Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài khỉ (cercopithecinae gray, 1821) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, tỉnh nghệ an​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HỮU TRƢỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ
CỦA CÁC LOÀI KHỈ (Cercopithecinae Gray, 1821) TẠI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, TỈNH
NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH

Hà Nội, 2020


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm
2020
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Hữu Trƣờng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá tổng kết khóa học, tơi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với
đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài Khỉ
(Cercopithecinae Gray, 1821) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh
Nghệ An”. Luận văn này là một trong các sản phẩm của đề tài cấp Nhà nƣớc
“Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn
tại chỗ, chuyển chỗ một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu ở Việt Nam ứng
phó biến đổi khí hậu”.
Trong q trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn trực tiếp từ Tiến sĩ Nguyễn
Đắc Mạnh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ q báu đó.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Huống đã cho phép sử dụng một phần dữ liệu của dự án “Nghiên cứu hiện
trạng phân bố và bảo tồn các loài Khỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống”
để phục vụ cho viết luận văn. Cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Châu Cƣờng, xã
Bình Chuẩn và xã Nga My đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình
thu thập số liệu ngồi thực địa.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì điều kiện nghiên cứu cũng nhƣ
năng lực bản thân, nên kết quả khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Tơi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và đồng nghiệp để

luận văn đƣợc hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm
2020
Học viên

Nguyễn Hữu Trƣờng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Tổng quan về thú họ phụ Khỉ................................................................. 3
1.1.1. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)........................................................ 4
1.1.2. Khỉ mốc (Macaca assamensis)......................................................... 6
1.1.3. Khỉ vàng (Macaca mulatta)..............................................................7
1.1.4. Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina).........................................................9
1.1.5. Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis)................................................ 10
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu thú họ phụ Khỉ ở Việt Nam................................. 11
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu thú họ phụ Khỉ tại KBTTN Pù Huống................16
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
PÙ HUỐNG................................................................................................... 19
2.1. Đặc điểm địa hình................................................................................. 20
2.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn................................................................... 21

2.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng................................................................22
2.4. Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................ 23
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU26

3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 26
3.1.1. Mục tiêu tổng quát..........................................................................26
3.1.2. Các mục tiêu cụ thể.........................................................................26
3.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................26


iv
3.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................26
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................26
3.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 28
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................42
3.4.1. Các phương pháp điều tra thu thập số liệu.................................... 42
3.4.2. Các phương pháp thống kê xử lý số liệu.........................................44
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 49
4.1. Tình trạng quần thể của từng loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống..............49
4.2. Lựa chọn sinh cảnh sống và cạnh tranh giữa loài của các loài Khỉ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống..............................................................57
4.2.1. Đặc điểm sinh cảnh ưa thích của các loài Khỉ tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Huống........................................................................................57
4.2.2. Đánh giá mức độ cạnh tranh sinh cảnh sống giữa các loài Khỉ tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.......................................................... 59
4.3. Định hƣớng giải pháp quản lý để bảo tồn các lồi Khỉ tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống...................................................................................63
4.3.1. Cơng tác quy hoạch phân khu ưu tiên bảo tồn Khỉ........................63
4.3.2. Công tác quản lý các quần thể Khỉ và sinh cảnh sống của chúng . 64


4.3.3. Công tác nghiên cứu tiếp theo để bảo tồn các loài Khỉ..................65
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................69
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh lục thú họ phụ Khỉ ở Việt Nam............................................... 3
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu khí hậu ở KBTTN Pù Huống.................................22
Bảng 2.2. Dân số và thành phần dân tộc các xã vùng đệm KBTTN Pù Huống
.........................................................................................................................24
Bảng 2.3. Dân số và thành phần dân tộc các thôn vùng lõi KBTTN Pù Huống . 25
Bảng 3.1. Đặc điểm khác biệt giữa Khỉ vàng - Khỉ mốc Khỉ cộc - Khỉ đuôi lợn 27

Bảng 3.2. Đặc điểm các tuyến của đợt khảo sát 1 (xuất phát từ bản Khì, xã
Châu Cƣờng)...................................................................................................30
Bảng 3.3. Đặc điểm các tuyến của đợt khảo sát 2 (xuất phát từ bản Siềng, xã
Bình Chuẩn).................................................................................................... 32
Bảng 3.4. Đặc điểm các tuyến của đợt khảo sát 3 (từ bản Cƣớm, xã Diên Lãm
đến bản Na Kho, xã Nga My)..........................................................................34
Bảng 3.5. Đặc điểm các tuyến đợt khảo sát 4 (từ bản Na Ngân, xã Nga My
đến bản Tạ, xã Quang Phong)......................................................................... 37
Bảng 4.1. Tình trạng phân bố của các loài Khỉ trong KBTTN Pù Huống......49
Bảng 4.2. Mật độ tƣơng đối của các loài Khỉ trong KBTTN Pù Huống........51
Bảng 4.3. Mật độ tuyệt đối của các loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống...............55
Bảng 4.4. Ƣớc tính kích thƣớc quần thể và số đàn của các loài Khỉ trong
KBTTN Pù Huống.......................................................................................... 56
Bảng 4.5. Xác định kiểu tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của các loài Khỉ tại
KBTTN Pù Huống.......................................................................................... 57

Bảng 4.6. Độ rộng ổ sinh thái không gian và hệ số cạnh tranh giữa các loài
Khỉ tại KBTTN Pù Huống...............................................................................59
Bảng 4.7. Độ trùng lặp ổ sinh thái không gian giữa các loài Khỉ tại KBTTN
Pù Huống.........................................................................................................61


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái lồi Khỉ mặt đỏ (con cái trƣởng thành).............................4
Hình 1.2. Hình thái lồi Khỉ mốc...................................................................... 6
Hình 1.3. Hình thái lồi Khỉ vàng.....................................................................7
Hình 1.4. Hình thái lồi Khỉ đi lợn................................................................9
Hình 1.5. Hình thái lồi Khỉ đi dài..............................................................10
Hình 2.1. Vị trí KBTTN Pù Huống trong tỉnh Nghệ An.................................19
Hình 2.2. Địa hình, địa mạo KBTTN Pù Huống.............................................21
Hình 3.1. Sơ đồ các tuyến điều tra Khỉ và các mối đe dọa tại KBTTN Pù Huống41

Hình 4.1. Sơ đồ các điểm ghi nhận Khỉ tại KBTTN Pù Huống......................54


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các loài thú Linh trƣởng đƣợc coi là nhóm sinh vật chỉ thị cho chất
lƣợng của hệ sinh thái rừng. Mỗi khi các loài linh trƣởng; đặc biệt là các loài
Khỉ vắng mặt ở một khu rừng nào đó thì có nghĩa là chất lƣợng rừng ở đó đã
bị suy giảm, khơng cịn đủ khả năng cung cấp đủ thức ăn và nơi ở cho chúng.
Trong chuỗi và lƣới thức ăn, các loài Khỉ vừa là những sinh vật tiêu thụ vừa
là những mắt xích thức ăn quan trọng. Với vai trò là những sinh vật tiêu thụ,
các lồi Khỉ đều thích ăn quả, do đó đã mang rải các hạt, quả cây khắp trong
vùng rừng chúng sống, từ đó góp phần mở rộng vùng phân bố tự nhiên của

các loài cây. Các loài Khỉ cũng ăn nhiều côn trùng và động vật gây hại cho
sản xuất nông lâm nghiệp. Với vai trò là những vật làm thức ăn, lƣới thức ăn
sẽ nghèo đi khi thiếu vắng các lồi Khỉ. Nhiều lồi động vật ăn thịt có sự phụ
thuộc tƣơng đối lớn đối với con mồi là các loài Khỉ nhƣ: Báo hoa mai, Báo
gấm, Chồn mác và nhiều lồi chim ăn thịt ngày khác. Do đó, thực hiện bảo
tồn các loài Khỉ và sinh cảnh sống của chúng sẽ đồng nghĩa với bảo vệ đƣợc
nhiều loài động thực vật khác có liên quan, từ đó làm tăng tính đa dạng sinh
học của rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Huống đƣợc thành lập nhằm bảo
tồn các hệ sinh thái và các loài động thực vật đặc trƣng cho vùng Bắc Trung
Bộ Việt Nam. Do có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học
thú Linh trƣởng, KBTTN Pù Huống đƣợc xem là “khu vực nhạy cảm - ƣu
tiên” bảo tồn các loài thú Linh trƣởng. Hầu hết các đợt điều tra nghiên cứu
liên quan đến thú Linh trƣởng tại KBTTN Pù Huống mới dừng lại ở việc
thống kê thành phần loài (Kemp và Dilger, 1996; Chi cục kiểm lâm Nghệ An,
2002; Danida, 2003). Khảo sát năm 2010 của Viện sinh thái rừng & môi
trƣờng có hƣớng đến việc đánh giá tình trạng quần thể từng lồi Khỉ và dự
đốn vùng phân bố thích hợp của các loài Khỉ trong KBTTN Pù Huống (Dự


2
án Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam, 2010). Tuy nhiên, thơng tin về tình
trạng quần thể các lồi Khỉ còn khá sơ lƣợc, đồng thời chƣa thu thập đủ bộ
dữ liệu về đặc điểm sinh thái học quần thể làm cơ sở khoa học vững chắc cho
xây dựng kế hoạch bảo tồn lồi.
Bởi vậy, tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học
quần thể của các loài Khỉ (Cercopithecinae Gray, 1821) tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An”, với mong muốn cập nhật và chi tiết
hóa thơng tin về tình trạng quần thể, xác định đặc điểm sinh cảnh ƣa thích của
các lồi Khỉ và mức độ canh tranh khơng gian sống giữa lồi tại đây, từ đó

cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quản lý để bảo tồn các loài Khỉ tại
KBTTN Pù Huống.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về thú họ phụ Khỉ
Họ phụ Khỉ (Cercopithecinae) gồm những loài thú ăn tạp, hoạt động cả
trên cây và trên mặt đất. Tay và chân ơm cây đƣợc khi leo trèo, các ngón có
móng dẹp. Có chai mơng, đi khơng cầm nắm đƣợc và có chiều dài thay đổi
tùy lồi. Dạ dày đơn, túi má lớn. Khi ăn, Khỉ thƣờng tích đầy thức ăn vào túi
má lớn, sau đó tìm chỗ an tồn ngồi nhai lại. Khỉ sống thành đàn lớn nhiều
đực; thức ăn bao gồm quả cây, hạt, chồi, côn trùng, thằn lằn, ếch nhái, cua,
ốc... (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009).
Thú họ phụ Khỉ phân bố ở các khu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới Châu
Phi, Châu Á và Châu Mỹ. Ở Việt Nam, họ phụ Khỉ có 05 loài thuộc 01 giống;
và cả 05 loài đều thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm đƣợc pháp luật bảo vệ
(Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009).
Bảng 1.1. Danh lục thú họ phụ Khỉ ở Việt Nam

TT
lồi

Tên phổ
thơng

1

Khỉ mặt đỏ


2

Khỉ mốc

3

Khỉ vàng

4

Khỉ đuôi lợn


5

Khỉ đuôi dài


4
Chú giải: SĐTG - Sách Đỏ thế giới của IUCN, 2020; SĐVN - Sách Đỏ
Việt Nam, 2007 (VU - Sẽ nguy cấp, NT - Gần bị đe dọa; LR - Đe dọa thấp);
CITES - Công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy
cấp, 2019 (PL1 - Nghiêm cấm buôn bán quốc tế, PL2 - Hạn chế buôn bán
quốc tế); NĐ06 - Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ƣớc về buôn bán quốc tế các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (IB - Động vật rừng nghiêm cấm
khai thác sử dụng, IIB - Động vật rừng hạn chế khai thác sử dụng); NĐ160 Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ (0 - Khơng có
tên trong phụ lục của Nghị định).

1.1.1. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides)

Hình 1.1. Hình thái lồi Khỉ mặt đỏ (con cái trƣởng thành)
(Nguồn ảnh: Ban quản lý KBTTN Phong Điền, Thừa Thiên Huế)


5
Khỉ mặt đỏ cịn có tên gọi khác là Khỉ cộc; là lồi có kích thƣớc lớn
nhất trong họ phụ Khỉ với đuôi rất ngắn (2 - 3 cm). Thân mập chắc; bộ lông
dầy, sợi lông dài. Mặt lƣng màu nâu sẫm tới nâu đỏ hoặc đen. Lông ở lƣng và
hai bên đầu thƣờng rất dài, rậm và có thể tạo thành râu cằm ở con đực. Lông
phần bụng thƣa, màu nhạt hơn phần lƣng. Da trần ở mặt rộng; da trên mắt và
trên gị má đỏ thẫm, đơi khi màu đỏ xanh. Chai mơng lớn, khơng có lơng.
Đi ngắn và trụi lông (giống cành cây cụt). Con non mới đẻ màu trắng sữa
(Phạm Nhật, 2002; Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xn Cảnh, 2009).
Khỉ cộc sống theo đàn, ln có một con đực to khỏe làm con đầu đàn.
Khi kiếm ăn cũng nhƣ lúc nghỉ chuốt lông, con đầu đàn thƣờng đi tách riêng
một mình và ln ở vị trí cao hơn để quan sát xung quanh tốt hơn; nó luôn
thận trọng và cảnh giác với mọi tiếng động và vật lạ xung quanh. Số lƣợng
con trong một đàn Khỉ cộc thay đổi từ 5 - 21 cá thể, phụ thuộc vào điều kiện
an toàn và khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh (Phạm Nhật, 2002).
Khỉ cộc kiếm ăn cả ngày, thƣờng khơng có hiện tƣợng nghỉ trƣa mà
chúng có các đợt nghỉ ngắn trong lúc kiếm ăn. Hiện tƣợng nghỉ trƣa của Khỉ
cộc chủ yếu diễn ra trong mùa nóng và thời gian nghỉ cũng rất ngắn. Sinh hoạt
của đàn Khỉ cộc khá im lặng, không náo nhiệt nhƣ Khỉ vàng kể cả lúc ngồi
chuốt lông cho nhau; ngoại trừ những con nhỏ vật lộn và nô đùa nhau. Thỉnh
thoảng chúng phát tiếng “khoọc khoọc” nhỏ, nhẹ để gọi bầy hoặc để báo hiệu
cho nhau di chuyển điểm kiếm ăn (Phạm Nhật, 2002).
Hoạt động kiếm ăn của Khỉ cộc diễn ra cả trên cây lẫn dƣới đất song
thời gian ở dƣới đất nhiều hơn. Các con nhỏ, con nhỡ và con cái thƣờng kiếm

ăn trên cây; chúng có thể bị theo các cành nhỏ để hái lá non hoặc quả chín
đầu cành. Các con già chỉ kiếm ăn trên mặt đất, chúng lƣợm những lá quả
rụng hoặc do các con kiếm ăn trên cây làm rơi xuống. Trên đất, ngồi quả
rụng Khỉ cộc cịn lật đá bắt các loài động vật nhỏ (Dế mèn, Dế dũi, Dán rừng,
Châu chấu, Nhái...) để ăn. Khi di chuyển địa điểm kiếm ăn, đàn Khỉ cộc


6
thƣờng xuống đất để đi. Thỉnh thoảng gặp một số con bán trƣởng thành di
chuyển trên cành cây (Phạm Nhật, 2002).
1.1.2. Khỉ mốc (Macaca assamensis)
Khỉ mốc là lồi có kích thƣớc trung bình trong họ phụ Khỉ với chiều
dài đi từ 1/3 - 1/2 chiều dài thân - đầu. Mặt lƣng rậm lông, màu vàng nhạt
tới nâu sẫm hoặc nâu nhạt. Mặt bụng thƣa lông, sáng màu hơn mặt lƣng và
thƣờng có màu xanh nhạt. Đi có lơng dài và thƣờng rủ xuống. Lông trên
đỉnh đầu mọc rẽ sang phải và sang trái, đồng thời xoáy ở trên gốc tai. Chai
mông lớn; lông vùng háng, quanh hai chai mông mọc sát đến tận bờ chai
mông (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xn Cảnh, 2009).

Hình 1.2. Hình thái lồi Khỉ mốc
Khỉ mốc sống theo đàn, nhƣng số lƣợng con trong một đàn không
nhiều. Số lƣợng cá thể trong một đàn ở Khỉ mốc ln ít hơn các lồi Khỉ khác


Việt Nam; chƣa gặp đàn Khỉ mốc nào đông trên 20 con. Tổ chức đàn ở Khỉ

mốc có nhiều đặc điểm giống Khỉ cộc với một con đực to khỏe làm đầu đàn;
tuy nhiên vai trị của con đầu đàn thể hiện khơng rõ nét nhƣ ở đàn Khỉ cộc
(Phạm Nhật, 2002).



7
Khỉ mốc kiếm ăn ngày hai buổi, sáng và chiều, trƣa nghỉ. Hoạt động
kiếm ăn của Khỉ cộc diễn ra cả trên cây lẫn dƣới đất song thời gian ở trên cây
nhiều hơn. Một đặc điểm quan trọng trong tập tính kiếm ăn của Khỉ mốc là rất
trầm lặng, kể cả khi đàn Khỉ ngồi chuốt lơng thì các con nhỏ cũng ít nơ đùa.
Có thể do tính trầm lặng, kín đáo và khơng phát tiếng kêu trong q trình
kiếm ăn nên tần số phát hiện Khỉ mốc trên thực địa khơng cao (Phạm Nhật,
2002).
1.1.3. Khỉ vàng (Macaca mulatta)

Hình 1.3. Hình thái lồi Khỉ vàng
(Nguồn ảnh: Ban quản lý VQG Bái Tử Long, Quảng Ninh)

Là lồi có kích thƣớc nhỏ trong họ phụ Khỉ (chỉ to hơn Khỉ đuôi dài)
với chiều dài đuôi từ 1/2 - 3/4 chiều dài thân - đầu. Khỉ vàng có bộ lơng mỏng
về mùa hè và dày về mùa đông. Lƣng màu nâu vàng, phớt xám ở vai và phớt
đỏ ở sƣờn. Bụng trắng đục. Phần mơng và phía trên hai đùi màu hung đỏ/râu


8
ngô. Mặt thƣờng đỏ, lông trên đỉnh đầu hƣớng ra sau. Điểm khác với Khỉ
mốc là quanh bờ chai mông khơng có lơng, để lộ một vùng da trần (Phạm
Nhật, 2002; Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009).
Khỉ vàng sống theo đàn, số lƣợng con trong đàn biến động lớn, khoảng
10 - 40 cá thể (Lê Hiền Hào, 1973). Trong cùng khu vực cƣ trú; số lƣợng cá
thể trong một đàn ở Khỉ vàng thƣờng nhiều hơn các loài Khỉ khác ở Việt Nam.
Tổ chức đàn ở Khỉ vàng có nhiều đặc điểm giống Khỉ cộc với một con đực to
khỏe làm đầu đàn; con đực này hầu nhƣ giao phối với các con cái trong đàn.
Trong lúc kiếm ăn, con đầu đàn thƣờng đi riêng và luôn ngồi ở vị trí thuận lợi

cho việc bao quát các hoạt động của đàn vừa quan sát các động tĩnh xung
quanh (Phạm Nhật, 2002).
Khỉ vàng kiếm ăn ngày hai buổi, sáng và chiều, trƣa nghỉ. Cƣờng độ
hoạt động kiếm ăn mạnh diễn ra từ đầu buổi sáng (mùa nóng từ 6h, mùa lạnh
từ sau 7h) và giảm dần sau 9h. Từ khoảng 10 - 11h, hoạt động kiếm ăn của
đàn Khỉ giảm, thậm chí ngừng kiếm ăn, ngồi nghỉ và sau đó chúng đi tìm chỗ
ngủ. Hoạt động kiếm ăn buổi chiều đƣợc bắt đầu từ 13 - 14h và kéo dài đến
16 - 17h (Phạm Nhật, 2002).
Phần lớn thời gian kiếm ăn của Khỉ vàng diễn ra trên cây, thỉnh thoảng
gặp con già kiếm ăn dƣới đất. Khả năng leo trèo và chạy nhảy trên cây của
Khỉ vàng rất giỏi, chúng có thể nhảy những bƣớc nhảy 3 - 4 m. Một đặc điểm
quan trọng trong tập tính kiếm ăn của Khỉ vàng là khá náo nhiệt, chúng
thƣờng phát ra tiếng kêu “hít hít” trong lúc kiếm ăn. Vào những ngày mùa
đông, sau buổi kiếm ăn sáng, Khỉ vàng thƣờng tìm đến những mỏm núi đá
khơng có cây để sƣởi nắng và chuốt lông. Cuối buổi kiếm ăn chiều, đàn Khỉ
vàng ngồi thành từng tốp 2 - 4 con trên các mỏm đá hoặc trên các cành cây to
để chuốt lông hoặc bắt rận cho nhau. Những lúc này, các con nhỡ, con nhỏ tỏ
ra rất hiếu động, chúng đùa nghịch, vật lộn hoặc chạy đuổi nhau, túm đuôi kéo
(Phạm Nhật, 2002).


9
1.1.4. Khỉ đi lợn (Macaca leonina)

Hình 1.4. Hình thái lồi Khỉ đi lợn
(Nguồn ảnh: ENV)
Là lồi có kích thƣớc lớn trong họ phụ Khỉ (chỉ thua Khỉ cộc) với chiều
dài đi ngắn hơn 3/4 chiều dài thân - đầu. Tồn thân phủ bộ lông dày và
mềm, sợi lông thƣờng uốn lƣợn (khơng thẳng). Màu lơng giữa các cá thể có
khác nhau nhƣng nhìn chung lƣng nâu xám, bụng xám trắng. Lơng hai bên

má dài, rậm phủ gần kín tạo thành đĩa mặt. Đỉnh đầu có đám lơng màu hung
sẫm hoặc đen tạo thành xốy tỏa ra xung quanh. Đi nhỏ, phủ lơng ngắn và
thƣờng cong ngƣợc lên phía lƣng nhƣ đuôi lợn (Phạm Nhật, 2002; Nguyễn
Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009).
Cũng giống nhƣ các lồi Khỉ khác, Khỉ đi lợn sống theo đàn, số
lƣợng con trong đàn biến động lớn, khoảng 15 - 20 cá thể (Lê Hiền Hào,
1973), khoảng 20 - 30 cá thể (Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 1975), khoảng 5 12 cá thể (Phạm Nhật, 2002).
Khỉ vàng kiếm ăn ngày hai buổi, sáng và chiều, trƣa nghỉ. Mùa nóng,
chúng đi kiếm ăn sớm và về nơi ngủ muộn; ngƣợc lại mùa rét đi ăn muộn
nhƣng về nơi ngủ sớm. Buổi sáng, trƣớc khi rời nơi ngủ đi kiếm ăn, đàn Khỉ
thƣờng ngồi trên các cành cây to hoặc ở các vách núi một khoảng thời gian
khá lâu. Chúng ngồi thành từng nhóm 2 - 3 con với nhau để chuốt lông, bắt


10
chấy rận hoặc nhặt những mẩu lá, cỏ khô hay vật thể nhỏ cịn dính trên lơng
(Phạm Nhật, 2002).
Hoạt động kiếm ăn của Khỉ đuôi lợn chủ yếu diễn ra trên cây, thời gian
kiếm ăn dƣới đất rất ít (chỉ các cá thể già mới kiếm ăn trên mặt đất). Khả
năng leo trèo của Khỉ đuôi lợn giỏi, di chuyển nhanh nhẹn khơng chỉ trên
cành cây mà nhảy rất chính xác trên các vách núi đá vôi. Sinh hoạt của đàn
Khỉ đuôi lợn rất trầm; hầu hết các đàn Khỉ bắt gặp do quan sát/nhìn thấy,
khơng phải đƣợc phát hiện qua tiếng kêu khi chúng kiếm ăn. Sau buổi ăn
chiều, chúng lại tụ tập lại, ngồi trên các tảng đá gần khu vực nơi ngủ để chuốt
lông; lúc này các con bán trƣởng thành và các con nhỏ hay đùa nghịch và
phát ra tiếng kêu “quăng quăng” (Phạm Nhật, 2002).
1.1.5. Khỉ đi dài (Macaca fascicularis)
Là lồi có kích thƣớc nhỏ nhất trong 05 lồi Khỉ có ở Việt Nam với
đi khá dài, dài đuôi lớn hơn 3/4 chiều dài thân - đầu. Ria ở má rất dài. Bộ
lông màu xám đến nâu đỏ, lơng trên đầu mọc ngƣợc về phía sau, đỉnh đầu

thƣờng có mào lơng cao, da mặt màu hồng. Con non mới sinh màu đen (Phạm
Nhật, 2002; Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009).

Hình 1.5. Hình thái lồi Khỉ đi dài
(Nguồn ảnh: />

11
Sinh cảnh thích hợp nhất đối với Khỉ đi dài là rừng ngập mặn hoặc
rừng trên các bán đảo và trên đảo ngồi biển Đơng. Điểm đáng chú ý là Khỉ
đi dài chủ yếu gặp sống ở bìa rừng, tần số bắt gặp trong rừng sâu thấp. Tại
Việt Nam, Khỉ đi dài có vùng phân bố tự nhiên từ Đà Nẵng đến Cà Mau
(Phạm Nhật, 2002). Trong những năm gần đây, Khỉ đuôi dài đƣợc thả ở nhiều
Khu bảo tồn/vƣờn quốc gia ở các tỉnh phía Bắc và chúng tỏ ra thích nghi rất
nhanh với mơi trƣờng sống mới. Điều này chứng tỏ Khỉ đi dài là lồi rộng
sinh cảnh và dễ dàng thích nghi với những biến đổi của sinh cảnh.
Khỉ đuôi dài sống theo đàn, số lƣợng con trong đàn biến động lớn,
khoảng 7 - 30 cá thể thậm chí có đàn 100 cá thể (Lekagul, 1988), khoảng 8 36 cá thể (Phạm Nhật, 2002).
Sinh hoạt của đàn Khỉ đuôi dài tƣơng đối náo nhiệt, nhất là những cá
thể bán trƣởng thành và con nhỏ. Khác với các lồi Khỉ khác, Khỉ đi dài rất
thích đùa nghịch trong nƣớc và khả năng bơi lặn của loài này rất giỏi. Khỉ
đi dài cũng đƣợc coi là lồi thú tinh khơn và khá táo bạo, chúng có thể vào
tận phịng ăn hoặc khu sinh hoạt của con ngƣời để tìm kiếm thức ăn (Phạm
Nhật, 2002).
Khỉ vàng kiếm ăn ngày hai buổi, sáng và chiều, trƣa nghỉ. Hoạt động
cả trên cây lẫn trên mặt đất, nhƣng thời gian sử dụng trên mặt đất nhiều hơn ở
những vùng rừng ven biển. Chúng cịn xuống bãi biển bắt các lồi động vật
thủy sinh để ăn (Phạm Nhật, 2002).
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu thú họ phụ Khỉ ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu thú họ phụ Khỉ ở Việt Nam gắn liền với lịch sử
nghiên cứu động vật có vú ở Việt Nam và có thể chia thành 3 giai đoạn chính

nhƣ sau:
1)
2)

Trƣớc năm 1954: Bƣớc đầu nghiên cứu lập danh lục thú của cả nƣớc;

Từ 1955 đến 1975: Nghiên cứu khu hệ thú các địa phƣơng ở

Miền Bắc;


12

3)

Từ 1975 đến nay: Nghiên cứu khu hệ thú các địa phƣơng trên

toàn quốc phục vụ qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng
sinh học.
• Thời

kỳ trước năm 1954

Cuối thế kỷ 19, với sự xâm chiếm của thực dân Pháp các nhà khoa học
nƣớc ngoài bắt đầu xâm nhập nƣớc ta và tiến hành các cuộc điều tra thăm dò
động vật giới Việt Nam nhƣ: Milne-Edwards, 1867 - 1874; Morice, 1875;
Billet, 1896 - 1898; Butan, 1900 - 1906; De Pousargue, 1904; Menegaur, 1905
- 1906; Bonhote, 1907; Kloss, 1920 - 1926... Tới đầu thế kỷ 20, việc xây dựng
danh lục vẫn đƣợc tiếp tục bởi Osgood, 1932; Delacour, 1940, 1951; Bourret,
1942 - 1944... Một số nghiên cứu tiêu biểu trong thời kỳ này nhƣ:

Nghiên cứu của đoàn Pavie (Đoàn nghiên cứu về lịch sử tự nhiên của
Đông Dƣơng) từ năm 1879 đến năm 1898 tại Đông Dƣơng (gồm Việt Nam,
Lào, Camphuchia, Thái Lan và phần biên giới Thái Lan - Miến Điện). Tại
Việt Nam, đoàn Pavie hoạt động chủ yếu ở miền Nam. Những tài liệu về thú
do đoàn Pavie thu thập đã giao cho De Pousargue nghiên cứu và kết quả đƣợc
công bố trong bộ sách của Pavie xuất bản năm 1904. Có thể coi đó là cơng
trình nghiên cứu thú đầu tiên, tƣơng đối hồn chỉnh ở Đơng Dƣơng về mặt
khu hệ. Trong đó, De Pousargue đã thống kê đƣợc 200 loài và loài phụ thú
(kể cả thú nuôi) phân bố ở Đông Dƣơng. Riêng ở Việt Nam đã phát hiện
đƣợc 117 loài và loài phụ.
Năm 1932, H. Osgood đã tập hợp rất nhiều những tài liệu nghiên cứu
trƣớc đó (của H. Stevens, F. R. Wulsin, Delacour, Delacour et Lowe, đoàn
Kelley - Roosevelt) và đƣa ra thông báo chung về thú. Trong tài liệu này
Osgood đã ghi nhận đƣợc 251 loài và loài phụ, trong đó có 19 dạng mới.
Trong phạm vi Việt Nam đã gặp tới 172 loài và loài phụ, kèm theo những địa
điểm sƣu tầm. Đây là một cơng trình có giá trị về mặt nghiên cứu phân loại
và khu hệ.


13
Từ năm 1945 đến 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra
ác liệt trên toàn quốc đã làm gián đoạn các hoạt động khảo sát động vật hoang
dã ở Việt Nam.
• Thời

kỳ từ 1955 đến 1975

Sau khi miền Bắc đƣợc giải phóng (1954), các hoạt động nghiên cứu về
thú hoàn toàn do những cán bộ khoa học Việt Nam đảm nhiệm. Lực lƣợng
điều tra nghiên cứu thời kỳ này chủ yếu là Phòng Động vật học của Ủy ban

khoa học kỹ thuật nhà nƣớc (UBKHKTNN); Khoa Sinh vật học - Trƣờng Đại
học Tổng hợp Hà Nội; Viện Điều tra Quy hoạch rừng - Tổng Cục Lâm nghiệp
và Khoa Sinh vật học - Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội. Ngồi ra, cịn một
số cơ quan khác trong lĩnh vực cơng tác cũng có liên quan nhiều đến việc sƣu
tầm thú, mà chủ yếu là thú gặm nhấm dạng chuột nhƣ; Viện vệ sinh dịch tễ
học, Viện sốt rét - ký sinh trùng, Viện quân y. Kết quả nghiên cứu về thú trong
thời kỳ đầu miền Bắc giải phóng còn nhiều hạn chế, do lực lƣợng cán bộ
mỏng, địa bàn điều tra hẹp, chỉ tập trung vào thu thập mẫu vật và thống kê
thành phần loài.
Từ sau năm 1959, đã có một số đợt điều tra tổng hợp về động vật với
lực lƣợng cán bộ và số cơ quan tham gia ngày càng lớn. Phạm vi điều tra
đƣợc mở rộng trên toàn miền Bắc. Nội dung điều tra cũng phong phú hơn,
bao gồm cả điều tra thành phần loài, nghiên cứu sinh học, sinh thái, phát hiện
trữ lƣợng và khả năng khai thác sử dụng các lồi có giá trị kinh tế. Đặc biệt,
UBKHKTNN đã tổ chức và chủ trì “Đồn điều tra liên hợp động vật - ký sinh
trùng” với sự tham gia của 5 cơ sở nghiên cứu lớn, trong đó Bộ mơn Động
vật học của Trƣờng Đại học Tổng hợp và Phòng Động vật học của UBKHKT
Nhà nƣớc đảm nhận phần điều tra động vật có xƣơng sống. Trong thời gian
các năm 1962 - 1966, Đoàn đã thực hiện đƣợc 5 đợt điều tra tại 12 tỉnh miền
Bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu,
Yên Bái, Sơn La, Thanh Hoá, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An (Ủy ban
khoa học kỹ thuật nhà nƣớc, 1981).


14
Kết quả của các đợt điều tra trong thời kỳ 1955 - 1975, đã đƣợc các nhà
khoa học trong nƣớc phân tích và cơng bố (Đào Văn Tiến, 1960 - 1985; Đặng
Huy Huỳnh, 1968 - 1981; Lê Hiền Hào, 1962 - 1973; Lê Vũ Khôi, 1965 1980; Cao Văn Sung, 1976 - 1980; Phạm Trọng Ảnh, 1974... ). Mỗi tác giả
cơng bố kết quả nghiên cứu về một số nhóm thú riêng, trong đó cơng trình
nghiên cứu về thú kinh tế miền Bắc Việt Nam của Lê Hiền Hào năm 1973 đã

đề cập đến nhiều đặc điểm sinh thái học của 04 lồi thú họ Khỉ (trừ Khỉ đi
dài chỉ phân bố ở miền Nam Việt Nam).


miền Nam, do bị đế quốc Mỹ chiếm đóng nên cơng tác điều tra

nghiên cứu thú hầu nhƣ không đƣợc tiến hành. Đáng chú ý Van Peenen và
cộng sự (1965 - 1969) đã khảo sát ở một số tỉnh và ghi nhận đƣợc 151 lồi
thú (Van Peene và những ngƣời khác, 1969).
• Thời

kỳ từ 1975 đến nay

Sau khi miền Nam giải phóng (1975), đất nƣớc đƣợc thống nhất thì
cơng tác nghiên cứu đa dạng sinh học thú đã có những bƣớc phát triển lớn.
Địa bàn nghiên cứu đƣợc mở rộng ra toàn quốc và các nghiên cứu hƣớng đến
mục tiêu ứng dụng để phục vụ công tác qui hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các cơng trình đƣợc cơng bố ở thời
kỳ đầu chủ yếu dựa trên kết quả khảo sát thú ở miền Bắc trƣớc đó.
Trong những năm tiếp theo, để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng
tăng, để hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình
nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Vì thế, rừng đã bị tàn phá nặng nề trong
chiến tranh nay lại càng thu hẹp hơn, tài nguyên động vật rừng bị giảm sút nhanh
chóng đặc biệt là nhóm thú linh trƣởng. Nhận thức đƣợc việc mất rừng là tổn
thất nghiêm trọng đang đe doạ sức sinh sản lâu dài của các nguồn tài nguyên có
khả năng tái tạo, năm 1986 Chính phủ Việt Nam đã thành lập một hệ thống 87
khu rừng đặc dụng với diện tích 1.169.000 ha. Nhƣng hầu hết các khu



15
rừng này hoạt động kém hiệu quả do thiếu kinh phí và thiếu cán bộ kỹ thuật,
ngƣời quản lý khơng biết cụ thể hiện trạng tài nguyên trong khu vực mình
quản lý.
Trong giai đoạn này, cơng trình “Sách Đỏ Việt Nam - Phần Động vật”
của Bộ Khoa học, Công nghệ và Mơi trƣờng (1992) và cơng trình “Danh lục
các lồi thú (Mammalia) Việt Nam” của Đặng Huy Huỳnh và các cộng sự
(1994) ra đời đã góp phần giải quyết những khó khăn trên. Bản danh lục gồm
12 bộ, 37 họ và 223 lồi thú đã tìm thấy ở Việt Nam tính đến năm 1994, trong
đó có 05 lồi thú họ Khỉ, gồm: Khỉ vàng, Khỉ mốc, Khỉ cộc, Khỉ đuôi lợn và
Khỉ đi dài. Đây là cơng trình đầu tiên thống kê thành phần phân loại thú
trên toàn lãnh thổ Việt Nam và chỉ ra một số loài thú cần ƣu tiên bảo vệ.
Năm 2000, Lê Vũ Khôi đã cập nhật những phát hiện mới của khu hệ
thú Việt Nam để cho ra cơng trình: “Danh lục các lồi thú ở Việt Nam”. Bản
danh lục gồm 252 loài (289 loài và phân loài) thú thuộc 40 họ và 14 bộ. Với
mỗi taxon tác giả trình bày, tên khoa học đầy đủ theo danh pháp quốc tế, tên
tiếng Việt và các dân tộc Việt Nam, tên tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga.
Đây nhƣ là “Cuốn từ điển” tên các loài thú Việt Nam.
Năm 2002, Phạm Nhật đã tổng hợp kết quả nghiên cứu trong hơn 20
năm để cho ra công trình “Thú Linh trưởng của Việt Nam”. Tác giả đã mơ tả
đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của 25 lồi thú linh trƣởng của Việt
Nam, trong đó có 05 loài Khỉ.
Năm 2008, Đặng Huy Huỳnh và các cộng sự đã hồn thành cơng trình
“Động vật chí Việt Nam - Lớp Thú”. Các tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái
phân loại và sinh học sinh thái của 145 lồi thú ở Việt Nam, trong đó có 05
lồi Khỉ.
Năm 2009, Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh đã xuất bản cơng
trình “Phân loại học lớp thú và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam”. Các
tác giả đã tham khảo các tài liệu nghiên cứu sinh học thú trên thế giới và cập



16
nhật các ghi nhận mới về thú ở Việt Nam, bao gồm cả các lồi thú biển để mơ
tả khá hệ thống về phân loại và đặc điểm sinh học sinh thái của các lồi thú
chính ở Việt Nam, đặc biệt đƣa ra danh lục thú Việt Nam cập nhật gồm 322
loài (340 loài và phân loài) thuộc 155 giống, 43 họ và 15 bộ.
Nhƣ vậy, đã có nhiều cơng trình của các tác giả trong nƣớc cũng nhƣ
ngồi nƣớc nghiên cứu về khu hệ thú Việt Nam, trong đó có các lồi thú họ
Khỉ; nhƣng suốt thời gian dài, những cơng trình nghiên cứu này chủ yếu chỉ
đề cập đến các vấn đề về khu hệ. Một số tác giả (Lê Hiền Hào, 1973; Phạm
Nhật, 2002; Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 2008; Nguyễn Xuân Đặng và Lê
Xuân Cảnh, 2009) cũng bắt đầu quan tâm đề cập đến đặc điểm sinh thái học
5

lồi Khỉ có ở Việt Nam, tuy nhiên nguồn thông tin chủ yếu qua kế thừa tài

liệu nƣớc ngoài, kết hợp với quan sát thực địa tại Việt Nam để kiểm chứng
thông tin.
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu thú họ phụ Khỉ tại KBTTN Pù Huống
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đƣợc thành lập theo Quyết định số
4296/QĐ-UB, ngày 23/10/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An với diện
tích 50.075 ha nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các loài động, thực vật đặc
trƣng cho vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ Việt Nam. Khơng chỉ có giá trị
đa dạng sinh học, Pù Huống còn là một trong những khu rừng phòng hộ xung
yếu cho lƣu vực sơng Cả và sơng Hiếu.
Pù Huống có tên trong danh lục các khu rừng đặc dụng theo Quyết định
số 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng. Trong danh lục
này KBTTN Pù Huống có diện tích là 5.000 ha, nhằm mục tiêu bảo tồn diện
tích rừng tự nhiên cịn lại và lồi cây gỗ q là Pơ-mu (BirdLife International
và FIPI, 2001). Năm 1994 - 1995, Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã tiến hành

khảo sát và kết quả bao gồm Báo cáo nghiên cứu khả thi và Kế hoạch đầu tƣ
với mục đích thơng báo đây là Khu bảo tồn thiên nhiên do tỉnh quản lý (Anon,
1995). Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1995, với sự tài trợ kinh phí của Frontier,


17
các nhà khoa học thuộc Hội khảo sát môi trƣờng và Trƣờng Đại học Lâm
nghiệp đã tiến hành khảo sát để mơ tả vị trí KBTTN Bù Huống dự kiến và
đánh giá đa dạng sinh học tại đây. Trong đợt khảo sát này, về các loài thú phân
họ Khỉ (Cercopithecinae) đã ghi nhận đƣợc 03 loài gồm: Khỉ vàng - Macaca
mulatta, Khỉ mốc - Macaca assamensis và Khỉ cộc - Macaca arctoides (Kemp
và Dilger, 1996).
Mặc dù có quyết định thành lập từ năm 1997, nhƣng đến năm 2002 Ban
quản lý KBTTN Pù Huống mới đƣợc thành lập và song song với quyết định
thành lập ban quản lý là tiến hành điều tra, kiểm kê tài nguyên trong Khu bảo
tồn. Kết quả về nhóm Khỉ cũng đã ghi nhận có 03 loài: Khỉ vàng, Khỉ mốc và
Khỉ cộc (Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, 2002). Ngay sau đó, có cuộc đánh giá
nhanh đa dạng sinh học do Trung tâm môi trƣờng và Phát triển nông thôn Trƣờng Đại học Vinh tiến hành. Bằng phƣơng pháp tổng hợp tài liệu và điều tra
bổ sung, đã thống kê lại danh mục các loài động thực vật trong KBTTN Pù
Huống, trong đó nhóm Khỉ đã bổ sung thêm lồi Khỉ đi lợn (Macaca leonina),
nâng tổng số loài Khỉ trong Khu bảo tồn lên 04 loài (Danida, 2003).

Năm 2010, dƣới sự tài trợ của Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam,
các chuyên gia động thực vật của Viện Sinh thái rừng & môi trƣờng - Trƣờng
Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành điều tra các loài thú linh trƣởng, các loài thú
ăn thịt ăn cỏ lớn, các lồi chim có nguy cơ tuyệt chủng và các loài thực vật
quan trọng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Kết quả về nhóm Khỉ đã
đánh giá hiện trạng quần thể và xác định mật độ tƣơng đối (hiệu suất tìm
kiếm) của 04 lồi Khỉ (Khỉ vàng, Khỉ mốc, Khỉ cộc và Khỉ đuôi lợn), đồng
thời cũng xây dựng bản đồ phân bố thể hiện các điểm ghi nhận Khỉ trong Khu

bảo tồn (Dự án Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam, 2010).
Nhƣ vậy, hầu hết các đợt điều tra nghiên cứu về thú phân họ Khỉ
(Cercopithecinae) tại KBTTN Pù Huống mới dừng lại ở việc thống kê thành
phần lồi. Do có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học thú


×