Thực trạng thị trường lâm sản Việt Nam hiện nay và các giải pháp chủ yếu nhằm
mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản
TS.Võ Nguyên Huân
Nguyễn Ngọc Quang
I. Vài nét về thực trạng thị trường lâm sản ở nước ta hiện nay
Thực trạng về thị trường lâm sản nước ta có thể chia ra:
1. Phân theo khu vực
a. Đồng bằng sông Hồng
b. Đông Bắc
c. Tây Bắc
d. Bắc Trung Bộ
e. Duyên hải Nam Trung Bộ
f. Tây Nguyên
g. Đông Nam Bộ
h. Đồng bằng sông Cửu Long
Trong các khu vực trên thì khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng
bằng sông Cửu Long là những nơi cung cấp chính các sản phẩm thô như gỗ, củi và
từ đây các sản phẩm này sẽ được đưa về các trung tâm lớn để chế biến ra các sản
phẩm khác hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài.
2. Phân theo ngạch
a. Thị trường chính ngạch(Hoạt động theo đúng luật pháp của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam)
Thị trường này được thể hiện qua sơ đồ:
Thị trường lâm sản
Thị trường trong nước
Thị trường ngoài nước
(Xuất khẩu)
Sản phẩm thô (gỗ xẻ, củi )
Nguyên liệu phục vụ các ngành khác (bột giấy, tinh dầu )
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm thô (gỗ xẻ, củi )
Nguyên liệu phục vụ các ngành khác (bột giấy, tinh dầu )
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 1998 Tổng giá trị sản xuất ngành Lâm
nghiệp là 5970, 5 tỷ đồng chiếm khoảng 20% trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn
ngành nông nghiệp và chiếm khoảng 7-9% cơ cấu giá trị sản xuất của tất cả các
ngành.
Sản lượng gỗ khai thác năm 1998 là 2206,4 nghìn m
3
(Sản lượng gỗ này tính
chung cho cả sản phẩm thô, sản phẩm nguyên liệu, sản phẩm mỹ nghệ)
Sản lượng củi khai thác là 25970,1 nghìn Stere
Trong đó: Sản phẩm gỗ củi xuất khẩu được 187,3 triệu USD
Sản phẩm mây tre xuất khẩu được 37,7 triệu USD
Sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu được 43,1 triệu USD
Các sản phẩm khác như tinh dầu, bột giấy, dược liệu,
than củi ước tính khoảng 200 triệu USD.
Qua những số liệu trên ta đã phần nào thấy được sự nghèo nàn của thị trường lâm
sản nước ta. Từ đây chúng tôi có nhận xét:
- Sản xuất ngành lâm nghiệp còn lạc hậu, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật còn hạn chế, cũng như trình độ dân trí còn thấp kém dẫn đến số lượng cũng
như chất lượng của các sản phẩm lâm nghiệp còn hạn chế.
- Thị trường lâm sản hoạt động còn “nhộn nhạo”, tự do, chưa có sự quản lý chặt
chẽ của Nhà nước về số lượng, chất lượng, giá cả dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu
cực.
- Các kênh phân phối sản phẩm lâm nghiệp cũng rất hỗn độn không phân theo
những cấp bậc cụ thể dẫn đến việc kiểm soát, thống kê của Nhà nước vô cùng khó
khăn, gây thất thoát không nhỏ cho nguồn thu hàng năm của Nhà nước.
- Do có sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số thị trường, sản phẩm khác. Ví dụ như:
thay vì việc dùng bàn ghế gỗ, người ta sẽ dùng bàn ghế nhựa vừa rẻ hơn lại đẹp và
có thể còn bền hơn
- Các sản phẩm lâm sản đang dần chú trọng đi vào phần tinh hơn là phần thô (điều
này có thể giải thích là do Luật pháp của Nhà nước như Luật bảo vệ và phát triển
rừng, hạn chế khai thác dẫn đến đóng cửa rừng. Vì vậy các sản phẩm thô như gỗ
súc, gỗ xẻ it đi, thay vào đó là các sản phẩm đã qua chế biến như ván ép, hàng
mây tre, )
b. Thị trường phi chính ngạch(Hoạt động bất hợp pháp không theo luật pháp của
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như khai thác, săn bắn, buôn bán
trộm)
Các sản phẩm này có thể kể đến:
- Các loại gỗ, gỗ quý (tứ thiết, hương liệu ). Các sản phẩm này đi theo một số con
đường tiểu ngạch như bán cho các đơn vị, hộ sản xuất nhỏ trong nước để các đơn
vị này sản xuất đồ gia dụng, mỹ nghệ Thậm chí còn có thể được bán qua biên
giới một số nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia
- Các loại động vật quý, hiếm đã bị cấm. Các sản phẩm này phục vụ cho các nhà
hàng, người sưu tầm và còn được bán sang cả một số nước láng giềng.
Nguồn gốc của các loại lâm sản này chủ yếu là do những người dân địa phương
sát rừng hoặc trong rừng trực tiếp khai thác, săn bắn để cung cấp cho các chủ thu
mua. (Rất nhiều khu rừng cấm, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên hình
thành nhiều con đường mòn do sự đi lại liên tục)
Thị trường phi chính ngạch này hoạt động tuy lén lút nhưng cũng không kém phần
sôi động và có tính cạnh tranh rất mạnh với thị trường chính ngạch. Từ đó gây ra
những tổn thất rất lớn về các mặt kinh tế - xã hội cho Nhà nước.
3. Phân theo cung, cầu
a. Lượng cung:
Thông qua việc điều tra, đánh giá có thể xác định được lượng cung về số lượng,
chủng loại của các sản phẩm lâm sản đưa ra thị trường
b. Lượng cầu:
Thông qua việc điều tra, đánh giá và thông qua việc dự báo.để xác định được
lượng cầu. Từ đó sẽ có những biện pháp nhằm điều chỉnh lượng cung.
Tóm lại: Ta có thể nhận xét về thị trường lâm sản của Việt Nam như sau: Số
lượng cũng như chất lượng sản phẩm còn rất hạn chế, chỉ bằng một phần nhỏ so
với tiềm năng. Sự yếu kém này một phần là do sự quản lý, đầu tư, giám sát đối với
ngành lâm nghiệp nói chung và thị trường lâm sản nói riêng chưa đúng mức.
II. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường lâm sản.
1. Giải pháp về chính sách.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách ở cả cấp vĩ mô và cấp vi mô nhằm
đầu tư, hỗ trợ, thúc đẩy đồng thời giám sát kiểm tra việc khai thác, chế biến và tiêu
thụ lâm sản cả trong và ngoài nước.
2. Giải pháp về quản lý, bảo vệ
Các cấp, các ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương cần phải tổ chức
quản lý, bảo vệ rừng chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác, săn
bắn trái phép, từ đó sẽ triệt tiêu được thị trường phi chính ngạch.
3. Giải pháp về kỹ thuật
- Thực hiện việc quy hoạch, phân vùng (có thể tiến hành quy hoạch những vùng
chuyên môn hoá sản xuất lâm sản), chọn các loại cây có giá trị kinh tế cao, được
thị trường ưa thích, thích hợp với chất đất của từng vùng để đưa vào trồng.
- Để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh,
thì các sản phẩm lâm nghiệp phải đa dạng về chủng loại, mẫu mã, và có giá trị sử
dụng cao. Muốn vậy thì thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến phải hiện đại.
4. Các giải pháp về kinh tế
- Tổ chức lại mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, chú trọng đến các kênh tiêu thụ lâm sản
ở cả trong và ngoài nước, từ đó đánh giá hiệu quả của từng kênh tiêu thụ để có
những giải pháp thiết thực nhất.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện những mô hình Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ sản
phẩm (thực chất của mô hình này là tạo ra một chu kỳ khép kín từ đầu vào đến đầu
ra làm sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất).
- Có chính sách qui định “giá trần” cho từng loại lâm sản trong từng địa phương,
khu vực để có thể điều tiết mức lợi nhuận hợp lý giữa người sản xuất, khai thác và
lưu thông lâm sản, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào ngành chế biến lâm sản sử dụng nguyên
liệu tận thu như ván ép nhân tạo, gỗ dán, chế biến măng xuất khẩu để tăng thu
nhập cho người trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Khuyến khích hộ gia đình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp bằng trồng rừng và
khai thác rừng trồng với chính sách cho vay vốn, miễn giảm thuế lâm sản.
4. Giải pháp về môi trường
- Việc khai thác không đúng kỹ thuật, phương pháp, cũng như không đúng với chỉ
tiêu cho phép đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ra các
diễn biến thời tiết thất thường (lũ lụt, hạn hán ). Vì vậy ngoài mục tiêu về kinh tế
thì rất cần chú ý đến môi trường. Các cơ quan có liên quan trực tiếp hay gián tiếp,
kể cả trong và ngoài ngành lâm nghiệp cũng như bản thân những người trực tiếp
khai thác cần phải có những phương pháp, giải pháp cụ thể nhằm kết hợp hài hoà
giữa mục đích kinh tế và môi trường.
Actual situation of forest product market in Viet Nam at present and main
approaches for widening the forest product consumption market
Summary
For evaluation of actual situation of forest product market in our country now, this
market can be divided into three categories:
- Regional
- Regularity level
+ Regular market
+ Irregular market.
- Supply and demand.
In general the forest product markets in our country are still quantitively and
qualitively poor and are being equal to only a small part of their potential.
Therefore there need be proper approaches in policies, management, protection,
techniques, economics as well as environment to widen forest product market in
our country both quantitatively and qualitatively.