Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

De van thi vao 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.53 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề 1:</b>


<b>Câu I (4 điểm)</b>


1.Tìm sắc thái ý nghĩa khác nhau trong cách dùng từ "quê" trong những câu thơ sau:
- Buồn trông phong cảnh quê người.


- Lòng quê đi một bước đường một đau.
- Lời quê chắp nhặt dông dài.


Theo em từ các câu thơ trên có thể kết luận rằng: Trong một văn cảnh cụ thể một từ chỉ có thể mang một
nghĩa hay không?


2. Chứng minh cho ý kiến của em qua việc xét nghĩa của các từ trắng, tròn ở câu thơ đầu tiên trong bài
"Bánh trôi nước" mà em đã học:


"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng"


a, Hãy chép 8 câu thơ tiếp theo 2 câu thơ dẫn trên đây rồi ghi rõ đó là bài thơ của ai, được sáng tác trong
hoàn cảnh nào?


b. Chữ "Lộc" trong câu "Lộc giắt đầy trên lưng" có nghĩa là gì? Tại sao tác giả có thể viết lộc xuân giắt đầy
trên lưng người chiến sĩ? Theo em, nhờ đâu mà cách nói ấy có thể làm cho ý thơ thêm sâu sắc và thêm đẹp?
<b>Câu II (6 điểm)</b>


Trong một bài phân tích truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" có một đoạn văn được mở đầu bằng câu:


Nhưng Nguyễn Thành Long còn cho ta thấy: Ở chốn SaPa lặng lẽ kia, anh thanh niên ấy khơng phải là người
duy nhất có đời sống đẹp đẽ, hăng say.



1. Câu mở đầu trên cho biết đoạn văn kề trên nó phải viết về đề tài gì? Đồng thời nó cịn báo hiệu đoạn văn
chứa nó phải mang đề tài gì?


2. Hãy hồn thành đầy đủ đoạn văn chứa câu mở đầu trên sao cho:
a. Câu văn ấy đúng là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn.
b. Thành phần khai triển đoạn gồm tối thiểu 10 câu.


c. Thành phần kết đoạn được viết dưới dạng câu cảm thán.
<b>Đề 2:</b>


<b>Câu 1( 4 điểm):</b>


1.Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm "xưng khiêm hô tôn". Em hiểu phương châm đó
như thế nào? Em có nhận xét gì về cách xưng hơ của Kiều với Thúc Sinh qua 2 từ "người cũ" , "cố nhân"
trong 4 câu thơ sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?"
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)


2. "Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
(Huy Cận - Đồn thuyền đánh cá)


a.Có bạn cho rằng các hình ảnh <i>mặt trời</i>, <i>ngọn lửa</i>, <i>sóng</i> và <i>cửa</i> trong hai câu thơ trên là ẩn dụ, còn những
từ <i>xuống</i>, <i>cài</i>, <i>sập</i> lại là nhân hóa. Từ đó lời thơ như dựng lên trước mắt người đọc một ngôi nhà không gian
- ngôi nhà vũ trụ thật lớn lao, kì bí. Em có đồng ý với nhận xét đó khơng, vì sao?


b. Hình ảnh <i>mặt trời</i> trong câu thơ trên gợi em nhớ tới những câu thơ nào khác cũng có hình ảnh mặt trời?
(Ghi rõ tên bài thơ, tác giả) mà ở đó hình ảnh mặt trời được xem là một ẩn dụ tu từ.



<b>Câu II (6 điểm):</b>


1. Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết: "Nghĩ cho cùng "Lặng lẽ SaPa" là một bức chân dung như tơi có nói
trong đó".


a. Theo em đó là bức chân dung của ai? Được thể hiện ra trong tình huống nào? Qua cái nhìn và suy nghĩ
của những nhân vật nào?


b. Viết một đoạn văn nghị luận theo phương pháp diễn dịch có độ dài khơng q 15 câu phân tích vẻ đẹp
của bức chân dung ấy.


2. Tên truyện "Lặng lẽ Sapa" gợi ra cho em điều gì mà nhà văn muốn gửi gắm trong thiên truyện này? Các
nhân vật phụ trong truyện có vai trị như thế nào cho sự thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm?


<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I (4 điểm)</b>


1. Chép lại đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Trong đoạn thơ có một vài từ ngữ, hình ảnh khó hiểu
như: <i>khóa xuân</i>, <i>chén đồng</i>, <i>tấm son</i>, <i>gốc tử</i>. Em hãy cắt nghĩa những từ ngữ, hình ảnh đó.


2. Viết đoạn văn với độ dài khoảng 10 - 15 câu theo phương pháp Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp phân tích
8 dịng thơ cuối cùng trong đoạn trích để thấy rõ: Đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc.


<b>Câu II (6 điểm)</b>


1. Một trong những yếu tố đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn của Bến quê là nghệ thuật xây dựng tình huống.
Vậy theo em:



a. Tình huống truyện Bến quê là gì?
b. Tình huống này có gì đặc sắc?


2. Truyện được trần thuật theo tâm trạng và suy nghĩ của ai? Việc lựa chọn người trần thuật như thế đem
đến hiệu quả nghệ thuật như thế nào?


3. Bến quê là một truyện ngắn mang tính luận đề. Nhận xét này có đúng không? Tại sao?
<b>Đề bài.</b>


<b>Câu I (2 điểm):</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đó hãy nói rõ tình cảm chung nào đã được diễn tả trong câu văn và câu thơ ấy? Vì sao nhân vật của Kim Lân
và của Nguyễn Du lại có trạng thái tình cảm đó? Việc thể hiện trạng thái tình cảm ấy đã làm thấm thía ý
nghĩa tư tưởng gì của truyện ngắn <i>Làng</i> và <i>Truyện Kiều.</i>


<b>Câu II ( 5 điểm)</b>


Để phân tích bài thơ Đồn thuyền đánh cá, một bạn học sinh viết "Bài thơ đâu chỉ vẽ ra trước mắt ta cảnh
đêm trăng trên biển lộng lẫy, huy hồng mà cịn là lời ngợi ca những con người lao động mới - những người
ngư dân đêm ngày gắn bó với biển Đơng".


1. Nếu coi đây là câu mở đoạn của một đoạn văn Tổng - Phân - Hợp thì theo em đề tài của đoạn văn ấy là
gì?


2. Hãy viết tiếp sau câu mở đoạn trên khoảng 15 câu nữa để hoàn chỉnh đoạn văn với đề tài mà em vừa xác
định. Trong đó có ít nhất 2 lời dẫn trực tiếp và câu kết đoạn là một câu bị động.


3. Cũng viết về cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển, trong chương trình thơ văn mà em đã
học cịn có tác phẩm nào? Tác giả là ai? Chép lại chính xác một khổ thơ ở đó hình ảnh con thuyền cũng được
miêu tả rất đẹp.



<b>Câu III (3 điểm)</b>
Cho 2 câu văn:


"Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi cuộc đời đã trở nên cay cực nhất".


"Những tác phẩm như "Những ngày thơ ấu" hay "Lão Hạc" hãy còn sống mãi để chứng minh cho chân lí đó".
- Em hãy biến đổi câu văn thứ nhất thành câu có dạng phủ định rồi từ đó biến đổi tiếp thành câu hỏi.
- Biến đổi câu văn thứ hai thành câu có dạng V-C.


- Dùng 2 câu văn đã biến đổi trên làm thành những câu đầu tiên của một đoạn văn, hãy viết tiếp khoảng 10
câu nữa để hoàn thành một đoạn văn nghị luận chứng minh hoàn chỉnh. Gạch chân những câu ghép mà em
đã sử dụng trong đoạn văn em vừa viết.


<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I (8 điểm)</b>


1. Bạn em đưa ra 3 phương hướng cho bài tập làm văn nhằm phân tích tác phẩm "Lặng lẽ SaPa" của nhà
văn Nguyễn Thành Long:


Lần lượt phân tích theo 2 ý lớn: Một hình ảnh SaPa lặng lẽ và hình ảnh SaPa khơng lặng lẽ.
Lần lượt phân tích theo 2 ý lớn: Vẻ đẹp của thiên nhiên SaPa và vẻ đẹp của con người Sapa.


Lần lượt phân tích theo 2 ý lớn: Hình tượng người thanh niên - nhân vật chính của tác phẩm và vẻ thơ mộng
của câu chuyện thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh vật con người.


a. Trong 3 phương hướng trên có phương hướng nào em thấy là chưa chính xác? Tại sao?


b. Em thấy nên làm bài theo phương hướng nào? Từ phương hướng đó, em hãy xây dựng một dàn ý chi tiết


cho phần thân bài của bài làm.


c. Diễn đạt một ý trong dàn ý mà em vừa xây dựng thành một đoạn văn nghị luận Tổng - Phân - Hợp có độ
dài khoảng 10 - 15 câu.


2. Trong "Lặng lẽ SaPa", tác giả đã để cho bác lái xe giới thiệu anh thanh niên là con người cơ độc nhất thế
gian. Trình bày nhận xét ngắn gọn của em: Lời giới thiệu ấy đúng hay khơng đúng. Vì sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

1. Ngày xn con én đưa thoi


Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời


Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
(Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều, Nguyễn Du)
a. Giải thích ý nghĩa nội dung 2 dịng thơ đầu.


b. Hãy so sánh 2 câu thơ của Nguyễn Du "Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
với 2 câu thơ cổ Trung Quốc "Phương thảo liên thiên bích - Lê chi xổ điểm hoa" (Dịch nghĩa là: Cỏ thơm liền
trời xanh, trên cành lê có mấy bơng hoa) để thấy được sự tiếp thu có sáng tạo của thi hào Nguyễn Du.
2. Từ sự phân tích trên, em hãy chỉ ra nét đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Du qua 2 câu thơ tả cảnh mùa hè
(cũng được trích từ tác phẩm Truyện Kiều dưới đây:


"Dưới trăng quyên đã gọi hè


Đầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng".
<b>Đề</b>


<b> bài:</b>



<b>Câu I (6 điểm):</b>


Trong một bài phân tích truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" có một đoạn văn được mở đầu bằng câu:


Nhưng Nguyễn Thành Long còn cho ta thấy: Ở chốn SaPa lặng lẽ kia, anh thanh niên ấy khơng phải là người
duy nhất có đời sống đẹp đẽ, hăng say.


1. Câu mở đầu trên cho biết đoạn văn kề trên nó phải viết về đề tài gì? Đồng thời nó cịn báo hiệu đoạn văn
chứa nó phải mang đề tài gì?


2. Hãy hồn thành đầy đủ đoạn văn chứa câu mở đầu trên sao cho:
a. Câu văn ấy đúng là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn.
b. Thành phần khai triển đoạn gồm tối thiểu 10 câu.


c. Thành phần kết đoạn được viết dưới dạng câu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ).
<b>Câu II (4 điểm):</b>


Trong bài <i>Mùa xuân nho nhỏ</i> của Thanh Hải có 2 khổ thơ sau:
"Đất nước bốn nghìn năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Một nốt trầm xao xuyến."


1. Biện pháp tu từ về câu nào đã được sử dụng ở đây? Việc sử sụng biện pháp tu từ ấy mang lại hiệu quả gì?
Chứng tỏ rằng biện pháp tu từ đó cịn có trong nhiều bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc thêm trong chương
trình Văn lớp 8 và lớp 9.


2. "Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà."


(Qua đèo ngang - Bà Huyện thanh quan)



Phân tích ngữ pháp 2 câu thơ trên để thấy chúng không được đặt theo cách thông thường. Theo em, tác giả
chọn cách đặt câu đặc biệt ấy nhằm mục đích gì?


<b>Đề bài:</b>


<b>Câu 1 (8 điểm)</b>


Phải làm một bài văn có đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Vũ nương trong "Chuyện người con gái Nam
Xương" của Nguyễn Dữ, bạn em dự định viết câu mở đầu cho 1 đoạn văn như sau:


Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vũ Nương cũng là vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
nết na, hiền thục, hiếu thuận, thủy chung, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình.


a. Em hãy giúp bạn xây dựng một dàn ý hợp lí và chặt chẽ để có thể làm sáng tỏ cho nội dung câu viết trên.
b. Chuyện người con gái Nam Xương được rút ra từ tập truyện nào? Em hiểu như thế nào về nhan đề đó?
2. Có một nhận xét cho rằng: "Lấy cái bóng người để khái quát về bi kịch của con người, cảm hứng phê
phán và cảm hứng ngợi ca của tác giả kết tinh ở chi tiết này". Theo em, nhận xét đó có đúng khơng? Tại
sao?


<b>Câu 2 (2 điểm)</b>


1. Ngày xuân con én đưa thoi


Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời


Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
(Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều, Nguyễn Du)
a. Giải thích ý nghĩa nội dung 2 dòng thơ đầu.



b. Tả cảnh mùa xuân, thơ Trung Quốc có câu "Phương thảo liên thiên bích - Lê chi xổ điểm hoa" (Dịch nghĩa
là: Cỏ thơm liền với trời xanh, trên cành lê có bơng hoa). Hãy so sánh với hai câu thơ của Nguyễn Du để
thấy được sự tiếp thu có sáng tạo của thi hào Nguyễn Du.


2. Từ sự phân tích trên, em hãy chỉ ra nét đặc sắc của ngòi bút Nguyễn Du qua 2 câu thơ tả cảnh mùa hè
(cũng được trích từ tác phẩm Truyện Kiều dưới đây:


"Dưới trăng quyên đã gọi hè


Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông".
<b>Câu I (6 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

"Các nhân vật của truyện <i>Lục Vân Tiên:</i> Vân Tiên, Nguyệt Nga, Ngư ông, Tiểu đồng... là những người đáng
kính, đáng yêu, trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng mặc dầu khổ cực gian nguy quyết phấn đấu vì
nghĩa lớn. Họ là những nhân vật của một thời đã qua. Điều đó khơng cần phải nói. Nhưng họ là những người
có ruột gan, xương thịt. Họ sống trong một xã hội cũng như biết bao xã hội từ xưa đến nay, có người tốt, kẻ
xấu, người ngay, kẻ gian, có nhiều đau khổ và bất công. Họ đã đấu tranh không khoan nhượng, chống mọi
gian dối, bạo tàn và họ đã thắng. Họ là những tấm gương dũng cảm. Vì những lẽ đó, họ gần gũi chúng ta và
câu chuyện của họ làm chúng ta cảm động, thích thú."


1. Theo em, đây là đoạn văn có cách trình bày nội dung theo phương pháp nào? Hãy xác định câu chủ đề
của đoạn văn. Người viết đã dùng phép liên kết nào để nối kết các ý, câu trong đoạn?


2. Em hiểu câu văn "Nhưng họ là những người có ruột gan, xương thịt" có nghĩa là gì?


3. Hãy viết một đoạn văn nói về Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga sao cho câu mở đầu của đoạn
văn em vừa viết liên kết chặt chẽ với phần trên của văn bản. Đoạn văn có độ dài khoảng 15 câu, trình bày
theo phương pháp diễn dịch.



<b>Câu II (4 điểm)</b>


1. Con cị là một hình tượng rất quen thuộc trong ca dao - dân ca Việt Nam. Em hãy tìm và chép lại một số
câu có hình ảnh con cò và cho biết con cò trong câu ca dao xưa thường mang ý nghĩa biểu tượng gì?


2. Trong bài thơ <i>Con cò</i> của nhà thơ Chế Lan Viên, theo em những câu thơ nào đã thể hiện rõ nhất tính biểu
tượng về tấm lịng của người mẹ với con qua hình ảnh con cị?


<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I (4 điểm)</b>


1. Hai câu thơ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần - Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" được rút ra từ đoạn
thơ nào, thuộc tác phẩm nào? Hãy chép lại chính xác tồn bộ đoạn thơ có 2 câu thơ đó.


2. Em có nhận xét gì về cách tả người của Nguyễn Du qua 2 bức chân dung "Mỗi người một vẻ, mười phân
vẹn mười" được nói đến trong đoạn thơ trên.


3. Trong những câu sau đây, từ "hoa" nào được dùng với nghĩa gốc, từ "hoa" nào được dùng với nghĩa
chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được khơng? Vì sao?
- Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa.


- Nỗi mình thêm tức nỗi nhà


Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
<b>Câu II (3 điểm)</b>


1. Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của bài văn<i> “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” </i>(Macket)
2. Em hiểu như thế nào về lời đề nghị của nhà văn “Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được
sau thảm họa hạt nhân".



<b>Câu III (4 điểm)</b>


1.Cả bài “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và bài “Bạn đến chơi nhà” củaNguyễn Khuyến đều
kết thúc bằng 3 chữ “Ta với ta”. Chép lại 2 câu thơ có chữ “Ta với ta” ở hai bài thơ vừa nêu trên. Theo em,
từ đó có thể cho rằng cách nói “ Ta với ta” trong hai bài thơ ấy mang ý nghĩa giống nhau được khơng? Vì
sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”


Tại sao ở đây, tác giả dân gian lại khơng nói là cơ gái múc nước mà lại nói cơ múc ánh trăng vàng? Hình ảnh
đó gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp của người lao động và tâm hồn của họ? Từ câu ca dao này gợi cho em
nhớ 2 câu thơ nào trong bài “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ mà ở đó cũng có ánh trăng, đêm vàng? Thử xét
xem ý nghĩa của từ <i>vàng</i> trong câu ca dao và câu thơ có gì khác nhau.


<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I (4 điểm)</b>


1. Truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như
vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?


2. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định. Trong đoạn văn đó có
dùng ít nhất 2 câu ghép và sử dụng phép thế, phép nối để liên kết câu. Gạch dưới câu ghép và phép liên kết
đó.


<b>Câu II (4 điểm)</b>


Khi phân tích bài thơ "Ánh trăng", trong phần giải quyết vấn đề, một bạn học sinh đã viết câu mở đầu cho
một đoạn văn như sau:



Nhưng bài thơ đâu chỉ miêu tả vẻ đẹp tự nhiên, cái vẻ đẹp thuần khiết trong lành của ánh trăng ấy mà đó
cịn là lời nhắc khuyên tha thiết chân thành và sâu xa về một lẽ sống, thái độ sống của con người.


1. Câu mở đầu đó cho biết đoạn văn kề trước nó viết về đề tài gì? Đồng thời nó cịn báo hiệu đoạn văn chứa
nó sẽ mang đề tài gì?


2. Hãy hồn thành đầy đủ đoạn văn với câu mở đầu trên sao cho:
a. Câu văn ấy đúng là câu đầu tiên của thành phần mở đoạn.
b. Thành phần khai triển đoạn gồm 10 câu.


c. Thành phần kết đoạn được viết dưới dạng câu bị động.
<b>Câu III (2 điểm): </b>Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết về Bác Hồ:
"Người rực rỡ một mặt trời Cách mạng".


1. Theo em, hình ảnh mặt trời trong câu thơ trên có phải là một ẩn dụ khơng? Vì sao? Em hãy tìm hai
trường hợp trong những bài thơ đã học, trong đó hình ảnh mặt trời được sử dụng với ý nghĩa tương tự.
2. Em hãy đọc câu thơ sau:


"Một tiếng chim kêu sáng cả rừng".


Trong thực tế tiếng chim chỉ là âm thanh không thể đem lại ánh sáng cho cả cánh rừng, thế nhưng câu thơ
vẫn được coi là đặc sắc. Vì sao vậy? Từ đó em có thể nhận xét gì về cái hay của những câu thơ trong bài
"Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Câu 1(5 điểm)</b>


“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm


Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.


Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui


Nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ
Ơi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”


a. Cho biết những câu thơ đó nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Bài thơ được sáng tác trong thời
gian nào?


b. Viết đoạn văn khoảng 10 – 15 câu nêu cảm nhận của em về những câu thơ em vừa chép.
c. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ?


d. Có bạn định mở đầu đoạn văn khi phân tích 4 câu thơ này bằng một câu: “Bài thơ diễn tả tình bà
cháu”


Xong bạn đó cứ băn khoăn vì câu văn vừa thiếu cụ thể vừa khô khan. Bằng cách mở rộng chủ ngữ – vị ngữ
và thêm thành phần phụ, em hãy giúp bạn nâng cao hiệu quả diễn đạt của câu văn trên.


<b>Câu II (5 điểm)</b>


Có một đề tập làm văn như sau:


Phân tích vẻ đẹp phẩm chất cũng như số phận đầy bi kịch của người phụ nữ Việt Nam qua “Chuyện người
con gái Nam Xương” và các trích đoạn: Chị em Thúy Kiều, Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích.
1. Để làm tốt bài văn này, em hãy lập dàn ý cho phần giải quyết vấn đề.


2. Chọn một ý trong dàn ý mà em vừa lập ra viết thành đoạn văn khoảng 15 câu trình bày theo phương
pháp Tổng – Phân – Hợp.


<b>Đề bài:</b>



<b>Câu I (4 điểm)</b>


<b>“</b> Trước lầu Ngưng Bích khóa xn
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông


Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya


Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lịng”.


(Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều, Nguyễn Du)


1. Có một nhận xét: Ở đây trong 6 dịng thơ này nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh phong cảnh
đẹp nhưng thấm đượm một nỗi buồn da diết. Nhận xét trên có đúng khơng? Tại sao?
2. Từ “bẽ bàng” diễn tả tâm trạng gì của nhân vật? Vì sao nhân vật lại có tâm trạng đó? Tâm


trạng này còn được tác giả miêu tả ở những cảnh ngộ nào, trong câu thơ nào của tác
phẩm.


<b>Câu II (4 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Để làm tốt bài văn này, theo em:


1. Phần giải quyết vấn đề sẽ có bao nhiêu ý lớn? Triển khai ý lớn thứ nhất thành một dàn ý chi
tiết.


2. Chọn một ý trong dàn ý mà em vừa lập ra viết thành đoạn văn nghị luận theo cách diễn
dịch có độ dài khoảng 10 câu.



<b>Câu III (2 điểm)</b>


Hãy viết lại những gì mà em hình dung được ở 2 câu thơ sau: “Cánh buồm giương to như
mảnh hồn làng – Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Quê hương – Tế Hanh)


<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I (7 điểm):</b>


Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu “Ta làm con chim hót”.
1. Chép nối tiếp 7 câu thơ nữa vào sau câu thơ trên.


2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc
của tác giả.


3. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dung đại từ “Tôi”. Nhưng ở đoạn thơ em vừa chép lại sử dụng đại từ
“Ta”. Vì sao lại như vậy?


4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một bạn học sinh đã viết câu: Mở ra từ cảm hứng đầy
tin yêu, tự hào trước mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước – những mùa xuân lớn lao của Tổ
Quốc – nhà thơ quay trở về với lịng mình, với một mùa xuân nho nhỏ.


Hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần khai triển đoạn khoảng 10 – 15 câu trong đó có lời
dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.


<b>Câu II (3 điểm)</b>


1. Tóm tắt truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân (Đoạn trích đã học ) bằng 1 đoạn văn khoảng 10 –
15 câu.



2. Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính là ơng Hai ln hướng về làng chợ Dầu nhưng Kim
Lân lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Làng mà khơng phải là Làng chợ Dầu.


3. Em hãy nêu tên 2 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã được học viết về đề tài người nông dân và ghi rõ
tên tác giả.


<b>Đề bài:</b>
<b>Câu I:</b>


1<b>. </b>Hãy đọc 2 đoạn văn dưới đây:


“Tơn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa khơng kịp đóng n, người khơng kịp mặc áo giáp, dẫn bộ lính kị mã của
mình chuồn trước qua cầu phao, nhằm hướng Bắc mà chạy. Quân sĩ các doanh trại nghe tin đều hoảng hồn
tan rã, bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị
đứt, quân lính đều rơi xuống nước đến nỗi sơng Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn khơng chảy được nữa”.


“Vua Lê ở trong điện, nghe tin có việc biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngồi.
Cả bọn chạy đến bên sơng thì thấy cầu phao đã đứt, thuyền bè cũng khơng cịn, bèn gấp rút chạy đến Nghi
Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội cướp lấy rồi chèo sang bờ Bắc”


A, Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả như
thế nào trong 2 đoạn văn trên? Em có nhận xét gì về lời văn trần thuật ở đây?


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2. Viết một văn bản ngắn (Khoảng 200 từ) giới thiệu về tác giả Nguyễn Du.
<b>Câu II:</b>


1. Ba bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, “Con cị” và “Nói với con” mặc dù cách thể hiện
khác nhau song đều là lời căn dặn, nhắc khuyên, là những khát khao mong muốn của cha mẹ với con.
a. Theo em, lời căn dặn, những khát khao mong muốn ấy là gì?



b. Cách thể hiện ở mỗi bài có gì đặc sắc.


2. Nhận xét về cái hay cái đẹp của bài thơ “Viếng lăng Bác”, giáo sư Trần Đình Sử có viết:


“Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã thể hiện sự thăng hoa của tình
cảm cao cả nâng cao tâm hồn con người. “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một đóng góp quý báu vào
kho tàng thi ca viết về chủ tịch Hồ Chí Minh – vị chủ tịch kính yêu của dân tộc”.


a. Em hãy chép ra những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ đó.


b. Viết đoạn văn nói rõ cảm nhận của em về một trong những “ẩn dụ đẹp và trang nhã” ấy.
<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I</b>


1. Trình bày vài nét về hồn cảnh sáng tác, bố cục và chủ đề bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ
Huy Cận.


2. Cảm hứng vũ trụ và cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo cho bài thơ có nhiều hình ảnh độc đáo vừa
thực, vừa ảo, lung linh, bay bổng làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống (thiên nhiên và con người) biểu hiện
niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp với thiên nhiên và chinh
phục thiên nhiên.


Em hãy:


a. Chép ra những câu thơ có vẻ đẹp vừa thực vừa ảo, lung linh, bay bổng đó.


b. Viết đoạn văn khoảng 10 – 15 câu nói rõ cảm nhận của em về vẻ đẹp của một trong những câu thơ ấy.
<b>Câu II</b>



“Gần miền có một mụ nào


Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh




Trước thầy sau tớ lao xao


Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”


(Trích Mã Giám Sinh mua Kiều – Truyện Kiều, Nguyễn Du)


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

2. Bằng việc chọn ra một vài chi tiết tiêu biểu, hãy viết đoạn văn nói rõ bản chất con bn của họ Mã. Trong
đoạn văn có sử dụng phép thế để liên kết. Đoạn văn có độ dài 10 – 15 câu được trình bày theo phương pháp
diễn dịch.


3. “Truyện Kiều” cịn có tên gọi nào khác?
<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I (3 điểm)</b>


Có một đề tập làm văn yêu cầu học sinh phân tích bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh để làm sáng tỏ cho lời nhận
xét: “Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí đã nối tiếp
hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ
tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam”.


Để làm tốt bài văn này, theo em:


1. Phần giải quyết vấn đề sẽ có bao nhiêu ý lớn? Triển khai ý lớn thứ nhất thành một dàn ý chi tiết.


2. Chọn một ý trong dàn ý mà em vừa lập ra viết thành đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch có độ dài
khoảng 10 câu.


<b>Câu II (7 điểm)</b>


Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu “Ta làm con chim hót”.
1. Chép nối tiếp 7 câu thơ nữa vào sau câu thơ trên.


2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Hồn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác
giả.


3. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dung đại từ “Tôi”. Nhưng ở đoạn thơ em vừa chép lại sử dụng đại từ “Ta”.
Vì sao vậy?


4. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một bạn học sinh đã viết câu: Mở ra từ cảm hứng đầy tin yêu,
tự hào trước mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước – những mùa xuân lớn lao của Tổ Quốc – nhà thơ
quay trở về với lịng mình, với một mùa xn nho nhỏ.


Hãy hồn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần khai triển đoạn khoảng 10 – 15 câu trong đó có lời dẫn
trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ


<b>Đề bài:</b>
<b>Câu I:</b>


1. Hãy đọc đoạn văn sau:


“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào
sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không
phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta,
giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình khơng thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi…Nay người


Thanh lại sang mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống,
Nguyên,Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng.” (Trích hồi thư 14 – Hồng Lê Nhất
thống chí)


a. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nói với ai? Nói trong hồn cảnh nào? Em cảm nhận được điều gì qua lời
của nhân vật đó?


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

c. Hãy chép lại những câu văn, bài thơ mà em đã học nói lên sự băn khoăn, thao thức, niềm tự hào dân tộc
của những người anh hùng trước vận mệnh của đất nước. Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả.


<b>Câu II:</b>


1. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”
(Đồng chí – Chính Hữu)


Em có nhận xét gì về ngơn ngữ, giọng điệu của lời thơ? Trong câu thơ thứ ba tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì? Ý thơ này gợi ta nhớ tới bài ca dao nào mà ở đó cũng vời vợi một nỗi nhớ quê hương của
người ra đi?


2. "Kim Vân Kiều truyện” khi mới ra đời nó đã bị quên đi ít ai nhắc đến. Còn “Đoạn trường tân thanh” của
Nguyễn Du gần 200 năm nay, chiếm một vị trí rực rỡ trong lịch sử văn học Việt Nam…Nó chỉ có thể giải
thích được bằng cái nội dung với những hình tượng được xây dựng của tác phẩm. Nói một cách khác, nó chỉ
có thể giải thích được bằng sự sáng tạo của Nguyễn Du”.


a. Theo em, sự sáng tạo đó là gì? Và được biểu hiện như thế nào? Dẫn ra một ví dụ cụ thể để khẳng định
cho những lời giải thích của em.


b. Những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?


<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I.</b>


1. Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của bài văn<i> “Đấu tranh cho một thế giới hịa bình” </i>(Macket)
2. Em hiểu như thế nào về lời đề nghị của nhà văn “Mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được
sau thảm họa hạt nhân".


<b>Câu II.</b>


1. Hai câu thơ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần - Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười" được rút ra từ đoạn
thơ nào, thuộc tác phẩm nào? Hãy chép lại chính xác tồn bộ đoạn thơ có 2 câu thơ đó.


2. Em có nhận xét gì về cách tả người của Nguyễn Du qua 2 bức chân dung "Mỗi người một vẻ mười phân
vẹn mười" được nói đến trong đoạn thơ trên.


3. Trong những câu sau đây, từ "hoa" nào được dùng với nghĩa gốc, từ "hoa" nào được dùng với nghĩa
chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được khơng? Vì sao?
- Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa.


- Nỗi mình thêm tức nỗi nhà


Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
<b>Đề bài:</b>


<b>Câu I.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

b. Đoạn thơ em vừa chép có trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Kể tên nhân vật chính được nói đến trong
đoạn thơ.



c. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu theo cách lập luận quy nạp để nêu cảm nhận của mình về
nhân vật được nói đến trong đoạn thơ đó.


<b>Câu II</b>


Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy có câu thơ "Trăng cứ trịn vành vạnh"
a. Em hãy chép lại chính xác những câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ.


b. Trong khổ thơ hình ảnh vầng trăng xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là
những ý nghĩa nào? Hình ảnh ấy giúp em hiểu gì về chủ đề của bài thơ.


c. Viết đoạn văn theo phương pháp quy nạp trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có
sử dụng phép thế để liệt kê.


<b>Câu III</b>


Khi chia tay với ơng Sáu, bé Thu đã nói: “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba?
a. Câu nói của bé Thu tiếp nối theo sự việc nào trong tác phẩm? Hãy nêu tóm tắt sự việc đó?


b. Sự việc đó được kể bằng ngơn ngữ trần thuật và điểm nhìn của nhân vật nào? Cho biết tác dụng của việc
lựa chọn cách kể đó. Hãy kể tên một vài tác phẩm có cùng cách kể như trên.


c. Tên truyện là “Chiếc lược ngà” nhưng nội dung truyện lại viết về tình cảm cha con sâu nặng cảu ông Sáu
và bé Thu. Tác giả đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình như thế với dụng ý gì? Nó góp phần thể hiện
những ý nghĩa nào của tác phẩm?


d. Theo em, chi tiết tiếp theo ở trong truyện đóng vai trị như thế nào trong sự phát triển của câu chuyện?
e. Từ sự việc nối tiếp theo lời nói trên của bé Thu, em có suy nghĩ gì về tấm lịng của một người cha, một
người lính với đứa con gái của mình? Hãy trình bày trong một đoạn văn Tổng – Phân – Hợp có độ dài từ 10 –
12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết câu thích hợp, câu kết đoạn là một câu cảm thán.



<b>Câu IV</b>


a. “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần thiết phải dùng từ
"bài thơ" trong nhan đề của tác phẩm khơng? Vì sao?


b. Chép lại chính xác 2 khổ thơ cuối của bài thơ.


c. Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu cuối cùng của bài thơ.


d. Cho câu văn: “Hai khổ thơ cuối của bài thơ ““Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” -Phạm Tiến Duật thể hiện
sâu sắc tình cảm u nước và ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe Trường
Sơn”. Hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách Tổng - Phân - Hợp triển khai nội dung trên.có
dùng một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động. Gạch chân dưới những dấu hiệu đó.


<b>Câu IV.</b>


1. Xây dựng hình tượng nhân vật luôn hướng về làng chợ Dầu trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân nhưng
tại sao Kim Lân lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Làng mà không phải là Làng chợ Dầu?


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×