung tồn bộ hoặc chi tiết dùng polime, thép thuỷ tinh ép khuôn một lần
tạo thành hoặc dung ván mỏng tạo thành.
(10). Đồ mộc kiểu đặt trong tường: đồ gia dụng sử dụng để tiết kiệm diện
tích.



Phân loại như trên cũng chỉ là tương đối, người thiết kế không thể câu nệ phân
loại mà hạn chế tính sáng tạo của mình.

2.1.3. Nhiệm vụ của thiết kế sản phẩm mộc
Thiết kế sản phẩm mộc có nhiệm vụ là tạo ra những điều kiện vật chất thuận
lợi, tạo cảm giác dễ chịu thoải mái cho con người trong đời sống và khi làm việc.
Người thiết kế đồ gia dụng phải nắm vững lý luận thiết kế, phương pháp, phương
tiện cơ bản và tri thức liên quan.
2.1.4. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm mộc
(1). Sản phẩm có đáp ứng được cơng năng hay khơng
Đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá sản phẩm mộc. Sản phẩm mộc phải đảm
bảo được công năng sử dụng. Sản phẩm mộc tạo cảm giác thoải mái cho con
người khi sử dụng, tránh cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho con người khi làm việc
và nghỉ ngơi. Sản phẩm không đáp ứng tốt về cơng năng thì khơng được con
người sử dụng mặc dù sản phẩm đó có kết cấu đẹp, hình dáng đẹp mắt. Khi chế
tạo ra một sản phẩm mộc người ta lấy các kích thước theo các kích thước cơ bản
của con người.
(2). Sản phẩm mộc có đẹp hay không (đánh giá về tạo dáng mỹ thuật)
Sản phẩm mộc có đẹp hay khơng là một tiêu chí đánh giá hình dáng bên
ngồi của sản phẩm. Ngày nay khi đời sống của con người ngày được nâng cao thì
yêu cầu về thẩm mỹ cũng nâng cao. Sản phẩm ngoài đáp ứng được về cơng năng,
kết cấu thì hình thức bên ngồi rất được quan tâm. Các sản phẩm mộc khơng
ngừng nâng cao về hình dạng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
(3). Sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý không


Đây là tiêu chí đánh giá tính kinh tế của sản phẩm mộc. Sử dụng nguyên vật
liệu hợp lý sẽ làm giảm giá thành của sản phẩm. Giúp cho sản phẩm dễ chiếm lĩnh
trong thị trường tiêu thụ.
(4). Sản phẩm mộc có đảm bảo an tồn và chịu lực hay khơng

Đây là tiêu chí đánh giá khả năng an tồn của sản phẩm mộc khi sử dụng nó.
Sản phẩm mộc phải đảm bảo an toàn cho con người khi sử dụng tránh những tai
nạn có thể xảy ra cho con người khi sử dụng nó.
(5). Ý nghĩa tinh thần và vật chất đối với xã hội và người sử dụng
Sản phẩm mộc ra đời phải có ý nghĩa đối với xã hội và con người. Đây là một
tiêu chí đánh giá tầm quan trọng của sản phẩm mộc đối với xã hội và người sử
dụng.
2.3. Các nguyên lý cơ bản của tạo hình đồ gia dụng
Các nguyên lý cơ bản của tạo hình sản phẩm mộc là các nguyên lý ứng dụng
các quy luật mang lại cái đẹp của hình thức trong thiết kế tạo hình sản phẩm mộc.
Chủ yếu gồm các nguyên lý sau:
2.3.1. Tỉ lệ và kích thƣớc
Đã là tạo hình đều có vấn đề tỷ lệ, tạo hình sản phẩm mộc cũng như vậy. Sản
phẩm mộc dùng ngơn ngữ hoạ hình như: điểm, đường, mặt, khối… để biểu đạt tạo
hình và mơ tả tạo hình. Vì thế, tỉ lệ đẹp và kích thước chính xác là điều kiện quan
trọng để thu được cái đẹp lý tính.
Sản phẩm mộc khác nhau có hình thức cơng năng khác nhau, như giá mắc áo
thẳng, cao; ghế đẩu thấp, hình thức công năng khác nhau lại quyết định sản phẩm
khác nhau có tỷ lệ khác nhau. Nói về tỉ lệ bản thân hình học, một số có ngoại hình
khẳng định lại làm cho người ta chú ý đến hình vẽ, nếu phối hợp tốt với hình thức
cơng năng, có thể thu được tỷ lệ tốt, tạo ra hiệu quả đẹp. Cái gọi là ngoại hình


khẳng định, tức tỷ lệ chu vi của hình và vị trí khơng thể có bất kỳ thay đổi nào, chỉ
có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo tỷ lệ, nếu khơng sẽ mất đi hình dạng đặc trưng
của nó. Loại hình dạng này có hình trịn, hình vng, hình tam giác đều… Cho
nên các hình này được ứng dụng rộng rãi trong sản phẩm mộc.
Đối với hình chữ nhật, chu vi của nó có thể có tỷ lệ khác nhau vẫn khơng mất
đi hình dạng hình chữ nhật, cho nên khơng có ngoại hình khẳng định, nhưng qua
thực tế thời gian dài của con người, đã tìm ra rất nhiều hình chữ nhật có tỷ lệ đẹp.

Về quan hệ tổ hợp giữa một số khối hình học, giữa chúng phải có mối liên
kết nội tại nào đó, cũng tức là tỷ lệ giữa chúng cơ bản gần hoặc bằng nhau. Đối
với một số hình liền nhau hoặc bao bọc lẫn nhau, cần phải làm cho đường chéo
của chúng song song hoặc vng góc với nhau.
2.3.2. Kích thƣớc và cảm giác kích thƣớc
Kích thước là phạm vi căn cứ vào ergonomic và yêu cầu sử dụng quy định
của thiết kế sản phẩm. Đồng thời kích thước cịn bao gồm tồn bộ sản phẩm, sản
phẩm và sản phẩm tương quan, một loại ấn tượng to nhỏ hình thành từ làm nền lẫn
nhau giữa sản phẩm môi trường không gian nội thất. Ân tượng to nhỏ khác nhau,
tạo cho con người cảm giác khác nhau: như khoan khoái dễ chịu, rộng rãi, mê
người, hoặc tắc, chật hẹp, nặng nề… loại cảm giác này gọi là cảm giác kích thước.
Để thu được cảm giác kích thước tốt, ngồi u cầu cơng năng xác định kích
thước hợp lý ra , cịn phải xuất phát từ yêu cầu thẩm mỹ, điều chỉnh kích thước
của tổng thể hoặc bộ phận của sản phẩm ở điều kiện đặc định hoặc hoàn cảnh đặc
định, để thu được hài hoà giữa sản phẩm và người, sản phẩm và sản phẩm và sản
phẩm với môi trường.


2.3.3. Thống nhất và đa dạng
Hình thức đơn điệu là không đẹp, bất kể là liên tục đơn âm hay là trang sức
phẳng đơn sắc; bất kể là tiết tấu đơn điệu, hay là yếu tố đơn nhất. Đội ngũ chỉnh
tề, thống nhất đẹp là do nó xuất hiện trật tự trong bối cảnh hoạt động hỗn loạn của
đám đông người. Nếu tách rời bối cảnh không gian, thời gian đa dạng, thì loại đơn
điệu này sẽ khơng đẹp. Thay đổi và thống nhất là biểu hiện ngoại tại của quy luật
thống nhất đối lập của thế giới tự nhiên. Thay đổi và thống nhất làm pháp định tạo
hình, tức là yêu cầu thiết kế trên hình thức vừa thể hiện tính đa dạng và thay đổi,
lại thể hiện trật tự, đem lại cảm nhận đẹp cho con người. Chỉ có đa dạng và phức
tạp dễ tạo ra hỗn loạn tản mạn khơng trật tự, cịn chỉ có thống nhất hoặc như nhau,
lại sẽ cảm thấy đơn điệu, nghèo nàn và cứng nhắc. Vì thế, chỉ có thay đổi và thống
nhất kết hợp với nhau mới có thể đem lại cảm giác đẹp cho con người. Sự khác

nhau của hình dạng các bộ phận cấu thành và tính đa dạng của hình dạng của sản
phẩm mộc là thay đổi sản phẩm mộc, sự liên hệ của hình các bộ phận và tính hồn
chỉnh của sản phẩm mộc là thống nhất của tạo hình sản phẩm mộc. Kết hợp giữa
thay đổi và thống nhất trong tạo hình sản phẩm mộc biểu hiện ở các hình thức
như sau:
2.3.4. So sánh (tƣong phản)
So sánh là đem một yếu tố nào đó trong rất nhiều yếu tố tạo hình, như đường
hoặc hình, theo mức độ sai khác rõ rệt tổ chức lại để đối chiếu để tạo ra hiệu quả
nghệ thuật nhất định.
2.35. Hài hồ
Hài hồ là thơng qua thủ pháp thu nhỏ mức độ sai khác, đem các bộ phận so
sánh tổ chức hữu cơ lại, làm cho hoàn chỉnh và hài hoà nhất trí. So sánh là cường
điệu sai khác mức độ khác nhau trong cùng một yếu tố, để đạt làm nền cho nhau,


đối ứng lẫn nhau, biểu hiện đặc tính của riêng mình, thể hiện rõ các đặc điểm khác
nhau. Hài hồ là tìm cách chung mức độ khác nhau trong cùng một yếu tố, để đạt
được liên hệ lẫn nhau, hài hồ lẫn nhau, biểu hiện tính chung, thể hiện rõ đặc điểm
thống nhất.
2.3.6. Lặp lại, vận luật
Trong thế giới tự nhiên và sinh hoạt xã hội có rất nhiều sự vật hiện tượng lặp
lại có quy luật và thay đổi có tổ chức. Có thể nói vận luật là một hiện tượng lặp lại
có quy luật và thay đổi có tổ chức trong thủ pháp biểu hiện nghệ thuật. Trong tạo
hình sản phẩm mộc đối với một số chi tiết công năng, đồ án trang sức, vân thớ
ghép hoa, đặc trưng hình thể… ứng dụng lặp lại để hình thành hiệu quả vận luật
nhất định.
2.3.7. Trọng điểm và nhấn mạnh
Bất kì tác phẩm nghệ thuật nào để thể hiện chủ đề hoặc nhấn mạnh một mặt
nào đó, thường chọn một bộ phận nào đó, vận dụng hình thức biểu hiện nhất định
tiến hành gia công nghệ thuật tương đối sâu, tỉ mỉ để tăng sức hấp dẫn của toàn bộ

tác phẩm. Sản phẩm mộc đặc biệt là tạo hình đồ mộc gia dụng, cũng cần có chính
có phụ, trọng điểm nổi bật, hình ảnh tươi sáng. Đồ mộc gia dụng chủ yếu cần xử
lý trọng điểm đối với chủ thể công năng, khối lượng, thị giác, bề mặt chủ yếu và
chi tiết chủ yếu nhờ đó tăng sức biểu hiện của đồ mộc gia dụng, thu được hiệu quả
phong phú, thay đổi. Trong tạo hình đồ mộc gia dụng lấy bộ phận công năng chủ
yếu làm trọng điểm biểu hiện.
2.3.8. Cân bằng và ổn định
Các sản phẩm mộc đều là thực thể do khối lượng nhất định tạo thành, thông
thường biểu hiện ra cảm giác khối lượng, nghiên cứu nguyên tắc cân bằng và ổn
định là để thu được tính hồn chỉnh và tính ổn định của sản phẩm. Cái gọi là ổn


định thường chỉ quan hệ nặng nhẹ trên dưới toàn bộ sản phẩm. Cịn cân bằng thì
chỉ cảm giác khối lượng tương đối giữa các bộ phận trước, sau, phải trái của sản
phẩm.
a. Cân bằng
Khi thiết kế sản phẩm mộc cũng yêu cầu khối lượng giữa các bộ phận của sản
phẩm phải phù hợp khái niệm cân đối, cân bằng và ổn định trong đời sống hàng
ngày. Đối xứng và cân bằng là quy luật mỹ học của hiện tượng tự nhiên, nó u
cầu trong phạm vi khơng gian nhất định.
Cân bằng có hai loại hình lớn: cân bằng tĩnh và cân bằng động. Cân bằng
tĩnh là hình thái đối xứng cấu thành dọc theo phía trái, phải trục trung tâm, là cân
bằng đẳng chất, đẳng lượng. Cân bằng động là trạng thái cân bằng không đối xứng
không đẳng chất, khơng đẳng lượng, cân bằng động có hiệu quả nhanh.
b. Ổn định
Mọi vật thể của thế giới tự nhiên, để duy trì ổn định của bản thân, bộ phận
dựa vào mặt đất thường nặng và to, làm cho người ta rút ra được quy luật từ trong
các hiện tượng này, tức là vật thể có trọng tâm thấp thì ổn định. Thiết kế sản phẩm
mộc cũng phải có đẹp hình thức ổn định, hình thức của nó phải phù hợp trọng tâm
lệch phía dưới hoặc có diện tích mặt đáy tương đối lớn. Làm cho hình thể sản

phẩm giữ một loại trạng thái ổn định, không chỉ giữ ổn định trong sử dụng, mà
cũng thể hiện rõ ổn định trên thị giác.
2.4. Các loại liên kết thƣờng dùng trong sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc đều do các chi tiết, cụm chi tiết theo một phương thức liên kết
nhất định lắp ráp thành. Phương thức liên kết thường dùng của sản phẩm mộc có:
liên kết mộng, liên kết bằng vít gỗ, liên kết keo, liên kết bằng bản lề… Phương


thức liên kết dùng chính xác hay khơng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mĩ quan,
cường độ và quá trình gia cơng của sản phẩm.
2.4.1. Liên kết mộng
Liên kết mộng do thân mộng và lỗ mộng tổ thành. Liên kết mộng do thân
mộng và lỗ mộng tổ thành. Liên kết mộng là một hình thức cấu tạo có hình dạng
xác định được gia công tạo thành ở đầu cuối chi tiết theo hướng dọc thớ nhằm
mục đích liên kết với lỗ mộng được gia công trên chi tiết khác.
2.4.2. Linh kiện và kim loại
a. Liên kết đinh
Chủng loại đinh rất nhiều có các loại đinh: đinh kim loại, đinh tre và đinh gỗ.
Thông thường hay dùng loại đinh kim loại để liên kết.Liên kết đinh dễ phá huỷ gỗ,
cường độ nhỏ, chỉ phù hợp liên kết bên trong sản phẩm mộc và nơi ngoại hình địi
hỏi khơng cao, như cố định rãnh trượt ngăn kéo hoặc dùng để dán ván dán. Đinh
trang sức thường dùng để sản xuất đồ mộc gia dụng mềm. Lực bám đinh liên quan
đến kích thước của đinh, thường thì đinh càng dài, đường kính càng lớn lực bám
đinh tăng lên.
b. Liên kết đinh vít gỗ
Liên kết bằng đinh vít là lợi dụng phần thân vít xuyên qua hai chi tiết để liên
kết chúng lại với nhau. Vít là một loại được chế tạo từ kim loại, chúng gồm hai
loại là vít đầu trịn và vít đầu bằng. Dùng liên kết đinh vít gỗ để liên kết các chi
tiết không thể tháo lắp nhiều lần, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cường độ sản
phẩm. Đinh vít lộ ở bề mặt, ảnh hưởng đến ngoại quan, thường dùng để cố định và

lắp ráp các phụ kiện như mặt bàn, mặt tủ, ván hậu, tay co ngăn kéo… Lực bám
đinh vít giống lực bám đinh chiều dài, đường kính đinh vít tăng lên, lực bám đinh
cũng tăng lên.


2.5. Thiết kế công năng của đồ gia dụng
Nhân tố quan trọng đầu tiên của thiết kế đồ gia dụng là phải phù hợp với tính
năng sinh lý của con người, đồng thời thoả mãn được những nhu cầu về tâm lý của
con người. Thiết kế công năng đồ gia dụng là một trong những nhân tố thiết kế
quan trọng nhất trong thiết kế đồ gia dụng. Cơng năng có tác dụng chủ đạo và
quyết định đối với kết cấu và tạo hình của đồ gia dụng, cơng năng khác nhau thì
việc tạo hình của nó cũng khác nhau, trong điều kiện làm thoả mãn được những
nhu cầu rất đa dạng của con người, chúng ta luôn mong muốn những loại đồ gia
dụng có được sự thích hợp và thuận tiện trong sử dụng, có tính vững chắc, đồng
thời phải thoả mãn được tất cả những yêu cầu về sử dụng. Cơng năng nó sẽ quyết
định đến việc tạo hình cơ bản của đồ gia dụng, nó là cơ sở cho việc thiết kế. Mục
đích của thiết kế đồ gia dụng là nhằm thoả mãn tốt nhất những yêu cầu về sử dụng
của con người đối với đồ gia dụng, các nhà thiết kế phải hiểu được rõ mối quan hệ
giữa cơ thể con người với đồ gia dụng, phải biết ứng dụng những kiến thức về
Ergonomic trong việc thiết kế đồ gia dụng.
2.5.1. Ergonomics trong thiết kế đồ mộc
Ergonomics nghiên cứu về mối quan hệ giữa 3 nhân tố đó là “ người - vật –
mơi trường” để sao cho phù hợp với những đặc tính về sinh lý, tâm lý và giải phẫu
học của cơ thể con người, từ đó cải thiện về mơi trường cơng tác và nghỉ ngơi,
nâng cao tính thoải mái và hiệu quả cơng tác cho con người, có lợi cho việc đảm
bảo sức khỏe và an toàn cho con người. Trong 3 nhân tố: người, vật và mơi
trường, thì “ người” là chỉ những người làm việc hoặc sử dụng đối với sản phẩm,
những đặc trưng về sinh lý, tâm lý, tính thích nghi đều là những vấn đề nghiên cứu
quan trọng của Ergonomics.
(1). Xác định kích thước hợp lý nhất cho đồ gia dụng



Nội dung chủ yếu của Ergonomics là tính tốn các kích thước đối với cơ thể
con người, bao gồm kích thước cơ bản các bộ phận của cơ thể, kích thước hoạt
động của chân tay..., những điều đó sẽ là căn cứ cho việc thiết kế chính xác đối
với đồ gia dụng, làm thoả mãn hơn nữa đối với những nhu cầu về tính an tồn,
đảm bảo sức khoẻ, thuận tiện, thoải mái..., trong sử dụng đồ gia dụng, đồng thời
cũng thuận tiện cho việc sản xuất theo hình thức cơng nghiệp hố.
(2). Cung cấp những căn cứ cho thiết kế tổng thể đồ gia dụng
Việc thiết kế tổng thể đồ gia dụng cần phải căn cứ vào độ lớn nhỏ của khơng
gian mơi trường, số lượng và tính chất hoạt động của con người, để xác định được
kích thước và số lượng đồ gia dụng. Người thiết kế đồ gia dụng cần phải thông
qua những kiến thức về Ergonomics, phải xem xét một cách tổng hợp về mối quan
hệ giữa con người, đồ gia dụng và môi trường, từ đó tiến hành thiết kế một cách
hệ thống, như vậy mới có thể phát huy được tốt nhất về hiệu quả sử dụng tổng thể
của đồ gia dụng.
2.6 Yêu cầu chung của sản phẩm mộc thuộc loại bàn dùng cho gia đình
Như đã đề cập ở trên, một khơng gian nội thất hồn thiện khơng chỉ đẹp mà
cịn phải đáp ứng được tối ưu các tiện ích cho con người. Đối với một sản phẩm
mộc nhỏ như bàn cũng vậy, khi đặt nó vào một khơng gian nội thất thì nó phải làm
cho khơng gian đó trở lên đẹp hơn, với nhiều cơng năng tiện ích hơn cho con
người. Trong một ngôi nhà dù cổ diển hay hiện đại, bàn là một phần không thể
thiếu trong không gian nội thất của căn phịng. Ngồi tác dụng chính là dùng đẻ
tiếp khách hoặc dùng để viết lách…thì bàn cịn được thiết kế hài hoà với kiến trúc
nội thất, phù hợp với khơng gian diện tích nhà sẽ tạo vẻ dun dáng, sang trọng,
ấm cúng cho căn phịng. Vá hơn nữa nó còn tạo dáng cho toan bộ cho căn nhà.
Bàn là loại sản phẩm thông dụng được con người sử dụng nhiều trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày. Các mơ hình về bàn ngày càng phong phú và đa dạng.



Ngày nay, con người đã không ngừng nghiên cứu để sáng chế ra các loại bàn khác
nhau về hình dáng, kết cấu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
2.6.1. Công năng của đồ gia dụng dạng bàn
Bàn là loại sản phẩm mộc mà bộ phận chủ yếu để đáp ứng chức năng sử
dụng của nó là mặt bàn, kết cấu chủ yếu chỉ có chân bàn và mặt bàn. Ngồi ra mó
có thể được cấu tạo thêm các bộ phận khác để đáp ứng các yêu cầu sử dụng trong
quá trình sử dụng mặt bàn. Chủng loại các loại bàn rất đa dạng phục vụ con người
ở nhiều lĩnh vực. Công năng cơ bản của những đồ gia dụng loại này là phù hợp
cho con người trong trạng thái đứng hoặc ngồi để tiến hành các hoạt động thao
tác, nó cũng có được những điều kiện hỗ trợ thuận lợi tương ứng cho quá trình
thao tác của con người, đồng thời có chức năng để bày đặt các đồ vật. Do vậy, nó
có mối quan hệ trực tiếp với phạm vi hoạt động cơ thể. Mỗi loại đều lấy kích
thước của cơ thể con người làm tiêu chuẩn.
Mặt khác do bàn không thể được sản xuất định hình cho từng người được, vì
vậy mà trong thực tế khi thiết kế bàn cần phải được căn cứ vào những đặc điểm sử
dụng khác nhau để tăng thêm hoặc giảm bớt sao cho thích hợp.
Nói tóm lại đồ gia dụng trong gia đình có rất loại từ những đồ mộc thuộc
dạng lớn như tủ, bộ bàn ghế uống nuớc…đến những sản phẩm nhỏ như bàn để góc
tường, giá đựng tài liệu loại nhỏ…Song do yêu cầu của đề tài em chỉ đi sâu vào
nghiên cứu hai sản phẩm mộc gia dụng thường dùng trong gia đình, đó là: Bà áp
tường mặt gập và bàn viết.
Yêu cầu và kích thƣớc cơ bản chung của bàn
(1) Độ cao của mặt bàn
Độ cao thích hợp của bề mặt bàn cần phải duy trì được mối quan hệ phối
hợp với độ cao bề mặt ngồi của ghế, mà sự chênh lệch về độ cao giữa chúng được


căn cứ vào tỷ lệ về độ cao của cơ thể khi ngồi để thiết kế. Do đó, phương pháp
thiết kế hợp lý độ cao bề mặt bàn là đầu tiên phải có được độ cao của bề mặt ghế
ngồi, sau đó mới cộng thêm độ chênh lệch về kích thước giữa bề mặt bàn và bề

mặt ghế ngồi, để thuận tiện có thể được tính theo cơng thức sau:
Độ cao bề mặt bàn = độ cao bề mặt ghế ngồi + độ chênh lệch giữa bàn và ghế .
Trong sản xuất, khi thiết kế độ cao mặt bàn cần phải căn cứ vào những đặc
điểm sử dụng khác nhau để tăng thêm hoặc giảm bớt sao cho phù hợp.
(2) Kích thước bề mặt bàn
Kích thước bề mặt bàn nên được căn cứ vào phạm vi hoạt động của tay theo chiều
ngang khi con người ở tư thế ngồi, đồng thời cũng phải xem xét đến tính chất và
kích thước của bề mặt bàn để có thể đặt được các vật thể khác.
(3) Phần không gian dưới mặt bàn
Đảm bảo được cho chân có được chỗ đặt và hoạt động. Độ cao của phần
không gian dưới bàn nên cao hơn so với phần đầu gối khi ngồi bắt chéo, đồng thời
có lượng dư thích hợp cho ngăn bàn và phần đầu gối hoạt động lên xuống.
2.6.2. Màu sắc của mặt bàn
Màu sắc của bề mặt bàn tốt hay xấu sẽ tạo ra những phản ứng rất lớn về mặt
tâm lý và sinh lý đối với con người, nó cũng ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả
của công việc. Thông thường cho rằng, bề mặt bàn không nên sử dụng những màu
sắc q sáng, vì khi đó khơng dễ dàng làm cho thị lực được tập trung. Khi độ
chiếu sáng lớn, sẽ làm cho độ màu tăng lên từ 1.5 đến 2 lần, như vậy rất dễ làm
cho thị giác mệt mỏi quá sớm. Mà khi ánh sáng chiếu lên bề mặt bàn, do sự ảnh
hưởng của rất nhiều những góc độ phản xạ mà dễ tạo nên sự loá mắt hay kích
thích đối với mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Ngoài ra, bề mặt bàn cũng là nơi thường
xuyên tiếp xúc với tay, nếu như sử dụng những loại vật liệu có tính dẫn nhiệt cao
để làm mặt bàn thì dễ làm cho con người cảm thấy không được thoải mái, như vật
liệu là kính hoặc kim loại,…


Kích thước chủ yếu của đồ gia dụng loại bàn gồm: độ cao bề mặt bàn, độ
rộng bề mặt bàn, độ sâu bề mặt bàn, độ rộng không gian tĩnh phía dưới mặt bàn,
độ rộng phần bên trong của ngăn kéo cạnh, độ cao từ cạnh dưới của gương tới mặt
đất, độ cao từ cạnh trên của gương tới mặt đất, và một số kích thước của các bộ

phận phân cách nhằm thoả mãn các nhu cầu sử dụng khác. Tất cả những kích
thước này đều được quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia.
2.6.3 Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm mộc dạng bàn
Đồ gia dụng là từ các loại vật liệu được thông qua biện pháp kỹ thuật chế tạo
nhất định nào đó mà tạo thành. Vật liệu là vật chất cơ sở để hình thành kết cấu và
tạo hình của đồ gia dụng, bản thân nó cũng có tính khoa học, tính ngoại quan, tính
kinh tế, nó rất năng động trong việc phục vụ mục đích tạo hình và kết cấu của đồ
gia dụng. Lựa chọn vật liệu là một trong những vấn đề cần phải xem xét đầu tiên
khi thiết kế đồ gia dụng. Do đó, trước khi quyết định việc thiết kế tạo hình và hình
thức gia cơng tương ứng, cần thiết phải hiểu rõ được các đặc trưng của vật liệu,
cần lợi dụng được những thuộc tính của bản thân vật liệu.
Nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm mộc dạng bàn gồm gỗ xẻ và ván
nhân tạo.
Gỗ xẻ là sản phẩm thu được khi gia cơng xẻ gỗ trịn. Gỗ tự nhiên có rất nhiều
ưu điểm như: khối lượng thể tích tương đối lớn; tính truyền nhiệt, điện kém, độ
cứng tương đối nhỏ. Tuy nhiên khi sử dụng gỗ tự nhiên làm vật liệu kết cấu có
những khuyết điểm như sau: tính hút ẩm thay đổi bề vật liệu kết cấu có những
khuyết điểm như sau: tính hút ẩm thay đổi theo nhiệt độ và độ ẩm khơng khí của
mơi trường gỗ sẽ co rút hoặc dãn nở, khi nghiêm trọng có thể gây cong vênh và
biến dạng; tính chất vật lý, cơ học theo các chiều rất khác nhau; chiều rộng của gỗ
xẻ chịu hạn chế của đường kính gỗ tròn.


Khi sản xuất sản phẩm mộc dạng bàn, gỗ xẻ được sử dụng chủ yếu. Khi
nguồn nguyên liệu tự nhiên khan hiếm đi thì sử dụng một số loại ván nhân tạo.
Song gỗ tự nhiên thể hiện được tính ưu việt của nó về thẩm mỹ và kết cấu. Gỗ xẻ
được dùng phổ biến khi chế tạo các bộ phận như chân bàn, vai bàn và một số bộ
phận khác.
Ván nhân tạo thường dùng gồm: ván dán, ván dăm, ván sợi… Ván nhân tạo
ra đời nhằm khắc phục một số khuyết điểm của gỗ tự nhiên, lợi dụng triệt để hợp

lý tài ngun rừng. Ván nhân tạo có kích thước lớn, chất lượng đồng đều theo
chiều dài, chiều rộng, ít biến dạng. Chúng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ
mộc. Đối với sản phẩm dạng bàn, ván nhân tạo được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt
là nguyên liệu để làm mặt bàn.
2.6.4 Vật liệu trang sức bề mặt
Vật liệu trang sức bề mặt không những dùng để trang trí bề mặt, mà nó cịn
làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm. Vật liệu trang sức bề mặt rất phong phú,
đa dạng gồm: ván dán, ván lạng và ván mỏng, màng mỏng và polime, tấm polime,
giấy trang sức keo tổng hợp, giấy trang sức in.Đối với sản phẩm dạng bàn cũng
được sử dụng các loại vật liệu trang sức bề mặt trên để dán phủ mặt, tạo tính thẩm
mỹ cho sản phẩm.


Chƣơng 3
TÌM HIỂU SẢN PHẨM MỘC THIẾT KẾ
3.1 Bàn có mặt xếp gập và sự phù hợp của sản phẩm đối với không gian nội
thất.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, nhất là ở các thành phố lớn. Sự
phát triển đó kéo theo khơng gian ở của con người càng thu hẹp. Khi mà khơng
gian ở khơng cịn được thoải mái thì nhu cầu sư dụng nhũng đồ mộc lớn và đẹp
cũng không được quan tâm nhiều và thay vào đó là những đồ mộc nhỏ, gọn, nhẹ
và tiện lợi nhưng có mẫu mã đẹp, có tính năng sử dụng đa dạng…ngày càng cao.
Do đó, bàn có mặt xếp gập được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt của
con người đặc biệt nó được sử dụng nhiều trong điều kiện khơng gian nội thất hẹp.
Bàn có mặt xếp gập có phần chân bàn hoặc phần mặt bàn có thể gập lại được. Bàn
có mặt xếp gập khơng tốn kém diện tích sử dụng. Đây là loại bàn có nhiều chức
năng vượt trội khi sử dụng nó. Sản phẩm bàn có mặt xếp gập khơng ảnh hưởng
đến khơng gian sử dụng nó, khơng gây chật hẹp tạo cảm giác thoải mái cho người
sử dụng. Sản phẩm bàn có mặt xếp gập ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó của con
người về sản phẩm mộc dạng bàn. Bàn có mặt xếp gập thường được sử dụng nhiều

trong các khu tập thể, khu chung cư, văn phòng nơi làm việc có diện tích hẹp. Tuỳ
vào từng điều kiện sử dụng cụ thể mà chúng ta có thể sử dụng chúng sao cho phù
hợp. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của loại sản phẩm bàn có mặt xếp
gập, một loạt các sản phẩm bàn có mặt xếp gập ra đời thoả mãn các chức năng
khác nhau và điều kiện sử dụng khác nhau.
3.1.1 Giới thiệu các mơ hình
Để có thêm tư liệu cho bài khố luận tơi xin đưa ra một số hình ảnh thuộc
nhóm bàn mặt gập. Trên thực tế sản xuất và tiêu dùng thì có rất nhiều dạng bàn


mặt gập khác nhau nhưng trong bài khoá luận này tôi chỉ giới thiệu qua được một
số bàn mặt gập tiêu biểu sau. Những sản phẩm thu thập được có ý nghĩa thiết thực
cho quá trình thiết kế sản phẩm mộc và nội thất. Các sản phẩm bàn mà tôi thu thập
được có hai loại cơ bản:
- Bàn có mặt xếp gập dùng để ăn uống, học tập: các sản phẩm có hình dáng
đẹp, dùng để ăn uống trong gia đình rất tiện lợi.
- Bàn có mặt xếp gập dùng để tiếp khách: sản phẩm phù hợp với khơng gian
phịng khách, sản phẩm có hình thức đẹp, sang trọng.
a. Bàn có mặt xếp gập dùng cho phịng ăn và góc học tập
Dùng cho phịng ăn và góc học tập: các sản phẩm có hinh dáng đẹp, rất tiện
lợi.
(1). Một số mơ hình sản phẩm bàn có mặt xếp gập dùng cho phịng ăn:
Hình 3.1. Bàn ăn có kết cấu xếp
gập dặc biệt

Mơ hình sản phẩm dưa ra dạng
bàn rất đặc biệt. Phần thân bàn kết
hợp với phần mặt bàn có thể gập
lại được rất gọn nhẹ. Sản phẩm
thể hiện sự thành công trong việc

thiết kế và sản xuất đồ mộc.


Hình 3.2. Bàn ăn hình bát
giác

Với kết cấu chân có thể gập
lại được. Mặt bàn có hình bát
giác cân đối, tạo vẻ đẹp riêng
cho sản phẩm. Giữa hai chân
bàn được nối với nhau bằng
một thanh ngang tạo vẻ vững
chắc cho sản phẩm.

Hình 3. 3. Bàn ăn hình chữ nhật với hai bên có thể gập lại dược

Mơ hình sản phẩm đưa ra với mặt bàn hinh chữ nhật, hai bên bàn có thể gập lại
được khi cần diện tích sử dụng rộng. ta có thể sử dụng rất tiện lợi, hình dáng vá
mẫu mã rất đẹp và gọn tạo cho sản phẩm có một nét đẹp riêng.


×