Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài thông ba lá (pinus keisya royle ex gordon) tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌCLÂM NGHIỆP

VÕ THANH SƠN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH LỒI THƠNG BA LÁ

(Pinus kesia Royle ex Gordon)
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG.

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. BÙI THẾ ĐỒI


i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Đà Lạt, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Người cam đoan

Võ Thanh Sơn


ii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hồn thành theo chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ lâm học,
khóa 2016 - 2018 của Trƣờng Đại học lâm nghiệp.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp
đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo Sau Đại
học, Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai. Nhân dịp này, tác giả bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc trƣớc những sự quan tâm, giúp đỡ qúy báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Bùi
Thế Đồi - Phó Hiệu trƣởng, trƣờng Đại học Lâm nghiệp, thầy đã hƣớng dẫn nhiệt
tình, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, những ý tƣởng trong nghiên cứu khoa học và
giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhƣng kinh nghiệm nghiên cứu chƣa
nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu nên luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc
sự góp ý của các thầy cơ giáo và bạn bè đồng nghiệp để cho luận văn đƣợc hoàn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Đà Lạt, ngày 25 tháng 10 năm 2018

Võ Thanh Sơn


iii
BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT
Của ngƣời hƣớng dẫn luận văn thạc sĩ
Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Bùi Thế Đồi
Họ và tên học viên: Võ Thanh Sơn
Chuyên ngành: Lâm học
Khóa học: Lâm học 24A (2016-2018)
Nội dung nhận xét:
1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật:
Học viên Võ Thanh Sơn ln có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc;
chấp hành đầy đủ quy định của khóa học và thực hiện đầy đủ các nội dung của luận
văn theo đúng quy định và sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học.
2. Về năng lực và trình độ chun mơn:
Học viên là ngƣời cơng tác lâu năm trong ngành, có sự hiểu biết sâu sắc về
các vấn đề liên quan đến nội dung của Luận văn. Có tính chủ động trong q trình
thực hiện đề tài.
Học viên nắm chắc về các phƣơng pháp điều tra, xử lý số liệu và phân tích
các kết quả nghiên cứu để rút ra đƣợc những kết luận một cách khách quan về quần
thụ Thông ba lá và đặc biệt là các đặc điểm tái sinh của Thông ba lá ở Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng.

3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn:

Học viên đã biết sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành các nội dung của
Luận văn theo đúng đề cƣơng đƣợc duyệt và đúng tiến độ đề ra.
Luận văn đã đạt đƣợc các kết quả tốt, làm cơ sở khoa học và thực tiễn phục
vụ công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên cây Thông ba lá ở tỉnh Lâm Đồng.
Những kết quả hoàn toàn khách quan, phản ánh đúng hiện trạng lồi cây này ở khu
vực nghiên cứu.
Tơi hoàn toàn đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trƣớc Hội đồng !
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2018
Người nhận xét

PGS.TS. Bùi Thế Đồi


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................ii
BẢN NHẬN XÉT..................................................................................................iii
MỤC LỤC.............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................3
1.1. Chiều hƣớng nghiên cứu trong lâm học............................................................3
1.2. Khái niệm và định nghĩa về tái sinh rừng..........................................................5
1.3. Tổng quan nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới..............................................6

1.4. Tổng quan về nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam......................................... 10
1.5. Khái quát về cây Thông ba lá.......................................................................... 14
1.5.1. Lịch sử cây thông ba lá.............................................................................. 14
1.5.2. Đặc điểm phân loại và hình thái Thơng ba lá............................................. 14
1.5.3. Đặc điểm sinh thái và phân bố................................................................... 15
1.5.4. Công dụng của thông ba lá........................................................................ 15
1.5.5. Kỹ thuật trồng thông ba lá......................................................................... 16
1.5.6. Khai thác, chế biến và bảo quản thông ba lá.............................................. 18
1.5.7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn........................................................... 20
1.6. Thảo luận......................................................................................................... 20
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22

2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 22
2.1.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 22
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 22
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 24


v
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 24
2.4.1. Cơ sở phƣơng pháp luận........................................................................... 24
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu....................................................... 25
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................................... 30
2.4.4. Công cụ xử lý số liệu................................................................................. 35
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU....................36
3.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 36
3.2. Địa hình, đất đai............................................................................................... 36
3.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn............................................................................. 37
3.4. Đặc điểm tài nguyên rừng................................................................................ 38

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................ 39
4.1. Đặc điểm lâm học và cấu trúc quần thụ Thông ba lá trên 3 dạng địa hình.......39
4.1.1. Các nhân tố điều tra quần thụ Thơng ba lá trên 3 dạng địa hình................39
4.1.2. Phân bố % số cây theo cấp đƣờng kính (N%/D1,3) và chiều cao vút ngọn
(N%/Hvn) của quần thụ Thông ba lá trên 3 dạng địa hình ở hƣớng Bắc Nam.......41
4.1.3. Phân bố % số cây theo cấp đƣờng kính, chiều cao và đƣờng kính tán của
thơng ba lá trên 3 dạng địa hình theo hƣớng Đơng Tây......................................... 46
4.1.4 So sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng (D1,3, Hvn, Dt) của quần thụ Thông ba lá
trên 3 dạng địa hình ở 2 hƣớng Bắc Nam và Đông Tây......................................... 51
4.1.5. Đánh giá chung về đặc điểm lâm học và cấu trúc quần thụ Thông ba lá trên
ba dạng địa hình ở hai hƣớng Bắc Nam và Đông Tây............................................ 54
4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Thông ba lá tại khu vực nghiên cứu................55
4.2.1. Mật độ tái sinh và phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao........................55
4.2.2. Chất lƣợng cây tái sinh dƣới tán rừng....................................................... 58
4.2.3. Nguồn gốc cây tái sinh.............................................................................. 61
4.3. Ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh rừng.............................. 61
4.3.1. Ảnh hƣởng của độ tàn che tán rừng đến sinh trƣởng chiều cao cây TS....61
4.3.2. Ảnh hƣởng độ che phủ và chiều cao cây bụi đến TS Thông ba lá.............64
4.3.3. Ảnh hƣởng của độ nhiều và chiều cao thảm tƣơi đến TS Thông ba lá......67


vi
4.3.4. Ảnh hƣởng của lỗ trống tán rừng Thông ba lá đến chiều cao cây TS........69
4.3.5. Ảnh hƣởng của điều kiện tác động mặt đất đến TS Thông ba lá...............71
4.4. Đề xuất một số giải pháp phục hồi quần thụ Thông ba lá tự nhiên ở khu vực
nghiên cứu.............................................................................................................. 72
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................... 74
1. Kết luận.............................................................................................................. 74
2. Tồn tại................................................................................................................. 75
3. Khuyến nghị....................................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 77
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 81


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

CV%
D1.3 (cm)
Df
Dt (m)
G (m2/ha)
H (m)
Ku
Max
Min
M (m3/ha)
N (cây)
N%
N%/D1.3
N%/Hvn
N%/Dt
R
R2
Sd, Sh, Sdt
Sk
Xbq


TS


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
4.1a
4.1b
4.2a
4.2b
4.3a
4.3b
4.4a
4.4b
4.5a
4.5b
4.6a
4.6b
4.7a
4.7b
4.8

Tổn

trê
Tổn

địa

Ph

hìn
Ch

dạn
Ph

hướ
Ch

địa
Ph

hìn
Ch

địa
Ph

hướ
Ch

địa
Kiể

đỉn
Kiể

đỉn

Kiể

đỉn
Kiể

đỉn
Đá

Thơ


4.9a
4.9b
4.10a
4.10b
4.11

Đô
Ph

Na
Ph

Tây
Ch

Na
Ch

Đô

Mậ

Độ


ix
4.12a

Mậ

4.12b

Mậ

4.13a
4.13b
4.14a
4.14b
4.15a
4.15b
4.16

Mậ

Mậ

Mậ

Mậ


Mậ

Ch

Mậ

mặ


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình

2.1
2.2
2.3

2.4

2.5
4.1a
4.1b
4.1c
4.2a
4.2b
4.2c
4.3a
4.3b

4.4a
4.4b

Sơ đồ vị trí khu vực n

Bản đồ và sơ đồ vị trí

Sơ đồ về q trình ng

Sơ đồ Ơ tiêu chuẩn đ

dạng bản điều tra tái
rừng
Sơ đồ tuyến bố trí Ơ d

nhiên theo cấp ĐTC c
đến TS Thông ba lá
Phân bố % số cây the
Bắc Nam
Phân bố % số cây Th

hình hướng Bắc Nam
Phân bố % số cây Th

hình hướng Bắc Nam
Phân bố % số cây Th

hình hướng Đơng Tây
Phân bố % số cây Th


hình hướng Đơng Tây
Phân bố % số cây Th

hình hướng Đơng Tấy

Phân bố mật độ TS the

Nam
Phân bố mật độ TS the
Tây

Chất lượng cây TS dư

Bắc Nam
Chất lượng cây TS dư
Đông Tây


4.5a

Phân bố TS Thông ba l

4.5b

Phân bố TS Thông ba l

4.6a
4.6b
4.7a


Phân bố mật độ TS th

Nam
Phân bố mật độ TS th

Đông Tây
Phân bố mật độ TS th
Bắc Nam


4.7b

Phân bố mật độ TS th

4.8a

Đông Tây
Phân bố cây TS Thôn

4.8b

Chất lượng cây TS Th

4.9

Mật độ TS Thông ba
động mặt đất.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là yếu tố cơ bản của môi trƣờng, giữ vai trị quan trọng trong phịng hộ,
duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ tính đa đạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, cảnh
quan môi trƣờng... và cung cấp lâm sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con
ngƣời. Khi xã hội phát triển, đơ thị hóa và dân số gia tăng, nhu cầu về các sản
phẩm từ rừng cũng tăng; vai trò của rừng càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết
về sự an toàn sinh thái. Tuy nhiên, rừng trên tồn cầu nói chung và ở Việt Nam nói
riêng dần bị thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lƣợng. Nguyên nhân chủ yếu của
mất rừng ở nƣớc ta chính là sự can thiệp của con ngƣời, nhất là ở những nƣớc
đang phát triển. Với đời sống khó khăn, nhất là vùng núi, ngƣời dân nhiều nơi sống
phụ thuộc vào rừng thì mức độ tác động vào rừng càng khó kiểm sốt; thậm chí
rừng bị tác động làm cho nó mất khả năng phục hồi. Bên cạnh đó, do thiếu thơng
tin, thiếu những kiến thức cơ bản về sinh thái và động thái của rừng, nhiều giải
pháp quản lý và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động chƣa hợp lý, nên cũng
ảnh hƣởng đến làm gia tăng những tác động tiêu cực đến rừng.
Để khắc phục tình trạng này Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực ban
hành những chủ trƣơng, chính sách nhƣ đẩy mạnh phát triển diện tích và chất lƣợng
rừng, những chƣơng trình thiết thực đã đƣợc áp dụng trong cả nƣớc cụ thể nhƣ
chƣơng trình 327 (1993), chƣơng trình 661 (1998-2010, trồng mới 5 triệu ha rừng),
quyết định đóng cửa rừng tự nhiên (2015)... nhằm tăng cƣờng bảo vệ diện tích rừng
hiện có. Ngồi ra nhà nƣớc cịn khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tự bỏ
vốn trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc vừa mang mục đích kinh doanh rừng
và nâng dần độ che phủ rừng chung của cả nƣớc. Tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh
Tây Nguyên nói chung cũng đã có nhiều nghiên cứu và trồng thử nghiệm nhiều lồi
cây mọc nhanh, trong đó Thơng ba lá đƣợc chọn là loài cây đại diện của thực vật lá
kim khá thích hợp với điều kiện lập địa ở các khu vực này.

Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) là loài cây phân bố tự nhiên ở
Lâm Đồng. Thơng ba lá cho gỗ có chất lƣợng tốt và giá trị thƣơng phẩm cao,



2
nhu cầu thị trƣờng lớn, đồng thời nó là lồi cây dễ trồng và thích nghi với nhiều lập
địa khác nhau. Ngồi ra thơng ba lá có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt trong
những điều kiện môi trƣờng thích hơp.
Tại Lâm Đồng, ngồi những diện tích rừng thơng ba lá đƣợc phân bố tự nhiên
thuần lồi thì việc trồng rừng thuần loài đồng tuổi ở các huyện Bảo Lộc, Di Linh,
Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dƣơng và thành phố Đà Lạt với diện tích khá lớn với
mục tiêu tăng độ che phủ rừng, kinh doanh rừng, sản xuất gỗ với năng suất cao và
chất lƣợng tốt để đáp ứng nhu cầu về gỗ xây dựng, đồ mộc, gỗ giấy sợi, khai thác
nhựa, kết hợp bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan du lịch,... Ngồi ra, Thơng ba lá cịn
có những đặc tính ƣu việt là lồi cây ƣa sáng, khả năng chống chịu cao, sinh
trƣởng tƣơng đối nhanh, tái sinh tự nhiên tốt. Tuy nhiên, ngoài một số cơng trình
nghiên cứu về đặc điểm lâm học, cấu trúc, sinh trƣởng, đặc tính phân loại và phân
bố của quần thụ Thơng ba lá, cho đến nay vẫn chƣa có cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu về đặc tính sinh thái tái sinh tự nhiên của Thông ba lá trong các điều kiện mơi
trƣờng khác nhau. Vì thế, trong khoa học và thực tiễn sản xuất vẫn cịn thiếu những
thơng tin về khả năng tái sinh tự nhiên của loài cây này và chƣa làm sáng tỏ những
ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến quá trình tái sinh tự nhiên của nó dƣới
tán rừng. Do vậy, chƣa đủ cơ sở khoa học cho việc phục hồi và phát triển rừng
Thông ba lá tự nhiên ở Lâm Đồng, đặc biệt ở thành phố Đà Lạt là trung tâm phân
bố chủ yếu của lồi cây này.
Để góp phần xác định và bổ sung các cơ sở khoa học nhằm phục vụ công tác
phát triển và phục hồi Thông ba lá ở tỉnh Lâm Đồng, trong chƣơng trình Thạc sĩ
lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh lồi
Thơng ba lá (Pinus keisya Royle ex Gordon) tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng”.



3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Chiều hƣớng nghiên cứu trong lâm học
Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng, A.Lamprech (1989) đã nhấn
mạnh phải đi sâu phân tích sự phong phú về thành phần lồi, sinh trƣởng và phát
triển của cây và phân bố số cây theo đƣờng kính (N/D 1,3), phân bố số cây theo
chiều cao (N/Hvn), phân tích các kiểu tái sinh của các lồi cây ƣa sáng và chịu
bóng. Một vấn đề đƣợc quan tâm trong nghiên cứu lâm học là xác định kích thƣớc
và số lập ô tiêu chuẩn (ô mẫu). Đối với cây lớn (cây có đƣờng kính ngang ngực D 1,3
> 8cm) ngƣời ta sử dụng nhiều kích thƣớc đo đếm khác nhau: 1ha; 0,1 – 0,5 ha; 0,4
– 0,5 ha. Những ơ có kích thƣớc 0,1 – 1 ha dùng để nghiên cứu chi tiết về kết cấu
lâm phần nhƣ kết cấu tổ thành, kết cấu đƣờng kính và chiều cao của rừng (Lê Bá
Toàn, 1997).
Theo Melekov (1989), trong lâm học khi nói đặc điểm lâm học của rừng
ngƣời ta đề cập thành phần và tổ thành các loài cây, cấu trúc tuổi, cấu trúc đƣờng
kính và chiều cao, cấu trúc trữ lƣợng và tiết diện ngang của rừng, quá trình tái sinh
và hình thành rừng, điều kiện mơi trƣờng rừng (khí hậu, thổ nhƣỡng, địa hình,…),
đặc điểm lớp cây bụi và thảm cỏ… Tất cả những nghiên cứu về đặc điểm lâm học
của loài cây và loại rừng đƣợc hình thành theo từng vùng địa hình tự nhiên, theo
các độ cao và địa hình khác nhau. Những thơng tin về đặc điểm lâm học của rừng
đƣợc hiểu biết đầy đủ sẽ cho phép xây dựng các phƣơng thức lâm sinh hợp lý (dẫn
theo Nguyễn Văn Thêm, 2002).
Nghiên cứu đặc điểm lâm học là một trong những hoạt động quan trọng lĩnh
vực lâm nghiệp. Nắm đƣợc đặc điểm lâm học của từng lồi cây rừng, nhà lâm
nghiệp thể hình dung một cách rõ nét về hiện tƣợng và quy luật tồn tại trong đời
sống cá thể, về các đặc điểm hình thành nên quần xã và hệ sinh thái rừng cũng nhƣ
mối quan hệ qua lại giữa chúng với môi trƣờng sinh thái. Đây chính là cơ sở khoa
học quan trọng làm nền tảng cho các nhà khoa học kỹ thuật phát huy đồng thời các



4
tiềm năng sản xuất của các lòi cây, hệ sinh thái rừng và điều kiện lập địa nhằm xây
dựng biện pháp phục hồi và phát triển những hệ sinh thái rừng thỏa mãn các đòi hỏi
của nền lâm nghiệp phát triển bền vững.
Việc ứng dụng phƣơng pháp lâm học trƣớc đây chủ yếu là mơ tả đối tƣợng
theo định tính. Tuy nhiên, từ những thập kỷ gần đây việc nghiên cứu cấu trúc lâm
phần đã chuyển dần từ định tính sang mơ tả định lƣợng bằng mơ hình tốn học với
sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học để mô phỏng và đƣa ra những giải pháp
lâm sinh phục hồi rừng nhằm nắm vững hơn nhƣng quy luật sống của rừng, vạch ra
hƣớng đúng cho quá trình xử lý rừng tích cực nhất, đem lại hiệu quả cao hơn. Trong
đó, các nghiên cứu về lâm học bao gồm: nghiên cứu về thành phần loài cây, tổ thành
loài, phân bố số cây theo đƣờng kính, chiều cao và tái sinh dƣới tán rừng...
Tùy vào thành phần loài cây phức tạp nhiều hay ít và mục đích nghiên cứu các đặc
trƣng lâm học của quần xã cây lớn mà các nhà nghiên cứu thƣờng dùng hệ thống ô
tiêu chuẩn (OTC) hình vng hay hình chữ nhật hoặc hình trịn theo phƣơng pháp
lập ô tạm thời hay ô định vị và bố trí kiểu hệ thống hay điển hình hoặc là phối hợp
giữ các phƣơng pháp lập ơ, diện tích ô từ 100 m 2 đến 1,0 ha. Trong những nghiên
cứu về đặc điểm lâm học của rừng, vấn đề nghiên cứu định lƣợng về kết cấu tổ
thành, kết cấu các nhân tố điều tra, phân bố số cây theo đƣờng kính (N/D 1,3), theo
chiều cao (N/Hvn)… đƣợc nhiều tác giả thực hiện có hiệu quả.
Theo Richards (1952), khi phân tích những đặc trƣng lâm học của rừng, nhà
lâm học phải làm rõ những điều kiện hình thành (khí hậu, địa hình, đất, hoạt động
của các lồi sinh vật) kết cấu và chức năng của những thành phần hình thành rừng.
Melekov (1989) cũng nhấn mạnh rằng, những đặc trƣng lâm học của rừng
bao gồm những điều kiện hình thành rừng, tổ thành loài cây, cấu trúc tầng thứ, cấu
trúc tuổi, quá trình tái sinh và hình thành rừng, diễn thế rừng…(Nguyễn Văn Thêm,
2002).
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa trên vùng lãnh thổ đã

xuất hiện một số kiểu rừng có diện tích chiếm tỷ lệ phân bố tự nhiên với đặc điểm


5
đa dạng và phong phú về cấu trúc. Do đó nghiên cứu về đặc điểm lâm học và sinh
trƣởng phát triển của rừng là cần thiết và quan trọng, làm cơ sở khoa học cho việc
tìm ra các phƣơng thức lâm sinh hợp lý trong quản lý và sử dụng rừng theo hƣớng
bền vững. Kể từ năm 1954 và đặc biệt từ năm 1975 đến nay, rừng nƣớc ta đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc hết sức quan tâm. Cơng trình nghiên cứu
đáng chú ý ở nƣớc ta là “Quy luật cấu trúc rừng hỗn loài” của Thái Văn Trừng
(1982). Theo tác giả, khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng phải lập ô xác định
thành phần lồi cây, tìm hiểu về cấu trúc của từng loại rừng, cấu trúc đƣờng kính
theo phân bố cây và tổng chiều ngang trên mặt đất, cấu trúc nhóm lồi cây, tình hình
tái sinh và diễn thế rừng.. Từ đó đƣa ra những kết luận logic cho những biện pháp
xử lý có khoa học và hiệu quả vừa cung cấp lâm sản, vừa nuôi dƣỡng và tái sinh
rừng (dẫn theo Nguyễn Thị Bình, 1997).
Nghiên cứu cấu trúc rừng là trong những vấn đề thu hút của nhiều nhà lâm
học. Cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng về hình thái quần thể
sinh vật. Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần
thể sinh vật theo không gian và thời gian. Phân bố của quần thể thực vật trong
không gian thể hiện ở hai khía cạnh: theo chiều thẳng đứng (hình thành tầng, tầng
phiến) và theo chiều nằm ngang của rừng (trạng thái khảm). Cấu trúc rừng bao gồm
cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và câu trúc tuổi.
Phƣơng pháp vẽ mặt cắt đứng của rừng do David và Richards (1933 – 1934)
đề sƣớng và sử dụng đầu tiên ở Guyam đến nay vẫn là phƣơng pháp có hiệu quả để
xác định cấu trúc tầng tán của rừng. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là
chỉ minh họa đƣợc cách sắp xếp theo hƣớng thẳng đứng các loài cây gỗ trong một
diện tích có hạn.
1.2. Khái niệm và định nghĩa về tái sinh rừng
Tái sinh là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo hay tự hồi sinh từ

mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí cả một quần thể sinh vật
trong tự nhiên. Trong lâm nghiệp, tái sinh rừng là một thuật ngữ biểu thị sự tái tạo


6
hay sự phục hồi những lớp cây con ở những nơi cịn hồn cảnh rừng: dƣới tán rừng,
lỗ trống trong rừng và trên đất cịn tính chất đất rừng.
Theo Phùng Ngọc Lan (1996) tái sinh đƣợc coi là một quá trình sinh học
mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trƣng của tái sinh rừng là sự
xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi có hồn cảnh rừng. Bàn
về vai trò của lớp cây tái sinh, Trần Xuân Thiệp (1996) cho rằng, nếu thành phần
loài cây tái sinh giống với thành phần lồi cây đứng thì đó là một q trình thay thế
một thế hệ bằng một thế hệ cây khác. Ngƣợc lại, nếu thành phần loài cây tái sinh
khác với thành phần cây đứng thì quá trình diễn thế xảy ra.
Nhƣ vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết lập
lớp cây con (thƣờng là ở dƣới tán rừng). Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp
cây con đƣợc thiết lập đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn. Nó đƣợc phân biệt
với các khái niệm khác nhƣ trồng rừng là sự thiết lập lớp cây con bằng việc trồng
cây giống đã đƣợc chuẩn bị trong vƣờn ƣơm.
1.3. Tổng quan nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới
Từ những năm giữa thế kỷ 19, do sự phát triển của ngành cơng nghiệp hóa
giấy, cho phép sử dụng một cách tổng hợp các sản phẩm gỗ tự nhiên nên nhiều diện
tích rừng đã bị khai thác trắng để làm nguyên liệu. Để phục hồi lại thảm thực vật và
đáp ứng nhu cầu về gỗ ngày càng gia tăng, trong lâm nghiệp đã hình thành xu thế
thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng nhân tạo có năng suất cao. Nhƣng sau thất
bại trong tái sinh nhân tạo ở Đức và một số nƣớc ở vùng nhiệt đới, nhiều nhà khoa
học đã nêu khẩu hiệu “Hãy quay lại với tái sinh tự nhiên”. Nghiên cứu tái sinh rừng
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lâm học, bởi vì kiến thức về tái sinh
rừng cho phép xây dựng những phƣơng thức lâm sinh và điều chế rừng (Smith,
1986; Ashton, 1990, 1992; Whitmore, 1998; Kimmins, 1998). Tái sinh tự nhiên của

rừng là một quá trình rất phức tạp. Phạm vi nghiên cứu tái sinh rừng thay đổi tùy
theo những yêu cầu của lý luận và thực tiễn. Về lý luận, nhiều tác giả (Smith, 1986;
Ashton, 1990; Kimmins, 1998; Guariguata và ctv, 2000) cho rằng, nghiên cứu tái


7
sinh rừng phải bắt đầu từ khi hình thành cơ quan sinh sản, sự hình thành hoa, quả
non, quả chín và phát tán, sự hình thành cây mầm và cây con cho đến khi cây
trƣởng thành.
Vấn đề quan trọng nhất trong những nghiên cứu tái sinh rừng là xác định
những nhân tố sinh thái có ảnh hƣởng lớn đến tái sinh rừng (Smith, 1986;
Whitmore, 1998; dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002). Ở rừng mƣa nhiệt đới, nhiều
loài cây gỗ thƣờng ra hoa vào mùa khơ và quả chín vào đầu mùa mƣa. Hạt giống
thƣờng phát tán theo trọng lực hoặc nhờ động vật và gió (Justiniano và ctv, 2000;
Griz và ctv, 2001; Daniel và ctv, 2006). Sau khi phát tán, hạt của nhiều loài cây gỗ
ở rừng mƣa nhiệt đới thƣờng có giai đoạn ngủ kéo dài đến đầu mùa mƣa năm tiếp

theo. Đặc tính này cho phép hạt giống và cây con có khả năng sống sót cao hơn.
Mƣa đến muộn hoặc thời tiết khơ nóng trong một số tuần sau khi mƣa đầu mùa là
nhân tố hạn chế sự sống sót của cây mầm và cây con. Những hạt giống và cây con
hình thành vào giữa mùa mƣa có khả năng sống sót cao. Tuy vậy, chúng có thể bị
chết ở mùa khơ năm tiếp theo, bởi vì hệ rễ phát triển chƣa ổn định (Smith, 1986;
Garwood, 1983, 1989; Ashton, 1992; Whitmore, 1998).
Tái sinh tự nhiên của rừng phụ thuộc vào nguồn hạt tạo ra hàng năm và
nguồn hạt tồn trữ trong đất. Nguồn hạt giống ở rừng mƣa nhiệt đới phụ thuộc chặt
chẽ vào số lƣợng cây mẹ, tuổi cây mẹ và lập địa (Baur, 1976; Richards, 1969;
Smith, 1986; Ashton, 1992; Whitmore, 1998; Thái Văn Trừng, 1999). Sự phát tán
hạt giống của cây gỗ ở rừng mƣa nhiệt đới chịu ảnh hƣởng lớn của gió và động vật
(Barot và ctv, 1999; Meiners và ctv, 2002). Những cây gỗ ở rừng thƣờng xanh phát
tán quả và hạt theo định kỳ và hạt thƣờng có giai đoạn ngủ. Trái lại, hạt của những

cây gỗ ở rừng bán thƣờng xanh khơng có giai đoạn ngủ (Swarupanandan và ctv,
1992; Thái Văn Trừng, 1999). Theo Garwood (1983), hạt giống của cây gỗ ở rừng
mƣa nhiệt đới nảy mầm vào những thời kỳ rất khác nhau. Những loài cây gỗ ƣu thế
ở tầng trên thƣờng ra hoa vào đầu mùa khô và hạt giống nảy mầm vào đầu mùa

mƣa. Trái lại, những loài cây ở tầng dƣới tán ra hoa và phát tán hạt giống vào hầu
hết thời gian trong năm. Phần lớn cây gỗ ở rừng mƣa nhiệt đới phát tán hạt giống


8
ngay sau khi quả chín và sự nảy mầm của hạt giống phụ thuộc vào độ trong ẩm môi
trƣờng đất. Giai đoạn hình thành cây con dƣới tán rừng phụ thuộc vào tình trạng
tán rừng, khả năng cung cấp ánh sáng và nƣớc (Smith, 1986; Ashton, 1992;
Whitmore, 1998; Kimmins, 1998; Nathan và Casagrandi, 2004). Sự phát triển của
cây bụi và thảm cỏ có ảnh hƣởng lớn đến sự nảy mầm và hình thành cây mầm
(Whitmore, 1998; Kozlowski, 2002). Tái sinh của rừng nhiệt đới phụ thuộc trƣớc
hết vào điều kiện ánh sáng (Sasaki, 1980, 1981; Kimmins, 1998). Khi bị che bóng
lâu dài dƣới tán rừng, mật độ và sức sống của cây tái sinh sẽ bị suy giảm
(Whitmore, 1998; Kozlowski, 2002). Nói chung, tái sinh dƣới tán rừng mƣa nhiệt
đới phụ thuộc vào sự thiếu hụt ánh sáng, khô hạn, độ ẩm đất, sâu bệnh và sự cạnh
tranh của cây cỏ và cây bụi (Whitmore, 1998; Khurana và ctv, 2001). Tình trạng sức
sống của cây con thể hiện rõ qua màu sắc lá (Whitmore, 1998...).
Nhiều cây gỗ của rừng nhiệt đới thƣờng tái sinh tốt trong những lỗ trống.
Những lỗ trống đƣợc hình thành chủ yếu do sự đào thải của những cây già cỗi và
những tổn hại do khai thác rừng hoặc gió bão (Baur, 1969; Arriaga, 2000). Quá trình
tái sinh của những lồi cây gỗ trong những lỗ trống phụ thuộc vào khả năng sinh
trƣởng của các loài cây gỗ, hình thái và kích thƣớc lỗ trống, kích thƣớc đƣờng
kính và chiều cao của những cây mẹ ở xung quanh vách rừng, thời gian hình thành
lỗ trống, nguyên nhân hình thành lỗ trống, tình trạng mơi trƣờng trong lỗ trống, số
lƣợng cây đổ ngã, cấu trúc của quần thụ xung quanh lỗ trống, tình trạng cây bụi và

thảm cỏ trong lỗ trống. Nói chung, lỗ trống trong tán rừng có ảnh hƣởng đến đến tái
sinh, cấu trúc quần thụ và tổ chức kinh doanh rừng (Arriaga, 2000; Schnitzer và
Carson, 2001; Lima và ctv, 2008).
Dự đoán tái sinh và sự sống sót của cây tái sinh cho đến giai đoạn trƣởng thành
cũng đƣợc nhiều nhà lâm học quan tâm. Theo Vanclay (1992), hiện nay có hai phƣơng
pháp dự đốn tái sinh và sự sống sót của cây tái sinh cho đến giai đoạn trƣởng thành (D
> 10 cm). Phƣơng pháp thứ nhất là mơ hình dự đốn sự phát triển của cây tái sinh từ
giai đoạn hạt giống hoặc từ giai đoạn cây mầm. Tuy vậy, phƣơng pháp này chƣa mang
lai kết quả mong muốn, bởi vì số liệu về hạt giống và cây mầm


9
thƣờng đƣợc thu thập khơng chính xác. Phƣơng pháp thứ hai là mơ hình dự đốn sự
phát triển của cây tái sinh từ giai đoạn cây con (H > 10 cm) cho đến giai đoạn trƣởng
thành (D > 10 cm). Vanclay (1992) đã dự đoán mật độ cây tái sinh đạt đến H
2

≥ 1,3 m dựa theo G (m ) của quần thụ, chỉ số lập địa, mật độ quần thụ và điều kiện

đất. Nói chung, những khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng mơ hình dự đốn tái
sinh là thu thập số liệu về tuổi cây con, đặc tính của lồi cây và điều kiện mơi
trƣờng sống (Vanclay, 1992).
Xác định những chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá kết quả tái sinh tự nhiên của
rừng là một vấn đề đƣợc nhiều nhà lâm học quan tâm. Nhiều tác giả (Baur, 1969;
Whitmore, 1998; Ashton, 1990; Kimmins, 1998) đã đề nghị đánh giá hiệu quả tái
sinh tự nhiên của rừng dựa vào mật độ, kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc tuổi hoặc phân
bố số cây theo cấp H, chất lƣợng cây con và đặc điểm phân bố cây tái sinh trên mặt
đất. Tùy theo mục đích nghiên cứu, cây tái sinh đƣợc phân chia theo những cấp H
khác nhau. Về cơ bản, lƣợng tăng trƣởng trung bình về chiều cao đối với cây tái
sinh của các loài cây gỗ là 50 cm/năm. Vì thế, để hiểu rõ về quá trình tái sinh rừng,

nhà lâm học thƣờng phân chia cây tái sinh theo những cấp H; trong đó mỗi cấp là
50 cm. Phân bố N/H của cây tái sinh ở rừng mƣa nhiệt đới thƣờng có dạng giảm
theo hình chữ J ngƣợc (Baur, 1969; Ashton, 1990; Whitmore, 1998).
Đã có nhiều nghiên cứu hƣớng vào phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố
sinh thái đến quá trình tái sinh rừng nhƣ: ánh sáng, độ ẩm đất, thảm mục, độ dày
rậm của thảm tƣơi, khả năng phát tán hạt…Trong đó, ánh sáng (thông qua độ tàn
che của rừng) là nhân tố đƣợc đề cập nhiều nhất và đƣợc coi là nhân tố chủ đạo
đóng vai trị điều khiển q trình tái sinh tự nhiên.
P. W Richards (1952) đƣa ra nhận xét rằng: Ở rừng nhiệt đới có sự phân bố số
lƣợng trong các tầng rất khác nhau. Phần lớn các loài cây ƣu thế ở tầng trên trong rừng
nguyên sinh thƣờng có rất ít, thậm chí vắng mặt ở những tầng thấp hay cấp thể tích
nhỏ. Ngƣợc lại, ở những rừng đơn ƣu nhƣ rừng Mora Gongifi ở Guyana, rừng
Eusdezoxylon ở Borneo lại có đầy đủ đại diện ở các lớp kích thƣớc. Theo tác giả thì


10
sự phân bố này là do đặc tính của chúng trong các giai đoạn phát triển. Ông cũng
cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng trong rừng mƣa nhiệt đới ảnh hƣởng chủ yếu đến
sự phát triển của cây con, còn đối với nảy mầm và sự phát triển của mầm non
thƣờng không rõ.
Khi nghiên cứu về ảnh hƣởng yêu cầu ánh sáng đến sự nảy mầm (tái sinh)
của 5 loài họ Dầu ở Malaysia cho thấy đất và ánh sáng là điều kiện cần thiết của hạt
khi nảy mầm và đã có kết luận rằng, sự nảy mầm của cây họ Dầu trên thảm thực bì
cao mặc dù giới hạn bởi ánh sáng (Nicholson, 1960).
Trong nghiên cứu tái sinh rừng, ngƣời ta đều nhận thấy rằng cây cỏ và cây
bụi có ảnh hƣởng đến tái sinh các lồi cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất khơ,
nghèo dinh dƣỡng khống, do đó thảm cỏ và thảm cây bụi sinh trƣởng kém nên ảnh
hƣởng của nó đến cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngƣợc lại, những lâm phần thƣa,
rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát triển mạnh mẽ, trong trƣờng
hợp này là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (dẫn theo Lê Bá Toàn,

1997).
Trong nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới, nhiều nhà lâm học còn đặc
biệt quan tâm tới các phƣơng thức tái sinh của các loài cây mục đích. Thứ tự các
bƣớc xử lý cũng nhƣ hiệu quả của từng phƣơng thức đối với tái sinh rừng tự nhiên
đƣợc Baur (1976) tổng kết sâu sắc trong tác phẩm “Cơ sở sinh thái học của kinh
doanh rừng mƣa”.
1.4. Tổng quan về nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam
Nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu từ những năm
1960. Theo Thái Văn Trừng (1978), ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều
khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở các rừng nguyên sinh và thứ sinh. Nếu các điều
kiện của môi trƣờng nhƣ đất, nhiệt độ, ẩm độ dƣới tán rừng chƣa thay đổi thì tổ
hợp các lồi cây tái sinh khơng có những biến đổi lớn và cũng khơng diễn thế một
cách tuần hồn trong khơng gian và thời gian nhƣ Ovbrevin đã nhận định.


11
Theo Vũ Đình Huề (1975), tổ thành cây tái sinh cho rừng nguyên sinh nhƣ
những cây mẹ ở tầng trên. Đối với rừng thứ sinh tái sinh chủ yếu là những cây gỗ
mềm kém giá trị. Hiện tƣợng tái sinh theo đám tạo nên sự phân bố số cây không
đều trên mặt đất rừng. Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá tái sinh tự nhiên áp dụng cho các đối tƣợng lá rộng ở miền Bắc nƣớc ta.
Khi nghiên cứu về tái sinh tự nhiên tự nhiên, Vũ Tiến Hinh (1991) đã đề cập
đến đặc điểm tái sinh theo thời gian của cây rừng và ý nghĩa của nó trong điều tra
cũng nhƣ trong kinh doanh rừng. Bằng cách chặt hết những cây gỗ có D 1,3> 8 cm ở
những ơ mẫu đại diện cho rừng phục hồi sau khai thác kiệt và rừng ổn định (trạng
thái IIIA3) tác giả đã chỉ ra rằng phân bố số cây theo cấp đƣờng kính và theo tuổi
của rừng Sau sau phục hồi đều có dạng phân bố giảm. Điều đó chứng tỏ mặc dù là
lồi cây ƣa sáng mạnh, lồi Sau sau vẫn có đặc điểm tái sinh liên tục qua nhiều thế
hệ, càng về sau tốc độ tái sinh càng mạnh. Tác giả còn chỉ ra rằng, những lồi cây
gỗ có hệ số tổ thành cao thì tổ thành tái sinh của chúng cao. Mối quan hệ này tồn tại

theo dạng đƣờng thẳng.
Nguyễn Văn Trƣơng (1993) đã đề cập đến cơ sở sinh thái rừng trong tái sinh.
Tác giả cho rằng, muốn phát huy tái sinh tự nhiên và nhân tạo thì phải hiểu hết hồn
cảnh sinh thái của các lồi cây mục đích mà chúng ta cần tái sinh. Khi khai thác cây
thành thục đã có ảnh hƣởng xấu đến cây tái sinh, những lỗ trống mở ra làm cho đất
nóng, khơ. Điều đó có ảnh hƣởng rất xấu đến sự nảy mầm và sự phát triển của cây con
sau này. Ngƣợc lại, ở những nơi thiếu cây lớn, cây bụi và dây leo phát triển rất mạnh.
Điều đó cũng gây ra những ảnh hƣởng xấu đến quá trình tái sinh rừng.

Trong lĩnh vực điều tra và quy hoạch rừng, ngƣời ta phân chia cây tái sinh
theo những cấp H với mỗi cấp cánh nhau 100 – 200 cm. Để phục vụ yêu cầu kinh
doanh rừng, nội dung nghiên cứu tái sinh rừng thƣờng đƣợc giới hạn ở việc thống
kê thành phần loài, mật độ, phân bố N/H và tình trạng sức sống của những cây tái
sinh có triển vọng thay thế cây mẹ. Ở Việt Nam, các nhà lâm học và điều tra rừng
thƣờng xem những cây tái sinh đã đạt đến H ≥ 100 cm và có sức sống tốt là những
cây tái sinh có triển vọng (Nguyễn Văn Thêm, 2002).


×