Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tiên lượng nặng bệnh ho gà ở trẻ em tại bệnh viện sản nhi bắc giang (luận văn bác sĩ nội trú )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ KIM THOA

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊN LƯỢNG NẶNG BỆNH
HO GÀ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC
GIANG

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ


THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ KIM THOA

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊN LƯỢNG NẶNG BỆNH


HO GÀ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC
GIANG
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 62 72 16 55

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1.

TS Nguyễn Đình Học

2.

BS CKII Nguyễn Thị Lê


THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Kim Thoa, học viên Bác sĩ Nội trú khóa 11 Trường
Đại Học Y-Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tơi nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của TS Nguyễn Đình Học và BS CKII Nguyễn Thị Lê.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được
cơng bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Kim Thoa


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Đình Học và BS CKII. Nguyễn Thị Lê là người thầy đã nhiệt tình,
tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm chun mơn, lịng u
nghề, động viên và giúp đỡ cho tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thiện
luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã tạo
điều kiện, đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn và động viên tơi trong
suốt q trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng đào tạo, các thầy cơ Bộ
mơn Nhi - Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt q trình học tập.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên
Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập tại Nhà trường và Bệnh
viện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn, Ban lãnh đạo Bệnh viện Sản Nhi Bắc
Giang, các Phòng ban, Khoa Cấp cứu, HSTC&CĐ Bệnh viện Sản Nhi Bắc
Giang nơi tôi công tác và lấy số liệu nghiên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tơi
trong q trình học tập và trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp, gia đình và người thân đã ln yêu thương, động viên, giúp đỡ, hy sinh,
là động lực cho sự phấn đấu nỗ lực của tôi ngày hôm nay.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 11 năm 2020


Nguyễn Thị Kim Thoa


KÍ HIỆU VIẾT TẮT
AC

Adenylate Cyclase

Bạch cầu

BC
CDC

DNT

Độc tố Adenylate Cyclase

Centers for Disease Control and

Trung tâm kiểm sốt và phịng

Prevention

ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

Dermonecrotic Toxin

Độc tố hoại tử da
Sợi ngưng kết hồng cầu


FHA
HSF

Histamin Sensitizing Factor

Yếu tố nhạy cảm với histamin

LAP

Islet Activating Protein

Rrotein hoạt hóa vùng đảo tụy

LPF

Lymphocytosis Promoting Factor

Lymphocytosis Promoting
Factor

PCR

Polymerase Chain Reaction

Phản ứng khuếch đại gen

PNR

Pertactin


Độc tố Pertactin

PSS

Pertussis sever Score System

Hệ thống tính điểm nặng cho
bệnh nhân ho gà
Tiểu cầu

TC
TCT

Tracheal Cytotoxin

Độc tố tế bào khí quản


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
1.1. Căn nguyên gây bệnh...................................................................................................... 3
1.2. Độc lực vi khuẩn .............................................................................................................. 4
1.3. Sinh bệnh học ................................................................................................................... 5

1.4. Dịch tễ ................................................................................................................................ 8
1.5. Lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán........................................................................... 11
1.6. Một số yếu tố liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh.......................................... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 25
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................................................... 25
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 26
2.6. Các biến số nghiên cứu................................................................................................. 27
2.7. Công cụ thu thập số liệu ............................................................................................... 31
2.8. Sai số và khống chế sai số ............................................................................................ 31
2.9. Khía cạnh đạo đức của đề tài....................................................................................... 31
2.10. Xử lý số liệu .............................................................................................................. 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 32
3.1. Đặc điểm chung và dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu.................................... 32
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng .............................................................................. 35


3.3. Một số yếu tố liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh ho gà ở trẻ em............... 40
Chương 4: BÀN LUẬN............................................................................................... 44
4.1. Đặc điểm chung và dịch tễ học của nhóm nghiên cứu........................................... 44
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng .............................................................................. 47
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh.......................................... 53
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 59
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các loài Bordetella và vật chủ liên quan ......................................................... 5
Bảng 1.2. Vai trò của các thành phần của B. pertussis trong bệnh sinh và miễn dịch
..................................................................................................................................................... 6

Bảng 1.3. Hệ thống tính điểm nặng cho bệnh nhân ho gà nhập viện (PSS) .............. 15
Bảng 1.4. Xét nghiệm chẩn đoán ho gà ........................................................................... 17
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đốn suy hơ hấp ................................................................... 29
Bảng 2.2. Bạch cầu máu ngoại vi theo tuổi ..................................................................... 30
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới ............................................... 32
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi thai, cân nặng khi sinh ............... 32
Bảng 3.3. Tình trạng phơi nhiễm với người bệnh bị ho gà ........................................... 33
Bảng 3.4. Phân loại tình trạng tiêm phịng ....................................................................... 34
Bảng 3.5. Thời gian nhập viện theo ngày khởi phát triệu chứng đầu tiên.................. 34
Bảng 3.6. Triệu chứng lâm sàng giai đoạn khởi phát ..................................................... 35
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng giai đoạn toàn phát ..................................................... 35
Bảng 3.8. Đặc điểm cơn ho trong giai đoạn toàn phát ................................................... 35
Bảng 3.9. Phân bố bệnh theo thể bệnh .............................................................................. 36
Bảng 3.10. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh ho gà theo các nhóm tuổi.................... 37
Bảng 3.11. Dấu hiệu nặng của cơn ho gà ......................................................................... 38
Bảng 3.12. Các biến chứng của ho gà ............................................................................... 38
Bảng 3.13. Chỉ số BC, BC lympho, TC trung bình ........................................................ 39
Bảng 3.14. Thời gian từ khi bắt đầu ho đến khi làm xét nghiệm Realtime PCR...... 40
Bảng 3.15. Xét nghiệm các căn nguyên bội nhiễm khác............................................... 40
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thể bệnh .................................................. 40
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tuổi thai và thể bệnh...................................................... 41
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và thể bệnh ............................. 41
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiêm phòng ho gà và thể bệnh ..................................... 41
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa việc điều trị kháng sinh trước nhập viện và thể

bệnh .......................................................................................................................................... 42


Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tình trạng sốt và thể bệnh ............................................. 42
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tình trạng bội nhiễm và thể bệnh ................................ 42
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa mức tăng Bạch cầu và thể bệnh.................................. 43
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa mức tăng BC lympho và thể bệnh ............................. 43
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa mức tăng tiểu cầu và thể bệnh .................................... 43


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ ho gà theo tuổi theo báo cáo của CDC từ 1990-2018.............................. 11
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh theo các tháng trong năm (n=48) ............................................... 33
Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm sốt theo thể bệnh…………………………….…..………..36
Biểu đồ 3.3. Tình trạng tăng BC, BC lympho, TC theo thể bệnh......................................... 39

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Lưu đồ chẩn đoán bệnh ho gà ............................................................................... 18
Sơ đồ 2.1: Tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán ho gà theo GPI-2011 ....................................... 24


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella
pertussis và một số loài Bordetella khác gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
với các triệu chứng điển hình như cơn ho kịch phát, làm trẻ khó thở, thở nhanh
kèm theo tiếng rít “woop” cuối mỗi cơn ho, sau mỗi cơn ho trẻ thường nơn và
khạc đờm qnh dính, bệnh dễ gây tử vong nếu khơng được chẩn đốn và điều
trị kịp thời. Gần đây, các nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh đã gia tăng trở

lại do có biểu hiện nhiễm bệnh ở trẻ vị thành niên và người lớn, ngay cả các
nước phát triển đã thực hiện chương trình tiêm chủng đầy đủ [43].
Mặc dù vắc xin phòng ngừa bệnh ho gà ngày càng phát triển, tỉ lệ trẻ em
được sử dụng vắc xin ngày càng tăng song việc thanh tốn bệnh ho gà trên tồn
thế giới cịn là một thách thức không hề nhỏ. Các vụ dịch vẫn xảy ra ở nhiều
nơi đã tạo nên gánh nặng ho gà toàn cầu. Theo nghiên cứu của Black và cộng
sự trong năm 2008, tồn thế giới có khoảng 16 triệu người mắc bệnh ho gà
trong đó có 195000 trẻ em tử vong hầu hết là ở các nước đang phát triển (chiếm
95% số các trường hợp) [27]. Tại Mỹ, năm 2012, có tổng số 48000 trường hợp
ho gà được báo cáo trong đó có 20 trường hợp tử vong chủ yếu ở trẻ dưới ba
tháng tuổi [43]. Tại Ba Lan, trong năm 2009, có 2390 trường hợp mắc, 45% số
ca phải nhập viện, năm 2011 có 1669 trường hợp mắc, 39% số ca phải nhập
viện điều trị [52].
Tại Việt Nam trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng, ho gà là một
bệnh truyền nhiễm gây thành dịch trong cộng đồng ở trẻ em. Sau nhiều năm
thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng số ca mắc ho gà giảm đáng kể. Tuy
nhiên, từ năm 2012 đến nay, nhiều viện đã tiếp nhận điều trị nhiều ca mắc ho
gà. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, từ năm 2012-2014 có 226 trẻ mắc ho gà với
tỉ lệ tử vong là 2,8%, 5% ở thể ho gà nặng, 2% có biến chứng co giật 37% có biến
chứng suy hơ hấp, 74,1% có biến chứng viêm phổi [9]. Những trường hợp mắc bệnh


2

gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đến trẻ ở lứa tuổi học
đường. Trong đó, có những trường bệnh khơng điển hình, hoặc bội nhiễm căn nguyên
khác gây khó khăn cho việc chẩn đốn, do đó dẫn đến nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
Như vậy gánh nặng bệnh tật và tử vong do ho gà luôn là một trong những vấn
đề cần được quan tâm và ưu tiên nghiên cứu ở trẻ em.
Tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, trong những năm gần đây nhờ áp dụng

phương pháp xét nghiệm PCR ho gà vào trong chẩn đoán đã giúp phát hiện và
điều trị được nhiều ca bệnh mắc ho gà. Tuy nhiên, có những thể bệnh khơng
điển hình trên lâm sàng cũng có thể khiến bác sĩ bỏ sót bệnh. Trên những bệnh
nhân được phát hiện bệnh thì tiên lượng nặng của bệnh phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố từ chính đứa trẻ như lứa tuổi, tuổi thai, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng
tiêm phịng hay từ các yếu tố khác như thời gian chẩn đốn bệnh, tình trạng bội
nhiễm, tình trạng dùng kháng sinh trước khi nhập viện…Do đó, nghiên cứu về
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tiên lượng nặng
của bệnh ho gà ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là một trong những
vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu. Vậy đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của bệnh ho gà tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang hiện nay như nào? Yếu tố nào
liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh? Chính vì thế chúng tơi tiến hành nghiên
cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng
nặng bệnh ho gà ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ho gà ở trẻ em điều trị tại
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2016-2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tiên lượng nặng của bệnh ho gà
ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Căn nguyên gây bệnh
Căn nguyên chính gây bệnh ho gà là Bordetella pertussis, lần đầu tiên
được phân lập bởi Jules Bordet và Octave Gengou năm 1906 từ đờm của một
trẻ 6 tháng tuổi với biểu hiện ho gà. Hiện nay giống Bordetella có khoảng 10
lồi khác nhau gồm B. pertussis, B. parapertussis, B. bronchiseptica, B.
parapertussis gây bệnh ở cừu, B. avium, B. hinzii, B. holmessi, B. trematum, B.

petrii, B. ansorpii [25].
Trong đó B. pertussis và B. parapertussis là những căn nguyên chính gây
bệnh ở người. Nhưng với kỹ thuật PCR hiện nay đã phát hiện ra được
B.holmesii trong khoảng 0,1% đến 20% bệnh nhân có biểu hiện giống ho gà.
Trong đó 8 lồi cịn lại chủ yếu gây bệnh trên động vật. B.bronchiseptica gây
bệnh chủ yếu trên chó mèo, mèo, và lợn, chúng cũng gây bệnh ở người nhưng
chủ yếu ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và thường xuyên tiếp xúc với
vật nuôi. Tương tự như vậy B. avium, B. hinzii thường gây bệnh trên gia cầm
nhưng cũng có thể phân lập chúng từ đờm của những bệnh nhân xơ nang [43].
Đa số những loài còn lại đều gây bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch
hoặc mắc các bệnh lý mạn tính khác.
Bordetella là cầu trực khuẩn Gram âm hiếu khí, kích thước 0,2-0,5 x 0,51,0µm. Bordetella pertussis khó ni cấy, khi mới phân lập, chúng không mọc
trên các môi trường nuôi cấy thông thường, mọc chậm trên môi trường BordetGengou (môi trường khơng có pepton, có khoai tây, glycerol và máu). Trên môi
trường Bordet- Gengou, sau 3-6 ngày, B. pertussis mọc thành những khuẩn lạc
nhỏ, hình vịm, mặt nhẵn bóng và sáng như một giọt thủy ngân. B. pertussis
chuyển hóa đường theo kiểu hô hấp, không bao giờ lên men. Phân giải một số
acid amin theo kiểu oxy hóa, sinh ra amomiac và CO2. Đề kháng yếu với acid


4

ngoại cảnh. Xác định vi khuẩn dựa vào các tính chất về hình thể, tính chất ni
cấy, kết quả nhuộm vi khuẩn với kháng thể huỳnh quang và ngưng kết với
kháng huyết thanh mẫu [21].
1.2. Độc lực vi khuẩn
Có rất nhiều yếu tố độc lực của B. pertussis liên quan đến các biểu hiện
bệnh ho gà bao gồm: Độc tố ho gà (Pertussis toxin - PT), độc tố adenylate
cyclase (AC), độc tố dermonecrotic (DNT), và độc tố tế bào khí quản (TCT).
Các yếu tố khác cũng góp phần vào cơ chế bệnh sinh, các cấu trúc bề mặt, như
hemagglutinin


(FHA),

fimbriae

(FIM),

pertactin

(PRN),



các

lipopolysaccharide [43].
Độc tố ho gà (PT) là một protein có phổ tác động sinh học. Dựa vào
hoạt tính sinh học, PT cịn được gọi là yếu tố tăng lympho bào - LPF
(Iymphocytosis promoting factor), protein hoạt hóa vùng đảo tụy - LAP (islet
activating protein), yếu tố nhậy cảm với histamin- HSF (histamin sensitizing
factor). PT chịu trách nhiệm về triệu chứng lâm sàng cũng như về dấu hiệu
tăng tương đối hoặc tuyệt đối số lượng lympho bào trong quá trình bệnh lý
[43].
Một số độc tố khác là các sợi ngưng kết hồng cầu (FHA), một thành phần
của vách tế bào và là chất bám dính của vi khuẩn. Pertactin, tua viền nhưng là
protein ngoại màng và là chất bám dính quan trọng khác. Những kháng thể
ngưng kết này có ý nghĩa ban đầu đối với các typ huyết thanh B.pertussis. Một
số độc chất khác như độc tố tế bào khí quản gây tổn thương tế bào biểu mô hô
hấp, độc tố adenylat cyclase có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch của tế bào
vật chủ, độc tố hoại tử bì góp phần gây tổn thương lớp niêm mạc hô hấp tạo

nhầy và lipopolysaccharid có đặc điểm tương tự các nội độc tố của các vi khuẩn
gram âm khác [25], [43].


5

Bảng 1.1. Các loài Bordetella và vật chủ liên quan [43]
Loài Bordetella

Vật chủ liên quan

B. pertussis

Chỉ ở người

B. parapertussis

Người, cừu, dê, lợn

Bovine-associated, B.parapertussis

Gia súc

B. bronchiseptica

Người, lợn, mèo, chó, thỏ

B. avium, B. hinzii

Người, chim.


B. holmesii, B.trematurn, B. petrii, Người
B.ansorpi
1.3. Sinh bệnh học
Nhiễm B.pertussis khởi đầu bằng việc vi khuẩn gắn lên tế bào biểu mơ
lơng chuyển ở mũi hầu. Q trình bám dính này thơng qua trung gian các chất
bám dính bề mặt (ví dụ: peractin, FHA...). Chúng sẽ bám vào các protein bề
mặt tế bào rồi kết hợp với độc tố ho gà. Tại vị trí bám vào, vi khuẩn nhân lên,
phóng xuất nhiều loại độc tố khác nhau, phá hủy lớp niêm mạc hơ hấp (độc tố
tế bảo khí quản, độc tố hoại tử bì). Độc tố ho gà và độc tố adenylat cyclase đóng
vai trị trung gian trong việc làm suy yếu sức đề kháng của vật chủ do nhiễm B.
pertussis. Có sự xâm lấn tế bào khu trú với việc vi khuẩn tồn tại trong nội bào
dai dẳng, tuy nhiên khơng có sự lan truyền theo hệ thống. Thương tổn chủ yếu
ở phế quản và các tiểu phế quản. Sự phóng thích histamine gây kích thích cực
độ đường hơ hấp, dẫn đến cơn ho khơng tự kìm chế được. Đường hô hấp bị tổn
thương dẫn đến bội nhiễm các vi khuẩn khác, có thể gây viêm phổi, làm cho
tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn [43].
Độc tố ho gà đã đã được chứng minh gây ra hiện tượng tăng lympho bào điển
hình ở máu ngoại vi, hoạt hóa các tế bào langerhans đảo tụy làm tăng sản xuất
insulin, gây hạ đường huyết. Những biểu hiện thần kinh trong bệnh ho gà, như động


6

kinh hay viêm não, là do thiếu oxy máu vì ho kịch phát, hạ đường huyết hay ngừng
thở kéo dài hơn là do các sản phẩm đặc trưng của vi khuẩn [25, 43].
Mặc dù có những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu B. pertussis trong 2
thập kỷ qua, vẫn còn nhiều điều chưa biết về sinh bệnh học của bệnh ho gà [43,
44]. Ví dụ, cơ chế chính xác nằm bên dưới các cơn ho kịch phát liên quan đến
bệnh ho gà nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định rõ ràng, mặc dù một số

nhà nghiên cứu cho rằng tracheal cytotoxin có thể chịu trách nhiệm chính [40].
Ngồi ra, mặc dù một số yếu tế độc lực của B. pertussis đã được nghiên cứu,
sự tương tác và hoạt động hiệp đồng của các yếu tố (ví dụ, pertussis toxin,
lipopolysaccharid, và tracheal cytotoxin) vẫn chưa thực sự rõ ràng trong tiến
triển lâm sàng của bệnh [43].
Bảng 1.2. Vai trò của các thành phần của B. pertussis trong bệnh sinh và
miễn dịch [43]
Thành phần
Độc tố ho gà

Vị trí

Hoạt tính sinh học

Khoảng Kích thích q trình bám dính vào biểu mơ

Pertussis toxin gian

đường hơ hấp. Nhạy cảm với histamine. Kích

(PT)

thích tăng lympho bào.

màng

Tăng bài tiết insulin. Gây phân chia tế bào
lympho T
Là thành phần của vắc xin vô bào
Độc tố


Bào

Chuyển đổi ATP để cAMP, enzym hoạt động

adenylate

tương

hemolysin;

cyclase (AC)

Ức chế sự di cư và hoạt hóa thực bào
Giảm hiệu ứng độc tế bào của bạch cầu trung
tính, bạch cầu đơn nhân, và các tế bào giết tự
nhiên (NK).
Ức chế hoạt hóa và hóa hướng của các tế bào T.


7

Nhiễm tự nhiên và tiêm chủng DTP gây ra kháng
thể với AC
Dermonecroti

Tế bào Khơng có vai trị rõ ràng trong sinh bệnh; gây co

c toxin (DNT) chất


mạch ở động vật linh trưởng; gây ra hoại tử tế
bào trong ống nghiệm.

Tracheal

Ngoài

Hoạt động hiệp đồng với các chất độc

cytotoxin

tế bào

lipopolysaccharide để kích thích sản xuất các
cytokine gây viêm (TNF-α, IL-1β, và IL-6),

(TCT)

nitric oxide.
Gây tổn thương tế bào lơng mao khí quản
Giả thiết nguyên nhân gây ra cơn ho kịch phát.
Filamentous

Vách tế Trung gian kết dính ban dầu của B. perfussis cho

hemagglutinin bào

biểu mơ lơng đường hơ hấp trên. Kích thích sản

(FHA)


xuất IL-6, TL -10, ức chế sản xuất IL-12.

Aggutinogen

Bề mặt FIM 2, 3 là thành phần quan trọng bám dính vào

(FIM)

tế bào

tế bào biểu mơ đường hơ hấp dưới. Có mặt trong
vắc xin vô bào.

Pertactin

Bề mặt Kháng lại hoạt động thực bào của bạch cầu trung

(PRN)

tế bào

tính. Những thay đơi ở PRN dẫn đến kém hiệu
quả ở vắc xin toàn tế bào.

Lipopolysacch Bề mặt Kháng nguyên chính vách tế bào. Gây sốt sau khi
arid

tế bào


tiêm vắc-xin tồn bộ tế bào, khơng có trong
thành phần của vắc-xin vô bào.


8

1.4. Dịch tễ
1.4.1. Tình hình dịch bệnh
Ho gà xảy ra trên toàn thế giới [55].
Theo nghiên cứu của Black và cộng sự cho thấy vào năm 2008 trên toàn
thế giới có khoảng 16 triệu trường hợp ho gà trong đó có 195.000 trường hợp
tử vong [27]. Một nghiên cứu khác cho thấy số trường hợp tử vong do ho gà
trên toàn thế giới trong năm 2013 là 136.000 trường hợp [43].
Từ những năm 1940, khi có vắc xin ho gà, chu kỳ dịch vẫn thường xảy
ra mỗi 3-5 năm. Tại Châu Âu, theo báo cáo về tình hình mắc ho gà năm 2012
ở một số nước với tỉ lệ số ca mắc như sau: Na Uy là 85,2/100.000 dân, Hà Lan
là 76,9/100.000 dân, Đan Mạch là 20,4/100000 dân, Anh là 19/100.000 dân
[58]. Tại Ba Lan, trong năm 2009, có 2390 trường hợp mắc, 45% số ca phải
nhập viện, năm 2011 có 1669 trường hợp mắc, tỉ lệ mắc cao nhất ở trẻ em 3
tuổi 20,8/100.000 dân, 38,8% số ca phải nhập viện điều trị. Đến năm 2013, có
2182 trường hợp mắc, tỷ lệ mắc bệnh là 5,7/100.000 dân, thấp hơn so với các
năm trước, đa số các trường hợp là thanh thiếu niên trên 15 tuổi (92%), số ca
nhập viện điều trị là 705 người (32,3%) [51, 52].
Tại Mỹ, tỉ lệ mắc ho gà gần đây theo các lứa tuổi như sau: dưới 6 tháng
là 160/100.000 dân, 6-11 tháng là 40/100.000 dân, 1-6 tuổi là 22/100.000 dân,
7-10 tuổi là 30/100.000 dân, 11-19 tuổi là 28/100.000 dân. Năm 2010 có 25 trẻ
dưới 6 tháng chết vì ho gà, 2013-2014 có 8 ca chết vì ho gà trong đó 7 ca dưới
3 tháng [43].
Một nghiên cứu đa trung tâm tại Úc và New Zealand từ năm 2002-2014
cho thấy, có 416 trong số 42.958 (1,0%) trẻ dưới 1 tuổi nhập viện được chẩn

đoán mắc bệnh ho gà. Tỉ lệ nhập viện dựa trên dân số ước tính do ho gà dao
động từ 2,1/100.000 trẻ sơ sinh đến 18,6/100.000 trẻ sơ sinh [60].
Ở Việt Nam, bệnh ho gà lưu hành ở mọi nơi trong cả nước. Khi chưa
thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh ho gà thường xảy


9

ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương. Dịch có tính chu kỳ khoảng 25 năm [12]. Từ những năm đầu thập niên 80 chương trình TCMR được phát
triển rộng khắp trong cả nước, hầu hết trẻ dưới một tuổi được phổ cập gây miễn
dịch cơ bản bằng 3 liều vắc xin bạch hầu - uốn ván - ho gà (DTP). Sau nhiều
năm tiêm vắc xin DTP, tỉ lệ mắc và tử vong của bệnh ho gà đã giảm rõ rệt. Tỉ
lệ mắc trung bình năm 1984 là 84,4/100.000 dân, đã giảm xuống thời kỳ 19911995 của cả nước là 7,5/100.000 dân [3]. Từ năm 1993, tỉ lệ tiêm chủng được
duy trì ở mức trên 90 %, có năm đạt trên 95 % (1997, 2000) với chất lượng
tiêm chủng được cải thiện nên tỉ lệ mắc trung bình của cả nước trong thời kỳ
1996-2000 đã giảm xuống còn 1,8/100.000 dân [3], tỉ lệ này tiếp tục giảm
xuống dưới 0,3/100.000 dân trong 5 năm (1998-2012), và đến năm 2014 chỉ
còn 0,07/100.000 dân [17]. Tuy nhiên theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương, số ca mắc ho gà trong năm 2015-2016 tăng lên đáng kể so với năm
trước đó (tổng số là 576 ca/2 năm), tỉ lệ mắc là 0,3/100.000 dân, tăng gấp 4 so
với năm 2014 [18]. Một số nghiên cứu trong các năm gần đây đã chỉ ra rằng
trong số các bệnh nhân mắc ho gà tỉ lệ không tiêm chủng ho gà là khá cao.
Nghiên cứu của Phạm Văn Phúc có 55,6% bệnh nhân khơng được tiêm phịng
ho gà [14]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dinh có 82,5% bệnh nhân ho gà khơng
được tiêm phòng ho gà [7].
1.4.2. Nguồn lây
Ổ chứa: người là vật chủ duy nhất, khơng có nguồn lây truyền từ lồi
khác hay từ ngoại cảnh, trong đó nguồn truyền bệnh trực tiếp là những bệnh
nhân bị ho gà. Những người không bị bệnh hoặc người bệnh trong thời kỳ lui
bệnh đều không mang trùng [4].

Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ n lặng khơng sốt trung bình khoảng 5-12
ngày (có thể từ 2-30 ngày).


10

Thời kỳ lây lan mạnh nhất là trong tuần đầu của bệnh sau đó giảm dần
và mất đi sau 3 tuần mắc bệnh. Nếu được điều trị có hiệu quả thì thời gian lây
truyền rút xuống cịn khoảng 5 ngày.
Nghiên cứu của Skoff và cộng sự trên 1306 trẻ mắc ho gà tại Mỹ, có hơn
66% trẻ có tiếp xúc với nguồn nhiễm từ các thành viên trong gia đình. Nghiên
cứu của Đỗ Thị Thúy Nga có 3,7% trẻ mắc ho gà có tiền sử tiếp xúc với người
nghi ngờ bệnh ho gà [9]. Nghiên cứu của Phạm Văn Phúc có 9,26% trẻ bệnh
tiếp xúc với nguồn bệnh nghi ngờ và 3,7% bệnh nhân phơi nhiễm với nguồn
bệnh xác định [14].
1.4.3. Tuổi mắc bệnh
Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi từ 1 đến 5. Đặc biệt nhóm tuổi dưới 3
tháng có tỉ lệ mắc ho gà cao bởi ở lứa tuổi này trẻ chưa có đầy đủ miễn dịch
với bệnh do trẻ chưa được tiêm phòng hoặc chỉ mới tiêm 1 mũi, mà kháng thể
miễn dịch từ mẹ sang con không đủ chống lại bệnh. Nghiên cứu của Hu Yunge
trên 247 bệnh nhân ho gà tại Bệnh viện Nhi đồng thuộc trường Đại học Y khoa
Trùng Khánh có 48,6% bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi và 81,8% dưới 6 tháng tuổi
[39]. Nghiên cứu của Devincenzo năm 2013 trong số bệnh nhân ho gà có 43%
trẻ thuộc nhóm 0-3 tháng tuổi, 44% từ 4 tháng đến 9 tuổi, 9% trên 10 tuổi [32].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Thúy Nga có 78.7% trẻ mắc ho gà dưới 3 tháng tuổi
[9]. Nghiên cứu của Trần Minh Điển trong số trẻ mắc ho gà có đến 56,5% dưới
3 tháng tuổi [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh năm 2016 có 70,1%
số ca ho gà thuộc nhóm 0-3 tháng tuổi và 29,9% số ca thuộc nhóm tuổi từ 4
tháng – 9 tuổi [5].



11

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ ho gà theo tuổi theo báo cáo của CDC từ 1990-2018
( />1.4.4. Mùa
Ho gà là bệnh truyền nhiễm với chu kỳ dịch khoảng từ 2-5 năm. Các ca
bệnh tập chung chủ yếu vào cuối mùa Hè và đầu mùa Thu. Nghiên cứu của
Gonfiantini theo dõi tình hình dịch tễ ho gà tại Itali trong hơn một thập kỉ thấy
chủ yếu bệnh thường vào tháng ba và tháng tám [36]. Theo Gadriela trẻ nhập
viện nhiều nhất vào mùa hè [35]. Tại Việt Nam, theo báo cáo thống kê bệnh
truyền nhiễm từ năm 1984 – 2014, tỷ lệ mắc ho gà được báo cáo luôn cao nhất
trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 [2]. Nghiên cứu Đỗ Thị Thúy
Nga cũng chỉ ra rằng bệnh thường xảy ra nhiều vào tháng ba [9].
1.5. Lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán
1.5.1. Lâm sàng
Ho gà là bệnh lý gây ho kéo dài và biểu hiện lâm sàng thay đổi theo lứa luổi.
Bệnh chia làm 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và giai đoạn lui bệnh [15].
Ngồi giai đoạn ủ bệnh, mỗi giai đoạn cịn lại thường kéo dài khoảng 1- 3 tuần, và
có những biểu hiện đặc trưng của bệnh, những nguy cơ biến chứng khác nhau, tuy
nhiên cịn tùy thuộc vào tình trạng miễn dịch của cá thể, lứa tuổi. Ho gà điển hình


12

thường gặp ở trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng. Ở trẻ dưới 3 tháng, giai đoạn khởi phát
thường chỉ kéo dài một vài ngày hoặc khơng có, giai đoạn tồn phát, lui bệnh kéo
dài hơn. Ở trẻ sơ sinh, bệnh có thể khơng điển hình: ngừng thở và tím có khi là triệu
chứng duy nhất. Động kinh, viêm não, viêm phổi thường thấy hơn ở trẻ dưới 6 tuổi.
Ở trẻ được tiêm chủng, tất cả các giai đoạn của bệnh đều ngắn hơn. Biểu hiện lâm
sàng ở thiếu niên và người trưởng thành có thể rất đặc trưng nhưng thường là khơng

điển hình [55, 56, 59].
1.5.1.1. Thể thơng thường điển hình
- Thời kỳ ủ bệnh: thường từ 3 đến 12 ngày tiếp theo là giai đoạn xuất hiện
các triệu chứng của thời kỳ khởi phát, giữa hai giai đoạn này khơng có ranh
giới rõ rệt.
- Thời kỳ khởi phát: thường từ 3-14 ngày với các biểu hiện:
Có thể có sốt nhẹ hoặc không sốt.
Các triệu chứng viêm long đường hô hấp như: ho khan, hắt hơi, chảy mũi,
đau rát họng, dần dần chuyển thành ho cơn. Theo nghiên cứu của Phạm Văn
Phúc các triệu chứng hay gặp trong giai đoạn khởi phát của bệnh là: chảy mũi
(55,6%), ho khan (27,8%), hắt hơi (27,8%) [14]. Tuy nhiên, những biểu hiện
này thường giống với nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp khác vì vậy
hầu như khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
- Thời kỳ toàn phát (thời kỳ ho cơn kịch phát): Thời kỳ này kéo dài khoảng
7-14 ngày, có thể kéo dài tới 8 tuần, đây là thời kì hay gặp xảy ra các biến
chứng nhất.
Cơn ho xảy ra tự phát hoặc có kích thích, thường vào ban đêm. Cơn ho gà
gồm 3 giai đoạn chính: ho kịch phát, thở rít thì hít vào và nơn hoặc khạc ra đờm
dãi sau ho. Cơn ho bắt đầu từ những chập ho dài, ho rũ rượi, khơng kìm được,
ho liên tiếp 5 - 10 tiếng, có khi đến 20 tiếng. Khi ho lưỡi bị đẩy ra ngồi, mặt
đỏ hoặc tím lại, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi. Theo Nieto Guevara ho là
triệu chứng quan trọng nhất [19].


13

Tiếng thở rít: sau mỗi đợt ho có thể kết thúc bằng tiếng thở rít vào, xuất
hiện khi bệnh nhân hít vào nhanh đề chống lại việc nắp thanh mơn đóng kín.
Nơn đờm qnh dính: sau khi ho thường xuất hiện nôn và kèm theo đờm
nhầy được tống vào cuối mỗi đợt ho. Đây là chất tiết của khí quản cô đặc, lông

mao rụng, và biểu mô đường hô hấp bị hoại tử, trực khuẩn ho gà và bạch cầu
lympho.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Thúy Nga năm 2014 trên 226 trẻ ho gà thấy các
biểu hiện lâm sàng thường gặp là: ho rũ rượi 86,1%, ho có tím 96,3%, ho có đỏ
mặt 89,8%, xuất tiết đờm dãi 79%, tiếng thở rít sau ho 73,1%, nơn sau ho
25,9%, chảy mũi 13% [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh năm 2016
trên 244 trẻ ho gà biểu hiện lâm sàng thường gặp như ho cơn kịch phát là 91%,
thở rít là 52% [5]. Nghiên cứu của Phạm Văn Phúc trên 54 bệnh nhân ho gà
cho thấy: 100% bệnh nhân có ho cơ kịch phát, 96,3% ho có đỏ mặt, ho cơn có
tím 33,3%, nơn sau ho 83,3%, tiếng rít sau ho 18,5% [14]. Một số nghiên cứu
trên thế giới như nghiên cứu của Kathleen Winter và cộng sự nghiên cứu trên
236 trẻ ho gà nhập viện tại California thì 78% trẻ có cơn ho kịch phát, ho có
tím chiếm 67%, nơn sau ho 60%, có tiếng rít sau ho chiếm 7,5% các trường
hợp [42]. Nghiên cứu của Bellettini và cộng sự trên 222 bệnh nhân ho gà thấy:
ho có tím 59,6%, tăng tiết đờm dãi 49,7%, tiếng thở rít 15,5%, nơn sau ho
37,9% [24].
Trong cơn ho kịch phát, ta có thể thấy tĩnh mạch cổ nổi, mắt lồi, lưỡi nhơ
ra và tím. Cơn ho bắt đầu do tiếng động, khi bệnh nhân ăn uống hay những tiếp
xúc cơ thể. Giữa những đợt ho, bề ngồi bệnh nhân có vẻ bình thường nhưng
sự thật là bệnh nhân đang mệt mỏi tăng dần lên. Những cơn ho kịch phát biến
thiên rất rộng, từ vài cơn mỗi giờ đến 5 - 10 cơn mỗi ngày. Tình trạng trở nên
xấu hơn vào buổi tối và gây cản trở giấc ngủ. Bệnh nhân cũng bị các cơn ho
cản trở việc ăn uống và hậu quả là sụt cân.
Sau mỗi cơn ho trẻ mệt mỏi, vã mồ hôi, rồi bình phục lại.


×