Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thiết kế tổ chức sản xuất và thi công công trình nội thất phòng bếp căn hộ chung cư cao tầng theo phong cách hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CƠNG NGHIỆP GỖ
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
NỘI THẤT PHỊNG BẾP CĂN HỘ CHUNG CƢ CAO TẦNG
THEO PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI

NGÀNH: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
MÃ SỐ: 7549001

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa

Hà Nội, 2018

:TS. Phan Duy Hưng
: Vũ Thị Phượng
: 1454060036
: K59A - CBLS
: 2014 - 2018


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới tồn thể cán bộ, giảng viên Viện cơng nghiệp gỗ,và các cán bộ nhà
trƣờng, thƣ viện trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về


phƣơng pháp nghiên cứu, kiến thức chuyên môn, tài liệu tham khảo, cơ sở vật
chất thiết bị trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo Phan Duy Hƣng ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này!
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi về cơ sở vật chất, tinh thần cũng nhƣ thời gian trong suốt q trình tơi học
tập và hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Xuân Mai, ngày 7 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện.
Vũ Thị Phƣợng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 2
1.1. Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................... 2
1.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................... 2
1.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3. Nội dung nghiên cứu: ..................................................................................... 2
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:............................................................................... 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 4
2.1.1. Những khái niệm. ........................................................................................ 4
2.1.2. Những nguyên tắc thiết kế sản phẩm nội thất ............................................. 6
2.1.3. Những yêu cầu chung của sản phẩm nội thất............................................ 10

2.1.4.Những yêu cầu chung đối với khơng gian phịng bếp ............................... 12
2.1.5. Vật liệu sản xuất sản phẩm nội thất. ......................................................... 13
2.1.6. Vật liệu phụ. .............................................................................................. 14
2.1.7. Phƣơng thức liên kết của đồ gia dụng bằng gỗ ......................................... 15
2.2: Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 17
2.2.1: Đặc điểm vị trí của căn hộ chung cƣ......................................................... 17
2.2.2 .Phân tích các mẫu nội thất trong phịng bếp đang ứng dụng với không
gian tƣơng tự nhƣ nơi thực hiện. ......................................................................... 18
3.1. Đối tƣợng sử dụng sản phẩm ....................................................................... 22
3.2. Các yêu cầu về thiết kế................................................................................. 22
3.3. Phong cách chủ đạo trong phƣơng án thiết kế ............................................. 24
3.4. Về tổ chức khơng gian phịng bếp................................................................ 25
3.5. Ngun tắc lựa chọn màu ............................................................................. 25
3.6. Sơ bộ về các sản phẩm trong phòng bếp. ..................................................... 27


3.7. Tiêu chí xây dựng và lựa chọn phƣơng án thiết kế ...................................... 27
3.7.1. Ý tƣởng thiết kế ......................................................................................... 27
3.7.2. Đƣa ra phƣơng án thiết kế ......................................................................... 28
3.8. Trình bày hệ thống các bản vẽ thiết kế ........................................................ 30
3.9. Nguyên vật liệu của sản phẩm nội thất phòng bếp ...................................... 35
3.9.1. Ván gỗ ghép .............................................................................................. 35
3.9.2. Các phụ kiện dùng trong thiết kế phòng bếp ............................................ 35
3.10. Lập kế hoạch sản xuất các sản phẩm phòng bếp........................................ 36
3.10.1. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất sản phẩm ...................................................... 36
3.10.2.Trình tự các cơng đoạn sản xuất chung.................................................... 36
3.11. Các bƣớc hồn thiện sản phẩm trƣớc lắp đặt ............................................. 53
3.12. Các bƣớc lắp đặt sản phẩm. ....................................................................... 53
3.13. Các bƣớc giám sát thi công ........................................................................ 55
3.13.1. Kiểm tra điều kiện thi công ..................................................................... 55

3.13.2. Giám sát lắp đặt khung ............................................................................ 55
3.13.3. Giám sát thi công lắp đặt sản phẩm ........................................................ 55
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp quá trình gia công từng chi tiết trên các khâu công
nghệ. .................................................................................................................... 42
Bảng 3.2: Bảng tính tốn ngun vật liệu ........................................................... 44
Bảng 3.3: Bảng tính vật liệu phụ kiện ................................................................. 49
Bảng3.4: Bảng tính diện tích sơn phủ tủ bếp. ..................................................... 49
Bảng 3.5: bảng số lƣợng các chi tiết của sản phẩm tủ bếp ................................. 53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tủ bếp phƣơng án 2 góc nhìn 1........................................................... 30
Hình 3.2. Tủ bếp phƣơng án 2 góc nhìn 2........................................................... 31
Hình 3.3. Bóc tách cụm chi tiết A tủ dƣới .......................................................... 32
Hình 3.4. Bóc tách cụm chi tiết B tủ dƣới........................................................... 32
Hình 3.5. Bóc tách cụm chi tiết tủ trên A1 ......................................................... 33
Hình3.6. bóc tách cụm chi tiết tủ trên A2 ........................................................... 33
Hình 3.7. Bóc tách cụm chi tiết tủ trên A4 ......................................................... 33
Hình 3.8. bóc tách cụm chi tiết tủ trên B ............................................................ 34
Hình 3.9. Bóc tách cụm chân tủ bếp ................................................................... 34
Hình 3.10. Bóc tách tủ âm tƣờng ........................................................................ 34


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng dân cƣ tập chung đông đúc tại các thành

phố lớn, các đơ thị đã gây ra tình trạng thiếu đất và nhà ở. Để giải quyết các vấn
đề đó các khu trung cƣ cao tầng đã đƣợc xây dựng lên ở các khu đô thị lớn.
Các loại chung cƣ từ hạng I (cao cấp) đến chung cƣ bình dân (hạng IV)
đáp ứng đƣợc sự lựa chọn cho nhiều tầng lớp xã hội.
Song song với đó việc trang trí nội thất cho các căn hộ chung cƣ lại càng
thiết thực hơn.Mỗi ngƣời trong chúng ta đều mong muốn rằng sau những giờ
làm việc căng thẳng, đƣợc trở về căn nhà ấm cúng đầy tình yêu thƣơng của
mình. Nên việc thiết kế một căn hộ tiện nghi, sang trọng mạng đậm phong cách
của chủ hộ luôn là mơ ƣớc của mỗi ngƣời. Để đáp ứng đƣợc các nhu cầu đó thì
vấn đề tìm hiểu phong tục tập quán, sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp để có cách
bài trí nội thất sao cho phù hợp là rất quan trọng. Vì vậy trong nội thất, để có
một khơng gian đẹp địi hỏi phải có tƣ duy của nhà thiết kế ngƣời luôn muốn
khẳng định cho mình một phong cách riêng nào đó.
Nét đặc trƣng nổi bật với những ngôi nhà mang đậm phong cách hiện đại
cho chúng ta thấy đƣợc sự trẻ trung, hiện đại về chính màu sắc, hình khối. Ngồi
ra tổ chức và giám sát thi công cũng là một phần công việc không thể thiếu để
tạo nên một không gian nội thất.
Xuất phát từ những vấn đề trên và đƣợc sự đồng ý của viện cơng nghiệp
gỗ, em thực hiện khóa luận với đề tài: “Thiết kế, tổ chức sản xuất và thi cơng
cơng trình nội thất phịng bếp căn hộ chung cƣ cao tầng theo phong cách
hiện đại.”

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Thiết kế đƣợc sản phẩm nội thất trong phòng bếp của căn hộ chung cƣ
cao tầng theo phong cách hiện đại.
- Đƣa ra đƣợc sơ đồ và quy trình sản xuất, lắp đặt sản phẩm trong phịng

bếp.
- Xây dựng đƣợc kế hoạch thi công lắp đặt sản phẩm trong phòng bếp.
1.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Khơng gian nội thất phịng bếp căn hộ 604 chung cƣ An Lạc – Hà Đông –
Hà Nội.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phong cách thiết kế: phong cách hiện đại;
- Khơng gian thiết kế: nội thất phịng bếp căn hộ chung cƣ cao tầng;
- Địa điểm: số nhà 604, chung cƣ An Lạc - Hà Đông - Hà Nội;
- Chỉ lập kế hoạch tổ chức sản xuất và tổ chức thi cơng cơng trình phịng
bếp …..
1.3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu bản vẽ thiết kế và khảo sát thực địa từ đó phác thảo bản vẽ
thiết kế với những phƣơng án thiết kế khác nhau;
- Phân tích đánh giá các phƣơng án thiết kế từ đó lựa chọn phƣơng án
thiết kế phù hợp;
- Xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất và thi cơng cơng trình theo phƣơng
án thiết kế đã đƣợc lựa chọn.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp lý thuyết: Tìm hiểu tài liệu có sẵn qua sách báo, website về
phong cách đặc điểm và tính chất của nhà chung cƣ làm cơ sở viết cơ sở lý
thuyết và cơ sở thực tiễn.

2


- Phƣơng pháp kế thừa: kế thừa tài liệu có sẵn, về lý thuyết có liên quan
đến việc thiết kế nội thất, các nguyên lý mỹ thuật trong thiết kế nội thất, thiết kế
nội thất phòng bếp ở nhà chung cƣ, nhân trắc học trong thiết kế nội thất.

- Phƣơng pháp điều tra hiện trƣờng: Điều tra, khảo sát lấy số liệu căn hộ
chung cƣ, tham khảo ý kiến những ngƣời có kinh nhiệm trong lĩnh vực có liên
quan.
- Phƣơng pháp đồ họa vi tính: sử dụng các phần mềm đồ họa cad,
sketchup, .… để thực hiện ý tƣởng phƣơng án thiết kế và hệ thống bản vẽ.

3


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý thuyết
Phòng bếp nói chung và phịng ăn nói riêng khơng chỉ đơn thuần là nơi
nấu nƣớng, ăn uống hằng ngày mà theo phong thủy nó cịn có quan hệ rất lớn tới
vấn đề tài phú của cả gia đình.
Phịng bếp cần vng vắn vị trí tốt nhất trong nhà ở gia đình của phịng
bếp là đặt ở hƣớng nam và gần vị trí trung tâm ngơi nhà nhất. Bố cục nhƣ vậy sẽ
khiến căn phòng nhận đƣợc đầy đủ ánh sáng và gần vị trí trung tâm ngơi nhà để
tăng thêm sự hài hòa giữa cha mẹ với con cái và giữa các thành viên trong gia
đình với nhau.
Tuy ở gần vị trí trung tâm ngơi nhà nhƣng phịng bếp khơng nên nhìn
thẳng ra cửa chính hoặc cửa sau, đảm bảo tính riêng tƣ của gia đình đơng thời
khiến ngƣời nhà khi ăn uống đƣợc thỏa mái, không cảm thấy mất tự nhiên khi có
khách tới chơi.
Tuyệt đối tránh thiết kế phòng bếp dƣới phòng vệ sinh ở trên tầng, khiến
gia vận của phịng và gia đình bị ảnh hƣởng.
Bếp trong nhà ở phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc nội trợ, thuận
tiện tốn ít thời gian đi lại, có khoảng cách ngắn đến chỗ ăn, đảm bảo điều kiện
vệ sinh (ánh sáng, thống gió, thốt khói, thốt rác bẩn ….) dễ lau chùi, thiết bị
bố trí gọn gàng, phù hợp với trình tự cơng việc chuẩn bị thức ăn, bếp thƣờng gần
khu vệ sinh để thuận tiện trong việc dùng chung đƣờng cấp nƣớc.

2.1.1. Những khái niệm.
Khái niệm hộ chung cƣ [4]
Theo pháp luật Việt Nam chung cƣ là nhà ở có hai tầng trở lên, có lối đi,
cầu thang và hệ thống cơng trình hạ tầng sử dụng cho nhiều hộ gia đình, cá
nhân, của chủ đầu tƣ (căn hộ chung cƣ) và phần diện tích thuộc sở hữu chung
của các chủ sở hữu nhà chung cƣ.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tồn tại rất nhiều dạng chung cƣ,
tuy nhiên có hai dạng cơ bản là:

4


Một là chung cƣ thời kì cũ nó chỉ bao gồm các dãy nhà tập thể nối tiếp
nhau, không gồm trƣờng học, bệnh xá… đa số đƣợc xây dựng từ thời chiến
tranh và đầu hịa bình lập lại. Thực tế đa số đã xuống cấp cần phải cải tạo lại.
Hai là chung cƣ cao tầng có dự án quy hoạch tổng thể bao gồm trƣờng
học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, mua sắm. Hiện nay dạng nhà này rất phát
triển vì giải quyết đƣợc vấn đề đất đai, nhà ở, tạo cơ sở hạ tầng góp phần xây
dựng và làm đẹp cho đô thị, nâng cao chất lƣợng của sống.
Có thể thấy 2 dạng chung cƣ là nét văn hóa đặc trƣng cho từng thời kì.
Tuy có kết cấu hoàn toàn khác nhau nhƣng đều giải quyết vấn đề nhà ở cho
nhiều hộ gia đình.
Đặc điểm của nhà ở chung cƣ.
Nhà ở chung cƣ sẽ khép kín, mọi khơng gian phịng ăn, phịng ngủ, khách,
WC….đều khép kín trong một diện tích mặt phẳng, và chỉ có một cửa vào nhà,
thƣờng đƣợc thiết kế theo phong cách hiện đại, phục vụ tối ƣu nhu cầu, mục
đích sử dụng của con ngƣời, và việc bố trí các phịng của nhà thuộc chung cƣ sẽ
đƣợc thiết kế giống nhau, chỉ khác việc bày biện, trang trí nội thất các phịng
giữa các nhà với nhau.
Nhà ở chung cƣ có tính bền vững, lâu dài, một ngôi nhà là nơi sinh hoạt

của các thế hệ trong một hay nhiều gia đình.
Nhà ở chung cƣ gắn liền với vị trí khơng gian nên khơng di chuyển đƣợc,
không mang đi trao đổi mua bán dễ dàng nhƣ các loại hàng hóa khác.
Khái niệm về sản phẩm nội thất [5]
Sản phẩm nội thất là đồ dùng trong nhà. Sản phẩm nội thất có nguồn gốc
là đồ gia dụng, tên tiếng anh là Furniture.
Nghĩa rộng: Sản phẩm nội thất là đồ dùng trong nội thất không thể thiếu
giúp con ngƣời đảm bảo các sinh hoạt hàng ngày, mở rộng hoạt động xã hội và
thực tiễn sản xuất.
Nghĩa hẹp: Sản phẩm nội thất là đồ dùng và thiết bị dùng để cất đựng,
nằm, ngồi, ngủ, nâng đỡ trong sinh hoạt, làm việc và hoạt động xã hội của con
ngƣời.
5


Khái niệm về thiết kế sản phẩm nội thất [5]
Thiết kế sản phẩm nội thất là sự thể hiện toàn bộ quá trình từ ý tƣởng đến
quyết định kết cấu và biểu diễn bằng bản vẽ nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng dự
kiến hay đã định theo nguyên tắc của sáng tạo nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật.
Khái niệm về tổ chức và giám sát thi công công trình gỗ [3]
- Tổ chức thi cơng:
Là lập kế hoạch tổ chức và thực hiện kế hoạch về phát triển ý tƣởng, thiết
kế theo yêu cầu của khách hàng, chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,
ngƣời lao động, gia công sản phẩm, lắp đặt sản phẩm tại công trình, hồn thiện
cơng trình, bảo hành và thanh lý hợp đồng.
- Giám sát thi cơng cơng trình:
Là lập kế hoạch giám sát và thực hiện giám sát về: giám sát điều tra tính
khả thi của hồ sơ thầu thống nhất phƣơng thức thi công, điều hành sản xuất,
giám sát sản phẩm gỗ tại nhà máy, giám sát thi công công trình, giám sát hoạt
động sau hồn thiện.

2.1.2. Những ngun tắc thiết kế sản phẩm nội thất
[5]Một sản phẩm nội thất thiết kế tốt phải có một số đặc điểm sau: thỏa
mãn yêu cầu kết cấu công năng của đồ gia dụng, đảm bảo sử dụng an tồn, cấu
hình đẹp phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của ngƣời sử dụng mà những sản phẩm
cùng loại khơng có.
Để một số sản phẩm nội thất đƣợc thiết kế tốt, cần phải thực hiện thiết kế
theo một số nguyên tắc nhất định, bởi điểu đó có yếu tố quyết định đến chất
lƣợng sản phẩm.
Khi thiết kế sản phẩm nội thất cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản
sau:
Thực dụng
Thực dụng là nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế sản phẩm nội thất. Thiết
kế sản phẩm nội thất đầu tiên phải đáp ứng cơng dụng trực tiếp của nó, thích hợp
với u cầu của ngƣời sử dụng.

6


Trong mọi công đoạn thiết kế, ngƣời thiết kế phải lấy công năng của sản
phẩm làm định hƣớng xuyên suốt. Khi tạo dáng sản phẩm, ngồi mục tiêu là có
mẫu mã đẹp cịn ln phải chú ý đến khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử
dụng.
Nguyên tắc đảm bảo cơng năng đƣợc chú ý nhiều nhất trong q trình tính
tốn ngun vật liệu và các giải pháp liên kết, kết cấu sản phẩm.
Đẹp
Đẹp là nhu cầu tinh thần của con ngƣời, hiệu quả nghệ thuật của sản phẩm
nội thất thông qua cảm quan của con ngƣời tạo ra phản ứng sinh lý, từ đó ảnh
hƣởng mãnh liệt đến tâm lý của con ngƣời. Vẻ đẹp của sản phẩm xếp sau
ngun tắc thực dụng, nhƣng khơng vì thế mà coi nhẹ nó. Đẹp phải xuất phát từ
những thuộc tính tự nhiên nhƣ cơng năng, vật liệu và văn hóa. Ngồi ra nó cịn

phải phù hợp với trào lƣu sử dụng. Vì vậy thiết kế sản phẩm nội thất vừa phải có
nội hàm văn hóa, vừa phải nắm bắt đƣợc tƣ tƣởng thiết kế và trào lƣu sử dụng
hay đặc trƣng thời đại.
Kinh tế
Tính kinh tế ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng
của sản phẩm nội thất. Một số sản phẩm nội thất tốt không nhất thiết phải đắt
tiền, nhƣng nguyên tắc thiết kế không thể theo đuổi giá rẻ một cách mù quáng,
mà phải tƣơng xứng với giá trị công năng của sản phẩm. Điều này yêu cầu
ngƣời thiết kế phải nắm vững phƣơng pháp phân tích giá trị nhằm vừa tránh lãng
phí cơng năng vừa kinh tế nhất mà vẫn đáp ứng đƣợc mục tiêu công năng cần
thiết.
Dễ chế tạo
Nguyên tắc chế tạo là nguyên tắc quan trọng trong quá trình sản xuất. Lấy
tiền đề là đảm bảo chất lƣợng, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, linh
kiện liên kết của sản phẩm nội thất phải đáp ứng đƣợc nhu cầu gia cơng cơ giới
hoặc sản xuất tự động hóa.
Vật liệu sử dụng và công nghệ gia công phải thỏa mãn các yêu cầu sau: 1,
nguyên vật liệu đa dạng (gồm nguyên liệu chính và vật liệu trang trí); 2, linh
7


kiện lắp ráp dễ dàng (có thể tháo dời hoặc gấp xếp); 3, sản phẩm tiêu chuẩn hóa
( sản phẩm đƣợc quy cách hóa, hệ thống hóa và linh kiện thơng dụng hóa); 4, dễ
gia cơng (có thể thực hiện cơ giớ hóa và tự động hóa, giảm bớt sức lao động,
giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu suất lao động sản xuất).
Sản phẩm nội thất có kết cấu cố định cần phải xem xét đến khả năng có
thể cơ giới hóa, tự động hóa lắp ráp. Sản phẩm nội thất dạng tháo dời cần phải
xem xét đến sử dụng cơng cụ đơn giản nhất cũng có thể lắp ráp nhanh mà vẫn
đảm bảo yêu cầu chất lƣợng của sản phẩm.
Ngun tắc cơng nghệ cịn thể hiện ở việc sử dụng linh kiện tiêu chuẩn

khi thiết kế, nhằm rút ngắn quá trình chế tạo, sản xuất đơn giản, giảm bớt chi phí
sản xuất và tiết kiệm năng lƣợng.
An tồn
Ngun tắc an toàn là yêu cầu cơ bản của sản phẩm. Tức là yêu cầu sản
phẩm vừa có cƣờng độ chịu lực và tính ổn định vừa đủ, vừa thân thiện với môi
trƣờng sử dụng. Nghĩa là thỏa mãn các yêu cầu của ngƣời sử dụng, vừa có lợi
cho sự an toàn và sức khỏe của ngƣời sử dụng. Hay nói cách khác dựa vào yêu
cầu của “sản phẩm xanh” để thiết kế và chế tạo thành “ Sản phẩm nội thất
xanh”. Muốn sản phẩm có tính an tồn khi sử dụng phải có hiểu biết nhất định
về tính năng cơ học của vật liệu, đặc tính động, phƣơng hƣớng và độ lớn chịu
lực của sản phẩm, mục đích là để nắm đƣợc chính xác kích thƣớc mặt cắt của
linh kiện liên kết, đơng thời tính tốn đánh giá một cách khoa học khi thiết kế
các khớp nối và thiết kế kết cấu của sản phẩm.
Trừ chỉ tiêu tinh năng cơ học của sản phẩm nội thất phù hợp với tiêu
chuẩn quy định, thỏa mãn công năng sử dụng và cơng năng tinh thần thì thiết kế
nội thất phải có khả năng lợi dụng nguyên liệu tốt nhất, giảm ô nhiễm môi
trƣờng, thỏa mãn yêu cầu ngƣời sử dụng. Đồng thời nguyên liệu phụ trợ nhƣ
dạng tấm, vật liệu sơn, keo dán là những vật phát tán hữu cơ về lâu dài sẽ ảnh
hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời. Vì vậy, khi thiết kế và chế tạo sản phẩm cần
đặc biệt phải chú ý.

8


Ngồi tính an tồn về lực học và kết cầu, sự an tồn về hình dáng cũng rất
quan trọng, nhƣ bề mặt sản phẩm, góc nhọn có thể gây ra tổn thƣơng cho con
ngƣời sử dụng.
Khoa học
Sản phẩm nội thất hiện đại khơng cịn là sản phẩm sinh hoạt đơn giản nữa.
Ngày nay, để nâng cao hiệu quả công việc và nghỉ ngơi nó cịn sử dụng vơ cùng

tiện lợi và thỏa mái. Vì thế thiết kế sản phẩm nội thất phải xoay quanh các mục
tiêu trên, đi sâu vào nghiên cứu, ứng dụng các nguyên lý cơ bản tƣơng quan với
tâm sinh lý môi trƣờng học, mỹ học kĩ thuật, egronomics, thiết kế công nghiệp.
Căn cứ vào quy luật phát triển khoa học kĩ thuật và ứng dụng vật liệu thiết bị,
công nghệ, phƣơng pháp gia công tiên tiến hiện đại, tính đến nguyên tắc lợi
dụng kế thừa vật liệu, làm cho sản phẩm nội thất từ sản phẩm thủ cơng nghiệp
trở thành sản phẩm có tính khoa học cao và hiệu quả trong sử dụng.
Hệ thống
Nguyên tắc hệ thống thể hiện ở 3 phƣơng diện: 1, tính đồng bộ, tức là sản
phẩm và môi trƣờng nội thất cùng với các sản phẩm nội thất hay đồ trƣng bày
khác có tính bổ sung và hài hịa khi sử dụng đồng bộ, kết hợp chặt chẽ với công
năng sử dụng và hiệu quả tổng thể của môi nội thất; 2, tính tổng hợp, tức là thiết
kế sản phẩm nội thất phải thuộc về thiết kế công nghiệp, công việc thiết kế
không chỉ là bản vẽ kết cấu sản phẩm và bản vẽ phối cảnh, mà phải tiến hành
thiết kế toàn bộ hệ thống từ cơng năng sản phẩm, tạo hình, kết cấu vật liệu, cơng
nghệ đến lắp ráp đóng gói; 3, tiêu chuẩn hóa, tức là sản phẩm vừa đáp ứng đƣợc
nhu cầu sản suất công nghiệp hiện đại vừa thỏa mãn nhu cầu đa dạng sản phẩm
của thị trƣờng tiêu thụ.
Sáng tạo
Sáng tạo là thƣờng xuyên đổi mới hình thức, vật liệu, kết cấu và khả năng
mở rộng công năng của sản phẩm.
Bền
Sản phẩm nội thất thiết kế bền là vừa bảo về môi trƣờng , giảm bớt tiêu
hao tài nguyên, vừa tốt cho sức khoe của ngƣời sử dụng. Thiết kế phải tuân thủ
9


theo nguyên tắc 3R, tức là Reduce (giảm bớt), Reuse (tái sử dụng), Recycle (tái
chế). Vì vậy ngƣời thiết kế phải coi xã hội và hệ thống môi trƣờng là trách
nhiệm của bản thân, hƣớng thiết kế theo hƣớng thiết kế xanh, có lợi cho mơi

trƣờng, giảm tiêu hao tài nguyên và không ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời sử
dụng.
2.1.3. Những yêu cầu chung của sản phẩm nội thất
[5]Thiết kế sản phẩm nội thất là thiết kế theo nhu cầu sử dụng của con
ngƣời, vì con ngƣời mà tồn tại và phục vụ cho con ngƣời.Vì thế, sản phẩm nội
thất phải đáp ứng các yếu tố cơ bản sau.
Yêu cầu về cơng năng
Mỗi sản phẩm đều có những cơng năng sử dụng nhất định đƣợc thiết lập
theo ý đồ của ngƣời thiết kế, cơng năng đó có thể chỉ là dùng để trang trí. Yêu
cầu đầu tiên đối với một sản phẩm nội thất là phải thỏa mãn chức năng đó.
Cơng năng của sản phẩm nội thất hiện đại có nội hàm rất phong phú, bao
gồm công năng vật lý (tức là tính năng, kết cấu, độ tinh xảo và tính tin cậy của
sản phẩm); cơng năng sinh lý (tức là tính thuận tiện, tính an tồn, tính thích hợp
với con ngƣời của sản phẩm sử dụng); công năng tâm lý (tức là tạo hình, màu
sắc, vân thớ và trang sức cho sản phẩm); công năng xã hội (tức là sự tƣợng trƣng
hay thể hiện giá trị cá nhân, hứng thú, sở thích hoặc địa vị xã hội của sản phẩm).
Khi xem xét, phân tích sản phẩm nội thất, ta cần phải quan tâm đầy đủ đến các
chức năng của mỗi một sản phẩm vì nó khơng chỉ có một chức năng cố định mà
cịn có thể có những chức năng phụ khác do phát sinh khi sử dụng.
Yêu cầu về thẩm mỹ
Trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm nội thất không chỉ cần đáp ứng yêu cầu
về công năng sử dụng mà cần phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Nếu khơng có
u cầu về thẩm mỹ, cơng việc thiết kế sản phẩm nội thất sẽ trở thành vơ nghĩa.
Thẩm mỹ của mỗi sản phẩm có thể nói là phần hồn của sản phẩm.
Ngƣời sử dụng cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm nội thất thông qua vẻ đẹp
bề ngồi của nó. Trong thực tế, đa số các sản phẩm nội thất đều đáp ứng đủ các
yêu cầu của ngƣời sử dụng. Do đó, tính thẩm mỹ của sản phẩm không phải là
10



thẩm mỹ chủ quan của ngƣời thiết kế, mà nó phải có tính thẩm mỹ phổ biến.
Một sản phẩm đẹp là sản phẩm khơng cần trang trí nhƣng vẫn có tính mới lạ,
gọn gàng và đáp ứng đƣợc những cơng năng cơ bản.
Một chiếc ghế ngồi với công năng thông thƣờng thì khơng nói lên điều gì,
nhƣng khi nó đƣợc thiết kế tạo dáng theo một ý đồ thẩm mỹ, nó lại tạo ra cảm
giác thỏa mái hơn cho ngƣời ngồi cũng nhƣ những ngƣời xung quanh khác khi
nhìn vào nó.
Vì vậy thẩm mỹ là một phần của chất lƣợng sản phẩm, nó kết tinh lên giá
trị cho sản phẩm
Yêu cầu về kinh tế
Ngoài nhu cầu về sản phẩm đơn lẻ, thì các sản phẩm hiện đại đều là
những sản phẩm cung cấp cho ngƣời sử dụng với số lƣợng lớn. Không chỉ riêng
đối với sản phẩm nội thất, một trong những yêu cầu khá quan trọng đối với sản
phẩm nói chung là yêu cầu về kinh tế. Tác động của kinh tế là bành trƣớng, rộng
khắp và sản phẩm nội thất là không ngoại lệ. Yêu cầu đối với mỗi sản phẩm có
thể hƣớng theo mục tiêu là đáp ứng chức năng tốt nhất, đẹp nhất nhƣng phải có
giá thành thấp nhất. Để làm đƣợc điều đó, trong mỗi sản phẩm cần có kế hoạch
sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo, giá thành sản
phẩm thấp. Việc tạo ra các sản phẩm tốt, có cấu tạo và kết cấu chắc chắn, bền
lâu có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với ngƣời sử dụng cũng nhƣ đối với xã hội.
Vì thế khi thiết kế ngƣời thiết kế phải xuất phát từ lợi ích của ngƣời tiêu dùng,
dƣới tiền đề là đảm bảo chất lƣợng, lựa chọn chính xác nguyên vật liệu, kết cấu
đơn giản nhằm giảm sức lao động cần thiết, thời gian sử dụng lâu dài, việc vẫn
chuyển, thu hồi, sửa chữa thuận tiện, giảm chi phí sản xuất của nhà máy sản xuất
và chi phí của ngƣời tiêu dùng đến mức thấp nhất nhằm tạo ra những sản phẩm
đẹp và giá thành rẻ. Có nhƣ vậy, mới có thể đem lại lợi ích thiết thực cho ngƣời
tiêu dùng và tạo hiệu quả cho các doanh nghiệp.

11



2.1.4.Những u cầu chung đối với khơng gian phịng bếp
[4]Khơng gian phịng ăn hay nhà bếp thì u cầu trên hết là sạch sẽ,
thoáng đãng để mùi thức ăn đƣợc thốt ra ngồi tránh ứ đọng trong căn bếp gây
ra mùi khó chịu.
Riêng đối với phịng bếp hoạt động diễn ra trong đó là các khâu của một
q trình nấu nƣớng thức ăn, các hoạt động này cần đƣợc bố trí sao cho hợp lý.
Cụ thể chúng ta cần phân định rõ các khu vực làm việc trong bếp, sắp xếp chúng
thành chuỗi nhƣ một dây chuyền.
Các vật dụng cũng nhƣ giải pháp trang trí nội thất phịng ăn và nhà bếp,
khi sử dụng cần chú ý đến khả năng vệ sinh.
Về màu sắc, có thể sử dụng một màu, hai hoặc ba màu, màu nóng hoặc
màu lạnh hoặc kết hợp cả hai để tạo phong cách và cá tính. Nhƣ vậy việc lựa
chọn màu sắc nhƣ thế nào cho khơng gian phịng bếp của mình, điều đó phụ
thuộc hồn tồn vào sở thích cá nhân, gu thẩm mỹ của mỗi ngƣời, miễn rằng
việc lựa chọn màu sắc đó phải tƣơng đồng, hịa hợp với khơng gian chung của
ngơi nhà.
Khi thiết kế trang trí chúng ta cần quan tâm đến một số đặc điểm sau:
- Sạch sẽ thoáng mát, rộng rãi và khoảng trống để để thức ăn.
- Phải có trang thiết bị hiện đại nhƣ máy hút mùi, hút ẩm.
- Tránh xa toilet, gây ảnh hƣởng môi trƣờng trong khu vực bếp ăn và đồ
ăn thức uống.
- Phải có khu vực dành riêng cho dụng cụ làm bếp nhƣ dao, keo, búa…
- Khu vực để bình ga phải an tồn khi sử dụng, ln có bình chữa cháy
bên cạnh bếp, để phòng hỏa hoạn sảy ra đáng tiếc.
- Khu vực bồn rửa thức ăn phải đƣợc bố trí tƣơng đối xa bếp nấu.
- Màu sắc ln ln có màu tƣơng đối nhạt. Vì nơi đây là khu vực nấu ăn
nên phát ra năng lƣợng rất nóng. Do đó cần màu sắc dịu lại làm khống chế độ
nóng của bếp.
- Vị trí của bếp cần tránh để gió lùa.


12


- Tránh bị quá ẩm thấp, tối tăm, phải có cửa thơng gió, khử mùi để khơng
khí lƣu thơng.
- Nếu khơng gian phịng bếp rộng, có thể bố trí bàn ăn cho gia đình.Phải
cách bếp nấu ít nhất 1m50.
- Khu vực để chén, dĩa, chọn cho phù hợp và có cửa che chắn, tránh dầu
mỡ chiên xào khi nấu nƣớng phát tán vào chén đĩa… làm dơ bẩn và hoen ố. Và
cũng tránh trƣờng hợp ruồi muỗi, rắn,rết, chuột bu đậu vào, dễ gây bệnh.
2.1.5. Vật liệu sản xuất sản phẩm nội thất.
[5]Đồ gia dụng bằng gỗ chủ yếu là chỉ loại đồ gia dụng đƣợc làm từ gỗ tự
nhiên hoặc từ ván nhân tạo. Sử dụng các phƣơng pháp gia cơng và các hình thức
liên kết để tạo thành một loại đồ gia dụng nào đó. Nó đƣợc tạo thành từ rất nhiều
các chi tiết, các bộ phận khác nhau để tạo thành sản phẩm.
Vật liệu gỗ
Gỗ tự nhiên là nguyên liệu lý tƣởng và là nguyên liệu cơ bản trong sản
xuất sản phẩm nội thất gỗ. Hiện nay gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm, sự mất
cân bằng giữa cung và cầu của nguyên liệu này đã bội hóa giá trị sử dụng của
mặt hàng gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên giá trị của nó chỉ thực sự phát huy khi nó đƣợc sử dụng đúng
chỗ và hợp lý. Khi thiết kế sản phẩm nội thất sử dụng gỗ tự nhiên cần chú ý tới
một số đặc trƣng cơ bản. Đặc tính cơ học của gỗ, đặc tính chống chịu sâu mọt
của gỗ, độ mịn bề mặt của gỗ, tính chất co rút của gỗ, tỷ trọng của gỗ…
Ván nhân tạo
Ván nhân tạo là đem gỗ nguyên hoặc các phế phẩm từ gỗ thông qua các
phƣơng pháp gia công để tạo thành những vật liệu thuộc gỗ. Chủng loại ván
nhân tạo có rất nhiều, hiện nay trong sản xuất đồ gia dụng thƣờng dùng có ván
dán, ván dăm, ván sợi, ván gỗ ghép, ván tâm rỗng, gỗ ghép nhiều lớp,… Chúng

đều có ƣu điểm là bề mặt lớn, tính chất đồng đều, bề mặt phẳng nhẵn, dễ gia
công, tỷ lệ lợi dụng cao, độ biến hình nhỏ, cƣờng độ cao,… Sử dụng ván nhân
tạo trong sản xuất đồ gia dụng, có kết cấu đơn giản, mới mẻ trong tạo hình,
thuận tiện cho sản xuất, sản lƣợng cao, chất lƣợng tốt, thuận lợi cho việc thực
13


hiện tiêu chuẩn hoá, cơ giới hoá, tự động hoá trong sản xuất. Hiện nay, ván nhân
tạo đã dần dần thay thế đƣợc nguồn gỗ tròn tự nhiên mà trở thành nguồn nguyên
liệu chủ yếu trong sản xuất các loại đồ gia dụng từ gỗ.
2.1.6. Vật liệu phụ.
Vật liệu đá
Đá là một loại vật liệu thiên nhiên có độ cứng cao, chịu đƣợc thời gian, đá có
đƣợc những đặc tính nhƣ khơng bị cháy, chịu đƣợc ăn mịn, chịu đƣợc áp lực, chịu
đƣợc mài mòn, lại dễ dàng trong việc bảo hộ, có vân thớ bền. Nhƣợc điểm của nó
là dễ vỡ, khơng có khả năng giữ nhiệt, khơng có khả năng hút đƣợc âm thanh, khó
gia cơng và sửa chữa,…
Đá có thể đƣợc tiến hành xẻ thành những tấm mỏng, rồi tiến hành đánh
bóng bề mặt, nó thích hợp làm bề mặt của các loại bàn hay tủ.
Keo dán
Trong sản xuất đồ gia dụng, keo dán là một loại vật liệu không thể thiếu
đƣợc, nhƣ gỗ ghép, ván ghép, liên kết giữa các chi tiết, dán mặt,…, đều bắt buộc
phải sử dụng đến các loại keo dán để thực hiện, keo dán có tác dụng quan trọng
đối với chất lƣợng của đồ gia dụng.
Chi tiết kim loại
Các chi tiết kim loại là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong các sản
phẩm đồ gia dụng, đặc biệt là loại đồ gia dụng dạng tấm và tháo lắp thì tính
quan trọng của nó càng rõ rệt. Nó khơng những là có đƣợc tác dụng liên kết,
cốđịnh hay trang sức, mà cịn có khả năng làm cải thiện đƣợc kết cấu cũng nhƣ
nét tạo hình của đồ gia dụng, trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng và thẩm mỹ

của sản phẩm.
Các chi tiết kim loại sử dụng trong sản xuất đồ gia dụng, căn cứ theo cơng
năng có thể đƣợc phân ra thành: chi tiết hoạt động, chi tiết cố định, chi tiết nâng
đỡ, chi tiết trang sức,… Căn cứ vào kết cấu đƣợc phân ra thành: bản lề, chi tiết
liên kết, rãnh trƣợt của ngăn kéo, rãnh trƣợt của cửa, tay nắm cửa, khoá, chốt
cài, thanh chống cửa, cơ cấu hút cửa, thanh đỡ, các thanh ngang dùng để treo
quần áo, bánh lăn, chân, trục vít, đinh trịn,…
14


2.1.7. Phương thức liên kết của đồ gia dụng bằng gỗ
Phƣơng thức liên kết của đồ gia dụng bằng gỗ thƣờng có liên kết bằng
mộng, liên kết bằng đinh, liên kết bằng vít, liên kết bằng keo, liên kết bằng các
chi tiết liên kết,… Phƣơng thức liên kết đƣợc sử dụng chính xác hay khơng chính
xác sẽ ảnh hƣởng đến tính thẩm mỹ, cƣờng độ hay đến sự thuận tiện của q trình
gia cơng đối với đồ gia dụng.
Liên kết mộng
Liên kết mộng là do phần thân mộng (đầu mộng) đƣợc đóng vào lỗ mộng
hoặc rãnh mộng để tạo thành liên kết. Đầu mộng và lỗ mộng là tên của hai bộ
phận hoàn toàn khác nhau.
Liên kết chốt mộng
Chốt gỗ cũng đƣợc xếp vào mộng tuy nhiên tuy nhiên chốt gỗ là mộng
mƣợn. Để liên kết bằng chốt gỗ thì phải khoan lỗ mộng ở cả 2 mặt liên kết. Chốt
gỗ đƣợc sử dụng cho cả gỗ nguyên và ván nhân tạo, ngày nay chốt gỗ là liên kết
phổ biến với các loại ván nhân tạo.
Đối với mộng mƣợn dạng chốt tròn:
Độ ẩm chốt< độ ẩm chi tiết khoảng 2-3%
Đƣờng kính chốt = 2/5 -1/2 chiều dày:

6 – 18mm, đƣờng kính chốt


6mm, 8mm, 10mm, 12mm thƣờng đƣợc sử dụng.
Chiều dài chốt = 4-5 lần đƣờng kính.
Dung sai mộng và lỗ mộng< 0,1-0,2 mm.
Liên kết đinh
Chủng loại đinh có rất nhiều, có đinh bằng kim loại, đinh gỗ và đinh tre,
trong đó thƣờng dùng nhất là đinh bằng kim loại. Đinh bằng kim loại chủ yếu
có: đinh hình chữ T, đinh hình U, đinh dép,… Liên kết bằng đinh trịn rất dễ làm
tổn hại đến gỗ, cƣờng độ liên kết nhỏ, nên trong sản xuất đồ gia dụng rất ít sử
dụng một cách đơn độc, mà chỉđƣợc dùng nhiều trong các vị trí liên kết bên
trong hay các vị trí khơng lộ trên bề mặt, hoặc những vị trí mà khơng cần yêu
cầu cao về ngoại quan, nhƣ dùng để cố định rãnh trƣợt của ngăn kéo.

15


Liên kết đinh phần nhiều là đƣợc tiến hành phối hợp với keo dán, cũng có
khi đƣợc hỗ trợ bởi keo dán, cũng có khi nó lại đƣợc sử dụng đơn độc. Liên kết
đinh đại đa số là không thể tháo lắp nhiều lần đƣợc. Lực liên kết đinh có quan hệ
với chủng loại, khối lƣợng thể tích, độ ẩm của gỗ, đƣờng kính, độ dài, phƣơng
hƣớng và độ sâu của đinh.
Liên kết bằng vít
Liên kết bằng vít là lợi dụng phần thân vít xuyên qua hai chi tiết để liên
kết chúng lại với nhau. Vít là một loại đƣợc chế tạo từ kim loại, chúng gồm hai
loại là vít đầu bằng và vít đầu trịn. Liên kết bằng vít thƣờng không thể sử dụng
cho các kết cấu tháo lắp nhiều lần, nếu không sẽ ảnh hƣởng đến cƣờng độ liên
kết. Phần lộ ra bên ngồi của vít sẽ ảnh hƣởng đến tính thẩm mỹ của đồ gia
dụng, nó thƣờng đƣợc sử dụng trong các liên kết nhƣ ván mặt bàn, mặt tủ, ván
lƣng, mặt ghế ngồi, chân, ngăn kéo,…, hay dùng để lắp đặt các chi tiết nhƣ tay
nắm, khoá cửa, các chi tiết liên kết,… Cũng tƣơng tự nhƣ đinh, lực bám của vít

cũng có liên quan đến chủng loại, khối lƣợng thể tích, độ ẩm của gỗ nền, đƣờng
kính và độ dài của vít. Vít nên đƣợc thực hiên theo chiều ngang của thớ gỗ, vì
cƣờng độ theo chiều dọc thớ gỗ tƣơng đối thấp, nên tránh sử dụng.
Liên kết bằng keo
Phƣơng pháp liên kết này là chỉ việc sử dụng keo dán làm phƣơng thức
chủ yếu trong liên kết đối với đồ gia dụng. Do gần đây đã có rất nhiều những
loại keo dán mới xuất hiện, kết cấu của đồ gia dụng cũng có sự phát triển đáng
kể, nên các liên kết bằng keo dán đƣợc sử dụng ngày càng nhiều. Trong sản xuất
thƣờng thấy có: liên kết giữa các thanh gỗ ngắn với nhau, liên kết giữa các thanh
gỗ hẹp với nhau, dán ghép giữa các lớp ván mỏng, dán phủ mặt cho các chi tiết
dạng tấm, dán bịt cạnh,…, đều đƣợc sử dụng bằng keo dán. Đặc điểm của liên
kết keo là có thể tiết kiệm đƣợc gỗ, từ gỗ nhỏ tạo thành gỗ lớn, từ gỗ kém chất
lƣợng tạo thành gỗ có chất lƣợng cao, có thể đảm bảo đƣợc sự ổn định của kết
cấu, nâng cao chất lƣợng và cải thiện ngoại quan của sản phẩm.

16


2.2: Cơ sở thực tiễn
2.2.1: Đặc điểm vị trí của căn hộ chung cư
Vị trí: 368 Quang Trung thuộc Khu đơ thị Nam La Khê có vị trí đắc địa
nằm ngay ngã tƣ đƣờng Quang Trung và đƣờng Lê Trọng Tấn, đối diện với khu
đô thị Văn Phú, ngay trung tâm quận Hà Đông.
Quy mô: 21 tầng, 1 tầng hầm để xe, tầng 1 trung tâm thƣơng mại, siêu
thị...
Hiện trạng: Tòa nhà đã đi vào ở, căn hộ thiết kế rất đẹp và sang trọng với
ánh sáng tối đa
Diện tích: Có 4 loại diện tích
- Kí hiệu căn hộ C3, C5 có diện tích 89m2. Ban cơng Đơng Nam. 2 Phịng
ngủ, 2 VS

- Kí hiệu căn hộ A1, A6 có diện tích 100,5m2.Ban cơng Tây Bắc. 2 Phịng
ngủ, 2 VS
- Kí hiệu căn hộ D4, có diện tích 101,5m2. Ban công Tây Nam – Đông
Nam. Từ tâng 2 đến tầng 9 gồm 2 Phòng ngủ, 2 VS. Từ tâng 10 đến tầng 21
gồm 3 Phịng ngủ, 2 VS
-Kí hiệu căn hộ B2, B6 có diện tích 138,8m2. Ban cơng Tây Bắc, Tây
Nam. 3 Phòng ngủ, 2 VS, 1 kho .
Bản vẽ tổng thể căn hộ

17


2.2.2.Phân tích các mẫu nội thất trong phịng bếp đang ứng dụng với khơng
gian tương tự như nơi thực hiện.
Phịng bếp khơng chỉ để nấu nƣớng và ăn uống, phịng bếp còn là nơi tạo
cảm hứng cho các bà nội trợ và tạo phong cách cho gia chủ.
Các mẫu nội thất thƣờng dùng cho khơng gian phịng bếp căn hộ chung
cƣ.

18


Tủ bếp đƣợc làm từ chất liệu gỗ công nghiệp bề mặt Arcylic. Mẫu tủ bếp
hình chữ L, phần ốp tƣờng đƣợc làm từ kính cƣờng lực giúp cho căn bếp nhỏ
hẹp trở lên thoáng rộng hơn, đây là một giải pháp thơng minh cho những nhà
bếp chật. Phịng bếp với màu trắng là tông màu chủ đạo mang đến cảm giác tinh
khiết tƣơi sáng, trong đó kính cƣờng lực màu xanh lá cây là gam màu vô cùng
tƣơi mát vô cùng nổi bật là điểm nhấn quan trọng của không gian.

19



×