Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Anh hung Vu Xuan Thieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.95 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Về người phi công Anh hùng Vũ Xn Thiều.</b>



Nguồn :
Tơi là "phi cơng tiêm kích" và cũng là tác giả cuốn sách "Vũ Xuân Thiều - phi
công cảm tử" do Nhà xuất bản Lao động ấn hành, in xong và nộp lưu chiểu quý 1
năm 2012. Xin được mạnh dạn chuyển tải lên đây để các bác, các đồng đội có cơ
hội hiểu thêm về người Anh hùng phi công từng tiêu diệt B-52 vào tháng 12 năm
1972 này.


Lời giới thiệu.


Trải mấy ngàn năm trong suốt chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta đã có biết bao trận đánh - những trận quyết chiến chiến lược, đều giành
được những thắng lợi vẻ vang.


Các trận chiến đấu trên đất liền, trên sơng, trên biển với những chiến cơng vang
dội cịn lưu truyền mãi cho ngàn đời sau như trận đánh bại quân Nam Hán do
Hoàng Thao cầm đầu ( năm 938 ) của Ngô Quyền, trận đánh bại quân Tống trên
sông Như Nguyệt ( 1077 ) của Lý Thường Kiệt, đánh tan quân Nguyên Mông
( 1288 ) do Ơ-Mã-Nhi cầm đầu của nhà Trần trên sơng Bạch Đằng, trận Chi Lăng
- Xương Giang ( 1428 ) đại phá quân Minh do Liễu Thăng -Mộc Thạch chỉ huy
của Lê Lợi - Nguyễn Trãi, trận đại phá quân Thanh ở Đống Đa - Ngọc Hồi, đánh
thẳng vào Tổng hành dinh của Tôn Sĩ Nghị ở Tây Long Cung ( 1789 ) của Quang
Trung, trận quyết chiến chiến lược đánh bại thực dân Pháp, bắt sống tướng Đơ Cát
Tơ Ri ở Điện Biên Phủ ( 1954 ) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ...


Và, lần đầu tiên trong lịch sử, mặt trận trên không đã được mở. Bộ đội Phịng
khơng - Khơng qn - một lực lượng non trẻ của Quân đội nhân dân Việt Nam
cũng đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Họ đã biết kế thừa và phát triển đến
trình độ cao những tinh hoa quân sự truyền thống của cha ông, được sự lãnh đạo
của Đảng và Bác Hồ, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Tổng Tư lệnh quân đội


nhân dân Việt Nam, sự yêu thương đùm bọc và giúp đỡ của nhân dân, đã lập nên
những chiến tích phi thường.


Đỉnh cao của những chiến tích ấy là đánh bại cuộc tập kích đường khơng chủ yếu
bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 - loại "siêu pháo đài bay bất khả xâm
phạm" của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác vào cuối
tháng 12 năm 1972, làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên khơng" huyền thoại
trong vịng 12 ngày đêm.


Tác giả cuốn "Vũ Xuân Thiều - phi công cảm tử" coi những dịng viết của mình
như nén tâm nhang và như sự tri ân tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều
cùng các liệt sĩ phi công khác - những người đã xếp lại những đôi cánh bay của
mình trong các trận khơng chiến, góp phần giành lại cho bầu trời Tổ quốc sự yên
bình.


Tác giả cũng muốn được chia sẻ và biết ơn đến tất cả các lớp phi công đã từng bỏ
bao sức lực, trí tuệ của mình cho các chuyến bay, cho các trận chiến vì sự thắng
lợi, vì sqwj nghiệp chung, dù bất kỳ ở cương vị nào cũng chỉ coi mình như những
người lính canh trời, quyết không để bầu trời bị kẻ thù xâm lấn.


Trong những trận chiến giành quyền làm chủ bầu trời, có biết bao tấm gương hi
sinh qn mình chưa được nhắc đến, đặc biệt là với đội ngũ phi cơng bay đêm.
Tác giả muốn góp một phần nhỏ để bạn đọc hiểu thêm về đội ngũ phi công bay
đêm với những chiến công, với sự gian lao, vất vả và sự hy sinh thầm lặng của họ
trong cuộc chiến tranh khốc liệt, khi kẻ thù muốn đưa đất nước ta trở về "thời kỳ
đồ đá" ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

băng, đường lăn vỡ nát, xung quanh còn đầy rẫy bom thù, nhưng đội ngũ phi cơng
bay đêm vẫn chấp nhận khó khăn, đối mặt với hiểm nguy, cất cánh chia lửa với
các lực lượng phịng khơng khác để đánh địch, góp phần giành thắng lợi vẻ vang.


Viết về người Anh hùng liệt sĩ - phi công Vũ Xuân Thiều không thể không viết
đến các đồng đội, đồng chí của anh - những phi công bay đêm, đánh đêm khác đã
từng sống, từng chiến đấu cùng với người Anh hùng suốt cả trong giai đoạn dài kể
từ ngày đi học bay đến ngày thành phi công chiến đấu của Trung đồn khơng qn
chiến đấu. "Một cây làm chẳng nên non". Người Anh hùng liệt sĩ là mối dây liên
lạc mật thiết để bạn đọc hiểu thêm các đồng đội của anh.


Với nhiệm vụ đánh B-52, trận đánh đêm 20 tháng 11 năm 1971 của Vũ Đình
Rạng - người đầu tiên giáp mặt và bắn trọng thương "siêu pháo đài bay B-52" đã
khẳng định : phi công bay đêm có thể hạ gục được B-52.


Trận đánh đêm 27 tháng 12 năm 1972 của Phạm Tuân như đã "trả được món nợ"
của khơng qn khi bắn rơi tại chỗ B-52 và trận đánh đêm 28 tháng 12 năm 1972
của Vũ Xuân Thiều đã lập nên kỳ tích sáng ngời tấm gương Chủ nghĩa Anh hùng
Cách mạng...


Để có được một chuyến bay, nhất lại là một chuyến bay chiến đầu cất cánh được
lên trời, phải có biết bao nhiêu thành phần phục vụ, đảm bảo cho chuyến bay ấy
mới có thể hồn thành nhiệm vụ.


Trong khuôn khổ cuốn sách này, tác giả xin chỉ được nói đến đội ngũ phi cơng,
chủ yếu là phi công bay đêm, đánh đêm bay trên loại máy bay MiG-21.


Trong quá trình tìm hiểu, khai thác các tư liệu có liên quan đến nội dung cuốn
sách này, tác giả đã nhận được sự cổ vũ, động viên và sự nhiệt tình giúp đỡ của
nhiều thành phần. Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia
đình anh Vũ Xn Thiều và các anh phi cơng tiêm kích chiến đấu - những đồng
đội, đồng chí và bạn hữu của anh Vũ Xn Thiều.


Cuốn sách có thể cịn có nhiều khiếm khuyết. Rất mong bạn đọc góp ý. Xin chân


thành cảm ơn !


Lời mở.


Tháng 4 năm 1965 ở trường Đại học Bách khoa đã xảy ra một sự kiện đặc biệt.
Đó là 10 chàng trai - 10 sinh viên của trường có lệnh gọi nhập ngũ vào Qn
chủng Phịng khơng - Khơng qn để được đi đào tạo thành những người lái máy
bay - những phi cơng tiêm kích chiến đấu.


10 chàng trai sinh viên đó là :


Vũ Xuân Thiều - sinh viên năm thứ ba
Trần Ngọc Nhuận - sinh viên năm thứ ba
Nguyễn Phú Đức - sinh viên năm thứ hai
Đặng Xây - sinh viên năm thứ hai


Trần Thông Hào - sinh viên năm thứ nhất
Hồng Quốc Dũng - sinh viên năm thứ nhất
Dỗn Thắng - sinh viên năm thứ nhất


Phạm Văn Vịnh - sinh viên năm thứ nhất
Nguyễn Văn Phúc - sinh viên năm thứ hai
Nguyễn Tiến Sâm - sinh viên năm thứ nhất


Trong số 10 sinh viên này, có Vũ Xuân Thiều và Nguyễn Phú Đức là cùng học
lớp Vô tuyến điện thuộc khoa Điện. Tất cả các anh đều học xong năm thứ nhất,
thứ hai, cịn anh Thiều, anh Nhuận thì đã học hết năm thứ ba rồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thư Đảng ủy là thày Bùi Nguyên Cát đã tổ chức chiêu đãi bữa cơm trưa thân mật,
gặp mặt 10 sinh viên của mình để động viên và chia tay các trò trước khi sang


Liên-xô học tập. Số lượng các sinh viên của trường Đại học Bách khoa nhập ngũ
không phải là ít, nhưng số "xếp bút nghiên theo việc đao cung" hơn nữa lại là
những người sẽ trở thành các phi cơng - những người lính canh trời thì chỉ có đợt
này là đợt đầu tiên ( của trường, của cả đất nước ) và là đợt rầm rộ nhất.


Và, 7 năm sau, một trong số 10 chàng trai sinh viên ấy đã lập nên kỳ tích : bắn rơi
máy bay ném bom chiến lược B-52 "siêu pháo đài bay" của lực lượng Không quân
Mỹ và đã anh dũng hi sinh. Chàng trai sinh viên ấy là Vũ Xuân Thiều - sinh viên
lớp Vô tuyến điện.


Năm 1994, Vũ Xuân Thiều đã được truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân".


Các sinh viên khác trong nhóm 10 người cùng nhập ngũ ngày ấy đã chiến đấu
ngoan cường trong chiến tranh, đã bắn hạ máy bay của lực lượng Khơng qn Mỹ,
góp phần giữ yên bầu trời. Khi rời khỏi đội ngũ phi cơng - đội ngũ của những
người lính canh trời, họ đã tiếp tục học tập và đảm nhận những cương vị trọng
trách của các tổ chức ngoài quân đội. Ví dụ : anh Nguyễn Phú Đức từng giữ cương
vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, anh Nguyễn Tiến Sâm ( Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân ) từng giữ chức Thứ trưởng Bộ giao thông vận
tải, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, anh Đặng Xây từng đảm
nhận cương vị Giám đốc Cơng ty bao bì xuất nhập khẩu, anh Trần Ngọc Nhuận về
công tác ở Viện Chiến lược Bộ giao thơng vận tải, anh Dỗn Thắng từng giữ chức
Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga và chức Đại sứ Đặc mệnh tồn
quyền tại Cộng hịa Séc. Anh Trần Thơng Hào từng giữ chức vụ Hiệu trưởng
trường Không quân Nha Trang, Hiệu trưởng trường Trung Cao Không quân, rồi
về Cục Khoa học Cơng nghệ Mơi trường Bộ quốc phịng, anh Hồng Quốc Dũng
là Trưởng khoa Phịng khơng Khơng quân ở Học viện quân sự cấp cao ...


Vũ Xuân Thiều đã để lại những kỷ niệm, những dấu ấn khó phai mờ trong ký ức


của mọi người. Và đồng chí, đồng đội, bạn hữu ... nói về Vũ Xuân Thiều như sau :
Nguyễn Phú Đức - người cùng nhập ngũ, cùng bay năm đầu tiên của đời học viên
bay với Vũ Xuân Thiều :


"Thiều bị cái hay nôn mửa. Chuyến bay trên chiếc máy bay vận tải Li-2 bay từ
Cras-nô-đa về Akh-ta-ri, Thiều nôn ghê lắm. Hôm sau khi bay xem địa hình,
Thiều cịn nơn kinh khủng hơn. Hơm bay trở lại Cras-nô-đa để khám sức khỏe,
ngồi lên máy bay là Thiều đã nôn rồi. Khi khám sức khỏe xong, đi ăn trưa, sau bữa
ăn trưa vừa ra khỏi nhà ăn, nhác thấy bóng chiếc Li-2 đậu ở ngồi sân đỗ là ngay
lập tức, Thiều ngồi thụp xuống, nôn thốc nôn tháo !..."


Đặng Xây - cựu phi công bay đêm cùng Đại đội bay đêm với Vũ Xuân Thiều :
"Thiều vóc dáng mảnh khảnh, sức khỏe khơng được tốt lắm, hay nôn mửa, nhưng
được cái dù rằng đã học đến hết năm thứ ba Đại học rồi mà sống vẫn rất chan hòa
cùng anh em, không hề khoe khoang, hợm hĩnh."


Nguyễn Xuân Phong - người cùng đoàn bay năm đầu tiên trên loại máy bay
Iak-18a với Vũ Xuân Thiều :


"Đấy là một gã đầu to. ( Mà quả thực đầu Thiều to thật, cỡ mũ phải lớn thì mới
đội vừa đầu ). Tóc hung vàng. Rất hay nhận được thư với phong bì màu xanh, trên
đó ghi dịng chữ :


"Em gửi cho anh


Chiếc phong bì màu xanh
Màu ước mơ hi vọng ..."


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

không nổi trội.



Mà không biết có phải là "điềm gở" khơng, trong những ngày của "12 ngày đêm",
Thiều lại gửi tơi một hộp gồm có thư từ và ảnh nhờ mang về Hà Nội chuyển cho
gia đình. Tơi đã chuyển và mấy ngày sau thì Thiều hi sinh !"


Hà Quang Hưng - đồng đội cùng đồn bay MiG-21 khóa 3 với Vũ Xn Thiều :
"Đấy là một con người trí thức, dáng dấp rất "trai Hà Nội", sống hòa đồng, hiền
hậu, thông minh. Một con người sống bằng nội tâm. Tư cách thì vừa như thanh
niên thành phố, lại như thanh niên huyện hoặc người Bí thư Đồn,"


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Cốc ( người từng bắn rơi 9
máy bay Mỹ ) :


"Lực lượng bay đêm là lực lượng đặc biệt, được chuẩn bị đặc biệt và đã lập chiến
công đặc biệt trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không". Thiều là người rất
hiền, tận tình giúp đỡ mọi người, chân tình như một người chị cả vậy !"


Vũ Đình Rạng - phi cơng cùng đồn bay MiG-21 khóa 3, cùng Đại đội bay đêm
với Vũ Xuân Thiều và là người đầu tiên giáp mặt và bắn trọng thương "siêu pháo
đài bay B-52" đêm 20 tháng 11 năm 1971 :


"Đấy là một con người điềm tĩnh, sống chan hòa, giúp đỡ anh em đến nơi đến
chốn trong học tập, nhưng khơng có sự nổi trội trong hoạt động bề nổi "


Nguyễn Công Huy - phi công từng ở cùng Trung đội bay đêm với Vũ Xuân Thiều
:


"Ấn tượng của tôi khi gặp Thiều là Xuân Thiều có đầu to quá khổ, mái tóc "rễ tre"
mọc ngang bướng đâm tủa ra với màu hung vàng như dây đồng. Khi cắt tóc cho
Thiều, tơi vẫn đù : "Khơng cẩn thận, để tóc vụn của Thiều bắn vào mắt thì chỉ có
mù !". Và có lẽ, Thiều có biệt danh Thiều "dây đồng" từ đấy. Trong đội ngũ bay


đêm thì anh Trần Thơng Hào lại có bộ tóc đen như mun , nên có biệt danh Hào
"dây chì".


Vai Xn Thiều rộng, hơng lại nhỏ, tơi ví như "chiếc đàn ghi-ta dựng ngược". Mà
Thiều chơi ghi-ta thì cũng buồn cười lắm, cứ phập phừng...phập phừng...Chẳng
vậy mà khi viết "Phác thảo về các phi cơng đồn bay MiG-21 khóa 3", tơi đã phác
thảo chân dung Thiều như sau :


Chàng hiệp sĩ dây đồng
Chơi đàn tựa bật bông
Trời Sơn La xanh thẳm
Mãi mãi ghi chiến cơng !


Nguyễn Hữu Khốn - ngun Trưởng tiểu ban Quân lực Trung đoàn KQ 921 :
"Chúng ta phải cảm ơn Vũ Xuân Thiều, cảm ơn những người như Vũ Xuân
Thiều. Các anh đã hi sinh để giành lại sự yên bình. Sự hi sinh của các anh có ý
nghĩa lớn lao lắm chứ !".


Trần Anh Mỹ - phi cơng bay đêm của Trung đồn KQ 927 :


"Khi biên chế về Trung đoàn 927, anh Thiều là Trung đội trưởng của tôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

gở" không ?. Ngày hôm sau, anh ấy bay đến sân bay cơ động và rồi từ sân bay cơ
động ấy, anh xuất kích, hi sinh trong trận đánh trên bầu trời Sơn La".


Trần Ngọc Nhuận - người cùng học Đại học Bách khoa, cùng nhập ngũ và cùng
bay với Vũ Xuân Thiều trong nhiều năm kể từ ngày bay năm đầu tiên của đời
bay :


"Thiều là một trong số ít phi cơng chiến đấu có dáng dấp thư sinh nhất. Thày


I-va-nôp - giáo viên bay trên loại máy bay MiG-17 là người khá cục cằn, hay chửi
mắng học viên, nhưng lại luôn ưu ái, quý mến anh chàng học viên trắng trẻo, ăn
nói nhỏ nhẹ, dễ chịu này. Về ý thức kỷ luật, tinh thần học tập, rèn luyện thì Thiều
ln là người gương mẫu.


Ngược lại với vẻ bề ngoài ấy thì tính cách của Thiều lại là người rất có bản lĩnh,
khá lì.


Trong khi thực hành các bài bay huấn luyện xạ kích, Thiều thường xử lí khá táo
bạo, quyết liệt, kết quả luôn luôn đạt điểm tối ưu".


Trần Thông Hào - người cùng Đại học Bách khoa, cùng nhập ngũ, cùng bay với
Vũ Xuân Thiều trong nhiều năm, cùng Đại đội bay đêm :


"Thiều là người rất tốt bụng, trung thực, thẳng thắn, bảo vệ cái đúng đến cùng.
Là người sống rất có văn hóa, khơng thích kiểu "đao to búa lớn" mà góp ý với ai
thường tế nhị hoặc trao đổi, góp ý, nhận xét riêng chỉ khi có hai người với nhau."
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Lan - người phi công đầu tiên
bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng - Thanh Hóa ngày 3 tháng 4 năm
1965 :


"Lực lượng phi công bay đêm của ta tuy ít, nhưng bọn Mỹ ln phải suy nghĩ và
tìm cách đối phó. Các phi cơng bay đêm đã làm nên điều rất đáng tự hào !.


Xuân Thiều là một phi cơng rất có kỷ luật, sống có văn hóa, đối xử với nhau rất
có tình".


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đăng Kính - một trong những cán
bộ Đại đội đầu tiên khi thành lập Đại đội bay đêm :



"Thiều là phi công dũng cảm, kiên nghị, rất hăng hái, muốn đánh trận."
Hồng Biểu - cựu cán bộ, cựu phi cơng bay đêm của Đại đội bay đêm :


"Thiều là một con người sống tình cảm, nghiêm túc trong cả chuyện chung lẫn
chuyện riêng. Chấp hành nghiêm mọi nghị quyết, đặc biệt nghị quyết đánh B-52
và đã thực hiện đúng những gì đã ghi trong nghị quyết."


Bùi Dỗn Độ - phi công bay đêm của Đại đội 5 :


"Anh Thiều là người hiền lành, chân thật, nhưng rất có quyết tâm tiêu diệt địch."
Nguyễn Khánh Duy - phi công bay đêm của Đại đội 5 :


"Anh Xuân Thiều là con người tuyệt vời, là người rất cẩn thận, tơn trọng, nâng
niu tình cảm. Khi nhận được thư, khơng bao giờ bóc mà lấy kéo cắt mép phong bì.
Có những bức thư anh cịn cẩn thận sao chép ra một quyển sổ riêng nữa kia."
Trần Cung - cựu phi công bay đêm của Đại đội 5 :


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trung thành và dũng cảm !"


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, phi công vũ trụ Phạm Tuân - người bắn
hạ B-52 trong trận đánh đêm 27 tháng 12 năm 1972 :


"Lực lượng đánh đêm của ta mỏng, nhiều lúc không được sử dụng một cách mạnh
dạn. Xuân Thiều là một phi công dũng cảm !".


Nguyễn Văn Quang - cựu phi công bay đêm của Đại đội 5 :


"Bay đêm là một hoạt động thầm lặng. Khi vào bay đêm thì mới hiểu hết tính chất
phức tạp của nó. Bản thân phi cơng bay đêm phải vượt qua được chính mình để
rèn bản lĩnh, chờ thời cơ.



Xuân Thiều là người có chất nhân văn cao. Một người có tri thức, sống có văn
hóa ."


Vũ Thị Kim Bình - em gái của Vũ Xuân Thiều :


"Tháng 12 năm 1972, lúc đó tơi đang học ở trường Bưu điện Matx-cơ-va, nhận
được tin anh hi sinh, tơi khơng thể nào tin được. Trước đó tơi đã đến thăm các anh
Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Văn Cốc ...ở Mô-nhi-nô. Tôi mơ ước anh được cử sang đó
học thì vui biết mấy ... Nhưng tất cả vẫn chỉ là ước mơ và vì khơng thể tin được
rằng anh khơng cịn nữa, nên nhiều tháng sau, khi đang ngồi trên giảng đường, tôi
vẫn tưởng tượng rằng anh sẽ đột ngột xuất hiện ở cửa lớp, mỉm cười vẫy tay và ra
hiệu đợi tơi ngồi hành lang, giống như bốn năm về trước anh đã đột ngột đến đón
tơi ở Đan Phượng ... Và mãi mãi điều đó chỉ là giấc mơ ...


Dù sao tôi nghĩ, anh Thiều đã sống một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa. Anh đã
thực hiện được ước mơ từ bé của mình : lái máy bay tiêm kích. Anh đã sống hết
mình với tình u của mình : tình yêu đất nước, gia đình, bạn gái, và rất yêu bầu
trời !"...


<b>Trở thành học viên bay.</b>


Vũ Xuân Thiều là người con thứ 7 trong gia đình. Trên Thiều có các chị, các anh :
Vũ Thị Kim Thịnh, Vũ Xuân Thăng, Vũ Thị Kim Quy, Vũ Xuân Quang, Vũ Thị
Kim Ngân và Vũ Thị Kim Nhu. Sau Thiều cịn có 3 người em nữa là Vũ Thị Kim
Ánh, Vũ Thị Kim Bình và Vũ Hữu Nghị.


Ơng bố của Thiều - ơng Vũ Xn Sắc là người ở An Trạch, Hải An, Hải Hậu,
Nam Định. Thời trẻ, ông rời quê lên thành phố Nam Định trọ học. Quý mến chàng


trai quê An Trạch với tính tình hiền hậu, khơi ngơ, thơng minh ... ông bà chủ nhà
đã gả con gái của mình là Vũ Thị Vượng cho chàng trai trọ học ấy. Vậy là chàng
trai trọ học và cô con gái chủ nhà đã nên duyên vợ chồng.Ông Sắc và bà Vượng tổ
chức lễ cưới khi bà Vượng vừa tròn 17 tuổi. Một năm sau, cơ con gái đầu lịng Vũ
Thị Kim Thịnh ra đời.


Rồi ông Sắc rời Nam Định lên Hà Nội học ở trường Bưởi. Công việc gia đình một
mình bà Vượng chăm lo, xoay sở. Bà lẳng lặng thu xếp mọi việc : chăm con, lo
miếng cơm, manh áo cho chồng yên tâm đèn sách. Rồi các con cứ lần lượt thi
nhau ra đời, thi nhau ăn, thi nhau lớn ... Bà như hình bóng "con cị lặn lội bờ
sơng", tần tảo tháng ngày không hề hé răng kêu ca nửa lời, hết mực yêu chồng,
thương con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tuyên truyền cho cách mạng. Vì vậy, khi ơng đang học tú tài phần hai, ơng đã bị
mật thám Pháp và chính quyền bảo hộ trục xuất khỏi Hà Nội. Ông buộc phải trở
lại thành phố Nam Định. Về Nam Định, dù bị quản thúc nhưng ông vẫn tiếp tục
hoạt động cách mạng dưới sự dìu dắt của các cụ Nguyễn Lương Bằng, Đặng Viết
Châu ...


Một thời gian sau, phần vì lo cho ơng Sắc đã bị mật thám Pháp theo dõi, có tên
trong sổ đen, đang bị quản thúc nên hoạt động sẽ có nhiều khó khăn, phần vì Đảng
cũng cần phải có nguồn tài chính để hoạt động nên tổ chức đã động viên ông Sắc
chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh để lấy tiền giúp Đảng và các đồng
chí hoạt động.


Vợ chồng ông Sắc - bà Vượng chuyển sang làm kinh tế - mở cơ sở dệt vải, làm
đũi.


Cơ sở sản xuất của ông bà vừa là nguồn cung cấp kinh tế cho Đảng, vừa là nơi
nuôi giấu các cán bộ của Đảng như các cụ Đặng Xuân Khu, Nguyễn Lương


Bằng ...


Từ năm 1942-1943, khi phát xít Nhật đem qn vào Đơng Dương, mọi hoạt động
đều bị ngừng trệ, cơ sở sản xuất vải, đũi của ơng bà cũng đóng cửa. Ơng bà không
làm kinh tế nữa mà chuyển sang hoạt động trong "Hội truyền bá Quốc ngữ" rồi đi
lên chiến khu tiếp tục hoạt động.


Đầu năm 1945, ông Sắc được cử đi dự Đại hội Quốc dân được tổ chức ở Tân Trào
để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.


Tháng 2 năm 1945, Thiều ra đời.


Lí do đặt tên là Thiều - có lẽ có phần nào gắn với tên của anh ngay trên Thiều là
Vũ Xuân Quang với câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du : "Thiều quang
chín chục đã ngồi sáu mươi" chăng ?. Cũng chẳng ai khẳng định được ý tứ sâu xa
của ông bà khi đặt tên cho Thiều, nhưng dầu sao "Thiều Quang" vẫn có nghĩa là
"ánh sáng đẹp". Anh Quang là "ánh sáng" rồi thì Thiều là "đẹp". Và năm 1945,
vận mệnh của Đất Nước cũng bắt đầu xoay chuyển theo hướng tốt đẹp.


Khi chiến tranh bùng nổ, ông Sắc đi theo kháng chiến, bà Vượng đưa các con về
quê. Đến cuối năm 1946 thì bà Vượng lại bồng bế, dắt díu các con lên thuyền,
ngược Nho Quan đi theo kháng chiến. Cụ Nguyễn Lương Bằng đã tổ chức đưa gia
đình lên chiến khu. Cả nhà được đưa lên một chiếc xe ơ-tơ "đít vịt" do ơng Đóa lái
đến Hịa Bình. Từ Hịa Bình lên Tuyên Quang là phải đi theo đường thủy. Đến cây
số 7 của Tun Quang thì thấy có một số gia đình cùng lên chiến khu đã đợi nhau
ở đấy. Họ tập trung lại cùng nhau và cùng tạm trú trong một nhà kho. Dọc hai bên
đường có rất nhiều bom đạn các loại chất thành từng đống. Không khí chiến tranh
bao trùm khắp các thơn làng. Bà Vượng bế Thiều trên tay, rồi dắt díu các anh các
chị của Thiều. Tất cả vây quanh bà, sợ sệt, lo âu. Không sợ sệt sao được khi tất cả
các anh chị tuổi đều còn nhỏ, chưa nếm mùi bom đạn bao giờ mà nay thấy cơ man


nào là bom xung quanh, lạiowr một nơi lạ nước lạ cái, chẳng bóng dáng người
quen thuộc nào, rừng rú thì um tùm, núi non trùng điệp, quạnh hiu ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Anh Thăng còn nhớ, khi Thiều lên 2 tuổi, hoặc lớn hơn 2 tuổi một chút gì đó,
Thiều bị một mụn nhọt rất to ở đằng sau lưng hành hạ. Mụn nhọt mọc ở vị trí ấy
được gọi là "hậu bối", nó khá nguy hiểm, có trường hợp cịn bị thiệt mạng vì nó.
Thiều sốt nóng hầm hập mấy ngày liền. May mắn làm sao rồi cũng khỏi.


Rồi gia đình lại dắt díu nhau chuyển về Tân Phong, Hạ Hịa, Phú Thọ. Về Phú
Thọ thì anh em Thiều có điều kiện được đi học chứ ở vùng Chiêm Hóa thì vơ cùng
khó khăn, học hành sao được. Thời đó có lẽ là mới manh nha mơ hình lớp mẫu
giáo. Thiều được đi học lớp của cơ Sâm và cơ Bình. Hai cô rất quý mến và thương
đàn em nhỏ của lớp mình phụ trách. Lớp học chỉ là nhà tranh vách nứa nhưng có
các giao thơng hào đào xung quanh để khi có máy bay địch đến đánh phá thì các
em cịn được nhanh chóng chạy ra các hầm ẩn nấp, đảm bảo an toàn. Thời ấy, máy
bay oanh tạc của Pháp thường xuyên bay lượn trinh sát và đánh phá các cơ sở của
ta ở chiến khu. Trên Tuyên Quang đã có những lớp học bị chúng bắn, ném bom và
đã có những em học sinh bị sát hại. Những cơ bé, cậu bé cịn thơ ngây, non dại ...
đã bị những mảnh bom, mảnh đạn ấy cắt đứt tuổi thơ. Cô Sâm, cô Bình rất lo lắng
cho các em học sinh của mình, các cơ cố bảo vệ, che chở các em như gà mẹ xòe
cánh chở che cho đàn con của mình trước sự đe dọa của lũ cú diều.


Cũng ở đất Phú Thọ này, có lần anh Thăng trèo lên cây hồng để trẩy hồng ném
xuống. Không hiểu do Thiều vồ hụt hay vấp ngã khi đuổi theo quả hồng mà bị gãy
xương địn. Thiều khóc váng lên. Anh Thăng cũng khóc, phần vì thương em, phần
vì sợ. Cũng may mắn làm sao, ở gần đấy có ơng lang chun chữa về bệnh xương,
khớp ... tên là ông Lý Mạc. Thiều được đưa đến nhà ông. Ơng đã bó xương cho
Thiều và chiếc xương địn của Thiều đã lành, khơng để lại di chứng gì.


Cách mạng Thàng Tám thành cơng. Ơng Sắc tham gia Ủy ban hành chính tỉnh


Nam Định, phụ trách cơng tác tuyên truyền và là một trong những người tham gia
lãnh đạo của tỉnh Nam Định. Thời gian Toàn quốc kháng chiến, ông được giao
nhiệm vụ Ủy viên Ban kinh tế của Trung ương Đảng, lên chiến khu xây dựng căn
cứ và nhận trọng trách thành lập nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Ơng liên tục
được giao các nhiệm vụ Cục phó Cục tiếp tế vận tải, Cục phó Cục bách hóa, Cục
trưởng Cục bông vải sợi rồi Tổng giám đốc Tổng công ty dệt may Việt Nam.
Ông Sắc đi hoạt động cách mạng, mọi việc nhà vẫn chỉ mình bà Vượng sắp xếp,
thu vén. Thời gian gia đình chuyển lên chiến khu, ngồi việc chăm lo việc nhà bà
cịn tham gia công tác Phụ nữ. Sau này, bà đã được Hội liên hiệp Phụ nữ tặng danh
hiệu "Người Phụ nữ mới, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc" vì những cơng lao, đóng
góp, cống hiến của bà đối với đất nước. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, gia đình bà đã có 4 người con tham gia quân đội, trong đó có 1 người là liệt
sĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

đoạn trong việc học tập và tất cả các anh chị em đều miệt mài trong việc học, coi
trọng việc học là công việc hàng đầu.


Sau này, cả 10 anh chị em đều tốt nghiệp Đại học, trong đó có 5 người là Tiến sĩ,
Tiến sĩ khoa học.


Nhớ lại thưở ấu thơ, nhớ lại cái thời gian khổ và những kỷ niệm về Vũ Xuân
Thiều, cô em gái anh - Vũ Thị Kim Bình - người có nhiều thời gian gắn bó với anh
trai mình nhất cho biết :


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

người được phát một chiếc bát to, cho cơm và rau dưa vào đó, tiêu chuẩn chỉ có
vậy thơi, ăn cái "vèo" là hết. Chiếc bàn ăn lịch sử đó in đậm trong tâm khảm của
chị em chúng tôi : nó có màu đen, vng, bằng gỗ lim, cũ kỹ. Nó có thể được kéo
ra thành 2 nửa rồi đặt thêm vào một tấm gỗ ở giữa, lại ghép lại để thành một chiếc
bàn lớn dùng những khi lễ Tết có đơng người hơn.



Chiếc bàn đó ở với gia đình tơi suốt cho đến năm 2002 - khi mẹ tơi mất. Nó đã
chứng kiến biết bao sự kiện của gia đình tơi từ năm 1956 cho đến khi mẹ tơi mất.
Đó vừa là bàn ăn, vừa là bàn học của cả nhà. Vào những ngày cuối hè, tất cả anh
chị em chúng tôi đều quây quần quanh chiếc bàn để bọc sách vở, dán nhãn vở ...
chuẩn bị cho năm học mới thật là náo nhiệt, vui vẻ. Những đêm Trung Thu, chị
Ngân khéo tay thường cắt, tỉa những quả bưởi rồi bôi phẩm xanh, phẩm đỏ lên,
trông thật vui mắt. Tất cả đều được bày xen lẫn với những quả hồng ngâm, ngắm
đẹp lắm. Một mâm quả đến là to cùng với những tràng hoa giấy nhiều màu sắc sặc
sỡ do cả nhà cùng chung tay làm , được chăng ngang, căng dọc đã để lại ấn tượng
sâu đậm trong tôi cho đến tận bây giờ. Đêm không đèn nến, chỉ có ánh trăng trên
bầu trời chiếu sáng mảnh sân nhỏ - ánh sáng thật dịu dàng, lung linh. Tơi ngồi
trong lịng mẹ, cạnh mâm cỗ, các anh chị thì nơ đùa, chạy nhảy xung quanh.
Khơng khí mới ấm áp, xum vầy, hạnh phúc biết bao !


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×