Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tham luan day bo tro mon Toan 9 nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.99 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> CỤM CM LIÊN-PHÙ-CẢNH</b>
<b>TRƯỜNG THCS QUẢNG LIÊN</b>
<b> TỔ CM: TỰ NHIÊN</b>


<b>BÁO CÁO THAM LUẬN</b>



<i>Đổi mới phương pháp dạy học bổ trợ mơn tốn 9 đối với HS lớp TB trở xuống</i>
<b>1/ Đặc điểm, tình hình:</b>


Trong những năm qua phòng giáo dục - đào tạo và các trường đã có nhiều chủ
trương, biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học mơn Tốn 9. Qua
đó đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục của huyện nhà. Tuy có nhiều tiến
bộ nhưng chất lượng chưa thật bền vững, có nhiều em hoc sinh nắm chưa vững về kiến
thức cơ bản mơn Tốn 9, thể hiện rõ nét nhất là chất lượng thi vào THPT trong năm
học 2011-2012 vừa qua. Vậy yêu cầu đặt ra cho mỗi một giáo viên trực tiếp giảng dạy
mơn Tốn 9 phải tìm được nguyên nhân dẫn đến chất lượng chưa thật bền vững, còn
nhiều hạn chế, cần phải nhìn thẳng vào sự thật. Từ đó đưa ra những biện pháp tích cực
sát với thực tế tình hình ở cơ sở để từng bước khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả chất
lượng khi dạy bổ trợ mơn Tốn 9.


<b>2/ Ngun nhân, hạn chế dẫn đến chất lượng mơn Tốn lớp 9 thấp:</b>
a)Về phía học sinh:


- Đặc điểm HS lớp được phân loại TB trở xuống nên đại đa số học sinh thiếu ý thức
rèn luyện, không chăm học, chưa xác định đúng động cơ, mục đích của việc học tập, đi
học vì bị ép buộc của gia đình, của nhà trường và xã hội nên không thể hiện được ý
thức phấn đấu, vươn lên của bản thân mình.


- Một số em ngồi học chưa chịu khó nghe giảng, không ghi bài, lười học, lười suy nghĩ
xây dựng bài, cịn nói chuyện riêng, thậm chí cịn phá phách làm ảnh hưởng đến đến
bạn bè xung quanh, chất lượng lớp học.



- Đi học thì khơng chun cần, có ý nghĩ đi học chovui bạn bè chứ khơng có động cơ
học tập.


- Một số em năng lực tiếp thu bài, vận dụng kiến thức bài học còn quá nhiều hạn chế,
bên cạnh đó cịn khơng ít em cịn hổng các kiến thức về mơn Tốn (như khơng nhớ
ĐN, Khái niệm, Đ.Lí, T.Chất, tiên đề, Hệ quả, Dấu hiệu, các quy ước, kí hiệu ...), ý
thức tự học ở nhà của các em hầu như khơng có, chỉ tiếp thu ở trên lớp, không học bài
cũ và chuẩn bị bài mới, nên tiếp thu bài ở lớp thật sự gặp nhiều khó khăn và trỡ ngại.
- Nhiều em về nhà thường xuyên tham gia chơi và nghiện các trò chơi điện tử trực
tuyến trên mạng Internet, xem phim ảnh bạo lực trên truyền hình...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Nhiều em thiếu kỹ năng làm các bài toán rút gọn, vẽ hình, phương pháp chứng minh
một bài tốn hình học, kỹ năng lập luận, cách trình bày một bài tốn hồn chỉnh.


- Bên cạnh đó một bộ phận cha mẹ học sinh theo làm ăn bn bán, ít quan tâm, theo
dõi đến việc học tập của con em mình, mặc phó cho thầy cơ và nhà trường.


b) Về phía giáo viên:


- Cịn non về kinh nghiệm giảng dạy Tốn 9, chưa từng trãi, thiếu sự chịu khó học hỏi,
đầu tư thời gian nghiên cứu kiến thức chưa nhiều, phương pháp giảng dạy đơi lúc cịn
lúng túng, làm cho học sinh khó tiếp thu.


- Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên có hiệu quả chưa cao. Giáo viên cổ thụ
về năng lực chun mơn trong trường chưa có, việc ứng dụng CNTT, các phần mềm
hỗ trợ trong dạy học chưa tích cực.


- Dạy trên lớp quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém cịn ít mà chỉ tập trung vào
một số đối tượng học sinh TB khá trong lớp vì sợ dạy khơng kịp bài, cháy giáo án, nên


không làm chủ được thời gian và làm hạn chế việc phát huy tính tích cực chủ động tạo
của học sinh yếu kém trong học tập.


- Kiến thức bài học khai thác thiếu tính triệt để, khơng sâu, giáo viên thường cung cấp
một chiều, làm cho học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ máy móc, dễ
quên.


- Bài dạy lan man khó hiểu, kiến thức GV cung cấp cho HS như một thông báo, sau
mỗi bài học giáo viên chưa chốt được kiến thiếu trọng tâm, thiếu sự hướng dẫn cụ thể
công việc học ở nhà, chỉ giao số lượng bài tập cần giải quyết mà thơi.


- Khả năng quản lí lớp học chưa bao quát được hết các đối tượng, cách thức tổ chức
dạy học hạn chế.


<b>3. Một số giải pháp, chia sẽ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học bổ trợ</b>
<b>mơn Tốn cho học sinh:</b>


- Căn cứ chất lượng cuối năm ở lớp trước và kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm để
so sánh lực học và sự tiến bộ hay không tiến bộ của HS rồi tìm hiểu hồn cảnh từng
học sinh. Phân tích đối tượng học sinh và nắm thật sát năng lực học tập của từng học
sinh để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp trong dạy học chính khố cũng như dạy
phụ đạo bổ trợ kiến thức, nâng cao kiến thức đối với HS khá ở từng bài ngay từ đầu
năm.


- Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, cần
giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây hứng thú khi
học toán.


- Mỗi giáo khi lên lớp cần nghiên cứu và chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo. Nếu là
tiết bài tập, cần phải giải kỹ từng bài, đồng thời lồng ghép việc nhắc và cho HS ghi


chép lại kiến thức lớp dưới có liên quan trong bài học, xem kỹ các trường hợp có thể
xảy ra. Để từ đó tìm ra thuật Toán đơn giản, giúp học sinh từng bước nắm được kiến
thức và có hứng thú học tốn và giải toán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Mỗi lần thay đổi PPDH là một lần GV đã tạo ra "cái mới", nhờ thế sẽ tránh được sự
đơn điệu, nhàm chán cho học sinh, giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú, tò mò
để đi đến giải quyết vấn đề bài học nêu ra giúp HS có nhiều cơ hội hoạt động tích cực,
đào sâu suy nghĩ, tư duy, tổng hợp kiến thức của bài học.


Ví dụ: Khi ơn tập bổ trợ về tiếp tuyến và tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, giáo
viên cần nhắc lại và khắc sâu một lần nữa về dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường
trịn, tính chất của tiếp tuyến và tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau để từ đó HS có thể
vận dụng được để giải bài tập.


- Giáo viên cần phải nhiệt tình, tận tụy, yêu nghề, mến trẻ, thể hiện tinh thần trách
nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng dạy, không nơn nóng, vội vàng, từng bước giúp học
sinh khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều kiện cho phép nhất để
hình thành từng bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn khởi và niềm tin
trong học mơn Tốn.


-Uốn nắn cho học sinh biết cách trình bày lời giải một bài tốn phải gọn nhưng chặt,
chính xác, đầy đủ về nội dung. Thơng qua tiết ôn tập, phụ đạo bổ trợ kiến thức.


-Vấn đề dạy tốt một tiết Toán, học sinh nắm vững kiến của một tiết học thì việc đầu tư
vào soạn một giáo án là khơng thể thiếu trong q trình dạy học, ngồi ra cần phải làm
cho mơn học thật gần gũi với thực tế đời sống nên GV cần phải linh hoạt, sáng tạo
trong từng tiết dạy của mình để làm nổi rõ sự gắn bó của Tốn học với cuộc sống hàng
ngày là hết sức cần thiết.


- Ngôn ngữ phải dễ hiểu để học sinh dễ nhìn nhận, nắm bắt, chiếm lĩnh tri thức mới.


Hệ thống câu hỏi phải hết sức gọn, trong sáng, logic, chặt chẽ, gợi mở nếu cần thiết để
HS tự tìm ra kiến thức mới. Từ đó HS sẽ khắc sâu, nhớ lâu kiến thức và gây được hứng
thú, thúc đẩy vươn lên trong học tập của mỗi em trong lớp học.


- Dạy môn toán cần dạy cho học sinh nắm chắc ĐN, Khái niệm, Đ.Lí, T.Chất, tiên đề,
Hệ quả, Dấu hiệu, các quy ước, kí hiệu ...Nó là chìa khóa của mọi vấn đề nhưng vẫn
chưa đủ. Mà GVcần phải biết làm cho HS biến những kiến thức đó vào mỗi bài tập cụ
thể, vận dụng như thế nào?


- Đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng trực quan cho một tiết dạy là hết sức cần thiết, để
HS hiểu kiến thức một cách tường tận, sát thực tế, hiểu được kiến thức đó xuất phát từ
đâu, dựa trên cơ sở nào?


- Khi dạy xong một tiết cần phải biết được bao nhiêu em hiểu bài và còn lại bao nhiêu
em chưa kịp hiểu bài. Từ đó có những phương pháp giúp đỡ số HS chưa hiểu bài. Sau
mỗi tiết dạy phải có cũng cố, luyện tập bằng các câu hỏi trọng tâm, cơ bản nhất, GV
chú ý đến HS yếu kém, cá biệt để nắm việc tiếp thu kiến thức mới trong nội dung bài
học, bài luyện tập tại lớp cần được nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phúc tạp,
biết tổng hợp kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Kiểm tra đánh giá HS phải cơng bằng chính xác, chỉ ra được những kiến thức còn
thiếu và yếu hay mắc phải trong bài làm cho dù là nhỏ nhất. Để làm được điều đó GV
khi ra đề kiểm tra phải phân hóa cụ thể được từng đối tượng.


Vì khả khả năng cịn hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy Tốn 9 chưa nhiều, tầm nhìn
tổng thể chưa cao, nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết trong q trình
tham luận rất mong quý vị lãnh đạo và thầy cô trong cụm chuyên môn hết sức thông
cảm.


Chúc quý vị lãnh đạo Cụm và quý thầy cô trong cụm chuyên môn sức khỏe, giặt hái


được kết quả cao trong năm học 2012-2013. Xin chân thành cảm ơn.


</div>

<!--links-->

×