Thái phiên - nguyễn tử siêm
Sử dụng bền vững
đất miền núi và vùng cao ở việt nam
Nhà xuất bản nông nghiệp
Hà nội - 2002
2
Mục lục
LờI NóI ĐầU...........................................................................................................................4
Chơng 1: ĐặC ĐIểM Tự NHIÊN MIềN NúI Và VùNG CAO......................................5
1.1. Địa bàn và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5
1.2. Phân loại địa hình địa mạo ............................................................................................5
1.3. Đặc điểm tự nhiên theo vùng sinh thái ..........................................................................8
Chơng 2: CáC QUá TRìNH THổ NHƯỡNG CHủ ĐạO ở
MIềN NúI Và VùNG CAO VIệT NAM.........................................................19
2.1. Quá trình phong hoá....................................................................................................19
2.2. Quá trình tích luỹ kết von đá ong trong đất.................................................................21
2.3. Quá trình mùn hoá.......................................................................................................22
2.4. Quá trình bồi tụ hình thành đất bằng ở miền núi.........................................................22
2.5. Các quá trình khác.......................................................................................................23
Chơng 3: PHÂN LOạI ĐấT MIềN NúI VùNG CAO....................................................24
3.1. Các loại đất chính miền núi vùng cao..........................................................................24
3.2. Liên hệ chuyển đổi phân loại đất theo FAO - UNESCO.............................................70
3.3. Đánh giá quỹ đất .........................................................................................................72
Chơng 4: SUY THOáI MÔI TRƯờNG ĐấT...................................................................75
4.1. Đặc điểm chung...........................................................................................................75
4.2. Xói mòn.......................................................................................................................76
4.3. Rửa trôi........................................................................................................................83
4.4. Giảm khả năng trao đổi hấp phụ và độ no bazơ...........................................................84
4.5. Tăng độ chua ...............................................................................................................86
4.6. Tăng cờng hàm lợng sắt nhôm di động và khả năng cố định lân ............................86
4.7. Suy giảm cấu trúc ........................................................................................................87
4.8. Tăng độ chặt ................................................................................................................88
4.9. Giảm khả năng thấm nớc và sức chứa ẩm .................................................................88
3
4.10. Ô nhiễm đất ...............................................................................................................89
Chơng 5: Hệ thống canh tác...................................................................................91
5.1. Phân loại các hệ thống canh tác...................................................................................91
5.2. Nơng rẫy du canh du c.............................................................................................92
5.3. Lúa nớc và hoa màu định canh..................................................................................98
5.4. Hệ thống trồng cây lâu năm tập trung .......................................................................101
5.5. Hệ thống chăn nuôi đại gia súc .................................................................................102
5.6. Hệ thống nông lâm kết hợp .......................................................................................102
5.7. Hiệu quả kinh tế của canh tác....................................................................................104
5.9. Biến đổi độ phì nhiêu của đất theo các phơng thức canh tác khác nhau..................105
5.10. Các hệ thống canh tác có triển vọng........................................................................110
Chơng 6: Đề XUấT Sử DụNG ĐấT MIềN NúI, VùNG CAO...................................114
6.1. Các vùng đất nông nghiệp ở miền núi và sử dụng đất...............................................115
6.2. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở miền núi ........................................................119
6.3. Những vấn đề cần quan tâm giải quyết dể sử dụng có hiệu quả đất đai miền núi.....120
6.4. Những vấn đề cần đợc nghiên cứu chi tiết về bố trí sử dụng đất
ở miền núi và vùng cao..............................................................................................121
Chơng 7: QUảN Lý Và CANH TáC BềN VữNG ĐấT DốC ở
MIềN NúI Và VùNG CAO............................................................................123
7.1. Lựa chọn các biện pháp canh tác bảo vệ đất..............................................................123
7.2. Vấn đề an toàn lơng thực ở miền núi và vùng cao...................................................132
7.3. Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và công tác khuyến nông ở miền núi và vùng cao........133
TàI LiệU THAM KHảO...................................................................................................136
Phụ lục..............................................................................................................................139
Phụ lục 1. Cơ cấu sử dụng đất của miền núi và vùng cao.................................................139
4
LờI NóI ĐầU
Miền núi và vùng cao có vị trí đặc biệt trong củng cố quốc phòng và phát triển kinh tế của đất
nớc, là địa bàn c trú của đại bộ phận trong 54 dân tộc anh em. Song đây cũng là vùng môi
trờng bị huỷ hoại nghiêm trọng, thế mạnh cha đợc khai thác, đói nghèo nhất trong cộng
đồng.
Về mặt thổ nhỡng, miền núi và vùng cao nằm trên địa bàn dốc, hệ sinh thái chông chênh.
Do hậu quả của chiến tranh, sự thiếu lơng thực trong thời gian dài và khai thác bóc lột đất
đáng kể, vỏ thổ nhỡng đã bị thoái hoá nghiêm trọng, một phần đáng kể đất bị xói mòn trơ
sỏi đá, đá ong hoặc sa mạc hoá. Một diện tích rộng lớn đã mất hoàn toàn sức sản xuất, trở
thành hoang hoá trống trọc.
Phục hồi môi trờng sinh thái, phát triển kinh tế xã hội miền núi đang thực sự phải đơng đầu
với việc cải tạo rừng, phủ xanh đồi trọc, tạo nền thâm canh cho những phơng thức canh tác
đa dạng.
Trong quản lý quỹ đất Việc Nam, vấn đề này cũng ít đợc nghiên cứu hơn cả. Kế thừa các
nghiên cứu chung đã có, công trình này đi sâu vào việc nghiên cứu bổ sung, tổng hợp đánh
giá chất lợng quỹ đất, các quá trình thổ nhỡng chủ đạo quyết định chủ trơng thâm canh
bảo vệ đất, nêu lên các vấn đề tồn tại để khắc phục nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Cuốn sách này tổng hợp các kết quả nghiên cứu, điều tra khảo sát đánh giá tài nguyên đất
Việt Nam, đồng thời là góp phần thuyết minh đất và sử dụng đất cho các huyện miền núi và
vùng cao.
Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2001
Thái Phiên & Nguyễn Tử Siêm
5
Chơng i
ĐặC ĐIểM Tự NHIÊN MIềN NúI Và VùNG CAO
1.1. Địa bàn và phạm vi nghiên cứu
Miền núi và vùng cao Việt Nam phân bố từ vùng núi Bắc Bộ đến vùng Đồng bằng sông Cửa
Long. Theo phân định của Chính phủ trong tổng số 61 tỉnh, thành phố và đặc khu của cả
nớc có 39 tỉnh thành có huyện xã miền núi, trong đó có 24 tỉnh có huyện vùng cao, 30 tỉnh
có huyện miền núi. Tổng số cả nớc có 121 huyện vùng cao, 87 huyện miền núi 2061 xã
vùng cao, 1763 xã miền núi, 599 trung tâm cụm xã vùng cao và 388 trung tâm cụm xã miền
núi.
Theo vùng sinh thái nông nghiệp, cả nớc phân chia thành 9 vùng (phần đất liền), trong đó
các huyện vùng cao và miền núi đợc phân bố trong 9 vùng sinh thái nh sau:
- Vùng Đông Bắc: 22 huyện vùng cao và 15 huyện miền núi.
- Vùng Việt Bắc: 22 huyện vùng cao và 25 huyện miền núi.
- Vùng Tây Bắc: 17 huyện vùng cao và 11 huyện miền núi.
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: 3 huyện miền núi.
- Vùng Bắc Trung Bộ: 12 huyện vùng cao và 12 huyện miền núi.
- Vùng Nam Trung Bộ 9 huyện vùng cao và 11 huyện miền núi.
- Vùng Tây Nguyên: 39 huyện vùng cao và 4 huyện miền núi
- Vùng Đông Nam Bộ: 4 huyện miền núi
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 2 huyện miền núi.
1.2. Phân loại địa hình địa mạo
1.2.1. Địa hình núi cao
Hình thành từ cao trình 2000 m trở lên, chiếm diện tích nhỏ: 176 nghìn ha, hay 0,5%
diện tích
toàn quốc.
Nhìn chung địa hình núi cao đợc hình thành chủ yếu trên đá macma axit (granit) và đá biến
chất. Quá trình bóc mòn xâm thực phát triển mạnh, tạo nên địa hình có đỉnh nhọn, sờn đất
dốc, chia cắt sâu lớn. Địa hình núi cao hầu nh không có khả năng phát triển nông nghiệp.
Địa hình núi cao phân bố ở các khu vực sau:
Núi cao thợng nguồn sông Chảy: hình thành trên các khối đá macma axit và biến chất.
Núi cao Phan Xi Păng - Pu Luông tạo nên dãy Hoàng Liên Sơn, hình thành trên những
khối macma axit (granit) và biến chất.
Núi cao của dải Trờng Sơn Bắc thuộc vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ (Khu IV cũ) hình
thành trên đá macma axit.
Núi cao của dải Trờng Sơn Nam thuộc vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ,
hình thành trên đá macma axit và biến chất, tập trung ở dãy Ngọc Linh và Ch Jang sin.
6
1.2.2. Địa hình núi trung bình
Hình thành ở độ cao 1000 m có diện tích 3.283 nghìn ha, chiếm 10% diện tích cả nớc.
Địa hình có đặc điểm đỉnh nhọn kéo dài, sờn dốc, chia cắt sâu mạnh, thung lũng dốc hẹp;
quá trình xâm thực bào mòn phát triển. Khả năng phát triển nông nghiệp rất hạn chế, chủ yếu
phát triển cây dợc liệu, các loại rau, hoa màu và cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới.
Địa hình núi trung bình phân bố ở các khu vực sau:
Núi trung bình vòm cổ sông Chảy, Ngân Sơn - Yên Lạc, Phia Biooc thuộc vùng Đông
Bắc và Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn. Hình thành trên các khối macma axit, đá biến chất
và trầm tích lục nguyên.
Núi trung bình lu vực sông Mã, tả ngạn sông Đà thuộc vùng Tây Bắc. Hình thành trên
đá macma axit, đá biến chất và trầm tích lục nguyên.
Núi trung bình dải Trờng Sơn Bắc thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ. Hình thành
trên đá macma axit, đá biến chất và trầm tích lục nguyên.
Núi trung bình dải Trờng Sơn Nam thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Hình thành
trên đá macma axit và trung tính, trầm tích lục nguyên.
1.2.3. Địa hình núi thấp và đồi
Hình thành ở bậc cao trình < 1000 m, chiếm diện tích lớn nhất trong các loại địa hình 14.740
nghìn ha, chiếm 45% so với diện tích cả nớc. Phân bố ở các khu vực sau:
Núi thấp - đồi vùng Đông Bắc và Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn hình thành chủ yếu trên đây
trầm tích lục nguyên và biến chất, bị xâm thực và bào mòn mạnh. Đặc điểm địa hình có
đỉnh tròn rời rạc, đờng phân huỷ ít rõ nét, sờn dốc thoải, mạng lới thuỷ văn dày đặc,
thung lũng mở rộng. Diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khoảng 250 nghìn
ha.
Núi thấp - đồi vùng Tây Bắc hình thành chủ yếu trên đá trầm tích lục nguyên và macma
axit, bị xâm thực bóc mòn mạnh. Đặc điểm có đỉnh nhọn, sờn dốc thoải đờng nét địa
hình mền mại, thung lũng sông mở rộng. Diện tích đất có khả năng sản xuất nông
nghiệp khoảng 161 nghìn ha.
Núi thấp - đồi vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ hình thành chủ yếu trên đá trầm tích lục
nguyên và macma axit. Quá trình bào mòn xâm thực phát triển hơn quá trình chia cắt
sâu. Địa hình phát triển trên đá trầm tích lục nguyên và biến chất mền mại và ít dốc hơn
địa hình phát triển trên đá macma axit. Diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp
khoảng 294 nghìn ha.
Núi thấp - đồi vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, hình thành chủ yếu trên đá macma axit
và trầm tích. Địa hình sờn dốc, chia cắt mạnh. Diện tích đất có khả năng sản xuất
nông nghiệp khoảng 281 nghìn ha.
Núi thấp - đồi vùng Đông Nam Bộ hình thành chủ yếu trên đá trầm tích và granit. Địa
hình ít chia cắt, sờn thoải. Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khoảng 183 nghìn ha.
7
1.2.4. Địa hình núi cao nguyên
Kiểu địa hình núi - cao nguyên ở nớc ta phát triển chủ yếu ở bậc cao trình từ 1500 m trở
xuống. Trong đó miền Bắc phát triển trên đá vôi, miền Nam phát triển đá bazan và các đá
khác.
- Núi - cao nguyên đá vôi
Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, sờn dốc đứng. Những khu vực đất có khả năng sản xuất
nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các thung lũng và cánh đồng Kastơ, hầu hết nằm ở ven rìa
khối đá vôi. Một phần diện tích nằm trong khối đá vôi cha đợc khai thác, do đi lại rất khó
khăn. Đất phát triển trên núi và cao nguyên đá vôi thuận lợi phát triển cây công nghiệp dài
ngày, cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi. Hạn chế cơ bản là thiếu nớc nghiêm trọng cho cả
sinh hoạt lẫn sản xuất. Địa hình núi và cao nguyên đá vôi tập trung chủ yếu ở các vùng sau:
Vùng Đông Bắc và Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn: Diện tích 617 nghìn ha, trong đó đất có
khả năng sản xuất nông nghiệp khoảng 50 nghìn ha.
Vùng Tây Bắc: Diện tích 363 nghìn ha, trong đó đất có khả năng sản xuất nông nghiệp
khoảng 39 nghìn ha.
Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ: Diện tích 303 nghìn ha , trong đó đất có khả năng nông
nghiệp khoảng 2 nghìn ha.
- Núi - cao nguyên bazan
Diện tích 1.360 nghìn ha, trong đó đất có khả năng sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn
1.143 nghìn ha. Đây là kiểu địa hình có khả năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất so với các
kiểu địa hình núi ở nớc ta. Các dạng cao nguyên đặc trng là:
Cao nguyên bazan trẻ dạng vòm phủ: gồm các cao nguyên Pleiku, Ban Mê Thuột, Đức
Trọng. Địa hình có dạng đồi bằng, sờn dốc thoải, độ chia cắt yếu, hình thành loại đất
màu đỏ bazan giàu chất dinh dỡng. Đây là dạng cao nguyên có tỷ lệ sử dụng đất cho
nông nghiệp cao nhất ở nớc ta.
Cao nguyên bazan cổ dạng dòng chảy: gồm các cao nguyên Konplông, Kon Hà Nừng,
Đăk Nông - Đăk Mil, Di Linh- Bảo Lộc. Địa hình có dạng đồi cao, đỉnh bằng thoải,
sờn dốc mạnh ở phần chân. Địa hình bị chia cắt mạnh hơn cao nguyên trẻ dạng vòm
phủ, nên tỷ lệ sử dụng đất cho nông nghiệp bị hạn chế.
- Núi - cao nguyên trên đá khác
Địa hình này nằm ở vùng Tây Nguyên, đặc trng là các cao nguyên sau:
Cao nguyên Ma Đrăk (Đăk Lăk) phát triển đá granit, hình thành ở độ cao 500 - 600m.
Địa hình ở dạng đồi thoải, lợn sóng, chia cắt yếu.
Cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) phát triển trên đá trầm tích và biến chất, hình
thành ở độ cao 1500- 1700m. Địa hình ở dạng đồi tròn, bát úp riêng biệt, thuận lợi phát
triển cây ăn quả.
8
1.2.5. Địa hình bán bình nguyên
- Bán bình nguyên Easoup
(Tây Nguyên) hình thành ở độ cao 300 - 400 m, địa hình có dạng
gò đồi thoải phát triển chủ yếu trên đá trầm tích lục nguyên (phổ biến là cát bột kết). Đất đai
nhìn chung nghèo chất dinh dỡng, tầng đất lẫn nhiều kết von, đá ong. Là vùng có tổng tích
ôn cao, khô nóng, thuận lợi phát triển trồng điều.
- Bán bình nguyên Đông Nam Bộ:
Phân hoá thành 2 bậc có bề mặt song song và dốc thoải
theo hớng Tây Bắc - Đông Nam. Các huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai, Sông Bé nằm ở
bề mặt phía trên, độ cao 200 - 300 m, tiếp giáp địa hình núi thấp cực Nam Trung Bộ, đợc
phủ lớp đất đỏ bazan màu mỡ, thuận lợi phát triển cây công nghiệp dài ngày.
- Địa hình thung lũng và trũng giữa núi: ở miền núi và vùng cao xuất hiện các bồn địa và
trũng giữa núi đợc hình thành chủ yếu do:
Các khu vực sụt lún địa phơng là kết quả của các đứt gãy kiến tạo, tạo nên địa hình
lòng chảo hoặc các trũng giữa núi. Địa hình có dạng bằng thấp ở giữa, xung quanh đợc
bao bọc bởi các dãy đồi núi thấp, diện tích khoảng 952 nghìn ha, phân bố rải rác và nằm
ở cao trình khác nhau: Thất Khê - Lộc Bình (300 - 350 m), Na Dơng (250 - 300 m),
Quỳnh Nhai (200 - 300 m), Tuyên Quang (100 - 150 m), Hơng Khê (250-280m), A
Lới (500-600m), Kon Tum (400-500m), Krông Ana - Lăk (400-500m), An Khê (350-
450m). Cheo Reo - Phú Túc ( 100-200m)... Tuy rằng các trũng giữa núi chiếm diện tích
nhỏ so với toàn vùng, nhng đây là những khu vực tập trung dân c có mật độ cao nhất
của vùng núi và cũng là những khu vực trọng điểm sản xuất nông nghiệp của vùng.
Các bồn địa và cánh đồng Kastơ đợc hình thành trong địa hình núi - cao nguyên đá vôi
do quá trình hoạt động Kastơ. Địa hình có dạng bằng thoải lợn sóng, xung quanh đợc
bao bọc bởi các dãy núi đá vôi sờn dốc đứng. Diện tích khoảng 136 nghìn ha, tập trung
ở các tỉnh phía Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Hoà Bình... Trên các cao
trình khác nhau từ 100-200 ( Hoà Bình) đến 1400-1500m (Hà Giang). Địa hình phát
triển chủ yếu trên đất đỏ nâu đá vôi, thuận lợi trồng cây công nghiệp dài ngày (chè, cà
phê, dâu tằm...), cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi. Nhng đặc biệt khó khăn về nguồn
nớc cho cả sinh hoạt lẫn sản xuất nông nghiệp.
1.3. Đặc điểm tự nhiên theo vùng sinh thái
1.3.1. Vùng Đông Bắc
Có 22 huyện vùng cao và 15 huyện miền núi thuộc các tỉnh Cao Bằng,
- Địa hình:
Các huyện vùng cao phân bố ở 2 kiểu địa hình chính:
Địa hình núi và cao nguyên đá vôi Hà Quảng- Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng. Diện
tích núi đá chiếm đáng kể, phần còn lại chủ yếu là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi và đất
đỏ vàng.
Địa hình núi thấp và trung bình: tập trung chủ yếu ở khối núi Ngân Sơn và Bình Liêu
Địa hình đồi núi thấp chiếm toàn bộ các huyện miền núi. Đó là các cánh cung vùng
Đông Bắc.
9
- Địa chất:
Kết quả các hoạt động địa chất đã tạo ra tập hợp đá mẹ khác nhau, trong đó liên quan đến sự
hình thành vỏ phong hoá và lớp thổ nhỡng có các nhóm đá chính sau:
1. Nhóm đá trầm tích không vôi:
Phần lớn là hạt thô rất giàu thạch anh nh cát, bột kết (còn
gọi là đá sa phiến, phấn sa) phân bố nhiều ở Quảng Ninh, Hà Bắc. Trầm tích hạt mịn (đá sét)
xuất hiện ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
2. Nhóm đá trầm tích có vôi:
có thể chia làm 2 loại
Đá vôi, đá vôi kết dính
Đá vôi sét hoặc sét vôi
Các loại đá vôi phân bố rất phổ biến ở Cao Bằng, Lạng Sơn tạo thành các vùng Kastơ nổi
tiếng. Các loại đá vôi thuần (có hàm lợng CaCO
3
rất cao trên 80-90%) phần lớn tạo thành
các khối núi có vách dựng đứng, hình thành ra các loại đất đen, nâu thẫm giữa các hốc đá và
trên triền núi.
Các loại đá sét vôi thờng phân bố trên địa hình đồi lợn sóng, các khoáng vật giầu CaCO
3
(phấn vôi) bị phong hoá mạnh, rửa trôi, các khoáng vật sét giàu oxit sắt (Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4
) tích
luỹ nhiều trong đất tạo ra các đất màu nâu đỏ đặc trng.
3. Các nhóm đá khác ít phổ biến hơn các loại vừa nêu trên là:
Đá granit, riolit thuộc nhóm macma axit phân bố rải rác nh riolit (Lộc Bình, tỉnh Lạng
Sơn) do giàu các khoáng chứa silic khó phong hoá nên vỏ phong hoá và đất tơng đối
thô.
Các đá biến chất (gơ nai, phiến mica) xuất hiện rải rác ở một số khu vực nh huyện Hoà
An (Cao Bằng). Đá dễ phong hoá nên mặc dù sử dụng nhiều, không áp dụng các biện
pháp thâm canh bảo vệ đất, song vẫn là đất tốt, lớp vỏ phong hoá mềm xốp.
- Khí hậu, thuỷ văn:
Do vị trí địa hình, các huyện vùng cao và miền núi chịu ảnh hởng mạnh của gió mùa đông
bắc. Nhiệt độ mùa đông thấp hơn các vùng khác từ 1-3
0
C. Số ngày có nhiệt độ < 20
0
C từ 165
đến 320 ngày/năm. Lợng ma trung bình từ 1276mm ở Cao Bằng đến 2749mm ở Móng Cái.
Khí hậu có mùa đông khắc nghiệt, khô hạn, sơng muối và giá rét. Các huyện miền núi và
vùng cao thuộc tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hởng mạnh của bão.
Mạng lới thuỷ văn phân bố không đều. Vùng núi cao nguyên đá vôi sông ngòi tha thớt,
thiếu nớc nghiêm trọng, ảnh hởng đáng kể đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Trên
lãnh thổ có 3 hệ thống sông chính:
Sông Bằng Giang- Kỳ Cùng có lợng xâm thực mạnh: 220-300 tấn/km
2
/ năm.
Sông Thái Bình với 3 nhánh lớn: Sông Cầu, sông Thơng và sông Lục Nam có lợng
xâm thực từ 180-220 tấn/ km
2
/năm.
Vùng ven biển Quảng Ninh có 2 con sông chính: Ba Chẽ và Tiên Yên có lợng xâm
thực từ 80- 180 tấn/ km
2
/năm.
10
1.3.2. Vùng Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn
Có 22 huyện vùng cao và 25 huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Giang, Lào Cai ,Yên Bái, Bắc
Thái, Tuyên Quang, Phú Thọ.
- Địa hình:
Địa hình núi và cao nguyên đá vôi tập trung ở phía Bắc Hà Giang, Lào Cai thuộc các
khối đá vôi Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Hà... thờng đợc gọi là vùng cao nguyên biên
giới. Núi đá chiếm diện tích đáng kể.
Địa hình núi trung bình và cao: bao gồm núi cao thợng nguồn sông Chảy, Phan Xi
Păng, Xà Phình - Pu Luông..., núi trung bình Ngân Sơn... Đây là vùng núi cao nhất nớc
ta.
Địa hình thung lũng và trũng giữa núi bao gồm các bồn địa Quỳnh Nhai, Quang Huy,
Than Uyên, Văn Chấn, Tuyên Quang... Đây là những cánh đồng lúa trù phú, tập trung
dân c với mật độ cao của vùng.
- Địa chất:
Các tỉnh huyện miền núi thuộc vùng sinh thái Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn có đặc điểm địa
chất hết sức độc đáo nh:
Có nền địa chất cổ nhất, hình thành các tập hợp đá biến chất tiền cambri nh khối núi
Con Voi (Phú Thọ và Yên Bái) bao gồm các loại đá phiến mi ca, gơ nai tạo thành các
loại đất đỏ vàng, có độ màu mỡ rất cao, khả năng sử dụng đa dạng với nhiều tập đoàn
thực vật, cây trồng khác nhau.
Các tập hợp đá macma axit, phần lớn là đá granit tạo thành các khối núi đồ sộ và cao
nhất Việt Nam nh Phan Xi Păng, Tây Côn Lĩnh (cao trên dới 3000m). Trong đó đặc
biệt dãy núi Phan Xi Păng là bức ''tờng thành'' ngăn cách, tạo nên hai khu vực có chế độ
khí hậu địa phơng khác hẳn nhau nh vùng Việt Bắc (phần lớn phía đông dãy Hoàng
Liên Sơn) chịu ảnh hởng của gió mùa Đông Bắc.
Các núi đá vôi, sét vôi, phân bố ở hai vùng rõ rệt:
- Vùng cao: Hà Giang nh cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Quản Bạ.
- Vùng đồi núi thấp: Phần lớn là vùng núi đá vôi chạy dọc theo vết đứt gãy sông Hồng,
sông Chảy.
Các loại trầm tích bởi rời phân bố chủ yếu ở các trũng và thung lũng giữa núi và ven rìa
đồng bằng.
- Khí hậu - thuỷ văn:
Vùng có đặc điểm quanh năm duy trì ở độ ẩm cao. Nhiệt độ mùa đông ấm hơn vùng Đông
Bắc 1-2
0
C. Vùng có lợng ma nhiều với các trung tâm ma lớn nhất nớc ta nh Bắc
Quang: 4802mm, Hoàng Liên Sơn: 3552 mm, Sa Pa 2833mm... Đây là vùng có 120 - 150
ngày nhiệt độ dới 15
0
C.
Mạng lới thuỷ văn rất tha thớt và thiếu nguồn nớc nghiêm trọng ở địa hình núi và cao
nguyên đá vôi. ở những địa hình khác, lợng dòng chảy năm khá phong phú. Lợng xâm
11
thực ở Việt Bắc từ 220-300 tấn/ km
2
/ năm. ở khu vực Hoàng Liên Sơn: 300-450tấn/ km
2
/
năm.
1.3.3. Vùng Tây Bắc
Có 17 huyện vùng cao và 11 huyện miền núi thuộc các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
- Địa hình:
Địa hình núi và cao nguyên đá vôi thuộc các tỉnh Lai Châu, Sơn La bao gồm các dải đá
vôi Tà Phình - Sìn Chải, Sơn La - Mộc Châu... có diện tích núi đá chiếm đáng kể. Còn
lại chủ yếu là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi.
Địa hình núi trung bình và cao: bao gồm dải núi cao Pusi Lung, dải núi trung bình
Puđen Đinh, sông Mã... với 2 nhóm đất chủ yếu là nhóm đất mùn trên núi cao và nhóm
đất mùn vàng đỏ trên núi.
Địa hình núi thấp và đồi bao gồm các dải đồi, núi thấp bao quanh địa hình núi cao và
trung bình, chiếm diện tích lớn, chủ yếu ở tỉnh Hoà Bình. Lớp phủ thổ nhỡng chủ yếu
là nhóm đất đỏ vàng.
Địa hình thung lũng và trũng giữa núi: bao gồm các bồn địa Điện Biên, Phù Yên, thung
lũng sông Đà... là những vùng trọng điểm nông nghiệp của vùng.
- Địa chất:
Địa chất và tập hợp đá mẹ tạo đất của vùng Tây Bắc có đặc điểm nổi bật sau:
Khối granit phần phía Đông và Đông Bắc của vùng thuộc dãy Phan Xi Păng có đặc điểm
địa chất - thổ nhỡng tơng tự nh khu vực lân cận của Việt Bắc nêu trên.
Khối đá vôi phần trung tâm và phía Đông Nam phổ biến là các dãy núi đá vôi, cùng với
sự phân bố theo 2 khu vực.
1. Các cao nguyên đá vôi Mộc Châu, Sơn La và vùng cao Hoà Bình (cao trên dới
1000m).
2. Các dãy núi đá vôi thấp không liên tục chạy dọc theo sông Đà và sông Mã.
Trầm tích không vôi phần phía Bắc (thuộc các huyện Mờng Tè, Mờng Lay, Điện
Biên) phổ biến nhóm đá trầm tích thô không vôi: sa thạch tím (Tân Lạc, Hoà Bình) tạo
lên loại đất có màu tím có đặc điểm khác hẳn đất phát triển trên đá sa phiến.
Một số loại đá khác phân bố cục bộ, rải rác song đáng chú ý là:
+ Đá siêu bazơ (peridotit) ở Sơn La tạo nên các đất đen giàu khoáng vật chứa Mg, Ca.
+ Đá bazan xuất hiện dạng điểm lộ ở Mờng Pồn, Điện Biên Phủ.
Các loại trầm tích bở rời: chủ yếu là phù sa suối, sản phẩm dốc tụ ở các cánh đồng lớn
hoặc thung lũng giữa núi.
- Khí hậu - thuỷ văn:
Do cấu trúc địa hình, vùng Tây Bắc che khuất cả 2 mùa gió chính nên mùa đông khô hanh
hơn các vùng khác và mùa hè có gió tây khô nóng.
12
Mùa đông tuy ấm hơn 2 vùng Đông Bắc và Việt Bắc Hoàng Liên Sơn, nhng ở các huyện
vùng cao vẫn lạnh, vẫn xuất hiện sơng muối và băng giá.
Mùa ma bắt đầu và kết thúc sớm hơn các vùng khác thuộc Bắc Bộ 1 tháng. Lợng ma
trong vùng phân hoá mạnh: Mờng Tè: 2476mm, Sìn Hồ, 2476mm, Yên Châu 1108mm..
Do đặc điểm địa hình và lợng ma phân bố không đều nên lu lợng dòng chảy và lợng
xâm lợc cũng khác nhau. Khu vực núi và cao nguyên đá vôi có mạng lới thuỷ văn tha
thớt, lu lợng dòng chảy thấp, lợng xâm thực nhỏ: 80 tấn/ km
2
năm. Vùng Lai Châu có
lợng xâm thực lớn nhất: 450 tấn/ km
2
/ năm. Vùng thợng nguồn sông Mã: 80 - 180 tấn/
km
2
/năm.
1.3.4. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Có 3 huyện miền núi thuộc tỉnh Hải Hng và Ninh Bình.
- Địa mạo - thổ nhỡng:
Địa hình đồi bằng thoải nơi tiếp giáp với địa hình đồi - núi thấp vùng Đông Bắc và Tây Bắc,
nằm ven rìa của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các loại đất xen kẽ phức tạp, bao gồm nhón đất đỏ
vàng, đất xám bạc màu, đất dốc tụ thung lũng và đất phù sa.
- Khí hậu - thuỷ văn:
Là vùng có lợng ma trung bình: Chí Linh: 1528mm. Nho Quan: 1908mm. Tháng năm có
60-85 ngày nhiệt độ dới 15
0
C, có 4 - 5 tháng liên tục ma vợt 2000mm gây úng lụt ở khu
vực thấp trũng.
Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có lợng dòng chảy năm từ 30-351/s/km
2
, lợng cát
bùn trên 120 triệu m
3
. Nhng do nằm ở địa hình cao nên vấn đề tới cho cây trồng gặp nhiều
khó khăn.
1.3.5. Vùng Bắc Trung Bộ
Có 12 huyện vùng cao và 12 huyện miền núi thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
- Địa hình:
Đặc điểm nổi bật nhất của vùng là thuộc dải núi Trờng Sơn Bắc với các sờn dốc đổ về biển
Đông và bị chia cắt bởi các thung lũng và núi chạy ngang ra biển.
Địa hình núi trung bình và cao tập trung ở các huyện vùng cao, dọc trên biên giới Việt
Lào. Lớp phủ thổ nhỡng chủ yếu là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, có tầng đất mỏng,
sờn dốc.
Địa hình đồi, núi thấp, bị chia cắt mạnh. Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên các loại đá
mẹ khác nhau chiếm hầu hết diện tích bị xói mòn rửa trôi mạnh.
13
- Địa chất:
Cấu tạo địa chất và các tập hợp đá mẹ tạo thành đất chủ yếu là:
Dải Trờng Sơn Bắc đợc hình thành trên nền địa chất với 2 nhóm đá chính là macma
axit và trầm tích. Nhóm đá macma axit (chủ yếu là granit) phân bố tập trung ở khu vực
núi cao và trung bình.
Đá trầm tích không vôi hạt thô phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp và khu vực chuyển
tiếp với đồng bằng.
Đá vôi tập trung ở khu vực các huyện miền núi của Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình
là các dải đá vôi chuyển tiếp từ vùng Tây Bắc xuống kết thúc ở các quả núi đá vôi sát
Quảng Trị. Vùng núi tỉnh Thừa Thiên - Huế hầu nh không còn.
Có mấy điểm đáng chú ý:
Khu vực phía Bắc chủ yếu là Thanh Hoá, các đá sét vôi hình thành đất nâu
đỏ trên núi
và đất đen bồi tụ ở thung lũng.
Các đá vôi và đá vôi kết tinh (nh Ninh Bình, Thạch Thành, Thanh Hoá, Kẻ Bàng,
Quảng Bình) không tạo thành các vùng đất phát triển trên đá vôi nh vùng Tây Bắc và
Đông Bắc.
Các khối núi đá vôi (khác hẳn vùng Tây Bắc và Đông Bắc) chỉ phân bố ở vùng đồi núi
thấp (nh Thanh Hoá, Nho Quan, Hoàng Long, Ninh Bình) hoặc ven rìa vùng đồng
bằng.
Các phun trào bazan xuất hiện với quy mô lớn dần từ Nam Thanh Hoá và Bắc Nghệ An
(Bãi Trành, Phủ Quỳ) kết thúc ở Quảng trị với các khối tập trung nh Bến Hải, Gio Linh,
Khe Sanh, Hớng Hoá.
Các đá bazơ macma trung tính nói trên lạo thành các loại đất đỏ có độ phì nhiêu tự nhiên cao.
- Khí hậu - thuỷ văn:
Mùa đông còn tơng đối lạnh, chịu ảnh hởng trực tiếp và mạnh của bão và gió Tây Nam khô
nóng. Lợng ma phân bố không đều. Từ 2368mm ở Tơng Dơng đến 3399mm ở Nam
Đông.
Mạng lới thuỷ văn tha và phân bố không đều. Lợng xâm thực từ 80- 180tấn/ km
2
/ năm.
Do chịu ảnh hởng nặng nề của bão nên thờng gây ra lũ quét. Mùa vụ thiếu nớc ảnh hởng
gay gắt đến cây trồng.
1.3.6. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Có 9 huyện vùng cao và 11 huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Địa mạo thổ nhỡng:
Địa hình núi trung bình và cao tập trung ở các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi tiếp giáp với tỉnh Kon Tum, hình thành trên các khối granit và biến
chất. Loại đất chính gồm có đất mùn trên núi cao và đất mùn vàng đỏ trên núi.
14
Địa hình núi thấp chạy theo sờn phía Đông của dải Trờng Sơn, bị chia cắt mạnh. Nhóm đất
đỏ vàng bị xói mòn rửa trôi mạnh chiếm diện tích chủ yếu trên địa hình này.
- Địa chất:
Địa chất và các tập hợp đá mẹ tạo thành đất của vùng có đặc điểm chính sau:
- Đá macma axit: chủ yếu là granit và riolit, phân bố chủ yếu ở vùng núi dốc từ độ cao sát mặt
biển (các dải núi đâm ngang ra biển nh Bạch Mã) hoặc các núi chạy dọc sát biển khác với
các khối granit phía Bắc. Trong thành phần khoáng vật, hàm lợng các khoáng thạch anh
giàu silic thấp, các khoáng vật phenspat dễ phong hoá hơn nên các loại đất hình thành trên
nhóm đất này ít nhiều khác biệt và ít hạn chế về sử dụng hơn so với đất ở khu vực phía Bắc.
- Đá trầm tích không vôi: phần nhiều phân bố ở vùng đồi núi thấp không tạo thành dải liên tục
nh khối granit.
- Đá bazan và macma bazơ khác: xuất lộ thành khối độc lập từ Bình Định trở vào, có mấy điển
hình đáng chú ý:
Các khối bazan thỏ, phân tán nh ở Quảng Ngãi (huyện Bình Sơn), Phú Yên (huyện Tuy
Hoà): đá bazan lộ trên mặt tạo thành đất bazan nông cạn xơng xẩu.
Các khối bazan lớn tiếp giáp với vùng núi cao và cao nguyên bazan Tây Nguyên nh
phía Bắc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ở cao trình trên dới 1000m.
Khối bazan Bình Thuận: tiếp giáp với vùng bazan thuộc bình nguyên Đông Nam Bộ ở
cao trình trên dới 100m.
- Đá vôi: ở Quảng Nam - Đà Nẵng xuất lộ một số núi đá vôi độc lập không đóng vai trò gì
trong hình thành đất của vùng.
- Khí hậu- thuỷ văn:
Nhiệt độ trung bình lăm từ 25
0
C trở lên, không có mùa đông lạnh, lợng ma phân bố không
đều. Trà Mi: 3740mm, Ba Tơ: 3607mm. Sơn Hoà: 1667mm xuống còn < 1000mm ở các
huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận.
Là vùng bị bão uy hiếp mạnh có gió tây khô nóng, hạn hán và lũ lụt xẩy ra nghiêm trọng.
Mạng lới thuỷ văn hầu hết là các sông ngắn và dốc. Lợng xâm thực xói mòn 100 - 120
tấn/km
2
/ năm.
1.3.7. Vùng Tây Nguyên
Đây là vùng có toàn bộ các huyện đều là huyện vùng cao và miền núi. Trong đó có 39 huyện
vùng cao và 4 huyện vùng núi thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng.
- Địa hình:
- Địa hình núi trung bình và cao thuộc dãy Ngọc Linh và Ch Jang Sin phát triển trên đá
granit và biến chất hình thành nhóm đất mùn trên núi cao và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi.
- Cao nguyên bazan bao gồm các khối Konplong - Kon Hà Nừng, Plei Ku, Buôn Mê Thuộc,
Đăk Mil - Đăk Nông, Đức Trọng, Di Linh - Bảo Lộc... hình thành đất nâu đỏ và nâu vàng
trên bazan khá màu mỡ.
15
- Cao nguyên Ma Đrăk hình thành chủ yếu trên đá granit và cao nguyên Lang Biang, hình
thành trên đá trầm tích và biến chất.
- Bán bình nguyên Easoup có dạng gò đồi thoải phát triển chủ yếu trên đá trầm tích lục
nguyên hình thành nhóm đất xám và đất đỏ vàng.
- Địa hình núi thấp chiếm diện tích lớn của vùng, hình thành trên các đá mẹ khác nhau.
Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích chủ yếu bị xói mòn rửa trôi mạnh.
- Thung lũng và trũng An Khê: Cheo Reo - Phú Túc, Krông Ana- Lăk hình thành ở các độ cao
khác nhau (từ 100-500m) là khu vực tập trung đông dân c và là trọng điểm sản xuất nông
nghiệp của vùng.
- Địa chất:
Đặc điểm địa chất và tập hợp đá mẹ tạo thành ở Tây Nguyên khác hẳn với các vùng sinh thái
khác ở Việt Nam là:
- Các khối biến chất cổ tiền cambri ở khu vực phía Bắc của vùng này.
- Có năm cao nguyên bazan rộng lớn (1,2 triệu ha) phân bố thành vùng tập trung (nh Buôn
Ma Thuật, Plei Ku, Đăk Nông, Kon Hà Nứng, Kon Phong, Đức Trọng) cùng với nhóm đá đa
xít (phần lớn là đá xít andezit) ở Lâm Đồng. Các đá mẹ đã tạo nên lớp vỏ phong hoá và thổ
nhỡng dày có màu nâu đỏ, đỏ thẫm điển hình.
- Nhóm đá trầm tích phân bố thành các khu vực sau:
Trầm tích hạt mịn (có nơi xen biến chất) phổ biến nhất ở vùng đồi núi thấp ở khu vực
trung tâm và phía Đông Nam của vùng nh Krông Ana, Krông Knô (Đăk Lăk) hoặc phía
Bắc vùng Đăk Tô, Sa Thày (Kon Tum) tạo nên các loại đất đỏ vàng khá điển hình.
Trầm tích hạt thô: tập trung nhất ở vùng bán bình nguyên Easoup (Đăk Lăk) tạo nên các
loại đất xám bạc màu, có độ phì tự nhiên thấp và điều kiện sử dụng đất khó khăn nhất.
- Nhóm đá macma axit (chủ yếu là granit và riolit) phân bố tập trung ở 2 dạng địa hình.
Địa hình núi cao và trung bình, thuộc miền nâng trẻ của khối Lang Biang - Ch Jang Sin
(tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk).
Thuộc địa hình núi thấp nh khối Ch Đriu, Sa Thày, Bắc An Khê hoặc lộ ra trên các
cao nguyên đất đỏ bazan.
- Trầm tích bở rời Pleisoxen, Holoxen (còn đợc gọi là phù sa cổ) phân bố ở các bậc thềm cao
của các thũng và thung lũng nh Đăk Tô, Đăk Bla, (tỉnh Kon Tum), Ayunpa (tỉnh Gia Lai),
Krông Ana, Lai (tỉnh Đăk Lăk). Ngoài ra tại các thung lũng còn có các trầm tích hiện đại nh
phù sa sông, suối, sản phẩm dốc tụ.
- Khí hậu - thuỷ văn:
Do vị trí của địa hình đối với hớng gió mùa và do ảnh hởng của đai cao, nên khí hậu của
vùng bị phân dị. Nhiệt độ không khí trung bình năm thay đổi theo đai độ cao nh sau:
Vùng có độ cao 500-800m: Nhiệt độ trung bình 21-230C
Vùng có độ cao 800- 1100m: nhiệt độ trung bình 19-210C
Vùng có độ cao > 1500m: nhiệt độ trung bình 18
0
C
Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 3 - 6
0
C.
16
Vùng có số giờ nắng cao (trừ Đà Lạt, Đăk Gley), các khu vực khác đạt 2000 - 2200 giờ
nắng/năm. Vì vậy những nơi có đủ nớc tới trong mùa khô, hiệu suất quang hợp rất lớn.
Tổng lợng bức xạ cao, lợng bức xạ thực tế nhận đợc tới 120 - 140 KCalo/cm
2
/ năm.
Chênh lệch bức xạ giữa tháng cực đại và tháng cực tiểu không đáng kể.
Lợng ma đạt bình quân 1900mm nhng phân bố không đều theo mùa và khu vực. Mùa
ma từ tháng 4 - 5 đến tháng 9 - 10 tập trung khoảng 85 - 90%
tổng lợng ma năm. Mùa
khô kéo dài 5-6 tháng chỉ nhận đợc 10-15% lợng ma của cả năm. Những khu vực có
lợng ma cao nh Pleiku, Bảo Lộc... Nơi có lợng ma thấp là Cheo Reo, Ayunpa.
Do khí hậu đa dạng ít bị ảnh hởng bão, giá rét, sơng muối... nên Tây Nguyên có thể phát
triển nhiều tập đoàn cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới, có khả năng phát
triển nên sản xuất Nông - Lâm nghiệp toàn diện và ổn định.
Hạn chế lớn nhất là có mùa khô kéo dài và thiếu ẩm trầm trọng, trừ một vài khu vực có lợng
ma phân bố khá đồng đều giữa các tháng trong năm nh Bảo Lộc, Konplong... các nơi khác
cây trồng không cho năng suất cao nếu không đợc tới.
Mạng lới thuỷ văn phân bố không đều, khu vực cao nguyên bazan có mạng lới thuỷ văn
trên mặt tha thớt, nghèo nàn, mùa khô hầu nh không có nớc. Nguồn nớc ngầm có trữ
lợng khá, diện tích tầng chứa nớc rộng (từ 3000 đến 35000km
2
), bề dày tầng chứa nớc từ
20-50m, khả năng khai thác khá thuận lợi do mực nớc ngầm nông và tơng đối ổn định.
Mạng lới thuỷ văn ở địa hình thung lũng và trũng giữa núi khá phong phú, nhng thờng bị
ngập lũ vào mùa ma.
1.3.8. Vùng Đông Nam Bộ
Có 4 huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai, Sông Bé cũ.
- Địa mạo, thổ nhỡng:
Địa hình đồi - núi thấp là những quả đồi - núi sót rải rác ở độ cao từ 200-700m, lớp phủ
thổ nhỡng chủ yếu là đất xám trên đá granit, đất đỏ vàng trên đá granit, đá sét và đá cát.
Địa hình bán bình nguyên bao gồm các dải đồi thoải, lợn sóng nhẹ ở độ cao 200-300m,
lớp phủ thổ nhỡng chủ yếu là đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan.
- Địa chất:
Đá granit phân bố rải rác trên các đồi núi thấp, thành phần đá giàu thạch anh hạt thô,
nên đất tầng mỏng nhiều sạn cát.
Đá trầm tích lục nguyên chủ yếu là đá sét hạt mịn tạo nên tầng đất dày và trung bình
chiếm đa số phát triển trên địa hình đồi núi thấp.
Đá bazan phân bố rộng rãi trên địa hình bán bình nguyên, là loại dá bazan giàu olivin
tạo nên đất dày chiếm đa số, phát triển trên địa hình đồi thoải.
- Khí hậu- thuỷ văn:
Đây là vùng có nền nhiệt độ cao quanh năm, không có mùa đông lạnh, ít gió bão, có lợng
ma lớn và phân hoá theo mùa. Nằm trong khu vực có lợng ma khá cao từ l 800-2 500mm
và phân làm 2 mùa: mùa ma kéo dài 6 tháng chiếm > 80% lợng ma của cả năm, 6 tháng
còn lại mùa khô có lợng ma thấp, chỉ chiếm < 20% lợng ma năm.
17
Do nằm ở địa hình cao của vùng, vì vậy mạng lới thuỷ văn khá tha thớt, chủ yếu là các con
suối đầu nguồn của sông Đồng Nai, ít có giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
1.3.9. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
Chỉ có 2 huyện miền núi là Tịnh Biên, Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang.
- Địa mạo - thổ nhỡng:
Là vùng đồi - núi sót của dãy núi từ Căm Pu Chia lan sang. Tuy độ cao tuyệt đối thấp, nhng
có độ cao chênh lệch lớn so với vùng đồng bằng thấp, bằng phẳng, bao bọc xung quanh. Lớp
phủ thổ nhỡng chủ yếu là nhóm đất xám và đất đỏ vàng trên đá trầm tích, sét kết.
- Khí hậu - thuỷ văn:
Nằm trong vùng có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm: 26- 27
0
C, lợng ma trung
bình 1 400- 1 500mm/năm.
Do nằm ở địa hình cao, nên hàng năm hoàn toàn không bị ngập lụt nh các khu vực xung
quanh, đồng thời cũng gặp khó khăn trong việc tới nớc cho cây trồng.
1.3.10. Nhận xét chung:
Kết quả nghiên cứu đánh giá các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các tỉnh
huyện vùng cao, miền núi có các mối quan hệ chính sau:
Có mối quan hệ giữa địa hình và đất.
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa các tập hợp đá mẹ tạo thành lớp phủ thổ nhỡng.
Mối quan hệ tổng hợp của các yếu thành thành đất:
- Quan hệ giữa yếu tố địa hình và đất:
chủ yếu là sự phân hoá theo đai cao: càng lên cao nhiệt
độ càng giảm dần, trong quy luật phổ biến này, các loại đất có xu hớng phát triển nh sau:
Càng lên cao quá trình tích luỹ chất hữu cơ càng tăng, song tích luỹ mùn hữu hiệu
(nguồn cung cấp dinh dỡng trực tiếp cho cây trồng) càng giảm.
Quá trình tích luỹ sắt tự do giảm, tích luỹ silic và nhôm tăng, đất có màu sắc nhạt dần.
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm quá trình phong hoá lý hoá học yếu đi, vỏ phong hoá
và đất mỏng dần. Do vậy đất vùng núi cao có tầng mỏng không chỉ do hậu quả của xói
mòn mà do lớp phủ thổ nhỡng mỏng sẵn vốn có
- Mối quan hệ giữa địa chất - thổ nhỡng:
chủ yếu là mối quan hệ phát sinh học. Đá mẹ vừa
là nguồn cung cấp vật liệu tạo đất tại chỗ, vừa là nguồn cung cấp các vật liệu di chuyển theo
các quy luật sinh địa hoá dới tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Các tập hợp đá mẹ và mẫu
chất hình thành đất khá đa dạng và phong phú cả về nguồn gốc phát sinh và thành phần
khoáng vật, hoá học chủ yếu là macma axit (granit) các đá biến chất (gơnai, phiến mi ca).
Trầm tích không vôi có thành phần hạt mịn cao nh phiến sét và thành phần hạt thô chiếm u
thế nh đá cát, dăm cuội kết, trải qua các quá trình phong hoá, trên các loại đá mẹ khác nhau
đã hình thành lớp phủ thổ nhỡng đa dạng, song những đặc điểm cơ bản của thành phần và
tính chất đá mẹ vẫn thể hiện rõ ở lớp phủ thổ nhỡng, đặc biệt khi xem xét mối quan hệ: địa
18
chất (theo thành phần thạch học), mẫu chất (đá mẹ đang phong hoá) - thổ nhỡng (lớp đất
trên cùng vỏ phong hoá) ta có thể gộp vào các nhóm sau:
Nhóm đá biến chất: Phát triển trên các loại đất đỏ vàng có lớp và vỏ phong hóa dày, tơi
xốp, đặc biệt lớp mẫu chất rất mềm bởi bộ rễ cây phát triển nhanh chóng ngay ở lớp vỏ
phong hoá này, đặc điểm này thấy rõ nhất ở khối biến chất cổ của núi Con Voi (Yên Bái,
Lao Cai), khối núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum).
Nhóm đá macma axit nh granit, riolit: hình thành phổ biến các loại đất vàng đỏ, vàng
nhạt, có lớp phong hoá mỏng hơn và cứng rắn hơn hẳn so với vùng đá biến chất. Thành
phần cát hạt thô (cát, bụi giàu silic) chiếm tỷ lệ cao: lớp phủ thổ nhỡng do đó cũng
mỏng và dễ bị rửa trôi các chất dinh dỡng, khả năng phát triển bộ rễ cây cũng bị hạn
chế rõ rệt.
Nhóm đá sét: thành phần hạt mịn cao, tạo ra các loại đỏ vàng tơng tự nh trên nhóm
biến chất.
Nhóm đá cát: giàu thạch anh, nghèo sắt nhôm, tạo nên những loại đất vàng nhạt, vỏ
phong hoá và đất mỏng, đất bị suy thoái, bạc màu nhanh chóng.
Trên vùng đá vôi: hình thành nhiều loại đất khác nhau phụ thuộc chặt chẽ vào thành
phần đá mẹ và sự di chuyển hợp chất chứa can xi cacbonat trong đá nh:
- Đất nâu đỏ phát triển trên đá vôi sét. Sét vôi, can xi bị rửa trôi mạnh, tích luỹ nhiều sắt
trong đất.
- Đất đen tại chỗ phát triển trên núi đá vôi giàu CaCO
3
- Đất đen bồi tụi ở các thung lũng đá vôi, tích luỹ các hợp chất canxi từ trên đa xuống.
- Mối quan hệ tổng hợp của các yếu tố đến đất:
Dới tác động tổng hợp của các yếu tố tự
nhiên và nhân sinh đã tạo ra các lớp phủ thổ nhỡng vùng đồi núi hết sức đa dạng, sự phân bố
lại vật chất theo quy luật sinh - địa hoá đã tạo nên các loại đất khác nhau theo vùng sinh thái
sẽ đợc giới thiệu cụ thể ở các phần sau.
19
Chơng 2
CáC QUá TRìNH THổ NHƯỡNG CHủ ĐạO
ở MIềN NúI Và VùNG CAO VIệT NAM
Lớp phủ thổ nhỡng hiện tại đợc hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố và quá
trình tạo đất. ở vùng núi kéo dài từ Bắc tới Nam do quá trình địa chất phức tạp hình thành
nhiều nhóm đá mẹ tạo đất có thành phần và tính chất khác nhau, địa hình (độ cao, độ dốc) đa
dạng, và hơn nữa khí hậu thời tiết rất biến đổi về chế độ nhiệt ẩm nên đã hình thành nhiều loại
đất khác nhau. Những đặc tính cơ bản của đất đai nh độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất mịn,
thành phần cơ giới, độ phì nhiêu, chế độ nớc và nguồn nớc, đặc điểm khí hậu của vùng đất
núi là những yếu tố tác động tổng hợp đến các quá trình hình thành bỏ phong hoá và lớp phủ
thổ nhỡng. Các quá trình thổ nhỡng chủ đạo ở vùng đồi núi nớc ta là:
2.1. Quá trình phong hoá
ở điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm Việt Nam, đặc điểm cơ bản của các quá trình phong hoá hoá
học mạnh hơn quá trình phong hoá vật lý, nền nhiệt độ cao, nớc nhiều do có lợng ma lớn
và ẩm độ cao là tác nhân tạo nên phong hoá hoá học mạnh mẽ. Trong nớc có chứa nhiều
chất phản ứng vô cơ và hữu cơ... làm biến đổi thành phần khoáng vật và thành phần hoá học
của đá mẹ, đá mẹ bị phong hoá vụn bở tiếp tục phong hoá tạo đất. Có thể quan sát thấy đá mẹ
phong hoá vụn bở tiếp tục phong hoá tạo đất. Có thể quan sát thấy đá mẹ phong hoá biến đổi
hoàn toàn thành phần khoáng vật và hoá học nhng vẫn giữ nguyên đợc kiến trúc và hình
dáng sắp xếp của đá mẹ ban đầu cha phong hoá. Đặc điểm này thờng quan sát thấy ở
những vùng đá phiến, thí dụ điển hình đã đợc mô tả kỹ ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, lớp
đất mịn dày 0,95m, lớp đá mẹ phong hoá triệt để mền nhng vẫn giữ nguyên hình dáng đá mẹ
đến độ sâu 10m, từ 10 - 14m đá mẹ phong hoá yếu hơn tầng trên ít cứng chắc hơn đá mẹ cha
bị phong hoá.
Do phong hoá hoá học mạnh nên những đá mẹ tạo đất có thành phần khoáng vật và hoá học
khác nhau có cờng độ phong hoá khác nhau. Thông thờng những đá mẹ nào chứa nhiều
khoáng vật bền vững với phong hoá hoá học thì phong hoá yếu, thí dụ đá granit chứa nhiều
thạch anh và những khoáng bền khác khi phong hoá tạo bầng đất mỏng và đá lộ trên mặt đất
nhiều bền vững theo thời gian, có thể quan sát dọc đờng quốc lộ ở Đèo Cá, Hải Vân...
Những vùng đất này sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều trở ngại (nhng khai thác vật liệu
xây dựng nh đá chẻ, đá xẻ, cát sỏi có giá trị lớn). Ngay cả vùng bazan cũng có loại bazan
cấu trúc bền vững và nhiều khoáng bền khó phong hoá hoá học, hiện tại là những vùng đất
bazan nông cạn có nhiều đá lộ đợc khai thác để trải đờng và vật liệu xây dựng nh ở Tây
Nguyên.
Những đá mẹ có thành phần khoáng vật và thành phần hoá học dễ bị phong hoá hoá học có
quá trình phong hoá nhanh và tuỳ theo đặc điểm địa hình và chế độ nớc cho tầng đất mịn
dày mỏng khác nhau. Nhìn chung tầng đất mịn thờng dày, lớp vỏ mịn dày, ít dốc, có độ phì
nhiêu cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nhất là cà phê, cao su. Đất đỏ vàng trên
đá phiến trung du và miền núi Bắc Bộ lớp vỏ phong hoá sâu hàng chục mét, địa hình dốc, bào
mòn và rửa trôi bề mặt mạnh, đất chua, tuy canh tác nơng rẫy từ lâu đời đã thoái hoá nhng
khả năng khai thác còn lớn. Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè truyền thống ở
nớc ta, vùng nguyên liệu giấy và nhiều vùng quế đặc sản có chất lợng cao. Đồng bào các
20
dân tộc sống ở những vùng đất này nhìn chung đời sống tơng đối ổn định và có điều kiện cải
thiện tốt hơn.
Quá trình phong hoá tạo đất trong điều kiện nhiệt đới ẩm, nhiệt độ cao nên xảy ra nhanh, khó
có thể phân biệt đợc tuổi địa chất của đá mẹ cổ sinh hay tân sinh liên quan đến mức độ
phong hoá đá mẹ tạo đất.
Theo đó độ cao vùng núi nớc ta nhiệt độ giảm đi, thông thờng dới 900m độ cao so với mặt
biển, khí hậu nóng ẩm. Từ 900m đến 1800-2000m khí hậu mát mẻ hơn, lên cao trên 1800-
2000 m khí hậu lạnh, mùa đông có thể có băng giá hoặc tuyết rơi, tuy diện tích không nhiều
và tập trung ở các vùng đỉnh núi nhng cũng cần đợc quan tâm vì có thể thích hợp với những
cây quý hiếm vùng á nhiệt đới và ôn đới nh các loại cây thuốc quý hiếm.
Sản phẩm phong hoá tạo đất nhiệt đới ẩm Việt Nam trong điều kiện lợng ma cao thờng
chứa ít các chất kiềm và kiềm thổ, và ít cả silic làm cho sắt và nhôm tăng lên một cách tơng
đối. Hàm lợng sắt cao (phần nhiều ở các dạng oxyt khác nhau) là nguyên nhân sinh ra màu
đỏ và vàng của các sản phẩm phong hoá và đất. Tên gọi "đất đỏ vàng'' trong bảng phân loại
đất Việt Nam cũng xuất phát từ đặc điểm này của quá trình phong hoá nhiệt đới ẩm. Khoáng
sét trong đất nhóm caolinit chiếm u thế, nhiều oxyt sắt và nhôm; chính vì vậy mà dung tích
hấp thu của đất thấp.
Quá trình phong hoá đá mẹ tạo đất ở vùng núi nớc ta nh đã trình bày đặc điểm chung ở
trên, liên quan đến hình thành đất và sử dụng đất, có một số đặc trng sau:
1. Quá trình phong hoá sâu sắc đá mẹ tạo đất, lớp vỏ phong hoá dày có thuận lợi là thờng
cho tầng đất mịn dày, tạo cho lớp phủ thực vật sinh trởng và phát triển tốt. Cùng với đặc
điểm khí hậu nóng ẩm và ma lớn, thông thờng mùa ma kèo dài 6 tháng hoặc hơn nữa nên
canh tác nhờ nớc trời thuận lợi, một số cây công nghiệp dài ngày không cần tới (nh cao
su) ở các tỉnh phía Bắc cà phê và chè không cần tới cũng có thể cho năng suất khá. Do thuận
lợi về đất đai và khí hậu, nên canh tác nơng rẫy mở rộng đã tàn phá nhiều diện tích rừng .
Độ phì nhiêu đất đai miền núi giảm thấp chính do canh lác nơng rẫy gây ra.
2. Thành phần khoáng và cấu trúc đá mẹ không những làm cho cờng độ phong hoá khác
nhau mà còn phát sinh các loại đất có tính chất và độ phì nhiêu khác nhau. Có thể tạm chia ra
4 nhóm đá mẹ phong hoá tạo đất khác nhau đáng kể:
Đất macma bazơ và trung tính: có rất ít khoáng bền trong quá trình phong hoá, lớp vỏ
phong hoá và đất dày. Đất có thành phần cơ giới nặng nhng tơi xốp, canh tác thuận lợi,
phần lớn diện tích đất ít dốc.
Trầm tích sét và phiến biến chất: lớp vỏ phong hoá và đất dày, đất ít tơi xốp hơn đất
bazan. Độ dốc rất thay đổi nhng tỷ lệ diện tích đất dốc khá lớn nên quá trình rửa trôi
xói mòn đất dẫn tới tầng đất mịn mỏng. Thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng: đá
mẹ nhiều khoáng vật chứa kali nên hàm lợng kali trong đất khá cao so với những loại
đất khác.
Nhóm đá chứa nhiều khoáng bền trong quá trình phong hoá: granit, cát kết thạch anh,
dăm cuội kết thạch anh... sản phẩm phong hoá để lại nhiều cát, sỏi cuội cứng chắc.
Tầng đất mịn thờng mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, đất lẫn nhiều sỏi cuội và trên mặt
đất thờng có đá lộ đầu. Vùng đất granit thờng có độ dốc cao, địa hình hiểm trở, đi lại
khó khăn.
Quá trình cácbonnát hình thành các loại đất đen, đất tích cacbonat trên nhóm đá vôi.
Thành phần của đá vôi chủ yếu là cacbonat canxi (CaCO
3
), lẫn sét và một số khoáng vật khác.
Quá trình phong hoá đá vôi chủ yếu là quá trình hoà tan, nớc có nhiều axit hữu cơ và vô cơ
hoà tan đá vôi càng nhanh. ở nớc ta ma nhiều, đá vôi bị phong hoá mạnh thể hiện ở hình
dáng núi đá vôi lởm chởm nhọn và tạo nhiều hang động. Dung dịch hoà tan muối canxi dạng
21
cacbonat axit canxi Ca (HCO
3
)
2
gặp không khí kết tủa lại CaCO
3
dạng thạch nhũ trong các
hang động và kết von vôi trong đất. Vùng núi đá vôi Cao Bằng - Lạng Sơn rất phổ biến, đất
có kết von vôi có phản ứng kiềm, bón phân đạm hiệu quả thấp do hiện tợng mất đạm trong
đất.
Đất đá vôi hình thành chủ yếu do phần cặn của đá vôi. Vì vậy với lợng cặn thấp trong đá,
đất đá vôi chiếm ít diện tích so với diện tích núi đá. Theo thống kê diện tích toàn quốc, núi đá
vôi chiếm hơn 1 triệu ha, đất đá vôi khoảng 360 nghìn ha và đất bằng ảnh hởng cacbonat
khoảng 21 nghìn ha. Điểm đáng chú ý là vùng đất đá vôi có nhiều hang động hiện tợng
caxtơ ở vùng đá vôi gây mất nớc nhanh. Đất đá vôi vùng cao ở Cao Bằng và Sơn La rất khô
hạn về mùa khô, khó khăn cho sản xuất và đời sống. Vùng cao đá vôi điều kiện sống các dân
tộc khó khăn hơn vùng cao trên đá macma bazơ khác.
Trên các đá mẹ bazơ khác: kết quả giải phóng các hợp chất giàu canxi, manh trong nhóm đất
mẹ siêu bazơ (secpentinit...) bazơ (bazan, gabrô...) đã hình thành vỏ phong hoá cacbonat và
các loại đất đen giàu CaCO
3
và MgCO
3
. Cần phân biệt 2 trờng hợp.
Đất đen hình thành tại chỗ: quanh miệng núi lửa cũ.
Đất đen bồi tụ: các hợp chất giàu cácbonat di chuyển từ nơi khác (vùng cao) tích luỹ ở
các vùng thấp tạo thành các loại đất đen bồi tụ. Các loại này phân bố nhiều ở các trũng
và thung lũng cao nguyên bazan Tây Nguyên.
2.2. Quá trình tích luỹ kết von đá ong trong đất
Nh đã trình bày ở phần trên, sản phẩm phong hoá ở vùng núi nớc ta chứa nhiều oxit sắt
nhôm. ở trạng thái ẩm yếm khí sắt hoá trị 2 di dộng, do vậy vùng núi cao ẩm ớt quanh năm
đất tích luỹ ít sắt có màu nhạt hơn. Vùng núi thấp mùa khô đất ở trạng thái hoá khí, sắt tích
luỹ nhiều tạo cho có màu đỏ vàng điển hình. Cũng chính sự xen kẽ mùa ma và mùa khô dẫn
tới hình thành kết von đá ong trong đất.
Quy luật phân bố kết von phổ biến nhất là chúng thích ứng theo từng loại địa hình nhất định.
Vùng núi cao ẩm ớt quanh năm kết von không hình thành; vùng núi thấp vùng đồi và cao
nguyên có mùa khô ngắn hoặc dài thì kết von và đá ong đợc hình thành có sự liên quan mật
thiết đến điều kiện địa hình và nớc mạch ngầm. ở vùng đồi kết von nhiều nhất, kết von
chùm hình thành nhiều nhất ở vùng chân đồi là nơi chuyển tiếp từ đồi xuống vùng thung lũng
bằng. ở đây các luồng nớc trong đất và nớc mạch ngầm bên sờn chảy mạnh nhất, xuống
đến chân đồi chảy chậm lại và dâng sát mặt đất tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hoá
hình thành kết von. Khoảng dao động mực nớc ngầm mùa ma và mùa khô là tầng tích luỹ
kết von, kết von chùm liên kết với nhau tạo thành đá ong.
Đất vùng đồi cũng thấy có tích tụ thứ cấp của kết von do các mảnh vụn đá gốc và khoáng vật
cha phong hoá bị oxyt sắt bao bọc, kết von loại này thờng gọi là kết von giả.
Thành phần chính của kết von là oxyt sắt, silic và nhôm. Kết von cứng chắc lạo thành tầng
cứng rắn trong đất, kết von dày đặc làm mất khả năng sản xuất của đất. Trong phân loại đất
phân chia ra loại đất xói mòn trơ sỏi đá riêng, đại bộ phận là đất trơ kết von. Diện tích loại
đất này toàn quốc có 342,3 nghìn ha, trong đó các tỉnh, huyện miền núi và vùng cao 157
nghìn ha.
Các loại kết von thờng gặp ở nớc ta:
Kết von sắt: hàm lợng oxyt sắt chiếm tỷ trọng lớn, có thể tới trên dới 50%
trọng lợng
kết von.
22
Kết von nhôm: hàm lợng oxyt nhôm có thể 20-40% có vùng tập trung thành mỏ quặng
Bôxit ở Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong vùng sản phẩm phong hoá của bazan.
Kết von vôi: thành phần kết von chủ yếu là cácbonat canxi, loại kết von này hình thành
trong vùng đất có nớc ngầm giàu canxi. Kết von vôi thờng mềm hơn các loại kết von
khác. Phân bố chủ yếu ở các thung lũng thuộc vùng đá vôi Cao Bằng - Lạng Sơn.
Ngoài ra còn có kết von Ma ngan và kết von hỗn hợp đa dạng về thành phần hoá học.
2.3. Quá trình mùn hoá
Vai trò mùn trong đất có tác dụng làm tăng dung tích hấp thu của đất, tạo cấu trúc đất tơi xốp,
tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt, vì phần lớn lợng rễ cây phân bố lớp đất 0-30cm.
Nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất là thảm thực vật, hàng năm cành lá rơi rụng trong rừng
có thể lới 8,5 đến 22 tấn/ha, thân rễ thực vật chết hàng năm cũng để lại khối lợng chất hữu
cơ lớn. Sự phân huỷ chất hữu cơ đợc thực hiện nhanh chóng trong điều kiện nhiệt đới ẩm,
trớc tiên là côn trùng (nhất là mối) phân huỷ thảm khô và sau đó vi sinh vật tham gia biến
đổi tiếp theo để hình thành các chất mùn là các hợp chất hữu cơ cao phân tử có cấu trúc đặc
biệt. Nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất là thảm thực vật, do vậy tầng đất mặt dày khoảng
20-30 cm là tầng giàu hữu cơ và mùn nhất trong phẫu diện đất, có lợng dự trữ lớn các chất
dinh dỡng trong đất.
Càng lên cao quá trình phân giải xác hữu cơ càng chậm hơn và do nhiệt độ thấp nên quá trình
khoáng hoá giảm, hàm lợng mùn trong đất cao hơn, có tầng thảm mục, thờng gọi là đất
mùn thô trên núi cao.
Tỷ lệ cacbon của axit Humic trên cacbon axit Fulvic đất núi thấp thờng nhỏ hơn 1 thể hiện
rõ axit Fulvic trong thành phần mùn trội hơn axit Humic. Đây là đặc trng cho đất đỏ vàng
hình thành trong điều kiện nóng ẩm, nghèo bazơ. Chỉ có ở đất giàu bazơ nh đất đen trên đá
bọt núi lửa, đất mùn trên núi cao tốc độ phân giải chất hữu cơ chậm có axit Humic trội hơn
axit Fulvic; tỷ số cacbon axit Humic trên cacbon axit Fulvic biến động trong khoảng từ 1 đến
2.
Những đất có hàm lợng hữu cơ khoảng 3% trở nên đợc xếp vào đất thuận lợi cho canh tác,
đất dới 1% vào loại rất nghèo hữu cơ canh tác phải bón nhiều phân hữu cơ cho đất đã bị kiệt
màu.
Canh tác nơng rẫy ở miền núi làm giảm nhanh hàm lợng hữu cơ trong đất, vì vậy chỉ làm
đợc vài vụ phải bỏ hoang cho thảm thực vật khôi phục độ phì nhiêu đất đai. Do canh tác
nơng rẫy diện tích rừng đã bị phá lớn gấp nhiều lần diện tích thực canh tác.
2.4. Quá trình bồi tụ hình t
h
àn
h
đất bằng ở miền núi
Miền núi đất dốc chiếm tỷ lệ lớn, quá trình rửa trôi xói mòn đất dốc đã lắng đọng sản phẩm ở
các thung lũng, có thể là sản phẩm phù sa ven suối. Những cánh đồng phù sa diện tích lớn ở
miền núi là nơi dân c đông đúc, trọng điểm sản xuất nông nghiệp canh tác lúa nớc trên đất
bằng và cây trồng cạn trên đất dốc.
Thống kê diện tích đất các cánh đồng ở miền núi cho thấy những vùng đồng bằng lớn tập
trung ở Tây Nguyên: Đạ Tẻh (Lâm Đồng) khoảng 40 nghìn ha, Easoup (Đăk Lăn) 60 nghìn
ha, Krông Ana (Đăk Lăn) 20 nghìn ha, Ajunpa (Gia Lai) 170 nghìn ha, Dakbla (Kon Tum) 5
nghìn ha. ở Tây Nguyên không những tiềm năng đất bazan lớn mà còn có nhiều vùng đất
23
bằng lớn cần đợc khai thác triệt để trồng cây lơng thực: ngoài các vùng trên còn nhiều vùng
đất bằng lớn cha đợc khảo sát kỹ nh vùng đất bằng Bắc Easoup thuộc huyện Ch Prông,
thung lũng An Khê thuộc tỉnh Gia Lai.
ở Trung du miền núi Bắc Bộ có 4 cánh đồng lớn Điện Biên, Văn Chấn quy mô diện tích cánh
đồng bằng xấp xỉ 10 nghìn ha; Phù Yên, Than Uyên quy mô trên 5 nghìn ha. Đồng bào Thái
sống tập trung canh tác lúa nớc. Cánh đồng Hoà An, Tràng Định diện tích dới 5 nghìn ha
cũng là những tụ điểm dân c đồng bào Tày, Nùng sinh sống.
Những vùng đất bằng ở miền núi diện tích nhỏ hoặc lớn đều rất quan trọng đối với sản xuất
lơng thực. Nếu thâm canh tăng năng suất tốt sẽ giảm bớt canh tác nơng rẫy phá rừng.
2.5. Các quá trình k
h
ác
Các quá trình khác thờng thấy ở vùng đồi núi nh trợt đất. Trợt đất đá thờng xảy ra vào
mùa ma. Do lớp vỏ phong hoá dày, về mùa ma lớn không những xói mòn bề mặt mạnh,
rửa trôi sản phẩm phong hoá và đất từ nơi cao dốc xuống địa hình thấp gây ra hiện tợng
trợt đất đá. ở địa hình dốc khi nớc trong đất bão hoà thấm xuống sâu tiếp xúc với lớp đất
đá có độ thấm và giữ nớc kém hơn dễ sinh ra các mặt trợt làm cho lớp đất đá bên trên trợt
xuống thấp. Việc làm đờng giao thông ở vùng đất dốc xẻ núi đã tạo điều kiện thuận lợi cho
đất trợt. ở chân núi đá vôi thờng xảy ra hiện tợng đá lăn từ vách núi xuống. Ngay cả
vùng bazan cũng thờng xảy ra đất trợt.
Vùng núi cao dốc cần lu ý hiện tợng này để bố trí khu dân c và các công trình giao thông
xây dựng để tránh thiệt hại đến sản xuất và đời sống.
24
Chơng 3
PHÂN LOạI ĐấT MIềN NúI VùNG CAO
Tổng diện tích tự nhiên các tỉnh huyện miền núi và vùng cao Việt Nam là 20.112,1 nghìn ha,
trong đó diện tích đất 19.961,1 nghìn ha, chiếm 63% diện tích tự nhiên toàn quốc.
Theo chú dẫn bản đồ đất Việt nam tỷ lệ 1/1.000.000 các tỉnh miền núi và vùng cao nớc ta có
11 nhóm và 31 đơn vị đất (theo thứ tự từ cao xuống thấp) nh sau:
3.1. Các loại đất chính miền núi vùng cao
3.1.1. Nhóm đất mùn Alit và mùn thô than bùn núi cao
(phân bố ở độ (cao
2000m).
Diện tích 193.570 ha tơng đơng 1% diện tích các tỉnh huyện miền núi và vùng cao Việt
Nam (TDTN). Có ở các tỉnh núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Ch Jang Sin,
thuộc đai cao từ 2000m trở lên. Khí hậu hầu nh lạnh, ẩm quanh năm, nhiệt độ không khí
bình quân < 15
0
C, đỉnh Phăng Xi Păng và một số ngọn núi phía Bắc mùa đông thờng có
băng giá. Thực vật thờng là địa y, đỗ quyên, trúc lùn và một số cây lá kim ôn đới.
Do ở điều kiện nhiệt độ thấp, tốc độ phong hoá yếu, đất thờng có tầng mỏng, lẫn nhiều mảnh
vụn của đá nguyên sinh. Trên mặt đất luôn quan trắc thấy tầng thảm mục hoặc lớp thô than
bùn trên núi. Quá trình hình thành và tích luỹ mùn là quá trình hình thành đất chủ đạo của
nhóm này.
Nhóm gồm 2 đơn vị:
- Đất mùn Alit núi cao
- Đất mùn thô than bùn núi cao
Vì đất mùn thô than bùn núi cao diện tích quá nhỏ (chỉ có ở đỉnh Phăng Xi Păng) nên đợc
gộp chung với đất mùn Alit núi cao để mô tả đặc điểm.
Đại diện là 2 phẫu diện: 356: lấy tại cao điểm 1950m thuộc huyện Phong Thổ (Lai Châu) và
phẫu diện 396 lấy tại cao điểm 2900m thuộc huyện Sa Pa (Lào Cai).
Hình thái phẫu diện 356:
Ao (0-1cm): Lớp thảm mục ẩm ớt
AoA1 (1-7cm): Đen nâu (5YR3/2.m.) Cát pha, rất ẩm, nhiều rễ cây chằng chịt, cấu trúc
hạt, không bền, rất xốp, bùng nhùng, chuyển lớp khá rõ.
A1 (7-27cm): Xám, nâu đen (5YR3/2.M.) ẩm ớt, cát pha, cục nhỏ, dễ vỡ, tơi xốp,
nhiều rễ cây, chuyển lớp rõ.
Af (27-32cm): Nâu xám trắng (5YR7/1.M), ẩm ớt, cát pha, không cấu trúc, lẫn nhiều ổ
sét trắng, chuyển lớp từ từ.
25
Bảng 3.1. Kết quả phân tích thành phần cơ giới phẫu diện 356
Độ sâu lấy mẫu (âm) Sét (%) Cát (%)
1 - 6 5 75
12 - 22 8 70
28 - 34 10 73
40 - 50 8 80
70 - 80 4 91
Nhận xét: Tỷ lệ sét trong đất thấp (~ 10%) và có xu hớng di chuyển theo chiều sâu phẫu
diện. Phần lớn đất mùn trên núi cao tầng mỏng, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, ít có ý nghĩa
trong sản xuất nông nghiệp.
Kết quả phân tích đặc tính hoá lọc của loại đất này cho thấy:
- Đất có phản ứng chua (pH
KCI
= 3,9 - 4,1 ), độ bão hoà bazơ thấp, giàu mùn và đạm tổng
số (4,8 - 15,5% và 0,16 - 0,32%)
- Thành phần mùn của đất phần lớn là axit funvic và hàm lợng tơng đối của xít mùn
càng xuống sâu càng tăng.
- Lợng oxyt sắt trong đất thấp, trái lại lợng oxyt nhôm cao. Tỷ lệ SiO
2
/Al
2
O
3
tăng dần
từ 3,4 - 4,8 theo chiều sâu của phẫu diện, chứng tỏ quá trình tích luỹ tơng đối oxyt
nhôm và tích luỹ oxyt silic.
3.1.2. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Phân bố ở đai cao: Miền Bắc 900 - 1800 - 2000m
Miền Nam > 1000-2000m.
Do phân bố ở đai cao lên khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng dới, nhiệt độ bình quân năm 15-20
0
C,
so với vùng đồi thảm thực vật còn tốt hơn, nhiều khu vực nh Khân Đức, Hiên, Giằng (Quảng
Nam), Ngọc Linh (Kon Tum), Ch Jang Sin (Đăk Lăk), Lang Biang (Lâm Đồng)... còn giữ
đợc khá nhiều diện tích rừng nguyên sinh. Vì địa hình cao, dốc nhiều, chia cắt mạnh nên
những nơi mất rừng đất bị xói mòn mạnh.
Diện tích nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi 3.239.717 ha, chiếm 16,14% TDTN, gồm 5 đơn vị:
- Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi (ký hiệu Hv):
Diện tích 66.148 ha chiếm 2% diện tích nhóm đất và 0,3% TDTN, có mặt tại cao nguyên
Đồng Văn- Mèo Vạc, Quản Bạ, Phong Thổ, Sình Hồ, Tủa Chùa, Mộc Châu. Tuy ở địa hình
cao nhng ít dốc, tầng đất dày, tơi xốp cấu tợng tốt, tầng mùn khá dày, thành phần cơ giới
trung bình đến nặng.
Phẫu diện 234 lấy tại độ cao 950m phía Nam nông trờng Mộc Châu tiêu biểu cho đơn vị đất
này.