Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Quá trình phát triển của bộ máy nhà nước triều nguyễn từ trung ương tản quyền đến trung ương tập quyền 1802 1840

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 255 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------------

Huỳnh Văn Nhật Tiến

Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN TỪ “TRUNG
ƯƠNG TẢN QUYỀN” ĐẾN “TRUNG ƯƠNG
TẬP QUYỀN” (1802-1840)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------

Huỳnh Văn Nhật Tiến

Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN TỪ “TRUNG
ƯƠNG TẢN QUYỀN” ĐẾN “TRUNG ƯƠNG
TẬP QUYỀN” (1802-1840)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. TRẦN THỊ THANH THANH
2. TS. ĐINH THỊ DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực. Những tư liệu mới và những kết
quả của Luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả Luận án
Huỳnh Văn Nhật Tiến


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ gốc
Khâm định Đại Nam
hội điển sự lệ

Tên viết tắt
Hội điển

Từ gốc
Thành phố Hồ Chí
Minh
Nhà xuất bản


Tên viết tắt
Tp.HCM

Đại Nam thực lục

Thực lục

Đại học sư phạm

ĐHSP

Tạp chí

TC

Trang

tr

Chánh

a

Tịng

b

Chánh nhất phẩm

1a


Tòng nhất phẩm

1b

Chánh nhị phẩm

2a

Tòng nhị phẩm

2b

Chánh tam phẩm

3a

Tòng tam phẩm

3b

Chánh tứ phẩm

4a

Tòng tứ phẩm

4b

Chánh ngũ phẩm


5a

Tòng ngũ phẩm

5b

Chánh lục phẩm

6a

Tòng lục phẩm

6b

Chánh thất phẩm

7a

Tòng thất phẩm

7b

Chánh bát phẩm

8a

Tòng bát phẩm

8b


Chánh cửu phẩm

9a

Tòng cửu phẩm

9b

Khoa học xã hội
và nhân văn

Nxb
KHXH&NV


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 18021830 .............................................................................................................. 19
1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN ..................................... 19
1.1.1. Đất nước trải qua ba thế kỷ nội chiến và chia cắt........................... 19
1.1.2. Nguyễn Ánh kết thúc nội chiến và thống nhất đất nước ............... 20
1.1.3. Tình hình đất nước dưới triều Gia Long ........................................ 21
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN GIAI
ĐOẠN 1802-1830 ......................................................................................... 24
1.2.1. Cơ cấu bộ máy nhà nước ở trung ương .......................................... 24

1.2.1.1. Hoàng đế ......................................................................................... 24
1.2.1.2. Hội đồng đình thần và các chức quan đầu triều ........................... 25
1.2.1.3. Lục Bộ.............................................................................................. 27
1.2.1.4. Nhóm cơ quan phụ trách cơng tác văn phịng và lưu trữ ............. 30
1.2.1.5. Nhóm cơ quan phụ trách giám sát ................................................. 31
1.2.1.6. Nhóm cơ quan phụ trách về giáo dục và khoa học ....................... 32
1.2.1.7. Nhóm cơ quan phụ trách về hồng tộc và giúp việc ở cung đình 34
1.2.1.8. Nhóm cơ quan phụ trách về kho tàng và quân nhu ...................... 37
1.2.1.9. Nhóm cơ quan phụ trách về vận tải và liên lạc ............................. 41
1.2.1.10. Nhóm cơ quan phụ trách về nghi lễ và tế tự................................ 43
1.2.2. Cơ cấu hệ thống hành chính trực thuộc Thành và trung ương .... 44
1.2.2.1. Cấp Thành (Bắc thành và Gia Định thành) .................................. 44
1.2.2.2. Cấp Trấn/Dinh ................................................................................ 48
1.2.2.3. Cấp Phủ ........................................................................................... 51
1.2.2.4. Cấp Huyện/Châu ............................................................................. 52


1.2.2.5. Cấp Tổng ......................................................................................... 53
1.2.2.6. Cấp Xã ............................................................................................. 53
1.3. CƠ CHẾ VẬN HÀNH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN GIAI
ĐOẠN 1802-1830 ......................................................................................... 54
1.3.1. Cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước ở trung ương .................. 54
1.3.1.1. Phạm vi tác động của đế quyền ...................................................... 54
1.3.1.2. Cơ chế làm việc của Lục bộ ............................................................ 55
1.3.1.3. Cơ chế liên kết giải quyết công vụ giữa các cơ quan .................... 56
1.3.2. Cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước ở địa phương .................. 58
1.3.2.1. Hoạt động của cấp Thành và sự tương tác với trung ương .......... 58
1.3.2.2. Cơ chế hoạt động của các cấp hành chính địa phương khác....... 60
1.4. NHỮNG BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ CHUYỂN SANG TẬP QUYỀN ..... 62
1.4.1. Chuyển đổi chức năng của Hội đồng đình thần và sắp xếp lại hệ

thống trật hàm ............................................................................................. 62
1.4.1.1. Chuyển đổi chức năng của Hội đồng đình thần ........................... 62
1.4.1.2. Sắp xếp lại hệ thống trật hàm của quan chức ............................... 64
1.4.2. Điều chỉnh cơng tác của Văn thư phịng và thành lập Nội các ..... 65
1.4.2.1. Điều chỉnh công tác của Văn thư phòng ....................................... 65
1.4.2.2. Thành lập Nội các để thay thế chức năng của Văn thư phòng .... 66
1.4.3. Chấn chỉnh và tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát............... 69
1.4.4. Nâng cấp vị thế kinh đô và bước đầu thống nhất hệ thống đơn vị
hành chính ................................................................................................... 70
1.4.4.1. Điều chỉnh việc phân cấp quản lý hành chính khu vực kinh
thành ............................................................................................................. 70
1.4.4.2. Thống nhất cơ cấu hành chính, nhân sự địa phương, chế độ đãi
ngộ................................................................................................................. 70
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 78
Chương 2. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 18311840 ............................................................................................................... 81


2.1. XÓA BỎ CẤP THÀNH VÀ THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
TỈNH ............................................................................................................. 81
2.1.1. Hồn cảnh lịch sử có nhiều chuyển biến tích cực .......................... 81
2.1.1.1. Đất nước đi vào ổn định sau 30 năm đầu của triều Nguyễn ........ 81
2.1.1.2. Yêu cầu của lịch sử và thời cơ cho việc chuyển đổi ....................... 83
2.1.2. Xóa bỏ cấp Thành và thành lập đơn vị hành chính cấp Tỉnh ...... 84
2.1.2.1. Giải tán Bắc thành, lập đơn vị Tỉnh ở miền Bắc và khu vực Bắc
Trung Bộ....................................................................................................... 84
2.1.2.2. Giải tán Gia Định thành, lập đợn vị Tỉnh ở miền Nam và khu vực
Nam Trung Bộ.............................................................................................. 87
2.2. KIỆN TOÀN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO
HƯỚNG TẬP QUYỀN TRIỆT ĐỂ .............................................................. 89
2.2.1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương ............ 89

2.2.1.1. Bổ sung các cơ quan quan trọng cho bộ máy nhà nước trung
ương .............................................................................................................. 89
2.2.1.2. Hoàn thiện về cơ cấu các cơ quan nhà nước ở trung ương ......... 99
2.2.2. Thống nhất cơ cấu các cấp hành chính địa phương trên cả
nước ............................................................................................................ 106
2.2.2.1. Cấp Tỉnh ........................................................................................ 106
2.2.2.2. Cấp Phủ ......................................................................................... 109
2.2.2.3. Cấp Huyện / Châu.......................................................................... 110
2.2.2.4. Cấp Tổng ....................................................................................... 113
2.2.2.5. Cấp Xã ........................................................................................... 113
2.3. CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN
SAU NĂM 1831 ......................................................................................... 114
2.3.1. Cách thức vận hành của bộ máy nhà nước ở trung ương ........... 114
2.3.1.1. Quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế ............................................... 114
2.3.1.2. Vai trị trung gian và hỗ trợ cơng vụ của các Bộ/Nha ................ 115
2.3.1.3. Hoạt động giám sát và thanh tra .................................................. 119
2.3.2. Cách thức vận hành của các cấp hành chính địa phương .......... 123


2.3.2.1. Mối liên hệ giữa trung ương và địa phương ............................... 123
2.3.2.2. Mối liên hệ liên thuộc giữa các địa phương lớn (cấp Tỉnh) ....... 124
2.3.2.3. Cách thức tương tác giữa địa phương với trung ương ............... 126
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 128
Chương 3. TƯƠNG QUAN GIỮA “TẢN QUYỀN” VÀ “TẬP QUYỀN”
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU
NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1840) ....................................................... 130
3.1. VAI TRÒ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC “TRUNG ƯƠNG TẢN
QUYỀN” VÀ “TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN” TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN
1802-1840) .................................................................................................. 130

3.1.1. Con đường xây dựng nhà nước tập quyền của triều Nguyễn ..... 130
3.1.2. Giai đoạn I với chính sách “trung ương tản quyền” (1802 đến
1830) ........................................................................................................... 132
3.1.2.1. Lý do áp dụng ................................................................................ 132
3.1.2.2. Luận giải về tính chất “trung ương tản quyền” .......................... 134
3.1.2.3. Đặc trưng của bộ máy nhà nước “trung ương tản quyền” ........ 141
3.1.3. Giai đoạn II với chính sách “trung ương tập quyền” (sau 1831) 144
3.1.3.1. Lý do của sự chuyển hướng .......................................................... 144
3.1.3.2. Luận giải về tính chất “trung ương tập quyền” ........................... 147
3.1.3.3. Đặc trưng của bộ máy nhà nước “trung ương tập quyền”......... 149
3.2. TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA “TẢN QUYỀN” VÀ “TẬP QUYỀN”
TRONG TIẾN TRÌNH CỦNG CỐ ĐẾ QUYỀN TRIỀU NGUYỄN (GIAI
ĐOẠN 1802-1840) ..................................................................................... 152
3.2.1. Thống nhất trong chủ trương xây dựng bộ máy nhà nước......... 152
3.2.2. Thống nhất trong các nguyên tắc xây dựng bộ máy nhà nước... 153
3.2.3. Thống nhất trong nguyên tắc vận hành nhà nước ....................... 155
3.2.4. Thống nhất trong nguyên tắc và cách thức giải quyết công vụ .. 157
3.2.5. Thống nhất trong các biện pháp chế ước quyền hành ............... 159
3.2.5.1. Biện pháp đối với bộ máy công quyền (bao gồm cả đế quyền) ... 159


3.2.5.2. Biện pháp đối với hệ thống quan lại ............................................ 163
3.2.6. Thống nhất trong cơ chế và biện pháp tương tác ....................... 167
3.2.6.1. Tương tác thông qua hội bàn và trình báo cơng vụ .................... 167
3.2.6.2. Tương tác thơng qua các loại văn bản hành chính ................... 169
3.3. HIỆU QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1840 ........... 172
3.3.1. Hiệu quả từ quá trình xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn
giai đoạn 1802-1840 .................................................................................. 172
3.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình xây dựng bộ máy

nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1840 .......................................... 176
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 183
KẾT LUẬN ................................................................................................ 185
CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .......................... 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 191
PHỤ LỤC ................................................................................... PL.1 – PL.41


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, sự ra đời của triều Nguyễn vào thế kỷ XIX
có thể xem là sự kết thúc của gần 300 năm nội chiến kéo dài từ đầu thế kỷ XVI cho
đến tận cuối thế kỷ XVIII. Đó là ba thế kỷ biến động phức tạp với sự phế lập trong
nội bộ triều Lê, nội chiến Lê-Mạc, nội chiến Trịnh-Nguyễn, khởi nghĩa nông dân,
nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh. Trong bối cảnh đó, dịng họ Nguyễn xuất hiện, ban
đầu là một thế lực tôn phù nhà Lê, rồi dần vươn lên trở thành một lực lượng chính
trị độc lập, sau đó biệt lập giang sơn, xây dựng triều đình riêng, đóng góp cơng lao
vào sự nghiệp mở mang bờ cõi. Nhưng sự xác lập của triều Nguyễn trong một giai
đoạn lịch sử đầy biến động suốt từ thế kỷ XVI đến XIX, đã dẫn đến những nhận
thức về vai trò và đóng góp của triều Nguyễn chưa được sự đồng thuận. Sự khác
nhau trong việc đánh giá xuất phát từ những di sản to lớn mà triều Nguyễn để lại
cũng như những hậu quả nặng nề về việc mất nước hồi nửa sau thế kỷ XIX. Đây là
phần lịch sử quan trọng và việc làm rõ những nội dung lịch sử trong giai đoạn này
sẽ có tác động điều chỉnh đến nhận thức của nhiều sự kiện trọng đại khác.
Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đã kế thừa và
hoàn thiện cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại trước. Đặc biệt,
trong giai đoạn 1802-1840, triều Nguyễn đã quản lý một vùng lãnh thổ rộng lớn,
tiếp thu nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý xã hội. Việc nghiên cứu

tổ chức bộ máy nhà nước dưới vương triều Nguyễn nói chung và bộ máy nhà nước
giai đoạn 1802-1840 nói riêng sẽ góp phần cung cấp một cái nhìn đầy đủ về tổ chức
nhà nước phong kiến trong những năm đầu thế kỷ XIX, qua đó rút ra những bài học
kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội hiện nay.
Nghiên cứu về lịch sử phát triển bộ máy nhà nước phong kiến ở Việt Nam
cho thấy, giai đoạn tồn tại của nhà Nguyễn có hai đóng góp rất quan trọng xét về
khía cạnh nhà nước là sự hình thành bộ máy nhà nước “trung ương tản quyền” với
nguyên lý “tản quyền” được áp dụng trong khoảng thời gian 1802-1830, và bộ máy
nhà nước “trung ương tập quyền” với tính chất tập quyền được áp dụng từ sau
những năm 1831-1840. Từ việc mô tả và phân tích hai bộ máy nhà nước này, đề tài


2

sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng thuộc về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động,
cũng như mối quan hệ giữa hai bộ máy nhà nước kể trên, đặt trong tương quan với
quá trình xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (18021840). Qua đó, đánh giá lại mối quan hệ giữa hai tổ chức nhà nước đó, cũng như vai
trị của Gia Long và bộ máy nhà nước thời kỳ 1802-1830 trong quá trình tập quyền
của triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1840. Điều này sẽ góp phần làm phong phú
thêm những hiểu biết về sự hình thành và đặc điểm của những mơ hình nhà nước
phong kiến khác nhau ở Việt Nam.
Cũng qua quá trình nghiên cứu và khảo sát khi tìm hiểu về triều Nguyễn,
chúng tơi cịn nhận thấy rằng: Việc nghiên cứu bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai
đoạn 1802-1840 đang gặp những bất đồng nhất định, cụ thể là trong việc đưa ra các
khái niệm và cách thức gọi tên hai bộ máy nhà nước đó, đặc biệt là những nhận định
về vai trị và tính kết nối của hai bộ máy nhà nước trong tiến trình tập quyền triều
Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, cũng như những tồn nghi trong việc đặt đúng vị trí
từng bộ máy nhà nước trong qúa trình xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn.
Vấn đề này đặt trong bối cảnh đất nước đang trên đường đổi mới cơ chế quản lý
hành chính để vừa phù hợp với tình hình cụ thể, vừa phù hợp với xu hướng chung

của thế giới nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập thì càng trở nên cấp thiết.
Từ những lý do trên, tơi đã chọn vấn đề: Q trình phát triển của bộ máy
nhà nước triều Nguyễn từ “trung ương tản quyền” đến “trung ương tập
quyền” (1802-1840) làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Năm 1921, Trần Trọng Kim có tác phẩm Việt Nam sử lược, đây là bộ sử
được biên soạn theo phương pháp khảo chứng của Tây Âu. Trong tác phẩm, tác giả
có đề cập đến sự tồn tại của Bắc thành, Gia Định thành và khu vực ở “giữa nước”
với những mô tả sơ khởi cũng như bước đầu đưa ra những đánh giá về bộ máy nhà
nước triều Gia Long. Giai đoạn trị vì của Minh Mạng với cơng cuộc điều chỉnh
hành chính cũng được tác giả lưu tâm với những phân tích “Ở trong triều, thì ngài


3

đặt thêm ra các tự và các viện. Bấy giờ có Nội Các và Cơ Mật viện là quan trọng
hơn cả” [41,192]. Tuy những phân tích này cịn dừng ở mức độ trình bày sự kiện và
chưa đưa ra những sử liệu cụ thể, nhưng vào thời điểm mà Triều Nguyễn còn chưa
được giới nghiên cứu trong nước quan tâm nhiều thì đây là những đóng góp quan
trọng có tính mở đường.
Năm 1922, ở Paris, Phan Văn Trường bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật khoa với
đề tài về bộ luật Gia Long Essai sur le code Gia Long. Trong bản luận án này,
thơng qua việc phân tích, đối chiếu có so sánh những điểm tương đồng và dị biệt
của bộ luật Gia Long với các bộ luật cùng thời (trọng tâm là cổ luật Trung Hoa), tác
giả đã làm rõ nhiều vấn đề về cơ cấu và cơ chế của bộ máy nhà nước triều Gia
Long. Ngoài ra, tác giả cịn có nhiều nhận định và đánh giá về tình hình chính trị-xã
hội lúc bấy giờ cũng như về cấu trúc của bộ máy nhà nước triều Nguyễn, tuy nhiên
do đây là cơng trình nghiên cứu về luật học nên những vấn đề về nhà nước thời Gia

Long vẫn chưa được tìm hiểu và lý giải sâu.
2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975
Bước sang giai đoạn 1945-1975, cùng với cuộc kháng chiến đang được đẩy
mạnh trên mọi phương diện, thì trên lĩnh vực học thuật cũng có nhiều đổi mới, xuất
hiện nhiều cơng trình lấy triều Nguyễn làm đối tượng nghiên cứu chính. Nhưng
thực trạng đất nước lúc này là đang bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, làm hình
thành nên hai phương thức tiếp cận với những đặc trưng nghiên cứu, động cơ chính
trị và cơ sở phương pháp luận khác nhau, đây là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của
những quan điểm và nhận định khác nhau về triều Nguyễn lúc bấy giờ, cụ thể:
Ở miền Bắc có cơng trình của Minh Tranh là Sơ thảo lịch sử Việt Nam,
Nguyễn Khánh Toàn với Mấy nhận xét về xã hội Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn,
Trần Huy Liệu với Lịch sử 80 năm chống Pháp, Đào Duy Anh với Lịch sử Việt
Nam – Từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX, Trần Văn Giàu với bộ ba tác phẩm
Chống xâm lăng, Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó, Sự khủng hoảng của
chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước năm 1858.v.v. Về tổng thể, các tác phẩm này,
với nhiệm vụ phục vụ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc, mà giai cấp phong kiến
Nguyễn đầu hàng chính là tay sai của chủ nghĩa thực dân, gắn liền với giai đoạn lịch


4

sử này là những con cháu trực hệ của Gia Long và Minh Mạng từ Dục Đức, Đồng
Khánh, cho đến Khải Định, Bảo Đại, đã thay nhau đứng đầu bộ máy triều đình bù
nhìn Nam triều và cịn tiếp tục tranh giành quyền lực sau năm 1945 đến 1954. Do
đó, triều Nguyễn và các vấn đề của triều Nguyễn lần lượt được mổ xẻ dưới góc nhìn
là một “tập đồn phong kiến phản động”, “một bộ máy thống trị cực kỳ sâu mọt và
càng ngày càng yếu ớt, suy đồi, mục nát” [33,30].v.v. đây rõ ràng là một cách nhìn
chưa thật khách quan và còn bị chi phối bởi các yếu tố chính trị. Đặc điểm chung
của các cơng trình này còn là phần lớn hướng đến đối tượng triều Nguyễn trong thời
gian trị vì của các triều vua ở vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược (tức từ Tự Đức

trở về sau). Riêng những nội dung của hai triều vua đầu về bộ máy nhà nước giai
đoạn 1802-1830, cơng cuộc điều chỉnh hành chính những năm 1831-1832, bộ máy
nhà nước giai đoạn 1831-1840, quá trình tập quyền của bộ máy nhà nước trung
ương ở hai đời vua đầu .v.v. đã không được đề cập đến với những dung lượng cần
thiết dành cho một đối tượng nghiên cứu riêng biệt, mà thường được lồng ghép
trong các vấn đề khác hoặc chỉ được trình bày một cách sơ lược, mang tính tiền đề
mở đầu hoặc là bối cảnh cho các biến cố lịch sử về sau. Ở đây, không xét đến vấn
đề về quan điểm và cách đánh giá thì với những tác phẩm này, tổng quan về triều
Nguyễn đã được tìm hiểu ở nhiều lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với
nhiều nội dung quan trọng.
Cùng chung hướng nghiên cứu trên là các tác phẩm: Lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam của Phan Huy Lê (chủ biên) và Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp
quyền Việt Nam của Đinh Gia Trinh. Hai tác phẩm đã có nhiều đóng góp quan trọng
trong việc tìm hiểu tiến trình phát triển của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
từ lúc hình thành cho đến khi vươn lên đỉnh cao. Trong toàn bộ lịch sử phát triển
đó, giai đoạn tồn tại của triều Nguyễn được các tác giả dành nhiều sự quan tâm và
phân tích ở cả khía cạnh cơ cấu tổ chức hành chính lẫn cơ chế vận hành, đặc biệt có
phần tìm hiểu thời Gia Long và Minh Mạng. Các tác phẩm cũng dành nhiều mơ tả
và phân tích để làm rõ các khía cạnh của hệ thống pháp quyền triều Nguyễn, đồng
thời quan tâm đến cả tổ chức hành chính các cấp. Về mối liên hệ của hai tổ chức bộ
máy nhà nước, trên cơ sở những phân tích, các tác giả nhận định: Quá trình tập


5

trung quyền lực của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX diễn ra qua hai đời vua,
trong đó bộ máy nhà nước Gia Long là một giải pháp mang tính tình thế tạm thời
trong buổi đầu “quyền nghi tạm đặt”, khi quyền lực trung ương còn bị chi phối bởi
các đối tượng khác, còn bộ máy nhà nước Minh Mạng nhờ thực hiện nhiều thay đổi
nên đã có sự tập trung quyền lực ở một mức độ cần thiết, qua đó đạt đến một sự

nhất thống và tập quyền cao. Những nhận định này sau đó được các cơng trình
đương thời tham khảo khi đánh giá về hai triều vua đầu thời Nguyễn. Riêng đối với
đề tài của Luận án, những tác phẩm này có giá trị tham khảo và đối chứng rất lớn,
cung cấp một góc nhìn khác về tổ chức bộ máy nhà nước triều Gia Long, Minh
Mạng nói riêng và triều Nguyễn giai đoạn 1802-1840 nói chung.
Ở miền Nam, năm 1962, Nguyễn Sĩ Hải bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật tại
Trường Đại học Luật khoa Sài Gịn, đề tài Tổ chức chính quyền Trung ương thời
Nguyễn sơ (1802-1847). Với những quan điểm và cách nhìn nhận mới về triều
Nguyễn được trình bày trong luận án, đặc biệt là trong nhận xét về tính chất của bộ
máy nhà nước triều Gia Long và Minh mạng, mặc dù còn cần phải trao đổi thêm về
việc chọn mốc thời gian “thời Nguyễn sơ” (theo ý tác giả được xem là thời kỳ hình
thành nên tính chất tập quyền của bộ máy nhà nước triều Nguyễn, kéo dài từ 1802
đến 1847 - tức là trải qua ba triều vua) và trong một số nhận định về việc phân tích
tính chất của bộ máy nhà nước triều Nguyễn; nhưng vào thời điểm mà các bộ sử của
triều Nguyễn còn chưa được dịch và công bố rộng rãi, cũng như sự thiếu hụt về tư
liệu, đặc biệt là phần tư liệu gốc, thì tác giả đã thành cơng trong việc đưa ra những
hướng tiếp cận với cái nhìn mới. Trong đó, lần đầu tiên, tác giả đưa ra khái niệm
“tản quyền” khi nhận xét về tính chất của bộ máy nhà nước thời Gia Long và “tập
quyền” khi nhận xét về tính chất của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng. Trong bản
luận án này, tác giả cũng đã bước đầu chỉ ra mối liên hệ giữa hai tổ chức bộ máy
nhà nước thời Gia Long và Minh Mạng khi kết luận: “Trong 45 năm của thời
Nguyễn sơ, chúng ta thấy trước sau lần lượt xuất hiện 2 hình thái: “Tản quyền”
trong đó chính quyền Trung ương ủy thác một phần công việc và san sẻ một phần
quyền hành cho các nhà chức trách đại diện cho mình ở các địa phương, và “Tập
quyền triệt để” theo đó chính quyền Trung ương nắm trọn trong tay quyền quyết


6

định về cơng vụ trong tồn quốc” [34,30-31]. Tuy nhiên, là một cơng trình có

khuynh hướng thiên về luật học, nội dung của nghiên cứu lại tập trung vào cơ chế
và cách thức hoạt động của bộ máy nhà nước Triều Nguyễn từ sau cuộc cải cách
của Minh Mạng cho đến năm 1847, vì vậy mà Luận án chưa đề cập nhiều đến vai
trò của bộ máy nhà nước giai đoạn 1802-1830 trong tiến trình tập quyền của triều
Nguyễn, cũng như chưa lý giải cặn kẽ mối quan hệ của tản quyền và tập quyền
trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền triều Nguyễn. Sau Nguyễn Sĩ
Hải, hướng nghiên cứu này được Lê Kim Ngân ở ban Cơng pháp của chính quyền
Sài Gịn tiếp tục triển khai và cho đưa vào phần nội dung trong quá trình biên soạn
quyền sách giáo khoa Sử Địa lớp 11 (xuất bản năm 1970, theo chương trình của Bộ
Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hịa). Trong cuốn sách có phạm vi áp dụng rộng
rãi này, tác giả viết “Vua Gia Long thi hành chính sách Trung ương tản quyền nhằm
chia bớt quyền lực của mình cho các quan Tổng trấn và Hiệp trấn ở Bắc thành và
Gia Định thành để các vị này tùy nghi cai trị dân sao cho ổn định được tình trạng
hỗn loạn của xã hội sau những cơn binh lửa hãi hùng vừa qua và trấn áp lòng hoang
mang của dân chúng đã từng chứng kiến cảnh thay ngơi đổi chủ liên tiếp trong vịng
mấy chục năm” [56,10]. Tuy nhiên, trong giới hạn là một quyển sách giáo khoa bậc
trung học phổ thông, không cho phép tác giả đi sâu nên nhiều nội dung vẫn còn bỏ
ngỏ. Đây là một hướng nghiên cứu mới và có nhiều phân tích có giá trị khoa học
cao, tuy nhiên có thể do tính “mới” này mà trong một thời gian dài về sau không
thấy xuất hiện nghiên cứu nào tiếp tục.
Cũng trong giai đoạn này, ở miền Nam và mở rộng thêm những vùng lãnh
thổ, còn thấy xuất hiện một số tác phẩm có cùng chung đối tương nghiên cứu triều
Nguyễn là: 82 năm Việt sử (1802-1884) của Nguyễn Phương, Kinh tế - xã hội Việt
Nam dưới các vua triều Nguyễn của Nguyễn Thế Anh, Việt sử tân biên của Phạm
Văn Sơn, The smaller dragon. A political history of Vietnam của Joseph Buttinger
(1958), A chaplain looks at Vietnam của John O’ Connor (1963).v.v. Trong những
tác phẩm này, các tác giả đã có nhiều đề cập về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,
luật pháp, văn hóa ở thời Gia Long và Minh Mạng; cũng như có nhiều lí giải cụ thể
về cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế hoạt động của guồng máy nhà nước Triều



7

Nguyễn nói riêng và vị thế của quốc gia Đại Việt nói chung trong tương quan so
sánh với các nước láng giềng. Những kiến giải và phân tích trong các tác phẩm này
có giá trị tham khảo rất lớn khi nghiên cứu về bộ máy triều Nguyễn giai đoạn 18021840. Tuy nhiên, nội dung của các nghiên cứu trên là có phần dàn trải với việc đề
cập đến nhiều những nội dung khác của triều Nguyễn, dẫn đến những phần nghiên
cứu của Luận án tuy đã được các tác phẩm đề cập đến ít nhiều nhưng cũng như
phần lớn những các tác phẩm khác ra đời trong thời gian này điều chưa được giải
quyết một cách triệt để và có hệ thống.
2.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay:
Bước sang những năm sau 1975, nước nhà độc lập và thống nhất, giới Sử
học hai miền có điều kiện gặp gỡ trao đổi chuyên môn, thảo luận, hội thảo, đối
chiếu quan điểm trong việc đánh giá về triều Nguyễn. Đây là thời điểm ghi nhận có
khá nhiều các cơng trình nghiên cứu về triều Nguyễn ra đời, cũng như việc tổ chức
hàng loạt các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học về triều Nguyễn ở cả ba miền NamTrung-Bắc, đặc biệt là các Hội thảo được tổ chức vào các năm 1999, 2002, 2008,…
nhằm đánh giá lại một cách toàn diện, khách quan những đóng góp và hạn chế của
triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. Thành quả to lớn là đã góp phần làm thay đổi
từng bước nhận thức của giới sử học hiện đại ở nước ta về triều Nguyễn, cũng như
cung cấp thêm những hướng nghiên cứu, những tư liệu và số liệu mới về thành tựu
chính trị-văn hóa-xã hội-giáo dục của các đời vua. Số lượng của các bài viết được
tập hợp trong các hội thảo khoa học này là rất nhiều, thuộc về nhiều lĩnh vực của
triều Nguyễn. Về những nội dung liên quan đến đề tài Luận án, có thể kể ra một số
bài viết tiêu biểu sau: “Triều Nguyễn-sau 200 năm nhìn lại” của Đỗ Bang [7,33-38],
“Một số ý kiến về trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay
Pháp cuối thế kỷ XIX” của Đinh Xuân Lâm [42,71-78], “Triều Minh Mệnh (18201841) đã tham khảo nền hành chính nhà Thanh như thế nào” của Trần Thị Thanh
Thanh [105,151-158].v.v. Các bài viết là sự bổ sung những mảng ghép quan trọng
để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh về triều Nguyễn với những mảnh sáng tối, mang
tính xen kẽ nhau. Tuy nhiên, trong khơng khí đổi mới quan điểm và phương pháp
tiếp cận, thì trong các Hội thảo vẫn cịn nhiều bài viết với phần kết luận có phần



8

“khắt khe”: “Sự thắng thế của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn có thể coi là sự thắng thế
của những nhân tố bảo thủ lạc hậu đối với những yếu tố tiến bộ... Nói cách khác sự
phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII chưa thể tạo ra được một
lực lượng xã hội mới, lớn mạnh, đủ sức gạt bỏ mọi chướng ngại trên con đường
phát triển của nó... Đến lượt nhà Nguyễn, phải chăng cũng chính những hạn chế lịch
sử đó lại quy định và làm nảy sinh những mầm mống của sự suy sụp trong những
năm đầu thế kỷ XIX” [16,12]. Trong thời điểm chuyển giao phương pháp và cách
nhìn nhận về triều Nguyễn, khi những hướng nghiên cứu mới đang tìm kiếm tư liệu
để chứng minh cho giá trị của mình thì những quan điểm tương tự thế này với cơ sở
vững chắc là hệ thống tư liệu và cách lý giải đã được hình thành và thừa nhận từ
lâu, vẫn có có giá trị tham khảo cao và có vai trị nhất định trong việc tìm hiểu về
triều Nguyễn.
Bên cạnh các Hội thảo khoa học, trong giai đoạn này, cũng xuất hiện nhiều
cơng trình nghiên cứu cấp trường Đại học và Cao đẳng, cấp Bộ Giáo dục và Đào
tạo, cấp Nhà nước, bao gồm những khóa luận tốt nghiệp đại học, những tiểu luận
chuyên đề, những luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ... mà các tác giả đã chọn triều
Nguyễn làm đề tài nghiên cứu. Khối lượng và số lượng các cơng trình này rất nhiều,
có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nguyễn Minh Tường
với Cải cách nhà nước dưới triều Minh Mạng và Chân dung các vua Nguyễn (viết
chung); Đỗ Bang với Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884,
Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn-những vấn đề đặt ra
hiện nay.v.v. Tác giả của những cơng trình trên đã có nhiều đóng góp trong việc
khai thác sâu các nguồn tư liệu gốc như Hội điển, Toát yếu và Thực lục.v.v. để lý
giải một số vấn đề mà Luận án đang quan tâm là: tính chất của bộ máy nhà nước
Gia Long, tính chất tập quyền của triều đại Minh Mạng, cơng cuộc điều chỉnh hành
chính của Minh Mạng, cách thức tổ chức - quản lý và cơ chế hoạt động của guồng

máy nhà nước triều triều Nguyễn, quá trình tập quyền của triều Nguyễn.v.v. Cụ thể:
Nguyễn Minh Tường trong Cải cách nhà nước dưới triều Minh Mạng, đã có nhiều
phân tích về cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà
nước thời Minh Mạng, đặc biệt là giai đoạn sau cuộc điều chỉnh hành chính 1831-


9

1932, nhưng với việc chọn đối tượng nghiên cứu chính là cuộc điều chỉnh hành
chính của Minh Mạng nên tác giả đã khơng có nhiều phân tích và liên hệ sâu với
giai đoạn trước đó ở thời Gia Long, điều này làm giảm tính kế thừa và liền mạch
trong cả quá trình xây dựng bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1840.
Đề tài Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 của Đỗ Bang
cũng là tác phẩm có sự nghiên cứu tỉ mỉ. Tác giả đã thành cơng trong việc phục
dựng lại tồn bộ cơ cấu của bộ máy nhà nước triều Nguyễn từ trung ương cho đến
địa phương. Tuy nhiên, do trọng tâm vào việc phục dựng cơ cấu tổ chức chung của
bộ máy nhà nước triều Nguyễn, vốn được tiến hành xuyên suốt từ vua Gia Long đến
vua Tự Đức với nhiều chính sách lớn, nên tác giả có phần bỏ qua nhiều chi tiết và
các đặc điểm riêng trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước ở từng giai đoạn cụ
thể - vốn được xem là những đặc điểm góp phần làm nên những đặc trưng riêng của
từng giai đoạn cụ thể ở mỗi đời vua, đó cũng chính là những vấn đề mà Luận án
đang muốn hướng đến để làm rõ. Tác giả Đỗ Bang cịn có cơng trình Khảo cứu kinh
tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn; những vấn đề đặt ra hiện nay. Ở cơng
trình này, tác giả đã đưa ra nhiều phần luận giải và phân tích về cơ chế vận hành của
bộ máy nhà nước Nguyễn, cũng như dành ra dung lượng đáng kể đề cập đến những
thành quả kinh tế được đem lại từ quá trình xây dựng bộ máy nhà nước triều
Nguyễn. Đối với nghiên cứu của Luận án, các cơng trình kể trên là những đóng góp
rất quan trọng cả về mặt nhận thức lẫn lý luận, có tác dụng định hướng và gợi mở ra
những hướng nghiên cứu đúng thuộc về nhà nước và pháp quyền triều Nguyễn
trong bối cảnh những nhận thức về triều Nguyễn đang được đánh giá lại; qua đó đã

lý giải được nhiều vấn đề về tổ chức chính quyền, quan chế, luật pháp, sự phát triển
về kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội của triều Nguyễn.v.v.. Tuy nhiên, như đã phân
tích, trong xu hướng chung của những cơng trình nghiên cứu về triều Nguyễn ở giai
đoạn này, các tác phẩm phần lớn vẫn đi sâu vào phân tích bộ máy nhà nước triều
Nguyễn từ sau những điều chỉnh về mặt hành chính của vua Minh Mạng (tức từ
những năm 1831-1832 cho đến 1884), riêng giai đoạn trước đó cho đến năm 1802 tức là phần lịch sử triều Nguyễn thời Gia Long và 10 năm đầu triều Minh Mạng lại
được trình bày khá “nghèo nàn” về nội dung và phần nhiều thường được lồng ghép


10

trong phần khái quát về bối cảnh lịch sử hơn là một giai đoạn có vai trị cực kỳ quan
trọng trong việc xây dựng bộ máy tập quyền triều Nguyễn trong những năm 18021840. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chưa có sự đầu tư cần thiết trong việc phân
định rõ nội hàm và ngoại diên của các khái niệm nhà nước có liên quan mật thiết
đến việc nghiên cứu bộ máy nhà nước triều Nguyễn là: tản quyền, tập quyền, phân
quyền, quân quản.v.v. Việc phân định và làm rõ ranh giới giữa các khái niệm này là
điều khá quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình xây dựng bộ máy nhà nước triều
Nguyễn. Từ nguyên nhân này dẫn đến, những mô tả về cơ cấu bộ máy nhà nước và
những phân tích về cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước triều Nguyễn trong
những nghiên cứu này chưa được tách biệt một cách rõ ràng mà thường được gộp
chung vào phần mô tả cơ cấu và cơ chế chung của bộ máy nhà nước triều Nguyễn
giai đoạn 1802-1840; mối liên kết của hai bộ máy nhà nước ở hai giai đoạn, vai trò
của từng bộ máy nhà nước trong quá trình tập quyền của triều Nguyễn vì vậy cũng
chưa được giải quyết triệt để, hoặc nếu có thì cũng được lồng ghép trong những
nhận định chung có phần “chung chung” với mơ-típ thường thấy “Với quan điểm trị
nước theo định hướng chính trị của Nho giáo, triều Nguyễn đã tham khảo mơ hình
tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh Thanh của Trung Quốc, nâng cao và hoàn thiện
bộ máy nhà nước thời Trần, Lê… nhưng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đó
ngày càng xa rời thực tế, bảo thủ, cố chấp, kém hiệu lực, trở nên lạc hậu trước
những trao lưu canh tân và âu hóa vào nửa sau thế kỷ XIX” [6,235].

Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu được biên soạn thành sách, trong giai
đoạn này cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả về triều Nguyễn được
công bố dưới dạng là các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chun ngành có uy
tín, số lượng của các bài báo khá nhiều, có thể dẫn ra một số bài viết có giá trị tham
khảo với Luận án như sau: “Thiết chế cực quyền và các chế tài điều tiết cực quyền”
của Đỗ Bang đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 (369), “Tìm hiểu tổ chức
chính quyền trung ương nước ta thời phong kiến” của Nguyễn Cảnh Minh và Đào
Tố Uyên đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6, “Suy nghĩ về bộ máy nhà nước
quân chủ trung ương tập quyền Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” của Nguyễn Danh
Phiệt đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 (271), “Về nền hành chính triều


11

Nguyễn thời kỳ 1802-1883” của Trần Thị Thanh Thanh đăng trên tạp chí Xưa và
nay số 65 B, “Từ ấn Cơng đồng và đình thần đến tiếng trống Đăng Văn” của Lê
Nguyễn Lưu đăng trên tạp chí Nghiên cứu và phát triển (Sở Khoa học và Công
nghệ Thừa Thiên Huế), số 1 (84), “Các triều đại quân chủ Việt Nam với việc xây
dựng tổ chức giám sát” của Ngô Đức Lập đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật
số 1 (285).v.v. Phần lớn những bài viết này là những nghiên cứu và nhận thức mới
của các tác giả dựa trên việc khai thác các nguồn tư liệu cổ đã được dịch và công bố
rộng rãi. Thông qua những bài viết này, đã cung cấp thêm cho Luận án những
phương pháp tiếp cận và cách thức lý giải về các vấn đề liên quan đến nhà nước và
pháp quyền triều Nguyễn.
Về các khái niệm “tản quyền” và “tập quyền triệt để” đã được Nguyễn Sĩ Hải
sử dụng vào năm 1962, một thời gian dài sau đó khơng thấy được sử dụng và khơi
mở thâm, thì đến thời gian này thấy xuất hiện trở lại với một số điều chỉnh và kết
hợp. Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh trong bài “Triều Nguyễn thời Gia Long với vận
hội mới của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX” đã lồng ghép tính tản quyền của bộ máy
hành chính nhà nước Gia Long với biện pháp quân chính “Trong lịch sử triều

Nguyễn, triều Gia Long khác hẳn với các thời sau ở chỗ nó chỉ mới đạt tới chữ
thống nhất quốc gia về mặt chính trị và vẫn quản lý đất nước bằng hệ thống quân
chính. Phải đến 1832-1833, dưới thời Minh Mạng thì triều Nguyễn mới xóa bỏ
được thiết chế tản quyền, giải thể Bắc thành và Gia Định thành để thống nhất đất
nước về mặt hành chính, đồng thời đưa văn quan vào vị trí đứng đầu bộ máy cai trị
các địa phương thay cho chế độ võ tướng trấn giữ” [190], như vậy theo tác giả thì
nhà nước tản quyền thời Gia Long cũng chính là một kiểu nhà nước “quân chính”
với đặc trưng là chế độ võ tướng trấn giữ. Đây là một cách lý giải hay, nhưng vấn
đề là có thể ghép chung khái niệm “tản quyền” với “qn chính” lại thành một thì
cần phải phân tích và trao đổi thêm. Nguyễn Đình Đầu trong 100 câu hỏi đáp về
Gia Định - Sài Gịn - TP. Hồ Chí Minh, tập Địa lý Gia Định - Sài Gòn - TP. Hồ Chí
Minh viết: “Đời Gia Long (1802-1819) chính sách tản quyền được áp dụng: Bắc
Thành cai quản 11 trấn nội ngoại Bắc Kỳ và Gia Định Thành thống quản 5 trấn
Nam Kỳ. Minh Mạng (1820-1840) lại muốn theo chính sách tập quyền và trọng văn


12

khinh võ, cho nên năm 1831, Minh Mạng đã bãi chức Tổng trấn Bắc thành và giải
thể Bắc thành” [28,85]. Chưa xét đến việc, khi sử dụng những khái niệm này, các
tác giả vẫn chưa đưa ra được những cơ sở lý luận và nội hàm đầy đủ, thì việc kết
hợp tản quyền với tính quân quản hay quân chính cũng chưa có những sự lý giải
thỏa đáng, tuy nhiên đây có thể xem là một sự kết hợp có giá trị tham khảo cao.
Ngoài các nghiên cứu lấy cấu trúc bộ máy nhà nước triều Nguyễn làm đối
tượng nghiên cứu chính, cịn có thể kể đến các tác phẩm khác trong thời gian này có
chung đối tượng nghiên cứu gần là triều Nguyễn như: Trần Thanh Tâm với Tìm
hiểu quan chức nhà Nguyễn, Lê Thị Thanh Hòa với Việc đào tạo và sử dụng quan
lại của triều Nguyễn từ năm 1802-1884, Phan Đại Doãn với Một số vấn đề về quan
chế triều Nguyễn, Trần Thị Thanh Thanh với Định chế quản lý nhà nước thời
Nguyễn (Luận án Tiến sĩ sử học), Trần Bá Đệ (chủ biên) với Một số chuyên đề lịch

sử Việt Nam, Vũ Thị Phụng với Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (giai đoạn
1802-1884) (Luận án Tiến sĩ Sử học), Nguyễn Phan Quang với Việt Nam thế kỷ XIX
(1802-1884).v.v. và gần đây, cịn có Luận án Tiến sĩ Sử học của Ngô Đức Lập với
đề tài Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát dưới triều
Nguyễn (1802-1885). Các tác phẩm đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề của triều
Nguyễn, cụ thể là các vấn đề về quan chế (của Trần Thanh Tâm, Lê Thị Thanh Hòa,
Phan Đại Doãn), cách thức quản lý và điều hành nhà nước trên lĩnh vực văn bản
Nhà nước (của Vũ Thị Phụng), định chế về pháp luật và quản lý hành chính nhà
nước (của Trần Thị Thanh Thanh), cơ cấu các hình thức tổ chức bộ máy nhà nước
trong lịch sử dân tộc (của Trần Bá Đệ), bối cảnh lịch sử và một số chính sách kinh
tế xã hội của triều Nguyễn (của Nguyễn Phan Quang), cơ chế giám sát của triều
Nguyễn (Ngơ Đức Lập).v.v. Tuy cịn rời rạc và chưa được sắp xếp theo hệ thống,
nhưng từ thành quả khoa học của các cơng trình kể trên, Luận án đã rút ra được
nhiều nội dung quan trọng để bổ sung cho các nghiên cứu của mình.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu có tính chất thuần về sử học, mở rộng
phạm vi nghiên cứu sang lĩnh vực Hành chính và Luật pháp cịn tìm thấy các tác
phẩm có chung đối tượng nghiên cứu hàng dọc về nhà nước, pháp quyền, tổ chức
hành chính như: Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Trường Đại


13

học Luật Hà Nội do NXB Công an nhân dân phát hành năm 2002, Tập bài giảng
lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XX) của Vũ Thị
Nga – Nguyễn Huy Anh, Lịch sử hành chính Nhà nước Việt Nam của Học viện
Hành chính Quốc gia ấn hành năm 2002, Giáo trình lịch sử hành chính Nhà nước
Việt Nam của Học viện Hành chính Quốc gia năm 2008.v.v. và một số các cơng
trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực này. Những tác phẩm kể trên với đặc trưng là
nghiên cứu đối tượng triều Nguyễn theo phương pháp lịch đại nên đã có nhiều sự
liên hệ và so sánh trong việc tổng hợp các phần nghiên cứu riêng lẻ thành hệ thống

với tính bao quát cao, qua đó sáng tỏ nhiều vấn đề của triều Nguyễn giai đoạn 18021840. Tuy nhiện, đây vốn là nghiên cứu của những chuyên ngành gần với lịch sử,
nên những tác phẩm thường dừng lại ở việc đánh giá khái quát những nét cơ bản
của bộ máy nhà nước triều Nguyễn cũng như khơng trọng tâm lí giải các vấn đề cịn
tồn đọng, cũng như chưa phân tích sâu tính chất của bộ máy nhà nước triều Nguyễn
ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, cách tiếp cận và lý giải trong nhiều vấn đề của các tác
phẩm này có giá trị tham khảo rất lớn.
Thực trạng nghiên cứu cho thấy, từ khi đất nước đổi mới, các vấn đề thuộc
bộ máy nhà nước triều Nguyễn đã và đang được nghiên cứu sâu. Tuy nhiên, một số
vấn đề mà Luận án đang quan tâm như cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ
máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1840 đã được xây dựng như thế nào ở
hai giai đoạn 1802-1830 và 1831-1840, vai trò và mối liên kết của hai bộ máy nhà
nước “trung ương tản quyền” và “trung ương tập quyền” trong việc hoàn thiện
chỉnh thể nhà nước tập quyền thống nhất của triều Nguyễn, quá trình thực hiện chủ
trương tập quyền triệt để của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.v.v. vẫn chưa
được giải quyết triệt để.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Quá trình phát triển của bộ máy nhà nước triều Nguyễn từ
“trung ương tản quyền” đến “trung ương tập quyền” (1802-1840) hướng đến các
mục tiêu sau:


14

- Hệ thống tiến trình tập quyền của triều Nguyễn những năm 1802-1840,
tương ứng với giai đoạn từ lúc giành được vương quyền, kiến thiết quốc gia đến khi
vươn đến sự ổn định của tập quyền.
- Mô tả bức tranh toàn diện về cơ cấu tổ chức cũng như cơ chế vận hành của
bộ máy nhà nước “trung ương tản quyền” giai đoạn 1802-1830, cùng với những giá
trị độc đáo và những hệ quả cần thiết làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.
- Phân tích những chuyển biến trong cách thức tổ chức và cơ chế vận hành

của bộ máy nhà nước “trung ương tập quyền” giai đoạn 1831-1840, đặc biệt là
những điều chỉnh về cơ cấu hành chính từ sau năm 1831-1832. Qua đó, lí giải căn
ngun cũng như bản chất của các thay đổi nói trên.
- Làm rõ mối liên kết giữa hai bộ máy nhà nước triều Nguyễn ở hai giai đoạn
trong kế hoạch tập quyền của triều Nguyễn giai đoạn 1802-1840, qua đó chứng
minh quá trình tập quyền của triều Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX đã được tiến
hành qua hai giai đoạn nhỏ hơn là 1802-1830 và 1831-1840, với sự chuyển tiếp từ
bộ máy nhà nước trung ương tản quyền đến bộ máy nhà nước trung ương tập quyền,
đó là sự chuyển tiếp liền mạch, có chủ định, hợp quy luật, đi từ tập quyền ở mức độ
phù hợp đến tập quyền ở mức độ tập trung, từ sự thích ứng với tình hình thực tế ở
Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX cho đến việc hoàn bị của tổ chức nhà nước Nguyễn
vào những năm 30.
- Qua việc phân tích và đối chiếu với những cách đánh giá lâu nay về bộ máy
nhà nước triều Nguyễn giai đoạn Gia Long và Minh Mạng, cũng như về quá trình
tập quyền của triều Nguyễn trong những năm 1802-1840, đề tài sẽ làm rõ các khái
niệm “tản quyền” và “tập quyền”, cũng như lý giải việc thực hiện mục tiêu tập
quyền ở mỗi giai đoạn trong quá trình xây dựng bộ máy triều Nguyễn.
- Tổng kết những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng bộ máy nhà
nước, về mối quan hệ giữa trung ương với địa phương, về sự dung hòa những nhân
tố con người với những nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Qua đó, bổ sung những nghiên cứu mới, hệ thống hóa nguồn tư liệu nhằm phục vụ
cho công tác nghiên cứu phần lịch sử cổ trung cân đại nói chung và lịch sử Triều
Nguyễn nói riêng.


15

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là quá trình xây dựng bộ máy nhà

nước triều Nguyễn trong khoảng thời gian 1802-1840, trong đó tập trung vào hai
đối tượng: cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước triều Nguyễn
giai đoạn 1802-1830 từ trung ương cho đến địa phương; cơ cấu tổ chức và cơ chế
hoạt động của bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1831-1840 từ trung ương
cho đến địa phương.
Để làm rõ quá trình tập quyền của bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn
1802-1840, Luận án đi sâu phân tích tính chất cũng như vai trị và mối liên hệ giữa
hai tổ chức bộ máy nhà nước trong quá trình tập trung quyền lực của nhà Nguyễn
trên cơ sở so sánh và đối chiếu với những hướng nghiên cứu khác.
Luận án cũng sẽ dành sự quan tâm cho một số vấn đề thuộc về pháp luật
triều Nguyễn, trong đó trọng tâm là những vấn đề về quan chế, về cách thức tổ chức
và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, về luật pháp, và một số vấn đề về kinh tếchính trị-văn hóa-xã hội-tư tưởng.v.v.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổ chức chính quyền và
cơ cấu bộ máy nhà nước được áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tức không gian
lãnh thổ nước Việt Nam được thiết lập từ thời Gia Long và sau đó được củng cố
trong suốt thời Minh Mạng. Tuy nhiên, Luận án sẽ tập trung trong cơ cấu tổ chức bộ
máy nhà nước ở trung ương và mơ hình tổ chức hành chính địa phương chung áp
dụng trên toàn quốc, trên cơ sở có đề cập riêng trên từng khu vực lớn của đất nước,
chứ không đi sâu vào chi tiết cụ thể ở từng địa phương. Bên cạnh đó để có cái nhìn
khái qt hơn, đề tài cịn liên hệ đến cả những mơ hình tổ chức bộ máy nhà nước
lân cận và trước đó.
Về mặt thời gian, đề tài tập trung vào giai đoạn trị vì của Gia Long và Minh
Mạng, tức là khoảng thời gian từ năm 1802 đến năm 1840. Tuy nhiên trong q
trình tiến hành các phân tích và nghiên cứu, để có cái nhìn tồn diện, đề tài còn đối
chiếu và đề cập đến các sự kiện diễn ra trước và sau đó.


16


5. NGUỒN TƯ LIỆU
Nguồn tư liệu quan trọng nhất được tác giả sử dụng trong Luận án là nguồn
tư liệu được biên soạn bởi Nội các, Quốc sử quán và các sử thần triều Nguyễn, cụ
thể đó là các bộ Hội điển, Thực lục, Hoàng triều luật lệ, Minh Mệnh chính yếu, Đại
Nam nhất thống chí, Đại Nam chính biên liệt truyện và các tài liệu châu bản còn
được lưu trữ lại.
Nguồn tư liệu quan trọng thứ hai là các tài liệu tham khảo chun ngành bao
gồm các cơng trình nghiên cứu, các Luận án Tiến sĩ, sách chuyên ngành, các bài
viết, bài tham luận, bài nghiên cứu được đăng trên các kỷ yếu Hội thảo, tạp chí
chuyên ngành, báo mạng có uy tín.v.v.
Nguồn tư liệu quan trọng thứ ba là từ internet, bao gồm các bài viết, bài
nghiên cứu, báo cáo khoa học.v.v. đã công bố và được cập nhập trên các website.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài của Luận án thuộc về chuyên ngành Lịch sử Việt Nam nên phương
pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương
pháp hệ thống, được vận dụng trên nền tảng chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Bên cạnh đó, cơng trình cịn sử dụng các phương pháp chuyên ngành
khác của khoa học lịch sử là phương pháp nghiên cứu đồng đại, phương pháp
nghiên cứu lịch đại nhằm tái hiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn
dưới hai triều vua đầu, đồng thời tiến hành xâu chuỗi các sự kiện với nhau trong
mối quan hệ tương tác hai chiều. Đặc biệt, có sự kết hợp các phương pháp nghiên
cứu trong việc phục dựng về cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước thời kì 1802-1830
và 1831-1840, với việc phân tích và đối chiếu với những quan điểm trái chiều,
những mối liên hệ tương đồng cũng như khác biệt giữa hai bộ máy nhà nước đó.
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu đặc thù thuộc chuyên ngành nghiên
cứu lịch sử, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên biệt khác,
bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp sưu tầm và xử lý số liệu, phương
pháp khai thác và hệ thống tư liệu, các phương pháp so sánh và đối chiếu, phương
pháp trình bày và xây dựng cấu trúc văn bản, phương pháp hệ thống hóa số liệu,
phương pháp vẽ sơ đồ biểu mẫu.v.v.



×