Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG THỊ MẾN

LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ CÁC
HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG
ĐỒNG TẠI THÔN LÀNG CÁT, XÃ ĐAKRÔNG, HUYỆN
ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2011



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức
quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng
đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh
nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan, nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền
vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng
dân tộc sống trong và gần rừng.
Trong những năm trước đây dân số ít, nhu cầu sinh kế của người dân chưa lớn,
chưa đa dạng vì thế nguồn tài nguyên rừng về cơ bản có thể đáp ứng được. Bên
cạnh đó, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số việc quản lý tài nguyên rừng có sự trợ


giúp đắc lực của các định chế, luật tục truyền thống trong cộng đồng và trong một
thời gian dài trước đây chúng đã phát huy hiệu quả tốt, do vậy mà tài nguyên rừng
được bảo vệ một cách tương đối tốt. Nhưng hiện nay, nhu cầu của người dân tăng
cao, sự phát triển mạnh về dân số, vấn đề di dân tự do, khai phá đất rừng để sản xuất
làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng tài nguyên rừng. Chính điều đó đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mơi trường sống, đến nhận thức, cách đối xử của người
dân với tài nguyên rừng.
Theo quyết định số 106/2006/QĐ -BNN về việc ban hành hướng dẫn quản lý
rừng cộng đồng dân cư thôn thì khái niệm “Rừng cộng đồng” được hiểu là rừng
được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư thôn để sử dụng rừng ổn định, lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.


Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại lâu đời, nó gắn liền với sự sinh tồn và

tín ngưỡng của cộng đồng dân cư sống gần rừng, cùng với việc thực hiện chính sách
giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư nhằm tạo điều kiện cho người dân phát
triển kinh tế, thoát nghèo, gắn phát triển kinh tế với việc bảo tồn bản sắc văn hóa
dân tộc.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, bước đầu thực hiện giao rừng tự nhiên cho cộng
đồng quản lý tại một số xã ở huyện Hướng Hố và Đakrơng nên có nhiều vấn đề


2

cần phải nghiên cứu để quản lý, giúp đỡ mới mang lại thành công. Những kinh
nghiệm rút ra từ thực tiễn triển khai dự án lâm nghiệp cộng đồng sẽ giúp ích cho các
địa phương thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng trong thời gian tới. Việc thực hiện
thành công công tác giao rừng cho cộng đồng là phát triển vốn rừng gắn với đời
sống người dân bền vững.

Tuy nhiên trên thực tế có nhiều địa phương sau khi cộng đồng được giao đất
giao rừng, qua nhiều năm vẫn chưa có các biện pháp quản lý, bảo vệ hay tác động
các biện pháp lâm sinh để phát triển rừng hay sử dụng rừng một cách hợp lý theo
hướng bền vững. Do đó, nguồn tài nguyên rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm và chưa trở
thành nguồn lực đóng góp cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Ngun
nhân chủ yếu của tình trạng này ngồi lý do nội lực của cộng đồng cịn hạn chế là
chính sách của Nhà nước về cơ chế hưởng lợi chưa được cụ thể và rõ ràng đối với
chủ rừng cùng với sự thiếu những hướng dẫn quản lý rừng cho cộng đồng sau khi
giao, chưa giúp họ thực hiện được các công việc thiết yếu như: Kế hoạch quản lý,
xây dựng quy ước Bảo vệ và phát triển rừng; thiết lập quỹ Bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng của thôn... Do vậy cộng đồng dân cư thôn sau khi nhận đất sẽ lúng
túng và không thực hiện được các mục tiêu giao rừng cho cộng đồng của Nhà nước
đó là: quản lý bền vững tài nguyên rừng và góp phần cải thiện cuộc sống cho người
dân.
Để góp phần xây dựng những tài liệu nhằm hướng dẫn các hoạt động trên, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: "Lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị và các
hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn Làng Cát, xã
ĐaKrông , huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị "


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
NHỮNG NHẬN THỨC VỀ LÂM NGHIỆP CỘNG ĐỒNG
1.1. Trên thế giới:
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng
(LNCĐ) về các khía cạnh, về cải tiến chính sách, thể chế tiếp cận, phát triển công
nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa để phát triển quản lý rừng cộng đồng. Đây là
những kinh nghiệm tốt có thể kế thừa và vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện

Việt Nam.
Khái niệm cộng đồng thường được hiểu là nhóm người sống trên cùng một
khu vực, thường cùng nhau chia sẽ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung, có
thể có quan hệ gia đình với nhau (D'arcy Davis Case, 1990). Còn quản lý tài nguyên
trên cơ sở cộng đồng là quản lý tài nguyên mà trong đó phát huy được năng lực nội
sinh của cộng đồng cho hoạt động quản lý. Những giải pháp quản lý tài nguyên trên
cơ sở cộng đồng luôn chứa đựng những sắc thái của phong tục, tập quán, ý thức tôn
giáo, nhận thức, kiến thức của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, làng
xóm, của chính sách, luật pháp v.v... Trong khi các nước công nghiệp phát triển đề
cao vai trị của cá nhân, thì các nước đang phát triển mà đặc biệt là ở vùng Châu á Thái Bình Dương, gia đình và cộng đồng được đánh giá cao. Trong nhiều trường
hợp, quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng đã đem lại những hiệu quả
to lớn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) là những hoạt động không chỉ giới hạn trong
việc trồng cây rừng ở trang trại, khu dân cư ở hay ven đường, mà còn đề cập đến cả
tập quán du canh, việc sử dụng và quản lý rừng tự nhiên, việc tổ chức sản xuất và
cung cấp các sản phẩm lâm sản từ rừng tự nhiên, từ rừng trồng hay nông lâm kết
hợp. Lâm nghiệp cộng đồng cũng đề cập đến xây dựng kế hoạch quản lý rừng dựa
trên nhu cầu của địa phương, tăng cường quản lý sử dụng các sản phẩm lâm nghiêp


4

để cải thiện mức sống của người dân theo một phương thức bền vững, đặc biệt là
cải thiện điều kiện sống cho người nghèo (FAO, 2000).
Don Gilmour và Fischer [10] cho rằng: “Quản lý rừng cộng đồng là các hoạt
động kiểm soát và quản lý các nguồn tài nguyên rừng do người dân địa phương thực
hiện, những người này sử dụng chúng cho các mục đích của cộng đồng và nó là một
bộ phận hữu cơ của hệ thống canh tác”
Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng đó là hình thức quản lý các diện tích rừng
của Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý. Hình thức quản lý rừng cộng đồng đã

xuất hiện từ rất lâu trong quá trình sản xuất nơng lâm nghiệp của lồi người. Tuy
nhiên sự thống trị của chế độ thực dân của người Châu Âu diễn ra trên diện rộng và
kéo dài cho tới thế kỷ 20 đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống quản lý
cây và rừng cổ truyền ở nhiều địa phương. Chính sách thực dân đã đập tan các hệ
thống quản lý cổ truyền về tài nguyên ở các địa phương cùng với những nguồn kiến
thức bản địa về tài nguyên và hệ sinh thái nơi đó. Trong thời gian hậu thuộc địa,
nhiều nhà quản lý sử dụng rừng vẫn chịu ảnh hưởng của những lực lượng từ bên
ngồi và cũng góp phần khơng nhỏ trong việc làm suy giảm tài nguyên rừng trên thế
giới [16].
Một thực tế mà chúng ta có thể kết luận rằng, khi mà các cộng đồng dân cư
không phải là nhân tố tham gia thực hiện quản lý rừng, họ không thấy được trách
nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý tài ngun rừng thì ở đó tài
ngun rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Khi chính phủ của các quốc gia giao quyền
quản lý những khu rừng và tạo cơ hội cho người dân, cộng đồng được hưởng lợi từ
rừng, khi đó những vấn đề như đói nghèo, suy thoái tài nguyên dần dần được đẩy lùi
và cộng đồng địa phương sẽ nhận ra trách nhiệm của chính họ trong việc bảo vệ và
quản lý tài nguyên rừng, thúc đẩy cho sự phát triển của các cộng đồng dân cư sống
phụ thuộc vào rừng.
Tính đến thời điểm hiện nay LNCĐ đã trải qua ba giai đoạn:
-

Giai đoạn thứ nhất phần lớn những người bên ngoài cuộc xác định vấn đề và

đề ra quyết định để giải quyết vấn đề đó. Kết quả đạt được đều khơng đáng khích lệ,


5

sự quan tâm của cộng đồng thường theo thời gian mà lắng xuống. Rất ít các cộng
đồng tiếp tục các hoạt động sau khi những người ngoài cuộc rút lui, và tất nhiên tính

bền vững khơng đạt được.
-

Giai đoạn thứ hai những người ngoài cuộc xác định vấn đề và đề ra phần lớn

quyết định, nhưng họ đã bắt đầu tham khảo ý kiến của những người trong cộng
đồng, thông qua các cuộc phỏng vấn. Kết quả là những người ngoài cuộc đã bắt đầu
nhận thức được rằng những người trong cộng đồng có khá nhiều hiểu biết và thường
có cách giải quyết vấn đề phù hợp và hiệu quả hơn.
-

Giai đoạn thứ ba những người ngoài cuộc chỉ là những người hỗ trợ và thúc

đẩy, còn những người trong cộng đồng là những những tích cực xác định vấn đề và
đề ra các giải pháp. Cách làm này đã mang lại những kết quả đáng khuyến khích
làm cho người dân trong cộng đồng tự nhận thức được vấn đề và chủ động trong
việc đề ra các giải pháp mà họ có thể thực hiện được.
Thực tế trên thế giới cho thấy đã có rất nhiều các nghiên cứu về các khía cạnh
cải tiến chính sách, thể chế, cách tiếp cận, áp dụng công nghệ trên cơ sở kiến thức
bản địa để phát triển quản lý dựa vào rừng cộng đồng. Đây là những kinh nghiệm
tốt có thể kế thừa và vận dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia.
Ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu trong công
tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ. Các cộng đồng
dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường rất thành thạo khi đóng
vai trò là người bảo vệ hoặc tham gia quản lý khu bảo tồn. Với những đặc điểm độc
đáo về kinh tế, văn hóa và thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa
phương trong quản lý sử dụng tài nguyên đã mang lại những hiệu quả to lớn trong
việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
-


Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng của

chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất cả những sản phẩm
không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ thì có sự khác nhau giữa các
bang theo một tỷ lệ hợp lý. Vấn đề cốt lõi nhất là các biện pháp thu hút người dân
và lợi ích của người tham gia. Để tiến tới việc quản lý tài nguyên sở hữu công cộng


6

bền vững, chính phủ Ấn Độ cần dành ưu tiên cao cho việc sửa đổi chính sách và các
sự yếu kém, sai sót của các luật lệ hiện hành cũng như hạn chế việc khuyến khích
tiếp tục tư nhân hóa. Vào đầu những năm 1970, Chính phủ ban hành nhiều chính
sách nhằm khuyến khích phát triển lâm nghiệp làng bản để giảm sức ép đối với việc
tàn phá rừng. Trong khoảng 15 năm, Chính phủ đã đầu tư khoảng 400 triệu USD
cho chương trình cộng đồng.
Mục đích của các chương trình lâm nghiệp xã hội tại Ấn Độ tập trung giải
quyết một số vấn đề như: giúp đỡ dân nghèo và cố nông được quyền hưởng thụ các
tài sản công cộng của thôn bản và đất đai của cơ quan lâm nghiệp, trên đó họ có thể
trồng các lồi cây rừng và các lồi cỏ thích hợp; Tuyển chọn các biện pháp kỹ thuật
có hiệu quả kinh tế cho từng khu sinh thái; Tổ chức các cộng đồng địa phương để
tiến hành phát triển có hiệu quả cơng tác lâm nghiệp xã hội.
Theo lịch sử ở Ấn Độ có nhiều loại rừng lăng miếu và chúng phục vụ nhiều
mục đích tinh thần và tôn giáo. Những rừng này đều được các tổ chức tơn giáo hoặc
nhóm cộng đồng địa phương quản lý, đồng thời người dân địa phương ở Ấn Độ đã
bảo vệ được các đám rừng có diện tích từ 0.5 – 10 ha dưới dạng lùm cây thiêng để
thờ các vị thần của lùm cây. Việc thờ cúng tại những lùm cây thiêng đó hình thành
từ những xã hội chuyên săn bắt, hái lượm và việc lấy bất kỳ một sản phẩm nào ra
đều là cấm kỵ và nó cũng đã góp phần vào việc duy trì và mở rộng tài nguyên rừng.
-


Tại Nepan việc quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng trong đó có rừng và các tài

sản khác thường gắn với các thôn bản nhỏ và hiu quạnh. Khi tìm hiểu tính chất của
việc quản lý tài ngun rừng ở cấp thơn bản thì thấy chúng đều có những nét chung
và chúng thường có hiệu lực, đặc biệt là về mặt bảo vệ. Các chỉ tiêu về quy chế tổ
chức, phần nào dựa trên sự thống nhất ý kiến của những người sử dụng là phần quan
trọng nhất của tất cả những hệ thống quản lý rừng bản địa. Và những hệ thống quản
lý rừng bản địa này chỉ mới được xây dựng từ năm 1950. Từ năm đó tới nay Chính
phủ Nepan đã có một thay đổi mạnh mẽ về thái độ đối với rừng vùng đồi, đây là
một sự chuyển biến sâu sắc do nạn tàn phá rừng ngày càng rõ nét và ảnh hưởng của
nó tới đời sống nơng thơn ngày nay. Đầu tiên là việc thi hành luật bảo vệ


7

phát triển rừng thông qua hệ thống pháp luật của Chính phủ, nhưng việc đó đã thất
bại. Sau đó đã có nhiều thay đổi về chính sách, luật lệ chuyển việc quản lý rừng cho
chính những người sử dụng chúng ở thơn bản.
Arnold (1986) [16] đã trình bày những tiến bộ mà chính phủ Nepan đạt được
khi tổ chức LNCĐ tại vùng đồi của Nepan thông qua dự án phát triển LNCĐ qua
báo cáo “Quản lý tập thể rừng vùng đồi ở Nepan: Dự án phát triển lâm nghiệp cộng
đồng” Mục tiêu của dự án này là tăng thêm nguồn cung cấp củi, thức ăn gia súc, cỏ
và gỗ thông qua việc trao trách nhiệm rộng hơn về quản lý và bảo vệ rừng cho các
cộng đồng địa phương. Tài liệu này có nói tới một sáng kiến của Nepan đã đưa ra
một khn khổ có khả năng vận dụng được để phát triển các hệ quản lý rừng sản
xuất địa phương thích hợp với các nhu cầu hiện nay, khn khổ đó xây dựng trên
các truyền thống và phương thức địa phương để quản lý rừng cộng đồng. Số liệu
điều tra cho thấy rằng rừng được ảnh hưởng tốt khi có sự quản lý tích cực của người
sử dụng địa phương. Rừng được cải thiện rõ khi có sự kiểm tra thu hoạch của địa

phương do các cộng đồng đề ra những quy định thời gian và các diện tích có hạn
chế và các cơng cụ được phép sử dụng, ngược lại rừng tiếp tục bị thối hóa khi chỉ
có Chính phủ đề ra cách kiểm tra theo thường lệ như lệ phí mà người sử dụng phải
trả và bài cây để chặt hạ. Mặc dù những kinh nghiệm của chương trình này đến nay
vẫn cịn hạn chế nhưng những việc đã làm được của chương trình này cũng coi là
một sự khởi đầu đáng phấn khởi.
Hobley (1987) LNCĐ không nên được định nghĩa bằng quy mô hoặc sản
phẩm cuối cùng mà ở chỗ là quyền đề xuất quyết định nằm ở đâu. Sự tham gia và
kiểm tra của dân trong việc thành lập, duy trì, hưởng lợi và phân phối các lợi ích là
những lợi ích tiên quyết cho một chương trình LNCĐ đúng đắn. Kết quả điều tra cụ
thể tại hai thôn bản của Nepan thông qua Dự án lâm nghiệp song phương giữa
Nepan và Australia là dân bản luôn luôn coi rừng là tài sản sở hữu của cộng đồng,
tuy nhiên LNCĐ muốn có được những thành cơng thì cần phải có sự thay đổi sâu
sắc về mặt xã hội tại Nepan [23].


8

Theo Gilmour, D.A King, G.C và Hobley (1989) [16] đã mô tả hai kiểu động
cơ khác nhau nhưng song song tồn tại bên nhau trong phát triển lâm nghiệp ở Nepan
đó là: “Phát triển lâm nghiệp hướng về Trung Ương” và “Phát triển lâm nghiệp
hướng về người dân”. Để nâng cao việc quản lý rừng cơng cộng có hiệu quả, một số
chương trình của Chính phủ Nepan đã phát triển theo hình mẫu “hướng về rừng” để
khắc phục hiện tượng tàn phá rừng do sự tác động cộng hưởng của chính sách lâm
nghiệp khơng hồn chỉnh, áp lực của dân số và sự ô nhiễm môi trường. Qua báo cáo
của Leuschner, tác giả đã khẳng định rằng việc hợp tác giữa cư dân địa phương với
cán bộ cấp huyện là rất quan trọng để thành công trong các dự án phát triển LNCĐ
và nó có thể trở nên dễ dàng bằng cách thu hút các nhóm người dân đó vào việc lập
kế hoạch phát triển địa phương. Tiêu chuẩn chính cho sự thành cơng của dự án
LNCĐ đó chính là việc quan tâm đến sự thích nghi một hệ thống quản lý cộng đồng

với các điều kiện và nhu cầu của người dân địa phương.
Guha (1989), Rừng núi không yên ổn: Thay đổi sinh thái và sự chống đối của
nông dân tại Himalaya [22] cách đây trên một trăm năm, tại vùng đồi Himalaya
phong trào quần chúng “ôm giữ lấy cây” (chipko) như là một cố gắng nổi bật của
người dân địa phương để cứu vãn tài nguyên rừng đang bị suy sụp và chống lại
chính sách của Chính phủ đã cho phép những người ngoài cuộc tới chặt hạ cây cối
theo mục đích thương mại của họ.
Theo Basu, N.G (1987)[3] đề nghị chính phủ cần có một chính sách lâm
nghiệp mới cùng với một cách nhìn mới để ngăn chặn q trình phát triển đồi trọc
và để lơi cuốn nhân dân tham gia vào phong trào tái sinh rừng.
Theo Arnold (1992) LNCĐ là một thuật ngữ bao trùm hàng loạt các hoạt động
gắn kết người dân nông thôn với trồng rừng cũng như quản lý bảo vệ các sản phẩm
và lợi ích thu được từ rừng trồng và rừng tự nhiên.
-

Tại Indonesia, người dân ở vùng Kalimanta có tập quán canh tác du canh, lúc

ban đầu du canh được tiến hành tại các khu rừng tự nhiên, sau đó các diện tích rừng
thứ sinh cũng được sử dụng, từng bước các hộ gia đình đã bắt đầu địi hỏi quyền
được sở hữu nương rẫy và đất bỏ hóa. Với áp lực dân số ngày càng gia tăng những


9

quyền lợi đó được mở rộng cho thế hệ tiếp theo. Những nguồn lâm sản phụ như
song mây, gỗ trầm hương và tổ ong đã có sự cạnh tranh và khơng thỏa hiệp về lợi
ích giữa người dân địa phương và những người bên ngoài. Tại miền Nam và Tây
Sumatra, các thành viên cộng đồng có quyền thu hái lâm sản và mở nương làm
nông nghiệp trên đất rừng của làng, trong đó một số đám rừng được giữ lại và
không ai được đụng chạm tới chúng [16].

-

Tại Bolivia, mô hình phát triển quản lý tài nguyên rừng đều tập trung vào

việc tổ chức các hợp tác xã lâm nghiệp, người ta đã tiến hành xây dựng thêm các
xưởng cưa để tạo thêm lợi tức, kết hợp với việc quản lý rừng nhằm đạt được tính
sản xuất bền vững. Mặc dầu cây rừng được tập thể quản lý, người ta vẫn cần có giấy
phép khai thác do các nhà đương cục của chính phủ Bolivia cấp phát hàng năm.
Cộng đồng dành lại những lồi cây nhập nội và có giá trị cao đề xây dựng một quỹ
tiết kiệm chỉ được dùng tới khi rất cần thiết [16].
-

Tại Peru, Chương trình quản lý tài nguyên Selva Trung ương, năm 1980

được phát triển, chương trình này nhằm vào việc quản lý tài nguyên rừng đặc biệt là
rừng đầu nguồn với mục tiêu là tạo ra nguồn công ăn việc làm và lợi tức bằng tiền
cho các thành viên cộng đồng, đồng thời bảo tồn các rừng tự nhiên của cộng đồng
được quản lý [16].
-

Tại Braxin, việc nghiên cứu nhóm người Indieng Kapor tại miền đơng

Amazon, Braxin đã chứng minh rằng các nhóm bản địa đã xử lý hệ động thực vật và
cuối cùng đã làm tăng được tính đa dạng sinh học. Điều đó góp phần vào việc duy
trì và nâng cao khả năng cung ứng của rừng cho con người trong thời gian dài.
-

Tại Mexico sự tham gia của nông dân vào việc quản lý, bảo vệ và nâng cao

tài nguyên rừng được thực hiện theo một chính sách có tên là “Kinh tế lâm nghiệp

thôn xã” đã cho thấy sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương đã là chìa khóa
cho sự thành cơng của các chương trình mong muốn phát triển tài nguyên rừng cộng
đồng. [16].
-

Ở Nhật bản, khơng phải là cường điệu khi nói rằng văn hoá Nhật Bản phát

triển trong mối quan hệ mật thiết của gỗ và rừng, tiêu biểu là những toà nhà bằng gỗ


10

đền "Horyn" và nhiều cây gỗ linh thiêng còn lại xung quanh những đền, miếu và
điện thờ. Từ sự đam mê và quan tâm đến văn hoá, người Nhật đã học được cách cải
tiến việc sử dụng bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì vậy, thực tế
các mục tiêu chính trong luật pháp rừng và quản lý tài nguyên ở Nhật Bản đều được
công bố rõ ràng để đẩy mạnh phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng
ngay từ những năm 1800 [21]
1.2. Ở Việt Nam:
Hiện nay, Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có một
định nghĩa chính thức nào được cơng nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường
như mọi người đều thống nhất ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng
phù hợp với định nghĩa của FAO như sau:
- Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng: Đây là hình thức mà mọi thành viên
của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu
rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử
dụng chung của cộng đồng.
Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống trước
đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự
nhiên đã đuợc giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải

thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thơn quản lý. Những diện tích rừng
này có thể Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công
nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng
đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu rừng đó.
Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản
lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được
hình thành chủ yếu thơng qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng thơn.
Tóm lại hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng chính sau: Cộng đồng
trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời.
Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao. Các hoạt động


11

mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho
cộng đồng.
Cũng cần nói thêm rằng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có quy
định nếu cộng đồng được giao rừng tự nhiên thì cộng đồng chỉ có quyền sử dụng
chứ khơng có quyền sở hữu khu rừng đó và được thực hiện thơng qua chính sách
hưởng lợi từ rừng, đương nhiên nếu cộng đồng quản lý rừng trồng được hình thành
bằng nguồn vốn tự có của mình thì cộng đồng có quyền sở hữu khu rừng đó.
-

Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng: Đây là hình thức cộng đồng

tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu
chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử dụng sở hữu của các thành phần kinh tế
khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm,
thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…).
Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:

+

Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng

tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau
trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho
nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…).
+
Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà
nước (các
ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà
nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt
động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng
rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo
các cam kết trong hợp đồng.
Tại Hội thảo quốc gia “Những kinh nghiệm và tiềm năng của QLRCĐ ở Việt
Nam” tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2000, phần lớn các đại biểu đã thống
nhất hai hình thức quản lý trên đều thuộc LNCĐ hay cộng đồng tham gia quản lý
rừng.


12

Từ sự phân tích trên cho thấy, LNCĐ và quản lý rừng cộng đồng là hai khái
niệm khác nhau, thuật ngữ quản lý rừng cộng đồng được sử dụng với nghĩa hẹp hơn
thuật ngữ lâm nghiệp cộng đồng. Thuật ngữ này được sử dụng khi đề cập đến việc
quản lý những khu rừng của một cộng đồng dân cư, còn nói đến LNCĐ hay cộng
đồng tham gia quản lý rừng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn người dân
trong cộng đồng dân cư thôn với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân
chia lợi ích từ rừng. Hay nói cách khác, LNCĐ là một hình thức quản lý, bảo vệ, sử

dụng và phát triển rừng do cộng đồng dân cư thôn thực hiện bao gồm cả rừng của
cộng đồng và rừng của các thành phần kinh tế khác. Với cách hiểu như vậy nên
chấp nhận LNCĐ bao gồm cả quản lý rừng cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của
cộng đồng) và quản lý rừng dựa vào cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của các
chủ rừng khác). Khái niệm này vừa phù hợp với định nghĩa của FAO vừa phát huy
được nhiều hơn sự đóng góp của cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát
triển rừng (Nguyễn Bá Ngãi, 2004).
Lâm nghiệp cộng đồng là một quá trình Nhà nước giao rừng và đất rừng cho
cộng đồng chủ động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng theo hướng bền
vững nhằm góp phần cải thiện điều kiện sinh kế của cộng đồng ngày một tốt hơn
dưới sự hộ trợ tích cực của các tổ chức lâm nghiệp nhà nước
Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đã là yếu tố quan trọng tạo nên cơ
sở cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Vì vậy, vấn đề phát huy vai trị của các cộng đồng để quản lý nguồn tài nguyên này
là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống, vừa có thể tạo ra một cách quản
lý tài nguyên có hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù hợp với những xu hướng phát
triển của thế giới [14].
Khi nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và
quản lý tài nguyên thiên nhiên nhiều tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của kiến
thức bản địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên [20]. Chính những cộng đồng địa
phương là những người hiểu biết sâu sắc nhất về tài nguyên thiên nhiên nơi họ sinh
sống, về cách thức giải quyết những mối quan hệ kinh tế - xã hội trong cộng đồng


13

của họ. Họ biết, phát triển những loài cây trồng, vật ni cho hiệu quả cao và bền
vững trong hồn cảnh sinh thái của địa phương.
Người ta nhận thấy rằng, sự tham gia của các cộng đồng góp phần làm giảm
những mâu thuẫn về lợi ích trong sử dụng tài ngun. Nghiên cứu ở vùng lịng hồ

Hịa Bình cho thấy, thiếu sự tham gia của các cộng đồng đã không giải quyết hợp lý
được mối quan hệ về lợi ích giữa quốc gia và cộng đồng dân cư địa phương. Sự thất
bại của dự án 747 “ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông
Đà” trong những năm đầu triển khai và thực hiện dự án có một phần quan trọng là
thiếu sự tham gia của cộng động trong việc xây dựng những giải pháp quản lý tài
nguyên thiên nhiên. Bản thân những tranh chấp về tài nguyên giữa các cá thể trong
cộng đồng cũng chỉ có thể giải quyết tốt trên cơ sở các luật tục, hương ước cũng như
những mối quan hệ làng bản ở từng địa phương. Ngồi ra, một số chính sách Nhà
nước có thể khơng được thực thi một cách triệt để, khi thiếu sự tham gia của các
cộng đồng [30]. Những người dân địa phương là những người thực hiện và giám sát
hiệu quả nhất các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn của họ [9] .
Ngày nay ở Việt Nam, quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng đã được nhận
thức như một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên thiên nhiên
vùng cao. Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều được tham gia vào
quá trình phân tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và hình thành giải
pháp để phát huy mọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, phát triển và sự dụng
tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phồn thịnh của mỗi gia đình và cộng
đồng.
Tuy nhiên, các giải pháp để khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý tài
nguyên thiên nhiên ở mỗi hoàn cảnh cụ thể sẽ khác nhau. Nó phụ thuộc vào đặc
điểm của nguồn tài ngun hiện có, vào chính sách, luật pháp Nhà nước, vào những
quy định của cộng đồng, làng xóm, những phong tục, tập quán, ý thức tôn giáo,
nhận thức và kiến thức, kinh nghiệm và trình độ của người dân v.v.... Trong nhiều
trường hợp ở nước ta, sự phụ thuộc này vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. Đây là lý do
vì sao việc nghiên cứu nhằm xây dựng giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên


14

trên cơ sở cộng đồng ứng với mỗi nhóm dân tộc cùng toàn bộ phức hệ các điều kiện

tồn tại của họ vẫn đang được đặt ra như một trong những nhiệm vụ cấp bách ở Việt
Nam.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007 [7][13] cả nước có 10.006 cộng đồng dân cư
thôn, chủ yếu là các cộng đồng các đồng bào dân tộc ít người, đang quản lý và sử
dụng 2.792.946,3 ha rừng và đất trống đồi trọc (gọi chung là đất lâm nghiệp) để xây
dựng và phát triển rừng, trong đó: 1.916.169,2 ha đất có rừng (chiếm 68,6%) và
876.777,1 ha đất trống đồi trọc (chiếm 31,4%). Diện tích đất lâm nghiệp do cộng
đồng quản lý nêu trên chiếm 17,20% diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm
nghiệp trên tồn quốc (16,24 triệu ha); diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng
đồng quản lý chiếm 15% tổng diện tích rừng của cả nước (12.873.815 ha). Trong
diện tích đất lâm nghiệp có rừng do cộng đồng quản lý và sử dụng thì rừng tự nhiên
chiếm tuyệt đại đa số lên đến 96%, rừng trồng chỉ chiếm có 4%. Cộng đồng quản lý
chủ yếu rừng phòng hộ, đặc dụng (71%), rừng sản xuất chỉ chiếm 29%. Cộng đồng
quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp nêu trên với 3 hình thức sau:
-

Thứ nhất, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài (có
quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng, sau đây gọi tắt là giao)
với diện tích 1.643.251,2 ha tương đương 58,8% diện tích đất lâm nghiệp do cộng
đồng quản lý và sử dụng.
-

Thứ hai, rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời

nhưng chưa được Nhà nước giao (chưa có bất kỳ một loại giấy tờ hợp pháp nào, gọi
tắt là chưa giao) với diện tích 247.029,5 ha tương đương 8,9%. Đó là các khu rừng
thiêng, rừng ma, rừng mó nước, những khu rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho
cộng đồng.

-

Thứ ba, rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức

nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phịng hộ…) được các
cộng đồng nhận khốn bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng


15

lâu năm, 50 năm, gọi tắt là nhận khoán với diện tích 902.662,7 ha tương đương
32,3%
Ngồi ra, hiện nay cịn có một hình thức hình thành rừng và đất rừng cộng
đồng ở Việt Nam khác nữa đó là các hộ gia đình trong một thơn tự nguyện góp rừng
và đất lâm nghiệp đã được giao của hộ gia đình trở thành rừng và đất rừng dưới
hình thức quản lý của cộng đồng nhằm thực hiện các dự án do chính phủ hoặc nước
ngồi hỗ trợ. Hình thức này ban đầu cũng được coi là hình thức quản lý rừng cộng
đồng nhưng cộng đồng ở đây bao gồm những thành viên có rừng và đất rừng tham
gia đóng góp tự nguyện.
1.2.1. Cơ sở pháp lý tác động đến quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam
Tiến trình phát triển chính sách Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam [24]:
- Trước năm 1954: Thừa nhận sự tồn tại của rừng cộng đồng.
Lâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống.
Quản lý rừng cộng đồng dựa trên các hương ước và luật tục truyền thống.
-

Giai đoạn 1954-1975: Không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn trọng

cộng đồng đang quản lý những khu rừng theo truyền thống.
Miền bắc, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và hợp tác hóa, tập trung

phát triển lâm nghiệp quốc doanh (Lâm trường quốc doanh) và lâm nghiệp tập thể
(Hợp tác xã nông - lâm nghiệp). Mặc dù không quan tâm lâm nghiệp hộ gia đình và
Lâm nghiệp cộng đồng, nhưng về cơ bản, Nhà nước vẫn tôn trọng cộng đồng vùng
cao quản lý rừng theo phong tục truyền thống, lâm nghiệp hộ gia đình được xác
định là kinh tế phụ. Trong khi đó, ở miền nam, giống thời kỳ trước năm 1954.
-

Giai đoạn 1976-1985: Tập trung và kế hoạch hóa cao độ lâm nghiệp quốc

doanh và tập thể, rừng do cộng đồng quản lý bị thu hẹp.
Sau giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Chính phủ chỉ chú ý phát triển
2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (hợp tác xã). Lâm nghiệp quốc doanh và
lâm nghiệp tập thể phát triển ở quy mô lớn theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung cao
độ, LNCĐ và lâm nghiệp hộ gia đình khơng được khuyến khích phát triển. Tuy


16

nhiên, một số nơi ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do
cộng đồng tự công nhận nhưng mức độ tự quản dần bị mai một và lỏng lẻo.
Quyết định 184 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1982 và Chỉ thị 29 của Ban bí
thư năm 1983 về giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế quốc doanh và tập
thể, bắt đầu chú ý đến hợp đồng khoán rừng cho hộ gia đình.
-

Giai đoạn 1986-1992: Lần đầu tiên đề cập làng bản là chủ rừng hợp pháp đối

với rừng truyền thống của làng bản.
Năm 1986, Chính phủ bắt đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới bằng việc thừa
nhận 5 thành phần kinh tế. Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật đất đai

và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
Lâm nghiệp hộ gia đình được thừa nhận. Ngày 17/1/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 17/HTBT về việc thi hành
Luật BV&PTR xác nhận làng, bản có rừng trước ngày ban hành Luật BV&PTR là
chủ rừng hợp pháp.
-

Giai đoạn 1993-2002: Tăng cường q trình phi tập trung hố trong quản lý

rừng, quan tâm đến xã hội hóa nghề rừng nhưng chính sách đối với LNCĐ chưa rõ
ràng.
Ở các địa phương thực hiện nhiều mơ hình quản lý rừng cộng đồng nhưng ở
mức độ tự phát hoặc mang tính chất thí điểm. Bộ NN&PTNT thành lập Tổ công tác
Quốc gia về LNCĐ để triển khai một số nghiên cứu và tổ chức nhiều hội thảo quốc
gia về LNCĐ. Nhiều chương trình, dự án quốc tế quan tâm đến phát triển LNCĐ.
Nhưng về cơ bản LNCĐ chưa được thể chế hóa rõ ràng.
Luật đất đai (sửa đổi) năm 1993, Nghị định 02/CP năm 1994 và Nghị định
163/CP năm 1999 về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rõ ràng cho đối tượng
cộng đồng. Luật Dân sự năm 1995 không quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể
kinh tế có tư cách pháp nhân. Trong giai đoạn này nhiều địa phương đã vận dụng
một số văn bản của Nhà nước và của ngành cho phát triển LNCĐ như Nghị định
01/CP năm 1995 về giáo khoán đất lâm nghiệp, Nghị định số 29/CP năm 1998 về
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện


17

trách nhiệm của nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT
năm 1999 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển
rừng trong cộng đồng, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quy chế quản lý 3

loại rừng, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ
khi tham gia quản lý rừng.
- Từ 2003 đến nay: hình thành khung pháp lý cơ bản cho LNCĐ
Theo Luật Đất đai mới năm 2003, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao
đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng
đất.
Luật BV&PTR mới năm 2004 có một mục riêng quy định về giao rừng cho
cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao
rừng.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi
hành Luật đất đai (Nghị định 181) quy định cộng đồng dân cư thơn được giao đất
rừng phịng hộ với các quyền chung như hộ gia đình và cá nhân được giao đất lâm
nghiệp nhưng cộng đồng dân cư thôn không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; khơng được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử đụng đất.
Luật Dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng.
Theo đó, cộng đồng dân cư thơn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành
theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp và cùng quản lý,
sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng.
- Các Quyết định, Nghị định và thông tư của Bộ NN&PTNT:
+

Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn về việc ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thơn. Trong
đó có hướng dẫn cụ thể về các căn cứ, điều kiện và trình tự thủ tục giao rừng cho
cộng đồng (chương II), quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng được Nhà nước giao
rừng (chương V), việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng quy ước bảo



18

vệ và phát triển rừng cộng đồng, xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng,
tổ chức quản lý và giám sát đánh giá việc thực hiện (Chương III,IV,VI,VII).
+

Thông tư số 38/2007/TT – BNN ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ nông

nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê
rừng, thu hồi rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
Cụ thể là ở mục II phần 5 có hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng cho cộng đồng
dân cư thôn. Cộng đồng dân cư thôn tiến hành họp thôn để thông qua và thống nhất
đơn đề nghị Nhà nước giao rừng cho cộng đồng, thông qua kế hoạch quản lý khu
rừng sau khi được Nhà nước giao rừng. Cộng đồng dân cư thôn nộp hồ sơ tại Ủy
ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã sau khi nhận được hồ sơ của cộng đồng dân
cư thơn có trách nhiệm thẩm tra điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn,
kiểm tra thực địa khu rừng dự kiện giao, xác nhận đơn của cộng đồng dân cư thôn
và chuyển lên cơ quan chức năng cấp huyện. Cơ quan cấp huyện sau khi nhận được
hồ sơ từ xã chuyển lên có trách nhiệm xác định đặc điểm khu rừng, lập tờ trình trình
Ủy ban nhân dân huyện về việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Ủy ban nhân
dân cấp huyện xem xét và quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn. Ủy ban
nhân dân cấp xã và cộng đồng dân cư thơn có trách nhiệm thực hiện quyết định giao
rừng.
+

Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Cục Lâm nghiệp về hướng

dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng.
+


Công văn số 787/CV- LNCĐ ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Cục Lâm

nghiệp về thí điểm áp dụng phân bố số cây theo cỡ kính mong muốn để lập và tổ
chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Trong đó phụ lục 05 nêu rõ mơ
hình rừng mong muốn nhóm trạng thái rừng III.
+

Quyết định số 434/QĐ –QLR ngày 11/4/2007 của Cục trưởng Cục Lâm

nghiệp ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp
xã và Hướng dẫn giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thơn.
Trong đó nêu rõ ngun tắc giao rừng cho cộng đồng; căn cứ vào điều kiện giao


19

rừng cho cộng đồng; khu rừng và loại rừng giao cho cộng đồng, trình tự và thủ tục
giao rừng cho cộng đồng.
Như vậy, đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho
quản lý rừng cộng đồng, được thể hiện trong 2 bộ luật lớn, đó là Luật Đất đai năm
2003, Luật BV&PTR năm 2004 và các văn bản chính sách khác. Khung pháp lý và
chính sách này thể hiện các điểm căn bản sau đây:
-

Thứ nhất, cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp

nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và đối
tượng rừng được giao hay nhận khoán.
-


Thứ hai, cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng lâu

dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khu rừng
hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý sử dụng có hiệu quả; Khu rừng giữ nguồn
nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộng đồng; Khu rừng giáp ranh giữa
các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao
cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.
-

Thứ ba, cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo

quy định của pháp luật như: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài
phù hợp với thời hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích
khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng;
Được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; Được hưởng thành
quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; Được hướng dẫn về kỹ
thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và
được hưởng lợi ích do các cơng trình cơng cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; Được
bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng khi nhà
nước có quyết định thu hồi rừng.
-

Thứ tư, cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy

định của pháp luật như: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức bảo
vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến
tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng; Thực hiện nghĩa vụ


20


tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Giao lại rừng khi Nhà
nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng; Không được phân
chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; Không được chuyển đổi,
chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng
giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
Nhìn chung các cơ sở pháp lý trên đây đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước
đối với việc quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam. Các cơ sở pháp lý trên đã góp
phần rất tích cực trong việc hỗ trợ và tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho các
hoạt động quản lý rừng cộng đồng.
1.2.2. Những chương trình, dự án về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
-

Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) năm 1998

đã cho biên dịch tài liệu về Lâm nghiệp cộng đồng và Sổ tay cẩm nang của Lâm
nghiệp cộng đồng do tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO-UNDP) xuất bản về
các vấn đề cơ bản có liên quan đến Lâm nghiệp cộng đồng, như: “Khái niệm,
phương pháp, công cụ phục vụ luận chứng, kiểm tra, đánh giá có sự tham gia của
người dân trong LNCĐ”; “Thẩm định nhanh quyền hưởng dụng đất và cây rừng của
cộng đồng” … rất hữu ích cho việc nghiên cứu phát triển LNCĐ ở Việt Nam trong
giai đoạn tiền phát triển. Theo các tài liệu này thì LNCĐ là mọi hoạt động lâm
nghiệp được những cá nhân trong cộng đồng thực hiện nhằm tăng các lợi ích mà họ
cho là có giá trị.
Trong hoạt động LNCĐ, người trong cuộc được hiểu là những người cùng
được xác định và nằm trong cộng đồng và có mối quan hệ phụ thuộc vào cộng
đồng; người ngoài cuộc là những người có thể tham gia vào một cộng đồng trong
một thời gian, nhưng không được xác định với cộng đồng hoặc được cộng đồng xác
nhận là thành viên của họ. Sự tham dự tích cực của những người trong cuộc và
người ngồi cuộc vào tất cả các quyết định có liên quan tới mục tiêu và hoạt động

được gọi là sự tham gia. Mục đích cơ bản của sự tham gia là khuyến khích cộng
đồng tự quyết, từ đó ni dưỡng và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Thông qua


21

các chương trình, dự án người trong cuộc hoặc cả người trong cuộc và người ngồi
cuộc cùng nhau góp sức để đạt được mục đích đã đề ra.
-

Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Điển đã cho xuất bản các

tài liệu rất hữu ích cho quản lý rừng cộng đồng như: “Điều tra đánh giá nơng thơn
có sự tham gia của nông dân, xây dựng kế hoạch ở thôn bản”, “ Phát triển Quỹ thôn
bản” và tổng quan đào tạo về: “Lập kế hoạch cấp thôn/bản và hộ gia đình”.
-

Một trong những dự án lớn nhất về lâm nghiệp cộng đồng có lẽ phải kể tới

Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà. Bắt đầu vào năm 1993, bên cạnh
những điểm hạn chế, cho tới nay dự án đã thu được những thành công và những bài
học kinh nghiệm quý báu. Chương trình hợp tác với Cộng hòa liên bang Đức cho
xuất bản tài liệu “Bộ công cụ PRA cho cho thôn bản lập kế hoạch phát triển thôn
bản” năm 2006. Trong bộ công cụ này có 12 cơng cụ hướng dẫn từng bước cho
người dân địa phương đánh giá được thực trạng, thế mạnh trong sản xuất, những trở
ngại, đồng thời thảo luận và tìm ra hướng khắc phục những hạn chế trong điều kiện
của thơn bản mình giúp lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển thôn bản
Dự án này đã chú ý làm việc với “nhóm sử dụng rừng” hơn là với các đơn vị
quản lý hành chính lâm nghiệp. Tại những nơi người H'Mơng sinh sống thì “nhóm
sử dụng rừng” cũng chính là “nhóm bảo vệ rừng” và đó cũng chính là “cấp” để dự

án can thiệp. Trong khi đó, nơi người Thái sinh sống thì “nhóm bảo vệ rừng” khơng
đại diện cho “nhóm sử dụng rừng” và ở đó những can thiệp của dự án tập trung vào
cấp bản, bắt đầu bằng những hoạt động ký hợp đồng bảo vệ rừng cho cả bản. Dự án
đã tiến hành những thu xếp về tổ chức khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất và giao
đất có người dân tham gia, sau đó tiến hành lập những “nhóm bảo vệ rừng” và hỗ
trợ dân bản xây dựng những quy chế bảo vệ rừng. Những quy chế này dựa vào việc
quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng để nâng cao sự tự giác của dân bản và tăng
cường sự kiểm soát của dân bản tránh sự phá hoại rừng từ những bản bên cạnh.
Những Ban quản lý thôn bản mà ít nhất có một thành viên chịu trách nhiệm về lâm
nghiệp trong bản được thiết lập khi tiến hành lập kế hoạch phát triển thơn bản hàng
năm. Trong q trình xây dựng kế hoạch dự án sử dụng 4 tiêu chí chính để giới


22

thiệu và tăng cường thực thi quản lý LNCĐ đó là: Quyền sử dụng, nghiên cứu địa
phương, khả năng của cộng đồng và điều kiện địa lý khu vực.
- Chương trình tài trợ các dự án nhỏ quản lý rừng bền vững rừng nhiệt đới
(SGP PTF/UNDP) cho xuất bản Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng - 2007
trong đó có phân tích và hướng dẫn chi tiết về những điều kiện cơ bản trong quản lý
rừng cộng đồng; những cơ sở pháp lý và luật tục tác động đến quản lý rừng cộng
đồng và các hoạt động trong quản lý rừng cộng đồng.
-

Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác xuất bản tài liệu “Cẩm

nang ngành Lâm nghiệp – Chương Lâm nghiệp cộng đồng” năm 2006. Trong đó có
trình bày khái qt kinh nghiệm về lâm nghiệp cộng đồng của một số nước Châu Á,
tại Việt Nam cẩm nang này cũng đã trình bày, phân tích về các khái niệm, đặc trưng,
các tiêu chí nhận biết LNCĐ, hiện trạng phát triển, các hình thức quản lý rừng cộng

đồng, kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng, khuôn khổ pháp lý, điều kiện và các
yếu tố tác động đến LNCĐ và các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá LNCĐ ở Việt
Nam.
-

Dự án “Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng” – do Cục Lâm nghiệp

chủ trì đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý hỗ trợ 40 xã thuộc vùng dự án
trong Quản lý rừng cộng đồng. Bên cạnh đó cũng đã biên soạn nhiều tài liệu tập
huấn và tổ chức các lớp tập huấn với các cấp độ khác nhau nhằm thúc đẩy nhanh và
có chất lượng các hoạt động quản lý rừng bền vững cho 90 thôn bản thuộc vùng dự
án phát triển như: Tài liệu đào tạo tiểu giáo viên về Quản lý rừng cộng đồng; tài liệu
tập huấn hiện trường về Quản lý rừng cộng đồng và tài liệu Sổ tay hướng dẫn quản
lý rừng cộng đồng. Các tài liệu này đang phát huy được giá trị của nó trong việc hỗ
trợ và thúc đẩy các cộng đồng xây dựng các hoạt động trong quản lý rừng của mình
sau khi được giao rừng; đồng thời các tài liệu này cũng đã đóng góp lớn trong việc
nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ quản lý lâm nghiệp địa phương cũng
như, cán bộ xã, thôn về xây dựng các hoạt động Quản lý rừng cộng đồng.
Các chương trình, dự án trên được coi là các cơ sở kỹ thuật quan trọng trong
việc hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam.


23

Tóm lại, những cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật về quản lý rừng cộng đồng ở
Việt Nam ở trên có vai trị hết sức quan trọng trong việc quản lý rừng cộng đồng
nhằm mục tiêu bền vững.
Thảo luận
Tổng quan các vấn đề liên quan đến quản lý rừng cộng đồng trong nước và
ngồi nước cho thấy:

-

Nhìn chung, quản lý tài nguyên rừng và đất rừng trên cơ sở cộng đồng là một

vấn đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khn khổ thể chế, chính sách của từng
quốc gia, từng địa phương. Do vậy, không thể sao chép ngun vẹn một mơ hình
nào từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những
bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần thiết trong bối
cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hồn thiện như hiện nay. Điều đáng
chú ý là phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và đúc kết kinh nghiệm, bổ
sung và xây dựng những chính sách mới phù hợp cho mỗi vùng.
-

Xu hướng phát triển phương thức quản lý rừng cộng đồng là khách quan

trong phát triển Lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự tham gia
của cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững.
-

Tại Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm của các dự án lớn về LNCĐ như dự án

SFDF sơng Đà, dự án “Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng” cho thấy kế
hoạch quản lý rừng là công cụ quan trọng bậc nhất để cộng đồng quản lý rừng. Kế
hoạch quản lý rừng cần phải được thể chế hoá đầy đủ về nội dung kỹ thuật, trình tự
thủ tục và tính bắt buộc cho cộng đồng quản lý rừng. Kế hoạch quản lý rừng cộng
đồng là cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp đối với đối tượng là
rừng do cộng đồng quản lý. Riêng đối với rừng tự nhiên, kế hoạch quản lý rừng
được thừa nhận như là phương án điều chế rừng của cộng đồng dựa vào đó cộng
đồng kinh doanh rừng tự nhiên theo đúng quy định pháp luật hiện hành về quản lý
rừng tự nhiên.



×