Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cách gì để hạn chế bắt nắng? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.29 KB, 4 trang )

Cách gì để hạn chế bắt nắng?


Khi đi tắm biển về, da tôi bị sạm đi rất nhiều, có
cách gì để hạn chế bắt nắng không? Nghe nói tia
cực tím còn có thể là tác nhân gây ung thư? Mùa
hè đến làm thế nào để bảo vệ da tốt nhất?

Lê Thị Hoa (Quảng Ninh)

Mùa hè, lượng tia cực tím trong ánh nắng mặt trời
cũng rất nhiều, đặc biệt là thời gian từ 11 - 14 giờ.
Ánh nắng mặt trời có tác dụng làm da săn chắc. Với
trẻ em, nó còn có tác dụng chống còi xương. Tuy
nhiên, tia cực tím có tác dụng không tốt khác là làm
bỏng da, sạm da, lão hóa da trước tuổi khiến cho da
bị nhăn nheo. Một số trường hợp nếu tiếp xúc nhiều
có thể góp phần gây ung thư da. Các ung thư da hay
gặp có liên quan đến tia cực tím như ung thư tế bào
đáy, ung thư tế bào gai... Vì vậy, để ngăn ngừa ung
thư da, phòng tránh bỏng da, sạm da, lão hóa da...
cần có biện pháp phòng hộ, đặc biệt cho những
người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt
trời như công nhân làm đường, ngư dân, nông dân...

Nên tránh nắng từ 10 - 14 giờ. Nếu có việc phải đi ra
ngoài thì bạn nên đội nón, mũ, đeo khẩu trang. Với
những người có làn da hay bắt nắng thì nên bôi kem
chống nắng khi đi ra đường. Các loại kem chống
nắng chỉ có tác dụng sau bôi 15 - 20 phút, sau 2 giờ
phải bôi lại nếu bạn vẫn phải tiếp xúc với ánh nắng


mặt trời. Thời gian nên sử dụng kem chống nắng
trong ngày từ 9 - 15 giờ. Khi tắm biển, bạn nên bôi
kem chống nắng. Một số loại kem có thể tồn tại trong
nước biển 1 giờ. Nếu tắm lâu quá thì sau 50 phút bạn
phải bôi lại kem chống nắng. Nên tránh tắm biển
trong khoảng thời gian từ 9 - 16 giờ.

Nếu bị bỏng nắng gây viêm da thì phải đến khám bác
sĩ chuyên khoa da liễu và điều trị theo đơn. Nếu bị
sạm da hoặc nhăn da nhiều thì cũng nên được tư vấn
bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phương pháp
điều trị hữu hiệu nhất vì các chế phẩm làm nhạt màu
các vết thâm hoặc điều chỉnh lại làn da để giảm nhăn
thường rất đắt tiền và hiệu quả đạt được lại không
cao. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư da như:
các nốt sần sùi ở vùng da hở như: da mặt, cổ, mu
tay, cẳng tay... Các nốt này dễ chảy máu khi cạy vảy
hoặc chảy máu tự nhiên. Có thể đóng vảy phía trên
bề mặt hoặc đôi khi loét sâu xuống. Có thể ngứa
hoặc hơi đau. Cần đến khám chuyên khoa da liễu
ngay để kịp thời phát hiện và điều trị. Một điều rất đơn
giản mà lại hữu ích: đó là hãy tránh nắng một cách
tích cực, chủ động, nhất là vào mùa hè.


×