Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Tiet 9 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHƯƠNG II - MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT. Tiết 9 –12 : ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT VẬT LIỆU DÙNG TRONG MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT. I - Mạng điện sinh hoạt 1. Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt (mạng điện trong nhà) Mạng điện trong nhà là loại mạng điện tiêu thụ, nhận điện từ mạng phân phối điện áp thấp để cung cấp điện cho các thiết bị và đồ dùng điện. Mạng điện trong nhà gồm có một dây pha (dây nóng) và một dây trung hoà (dây lạnh) với điện áp là 220V Mạng điện trong nhà thường gồm hai phần là phần đường dây cung cấp chính (mạch chính) và phần đường dây cho các đồ dùng điện (mạch nhánh) + Mạch chính: là phần đường dây từ sau công tơ đến các phòng cần được cung cấp điện + Mạch nhánh: Gồm phần đường dây rẽ từ đường dây chính đến các đồ dùng điện. - Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường, bảo vệ như công tơ điện, công tắc, cầu dao,....

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. Vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt 1- Vật liệu dẫn điện: Vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện chạy qua a) PHân loại: VLDĐ có thể là chất khí (hơi thuỷ ngân), chất lỏng (dung dịch điện phân), chất rắn (đồng, nhôm, sắt,..). Trong đó kim loại được sử dụng rộng rãi nhất đặc biệt là đồng và nhôm. b) Tính chất: - Đặc trưng cho tính dẫn điện VLDĐ là Điện trở suất, vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ (từ 10-6 đến 10-8m) . Những vật liệu dẫn điện càng tốt thì có điện trở suất càng nhỏ VD: đồng là 0,0178.10-6m nhôm là 0,0282.10-6m - Đặc trưng cho tính chất cơ lý và hoá học của kim loại là độ bền, dẻo c) Phạm vi sử dụng VLDĐ dùng để chế tạo các phần tử dẫn điện trong thiết bị điện, dùng làm đường dây truyền tải và phân phối điện.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2 - Vật liệu cách điện: Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. VLCĐ được dùng để cách li các phần tử dẫn điện với nhau và giữa phần diễn điện với các bộ phận không có điện khác. a)Phân loại: VLCĐ có thể ở thể khí (không khí, khí trơ…), thể lỏng (dầu biến áp, dầu khoáng vật cho tụ điện,..), thể đông đặc (parafin, côlôfan…), thể rắn (giấy cách điện, cao su, thuỷ tinh, nhựa, sử,…) b) Tính chất: - Có điện trở suất lớn. VLCĐ càng tốt thì có điện trở suất càng cao c) Phạm vi sử dụng: Dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử cách điện của các thiết bị điện, vỏ của đường dây tải điện… 3 - Vật liệu dẫn từ Vật liệu mà đường sức từ chạy qua được gọi là VLDT Vật liệu dẫn từ trong kỹ thuật điện được chia làm hai loại: Vật liệu từ mềm và vật liệu từ cứng - Vật liệu từ mềm có lực giữ từ nhỏ bao gồm thép kỹ thuật điện (tôn silic), ferit, mangan – niken. Được dùng làm mạch từ cho các máy điện, thiết bị điện từ xoay chiều và một chiều. - Vật liệu từ cứng có lực giữ từ lớn thường dùng làm nam châm vĩnh cửu bao gồm thép các bon,vonfram, hợp kim anicô….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4- Dây dẫn điện và cáp điện Dây dẫn điện thường dùng để truyền tải và phân phối điện năng. Có 2 loại dây dẫn điện là dây dẫn và dây cáp. a – Dây dẫn điện Được chia thành 2 loại: dây trần và dây có vỏ bọc cách điện. a1) Dây trần: Có loại nhiều sợi, có loại 1 sợi bằng đồng hoặc nhôm thường dùng để dẫn điện ngoài trời như các đường phân phối và truyền tải điện năng. a2) Dây bọc cách điện - Dây cứng đơn: lõi 1 sợi bằng đồng hoặc nhôm dùng làm dây trục chính trong nhà. - Dây mềm đơn: (còn gọi là dây súp) lõi nhiều sợi đồng nhỏ ghép lại bên ngoài có vỏ cách điện bằng nhựa tổng hợp. Thường dùng trong các đồ dùng điện b – Dây cáp - Cấu tạo: Gồm có phần dẫn điện (lõi cáp), bên ngoài là các lớp vỏ cách điện và vỏ bảo vệ. Phần dẫn điện có thể là 1 lõi hay nhiều lõi mỗi lõi được bện chắc chắn bằng nhiều sợi kim loại. Vỏ bọc: vỏ cách điện thường là sợi bông, cao su, giấy tẩm chất cách điện; vỏ ảo vệ thường là chất dẻo, cao su, sợi gai hoặc giấy tẩm nhựa đường… - Phân loại: + Cáp 1 lõi, cáp nhiều lõi + Cáp điện lực: có tiết diện: 1; 1,5; 2,5; 4; 6;…70mm2 + Cáp điều khiển có các tiết diện: 0,75; 1; 1,5; …10mm2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> THỰC HÀNH NỐI NỐI TIẾP VÀ PHÂN NHÁNH DÂY DÂN ĐIỆN NỐI DÂY DẪN ĐIỆN Ở HỘP NỐI DÂY. 1)Vì sao phải nối dây dẫn ? Trong quá trình lắp đặt, thay thế dây dẫn và sửa chữa thiết bị điện nhất thiết phải nối dây dẫn. Chất lượng các mối nối dây dẫn ảnh hưởng không ít tới sự vận hành của mạng điện. Mối nối lỏng lẻo sẽ dễ gây ra sự cố làm đứt mạch hoặc phát sinh ra tia lửa điện làm chập mạch gây ra hỏa hoạn. 2)Khi nối dây dẫn điện cần phải đạt các yêu cầu nào ? Yêu cầu của mối nối dây dẫn : +Dẫn điện tốt : Điện trở mối nối phải nhỏ để dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy, các mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt. +Có độ bền cơ học cao : Phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển. +An toàn điện : Mối nối phải được cách điện tốt, không sắc làm hỏng lớp băng cách điện. +Đảm bảo về mặt mỹ thuật : Mối nối phải gọn, đẹp..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3)Có mấy loại mối nối ? Có 3 loại mối nối chính : -Nối nối tiếp : Dùng để nối dài thêm dây dẫn -Nối phân nhánh(mạch rẻ) : Dùng để phân phối điện năng đến các đồ dùng điện, thiết bị điện. -Nối dùng phụ kiện : Dùng để nối dây vào các đồ dùng điện, thiết bị điện, ... 4)Các phương pháp nối dây : a) Nối nối tiếp : - Dây đơn lõi một sợi - Dây dẫn lõi nhiều sợi : b) Nối phân nhánh : - Dây đơn lõi một sợi -Dây dẫn lõi nhiều sợi : c)nối dây điện ở hộp nối dây. d)Hàn và cách điện mối nối : *Hàn mối nối : e)Cách điện mối nối: -Tại sao sau khi nối xong ta phải cách điện mối nối ? (Để đảm bảo an toàn điện làm tăng sức bền cơ học cho mối nối).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TIẾT 17- 18: CÁC DỤNG CỤ CƠ BẢN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT ĐIỆN. I – Tua vít 1- Công dụng: Dùng để lắp đặt, tháo lắp các thiết bị điện 2- Cấu tạo - Cán có vỏ bằng nhựa hoặc bằng gỗ - Bộ phận tác động bằng kim loại, mũi dẹt hoặc chữ thập 3- Cách sử dụng: Đặt tua vít vuông góc với các chi tiết cần tháo lắp,vặn đủ lực cần thiết để có thể tháo lắp được chi tiết, tránh siết chặt quá gây hỏng ren. II – Kìm điện 1- Công dụng: Dùng để giữ, vặn các chi tiết hoặc để uốn, cắt, tuốt vỏ dây điện. 2- Cấu tạo - Cán có vỏ bọc bằng nhựa cách điện, chịu được điện áp tới 300V. - Bộ phận tác động bằng kim loại. Có nhiều loại: kìm thông dụng, kìm uốn dây, kìm cắt dây, kìm thuốt vỏ dây..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> III- Khoan 1 – Công dụng: Dùng để khoan lỗ của các chi tiết cần lắp đặt. 2- Cách sử dụng Có 2 loại khoan: khoan tay và khoan điện Khoan tay là loại đơn giản được dùng khoan gỗ hoặc khoan mồi để bắt vít vào gỗ. Khoan điện thường dùng loại cầm tay công suất dưới 300W. Khi khoan giữ máy không bị lệch, dùng sức đẩy cho quá trình khoan được liên tục, lúc lỗ khoan sắp xuyên thủng cần tập trung để mũi khoan tiến từ từ IV – Ngoài ra còn một số dụng cụ khác như: Thước: Dùng để đo chiều dài, khoảng cách cần lắp đặt. Panme: Khi cần đo chính xác đường kính của dây. Búa: Dùng để đóng và nhổ đinh. Cưa sắt: Dùng để cưa, cắt các ổng nhựa và kim loại..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiết 19 – 20:. MỘT SỐ KHÍ CỤ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT. I - Ổ điện và phích cắm 1- Ổ điện: - Là thiết bị dùng để lấy điện cho các đồ dùng điện. - Có nhiều loại ổ điện: loại 2 lỗ, 3 lỗ, loại lỗ tròn, loại lỗ dẹt, loại lắp cố định trên tường, loại di động… - Gồm 2 bộ phận chính là vỏ và cực tiếp điện. Bên ngoài vỏ ổ điện thường ghi trị số định mức của điện áp và dòng điện, VD: 220V – 5A - Chú ý lắp đặt: Không lắp đặt nơi quá nóng, ẩm ướt và nhiều bụi. Loại gắn tường cố định nên cách mặt đất không dưới 1,5m. Loại di động cần đảm bảo an toàn điện. Nếu dùng nhiều cấp điện khác nhau thì nên dùng nhiều ổ điện khác nhau để tránh nhầm lẫn. 2 – Phích cắm - Là thiết bị lấy điện từ ổ điện cho các đồ dùng điện. - Có nhiều loại: loại tháo được, loại không tháo được, chốt cắm tròn, chốt cắm dẹt, chốt 2 ngạnh, 3 ngạnh… - Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính là thân bằng nhựa hoặc sứ có ghi cường độ và điện áp định mức, bộ phận tiếp điện bằng đồng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II- Cầu chì, công tắc 1- Cầu chì - Là thiết bị bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hoặc quá tải. - Có nhiều loại như cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nắp vặn cầu chì nút… - Cấu tạo: gồm 3 bộ phận là vỏ bằng nhựa, chốt giữ dây chảy bằng đồng và dây chảy (dây chảy chủ yếu bằng chì hoặc đồng, nhôm) 2- Công tắc điện: - Là thiết bị để đóng và cắt mạch điện có điện áp dưới 500V và cường độ dưới 5A. - Có nhiều loại: công tắc xoay, bật, bấm, giật… - Cấu tạo gồm 3 phần: núm tắt mở bằng nhựa, các tiếp điểm tĩnh và động bằng đồng, vỏ bằng nhựa để cách điện trên vỏ có ghi điện áp và cường đô định mức. - Được lắp nối tiết với đồ dùng điện, sau cầu chì, trước phụ tải.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> III- Cầu dao, Áp tô mát 1- Cầu dao - Là thiết bị đóng, cắt dòng điện bằng tay. - Có nhiều loại cầu dao: 1 cực, 2 cực, 3 cực - Cấu tạo: gồm 3 bộ phận chính là bộ phận tiếp điện động (lưỡi dao) là một thanh bằng đồng, bộ phận tiếp điện tĩnh, vỏ bằng sứ hoặc bằng nhựa có ghi điện áp và cường độ định mức. - Dùng lắp ở đường dây chính, đóng cắt dòng điện có công suất nhỏ 2- Áp tô mát: - Là thiết bị phối hợp cả hai chức năng của cầu chì và cầu dao, tự động bảo vệ mạch điện khi ngắn mạch hoặc quá tải. - Có nhiều loại Áp tô mát: Áp tô mát dòng điện cự đại, dòng cực tiểu, điện áp thấp. - Cấu tạo: gồm có tiếp điểm, nút đóng mở bằng tay, hệ thống ngắt mạch tự động bằng điện từ và bằng nhiệt.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ - KRÔNG BÚK LĂK ĐẮK LẮK Haõy yeâu thích vieäc mình laøm baïn seõ caûm thaáy thuù vò hôn vaø vieäc mình laøm seõ coù hieäu quaû hôn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×