Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ke hoch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.17 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH CÀ MAU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số :1624/ SGDĐT - CNTT-TB&TV. Cà Mau, ngày 06 tháng 9 năm 2012. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC THƯ VIỆN – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2012 - 2013 Căn cứ Quyết định số 01/ 2003/ BGD ĐT ngày 02/01/ 2003 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành Quy chế tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông; Căn cứ Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD-ĐT; Căn cứ Công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 của Bộ GD-ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn Thư viện trường Phổ thông; Căn cứ Hướng dẫn số : 6817/BGD&ĐT- CSVC TBTH ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ GD-ĐT về việc Hướng dẫn mua sắm, bảo quản Thiết bị dạy học cấp Tiểu học và THCS; Căn cứ Công văn số : 4204/BGD&ĐT –CSVC TBTH ngày 03/7/2012 của Bộ GD&ĐT về việc lập kế hoạch CSVC và TBTH; Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2012 -2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau số : 1478/KH-SGD&ĐT ngày 10/8/2012; Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau xây dựng kế hoạch hoạt động Thư viện- Thiết bị trường học năm học 2012-2013 như sau : A. TÌNH HÌNH THỰC TẾ : I. Thuận lợi: 1-Thư viện trường học : - Từ năm 2011-2012, Thư viện trường học được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo sâu sắc hơn. Đồng thời lãnh đạo các cơ sở trường học có đầu tư cho phát triển Thư viện trường học nên hoạt động Thư viện trường học có nhiều khởi sắc mới mẽ. - Cán bộ Thư viện nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của Thư viện trường học trong công tác dạy và học. - Phòng CNTT-TB-TV đã chủ động thống kê và cạp nhật số liệu cụ thể hàng năm của các trường Phổ thông toàn tỉnh về phân loại Thư viện, trình độ giáo viên Thư viện..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Năm học 2011- 2012, Sở Giáo dục và Đào tạo cơ bản đã phủ kín việc tập huấn nghiệp vụ Thư viện trường học cho giáo viên Thư viện toàn ngành đã tạo thành một hệ thống chung, thống nhất trong toàn ngành. - Ban hành các văn bản đến các cấp học để duy trì và bảo đảm việc bổ sung sách hàng năm theo công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thành lập các đoàn kiểm tra công nhận Thư viện đạt chuẩn, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ trong quá trình kiểm tra, khảo sát giúp các cơ sở nhanh chóng phục hồi và phát triển kịp thời - Chủ động dự kiến có kế hoạch đầu tư cấp kinh phí cho các trường đăng kí xin kinh phí xây dựng Thư viện trường học. Khảo sát nâng chuẩn lên Thư viện tiên tiến và Thư viện xuất sắc. 2- Thiết bị trường học : - Những năm qua Thiết bị dạy học trong các trường Phổ thông được các cấp lãnh đạo ngành quan tâm và đầu tư đúng mức. Lượng Thiết bị dạy học được cấp về trường số lượng lớn, đủ sức phục vụ cho công tác dạy và học. - Các Thiết bị trường học được cấp về các trường Phổ thông rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được hiệu quả cho các bộ môn giảng dạy. II- Khó khăn: 1- Thư viện trường học : a- Về Văn bản chỉ đạo: - Đa số giáo viên làm công tác Thư viện chưa được hưởng các chế độ về phụ cấp của Ngành vì còn một số địa phương chưa thực hiện theo tinh thần Quyết định 01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Trong thời gian qua lãnh đạo các cấp còn xem nhẹ công tác Thư viện trường học cho nên thiếu ban hành các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này. - Chưa có sự thống nhất cao trong việc sử dụng nguồn kinh phí được trích từ Thông tư 30/ TT-LB ngày 26/07/1990 giữa Bộ tài Chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo để chi cho hoạt động Thư viện, Thiết bị trường học. b- Về Tổ chức quản lý: - Việc đầu tư phát triển Thư viện chưa thật sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Chưa mạnh dạn trong việc lập kế hoạch hoạt động, kinh phí bổ sung trang thiết bị phát triển Thư viện. - Trong hoạt động nhà trường còn coi nhẹ hoạt động Thư viện, cán bộ Thư viện chưa am hiểu, say mê công việc của mình và chưa phát huy được vai trò của Thư viện trong hoạt động Giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Lãnh đạo nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể và phân công trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với cán bộ Thư viện. c- Về Cơ sở vật chất: - Đầu tư trang thiết bị cho Thư viện còn thiếu yếu, Thư viện còn tận dụng các phòng học, chưa có phòng riêng biệt, số lượng bàn ghế phục vụ cho học sinh so với thực tế còn rất ít. - Số lượng Thư viện chưa có máy tính, và chưa được nối mạng internet chiếm tỉ lệ cao, số lượng sách bổ sung hàng năm chưa đáp ứng đúng, đủ yêu cầu của giáo viên và học sinh. d- Về cán bộ Thư viện : - Trình độ: Đội ngũ cán bộ Thư viện các trường học chủ yếu là giáo viên, nhân viên văn phòng chuyển qua làm công tác Thư viện (giáo viên có sức khỏe yếu, sắp về hưu, giáo viên bộ môn dôi dư, giáo viên kiêm nhiệm,..). - Cán bộ Thư viện mới được tập huấn về nghiệp vụ Thư viện trường học trong thời gian ngắn dẫn đến sự hoang mang trong cách thực hiện và sai sót về nghiệp vụ. - Cán bộ Thư viện ít được đi thực thế tham quan các mô hình Thư viện, cũng như tổ chức và tham gia các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách, đọc sách nên còn thụ động, khả năng ứng dụng CNTT vào các phong trào Thư viện còn yếu. - Về nghiệp vụ: Chưa thống nhất được một quy trình xử lý nghiệp vụ chung từ các Phòng GD-ĐT huyện, thành phố, các trường THPT. Thường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và rập khuôn thiếu sáng tạo linh động trong việc xây dựng cũng như quản lý và tổ chức các hoạt động Thư viện. Giáo viên Thư viện chưa nhận thức rõ mỗi Thư viện là một cá thể riêng biệt về vốn tài liệu, khác nhau về cấp học, không gian và điều kiện kinh tế của từng địa phương…cần phải có sự sắp xếp hợp lý phù hợp với Thư viện trường mình. - Chưa tổ chức được các hoạt động tích cực, ảnh hưởng sâu rộng đến học sinh và giáo viên, để nâng cao vai trò Thư viện trong hoạt động trường học. 2- Thiết bị trường học : - Thiết bị dạy học ở các trường Phổ thông chưa được cung cấp đồng đều, các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học số lượng và hình thức đa dạng, phong phú. Các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân rất hạn chế. - Việc xây dựng các phòng chức năng trong trong trường học cũng còn hạn chế , hiện nay chỉ được xây dựng các phòng Vật lý, Hóa học, Sinh học, còn lại các môn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân … chưa được đề cập tới. - Số lượng Thiết bị dạy học cung cấp đến các trường học nhiều, phong phú nhưng một số Thiết bị kém chất lượng, không đồng bộ, nhất là các mô hình, mẫu vật, bộ thí nghiệm, các loại hóa chất ...

<span class='text_page_counter'>(4)</span> C- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN : I- Thư viện trường học : 1- Nội dung thực hiện : 1/. Tiếp tục thực hiện việc trang bị các loại sách phục vụ các trường học, đặc biệt bảo đảm 100 % học sinh có đủ Sách giáo khoa cho năm học mới. 2/. Tiếp tục đầu tư xây dựng và mở rộng Thư viện trường học trên cơ sở Quy chế, tiêu chuẩn và các công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3/. Tuân thủ các nguồn kinh phí trong và ngoài ngành cho công tác Thư viện trường học. 4/. Ổn định biên chế và nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Thư viện trường học 5/. Triển khai hình thức Thư viện xanh; Thư viện thân thiện trong trường học thân thiện. Từng bước triển khai hình thức Thư viện điện tử. 6./ Ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác Thư viện, nâng cao trình độ tin học cho giáo viên Thư viện, giáo viên và học sinh trong việc tiếp cận, tìm kiếm thông tin trên các phương tiện truyền thông, mạng internet. 2- Chỉ tiêu thực hiện :. TT. Danh hiệu Thư viện. Năm học 2011-2012. Chỉ tiêu phấn đấu Năm học 2012-2013. SL. TL%. SL. TL%. 195. 46,98. 250. 60,2. 01. Thư viện đạt chuẩn. 02. Thư viện tiên tiến. 0. 0. 45. 10,8. 03. Thư viện xuất sắc. 0. 0. 20. 4,8. 04. Thư viện chưa đạt chuẩn. 179. 43,1. -. -. 05. Đơn vị chưa có Thư viện. 41. 9,8. -. -. 3- Dự kiến phân bổ chỉ tiêu cho các Phòng GD-ĐT huyện, TP : Mỗi đơn vị đảm bảo các chỉ tiêu sau : - Danh hiệu Thư viện đạt chuẩn : 50 % - Danh hiệu Thư viện tiên tiến : 12%. - Danh hiệu Thư viện xuất sắc : 5% ( Có thể xây dựng các Thư viện đã được Sở GD-ĐT khảo sát tiên tiến đạt danh hiệu Thư viện xuất sắc ).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4- Dự kiến phân bổ chỉ tiêu cho các trường THPT, các TTGDTX huyện, TP: a- Đối với các trường THPT : - Danh hiệu Thư viện đạt chuẩn : 100% - Danh hiệu Thư viện tiên tiến: Là các trường đã đạt chuẩn Quốc gia. - Danh hiệu Thư viện xuất sắc : Tự đăng ký b- Đối với các TTGDTX huyện, TP Cà Mau : - Có Thư viện 100% - Thư viện đạt chuẩn : Tự đăng ký II- Thiết bị trường học : 1- Xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo việc mua sắm và sử dụng Thiết bị dạy học ở các trường Phổ thông trong năm học 2012-2013 mang lại hiệu quả tốt nhất. 2- Tổ chức kiểm tra việc sử dụng Thiết bị, ĐDDH trong các trường Phổ thông đối với các đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT. 3- Tổ chức thi ĐDDH tự làm cho các cấp học trong tỉnh. 4- Triển khai tập huấn phần mềm quản lý Thiết bị của Bộ Giáo dục - Đào tạo. 5- Soạn thảo các văn bản để mẫu hóa trong việc thực hiện kiểm tra, khảo sát Thiết bị trường học. C- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 1- Thư viện trường học : - Đề ra kế hoạch phương hướng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cụ thể. - Khắc phục các mặt hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh trong quá trình chỉ đạo thực hiện. - Quán triệt và triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của, Bộ, của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch kiểm tra Thư viện hàng năm. - Mạnh dạn đầu tư và đón đầu xu thế phát triển của khoa học công nghệ, Ứng dụng CNTT vào hoạt động Thư viện. - Giải quyết các chính sách ưu đãi để giáo viên Thư viện ổn định lâu dài và yên tâm công tác, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học, ngoại ngữ….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Tổ chức cuộc thi “ Ngày Hội sách” cho các cán bộ, giáo viên Thư viện các đơn vị trường học. 2- Thiết bị trường học : - Xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các cơ sở giáo dục mua sắm và bảo quản Thiết bị trường học có hiệu quả. - Có kế hoạch kiểm tra, khảo sát các trường trực thuộc về việc sử dụng Thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường. - Hướng dẫn các Phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra, khảo sát việc sử dụng Thiết bị đồ dùng dạy học trong các trường Phổ thông. - Thiết kế để mẫu hóa trong toàn ngành về biên bản kiểm tra, khảo sát các trường học về việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Gửi mẫu về các đơn vị trường học trong toàn tỉnh để thực hiện theo một hệ thống chung. II- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố: 1- Thư viện trường học : - Phân công lãnh đạo và chuyên viên trực tiếp phụ trách công tác Thư viện trường học có kế hoạch chỉ đạo công tác Thư viện từ đầu năm học. - Tổ chức kiểm tra, khảo sát để nắm vững các số liệu và thực trạng Thư viện trường học trên địa bàn theo tiêu chuẩn Thư viện trường Phổ thông được ban hành theo Quyết định số 01/2003/BGDĐT; phân loại Thư viện trường học các trường thuộc địa bàn; giao chỉ tiêu phấn đấu đạt và vượt Chuẩn cho mỗi Thư viện. 2- Thiết bị trường học : - Các Phòng GD-ĐT huyện, thành phố, các trường trực thuộc Sở có kế hoạch sắp xếp, kiểm tra, khảo sát các phòng chức năng, sắp xếp kho thiết bị dạy học thành phòng Thiết bị dạy học. Trưng bày thiết bị đồ dùng dạy học đúng quy trình theo từng khối, lớp, từng loại mô hình, mẫu vật, tranh ảnh, bộ thí nghiệm từng bộ môn .. - Chỉ đạo các trường thanh lọc kho thiết bị hàng năm để loại ra và thanh lý các loại thiết bị hư hỏng, hóa chất hết hạn sử dụng .... có biện pháp xử lý đúng nghiệp vụ đảm bảo môi trường. III- Các đơn vị trường học: 1- Thư viện trường học : - Phân công một lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác Thư viện, bố trí giáo viên làm công tác Thư viện trường học ổn định, được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ Thư viện. - Có Quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tổ công tác Thư viện..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Xây dựng Thư viện từ đạt Chuẩn trở lên, nếu quá khó khăn về cơ sở vật chất phải phấn đấu để Thư viện hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt giáo viên và học sinh, đạt 4/5 tiêu chuẩn. - Xây dựng kế hoạch công tác Thư viện phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của từng địa phương. Nội dung của kế hoạch phải thể hiện rõ từng hoạt động, thời gian thực hiện và dự kiến kinh phí đầu tư trên cơ sở thực hiện các công văn đã ban hành. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác Thư viện. Quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng Thư viện hiệu quả, đồng thời với việc đảm bảo an toàn vốn tài liệu và các tài sản của thư viện. Đảm bảo khai thác và sử dụng tốt các nguồn ngân sách và các nguồn ngoài ngân sách cho Thư viện, quan tâm và tạo điều kiện nâng cao đời sống để cán bộ Thư viện yên tâm công tác. - Hoạt động thường xuyên, nền nếp với phương thức tổ chức quản lý, phục vụ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng việc đọc sách của giáo viên và học sinh. - Triển khai rộng mô hình Thư viện mở, tổ chức, bố trí nhiều hình thức đưa sách báo đến tay bạn đọc theo hướng thân thiện như: thành lập tủ sách theo lớp, tủ sách lưu động, giỏ sách mini. - Khuyến khích học sinh thực hiện tiết kiệm, sử dụng sách giáo khoa cũ và tham gia đóng góp sách xây dựng Thư viện. - Xây dựng và tổ chức tốt hoạt động Thư viện trường học là điều kiện, là phương tiện giúp cho việc nâng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 2- Thiết bị trường học : - Thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD-ĐT đối với cấp Tiểu học và THCS. Thực hiện theo kế hoạch của Sở GD-ĐT đối với các trường THPT, các TTGDTX huyện, thành phố Cà Mau. - Hướng dẫn viên chức Thiết bị trưng bày, sắp xếp các phòng chức năng, kho Thiết bị theo đúng đặc trưng của từng bộ môn, đảm bảo tính khoa học. - Có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, kiểm tra và thanh lý đối với thiết bị dạy học của trường. - Phải được bảo quản tốt, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kì để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. - Các phòng chức năng và kho Thiết bị đồ dùng dạy học phải thường xuyên được vệ sinh, sắp xếp đúng vị trí sau khi được sử dụng. - Có bảng nội quy và hướng dẫn trong các phòng chức năng và kho thiết bị ĐDDH. Có biện pháp xử lý các trường hợp không tuân thủ nội quy, quy định của thiết bị..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> IV- Giáo viên quản lí Thư viện và viên chức quản lí thiết bị : 1- Giáo viên Thư viện : - Cần tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao kiến thức, chủ động lập kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch. - Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách cho giáo viên và học sinh 1lần/1 tháng, vận động, hướng dẫn giáo viên và học sinh đọc và làm theo sách bằng nhiều hình thức. Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức các môn học, triển lãm, trưng bày sách, thi kể chuyện, giới thiệu sách, viết và trình bày bài thu hoạch sau khi đọc sách... - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch và quy trình hoạt động Thư viện, các quy định về nghiệp vụ Thư viện, cho mượn, cho thuê sách. - Quản lý và bảo quản tốt các tài liệu và tài sản của Thư viện. Có đủ các loại sổ sách quản lý Thư viện. - Bố trí, sắp xếp kho sách khoa học, hợp lý, đơn giản hóa các thủ tục làm thẻ, cho mượn ... tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc mượn, đọc sách trong Thư viện. 2- Viên chức Thiết bị : - Thực hiện đấy đủ các chức năng của người làm công tác quản lý Thiết bị trường học. - Có kế hoạch quản lý Thiết bị dạy học theo từng năm, học kì, tháng. - Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định. Trên đây là nội dung kế hoạch thực hiện công tác hoạt động Thư viện – Thiết bị trường học năm học 2012-2013, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện tốt tinh thần kế hoạch này. Nơi nhận: - Như trên; - Lãnh đạo Sở(để biết); - Các phòng chức năng Sở; ( phối hợp ) - Lưu VT, P.CNTT-TBTV.. GIÁM ĐỐC (Đã ký). TS. THÁI VĂN LONG.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×