Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Tiểu thuyết truyện ngắn khái hưng từ góc nhìn trần thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 244 trang )

0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN ĐĂNG VY

TIỂU THUYẾT , TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG
TỪ GĨC NHÌN TRẦN THUẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGƠN NGỮ VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
----------------------------

NGUYỄN ĐĂNG VY

TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG
TỪ GĨC NHÌN TRẦN THUẬT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGƠN NGỮ VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016



1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tp.HCM, ngày 28 tháng 2 năm 2016
Tác giả luận án

Nguyễn Đăng Vy


2

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Trang

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 1
MỤC LỤC .................................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, SO SÁNH ................................................ 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 7
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................... 8
3.1. Về việc đánh giá sự đóng góp của nhóm Tự lực văn đồn đối với tiến trình phát

triển của văn học dân tộc ............................................................................................................ 8
3.2. Việc nghiên cứu, đánh giá văn xuôi nghệ thuật Khái Hưng trong bối cảnh
TLVĐ ............................................................................................................................................. 10
3.2.1. Trước năm 1945 ............................................................................................. 10
3.2.2. Từ năm 1945 đến năm 1985 ........................................................................... 11
3.2.3. Từ năm 1986 đến năm 2014 ........................................................................... 14
3.3. Về đặc điểm nổi bật của truyện ngắn, tiểu thuyết Khái Hưng từ góc nhìn trần
thuật ................................................................................................................................................ 21
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 24
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 25
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................................... 26
7. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................................... 26
8. Cấu trúc của luận án .............................................................................................................. 26
CHƯƠNG 1 VĂN XUÔI KHÁI HƯNG TRONG TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ
VIỆC NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN CỦA ƠNG TỪ GĨC
NHÌN TRẦN THUẬT .............................................................................................. 28


3

1.1 Nhìn chung về tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng trong bối cảnh văn xi Tự
lực văn đồn ................................................................................................................................. 28
1.1.1. Trước tác của Khái Hưng – một sự nghiệp phong phú, đa dạng................... 28
1.1.2. Những thăng trầm, khác biệt trong tiếp nhận văn chương Tự lực văn đoàn và
văn chương của Khái Hưng ...................................................................................... 36
1.2. Vấn đề nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái
Hưng dưới ánh sáng của lý thuyết tự sự học ....................................................................... 51
1.2.1. Trần thuật học và việc ứng dụng trần thuật học vào nghiên cứu truyện ngắn,
tiểu thuyết hiện đại Việt Nam ................................................................................... 51
1.2.2. Giới hạn về thành tựu nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết,

truyện ngắn Khái Hưng và sự cần thiết khơi mở những hướng đi mới.................... 54
1.3. Lý thuyết tự sự học trong nghiên cứu tiểu thuyết và hướng tiếp cận loại hình
hóa mơ thức trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng – những ứng dụng
và giới hạn..................................................................................................................................... 58
1.3.1. Nguyên nhân của sự bất cập trong nghiên cứu loại hình tiểu thuyết Tự lực văn
đồn .......................................................................................................................... 58
1.3.2. Nguyên tắc phân loại của phương pháp nghiên cứu loại hình ....................... 61
1.3.3. Loại hình hóa mơ thức trần thuật trong nghiên cứu tiểu thuyết, truyện ngắn
Khái Hưng ................................................................................................................ 66
TIỂU KẾT ............................................................................................................... 67
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG
NHÌN TỪ MƠ THỨC TRẦN THUẬT ................................................................ 69
2.1. Mô thức và mô thức trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng từ cái
nhìn loại hình hóa........................................................................................................................ 69
2.1.1. Nghiên cứu loại hình và loại hình hóa mơ thức trần thuật trong tiểu thuyết,
truyện ngắn Khái Hưng ............................................................................................ 69
2.1.2. Các mô thức trần thuật cơ bản trong tiểu thuyết của Khái Hưng ................... 73
2.1.2.1. Mô thức Tiền luận đề (“Tiểu thuyết tình cảm và lý tưởng”) ....................... 76
2.1.2.2. Mô thức Luận đề (“tiểu thuyết tục lụy và hành động”)............................... 78
2.1.2.3. Mô thức Hậu luận đề (“Tiểu thuyết tâm lý”) ............................................... 83
2.1.3. Các mô thức trần thuật chủ yếu trong truyện ngắn của Khái Hưng ............... 97


4

2.1.3.1. Truyện ngắn thiên về khuynh hướng luận đề .............................................. 97
2.1.3.2. Truyện ngắn thiên về khuynh hướng phân tích xã hội ................................ 99
2.1.3.3. Truyện ngắn thiên về khuynh hướng phân tích tâm lý .............................. 100
2.1.3.4. Truyện ngắn có khuynh hướng hỗn hợp .................................................... 101
2.2. Dấu ấn cái tôi tác giả trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng qua mô thức

trần thuật ...................................................................................................................................... 102
2.2.1. Người kể chuyện và cái tôi tác giả ............................................................... 102
2.2.1.1. Người kể chuyện........................................................................................ 102
2.2.1.2. Cái tôi tác giả ............................................................................................. 106
2.2.1.3. Hình tượng người kể chuyện và cái tôi tác giả trong tiểu thuyết, truyện ngắn
Khái Hưng .............................................................................................................. 107
2.2.2. Dấu ấn của cái tôi tác giả trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng .............. 107
2.2.2.1. Dấu ấn của cái tôi tác giả qua những nhân vật lý tưởng ........................... 108
2.2.2.2. Dấu ấn của cái tôi tác giả qua thế giới nghệ thuật quen thuộc .................. 111
2.2.2.3. Dấu ấn của cái tôi tác giả thể hiện qua xu hướng tư tưởng và xu hướng nghệ
thuật ........................................................................................................................ 118
TIỂU KẾT ............................................................................................................. 121
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG
NHÌN TỪ PHONG CÁCH KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT .............. 123
3.1. Phong cách kiến tạo diễn ngôn theo mô thức trần thuật trong tiểu thuyết, truyện
ngắn của Khái Hưng................................................................................................................. 123
3.1.1. Diễn ngôn trần thuật và việc nghiên cứu diễn ngôn trần thuật trong tiểu
thuyết, truyện ngắn Khái Hưng .............................................................................. 123
3.1.1.1. Diễn ngôn trần thuật – “tấm thảm ngôn từ” .............................................. 123
3.1.1.2. Về việc nghiên cứu diễn ngôn trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn Khái
Hưng ....................................................................................................................... 125
3.1.2. Mấy đặc điểm nổi bật của diễn ngôn trần thuật trong tiểu thuyết, truyện ngắn
Khái Hưng .............................................................................................................. 125
3.1.2.1. Xu hướng phong cách hóa diễn ngôn của người kể chuyện...................... 127
3.1.2.2. Coi trọng vị thế của đối thoại, độc thoại và phát huy chức năng giao tiếp,
trần thuật cho diễn ngôn của nhân vật .................................................................... 131


5


3.1.2.3. Tạo tương tác thẩm mĩ và hòa phối tự nhiên giữa các thành phần, đơn vị
diễn ngôn trong cấu trúc trần thuật ......................................................................... 144
3.1.2.4. Tiết tấu, nhịp điệu trần thuật linh hoạt, hợp lý trong dịng chảy ngơn từ hay
mạch vận động của diễn ngôn ................................................................................ 149
3.1.2.5. Tạo độ “căng”, “chùng” tự nhiên, phù hợp với yêu cầu trần thuật ........... 151
3.2. Từ mô thức trần thuật đến cách lựa chọn, tổ chức các lớp diễn ngôn tự sự trong
tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng ..................................................................................... 156
3.2.1. Mô thức trần thuật và việc tổ chức diễn ngôn của người kể chuyện trong tiểu
thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng ........................................................................ 156
3.2.1.1. Lời kể trong diễn ngôn của người kể chuyện ............................................ 157
3.2.1.2. Lời miêu tả trong diễn ngôn của người kể chuyện .................................... 161
3.2.1.3. Lời bình luận, phân tích và trữ tình ngoại đề trong diễn ngơn của người kể
chuyện ..................................................................................................................... 166
3.2.2. Mô thức trần thuật và việc tổ chức diễn ngôn của nhân vật trong tiểu thuyết,
truyện ngắn của Khái Hưng .................................................................................... 169
3.2.2.1. Đối thoại và tần suất diễn ngôn đối thoại theo mô thức ............................ 169
3.2.2.2. Độc thoại và tần suất diễn ngôn độc thoại theo các mô thức trần thuật ........... 173
3.2.2.3. Những tương tác trong sự điều phối, chia tách diễn ngôn theo chủ ý của tác
giả - người kể chuyện ............................................................................................. 173
TIỂU KẾT .............................................................................................................. 179
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 180
DANH MỤC NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ....................................... 184
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 185
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 214
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN,
KỊCH, TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI VÀ TÁC PHẨM DỊCH CỦA KHÁI
HƯNG .................................................................................................................... 214
PHỤ LỤC 2: TÓM TẮT MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA KHÁI HƯNG ................. 221
PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH BÌA SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN CỦA KHÁI HƯNG ........ 239
(TỪ NĂM 1959 TRỞ VỀ TRƯỚC) ........................................................................ 239



6

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, SO SÁNH
Bảng 2.1. Lược đồ các mô thức trần thuật trong tiểu thuyết Khái Hưng ................. 87
Bảng 2.2. Tần suất độc thoại, miêu tả và phân tích, tự phân tích tâm lý trong tiểu
thuyết của Khái Hưng theo mô thức trần thuật ................................................................... 93
Bảng 2.3. Sơ đồ dịch chuyển điểm nhìn trong Băn khoăn của Khái Hưng................. 95
Bảng 3.1. Tần suất độc thoại, miêu tả, phân tích tâm lý trong tiểu thuyết ................ 130
Bảng 3.2. Tần suất đối thoại trong Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng) ..................... 133
Bảng 3.3. Tần suất đối thoại trong Thừa Tự (Khái Hưng)............................................. 134
Bảng 3.4. Tần suất đối thoại trong Băn khoăn (Khái Hưng)......................................... 135
Bảng 3.5. Tổng hợp số liệu khảo sát đối thoại, tần suất đối thoại trong tiểu thuyết
Khái Hưng (Theo mô thức trần thuật) ................................................................................. 136
Bảng 3.6. Tần suất đối thoại trong truyện ngắn Khái Hưng.......................................... 137
Bảng 3.7. Tần suất đối thoại trong truyện ngắn Nhất Linh ........................................... 138
Bảng 3.8. Tần suất miêu tả, độc thoại trong Băn khoăn (Khái Hưng) ....................... 158
Bảng 3.9. So sánh tần suất đối thoại trong tiểu thuyết .................................................... 160


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi xuất hiện đến nay, sáng tác văn học Tự lực văn đoàn (TLVĐ) trong
đó có sáng tác của Khái Hưng đã thu hút sự quan tâm của giới phê bình và độc giả.
Ý kiến về văn xuôi TLVĐ và về Khái Hưng, tùy từng thời điểm, thiên về khen hay
chê, phủ nhận hay khẳng định, tất thảy đều cho thấy đánh giá sự nghiệp văn chương
của ông không hề đơn giản. Thời gian trôi qua, dường như khoảng cách đã đủ để

cân nhắc thẩm định đầy đủ hơn, sáng tác của TLVĐ và Khái Hưng là một trong
nhiều hiện tượng văn học được nhìn nhận lại trong những năm gần đây. Trên tinh
thần đổi mới, giờ đây là lúc cần có sự đánh giá khách quan khoa học để trả lại giá trị
đích thực vốn có của các hiện tượng văn học ấy trong đó có sáng tác của Khái
Hưng, và TLVĐ.
Nghiên cứu sáng tác của ông, các nhà nghiên cứu đã chú ý nhiều đến tiểu
thuyết, và gần đây, truyện ngắn. Điều đó là đúng và cần thiết, song vẫn chưa đủ.
Sáng tác của Khái Hưng cùng các văn hữu của ông đã được quan tâm nghiên cứu
gần một thế kỉ qua, đến mức tưởng như mọi chuyện đã cạn kiệt. Tuy nhiên, mọi
chuyện không đơn giản như vậy. Đứng trước một hiện tượng văn học, mỗi thời đại
sẽ có những cách đọc riêng khác, bổ sung vào những cách đọc đã có trước đó, và
nhờ vậy sẽ khám phá thêm những giá trị mới. Trên tinh thần đó, đã đến lúc các nhà
nghiên cứu cần phải “đọc lại”, “đánh giá lại”, “định vị” tiểu thuyết truyện ngắn của
Khái Hưng và văn xuôi TLVĐ theo những hướng tiếp cận hiện đại và thỏa đáng
hơn.
Một trong những hướng tiếp cận có triển vọng là ứng dụng nghiên cứu loại
hình từ lý thuyết tự sự học. Theo hướng đó, chúng tơi chọn đề tài: “Tiểu thuyết,
truyện ngắn Khái Hưng từ góc nhìn trần thuật” để thực hiện luận án tiến sĩ Ngữ
văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu “Tiểu thuyết truyện ngắn Khái Hưng từ góc nhìn trần thuật”,
luận án hướng tới các mục đích sau:


8

- Định vị tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng trong văn xi TLVĐ, tổng
thuật về q trình nghiên cứu văn xuôi Khái Hưng trong TLVĐ, cũng như giới hạn
của việc nghiên cứu ấy. Từ đó, đề xuất hướng tiếp cận đặc điểm, phong cách sáng
tác văn xuôi tự sự của Khái Hưng theo hướng loại hình hóa mơ thức trần thuật.

- Mô tả đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn Khái Hưng theo thể tài và các mô
thức trần thuật chủ yếu; chỉ ra một số nét phong cách nghệ thuật của ơng từ góc
nhìn trần thuật (chủ yếu qua cách kiến tạo và tổ chức diễn ngôn trần thuật).
- Khẳng định vị trí, đóng góp của Khái Hưng đối với sự phát triển văn xi
TLVĐ nói riêng và của văn xi Việt Nam hiện đại trước 1945 nói chung.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn xuôi nghệ thuật của Khái Hưng nói riêng và của Tự lực văn đồn
(TLVĐ) nói chung, trong vịng 80 năm qua đã có một bề dày nghiên cứu với nhiều
thành tựu. Luận án này, tuy chỉ nghiên cứu một phương diện trong tiểu thuyết
truyện ngắn Khái Hưng – phương diện trần thuật – nhưng vì xem sáng tác của Khái
Hưng là một tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn là văn xuôi nghệ thuật
TLVĐ, vậy nên, tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề trần thuật trong tiểu thuyết
truyện ngắn Khái Hưng không thể không quan tâm đến việc nghiên cứu đánh giá
sáng tác của ơng trên bình diện thể nghiệm, đóng góp về thể loại, cũng không thể
không đặt trong bối cảnh văn xuôi TLVĐ. Sau đây là một số vấn đề liên quan.
3.1. Về việc đánh giá sự đóng góp của nhóm Tự lực văn đồn đối với tiến
trình phát triển của văn học dân tộc
Đương thời, hoạt động văn học của TLVĐ gây được tiếng vang lớn trong dư
luận xã hội và đời sống văn học, tuy vậy đóng góp của TLVĐ vẫn chưa chính thức
được giới nghiên cứu phê bình đặt vấn đề đánh giá đầy đủ, nghiêm túc.
Cuối thập niên 30 đến đầu thập niên 40, có thể kể đến bài viết về nhà văn
TLVĐ của các tác giả: Trương Tửu, Đức Phiên, Trần Thanh Mại, Hà Văn Tiếp,
Nguyễn Lương Ngọc, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính,…
Sau hịa bình năm 1954 vài năm, vào năm 1957, nhận ra tính chất hạn chế,
chủ quan, thậm chí cực đoan trong cách tiếp cận xã hội học có phần dung tục khi
đánh giá công và tội của bộ phận văn học công khai trước Cách mạng tháng Tám


9


1945, trong đó có sáng tác của các nhà văn lãng mạn trong TLVĐ (như Khái Hưng,
Nhất Linh), Trường Chinh đã phát biểu ý kiến gợi nhắc như sau:
“Ngoài một số tác phẩm kể trên (Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,
Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, thơ Tố Hữu) các nhà phê bình của ta cịn tránh
nói đến những tác phẩm lãng mạn, vì chưa biết đánh giá thế nào cho đúng. Có
khuynh hướng gạt bỏ chung những xu hướng lãng mạn ngày trước, coi tất cả đều là
sa đọa, thoát ly. Cần nhận rõ rằng văn nghệ cách mạng của chúng ta là kẻ thừa kế
tất cả những giá trị văn nghệ do các thời trước tạo ra và truyền lại cho đến ngày nay.
Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển tất cả di sản của dân tộc và cũng chỉ có
chúng ta mới có thể làm nổi cơng việc đó (…). Đối với trào lưu văn học lãng mạn,
chúng ta không nên mạt sát và vơ đũa cả nắm…” [26].
Ơng cịn gợi ý trong văn học lãng mạn, bên cạnh những mặt tiêu cực, cịn có
“nỗi đau khổ của người dân mất nước, sự quằn quại của tâm hồn bị bóp nghẹt, lịng
khao khát một cuộc sống chân thật và tự do. (…) Việc uốn nắn lại những thái độ
hẹp hịi máy móc đối với những giá trị văn nghệ cũ khơng những có tác dụng sửa
chữa thái độ bất công đối với nhiều tác phẩm mà cịn có tác dụng mở rộng con
đường cho sáng tác văn nghệ hiện thời” [26]
Hơn một thập niên sau, khi ở miền Bắc, các sáng tác của Nhất Linh, Khái
Hưng và TLVĐ cùng với trào lưu văn học lãng mạn bị xem là chứa nhiều “nọc
độc”, “bạc nhược, suy đồi”, thì ở miền Nam, Hiếu Chân, trên Tạp chí Văn số 156,
năm 1970, đã khẳng định động cơ yêu nước, ý thức dân tộc của Nhất Linh, Khái
Hưng và các cộng sự khi thành lập TLVĐ và điều hành hoạt động của tổ chức này:
“Nhất Linh, Khái Hưng có nhiều mặt đồng điệu và tâm đắc. Đi Pháp về, Nhất Linh
gặp Khái Hưng. Hai người cùng có một nguyện vọng là làm sao đóng góp vào sự
phát triển văn hóa dân tộc. Họ muốn bảo vệ di sản văn hóa dân tộc (…) Nhất Linh
và Khái Hưng đều có thể ra làm quan nhưng họ khơng thích cuộc đời quan trường.
Họ thích tự do. Họ có hồi bão này từ hồi cịn đi học. Đó là biểu hiện của lòng yêu
nước, và họ đã biểu hiện lòng yêu nước qua hành động của họ. Tất nhiên là nó rất
hạn chế và khơng nhất qn” [24].



10

Về vai trị hiện đại hóa văn học của TLVĐ, giáo sư Hồng Xn Hãn cũng
đã có lần khẳng định: “Nhóm Tự lực văn đồn khơng phải là nhóm duy nhất nhưng
là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại”
[114, tr.74].
Nhìn chung, từ 1954 đến 1975 ý kiến đánh giá về TLVĐ ở miền Nam và
miền Bắc có nhiều điểm khác nhau. Ở miền Nam có: Thanh Lãng, Thế Phong,
Phạm Thế Ngũ, Doãn Quốc Sỹ, Bùi Xuân Bào, Lê Hữu Mục, Nguyễn Văn Xung,
Đặng Tiến, Nguyễn Văn Trung, Dương Nghiễm Mậu, Thế Uyên, Nguyễn Vỹ,
Nguyễn Thị Thế, Bằng Phong,… Xu hướng chung là đánh giá cao đóng góp của
TLVĐ. Ở miền Bắc, có thể kể đến cơng trình bài viết của các tác giả: Nguyễn Đức
Đàn, Vũ Đức Phúc, Nam Mộc, Phan Cự Đệ - Bạch Năng Thi… với nhiều bài viết
phê phán TLVĐ khá nặng nề.
Sau 1975, nhất là từ 1986 trở đi, việc đánh giá văn đoàn này càng ngày càng
thỏa đáng, đúng mực hơn, kể cả một số nhà phê bình trước đây đã từng đánh giá
khắt khe. Các nhà nghiên cứu phê bình văn học viết về TLVĐ khá đơng đảo: Hồng
Xn Hãn, Trương Chính, Trần Đình Hượu, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng
Mạnh, Nguyễn Hồnh Khung, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trương Chính, Phong
Lê, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Hồnh Khung, Trịnh Bá Đĩnh, Vương Trí Nhàn, Trần
Hữu Tá, Nguyễn Trác, Đái Xuân Ninh, Lê Thị Đức Hạnh, Đỗ Đức Hiểu, Lê Thị
Dục Tú, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Nguyễn Văn Xung, Thanh Lãng, Trần
Thị Mai Nhi, Nguyễn Hữu Hiếu,… Ở đây, có một sự vận động trong nhận thức
đánh giá về văn đoàn.
3.2. Việc nghiên cứu, đánh giá văn xuôi nghệ thuật Khái Hưng trong bối
cảnh TLVĐ
3.2.1. Trước năm 1945
Tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng – Hồn bướm mơ tiên – đã gây được tiếng
vang trong công chúng văn học ngay từ khi nhà văn mới bắt đầu khởi nghiệp. Tác

phẩm của ông không chỉ được độc giả đón nhận nồng nhiệt mà cịn ngay từ đầu đã
thu hút được sự quan tâm của các nhà phê bình văn học đương thời. Song song với
những tiểu thuyết nổi danh của Khái Hưng thời đó, các tiểu thuyết đăng báo hoặc in


11

sách của Nhất Linh, Trương Tửu, Đức Phiên, Trần Thanh Mại, Thái Phỉ, Lê Thanh,
Hồng Điều, Cung Giũ Nguyên, Mai Xuân Nhàn,... cũng được giới thiệu trên nhiều
tờ báo đương thời: Loa, Sông Hương, Phụ nữ thời đàm, Ngọ báo, Nhật Tân, Ích
Hữu,...
Sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng vào cuối những năm 1930
sớm trở thành đối tượng nghiên cứu trong các cơng trình của Trương Chính (1939,
Dưới mắt tôi), Vũ Ngọc Phan (1942, Nhà văn hiện đại), Dương Quảng Hàm (1960,
Việt Nam văn học sử giản yếu, Bộ giáo dục quốc gia xuất bản, Hà Nội),... Trong các
cơng trình này, Khái Hưng thường được xem là một tiểu thuyết gia tài hoa, người
mở đầu cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Nhiều danh xưng đáng tự hào được gắn
vào tên ơng: nhà văn “có một cách tả người, tả cảnh tuy xác thực mà có một vẻ nhẹ
nhàng, thanh tú, khiến cho người đọc thấy cảm" [111, tr.447], nhà tiểu thuyết có lối
viết “trẻ trung, vui vẻ, người trong truyện của ông yêu đời, ham sống [31, tr.197]; là
người có “thiên bẩm viết tiểu thuyết” hay “người đầu tiên biết viết tiểu thuyết trong
lịch sử cực thịnh của văn chương Việt Nam ở giai đoạn đầu” [307, tr.46,47].
3.2.2. Từ năm 1945 đến năm 1985
Do những đặc điểm riêng về bối cảnh văn hóa, xã hội, ở hai miền Nam - Bắc
có cách nghiên cứu, đánh giá tác phẩm TLVĐ với những cái nhìn khác nhau.
Ở miền Nam:
Đồng thời với việc tái bản với số lượng lớn, đưa vào chương trình giáo dục
phổ thơng, đại học, tác phẩm của Khái Hưng được giới phê bình khảo sát, đánh giá
khá kĩ lưỡng.
Trong nhà trường, rộ lên một phong trào phê bình giáo khoa với các ấn bản

về Khái Hưng và TLVĐ: “Luận đề về Khái Hưng” (Nguyễn Duy Diễn và Bằng
Phong”; “Bình giảng về Tự lực văn đồn” (Nguyễn Văn Xung); “Khảo luận về Khái
Hưng” (Lê Hữu Mục); “Luận đề về Khái Hưng” (Nguyễn Bá Lương và Tạ Văn
Ru”; “Việt văn giản dị” (Lữ Hồ);... Việc nghiên cứu tiểu thuyết Khái Hưng còn
được thực hiện dưới dạng các chuyên luận, khảo cứu chuyên sâu hay đề cập đến
trong các cơng trình quan trọng của Dỗn Quốc Sỹ, Nguyễn Văn Trung, Thanh
Lãng, Thế Phong, Trần Triệu Luật, Nguyễn Văn Xuân, Huỳnh Phan Anh, Tràng


12

Thiên, Võ Hồng, Phạm Thế Ngũ, Dương Nghiễm Mậu, Đặng Phùng Quân, Đào
Trương Phúc, Vũ Hạnh,...
Đáng chú ý là văn chương Khái Hưng thường được đánh giá cao trong các
bộ lịch sử văn học như “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (tập 3) của Phạm
Thế Ngũ; “Lược sử văn nghệ Việt Nam - Nhà văn tiền chiến 1932 – 1945”, của Thế
Phong,…
Ngày nay, đọc lại những ý kiến trên, bên cạnh phần đúng chúng ta cũng thấy
có phần nào phiến diện, thái quá.
Ở miền Bắc:
Các tác phẩm của Khái Hưng và TLVĐ trong một thời gian dài bị cấm lưu
hành.
Năm 1957, khi “Tiêu Sơn tráng sĩ” được tái bản, một cuộc tranh luận sôi nổi
đã nổ ra với loạt bài của Trương Chính, Vĩnh Mai, Nguyên Hồng, Trần Thanh Mại,
Nguyễn Văn Phú, Trần Tín, Lê Long, Trần Chân Dung viết tranh luận (trên Văn
nghệ Quân đội, Độc lập, Tổ quốc, Tuần báo Văn).
Cuối những năm 50, đầu những năm 60 thế kỷ trước, tiểu thuyết của Khái
Hưng và TLVĐ cũng được đưa vào giáo trình văn học ở miền Bắc, trong “Lược
thảo Lịch sử Văn học Việt Nam”, (tập 3, nhóm Lê Q Đơn, Nxb Xây dựng, 1957),
“Văn học Việt Nam 1930 – 1945” (Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ, Nxb Giáo dục Hà

Nội, 1961), “Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam 1930 – 1945” (Viện Văn học, NXB
Văn hóa, 1964), “Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt
Nam hiện đại (1930 - 1945)” (Vũ Đức Phúc, NXB KHXH, HN, 1971),...
Nhìn chung, trong một thời điểm, hồn cảnh lịch sử nhất định, các nhà
nghiên cứu đánh giá TLVĐ có thể đã quá nhấn mạnh đến chức năng giáo dục của
văn học, hoặc có thể vì sự vận dụng quan điểm chính trị, quan điểm giai cấp một
cách máy móc, giáo điều vào nghiên cứu văn học, nên dẫu không phải tất cả, một số
đánh giá có phần quá nghiêm khắc, với nhiều định kiến nặng nề. Những đóng góp
của nhà văn không được đánh giá khách quan, những thiếu sót, hạn chế lại bị quá
nhấn mạnh. Tuy nhiên, văn chương của Khái Hưng nói riêng, văn chương TLVĐ
nói chung được ghi nhận bước đầu về tiếng nói chống phong kiến, về những cách


13

tân trong nghệ thuật tiểu thuyết và ngôn ngữ. Nhưng nhìn chung, tiểu thuyết của
Khái Hưng, cũng như TLVĐ thường được hiểu là: tiêu cực, có hại, bạc nhược, suy
đồi và có tính chất phản động, có nhiều nọc độc... Chẳng hạn cuốn Sơ thảo lịch sử
văn học Việt Nam viết: “Trong những tác phẩm được xuất bản từ 1936 đến 1943,
tuy vẫn có một số yếu tố tốt như chống quan lại phong kiến trong gia đình, phản ánh
sự ti tiện của những con người đặt đồng tiền lên trên hết cả, phê phán một số địa
chủ tham lam, ngu dốt, nhưng những mặt tiêu cực trong tư tưởng, tình cảm của
Khái Hưng phát triển mạnh hơn. Tiêu Sơn tráng sĩ (...), ca ngợi bọn người phục vụ
cho một chế độ suy tàn, không hề nghĩ tới nhân dân (...). Trống Mái tô vẽ lối sống
của tư sản (...). Chủ nghĩa cải lương phản động biểu hiện rõ rệt nhất trong Gia đình.
Ở đây tác giả muốn địa chủ là những người vừa có học, vừa rộng rãi, muốn cải thiện
đời sống cho dân nghèo...” [90, tr.87]. Ngay cuốn “Lược thảo lịch sử văn học Việt
Nam”, bên cạnh phần đánh giá tương đối khách quan, cũng cho rằng: Chỉ hiềm một
điều ơng ít chú ý đến xã hội, đến những vấn đề mấu chốt của xã hội, chỉ quanh quẩn
với những người trong giai cấp của mình, với một nhân sinh quan đặc tiểu tư sản.

Cho nên nội dung tư tưởng của ông rất nghèo nàn [88, tr.337].
Thiên hướng xã hội học cực đoan đề cao nội dung hiện thực trong các giáo
trình chuyên khảo này là rất rõ.
Ở miền Nam 1954 - 1975:
Theo số liệu tổng hợp của Phan Mạnh Hùng, trong bài Thư mục nghiên cứu,
phê bình Tự lực văn đoàn và Thơ mới [138, tr.493], ở miền Nam có khoảng 102 bài
viết, cơng trình tìm hiểu về văn xi TLVĐ, trong đó viết riêng về Nhất Linh: 30
bài, riêng về Khái Hưng: 18 bài.
Bàn về Khái Hưng, có các bài nghiên cứu khá cơng tâm của: Phạm Thế Ngũ,
Trần Cao Sơn, Nguyễn Văn Trung, Lê Hữu Mục, Thanh Lãng, Bàng Bá Lân,
Hoàng Trọng Miên, Phạm Văn Diêu, Bằng Phong, Nguyễn Văn Xung, Doãn Quốc
Sĩ…
Tiêu biểu, Bằng Phong, trong Luận đề Khái Hưng, (Bằng Phong, Luận đề
Khái Hưng, Nxb Á Châu, Sài Gòn, 1958, trang 35), đã viết: “Khuynh hướng xã hội
của Khái Hưng khơng có tính cách bao quát toàn diện như một tư tưởng xã hội mà


14

chỉ nhắm vào một vài đề mục hệ yếu về phong tục, tập quán của xã hội thời đại mà
thôi. Ông đã đặt ra những vấn đề trung đại về “gia đình”, về “hơn nhân”, về “thừa
tự”… với tất cả những mâu thuẫn, xung đột thực sự của nó trong xã hội và đưa ra
những giải quyết hoàn toàn cá biệt.”
Trong cuốn Văn chương Tự lực văn đoàn, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ
(giới thiệu và tuyển chọn), 3 tập, Nxb Giáo dục, (1999), Nguyễn Văn Xung đã có
những cố gắng sắp xếp, phân chia tiểu thuyết Khái Hưng làm 3 loại: tiểu thuyết lịch
sử: Tiêu Sơn tráng sĩ; tiểu thuyết luận đề: Gia đình, Thốt ly, Thừa tự, Nửa chừng
xn; tiểu thuyết ý tưởng: Đẹp, Trống Mái, Hạnh.
Theo một tiêu chí khác với Nguyễn Văn Xung, nhà nghiên cứu Thanh Lãng
trong cuốn Văn học Việt Nam, Lê Thị Cẩm Hoa, Tập 1, ĐHTH thành phố HCM,

(1989), trang 707, đã xếp các tác phẩm của Khái Hưng vào những nhóm ý hướng
sau: Ý hướng thơ thi vị: Hồn bướm mơ tiên, Đẹp, Trống Mái; Ý hướng tình cảm:
Trống Mái, Thừa tự, Gia đình, Đẹp, Băn khoăn, Hạnh; Ý hướng đấu tranh: Nửa
chừng xuân, Thoát ly; Ý hướng lịch sử: Tiêu Sơn tráng sĩ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục cách nhìn và cách đánh giá như
chặng trước 1954, chỉ khác là các ý kiến phong phú chuyên sâu hơn và tính khác
biệt rõ hơn.
3.2.3. Từ năm 1986 đến năm 2014
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), cùng với tiến trình đổi mới của đất
nước, sáng tác, xuất bản, lý luận phê bình văn học cũng từng bước có sự đổi mới.
Do căn bệnh ấu trĩ khá phổ biến một thời được khắc phục từng bước, do vận dụng
lý luận, quan điểm Mác xít vào nghiên cứu văn học ngày càng nhuần nhuyễn, thơng
thống, chuẩn xác hơn nên việc nghiên cứu TLVĐ nói chung và tiểu thuyết của
Khái Hưng nói riêng đã thay đổi rõ rệt. Tiểu thuyết của nhà văn này đã được tái bản
qua “Tuyển tập văn xuôi lãng mạn Việt Nam”, “Tổng tập văn học Việt Nam” (tập
27 và 28), “Văn chương Tự lực văn đoàn” hoặc tái bản riêng lẻ... Và cho đến nay,
hầu như toàn bộ tiểu thuyết của Khái Hưng đã được tái bản. Thậm chí, nhiều cuốn
được tái bản nhiều lần với số lượng lớn.Trong nhà trường, cùng với văn chương


15

lãng mạn Việt Nam, tiểu thuyết của Khái Hưng cũng được đưa vào giảng dạy. Ở
khu vực nghiên cứu phê bình, có thể hình dung những sự kiện lớn:
Trước hết, cùng với một số cuộc hội thảo về văn học 1930 - 1945 nói chung,
về văn học lãng mạn và văn chương TLVĐ nói riêng, có ít nhất 04 cuộc hội thảo
khoa học quan trọng về TLVĐ (trong đó có 03 hội thảo được tổ chức trong nước và
01 hội thảo tổ chức ở nước ngoài) đã đánh dấu những bước chuyển và thành tựu
quan trọng trong nghiên cứu các đối tượng này.
Loạt bài tham luận khoa học trong và sau hội thảo về Tự lực văn đoàn tại

Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ngày 27-5-1989 (một số tham
luận đăng trên Giáo viên nhân dân, số đặc biệt 27, 28, 29, 30, 31, tháng 7-1989),
“Hội thảo Tự lực văn đoàn” ở Cẩm Giàng (Hải Dương) ngày 9-5-2008, Hội thảo
“Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đồn – 80 năm nhìn lại”, tại Trường
ĐHSP TP Hồ Chí Minh vào ngày 20-10-2012 và, “Triển lãm và hội thảo về báo
Phong hóa, Ngày nay và Tự lực văn đồn”, tại tịa soạn nhật báo Người Việt, Little
Saigon, Nam California, vào hai ngày 6,7-7-2013 đã mang lại nhiều nội dung luận
điểm khoa học có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu TLVĐ nói chung, sáng tác của
Khái Hưng nói riêng.
Hội thảo khoa học về văn chương Tự lực văn đoàn ngày 27-5-1989, do khoa
Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học và Trung học
chuyên nghiệp phối hợp tổ chức, đã đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình
nhìn nhận lại văn chương TLVĐ. Các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức,
Trương Chính, Phong Lê, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Hồnh Khung, mà trong đó có
người đã từng có nhiều bài viết về Văn chương lãng mạn, thì đến nay cũng có sự
điều chỉnh và bổ sung nhiều ý kiến mới, với những cách tiếp cận mới. Trong cuộc
hội thảo có cả các nhà văn, nhà thơ và rất đáng chú ý là ý kiến đúng đắn, sâu sắc
của nhà thơ Huy Cận: “Ta đã có đủ thời gian để đánh giá Tự lực văn đồn. Có thể
nói Tự lực văn đồn đã đóng góp lớn vào văn học sử Việt Nam. Họ có hồi bão về
văn hố dân tộc. Họ có điều kiện nhưng khơng thích con đường làm quan, làm giầu
mà đi vào chuyện văn chương. Đáng phê phán ở Tự lực văn đoàn cũng như ở Nhất
Linh, Khái Hưng là chặng cuối đời. Nhưng cũng đừng vì lăng kính đó mà đánh giá


16

sai họ. Lúc đầu họ có lịng u nước thực sự nhưng vì chọn nhầm đường và cuối
cùng là phản động... Tự lực văn đồn đã có đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết,
vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc với
lối văn trong sáng và Việt Nam” [375, tr.61]. Nhiều tác giả tập trung khẳng định lại

vai trò, vị trí của văn chương TLVĐ trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân
tộc những năm ba mươi của thế kỷ trước. Đúng như đánh giá của Hà Minh Đức:
“Với tinh thần đổi mới, khoa học và cởi mở, với ý thức công bằng và tránh định
kiến, đứng trên quan điểm lịch sử cuộc hội thảo về Tự lực văn đồn đã có nhiều ý
kiến đánh giá có lý, có tình và thỏa đáng về hiện tượng văn học phong phú và phức
tạp này” [70].
Hội thảo về TLVĐ ở Cẩm Giàng – địa danh từng là cái nôi tuổi ấu thơ êm
đềm, tuổi trẻ hăm hở, sôi nổi của anh em nhà Nguyễn Tường – có một số báo cáo
khoa học đáng lưu ý, mà điểm nhấn quan trọng trong nội dung hội thảo, đúng như
nhan đề tham luận của Nguyễn Huệ Chi: Thử định vị Tự lực văn đoàn. Trên thực tế
kết quả của hội thảo này là đã góp phần đáng kể vào việc khơng dễ: “định vị”
TLVĐ.
Hội thảo “Phong trào Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đồn – 80 năm nhìn
lại” được tổ chức tại trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, năm 2012, với ấn phẩm
“Nhìn lại Thơ mới và văn xi Tự lực văn đoàn” hơn 500 trang, với 51 bài báo
khoa học, trong đó có 16 bài bàn riêng về văn xuôi TLVĐ (chưa kể các bài bàn về
các vấn đề chung của văn đoàn này). Nội dung các bài báo trong hội thảo này xoay
quanh ba nhóm chủ đề: 1) các vấn đề liên quan đến hoạt động, sáng tác văn học
chung của nhóm; 2) các vấn đề liên quan đến tác phẩm, tác giả; 3) các vấn đề liên
quan đến vị thế và việc tiếp nhận văn chương TLVĐ. Kết quả nhiên cứu công bố
trong hội thảo này dù từ nhóm nội dung nào cũng đều giúp trực tiếp hay gián tiếp
soi sáng việc nghiên cứu thể loại và trần thuật trong sáng tác của Khái Hưng.
Hội thảo và triển lãm về báo Phong hóa, Ngày nay và Tự lực văn đoàn,
được tổ chức tại Mỹ, năm 2013, với ấn phẩm “Triển lãm và hội thảo về báo Phong
hóa, Ngày nay và Tự Lực văn đoàn”, là một dạng sinh hoạt báo chí - khoa học từ
góc nhìn nghệ thuật liên ngành, kết hợp truyền thông và khoa học, bao gồm hai nội


17


dung “triển lãm” và “hội thảo”. Đáng lưu ý nhất về mảng báo cáo khoa học gồm:
chuyên luận đặt vấn đề “đánh giá lại” TLVĐ của Nguyễn Hưng Quốc, chuyên khảo
về Khái Hưng từ góc nhìn nữ quyền luận của Thụy Khuê, bài viết về tiểu thuyết
Bướm trắng (Nhất Linh) của Đặng Tiến.
Đồng thời và đồng hành với các hội thảo nói trên là kết quả cơng bố trong
nhiều bài báo, chương sách, những bài giới thiệu các tổng tập, tuyển tập văn xuôi
lãng mạn, hay khi tái bản các tác phẩm của Khái Hưng tuy đậm nhạt khác nhau
song đều thể hiện được những quan điểm, thái độ, cách tiếp cận đánh giá mới.
Hà Minh Đức viết lời “Khái luận” cho Tổng tập văn học Việt Nam (tập 28
A), lời giới thiệu các tác phẩm Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xn, Gia đình, Thừa
tự. Ơng vừa phân tích rất sâu sắc giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật, vừa chỉ ra
những hạn chế của nhà văn.
Phan Cự Đệ ngoài chuyên luận “Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 1945)”, còn viết một loạt bài giới thiệu các tác phẩm: Tiêu Sơn tráng sĩ, Trống Mái
Gia đình, Thốt ly, Đẹp, Băn khoăn. Trong đó, ơng đưa ra nhiều ý kiến mới, có sức
thuyết phục. Chẳng hạn: "Cuốn tiểu thuyết (Đẹp) đã ca ngợi niềm say mê sáng tạo
của những người nghệ sĩ chân chính" [61, tr.330]. Hay: "Khơng thể xem Băn khoăn
là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn (...). Phần lớn được xây dựng bằng bút pháp hiện
thực" [61, tr.346].
Nguyễn Hồnh Khung, Lê Thị Đức Hạnh, Trần Đình Hượu, Trương Chính,
Hồng Xn Hãn,... đã có sự nhìn nhận lại TLVĐ. Giá trị hiện thực, giá trị tiến bộ
trong tiểu thuyết của Khái Hưng, qua các bài viết nói trên, được đánh giá đúng mức,
công bằng hơn, những hạn chế được nhìn nhận, phê phán thấu tình đạt lý hơn. Trần
Đình Hượu khẳng định: “Sự đóng góp của Tự lực văn đoàn vào sự thắng lợi của văn
học mới (thơ, kịch, tiểu thuyết), trong những năm hai mươi, ba mươi là lớn, chủ
động, tích cực. Về mặt đó các nhà văn hoạt động độc lập hay các nhóm văn học
khác không thành công được như vậy, không cống hiến được nhiều như vậy” [195,
tr.44]. Trương Chính cũng đánh giá: "Tự lực văn đồn có một vai trị rất lớn trong
sự phát triển của văn học ta những năm ba mươi [195, tr.31]. Hồng Xn Hãn
khẳng định: "nhóm Tự lực văn đồn khơng phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm



18

quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại" [195,
tr.551]. Lê Thị Đức Hạnh cũng lưu ý: Cần phải thực sự đổi mới trong cách nhìn
nhận, đánh giá Tự lực văn đồn, một tổ chức văn học tuy có những mặt hạn chế,
lệch lạc, nhưng có nhiều đóng góp q báu cho nền văn học dân tộc trong những
năm 30 của thế kỷ này [195, tr.94].
Ngoài ra, một số luận án, luận văn, tiến sĩ, thạc sĩ, nghiên cứu Văn học lãng
mạn và TLVĐ, trong đó có nghiên cứu tiểu thuyết Khái Hưng, của các tác giả Tào
Văn Ân (Tào Văn Ân (2000), Vấn đề chủ nghĩa Lãng mạn trong văn học Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, TP. HCM.); Trịnh Hồ Khoa (Trịnh
Hồ Khoa (1997), Những đóng góp của Tự lực văn đồn cho văn xi hiện đại Việt
Nam, Nxb Văn học, Hà Nội); Dương Thị Hương (Dương Thị Hương (2001), Nghệ
thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội); Nguyễn Thị Tuyến (Nguyễn Thị Tuyến (2004), Mơ hình tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội); Ngô Văn Thư (Ngô Văn Thư (2005), Tiểu thuyết của Khái Hưng, Luận án
Tiến sĩ Ngữ Văn, Hà Nội.); v.v. Các tác giả luận án này đã cố gắng vận dụng
phương pháp tiếp cận mới, nỗ lực khảo sát công phu và kỹ lưỡng các tác phẩm và
đã có những đóng góp đáng kể vào tiến trình nhìn nhận, đánh giá tiểu thuyết của
Khái Hưng và TLVĐ.
Xét về bối cảnh, có một số lý do lịch sử hiển nhiên khiến nảy sinh sự khác
biệt đến mức trái ngược trong các đánh giá giá trị các sáng tác văn xi của TLVĐ
nói chung, văn xi Khái Hưng nói riêng trong giới nghiên cứu văn học ở hai miền
Nam - Bắc trước 1975 cũng như giới nghiên cứu ở miền Nam. Sự khác biệt đến
mức trái ngược ấy đã được khắc phục kể từ thời đổi mới văn học đến nay để tiệm
cận một cái nhìn khách quan, khoa học xuất phát từ đặc trưng nghệ thuật.
Nguyên nhân của của xu hướng tiệm cận – tiệm cận với thực tiễn sáng tác,
và tiệm cận giữa các lập trường, góc nhìn của các nhà nghiên cứu (miền Nam, miền

Bắc, trong nước và ngoài nước) ngày càng rõ, chủ yếu là bởi, thứ nhất, nguyên tắc
khoa học: các nghiên cứu, đánh giá trước sau gì rồi cũng phải dựa trên giá trị có
thực và tơn trọng giá trị thực khơng thể phủ nhận của văn chương Khái Hưng và


19

TLVĐ; thứ hai, những thay đổi điều chỉnh theo hướng tìm về với giá trị đích thực
của tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Việc đánh giá riêng về truyện ngắn Khái Hưng
Sáng tác truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh, do nhiều ngun nhân, có
số phận khá giống nhau: ít được quan tâm và nghiên cứu muộn hơn nhiều so với
tiểu thuyết của hai tác giả này. Trong khi đó, thời gian càng lúc càng cho thấy rõ,
giá trị sáng tác truyện ngắn của hai ông – những nhà văn chủ chốt, có cơng lớn
trong việc xây dựng nền văn xi nghệ thuật hiện đại Việt Nam – là không thể phủ
nhận. Vì thế việc đánh giá truyện ngắn của họ thường được đặt trong mối liên hệ so
sánh với nhau.
Trước hết, có thể thấy rằng có một thái độ thiên lệch ít nhiều mang tính lịch
sử khi đánh giá sự nghiệp văn chương của Khái Hưng cũng như Nhất Linh: tiểu
thuyết được coi trọng, truyện ngắn có phần bị coi nhẹ, ngay cả khi sáng tác của nhà
văn đã bắt đầu được khôi phục, nghiên cứu và đánh giá lại.
Chẳng hạn, khi làm Tổng tập văn học Việt Nam những người tuyển tập chỉ
dè dặt đưa vào vài truyện ngắn như truyện Bóng người trong sương mù (Nhất Linh)
và truyện Người vợ mù (Khái Hưng), song lại rất tự tin, rộng rãi trong việc trích
tuyển tiểu thuyết của hai nhà văn này. Thái độ này cũng đã khiến cho những người
làm tuyển tập Truyện ngắn Khái Hưng phải cảm thán: “tiếc là lâu nay tiểu thuyết
Khái Hưng vẫn có phần lấn át truyện ngắn của tác giả. Trong vòng 25 năm nay mới
chỉ thấy có một tập truyện ngắn Khái Hưng in ra ở NXB Hải Phòng (1994) và một
tập truyện thiếu nhi, in ở Nxb Hải Phòng và Kim Đồng (2000)” [106, tr.5].
Như vậy, nếu khơng tính đến những tập truyện ngắn của hai ông in ở miền

Nam trước 1975, thì mãi đến năm 1994, truyện ngắn của Khái Hưng mới được in
lại, còn truyện ngắn của Nhất Linh, thì phải chờ đến năm 2000, đúng thời điểm
chuyển giao giữa thế kỷ cũ và thế kỷ mới mới được tuyển in lại. Dầu sao, thời gian
gần đây, thái độ coi nhẹ truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng đã được điều chỉnh
đáng kể. Bằng chứng là có những bộ sưu tập truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng ra
đời. Kèm theo là nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu. Có thể xem đây là những cố
gắng nhằm tạo ra cách nhìn nhận thỏa đáng và khơi phục lại đóng góp thực sự của


20

Nhất Linh, Khái Hưng trong lĩnh vực truyện ngắn. Đó là một sự điều chỉnh cần
thiết, dù muộn màng thì có vẫn hơn khơng.
Nhìn chung, so với sáng tác truyện ngắn của Nhất Linh, sáng tác truyện ngắn
của Khái Hưng được chú ý hơn.
Từ giai đoạn 1945 – 1975, Vũ Ngọc Phan đã từng khẳng định Khái Hưng là
cây bút văn xuôi TLVĐ đã viết được “những truyện ngắn tuyệt hay” [304].
Cùng với Vũ Ngọc Phan, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ cũng cho rằng sức
viết của Khái Hưng bộc lộ nhiều qua truyện ngắn và đây là thể loại khơng thể thiếu
trong sự nghiệp văn chương của ơng: “Ngồi những truyện dài, Khái Hưng còn viết
rất nhiều truyện ngắn. Trên báo Phong hóa rồi Ngày nay những năm đầu, thường
thường tuần nào ơng cũng có một truyện (khơng kể tiểu thuyết dài ngắt kỳ). Đếm tất
cả những truyện này của Khái Hưng trong gần mười năm có thể đi đến vài trăm”
[290, tr.476].
Phan Cự Đệ cũng khẳng định: “Nhất Linh cũng có tài viết truyện ngắn” [61,
tr.907].
Về vị trí của mảng truyện ngắn trong sự nghiệp văn chương của Khái Hưng,
Lê Dục Tú khẳng định: “Có thể nói truyện ngắn là thể loại đầu tiên Khái Hưng
trình làng trước cơng chúng. Trên báo Phong hóa và Ngày nay những năm đầu hầu
như tuần nào Khái Hưng cũng đăng một truyện ngắn. Trong vịng mười năm ơng đã

đăng đến hàng trăm truyện ngắn. Một số truyện ngắn đầu tay của Khái Hưng khi ra
đời đã được coi là “món ăn ngon và lạ” cải thiện cho khẩu vị đọc của người dân thị
thành. Truyện ngắn “Bên dòng Hương giang” được in lần đầu tiên trên báo Phong
hóa ngày 31/3/1932 và tập truyện ngắn “Dọc đường gió bụi” ra đời năm 1936 đã
nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của công chúng” [395]
Hai ý kiến trên (của Phạm Thế Ngũ và Lê Dục Tú) đã gặp nhau ở một điểm
quan trọng: Cả Khái Hưng, Nhất Linh đều khởi nghiệp bằng việc viết truyện ngắn.
Và trước, trong khi trở thành tác giả của những thiên tiểu thuyết nổi tiếng một thời,
Nhất Linh, Khái Hưng đã và đang là những cây bút viết truyện ngắn có thứ hạng
trên văn đàn cơng khai 1930-1945. Như thế xét từ một góc độ nào đó, với hai ông


21

và độc giả đương thời, viết và đọc truyện ngắn có thể xem là một bước khởi đầu, sự
chuẩn bị cho viết một thể loại dài hơi hơn, “nặng ký” – tiểu thuyết.
3.3. Về đặc điểm nổi bật của truyện ngắn, tiểu thuyết Khái Hưng từ góc
nhìn trần thuật
Vũ Ngọc Phan nhấn mạnh vẻ đẹp giản dị, sức chinh phục độc giả ở kĩ thuật
dựng truyện, hành văn của Khái Hưng. Trong Nhà văn hiện đại, ông viết:
“Về truyện ngắn, Khái Hưng viết tuyệt hay. Người ta thấy phần nhiều truyện
ngắn của ơng lại có vẻ linh hoạt và cảm người đọc hơn cả truyện dài của ông.
Truyện ngắn của Thạch Lam và Đỗ Đức Thu ngả về mặt sầu cảm và kín đáo bao
nhiêu thì truyện ngắn của Khái Hưng vui tươi và rộng mở thế ấy, nhưng không phải
cái vui thái quá như những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đâu. Ngay ở những
truyện buồn của Khái Hưng, người ta cũng chỉ thấy một thứ buồn man mác, không
bao giờ là cái buồn ủ rũ như ở những truyện của Thạch Lam (…). Đọc những truyện
ngắn của Khái Hưng, tơi nhận thấy nghệ thuật của ơng là tìm cho ra những ý nghĩ
đau đớn hay khoái lạc của mọi việc trên đời, rồi ghi lại bằng những lời văn gọn
gàng, sáng suốt, làm cảm người ta bởi những việc mình dàn xếp, mình làm cho khi

nổi khi chìm, chứ không phải cám dỗ người ta bởi những thuyết mà mình tưởng là
cao cả” [304, tr.770]. Điều này cho thấy Khái Hưng rất coi trọng lối viết, không chú
trọng luận thuyết.
Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ còn chia truyện ngắn của Khái Hưng ra làm
hai loại: “một loại nhẹ, truyện vui, truyện phiếm, đăng vừa một cột báo, in lên hai
ba trang sách, khơng có ý nghĩa gì sâu xa” [290, tr.477] và “một loại nặng, đứng
đắn, rộng kích thước hơn, viết công phu hơn, đặt ra một vấn đề luận lý, xã hội, đưa
ra một mẩu tâm lý, một mảng sinh hoạt, bắt người ta phải suy nghĩ, đôi khi phải
cảm động đau thương”. [290, tr.477]
Trước khi hai tuyển tập truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng ra đời (vào
năm 2002; 2004), có thể thấy rằng hầu như các cơng trình nghiên cứu của Vũ Ngọc
Phan, Phan Cự Đệ, Phạm Thế Ngũ, Lê Thị Dục Tú,… đều ghi nhận những đóng
góp về truyện ngắn của Nhất Linh và Khái Hưng cho sự tiến bộ của văn học nước
nhà. Song, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có điều kiện để thực sự đi vào nghiên cứu


22

một cách chuyên sâu. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có
lẽ một phần là do truyện ngắn của hai ơng bị chìm đi sau tiếng vang tiểu thuyết của
họ.
Sau năm 2004, đáng chú ý trước hết là các Lời dẫn, Lời giới thiệu trong các
quyển tuyển tập. Trong Lời dẫn của nhóm sưu tầm, biên soạn tuyển tập Truyện
ngắn Khái Hưng, do Hồng Bích Hà, Vương Trí Nhàn (sưu tầm, biên soạn) năm
2004, các tác giả khẳng định: “Bên cạnh cây bút tiểu thuyết tài hoa, Khái Hưng
(1896-1947) đồng thời còn là một tác giả truyện ngắn dồi dào sức lực, thường
xuyên có truyện in Phong hóa, Ngày nay, và ngay từ trước 1945, đã được tập hợp
một phần trong các tập…” [106, tr.5]; truyện ngắn là “một lĩnh vực mà ngịi bút của
ơng liên tục làm việc và có nhiều thành tựu đáng ghi nhận” [106, tr.5].
Về việc phân loại, tác giả Lời dẫn cũng cho rằng sáng tác truyện ngắn của

Khái Hưng “bao gồm truyện sinh hoạt, truyện lịch sử, truyện viết theo lối truyện kể
dân gian và truyện viết bằng bút pháp hiện đại” [106, tr.5].
Trong một số bài viết gần đây, như “Chun nghiệp hóa sáng tác – một địi
hỏi tất yếu của cơng cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam trước 1945” [353], “Mấy
ghi nhận về tương tác tiểu thuyết truyện ngắn và sự biến đổi nòng cốt của hai thể
loại này” [354], Nguyễn Thành Thi cũng đề cập nhiều đến sáng tác của Khái Hưng,
Nhất Linh, đặc biệt là sáng tác truyện ngắn. Trong đó có nhiều ý kiến, luận điểm rất
đáng chú ý.
Theo tác giả này, thế mạnh của truyện ngắn Khái Hưng là “thường chú trọng
đặc biệt đến ngơn ngữ đối thoại và ln có ý thức miêu tả giọng điệu, lời nói của
các loại nhân vật, các hạng người trong xã hội”, có “năng lực ngữ cảm và các nhận
xét tinh tế ít nhiều mang tính chất “siêu ngơn ngữ” [353]. (Trong khi đó, Nhất Linh
lại thích “khám phá, miêu tả tâm lý” và khả năng “lồng vào truyện những ý tưởng
luận đề”). Hoặc: Khái Hưng “hay để cho người kể chuyện trong truyện ngắn của
ơng nhận xét về nhạc tính, âm hưởng riêng trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
Trong truyện Cô hàng nước chẳng hạn, nhân vật xưng tôi tên Ban nhận thấy qua
những mẩu đối thoại của nhân vật “cô hàng nước” “tiếng nói vùng bể rất nặng và
đầy những tiếng thanh ngang, khiến Ban phải mỉm cười”. Hơn thế, cũng như nhân


23

vật tơi, “cơ hàng nước” nơi thơn dã này cịn phân biệt rạch rịi cách dùng từ cơ hay
bà trong “cô tú” (bản thân người nữ đã thi đỗ tú tài) với “bà tú” (người phụ nữ là vợ
của người thi đỗ tú tài)” [354, tr.70].
Về mặt loại hình và đặc điểm thể tài của truyện ngắn Khái Hưng, theo tác giả
bài Tự lực văn đoàn – những lằn ranh thể loại văn học [420] đề xuất phân loại tiểu
thuyết Khái Hưng (và tiểu thuyết Nhất Linh) thành ba loại hình thể tài: 1) tiểu
thuyết ái tình lãng mạn, 2) tiểu thuyết luận đề (thiên về phân tích xã hội, cải cách
phong hóa và đời sống dân quê), 3) tiểu thuyết tâm lý (thiên về phân tích tâm lý, thể

hiện trạng thái khủng hoảng, “băn khoăn”). Tuy nhiên, với cái nhìn lịch đại, ơng
cũng chỉ ra rằng trong tiểu thuyết ái tình lãng mạn của Khái Hưng, Nhất Linh đã có
yếu tố luận đề, là sự chuẩn bị cho tiểu thuyết luận đề. Cịn trong tiểu thuyết luận đề
thì càng về sau càng phát triển nghệ thuật phân tích tâm lý. Bởi vậy, ông đề xuất
gắn thêm cụm từ “tiền luận đề” để gọi tên loại hình tiểu thuyết ái tình lãng mạn là
“tiểu thuyết ái tình lãng mạn - tiền luận đề”, và thêm cụm từ “hậu luận đề” để gọi
tên tiểu thuyết tâm lý là “tiểu thuyết tâm lý - hậu luận đề”. Trên cơ sở đó, ơng phân
truyện ngắn Khái Hưng thành bốn khuynh hướng thể tài: 1) truyện ngắn thiên về
khuynh hướng luận đề; 2) truyện ngắn thiên về khuynh hướng phân tích xã hội; 3)
truyện ngắn thiên về khuynh hướng phân tích tâm lý và 4) truyện ngắn có khuynh
hướng tổng hợp loại hình [420].
Về tính q trình và sự tương tác thể loại trong sáng tác của Khái Hưng,
Nhất Linh, Nguyễn Thành Thi cho rằng: “hành trình hiện đại hóa, chun nghiệp
hóa truyện ngắn của Nhất Linh khơng có đứt đoạn. Từ Người quay tơ (1927), qua
Anh phải sống (1934), đến Tối tăm (1936), Hai buổi chiều vàng (1937), Mối tình
chân (1948-1950) là một hành trình liên tục. Hành trình tiểu thuyết của Nhất Linh
từ Nho phong qua Đoạn tuyệt, đến Bướm trắng đã vận động trong sự tương tác với
hành trình liên tục nói trên ở lĩnh vực truyện ngắn” [353, tr.69].
Cũng có thể nói như vậy về quan hệ tương tác giữa tiểu thuyết và truyện
ngắn Khái Hưng. Các tập truyện ngắn của ông được in muộn hơn nhưng nhiều
truyện ngắn đăng báo Phong hóa sớm hơn so với tiểu thuyết. Tuy vậy, việc Đời nay
phát hành các tập truyện ngắn Dọc đường gió bụi (1936), Số đào hoa (1937), Tiếng


×