Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.16 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<i><b>Bài 9</b></i>
<i>Bài Thực hành về: LÁT CẮT ĐỊA LÝ</i>
<i><b>A.</b></i> <b>Khái quát về lát cắt địa lý.</b>
<b>I.Khái niệm và ý nghĩa của lát cắt.</b>
Có nhiều loại lát cắt: lát cắt địa hình, lát cắt thổ nhưỡng, lát cắt địa chất, lát cắt sinh vật, lát
cắt tổng hợp…
Do đặc điểm địa hình lồi lõm rất khác nhau trên bề mặt trái đất, để biểu hiện nó trên bản đồ
<i>(mặt phẳng), người ta dùng đường đồng mức, màu sắc. Người đọc phải dùng trí tưởng</i>
tượng, kinh nghiệm của mình để hình dung.
Vẽ lát cắt địa hình là một cách thức để khơi phục lại địa hình thực tế, dưạ vào đường bình
độ, màu sắc bản đồ, giúp ta hình dung cụ thể hơn địa hình một lãnh thổ theo một hướng nào
đó. Giống như chiếu bề mặt địa hình lên một mặt phảng thẳng góc với mặt phẳng chuẩn
<i>(mặt chuẩn của đại dương), tất nhiên để trực quan, người ta dùng tỉ lệ khác nhau giữa chiều</i>
cao và chiều dài lát cắt. Lát cắt chỉ phản ánh sự lồi lõm của địa hình gọi là lát cắt địa hình.
Nếu gắn liền với một yếu tố thổ nhưỡng, với sinh vật, địa chất…tương ứng gọi là lát cắt thổ
nhưỡng, sinh vật, địa chất…nếu phản ánh đồng thời nhiều yếu tố tự nhiên gọi là lát cắt tổng
hợp.
Lát cắt địa lý có ý nghĩa nhiều mặt trong trong khảo sát, nghiên cứu địa lý, trong đời sống
xã hội và quốc phịng. Nó cụ thể, trực quan hơn đọc chỉ trên bản đồ. Tuy nhiên xử dụng nó
phải gắn liền với bản đồ.
<b>II.Cách đọc lát cắt.</b>
Đọc lát cắt phải lần lượt qua từng bước:
Đối chiếu lát cắt với bản đồ, xác định xem đi qua những miền tự nhiên nào, theo hướng
nào.
Dựa vào lát cắt nhận định đặc điểm chung của từng yếu tố tự nhiên phản ánh trên lát cắt.
Cuối cùng phân tích từng yếu tố địa lý tuần tự theo một hướng nhất định.
<b>III.Cách vẽ lát cắt địa hình.</b>
1. Muốn vẽ lát cắt địa hình, trước hết phải chọn hướng, vị trí lát cắt sao cho nó có thể nêu
được đặc điểm đặc trưng của địa hình của một khu vực cần tìm hiểu (cũng có khi chỉ làm
<i>bài tập do giáo viên yêu cầu). Có thể cắt ngang, dọc, chéo, có thể dựa vào đường kinh</i>
tuyến, vĩ tuyến…rồi kẻ đường cắt trên bản đồ.
2. Dùng bút chì vạch trên bản đồ theo hướng, vị trí cắt, ta có đường cắt (nếu cắt theo chiều
<i>trùng kinh, vĩ tuyến thì khơng phải làm bước này) gặp các đường bình độ trên bản đồ ở</i>
nhiều địa điểm.
3. Dùng thước kẻ (hoặc giấy trắng) áp sát đường cắt, đánh dấu các điểm đầu, cuối và tất cả
các điểm cắt của các đường bình độ gặp đường cắt đó, ghi lại độ cao của cac đường bình độ
tương ứng mỗi điểm cắt nhau (vào ngay dưới chấm đánh dấu); ghi lại lên giấy vẽ đúng như
trên nêú không thay đổi tỷ lệ chiều ngang (cũng có thể thay đổi tỉ lệ, trường hợp này ta tính
<i>theo tỉ lệ mới rồi vẽ).</i>
5. Từ các điểm đánh dấu trên trục ngang, ta dựng những đường vng góc (dùng nét đứt),
rồi đối chiếu với trục chiều cao ta có những điểm đại diện độ cao bề mặt địa hình suốt dọc
theo lát cắt. Nối các điểm đó ta được đường biểu diễn độ cao của địa hình dọc theo lát cắt.
Tồn bộ hình vẽ trên là lát cắt địa hình.
<b>Chú ý: </b>
Lát cắt địa hình, trên trục độ cao có ghi số liệu tương ứng; cả lát cắt có ghi rõ tỉ lệ thu
nhỏ theo cả 2 chiều.
Tỉ lệ dùng sao cho: phù hợp khổ giấy, làm nổi bật độ cao thấp của địa hình, khơng làm
q sai lệch so với thực tế.
<i><b>B.</b></i> <b>Đọc một số lát cắt địa lý Việt Nam.(Bài tập thực hành)</b>
<i>1. Nhận xét đặc điểm địa hình của những miền lát cắt đi qua – từ các lát cắt địa hình các</i>
<i>trang 7; 8 trong atlas địa lý Việt Nam.</i>