Cách giải tỏa mệt mỏi
Khi cơ thể dần đi vào trạng thái mệt mỏi, bạn sẽ cảm
thấy chán ăn, hoặc ăn không biết ngon; mất ngủ, hay
trằn trọc mãi không ngủ được; giảm mọi hứng thú,
không muốn mơ ước, hy vọng, suy giảm hẳn ham muốn
tình dục và dễ mắc bệnh. Gặp tình trạng như thế chúng
ta cần phải làm gì?
Nếu cùng với mệt mỏi còn có những biểu hiện bệnh lý như
sốt, nhức đầu, chóng mặt, thở khó, hụt hơi, gầy yếu, sụt
cân, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực, suy nhược cơ thể, suy
nhược thần kinh, đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi
chân tay... khi đó chúng ta cần phải đi khám bệnh để được
chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thiền thư giãn để sống khỏe hơn.
Còn trong trường hợp chỉ mệt mỏi đơn thuần, bạn tự biết
mình không có bệnh gì thì nên cải tiến việc sinh hoạt, làm
việc theo những cách sau đây sẽ giúp ích cho bạn:
- Ăn: chế độ ăn cần đủ lượng và chất. Thức ăn hàng ngày
phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về protein, lipid, glucit,
vitamin, muối khoáng và chất vi lượng của cơ thể. Trong
điều kiện khó khăn, chế độ ăn uống không đa dạng và
phong phú thì sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng sẽ xảy ra,
dẫn đến mệt mỏi kéo dài.
- Ngủ: ăn có liên quan đến ngủ, ngoài việc ăn đủ chất
lượng như đã nói ở trên, bạn cần chú ý: buổi tối chỉ ăn nhẹ;
nếu bữa tối ăn quá no sẽ làm khó ngủ, giảm chất lượng của
giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu, đủ thời gian và có chất lượng
vào ban đêm sẽ giúp làm giảm đi hoặc hết hẳn sự mệt mỏi.
Bạn không nên ngủ nhiều quá hay ít quá mà phải ngủ đủ
giờ đều đặn hằng ngày. Nhu cầu ngủ mỗi ngày tuỳ thuộc
từng người: có người cần 6 tiếng, có người lại cần 8-10
tiếng, trung bình người lớn nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Bạn nên tạo thói quen ngủ vào một giờ cố định để tạo phản
xạ buồn ngủ khi đến giờ, ngủ đúng giờ còn giúp đảm bảo
nhịp sinh học của giấc ngủ. Trái lại việc ngủ bất thường sẽ
làm thay đổi nhịp điệu sinh học của cơ thể và gây trạng thái
mệt mỏi là điều khó tránh khỏi. Gặp trường hợp vào buổi
tối khi cơ thể mệt mỏi và bạn bắt đầu ngáp, thì hãy nhanh
chóng lên giường. Bạn hãy nhớ rằng: không nên kháng cự
lại cơn buồn ngủ hoặc chống lại nhu cầu nghỉ ngơi của cơ
thể.
Hãy để mọi chuyện ở ngoài phòng ngủ, đừng bao giờ mang
công việc hay bất cứ điều suy nghĩ gì khi đã lên giường
ngủ, đó là lời khuyên hữu ích cho bạn. Bạn phải tập mới
làm được điều này: quên mọi chuyện để vào giấc ngủ.
Chúng ta rất cần một khoảng không gian yên tĩnh để nghỉ
ngơi, để "tái sản xuất sức lao động".
- Lập kế hoạch công việc hợp lý cho bản thân: nếu luôn
luôn bù đầu vì công việc; hoặc thỉnh thoảng lại có một ngày
bị quá tải về công việc thì sau đó bao giờ bạn cũng bị lâm
vào tình trạng mệt mỏi. Do đó bạn cần phải lập kế hoạch
cho công việc của mình, bạn sẽ phân phối công việc cho
từng ngày và các ngày trong tuần phù hợp với sức khoẻ,
khả năng của bạn. Bạn cũng nên chia sẻ công việc với các
bạn đồng nghiệp, với các thành viên khác trong gia đình,
biết phối hợp và cộng tác với nhau để làm việc, nhiều khi
hiệu quả tốt hơn một mình ta làm. Chia sẻ và cảm thông sẽ
giúp chúng ta được nghỉ ngơi và giảm căng thẳng.
Nên bỏ lại công việc bên ngoài giường ngủ.
- Luôn thay đổi không khí trong cuộc sống: hiện nay một
tuần chúng ta có hai ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật, bạn
nên cùng với vợ hoặc chồng, lập chương trình vui chơi giải
trí cho mỗi tuần để thay đổi không khí gia đình. Bạn hoàn
toàn có thể bố trí thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn,
chẳng hạn tham quan hưởng thụ thú thanh nhàn ở vùng
ngoại ô hay vùng sơn cước cũng là “món tẩm bổ” cho trí
não và sức khoẻ tốt. Ngược lại việc giải trí cuối tuần mà
diễn ra quá dồn dập, thay vì nghỉ ngơi thì bạn lại lao vào
làm bếp, tiệc tùng với bạn bè, làm các công việc trong tuần